Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng _2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.84 KB, 6 trang )

Phong cách thơ Ngải Thanh
và những ảnh hưởng từ phái
tượng trưng






Với cách viết dùng một loạt nhiều câu có điệp ngữ này, đồng thời cũng là sự lặp lại một
kiểu ý tượng (hình ảnh thơ), nhà thơ muốn dựa vào hình thức này để tích luỹ các ý tượng,
không ngừng làm tăng mức độ tình cảm. Theo sự kéo dài “đứt nối” của các dòng thơ, cảm thức
về thời gian và không gian trong thơ được tăng thêm. Dung lượng của cả bài thơ vì thế mà
được khuếch đại hơn so với cách viết “bình diện”. Các nhà thơ của phái chủ nghĩa tượng trưng
rất chuyên dùng thủ pháp này, sự vận dụng của Ngải Thanh với thủ pháp này có thể nói là mở
ra một khuôn mặt mới, một sự xuất thần nhập hoá.
3. Về ngôn ngữ thơ, cùng với hình thức thể văn xuôi, khẩu ngữ hoá cũng là một đặc
trưng quan trọng khác trong thơ tự do Ngải Thanh. Ông nói: “Cái hay cái đẹp của văn xuôi
trong thơ mà tôi nói đến chính là cái hay cái đẹp của lời ăn tiếng nói hàng ngày”
(16)
.
Ông đặc biệt suy tôn việc “khẩu ngữ hoá” của Đới Vọng Thư, và đưa ra những đánh giá
rất cao. Ông nói “khẩu ngữ hoá” là “phát minh” của Đới Vọng Thư, trong sáng tác của mình
rằng ông chịu ảnh hưởng “khẩu ngữ hoá” của Đới Vọng Thư. Vì có quan hệ này, việc Ngải
Thanh theo đuổi “vẻ đẹp lời nói hàng ngày” không chỉ là theo đuổi với ý nghĩa thông thường
theo quy luật tự nhiên và hợp với quần chúng, mà đồng thời cũng là sự tương quan mật thiết
thú vị của nghệ thuật sáng tạo ra ngôn ngữ mới của chủ nghĩa tượng trưng.
“Vẻ đẹp lời nói hàng ngày” của thơ Ngải Thanh có thể thâu tóm vài đặc trưng đáng chú
ý sau: Một là, thanh điệu tự nhiên, tức là “đọc trôi chảy, nghe hài hoà”. Ví dụ một đoạn trong
bài Ngọn đuốc:
Ngọn đèn dầu từ trên đài


phát sáng. Người diễn thuyết đứng trên đài
hướng về ngàn vạn lỗ tai đọc lời tuyên ngôn.
Miệng ông mở to âm thanh từ đó ra
Tay ông giơ cao lại nắm thành nắm đấm
Nắm đấm của ông đấm xuống mạnh mẽ
Cùng buông ra trong miệng hai từ: “Đả đảo!”
Những câu thơ này rất dễ khiến người ta liên tưởng đến những câu trong bài Ký ức của
tôi (Ngã đích ký ức) của Đới Vọng Thư. Từ đó có thể thấy, Ngải Thanh chịu ảnh hưởng kiểu
“khẩu ngữ hoá” của Đới Vọng Thư:
Lời của nó là lời cổ xưa, luôn nói mãi một chuyện như hệt,
Điệu của nó là điệu hài hoà, luôn hát những bài hát như hệt,
Đôi khi nó còn bắt chước tiếng nói của cô gái trẻ xinh xắn,
Tiếng của nó lại không có hơi sức,
Mà vẫn cứ khép mắt là lệ chảy, khép lại là thở dài.
(Đới Vọng Thư, Ngã đích ký ức)
Hai là, tạo đời sống mới cho ngôn ngữ, tức là “tránh dùng những kiểu viết cũ”, cố gắng
“sáng tạo nên những từ ngữ mới, ngôn ngữ mới”
(17)
. Đặc biệt là chú trọng việc “sử dụng ngôn
ngữ để nắm bắt ánh sáng của cái đẹp, màu sắc của cái đẹp, hình thể cái đẹp, sự vận động của
cái đẹp”
(18)
, khiến cho ngôn ngữ thơ ông đẹp như bức tranh. Như một đoạn trong bài Lửa
hoang (Dã hoả):
Trong đêm đen này rực cháy lên
Trên đỉnh núi cao cao này
Bàn tay rực sáng của người đưa ra
Vuốt ve lồng ngực rộng lớn của đêm
Vuốt ve lồng ngực mát lạnh của trời
Từ nơi cao nhất của người những ánh sáng nhảy múa

Làm bay lên những vì sao lửa
Đoạn thơ trên tác giả đã dùng những từ ngữ đầy sáng tạo và mới mẻ, gợi lên những cảm
giác âm thanh, màu sắc, hình ảnh, động tác khiến thơ ông như một “bức tranh của những con
chữ”. Điều này rõ ràng là do ảnh hưởng từ việc Ngải Thanh từng theo học vẽ và niềm đam mê
nghệ thuật hội hoạ phái ấn tượng. Ngoài ra, theo đuổi sắc thái ngôn ngữ cũng là vấn đề cơ bản
trong nghệ thuật thơ ca phái tượng trưng; sắc thái ngôn ngữ thơ Ngải Thanh cũng nên xem là
kết quả của việc ông đã mạnh dạn kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật thơ của chủ nghĩa tượng
trưng.
Ba là, phong cách mộc mạc, tức là “dùng ngôn ngữ sáng sủa nhất để biểu hiện những
cái bản chất nhất của sự vật”. Ngải Thanh chuộng vẻ đẹp mộc mạc, ông cho rằng “ngôn ngữ
biểu hiện những tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của bạn một cách đầy đủ và chính xác nhất là
ngôn ngữ hay nhất”
(19)
. Phong cách này thể hiện rõ nhất trong bài thơ trữ tình ngắn mang tính
triết lý, như bài Cuộc đối thoại với than đá (Môi đích đối thoại),Cá hoá thạch (Ngư hoá thạch),
Cây (Thụ)… Ví dụ bài Cây:
Từng cây, từng cây
Cây này cây kia đứng lẻ loi trên mặt đất
Gió và không khí
Nói cho chúng biết cự li
Nhưng dưới lớp bùn đất
Rễ chúng vươn dài
Nơi đáy sâu chẳng thấy
Chúng kết rễ chằng chịt cùng nhau
Phong cách mộc mạc, chất phác và chính xác này, một mặt nhờ sự tích luỹ lời nói
thường ngày của con người hiện đại, mặt khác là do quan hệ với phái tượng trưng cho đến
ngôn ngữ thơ phái ý tượng. Bởi vì, giống như nhà thơ phái tượng trưng giai đoạn hậu kỳ
Esenin mà Ngải Thanh đã chịu ảnh hưởng, thực tế cũng đã hợp lưu với phái ý tượng để
theo đuổi những hình ảnh, ý tượng mới lạ bất ngờ, mạnh mẽ và tác phong ngôn ngữ sáng
rõ, mộc mạc kiểu phù điêu. Ngải Thanh từng chủ trương “dùng ý tượng cảm xúc để thủ

tiêu những ẩn dụ mông lung, mù mờ” khiến cho “cuộc sống” chân thực của thơ thật sự
thành “sự ngưng tụ của cái đẹp, một thể chất có độ cứng và sức nặng. Bất kể là mộng hay
ảo tưởng cũng phải là một cá thể”
(20)
, chính là một minh chứng của sự tiếp nhận ảnh
hưởng này. Khác với sự theo đuổi ngôn ngữ thơ đại chúng hoá thông tục dễ hiểu với sự rõ
ràng trong sáng mà những nhà thơ bạch thoại thời kỳ đầu chú trọng, ngôn ngữ thơ trong
sáng, mộc mạc này của Ngải Thanh đã đạt được sự hàm súc, có lẽ cũng chính từ sự kết
hợp giữa phong cách thơ phái ý tượng và phái tượng trưng với lời nói của những con
người hiện đại.
4. Ngoài những ảnh hưởng nghệ thuật từ những nhà thơ của các trường phái khác
nhau, nguyên nhân cơ bản để phong cách thơ Ngải Thanh thật sự trưởng thành và chín
muồi còn ở sự tôi luyện trong khói lửa của cuộc chiến tranh dân tộc. Đặc biệt là sau khi
ông chuyển đến Diên An, là vùng đất thánh cách mạng Tây Bắc, tham dự cuộc nói chuyện
đường lối văn nghệ của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai… tư tưởng tình cảm và ý thơ càng
trở nên sâu sắc, tinh tế hơn. Không những thế, thời gian này ông còn tham gia viết những
tác phẩm lý luận thơ. Ông từng tự nói rằng: “Giai đoạn trước cuộc chiến tranh chống Nhật
là giai đoạn cao trong sáng tác của tôi”
(21)
. Trong thời gian này, “thơ mới Trung Quốc
cũng giống như các bộ môn văn học Trung Quốc, đã trưởng thành và phồn thịnh một cách
nhanh chóng trên con đường hiện thực chủ nghĩa”
(22)
, “từ cuộc kháng chiến chống Nhật
đến nay, thơ mới Trung Quốc… bất luận nội dung hay hình thức đều hoàn chỉnh và phong
phú hơn những thời kỳ khác gấp bội”
(23)
.
Ông có một đoạn bàn về sự thay đổi của thơ mới những năm bắt đầu cuộc kháng chiến,
tuy là nói chung, nhưng cũng có thể là chân dung tự hoạ về nghệ thuật thơ Ngải Thanh đã đạt

đến trình độ cao trong khói lửa của cuộc kháng chiến:
“Thơ mới Trung Quốc trong bốn năm kháng chiến trở lại, vì để biểu hiện trọn vẹn sự
tráng lệ của cuộc đấu tranh đầy nhân tính, và sự hùng tráng đẹp đẽ của cuộc sống đấu tranh, nó
tự nhiên phải cởi bỏ cái hình thức mài giũa chi li và sự thú vị giả tạo; vứt bỏ mọi sự hư cấu và
những điều không tưởng, thậm chí cả những nội dung lãng mạn… nó rời xa những tư tưởng
tình cảm của phái banas gần như bị đông cứng, cả sự cách điệu munai cứng nhắc; nó cũng xa
rời sự bay bổng và sự hào hứng trải suốt ngàn dặm (sự hào hứng này nảy sinh từ sự phóng túng
buông thả không tưởng của chủ nghĩa anh hùng cá nhân) của chủ nghĩa lãng mạn còn sót lại;
nó tuyệt duyên với chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa thần bí, những tiếng gào thét tinh thần của
kẻ gần như tâm thần, những lời mê sảng nhợt nhạt, tự xét trống rỗng, và lời độc thoại với giọng
run rẩy; nó cởi bỏ tất cả những chiếc áo khoác màu đen, chiếc áo khoác quan niệm, chiếc áo
che đậy thế giới sự vật bằng sự thần bí; nó mạnh dạn cảm thụ thế giới, lý giải thế giới một cách
rõ ràng, và phản ánh thế giới thật sáng rõ, chính xác”
(24)
.
Chính vì như vậy, thơ của Ngải Thanh đạt được “những hình tượng sống động mới mẻ
phong phú, hơi thở thanh tân nồng nàn, phong cách sáng sủa, chất phác, khoẻ khoắn, rộng rãi,
giai điệu và tiết tấu mạnh mẽ, hùng hậu…”
(25)
khi viết về đề tài nông thôn, những người nông
dân, lao động hay về mặt trời, về ngọn lửa, về con đường, về hòn than, về cá hoá thạch Thơ
Ngải Thanh chính là sản phẩm của thời đại chiến tranh dân tộc. Nhân tố thời đại là người bảo
sanh cho phong cách thơ Ngải Thanh.
5. Trong lịch sử thơ mới Trung Quốc, Ngải Thanh là nhà thơ bản lề của thời đại, ông
vừa thừa tiếp dòng thơ của người đi trước cũng đồng thời gợi mở một dòng mới cho những nhà
thơ sau. Sự định hình và chín muồi trong phong cách thơ Ngải Thanh cũng có thể coi là một
trong những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và chín muồi nghệ thuật thơ tự do Trung Quốc.
Có thể khái quát về phong cách của Ngải Thanh bằng một sự liên hệ thú vị, rằng: phong cách
thơ Ngải Thanh, “có sự tràn trề của phong cách thơ Quách Mạt Nhược, nhưng thêm sự “khéo
léo dẫn dắt”; có sự trong sáng của phong cách Đới Vọng Thư, nhưng lại hiển lộ khí độ “cứng

rắn mạnh mẽ”; bỏ đi sự trúc trắc trong phong cách thơ Lý Kim Phát, nhưng lại dung hợp sự
hàm súc của phái tượng trưng; không có sự cẩn thận tỉ mỉ khổ ngâm của phong cách thơ Tang
Khắc Gia, nhưng lại có sự khuôn mẫu của một người hoạ sĩ”
(26)
. Tuy phong cách thơ của ông
về sau có sự biến đổi, nhất là sau khi trải qua những lần thử nghiệm không thành công lắm về
thể loại cũng như về đề tài, nhưng trong khoảng thời gian từ giữa những năm 30 đến đầu năm
40, phong cách thơ tự do của ông dần đến chỗ thành thục, đồng thời có những ảnh hưởng to
lớn đối với sự phát triển của thể thơ tự do Trung Quốc. Có thể nói rằng, những nhà thơ mang
phong cách chủ nghĩa hiện thực trong phái Điền Gian và cả phái Thất Nguyệt, ít nhiều đều chịu
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ ông. Trên ý nghĩa đó, Ngải Thanh xứng đáng là bậc thầy
thơ mới với thể tự do

×