Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Triết học trung quốc tư tưởng vô vi của đạo gia và những ảnh hưởng của tư tưởng này lên đời sống xã hội ngày nay_tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.92 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại và cũng là cái
nôi đầu tiên của lịch sử loài người. Trung Quốc có nền Triết học phát triển từ
rất sớm và đạt đến trình độ cao, góp vào dòng chảy chung của lịch sử tư
tưởng nhân loại.
Thời Xuân thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước
công nguyên với tình trạng chiến tranh liên miên, dân chúng lầm than, xã hội
bị suy đồi đạo đức. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy đã xuất hiện nhiều triết
gia với nhiều lí thuyết khác nhau và họ được gọi là Bách gia chư tử. Nổi bật là
cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Ông là người đầu tiên đưa ra một quan niệm
về vũ trụ, làm cốt lõi cho nền văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao
nhân quân tử, vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng. Nền
minh triết của Đạo Đức Kinh được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn
đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần biến thành một tôn
giáo thần bí.
Quan niệm Vô vi là tư tưởng triết học độc đáo và đặc sắc của Đạo gia.
Vô vi là khuynh hướng đưa con người trở về nguồn gốc sống tự nhiên, hợp
thể với Đạo.
Khoảng một trăm năm nay, ở phương Tây, triết học Lão- Trang ngày
càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở
các trường đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và
sống thanh thoát giữa lòng xã hội đang bị cơ khí hóa. Hơn bao giờ hết, xã hội
càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về
quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo
đức. Vì vậy, quan niệm Vô vi của Đạo gia đã trở nên quan trọng và góp phần
làm cho xã hội tốt đẹp hơn.” Vô vi nhi bất vô vi nhi “ - Đề tài sẽ đi sâu nghiên
cứu tư tưởng vô vi của Đạo gia và những ảnh hưởng của tư tưởng này lên đời
sống xã hội ngày nay.

1



CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, là một
trong các tư tưởng gia vĩ đại nhất của Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung
Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống
ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là
người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông
được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa "đáng tôn
kính" hay "già". Tử (子) dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một
thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một
thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng
kính trọng. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "bậc thầy cao tuổi".
Người ta biết được rất ít về cuộc đời và con người Lão Tử. Sự hiện diện
của ông trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn "Đạo Đức Kinh" đang bị
tranh cãi rất nhiều. Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hóa quan trọng đối
với các thế hệ người Trung Quốc tiếp sau. Truyền thuyết cho rằng ông sinh ra
ở huyện Khổ, nước Sở, hiện nay là Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam, trong những
năm cuối thời Xuân Thu. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã
bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹ 8 hay 80 năm, điều này giải thích cho
cái tên của ông, có thể được dịch thành "bậc thầy già cả" và "đứa trẻ già"
Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã
Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm quan
giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu. Khổng Tử đã có ý định hay đã
tình cờ gặp ông ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử
định đọc các cuốn sách trong thư viện. Theo những câu chuyện đó, trong


2


nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc,
vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử cho rằng việc khôi phục lễ
giáo thời nhà Chu của Khổng Tử để giúp thiên hạ thái bình là không thực
dụng. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho
Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.
Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của đất nước đang tan rã và
ông đã quyết định ra đi. Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua
nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng có
một người gác cửa tên Doãn Hỉ ở cửa phía tây của ải Hàm Cốc thuyết phục
Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Cho tới lúc
ấy, Lão Tử mới chỉ nói ra các triết thuyết của ông mà thôi, và giống như
trường hợp của Chúa Giêsu, Phật, và Khổng Tử (những cuốn văn tuyển của
họ hầu như được hoàn thành bởi các đệ tử). Theo yêu cầu của người lính đó,
Lão Tử đã viết để lại cuốn "Đạo Đức Kinh". Nhiều cuốn ghi chép và bức
tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già
hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi trên lưng
một con trâu.
Một số vấn đề về cuộc đời Lão Tử vẫn còn được tranh luận như:


Những tranh cãi đã nổ ra về việc "Lão Tử" là một bút danh của

Đam, Thái sử Đam; hay một ông già từ Lai, một quận thuộc nước Tề; hay một
nhân vật lịch sử nào đó.


Cũng có người tin rằng "Đạo Đức Kinh" được viết như một cuốn sách


hướng dẫn dành cho các vị vua về việc họ phải cai trị đất nước như thế nào
theo một cách thức tự nhiên hơn: "Cai trị bằng cách không cai trị". Điều này
có thể thấy trong nhiều đoạn trong "Đạo Đức Kinh", khi nói rằng: "Không tán
dương người quyền quý thì người dân không tranh tụng" và "Không đề cao
giá trị đồ quý thì người dân không tranh cướp" và "Dân chúng đói khổ là kết
quả của thuế nặng. Vì thế, không có nạn đói".

3


2. Đạo đức kinh
“Đạo đức kinh” là cuốn sách khoảng 5000 chữ, gồm hai phần. Thượng là
Đạo kinh, gồm 37 chương, bàn về Đạo lớn của vũ trụ. Hạ là Đức kinh, gồm
44 chương, bàn về Đức. Lão Tử đã viết theo các hình thức câu dài, ngắn khác
nhau, giàu âm điệu, súc tích, không chấm câu, không lí luận, không chứng
minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại văn dễ thuộc nhưng không
dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải suy ngẫm, tưởng
tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội
tiếp nối quá trình sáng tạo tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được
triển khai thêm sau mỗi lần đọc.
Hiệ nay, “Đạo đức kinh” có tới cả trăm bản dịch ra các thứ tiếng Anh,
Pháp, Đức, Tây Ban Nha … Riêng trong tiếng Việt có các bản dịch của
Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê. Nguyễn Tôn Nhan…
Nội dung chính trong hệ tư tưởng Đạo gia bao gồm:
• Luận về vũ trụ
• Luận về đạo đức
• Học thuyết vô thần
• Phác
• Tự nhiên

• Luật phản phục
• Triết lí Vô
• Thuyết vô vi
• Xây dựng một quốc gia lí tưởng
3. Quan niệm “Vô vi”
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác không giả tạo,
không gò ép trái với bản tính của mình và ngược lại với bản tính của tự nhiên, là
từ bỏ tính tham lam, vị kỉ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư
lợi thì mới nhận thấy đạo, và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.

4


CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái niệm “ vô vi”
Định nghĩa “ vô vi”
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo,
không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên. Là
từ bỏ tính tham lam, vị kỉ để không làm mất đức.
Chỉ khi nào con người ta từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo, và
chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.
Cơ sở lí luận
Những tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia được thể hiện chủ yếu qua
tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử. Đây là một trong hai bộ sách kinh điển
của phái Đạo gia thể hiện qua những lí luận về Đạo và Đức. Những lí luận
này vừa thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử, vừa là cơ sở lí
luận để Lão Tử xây dựng “Thuyết Vô vi”.
Vô Vi có thể gọi là danh từ gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh. Đây

là danh từ tổng yếu bao quát tất cả mọi đề tài đã được giải rõ trong tám mươi
mốt chương sách: không có chương nào là không nói đến nó.
Tư tưởng “ vô vi” của Lão Tử
Vô vi không phải là không làm gì cả, mà là đừng làm gì đến thái quá, bởi
“ vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”, cái gì thái quá cũng đều nguy hại cả.
Con người hành động đều có mục đích. Mục đích của bất cứ hành vi nào cũng
là đi đến một kết quả. Nhưng nếu làm thái quá, thì kết quả có khi lại nguy
hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Vì thế, vô vi cũng có nghĩa là bớt đi
những gì thái quá “khứ thậm, khứ xa, khứ thái”. Lão Tử cho rằng: phải để cho
con người ta trở về với cái sống tự nhiên, giản dị của họ… Vì vậy, “ vô vi” là
đừng dụng tâm tư mà xen vào cái sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp
đến việc người bao nhiêu thì càng quý bấy nhiêu.

5


Lão Tử thấy cái tự nhiên bao giờ cũng có lợi chứ không có hại. Đã thế
cứ phó mặc tự nhiên làm việc. Nhúng tay vào cái guồng máy thiên nhiên
không khỏi mang họa vào mình. Thiên hạ là một vật rất thần diệu, người ta
không thể hiểu, không thể mó tay vào. Không hiểu mà mó tay vào tất nhiên
phải hỏng.
Lão Tử nghiệm rằng: Ở trong thiên hạ, cái nhu, nhuyễn như khí, nước có
thể thắng được vật rắn vì nó vào được những nơi mà các vật khác không sao
vào nổi. Lão Tử nói: Cái “không có” lọt được vào chỗ “chẳng có” (khoảng
trống), vì thế ta mới biết vô vi là có ích. Do vậy, Lão Tử cho “Vô vi” vừa rất
hợp với lẽ tự nhiên, vừa là chủ nghĩa vạn năng. Lão Tử đem nó ứng dụng vào
hết tất cả mọi việc trong cuộc sống, từ việc nhỏ như việc tu thân, xử sự hàng
ngày đến việc lớn như việc lo cho hạnh phúc của xã hội.
Chữ “Vô” của Lão Tử vốn không có nghĩa tuyệt đối, cho nên “Vô vi”
không phải là hành động mảy may. Lão Tử nói: “Đạo thường không làm”,

nghĩa là thuận với lẽ tự nhiên nhưng không cái gì mà nó không làm. Với tư
tưởng “Vô vi” cũng vậy, Lão Tử nói: “Vô vi” nhưng không có cái gì là
không làm được. Bởi vì, trong trời đất cái gì cũng có nguyên nhân. Có sông
mới có chết, có làm mới có thất bại, có cạnh tranh mới có người cạnh tranh
vớ mình. Đến trời đất là vật trường cửu, sở dĩ trường cửu được là bởi
không tự sinh ra, cho nên mới trường cửu mãi mãi. Bởi thế, thánh nhân để
thân mình ở sau mà thành ra thân mình ở trước, bỏ thân mình ra ngoài mà
thành ra thân mình còn mãi.
Theo Lão Tử, nguyên nhân của sự thất bại là “có làm” (hữu vi).

1. Nội dung tư tưởng “vô vi” của Lão Tử
Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử. Ông nói: “Vi vô vi nhi vô bất vi”.
Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu nôm na là, nếu
bạn không làm gì mà thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên, trời
đất vốn đã vận hành thành chu kì tự nhiên, nếu ta tác động vào một yếu tố nào
đó cũng sẽ làm đảo lộn chu trình này. Nếu ta không làm gì cả thì chu trình
6


trên vẫn sẽ hoạt động bình thường. Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường
hợp ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc. Theo Lão Tử,
khi ấy tốt nhất ta không làm gì cả. Ví dụ như, khi chứng kiến cảnh con hổ
đang vồ con hươu để ăn thịt, nếu ta bắn chết con hổ để cứu con hươu thì ta có
thể sẽ giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn từ hổ mẹ. Nhưng nếu
chúng ta giúp con hổ để bắt con hươu dễ dàng hơn thì lại có lỗi với con hươu.
Vì thế, cúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên là phải đạo nhất.
Từ những lí luận của Lão Tử về “ vô vi” trong Đạo đức kinh, người ta có
thể nhận thấy tư tưởng của ông về “vô vi” bao gồm:
2.1


Vô vi trong đối nhân xử thế

Lão Tử nói: “Ngã hữu tam bửu…nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết
bất cảm vi thiên hạ tiên” (我有三寶… 一日慈, 二日儉, 三日不敢為天下
先) (Ta có ba vật báu… Một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước
thiên hạ) (Đạo Đức Kinh, chương 67)
• “Từ”: là yêu tất cả mọi người bất kể người tốt hay kẻ xấu. Thế nhưng,
người đời bảo: “Dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “Dĩ trực báo oán”, đó là đạo
hữu vi. Trái lại, Lão Tử nói: “Dĩ ân báo oán”. Do vậy, “Từ” là xem kẻ thù
như bạn, không lấy oán báo oán, cũng không lấy trực báo oán, nghĩa là
không châm thêm vào ngọn lửa oán thù hay không biết đến hai chữ thù oán
là gì.
• “Kiệm”: Thiên hạ lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ, tranh
nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy. Trái lại, Lão Tử khuyên ta: “Thánh
nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (聖人去甚,去奢,去泰。) (Thánh nhân
từ bỏ sự cực đoan, xa xỉ, cao sang) (Đạo Đức Kinh, chương 29) và lấy kiệm
ước làm điều căn bản cho người trị nước.
• “Bất cảm vi hạ tiên”: Lão Tử khuyên ta: “tri chi, tri túc” (知止, 知足).
Người đời đều chạy mãi theo cái bả vinh hoa phú quý. Nhưng Lão Tử lại
khuyên ta không nên “đứng trước thiên hạ”, cần phải khiêm nhu, từ tốn và

7


luôn luôn đứng dưới và ngồi sau, biết như con đực nhưng hãy làm như con
cái.
Lão Tử dạy: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi”. Có
thể hiểu đó là cách dạy mà không dùng đến lời, cũng như lợi ích của “vô vi”,
ít ai có thể hiểu thấu.
“Không nói vẫn làm thầy thiên hạ

Không làm nhưng kết quả ngàn muôn
Nào ngờ không nói không làm
Chứa chan ích lợi người phàm đâu hay.”
2.2

Vô vi trong đạo đấu tranh

Thế thường, theo đạo Hữu Vi, thì phải lấy Mạnh mà thắng Mạnh, còn
Vô Vi thì trái lại lấy Nhu mà thắng Cương, lấy Nhược mà thắng Cường, hơn
nữa lấy “cái không tranh mà thắng được một cách vẹn toàn” ( bất tranh nhi
thiện thắng) (不爭而善勝) (Đạo Đức Kinh, chương 73).
Lão Tử viết: “Dĩ nhu khắc cương”. Ông tin rằng: “Nhu nhược thắng
cương cường”, và giải thích rằng: “Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công
kiên cường giả mạc chi năng thắng” (Dưới bầu trời này, còn thứ gì yếu mềm
hơn nước, thế mà kẻ mạnh phá được thành trì kiên cố, cũng chẳng thể thắng
nổi nước). Thuyết “Nhu khắc cương” là một trong những đặc điểm tiêu biểu
của triết lí Lão Tử. Đạo Đức Kinh, chương 43 “Biến dụng”, Lão Tử viết:
“Thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi trí kiên. Vô hữu nhập vô gián…”,
hiểu là: cái mềm nhất trong trời đất chi phối được cái cứng nhất trong trời đất.
Cái “không có” lọt được vào chỗ “không có kẽ hở”.
2.3 Vô vi trong lối sống
Người đời thường bảo “biết người là Trí”, Lão Tử lại bảo “biết mình
là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có sức”, ông bảo “thắng mình
là sức mạnh”. Biết người, thắng người là Hữu Vi, biết mình và thắng mình đó
là Vô Vi.

8


Người đời tranh nhau để làm cho cái bản ngã của mình càng thêm lớn

mạnh bằng sự thu đoạt tích trữ của cải quyền thế cho mình càng nhiều càng
tốt; trái lại Lão Tử khuyên ta “ăn ở giản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục”
(kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục (見素抱朴,少私寡欲), nhất định “không
nên tích trữ cho mình” (thánh nhân bất tích) ( 聖 人 不 積 ) (Ch.81) và “lo
riêng cho mình” gì cả. Và hơn nữa “đừng tự xem mình là sáng”, “đừng tự cho
mình là phải”, “đừng tự chomình là có công”, “đừng tự cho mình là trên
hết”… nhưng phải “đừng” một cách thành thật. Đó là những hành động Vô Vi
trong lối sống để tiêu diệt cái “Bản ngã” của mình.
Tư tưởng của Lão Tử rất thích hợp với những ai ưa sống gần gũi với
thiên nhiên, lại có phần tương thông với đức tính khiêm nhường, dung thứ,
nhẫn nại của nhà Nho. Do vậy, người theo Đạo học thích sống vào nơi thâm
sơn cùng cốc, xa lánh bụi trần, tự tay kiếm ăn, tự mình chữa bệnh, người đời
gọi đó là “Tu Tiên”.
2.4 Vô vi trong chính trị - “đạo trị nước an dân”
Cũng như Khổng Tử, Lão Tử thấy rằng cần phải có bậc Thánh quân
đứng đầu trị nước thì nhân dân mới được ấm no, hạnh phúc. Nhưng Khổng
Tử cho rằng bậc quâ tử cần phải “tu thân” để rồi “hành đạo” tức là phải “tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ”, còn Lão Tử lại bảo càng ít “làm” chừng nào thì
càng tốt bấy nhiêu, và nếu có thể vô vi được thì càng hay. Theo ông càng
dùng cái trị để mà trị nước thì nước dễ loạn, không dùng đến cái trị để mà trị
nước thì nước càng dễ trị.
Lão Tử viết: “Dĩ chính trị quốc. Dĩ kì dụng binh. Dĩ vô sự thủ thiên hạ.
Thiên hạ đa kị húy, nhi dân di bần, dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhân đa kĩ
xảo, kì vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”. Nghĩa là cần phải
lấy sự ngay thẳng để trị nước. Trái lại, nếu trị nước mà làm như dụng binh,
dùng trá ngụy mà trị thì nguy, vì “lấy trí mà trị nước, là cái vạ cho nước”.
Huống chi bậc trị nước mà ban hành quá nhiều điều cấm kị thì dân chúng
9



càng nghèo khổ, khốn khó; vì thiếu tự do mà dân chúng trở nên đa mưu xảo
kế để trục lợi thì nước nhà càng sa vào hỗn loạn, tối tăm. Người dân cần thật
thà, ít dục vọng, thì nước mới dễ trị. Bậc trị nước mà quá khắt khe, đem pháp
lệnh mà áp đặt trên đầu dân thì dân chúng cũng sẽ tìm đủ thủ đoạn, mánh
khóe để trốn tránh, mưu mô gian trá càng ngày càng nhiều, dân càng khó trị,
bọn đạo tặc càng nhiều. Dùng vô vi để trị thì ít can thiệp đến việc người, dùng
“bất ngôn chi giáo” mà dạy dân, lấy gương mẫu của mình mà sửa dân thì dân
không biết là mình đã làm gì, nhưng rồi dân chúng sẽ tự sửa đổi bản thân mà
không cần đến sự bắt buộc hay cấm đoán, ban hành pháp lệnh: “Ngã vô vi nhi
dân tự hóa”. Chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ tự biến thành chất phác.
Chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa.
Theo Lão Tử, hành động hay nhất là không can thiệp vào việc đời, việc
người, nhưng nếu đời cần ta phải làm thì hãy làm một cách kín đáo, khéo léo.
Do vậy, Lão Tử viết: “thiện hành vô triệt tích” và ôn gọi đó là giải pháp “an
bang tế thế”.
Lão Tử viết: “vi nhi vô bất vi, thủ thiên hạ thường dĩ vô sự. Cập kì hữu
sự bất túc dĩ thủ thiên hạ”. Tức là, không làm mà không gì là không làm,
muốn được thiên hạ phải dùng vô vi, dùng hữu vi không đủ để được thiên hạ.
“Vô vi huyền diệu khôn bì,
Không làm mà chẳng việc chi không làm.
Vô vi mà được thế gian,
Càng xoay xở lắm đời càng rối beng”
Bậc thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi, chủ
trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về đạo đức, pháp luật đối với con người để
trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có.
Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời nguyên thủy chất phác, mơ ước cô
lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo. Xã hội lí tưởng theo Lão
Tử là xã hội của những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi, có
gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi, không học hành. Dân hai
10



nước ở cạnh nhau, dù cách nhau một bờ dậu nhỏ hay một con mương, cùng
nghe tiếng chó sủa tối, tiêng gà gáy sáng… nhưng dù già cả, đến chết họ cũng
không bao giờ qua lại hỏi thăm nhau.
Chương 80 Đạo Đức Kinh, Lão Tử có viết:
“Nước ta bé nhỏ dân thưa,
Vài mươi tôi giỏi, ta chưa hề dùng.
Dạy dân sợ chết làm lòng,
Cho nên dân chẳng vẫy vùng phiêu lưu.
Xe kia thuyền nọ đìu hiu,
Nào ai muốn cưỡi, muốn chèo mà chi.
Binh kia giáp nọ ủ ê,
Chẳng ai dở dói nghĩ khoe, nghĩ bày.
Dạy dân trở lại thắt dây,
Sống đời thuần phác tháng ngày tiêu dao.
Cho dân ăn uông thanh tao,
Cho dân ăn mặc bảnh bao, chững chàng.
Cho dân đời sống bình an,
Cho dân phong tục dịu dàng đẹp tươi.
Liên bang nào cách mấy mươi,
Gà kêu, chó cắn đòi nơi rõ ràng.
Tuy rằng gần gũi tấc gang,
Suốt đời dân chúng nào màng tới nơi.”
Lão Tử viết: “Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quý nan đắc chi
hóa, sử dân bất vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn”. Dịch là:
“Không sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quý của khó
được, khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích
lòng ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.” Hay: “Thị dĩ thánh nhân chi
trị, hư kì tâm, thực kì phúc, nhược kì chí, cường kì cốt. Thường sử dân vô tri

vô dục. Sở phù trí giả bất cảm vi dã.”. Tức là bậc thánh nhân trị nước là phải
11


làm cho dân: trống lòng, no dạ, yếu chí, mạnh xương. Thường khiến cho dân
không biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám làm gì cả.
Vô vi về đạo trị nước có nghĩa là: “phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi”,
nghĩa là không làm cho dân khôn lanh, mà làm cho dân trở nên thật thà. Chữ
“ngu” ở đây không mang nghĩa là ngu dốt mà là thật thà. Đó là cái “ngu” của
những bậc thánh trí “minh đạo nhược muội”.
Chúng ta thấy rằng ngày nay các nhà cầm quyền bày vẽ quá nhiều luật
pháp, lễ nghi, hình thức nên đã làm cho nhân dân mất đi thiên chân thiên tính,
để chạy theo những văn minh, những kiến thức kiến văn giả tạo bên ngoài.
Những thứ đó không đem lại hạnh phúc, bình an cho con người. Mà trái lại,
chúng chính là mầm mống của loạn lạc, chia ly. Vì vậy, Lão Tử chủ trương
không can thiệp vào đời sống của dân, không đem kiến văn, kiến thức dạy
dân. Bởi:
• Con người là một nghệ phẩm tối cao, không được nhào nặn bậy bạ.
“Những muốn nặn muốn nhào thiên hạ,
Suy cho cùng chẳng khá được nào.
Lòng người nghệ phẩm tối cao,
Ai cho ta nặn ta nhào tự do?
Lòng người ai nắm giữ hoài,
Già tay nặn bóp bao đời tiêu ma.”
(Đạo Đức Kinh, chương 29)
• Thánh nhân chỉ giúp cho vạn vật sống tự nhiên theo thiên chân, thiên lí.
“Cho nên hiền thánh trên đời,
Chỉ say Đạo cả chơi vơi ngàn trùng.
Của khan vật hiếm chẳng mong,
Của đời người tế đèo bòng mà chi.

Học là học đạo siêu vi,
Dạy đời lầm lạc hướng đi tuyệt vời.
Giúp ai thanh thả đường trời
12


Chứ không chọc nước quấy trời uổng công.”
(Đạo Đức Kinh, chương 64)
• Đem điều xảo trá, đem kiến văn kiến, kiến thức dạy dân là làm hại
dân, làm cho họ trở nên xa Đạo, xa trời, trở nên bất trị, chứ không có lợi.
“Nên những kẻ am tường đạo cả,
Chẳng đem điều xảo trá dạy dân,
Muốn dân chất phác ôn thuần…”
(Đạo Đức Kinh, chương 65)

13


KẾT LUẬN
Vô vi là hành động trở về với cội nguồn, từ bỏ tất cả những gì phiền
phức đa đoan của văn minh giả tạo đã che lấp chân tính, cái Đạo nơi lòng. “Vi
học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn dĩ chí ư vô vi”. Theo học thì
ngày một thêm, theo đạo thì ngày một bớt, bớt rồi lại bớt nữa, bớt cho đến vô
vi. Tuy nhiên, đạo vô vi không phải là không làm gì cả, mà là: “Vi vô nhi vô
bất vi” nghĩa là không làm gì mà không có gì là không làm, làm một cách hết
sức tự nhiên và kín đáo, dùng cái tự nhiên để giúp một cách tự nhiên, không
tư tâm, không vị kỷ. Người thi ân không biết là thi ân, người thọ ân cũng
không dè là thọ ân. Bậc trị nước mà dùng đến vô vi, dân không hay là mình bị
trị, dĩ nhiên trị được thiên hạ, mà tự mình cũng không bao giờ bị hại.
Giữ sao cho vẹn tình trời,

Giữ sao đức cả khỏi phai, khỏi mờ.
Tinh toàn đức tính trời cho,
Ắt là thái thịnh, ắt là bình an.
Cần chi mòn mỏi tâm can,
Càng bày vẽ lắm, càng oan trái nhiều.
Trị dân chớ có đặt điều,
Làm dân vui, khổ trăm điều mà chi.
Càng nhiều lễ độ, lễ nghi,
Gian ngoan càng lắm, gian phi càng nhiều.
Nghĩa phân mầm mống đăm chiêu,
Nặng bề hình thức, nhẹ chiều tinh hoa.
Cho nên đường lối cao xa,
Con đường tuyệt diệu phải là vô vi.
Khi người quân tử trị vì,
Cần chi thao thức, suy vi hình hài.
Vô vi bắt trước lối trời,
Ngồi yên dùng mắt tuyệt vời mà xem.
14


Im lìm vẫn tựa sấm rền,
Dùng thần vận chuyển khắp miền trời mây.
Im lìm lặng lẽ khoan thai,
Thế mà muôn vật muôn loài nhởn nhơ.
(Trang Tử)

2.

Tư tưởng vô vi của đạo Phật


Tư tưởng vô vi của đạo Phật
Triết lí mà người ta gọi là “vô vi của đạo Phật” đó là triết lí “tính
không của Bát Nhã”. “Vô của tính không trung đạo duyên khởi” của triết lí
Trung Quốc có nguồn gốc từ tư tưởng kinh “Bát Nhã” và luận “Duy thức”
của Phật giáo đại thừa Ấn Độ và được truyền vào Trung Quốc. Tư tưởng
“vô của tính không trung đạo duyên khởi” ở Trung Quốc được duy trì và
phát triển mạnh mẽ, sau đó nó đã trở thành một thái độ và triết lí sống của
con người Trung Quốc.
“Tính không” ở đây không phải là không làm gì cả mà là tính không
trung đạo duyên khởi, không để cho các mong muốn sai lầm, mê chấp của con
người ảnh hưởng đến sự tồn tại của vạn vật mà tiếp nhận sự có và không tồn
tại của vạn vật theo các nhân duyên sinh khởi và hủy diệt của bản thân sự vật.
Khi nhân duyên hòa hợp đủ các pháp sinh thì gọi là hữu, nhưng tính chất của
pháp được gọi là hữu đó không thật, nó chịu sự chi phối của luật “sinh - trụ dị - diệt” và biến đổi tùy theo nhân duyên. Khi các nhân duyên không đầy đủ
thì không có sự xuất hiện của các pháp do không có sự hòa hợp của các nhân
duyên. Sự xuất hiện, tồn tại của vạn vật trong mối tương quan của tính không
trung đạo duyên khởi này không phải là “vô” và “không” mà là không có tính
chất cố định thật mà tùy theo nhân duyên mà sinh hay diệt.
So sánh vô vi của Đạo gia với vô vi của Đạo Phật
Tư tưởng vô vi của Lão Tử vẫn ở trong cuộc đời dù không bon chen,
tranh dành, nhưng còn vô vi của Phật giáo bắt đầu bằng chữ “Không” và có
khuynh hướng xuất thế.
15


Phật – Lão – Nho là ba triết thuyết lớn có ảnh hưởng quan trọng đến đời
sống tinh thần của người phương Đông, trong đó có người Việt Nam. Ngã
Phật từ bi, Lão chủ vô vi, Nho dụng hữu vi mà độ, mà răn, mà tế thế. Chủ thể
của Nho là người quân tử, đối tượng của Lão là các bậc đế vương, còn Phật
gia chỉ mong độ chúng sinh đạt thành Phật đạo. Bàn về vô vi thì luận trong tư

tưởng của Lão giáo, Phật giáo đều đề cập tới. Xét về bản chất thì tư tưởng vô
vi của hai đạo có khác nhau, đó là sự chấp nhận cái “nguyên lí ban đầu” của
Lão không giống với “nhân duyên” của Phật, còn “hành xử vô vi thì giống
nhau”.
Lão Tử viết: “Đại Đáo phế hữu nhân nghĩa”, “hành vô vi chi Đạo” tức là
ông tin có một quyền năng rất lớn bao trùm thế giới, đó là Đạo. Đạo có sức
mạnh lan tỏa khắp vũ trụ ảnh hưởng tới thịnh suy của mọi đời người, mọi thời
cuộc. Đó là cái “nguyên lí ban đầu” mà Lão Tử đưa ra như một đấng toàn
năng điều khiển thế giới. Đó là nguyên lí “hữu thần” trong hầu hết giáo lí của
các tôn giáo ngoại trừ Phật giáo. Phật chỉ ra rất nhiều thế giới thần linh nhưng
tất cả đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Vì thế, dưới góc nhìn của Phật giáo,
chúng thần, thiên, nhân… cũng chỉ là quảng đại chúng sinh cần phải tu tập,
tuyệt nghiệp mới trở thành Phật đạo. Phật nói: “Ta là Phật, các ngươi sẽ là
Phật” tức là chỉ ra nhân duyên sinh quả Phật do tu đắc mà thành, chứ không
có vị Phật nào điều khiển sự “thành Phật” của chúng sinh, hay nói khác đi là
sự thịnh suy của mọi đời người, mọi thời cuộc do chính nhân duyên của đời
người, thời cuộc đó quyết định. Đây là nguyên lí “vô thần” của Phật giáo và
nó là sự khác nhau cơ bản về tư tưởng so với các tôn giáo khác, trong đó có
Lão giáo.
“Hành vô vi chi đạo” hiểu theo nghĩa đen tức là không làm gì cả, nhưng
ở đây Lão Tử muốn dạy ta rằng “không làm cái không nên là” chứ không bảo
ta lười biếng. Các bậc đế vương thấy được cái không nên làm để không làm
tức là Thánh đế, nhưng người đời lại thường xảo biện nên Đạo lớn của Lão
Tử khó thành.
16


Lão Tử nói “Đại Đáo phế hữu nhân nghĩa, huệ trí xuất hữu đại ngụy”.
Loài người càng khôn ngoan thì sự dối trá càng nhiều và việc lấy “Lễ” để che
đậy càng khéo léo hơn. Cái sự làm “cái không nên làm” ngày càng nhiều.

Chính vì vậy mà Lão Tử vô cùng kính “Lễ” và đặt nó xuống cùng trong trật
tự xếp đặt Đạo - Đức – Nhân – Nghĩa - Lễ. Có lẽ không đắc thời để phổ biến
thuyết Đại Đạo của mình nên Lão Tử chọn cái nên làm của mình là mất đi,
mặc cho hậu thế bình phẩm. Cũng không sai vì Lão Tử chỉ dùng vô vi để dạy
cách làm vua, mong trên đời xuất hiện nhiều Thánh đế. Tuy nhiên đây là điều
khó xảy ra vì ở đời có mấy ai không tư lợi, ham giành quyền lực. Và nhờ có
Nho học hữu vi các vị quân vương mới được bảo vệ bằng bình phong lễ giáo
rất hữu hiệu, như là Tam cương, Ngũ thường, thuyết Thiên mệnh … Nói như
vậy không có nghĩa là không tồn tại Đạo gia, mà tưởng Đạo gia luôn phát
triển, góp phần giáo dục nhân sinh quan cho con người, luôn tự răn mình phải
làm người tốt, không để ảo ảnh hữu vi lôi kéo. Lịch sử đã chứng minh có rất
nhiều tấm gương hành vô vi chỉ sự mà tên tuổi lưu mãi nghìn thu. Đạo Phật
dạy: “Không gây nghiệp chướng thì không phải trả nghiệp”, lời răn này thấy
giống của Lão Tử: “Đừng làm cái không nên làm”. Vì vậy, nói về lối hành xử
vô vi thì Phật – Lão tương đối giống nhau, có khác chăng chỉ là mục đích cuối
cùng của hai đạo.
Hơn thế nữa, Lão Tử còn có quan niệm về cái tâm của con người:
“Tướng do tâm sinh
Tâm tịnh thần sáng
Thần sáng trí minh
Tâm bất tịnh, thần suy
Thần bất tịnh, trí bất minh.”
Phật giáo quan niệm: “Nhất thiết duy tâm tạo”, tức là tất cả đều do tâm
này làm chủ đạo tác những thiện nghiệp hoặc ác nghiệp. Nó tương ứng với
những hành nghiệp mà chúng sinh đó đã tạo thiện hay bất thiện mà hiện
tướng “thần minh trí sáng”. Có thể nói hai quan điểm về tâm của hai tư tưởng
17


tương tự nhau. Ông khuyên: “tri nhân giả trí, tự tri giả minh”, nghĩa là biết

người khác chỉ mới là trí, phải tự biết mình thì mới là sáng. Ông chú trọng
đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục người khác. Nên bằng lòng
với những gì mình có, “tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời
nhàn”, nghĩa là biét đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ, biết nhàn thì nhàn và
lúc nào cũng nhàn. Đặc tính căn bản của sách lược “vô vi” của Lão Tử là tiết
kiệm. Thánh nhân không phí sức, phí công thi triển tài năng, mà ngược lại thì
tằn tiện trong mọi trường hợp. Sự sung mãn, dồi dào đến từ nỗ lực tiết kiệm
lâu dài sẽ mang đến thắng lợi. Đạo Phật cũng khuyên con người nên biết đủ
với những gì mình đang có, không lãng phí mà biết giữ gìn phúc đức về sau.
Sự tạo phúc rất khó khăn nên cần phải biết tích trữ, nếu không khi phúc ko
còn thì ắt sẽ bị đọa lạc.

3. Ảnh hưởng của tư tưởng vô vi lên đời sống xã hội.
4.1 Ảnh hưởng của tư tưởng vô vi lên đời sống xã hội Trung Quốc cổ
đại.
Tư tưởng vô vi của Lão Tử đã vạch ra một lối thoát cho những kẻ bất
mãn với thế cuộc nhiễu nhương, đầy cạm bẫy như thời Xuân Thu Chiến
Quốc, có được một lẽ sống riêng, hợp với bản chất chân thật của mình.
Đồng thời tránh được lối phản kháng bằng hành động phạm pháp cá nhân
hay bạo lực tập thể, khiến cho xã hội mà mình đang bất mãn càng thêm
hỗn loạn, rối ren.
Tuy nhiên, thuyết vô vi của Lão Tử dễ trở thành cái cớ để người ta trốn
tránh trách nhiệm, nhất là những người làm công chức ăn lương nhà nước và
lại có tâm lí rất tiêu cực: “Ít làm ít lỗi, không làm không có lỗi”.
4.2 Ảnh hưởng của tư tưởng vô vi lên đời sống xã hội ngày nay.
Vô vi không phải là không làm gì mà là hành động được tiến hành theo
hai nguyên tắc:
• Hành động không cố sức, không hoang phí năng lực.
• Hành động không đi ngược lại với tự nhiên.
18



4.2.1 Trong thái độ, quan niệm sống và hành động
Vô vi giúp con người nhận thức tự nhiên, xã hội và ứng xử hợp với quy
luật của tự nhiên, sự phát triển của xã hội. Nó giúp con người nhận thức bản
thân mình trong mối quan hệ với đời sống tâm linh, giúp con người cân bằng
tâm hồn mình.
Vô vi là kĩ năng làm cho mọi sự đều có vẻ trở nên dễ dàng. Đó là nghệ
thuật hành động hoàn toàn không tự ý thức. Vô vi là sống tự tin và hồn nhiên.
Trong trạng thái vô vi, “làm mà như không làm”, tâm trí thao tác rất nhanh và
hữu hiệu, tới mức ta không thể bắt kịp nó, và như thế, ta hoàn toàn tín nhiệm
vào những gì đang xảy ra.
Nó làm cho con người liên tục rèn dũa để hoàn thiện bản thân và cải
thiện các kĩ năng. Ví dụ như lúc tập đi xe đạp, ta càng cố giừ thăng bằng thì
chiếc xe lại càng nghiêng, dễ ngã. Tuy nhiên, khi đạp xe thành thạo, ta chỉ cần
ý động là xe chuyển. Thậm chí đạt tới mức đi xe buông cả hai tay khỏi tay lái,
ta vẫn có thể dùng ý để chuyển hông, cho xe lạng lách theo ý muốn của mình.
Ngày nay, con người đôi lúc phải dùng trực giác để đưa ra quyết định.
Theo như quan niệm vô vi, hành động là tự phát hoặc tự nhiên, chứ không
phải là kết là kết quả của sự toan tính, cân nhắc. Đặc biệt trong những hoàn
cảnh bế tắc, con người hiện nay đã suy tính tất cả mọi phương án và lựa chọn
nhưng không thể đưa ra kết luận cuối cùng, chính việc hành động và quyết
định theo bản năng sẽ làm giảm bớt áp lực cho người đó, và nội tâm sẽ không
còn day dứt khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn.
Thái độ đánh giá tính khả thi trước khi thực hiện, cũng giống như Trang
Tử đã lập luận rằng, nếu cảm thấy hành động không thể có hiệu quả thì đừng
làm, nếu chẳng thể làm được gì thì cứ ở yên và đừng làm gì cả.
Tuy nhiên, cũng chính do sự ảnh hưởng của tư tưởng này mà con người
phương Đông thường thụ động hơn người phương Tây, không có ý chí quyết
tâm chinh phục để đạt được mục tiêu đề ra. Mọi sự vật, hiện tượng đều được

đánh giá một cách trực quan rồi hành động một cách tự nhiên không suy tính,
19


từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả xã
hội.
Cũng giống như ở xã hội thời trước, tư tưởng vô vi dễ trở thành cái cớ để
con người trốn tránh trách nhiệm và có tâm lí tiêu cực.
và thất bại khi chủ quan, duy ý chí, phủ định sạch trơn chủ nghĩa tư
bản.Trước khi tiến hành bất cứ việc gì, con người nên suy xét, đánh giá vấn
đề, lựa chọn phương thức và trình tự thực hiện từ dễ đến khó, từ lớn đến nhỏ.
Thời kì đầu quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một ví dụ điển hình khi
không đi theo trình tự con đường từ xã hội phong kiến, sang chủ nghĩa tư bản
và đến chủ nghĩa xã hội, đã có không ít sai lầm
Trong sự phân biệt giữa Thiện và Ác, Nho gia và Đạo gia có hai lối tiếp
cận đạo đức học rất khác nhau. Là người nhập thế, Nho gia luôn ở trong tư thế
sẵn sàng can thiệp vào cuộc đời để xác định cách ta nên ứng xử theo các
hướng hành động nhất định. Nói cách khác, đối với Nho giáo, “chính nhân
quân tử” có những hành động nên được thể hiện vì cái thiện của xã hội, còn
kẻ tiểu nhân thì không cần làm vậy. Ngược lại, với Đạo học, “không nệ chính
tà”, đó là một sự can thiệp trong tinh thần sẽ khiến cho con người không thể
tri giác trật tự tự nhiên của Đạo.
Tư tưởng này của Đạo gia đã hình thành nên quan niệm: ẩn sâu bên
trong của một con người vẫn luôn là một trái tim biết yêu thương, rung động
trước những cảnh đời, cần phải biết khơi gợi nó lên không kể là người giàu
hay nghèo, đàn ông hay phụ nữ, để họ thành thiện một cách tự nhiên, không
chủ ý.
Vô vi tạo sự “đồng nhất” để giảm thiểu sự tác động. Cuộc sống gây nên
cho mọi người những vấn đề tương đối giống nhau, nhưng Đạo học lại cho
rằng bằng cách sống tự nhiên, ta có thể giảm thiếu tối đa những tác động của

chúng. Ví dụ: cùng một sự cố ngã xe thì người bị say rượu thường sẽ bị
thương nhẹ hơn người đang tỉnh táo bởi người say rượu ngã xe theo bản

20


tính,có khả năng đồng nhất với sự cố nên phản ứng tự nhiên, trong khi đó
người đang tỉnh táo lại cố gắng điều chỉnh tư thế một cách có ý thức.
Vô vi là lối sống tự phát, mộc mạc. Theo Đạo học,sống lí tưởng là sống
mộc mạc, không tham vọng và thoát ra ngoài mọi sự ham muốn. Tuy nhiên,
trạng thái thoát khỏi mọi sự ham muốn đó có thể bị lâm nguy vì giáo dục.
Mức độ gia tăng tri thức có khuynh hướng đưa tới lòng ham muốn và tham
vọng. Bởi vậy, trong Đạo học, có triển khai một bộ phận tư tưởng chống lại
sự thăng tiến tri thức và giáo dục. Nó thúc đẩy con người hướng tới một xã
hội cộng sản, không tranh chấp, thù địch, đề cao địa vị của con người trong
thiên nhiên. Tuy nhiên, lối sống bảo thủ, thích an nhàn và không cầu tiến của
vô vi là những nhân tố kìm hãm sự phát triển của xã hội.
4.2.2 Trong hệ thống chính trị, pháp luật và các quy tắc xã hội
Lão Tử chủ trương rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược
vô vi để trở về với đạo hay cái gốc ban đầu thì mới có thể an bang tế thế. Ở
ngày nay, tư tưởng này cũng có những ảnh hưởng rất tích cực đến chế độ
chính trị. Lãnh tụ của một quốc gia phải biết thương dân. Họ không thể chỉ
biết đặt ra những luật lệ và đợi dân làm sai rồi xử phạt. Lãnh tụ quốc gia có
nhiệm vụ chỉ bảo nhân dân hướng thiện theo đạo chứ không thể đem những
đạo luật, hình phạt ra để đe dọa nhân dân. Bộ máy lãnh đạo quốc gia phải
chăm lo đến đời sống của nhân dân, để nhân dân có một cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, hướng thiện. Các lãnh đạo cấp cao có sứ mệnh phải là những tấm
gương sáng để nhân dân noi theo, dùng cái thanh liêm của mình để dạy dân
bỏ đi lòng tham dục cũng như các hành động xấu để nhân dân trở thành thuần
hậu và sống theo tự nhiên, chất phác mà không bị phép tắc chính trị gò bó.

Tư tưởng vô vi bảo vệ lợi ích của nhân dân, vì một cộng đồng tốt đẹp
hơn. Dương Chu - một nhà tư tưởng Đạo học tiền phong thuộc thế hệ thứ nhất
và là nhà tư tưởng “thủ thân chủ nghĩa” của Đạo học. Ông quả quyết rằng thật
lầm lạc khi ta có hành động làm tổn thương bản thân cho dù hành động ấy
mang lại lợi ích cho toàn thế gian, vì cuộc sống có hai mục đích: một là giữ
21


cho bản thân không bị tổn hại, hai là sống hết sức lâu dài có thể được. Tuy
nhiên, tư tưởng này của Đạo gia đã vô hình tạo nên một tầng lớp cổ vũ cho
chủ nghĩa cá nhân, chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ mà không chăm lo cho lợi ích
của tập thể và của xã hội.
Trong “Thiên tề vật luận”, Trang Tử viết hễ hai người tranh luận không
thể phân định ai đúng ai sai, ai hơn ai thua thì khó có khả năng phân xử công
bằng, vì dù có người thứ ba phân xử thì cũng hoặc sẽ theo quan điểm của bên
này, bên nọ hoặc theo quan điểm của riêng họ. Vì vậy hệ thống luật pháp ra
đời, quy định rõ những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức, xem như
một tiêu chuẩn để đánh giá đúng sai, hơn thua một cách khách quan. Tuy
nhiên, tư tưởng này lại dẫn đến thái độ không chịu thỏa hiệp trong các cuộc
tranh luận và không tin tưởng vào sự phán xét của người thứ ba.
4.2.3 Trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng
Lão Tử chủ trương không dùng sức mạnh quân sự để “trị quốc, bình
thiên hạ”. Sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên nên Lão Tử rất
ghét binh lửa. Quân đội đi đến đâu là mang đau thương đến đó, và còn gây
nhiều hậu quả cho tương lai. Nếu lãnh tụ quốc gia sử dụng sức mạnh binh đao
thì sớm muộn cũng sẽ thất bại dưới vó ngựa của một đạo quân mạnh hơn.
Không có sức mạnh quân sự nào là trường cửu vĩnh viễn. Trong thời đại ngày
nay, tư tưởng này càng phát huy giá trị, các quốc gia chủ trương giải quyết
các vấn đề xung đột, tranh chấp trên bàn đàm phán.
Tuy nhiên, theo Lão Tử, quốc gia chỉ điều động sức mạnh quân sự khi

cần phải cứu người. Khi dấy quân cứu người, lãnh tụ không được kiêu căng.
Trong trường hợp bức bách, không thể dùng đạo để thu phục lòng người,
không thể thỏa hiệp hay giải quyết vấn đề trên bàn đàm phán, ắt sẽ phải dùng
đến vũ lực vì mục tiêu vĩ đại của dân tộc, vì nhân sinh nhân loại. Ví dụ như
các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, sau khi đã tìm đến
các phương án như thuyết phục, thỏa hiệp mà không đi đến kết quả thì việc sử
dụng vũ lực, vũ trang là một lẽ tất yếu.
22


Khi dụng binh, lãnh tụ không thể khinh địch bởi “tai họa không gì lớn
bằng khinh địch”. Lãnh tụ cũng phải biết thương dân khi điều động binh
quân. Khi biết thương dân thì ít khi dấy quân gây chiến mà chỉ thủ quân để
bảo vệ đất nước. Khi nắm giữ binh quân, lãnh tụ phải cẩn thận, tự chủ, không
khinh xuất, không hung hăng, không giận dữ, tránh võ đoán và luôn luôn
khiêm nhường hạ mình để tôn hiền nhân thì hiền nhân sẽ tự nhiên theo mà
giúp.
4.2.4

Trong nền kinh tế

Ngày nay, với sự vận động của nền kinh tế thị trường, Nhà nước không
can thiệp quá nhiều vào các hoạt động kinh tế mà phải để quy luật tự nhiên
quyết định, điều chỉnh các sắc thuế cho phù hợp để không làm méo mó nền
kinh tế. Đây là hành động theo xu hướng vô vi của Lão Tử.
Muốn cho việc trị nước đạt hiệu quả thì mục tiêu phải được xác định rõ
ràng. Đó là phải theo Đạo: “Tổn hữu dư, bổ bất túc”, nghĩa là phải từ bỏ
những gì thái quá, nâng đỡ những gì bất cập, đem lại công bằng cho xã hội.
Muốn giảm lạm phát thì phải xem tiền, hàng cái nào thiếu, cái nào dư. Đối với
thị trường bất động sản, để phát triển bền vững cũng phải xem cung cầu, thu

nhập, năng lực sản xuất, nguồn vốn, hành lang pháp lí cái nào tăng, cái nào
giảm. Để từ đó hình thành nên những nguyên tắc trong cơ chế vận hành của
nền kinh tế.
4.2.5

Trong hoạt động đối ngoại

Lão Tử đưa ra chủ trương bất tranh: “Dĩ kì bất tranh cố thiên hạ mạc
năng dữ chi tranh” (Không tranh với ai cho nên thiên hạ không ai tranh với
mình). Nước lớn phải biết khiêm nhường để cho nhân dân các nước nhỏ mến
phục và hướng về quy phục nước lớn. Trái lại, nếu các nước lớn dùng sức
mạnh để xâm lăng các nước nhỏ thì sớm muộn nhân dân bị trị sẽ đứng dậy
chống lại quân xâm lược.
4.2.6

Trong quan điểm bảo tồn thiên nhiên

23


Thiên nhiên đất trời vốn đã vận hành thành chu kì tự nhiên, nếu chúng ta
tác động vào bất kì một yếu tố nào thì cũng có thể làm thay đổi chu trình trên.
Thuyết vô vi giải thích tại sao cần phải bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo sự cân
bằng sinh thái. Hạn chế chặt phá rừng để bảo vệ đất, hạn chế thiên tai lũ lụt.
4.2.7

Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, hội họa

• Tư tưởng văn nghệ dùng phương pháp hư cấu và tượng trưng để biểu
hiện cảnh giới siêu hiện thực một cách tự nhiên, hướng gần đến chủ nghĩa

lãng mạn.
• Hội họa thanh thoát và không cố hữu một bản ngã. Đặt chính xác và
đúng chỗ một nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh hoặc gợi lên tính mộc
mạc, thi vị của trải nghiệm trong mấy câu thơ, vài con chữ hoặc một hình ảnh.
Cả hai cái ấy đều xuất phát từ sự nhạy cảm mang thiên hướng tự nhiên.
• Thư pháp là lối viết chữ tự nhiên, không gượng ép, cái tự nhiên của
trời đất. Những nét bút trên giấy như rồng bay phượng múa, như gió thoảng
mây bay, lúc im lìm lắng đọng, lại có khi bão tố cuồng phong, đó là cái tự
nhiên của đất trời. Muốn nắm lấy cái hư vô, các nhà thư pháp phải phá các
hình thức hữu danh để tạo những hình thức mĩ thuật vô danh, một lối cấu tạo
tự do, không lề lối nhất định.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.daotam.info
2.
3.
4. Giáo trình Lịch sử triết học Trung Quốc thời kì cổ đại – trung đại
(PGS.TS.Trương Ngọc Nam)
5. Lịch sử Triết học (GS.TS. Nguyễn Hữu Vui)
6. Lão Tử: Triết học khảo cứu (Ngô Tất Tố)

25


×