Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 111 trang )

Header Page 1 of 145.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ YẾN

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ T N CHỈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016

Footer Page 1 of 145.


Header Page 2 of 145.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ YẾN

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ T N CHỈ

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN MÃ

HÀ NỘI, 2016

Footer Page 2 of 145.


Header Page 3 of 145.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Văn Mã, đã tận tình, tỉ mỉ giúp tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng chức năng, các nhà
quản lí, các nhà khoa học là cán bộ giảng viên trong và ngoài trường, các
chuyên gia nước ngoài công tác tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng
dạy, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm sâu sắc tới các anh chị học viên,
các em sinh viên, bạn bè và gia đình luôn quan tâm, động viên, hết mình giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Yến

Footer Page 3 of 145.



Header Page 4 of 145.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Yến

Footer Page 4 of 145.


Header Page 5 of 145.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
NGHI N CỨU KHO H C CỦ SINH VI N ĐẠI H C........................... 7

1.1. T ng quan về quản lý hoạt động NCKH sinh viên .................................... 7
111
112

n

ngo i ................................................................................... 7
i t N m ...................................................................................... 9

1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 12
1.2.1. Quản lí ........................................................................................... 12
1.2.2. Nghiên cứu khoa học ..................................................................... 14
1.2.3. Nghiên cứu khoa học của sinh viên ............................................... 15
1.2.4. Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học ....................................... 16
1.2.5. Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ................. 17
1.3. Nội dung quản lí hoạt động NCKH sinh viên ...................................... 18
1.3.1. Xây dựng kế hoạch......................................................................... 18
1.3.2. Tổ chức cho sinh viên NCKH ........................................................ 18
1.3.3. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động sinh viên NCKH ............................... 19
1 3 4 Cơ hế, chính sách cho sinh viên NCKH....................................... 19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động NCKH của sinh viên .... 20

Footer Page 5 of 145.


Header Page 6 of 145.

1 4 1 Môi tr ờng quản lí......................................................................... 20
1.4.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí ............................................... 24
1.4.3. Các yếu tố thuộc về đối t ợng quản lí ........................................... 25

Kết luận h ơng 1 ....................................................................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHI N
CỨU KHO H C CỦ SINH VI N TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 ........... 28
2.1. Khái quát về Trường ĐHSP Hà Nội 2 ................................................. 28
2.1.1. Gi i thi u về Tr ờng

S

Nội 2 .......................................... 28

2 1 2 Chứ năng, nhi m v , quyền hạn ủ Nh tr ờng ........................ 29
2 1 3 Cơ sở vật chất kỹ thuật củ Tr ờng .............................................. 31
2 1 4 Cơ ấu tổ chức ............................................................................... 32
2 1 5 Quá trình đ o tạo củ Tr ờng....................................................... 32
2.2. Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 35
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học ........ 36
2.2.2. Thành tựu NCKH củ sinh viên trong 5 năm (2011 - 2016) ......... 39
2 2 3 Lĩnh vực NCKH củ sinh viên trong 5 năm (2011-2016) ............. 42
2.2.4. Mứ độ thực hi n hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên . 43
2.2.5. Các loại hình NCKH sinh viên ...................................................... 46
2.2.6. Các yếu tố ảnh h ởng đến hi u quả tổ chức NCKH sinh viên ..... 49
2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên
Trường ĐHSP Hà Nội 2 .............................................................................. 52
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động NCKH sinh
viên Tr ờng
S
Nội 2................................................................... 52
2 3 2 Thái độ của giảng viên trong vi c tổ chức NCKH sinh viên ......... 53
2.3.3. Xây dựng kế hoạch quản lí NCKH sinh viên ................................. 55
2.3.4. Tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên.................................. 55

2.3.5. Kiểm tr , đánh giá, ông bố kết quả NCKH sinh viên ................. 56
2.3.6. Tạo điều ki n, chính sách cho sinh viên NCKH ............................ 56

Footer Page 6 of 145.


Header Page 7 of 145.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động NCKH sinh viên Trường
ĐHSP Hà Nội 2 ........................................................................................... 56
2.4.1. Các yếu tố thuộc chủ thể quản lí.................................................... 56
2.4.2. Các yếu tố thuộ đối t ợng quản lí ............................................... 58
2.4.3. Các yếu tố thuộc môi trường quản lí ............................................. 60
Kết luận h ơng 2 ....................................................................................... 63
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHI N CỨU
KHO H C CỦ SINH VI N TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 TRONG ĐÀO
TẠO THEO H C CHẾ TÍN CHỈ ................................................................... 64
3.1. Căn cứ đề xuất biện pháp ..................................................................... 64
3.1.1. M

tiêu đ o tạo của bậ đại học ................................................. 64

3.1.2. Chiến l ợc phát triển nh tr ờng .................................................. 64
3.1.3 iều ki n ơ sở vật chất ph c v cho hoạt động giảng dạy và
nghiên cứu khoa học ................................................................................ 65
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Trường
ĐHSP Hà Nội 2 trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ..................... 65
3.2.1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ động, tích cực của giảng
viên, sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học ............................. 65
3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chính sách hợp lí để đẩy mạnh hoạt động

NCKH sinh viên ....................................................................................... 68
3.2.3. Tổ chức các diễn đ n K CN, thông tin về NCKH cho sinh viên .. 69
3.2.4. Kiểm tr , đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên ...................... 71
3 2 5 Tăng ờng á điều ki n hỗ trợ cho hoạt động NCKH sinh viên
.................................................................................................................. 73
3.2.6. Xây dựng Quy định về hoạt động NCK sinh viên Tr ờng
S
Hà Nội 2 ................................................................................................... 74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 76
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .. 77

Footer Page 7 of 145.


Header Page 8 of 145.

3.4.1. M

đí h v ph ơng pháp khảo sát............................................... 77

3.4.2. Kết quả khảo sát............................................................................. 77
Xây dựng kế hoạch, chính sách hợp lí để đẩy mạnh hoạt động NCKH ở
sinh viên ................................................................................................... 77
Xây dựng kế hoạch, chính sách hợp lí để đẩy mạnh hoạt động NCKH ở
sinh viên ................................................................................................... 79
Kết luận h ơng 3 ....................................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 86
PHỤ LỤC


Footer Page 8 of 145.


Header Page 9 of 145.

DANH MỤC VIẾT TẮT

Footer Page 9 of 145.

KHCN

Khoa học công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


Header Page 10 of 145.

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH
Bảng 2.1. Cơ sở vật chất của trường (tính đến năm học 2015-2016) ............. 31
Bảng 2.2. Danh sách các Khoa và Bậc đào tạo của trường ............................ 33
Bảng 2.3. Số lượng sinh viên, học viên, NCS từ năm 2011-2016 .................. 34
Bảng 2.4. Số lượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ năm
2011-2016........................................................................................................ 34

Bảng 2.5. Đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ
của nhà trường được nghiệm thu trong giai đoạn 5 năm gần đây................... 35
Bảng 2.6. Vai trò của hoạt động NCKH trong quá trình đào tạo sinh viên ... 37
Bảng 2.7. Tác dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo ........ 38
Bảng 2.8. Số lượng đề tài NCKH của sinh viên trong 5 năm ......................... 40
Bảng 2.9. Các đề tài NCKH sinh viên đã đạt giải (2011-2016) ..................... 40
Bảng 2.10. Số công trình được công bố trên Tạp chí và Hội nghị, Hội thảo
sinh viên từ năm 2011-2016 ............................................................................ 41
Bảng 2.11. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên chia theo
lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................................ 42
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện hoạt động NCKH cho sinh viên ...................... 44
Bảng 2.13. Đánh giá việc sử dụng các loại hình NCKH sinh viên ................ 47
Bảng 2.14. Những thuận lợi của sinh viên khi tham gia hoạt động
nghiên cứu khoa học ..................................................................................... 50
Bảng 2.15. Những khó khăn của sinh viên khi tham gia hoạt động
nghiên cứu khoa học ..................................................................................... 51
Bảng 2.16. Vai trò quản lí hoạt động NCKH sinh viên .................................. 52
Bảng 2.17. Thái độ của giảng viên trong việc t chức NCKH sinh viên ...... 53
Bảng 2.18. Yếu tố thuộc chủ thể quản lí ảnh hưởng đến hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên ................................................................. 57

Footer Page 10 of 145.


Header Page 11 of 145.

Bảng 2.19. Yếu tố thuộc đối tượng quản lí ảnh hưởng đến hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên ................................................................ 58
Bảng 2.20. Yếu tố thuộc môi trường quản lí ảnh hưởng đến
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ............................................... 60

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất .................................. 77
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp ................................................. 79
Hình 2.1. Mức độ quan trọng của hoạt động NCKH trong quá trình
đào tạo sinh viên.............................................................................................. 37
Hình 2.2. Mức độ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên ......... 46

Footer Page 11 of 145.


Header Page 12 of 145.

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và công nghệ đang là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền
kinh tế toàn cầu. Trong quá trình hội nhập quốc tế, nước ta ngày càng tiếp cận
sâu với nền kinh tế tri thức sử dụng khoa học công nghệ hiện đại. Nhận thức
được vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, Đảng và Nhà nước đã có
nhiều nghị quyết quan trọng về khoa học công nghệ và khẳng định: “Cùng với
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát
triển kinh tế -xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
bằng cách dựa vào khoa học, công nghệ” [33].
Điều 12 của Luật Khoa học và Công nghệ quy định nhiệm vụ khoa học
và công nghệ của trường đại học là: “Trường đại học có nhiệm vụ tiến hành
NCKH và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất, dịch
vụ khoa học và công nghệ, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ
khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và NCKH về giáo
dục” [25].

Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn tri thức
mới cho sự phát triển của xã hội, là nền tảng bền vững cho sự phát triển của
mỗi một quốc gia.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Đảng về khoa học công nghệ trong
các Đại hội trước, Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng xác định: “Phát triển
mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là
quốc sách hàng đầu” và “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất
nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ
các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta” . Nghị Quyết Trung

Footer Page 12 of 145.


Header Page 13 of 145.

2

ương 6, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về phát triển KHCN đề ra mục
tiêu “Tiếp tục đ i mới mạnh mẽ và đồng bộ về t chức, cơ chế quản lý, cơ chế
hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và
công nghệ” [2] .
Giảng dạy không tách rời nghiên cứu khoa học, ở Việt Nam các trường
đại học có đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên sau đại học lớn
đó là tiềm lực để phát triển NCKH. Vì vậy, nếu không đảm bảo thực hiện tốt
chức năng NCKH thì sẽ gây lãng phí rất lớn trong việc sử dụng nguồn nhân
lực khoa học công nghệ và sẽ có nguy cơ “tụt hậu” rất xa trong NCKH (chỉ so
sánh với các trường đại học ở Đông Nam Á).
Hoạt động NCKH của sinh viên các trường đại học đã được các trường
chú trọng phát huy từ nhiều năm nay, rất nhiều công trình NCKH do sinh viên
thực hiện đạt kết quả cao, có tính ứng dụng rộng rãi như công trình của sinh

viên trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh ... Rất nhiều em đã thực hiện NCKH từ năm
thứ nhất, nhiều năm liền có công trình khoa học, hiện nay có những em chủ trì
các đề tài khoa học cấp trường. Điều đó cho thấy hoạt động sinh viên NCKH
đã và đang được quan tâm hơn bao giờ hết.
Để quản lí tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, các trường đại học đã không ngừng tìm
tòi và xây dựng những tiêu chí, quy định, cách thức quản lí phù hợp với mục
tiêu đào tạo của riêng mình như: Trường ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Thành
phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỏ địa chất Thành phố Hồ Chí Minh, đặc
biệt Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng quy định sinh viên
NCKH cụ thể đến cấp khoa. Điều đó khẳng định chắc chắn rằng NCKH của
sinh viên là yếu tố không thể tách rời với mục tiêu đào tạo của nhà trường đại
học trong giai đoạn hiện nay.

Footer Page 13 of 145.


Header Page 14 of 145.

3

Giống với đào tạo niên chế, đào tạo theo học trình học phần, nhiều sinh
viên tham gia NCKH cùng giảng viên, tuy nhiên chỉ tập trung vào các em có
học lực khá, giỏi và chủ yếu là thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Hiện nay, các
trường đại học trong nước đang dần tiếp cận tới đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
đòi hỏi việc t chức hoạt động NCKH cho sinh viên cũng cần có sự thay đ i
nhất định phù hợp với nội dung và phương thức đào tạo mới. Trong hình thức
đào tạo trước đó, hoạt động này chủ yếu tập trung vào quản lí khóa luận cuối
khóa của sinh viên, đây được coi là hình thức nghiên cứu chủ đạo, thiết thực,

có nhiều lợi ích với sinh viên. Trái lại, trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ thể
hiện tính hệ thống rất cao, vì vậy song song với quản lí đào tạo vấn đề quản lí
NCKH cũng đặt ra yêu cầu cần thay đ i cho phù hợp. Cùng với đó hoạt động
NCKH sinh viên cũng sẽ thay đ i với việc xóa bỏ không thực hiện hình thức
khóa luận tốt nghiệp chuyển sang hình thức chủ động, sáng tạo, tự nghiên
cứu. Vì vậy, công tác quản NCKH sinh viên phải thay đ i để phát huy tối đa
vai trò chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Nghiên cứu về quản lí hoạt động sinh viên NCKH trong các trường đại
học đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới cả trong và ngoài nước. Ở ngoài nước
một số công trình sách, báo, chuyên khảo, chiến lược giáo dục đi sâu nghiên
cứu vai trò của KHCN trong trường đại học như nghiên cứu quản lí NCKH
trong các trường đại học nghiên cứu (John Taylor, 2006) [53]; cách thức t
chức, quản lí hoạt động sinh viên NCKH của Singapore [45]; … Các nghiên
cứu không những nêu vai trò của nghiên cứu trong các trường đại học ở các
nước tiên tiến nhằm xây dựng mục tiêu quản lí nghiên cứu trong các trường
đại học nghiên cứu, mặt khác nghiên cứu về cách thức t chức, quản lí công
tác NCKH sinh viên đại học.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã có những cuốn sách, bài báo, báo cáo, đề
tài nghiên cứu về việc trang bị, hướng dẫn, t chức, và quản lí hoạt động

Footer Page 14 of 145.


Header Page 15 of 145.

4

NCKH của sinh viên như: Hoàng Lan Hương, 2008; Nguyễn Vân Anh, 2009;
Lê Yên Dung, 2010; Nguyễn Quang Huy, 2013; Lê Xuân Vũ, 2014; Đỗ Cẩm
Linh, 2014; Ngô Viết Sơn, 2009 [28];… Các tác giả đã đưa ra được tính cấp

thiết và một số biện pháp quản lí hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2
đã hình thành và phát triển theo dòng thời gian vận động không ngừng của
Nhà trường. Số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đã tăng dần cả về số
lượng và chất lượng. Có nhiều công trình tham gia dự thi Sinh viên nghiên
cứu khoa học, Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, Giải thưởng Sáng tạo Khoa
học Công nghệ VIFOTEC, … và đoạt giải. Những thành quả bước đầu đáng
khích lệ ấy đã xây dựng phong trào NCKH trong sinh viên nhà trường hàng
năm, khẳng định yếu tố vô cùng quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao không thể tách rời việc t chức hoạt động NCKH trong sinh viên.
Hiện nay công tác quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trong điều
kiện đào tạo theo học chế tín chỉ còn nhiều hạn chế, việc tìm ra các phương
hướng khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng NCKH của
sinh viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường là việc làm cần thiết và
có ý nghĩa vô c ng quan trọng giúp thực hiện thắng lợi đ i mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng mục tiêu nhà trường đề ra.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong đào tạo theo học ch t n ch ”
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích lý luận và tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động NCKH của
sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động
này trong quá trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Footer Page 15 of 145.


Header Page 16 of 145.


5

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp quản lí phù hợp thì sẽ góp phần bảo
đảm, từng bước nâng cao chất lượng sinh viên NCKH trong đào tạo theo học
chế tín chỉ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lí hoạt động NCKH của sinh
viên trường đại học.
- Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động NCKH của sinh viên ở
Trường ĐHSP Hà Nội 2.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trong
đào tạo theo học chế tín chỉ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra thực trạng công tác quản lý và hoạt động NCKH của sinh viên
Truờng ĐHSP Hà Nội 2 trong 5 năm (2011 - 2016).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, t ng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan làm cơ
sở xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp t ng kết kinh nghiệm: T ng kết những kinh nghiệm từ
những nhà quản lí đi trước, đương nhiệm tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 và các
trường đại học khác.
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động t chức, kiểm tra, đánh giá
của công tác quản lí nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường.


Footer Page 16 of 145.


Header Page 17 of 145.

6

Phương pháp trò chuyện: Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các
nhà quản lí và sinh viên năm cuối đang học tập tại trường.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua sản phẩm khoa học của
sinh viên, từ đó đánh giá được mức độ về tầm quan trọng của vấn đề NCKH
trong sinh viên toàn trường.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp khảo sát bằng
phiếu hỏi trong cán bộ quản lí, giảng viên đại diện nhà trường.
Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này cho thấy được
những ý kiến sâu hơn từ các nhà khoa học là chuyên gia, nhà quản lí trong và
ngoài nước.
Nhóm phương pháp thống kê toán học: Sử dụng trong thu thập, xử lí số
liệu cần thiết cho luận văn.

Footer Page 17 of 145.


Header Page 18 of 145.

7

NỘI DUNG
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHI N CỨU KHOA HỌC

CỦA SINH VI N ĐẠI HỌC
1.1. T ng quan về quản ý hoạt động NCKH sinh viên
Giáo dục đại học đang được quan tâm hơn bao giờ hết trong suốt thời
gian qua, việc tăng cường đưa nghiên cứu khoa học vào chương trình đào tạo
nhằm phát huy khả năng tự nghiên cứu cho sinh viên đại học đang được coi là
giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các
trường đại học. Song song với sự bùng n về công nghệ thông tin và khoa học
công nghệ, việc lựa chọn hướng đi gắn học tập của sinh viên với nghiên cứu
là một điểm sáng để xây dựng trường đại học theo xu thế thời đại.
Hoạt động NCKH của sinh viên ở các trường đại học được coi là một
trong những nhân tố không thể thiếu, khẳng định sự phát triển đi lên của nhà
trường. Do vậy, việc tìm ra các biện pháp, xây dựng định hướng cho hoạt
động này nhằm phát huy vai trò của nó là một trong những vấn đề được quan
tâm của rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và thế giới.
1.1.1.

nư c ngoài

Cùng với sự phát triển của NCKH trong đội ngũ giảng viên, hầu hết các
trường đại học ở nước ngoài đều chú trọng tới hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên. Đó là hoạt động nhằm đánh giá quá trình rèn luyện, tích lũy của
bản thân cũng như mục tiêu chất lượng đào tạo của nhà trường đại học. Đã có
nhiều công trình, đề tài, đánh giá,... về NCKH và hoạt động nghiên cứu khoa
học trong sinh viên như:
Trong chuyên khảo của Goroxepxki

.

và Lubixuna. M.T năm 1971


“T chức việc tự học của sinh viên” [43] đã chỉ ra rằng NCKH của sinh viên
đại học là một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào tạo có tính
khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Footer Page 18 of 145.


Header Page 19 of 145.

8

Prikhodko P.T trong cuốn “T chức và phương pháp công tác NCKH”
[50] đã nêu ra được một số đặc trưng cơ bản của sinh viên NCKH. Ngoài ra
tác giả còn đánh giá tầm quan trọng trong việc t chức cho sinh viên làm khóa
luận tốt nghiệp, coi đó là hình thức NCKH bước đầu cho sinh viên, nhờ đó mà
sinh viên có năng lực tự học, tự nghiên cứu.
Tác giả Cordasco F. và S.M.Galner trong tác phẩm “Research and Report
Writing” [42] đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành kỹ năng NCKH
cho sinh viên. Gary Anderson, trong tác phẩm “Fundamentals of educational
research” [41] đã chú trọng đến việc tìm ra các nguyên tắc, phương pháp cũng
như công cụ, kỹ thuật NCKH để tập duyệt cho sinh viên khi làm nghiên cứu.
Tại Singapore hai tác giả Howard và

.Sharp đã biên soạn tài liệu “The

management of a student research project” [45] nhằm giúp sinh viên hiểu rõ
hơn thế nào là nghiên cứu và biết cách quản lí kế hoạch nghiên cứu của riêng
mình. Các tác giả đã trình bày cụ thể những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây
dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân tích, xử lý và đánh giá kết quả
NCKH, nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn được những bước đi chủ yếu cho lộ

trình nghiên cứu. Allison trong cuốn “Research skills for students” [39] đã
trang bị cho sinh viên những cơ sở lý luận về NCKH, cung cấp kỹ năng tiến
hành một cuộc điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng
phương pháp phỏng vấn. Trong cuốn “Essentials of research methods: a guide
to social science research” [52] Ruane chỉ ra các nguyên tắc cơ bản của
phương pháp nghiên cứu một công trình khoa học và trang bị phương pháp
bước đầu về nghiên cứu cho nhà khoa học trẻ. Bên cạnh đó có nghiên cứu đi
sâu vào công tác quản lí như tác phẩm của Joseph M. Putti, Harold
Koontz, Heinz Weihrich “Essentials of Management” [50] đưa ra các nguyên
tắc của quản lí, nhấn mạnh việc quản lí trong các cơ sở có t chức lớn, đưa ra
kĩ năng về quản lí thời gian và nâng cao chất lượng công tác quản lí….

Footer Page 19 of 145.


Header Page 20 of 145.

9

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy tác giả quan tâm đặc
biệt tới việc trang bị cho sinh viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất để
tiến hành một công trình nghiên cứu, quy trình cần thiết để thiết lập một kế
hoạch nghiên cứu và cách thức t chức quản lí khi tiến hành nghiên cứu.
1.1.2.

i t Nam

Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng và phát triển đất nước thì phải quan
tâm tới KHCN, Người không ngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học và kỹ thuật để phục vụ nước nhà.

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đ i mới cơ bản và toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 có ghi “gắn kết chặt chẽ đ i mới giáo
dục với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nhu
cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế của KHCN” [12].
Trong Điều lệ trường đại học nêu rõ nhiệm vụ của trường đại học (Điều
9) “tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với NCKH và
sản xuất, dịch vụ KHCN theo quy định của Luật KHCN, Luật Giáo dục và
các quy định khác của pháp luật. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong người
học, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường” [31].
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ra Quyết định số 08/2000/QĐ
ngày 30/03/2000 [4] về việc ban hành Quy chế về NCKH của sinh viên các
trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Quy chế có 4 chương và 14 điều,
gồm những quy định chung vấn đề quản lí NCKH của sinh viên, trách nhiệm,
quyền lợi của sinh viên tham gia NCKH và cán bộ hướng dẫn, các điều khoản
thi hành về NCKH của sinh viên.
Công văn số 7483/KHCN của Bộ GD&ĐT ngày 30/07/2001 về việc t
chức xét tặng giải thưởng “Sinh viên NCKH” trong các trường đại học và học
viện [5]. Nội dung công văn bao gồm các tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá,
xếp loại các công trình NCKH của sinh viên phân cấp việc đánh giá, xét
thưởng. Đây là những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về NCKH của sinh

Footer Page 20 of 145.


Header Page 21 of 145.

10

viên ở tất cả các khâu nhằm giúp nhà quản lí, cán bộ hướng dẫn và sinh viên
thực hiện đúng các yêu cầu đối với công tác NCKH của sinh viên.

Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 của Bộ GD&ĐT quy
định về hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học [9]. Thông tư số
19/2012/TT-BGDĐT ngày 01/6/2012 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học [10]. Thông tư số
18/2016/TT-BGDĐT ngày 22/6/2016 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng
“sinh viên nghiên cứu khoa học” [11] quy định về số lượng công trình tham
gia xét thưởng tương ứng với số sinh viên đang đào tào, quy trình xét Giải
thưởng từ cấp cơ sở cho các đề tài tham dự.
Trong những năm gần đây, NCKH trong sinh viên đã được đánh giá là
một trong những chức năng quan trọng của trường đại học. Sinh viên NCKH
có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung, vì
vậy vấn đề quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trong các trường đại học
đã được quan tâm đặc biệt. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu từ lâu nhận
thức được rằng: Sinh viên nghiên cứu khoa học là điều kiện, phương tiện cần
thiết để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tự nghiên cứu. Trong quá
trình đào tạo, các trường đại học coi hoạt động NCKH là một trong những
hình thức t chức dạy học có hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy sáng
tạo, tính độc lập suy nghĩ và chủ động trong quá trình học tập của sinh viên.
Phan Huy Lê trong bài viết “Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu
khoa học cho sinh viên đại học” [24] đã đề xuất cách bồi dưỡng phương pháp
nghiên cứu cho sinh viên khi giảng dạy là kết hợp giảng kiến thức với phương
pháp để họ không chỉ nâng cao kiến thức mà còn được rèn luyện tư duy, bồi
dưỡng phương pháp khoa học. Trong bài viết “Công tác nghiên cứu khoa học
với việc nâng cao chất lượng đào tạo” Nguyễn Tấn Phát [27] đã nhấn mạnh
việc đưa NCKH vào trường đại học sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học giáo

Footer Page 21 of 145.


Header Page 22 of 145.


11

dục, đem lại những tiến bộ vững chắc cho việc dạy học và giáo dục, đồng thời
nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trường sư phạm.
Năm 1992, trong giáo trình “Phương pháp luận và các phương pháp
nghiên cứu khoa học giáo dục” Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức đã đưa ra
những khái niệm chung về phương pháp luận khoa học giáo dục, những
nguyên tắc phương pháp luận và những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa
học để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về NCKH [21].
Năm 1995, giáo trình Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học của Lê Tử Thành, đã giải đáp những yêu cầu của sinh viên, học viên cao
học về kiến thức và cách tiến hành NCKH hiệu quả [30]. Giáo trình “Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học” của Vũ Cao Đàm [15], “Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học” của Phạm Viết Vượng [37], “Phương pháp nghiên cứu
khoa học” PhạmViết Vượng - Nguyễn Xuân Thức [38] đã cung cấp cho sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh những phương pháp luận, cấu trúc
công trình NCKH, các giai đoạn tiến hành một đề tài NCKH để hỗ trợ họ
thành công trong việc thực hiện các công trình NCKH. Ngô Viết Sơn trong
nghiên cứu “Đ i mới công tác quản lí các đề tài khoa học quản lí giáo dục
nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đất nước” [29], … các nghiên
cứu đó đã hướng dẫn sinh viên trong cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu,
kiến thức về các phương pháp NCKH và giới thiệu sinh viên các phương pháp
và kỹ thuật trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về quản lí hoạt động NCKH
trong trường đại học và sinh viên NCKH như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Vân Anh (2009) “Các biện pháp quản lí nhằm tăng cường hoạt động NCKH
của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN” [1], Nguyễn Quang Huy (2013) “Quản lí
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội”
[22], “Biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Đại học Mở Hà Nội


Footer Page 22 of 145.


Header Page 23 of 145.

12

trong giai đoạn phát triển mới” của Hoàng Lan Hương [23], Nguyễn Thị Tuyết
“Cơ sở lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động NCKH ở các trường đại học ở
Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới” [35]; Lê Xuân Vũ (2014) “Các gải
pháp nâng cao hiệu qủa quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường Đại
học Hoa Sen” [36]; Đỗ Cẩm Linh (2014) “Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên Học viện Tài Chính” [13]; Hoàng Nhị Hà (2009) “Quản lí
NCKH ở các trường đại học sư phạm” [20], ...
Tóm lại, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đã cho thấy các tác
giả rất quan tâm tới các vấn đề phương pháp luận và phương pháp t chức
quản lí NCKH sinh viên cũng như những kỹ thuật và thủ tục t chức cho sinh
viên NCKH. Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần to lớn vào việc nâng
cao chất lượng NCKH của sinh viên trong các trường đại học.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản l
Quản lí nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa
quản lí (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Trong
văn bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA Master of Business
Administration). Ngoài ra trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là
Management vừa có nghĩa quản lí, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay
được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị.
Trong thực tế, thuật ngữ “quản lí” và “quản trị” vẫn được dùng trong
những hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về

cơ bản hai từ này đều có bản chất giống nhau. Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản
lí” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá
trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ n định”; quá trình
“lý” là sửa sang, sắp xếp, đ i mới để đưa t chức vào thế “phát triển”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí, như:

Footer Page 23 of 145.


Header Page 24 of 145.

13

C.Mác cho rằng “tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự
chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận
động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình
điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [49].
Mary Parker Follett quan niệm “Quản lí l ngh thuật khiến ho ông
vi

đ ợ thự hi n thông qu ng ời khá ” [54], Robert Albanese khái niệm

“Quản lí l một quá trình kỹ thuật v xã hội nhằm sử d ng á nguồn, tá
động t i hoạt động ủ

on ng ời v tạo điều ki n th y đổi để đạt đ ợ m

tiêu ủ tổ hứ ” [40], Koontz & O'Donnell nêu lên “Quản lí l vi

và duy trì môi tr ờng nơi m
thể hoạt động hữu hi u v

á nhân l m vi

v i nh u trong từng nhóm ó

ó kết quả, nhằm đạt đ ợ

[46], theo Kreitner “Quản lí l tiến trình l m vi
khá để đạt á m

thiết lập

á m

tiêu ủ nhóm”

v i v thông qu ng ời

tiêu ủ tổ hứ trong một môi tr ờng th y đổi Trọng

tâm ủ tiến trình n y l kết quả v hi u quả ủ vi

sử d ng á nguồn lự

gi i hạn” [48], cá nhân Koontz đưa ra quan điểm “Quản lí l một ngh thuật
nhằm đạt đ ợ m
hợp, h


tiêu đã đề r thông qu vi

điều khiển, hỉ huy, phối

ng dẫn hoạt động ủ những ng ời khá ”[47].

Nguyễn Minh Đạo: “Quản lí l sự tá động hỉ huy, điều khiển, h
dẫn á quá trình xã hội v h nh vi hoạt động ủ
m

tiêu đã đề r ”; “Quản lí l vi

đạt t i m

ng

on ng ời nhằm đạt t i

đí h ủ tổ hứ một á h ó

kết quả v hi u quả thông qu quá trình lập kế hoạ h, tổ hứ , lãnh đạo v
kiểm tr

á nguồn lự

ủ tổ hứ ” [17].

Phạm Viết Vượng đưa ra khái niệm như sau: “Quản lí là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng
dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt

động chung phù hợp với quy luật khách quan” [37].

Footer Page 24 of 145.


Header Page 25 of 145.

14

Từ những quan niệm trên cho thấy, quản lí là một hoạt động liên tục và
cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong t chức nhằm đạt mục tiêu
chung. Quản lí bao gồm các yếu tố sau: chủ thể quản lí, khách thể quản lí, đối
tượng quản lí, môi trường quản lí.
Chủ thể quản lí là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lí,
chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con
người, giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
Tóm lại: Quản lí là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản
lí đến khách thể quản lí một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
1.2.2. Nghiên cứu khoa học
1.2.2.1. Nghiên cứu
Theo tác giả A Sharp, Peters and Howard thì “Researh is seeking
through methodical processes to add to one’s own body of knowkledge and to
that of others, by the discovery of nontrivial facts and insights” [45].
Có thể hiểu như sau:
“Nghiên cứu là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm để tìm kiếm,
b sung thêm những kiến thức, kinh nghiệm cho mình và người khác bằng
việc xem xét những hiện trạng bất thường và bản chất bên trong của sự vật”.
1.2.2.2. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá bằng á h tá động vào các

đối t ợng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình và kết quả tá động đó ho t
tri thức về đối t ợng [43].
Tác giả Vũ Cao Đàm nêu khái niệm “Nghiên ứu kho họ l một hoạt
động xã hội, h

ng v o vi

tìm kiếm những điều m kho họ

h

biết,

hoặ l phát hi n bản hất sự vật, phát triển nhận thứ kho họ về thế gi i
hoặ l sáng tạo ph ơng pháp m i hoặ l ph ơng ti n kỹ thuật m i để ải
tạo thế gi i” [16].

Footer Page 25 of 145.


×