Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại việt nam astract

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THU HƯƠNG

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số

: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Hoàng Trần Hậu
2. TS. Nguyễn Ngọc Sự

Phản biện 1: ........................................................
........................................................

Phản biện 2: ........................................................


........................................................

Phản biện 3: ........................................................
........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính
Vào hồi ..... giờ....., ngày..... tháng..... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Tài chính


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và mở rộng hợp tác giao lưu hàng hóa, nhu
cầu vốn của các chủ thể kinh tế ngày càng tăng, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để
mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cấp bách. Theo đó
việc mua bán nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu nhằm huy động và sử dụng tối đa nguồn
lực phục vụ kinh doanh đang là một trong các vấn đề quan tâm hàng đầu của các tổ chức
tín dụng (TCTD).
Thực tế cho thấy, trên thế giới, việc mua bán nợ xấu đã ra đời từ thập niên 19801990 và ngày càng phát triển do tác động của các cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ và Hy Lạp.
Ở Việt Nam, mua bán nợ xấu mới bắt đầu hình thành từ năm 1999 theo Quyết định số
140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về việc ban hành Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng. Qua quá trình phát triển,
cơ chế mua bán nợ xấu ngày càng được hoàn thiện, mua bán nợ xấu ngày càng thể hiện rõ
vai trò của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của các TCTD, tạo điều kiện cho
các TCTD cơ cấu lại nợ, sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, góp phần khơi thông dòng vốn tín
dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thị trường mua bán nợ

xấu tại Việt Nam chưa phát triển, các TCTD chưa có nhiều lựa chọn trong việc mua bán
nợ xấu, tính chất thị trường trong hoạt động mua bán nợ xấu chưa thể hiện rõ nét, lợi ích
đem lại từ việc mua bán nợ xấu còn nhiều hạn chế, chưa theo thông lệ quốc tế. Vì vậy,
phát triển thị trường mua bán nợ xấu là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Thực tế cho thấy, khi thị trường này phát triển sẽ giúp cho tình hình tài chính của các
doanh nghiệp (DN) và cả các TCTD được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động mua bán
nợ xấu đang được xem là một lối thoát cho các DN đang gặp phải nhiều khó khăn về tài
chính trong sản xuất kinh doanh hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Phát triển thị
trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam” là cần thiết cả về lý luận và thực tế, đáp ứng được
yêu cầu phát triển của thị trường tài chính nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng
bộ, khả thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại
Việt Nam, từ đó thúc đẩy để thị trường này phát triển.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào thực hiện
những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu và
phát triển thị trường mua bán nợ xấu; đưa ra những luận cứ về kinh nghiệm phát triển thị
trường mua bán nợ xấu của các nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát
triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt nam
trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.


2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nợ xấu của các TCTD, hoạt động của công ty mua bán nợ, thị trường mua bán nợ
xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động mua, bán của thị trường nợ xấu.
Các nội dung nghiên cứu cụ thể gồm: Lý luận về thị trường mua bán nợ xấu, phát triển thị
trường mua bán nợ xấu; thực trạng về phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam,
được nghiên cứu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường
mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
- Về không gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng phát triển thị trường mua
bán nợ xấu ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời, đề xuất một hệ thống các giải
pháp đồng bộ, khả thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán
nợ xấu tại Việt Nam đến năm 2025.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2011-2015, đề xuất các
giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã
sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương
pháp hệ thống: Việc nghiên cứu thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam được thực hiện
một cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Nội dung phát
triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với
nhau cả về không gian và thời gian.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính, cụ
thể gồm:
- Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho
việc phân tích thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác

giả đưa ra những đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại
Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nội hàm việc phát triển thị trường mua bán nợ
xấu tại Việt Nam được xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng
như so sánh với thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở các nước trên thế giới.
Các nguồn số liệu phục vụ việc nghiên cứu
- Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: Các số liệu thống kê, các văn bản do các cơ
quan Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê…; các công trình nghiên cứu,
luận án, các ấn phẩm xuất bản, các bài báo có liên quan đến đề tài. Thu thập và hệ thống
tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước.
- Các số liệu và tư liệu sơ cấp: Các số liệu thu thập trên các nguồn có tính chính
xác, có sự đối chiếu, có tính đầy đủ, kịp thời hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu.


3
Phân tích số liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Xử lý kết quả trên Excel hoặc phần mềm Microsoft SQL
data management studio.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp, chắt lọc và kế thừa, luận án đã hệ
thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ xấu, xây dựng khung lý
luận cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Bên
cạnh đó, luận án cũng đã sưu tầm kinh nghiệm về phát triển thị trường mua bán nợ xấu
của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận
dụng cho việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về thực
trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Việt nam trong giai đoạn 2011- 2015. Trên
cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, luận án cũng đã chỉ ra nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt nam. Kết

hợp với kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả
thi, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt
Nam trong thời gian tới.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
6.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Sau cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước thập niên 1980 và 1990, cùng với đó là
cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ năm 2007 - 2008 và khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, các nhà
nghiên cứu và các nhà làm chính sách ở một số nước ngày càng quan tâm nghiên cứu về
thị trường mua bán nợ xấu và xử lý nợ xấu, mô hình công ty mua bán nợ quốc gia, các
giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tài chính, cụ thể như:
Nghiên cứu của tác giả Claessens, S.; S. Djankov và D. Klingebiel (1999) về “Tái
cấu trúc tài chính ở Đông Á: Nửa đường?” ("Financial Restructuring in East Asia:
Halfway there?”);
Nghiên cứu của tác giả Dziobek, C.H. và C. Pazarbaşioğlu (1997) về “Bài học từ
tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” ("Lessons from Systemic Bank Restructuring: A Survey of
24 Countries");
Nghiên cứu của tác giả Dziobek, C.H. (1998) về “Các công cụ chính sách thị
trường đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” ("Market-Based Policy Instruments for
Systemic Bank Restructuring");
Nghiên cứu của tác giả Ingves, S.; S.A. Seelig và D.He. (2004) về “Các vấn đề
trong thiết lập Công ty quản lý tài sản, Quỹ tiền tệ quốc tế” (“Issues in the Établishment of
Asset Management Companies, International Moneytary Fund”);
Nghiên cứu của tác giả De Luna - Martinez, J. (2000) về “Quản lý và giải quyết
khủng hoảng ngân hàng” (“Management and Resolution of Banking Crises”);
Nghiên cứu của tác giả Klingebiel, D. (2000) về “Việc sử dụng các công ty Quản lý
tài sản trong việc giải quyết khủng hoảng ngân hàng: Kinh nghiệm qua nhiều quốc gia”
(“The Use of Asset Management Companies in the Resolution of Banking Crises: CrossCountry Experience”).


4

6.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, mua bán nợ là chủ đề được đề cập đến từ cuối những năm 1990 khi
thưc hiện quá trình sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Từ đó đến nay đã
có không ít công trình nghiên cứu về thị trường mua bán nợ xấu trên các phương diện
khác nhau. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến nội dung của luận án.
Đề tài cấp Bộ (2014) của PGS.TS. Hoàng Trần Hậu về “Phát triển thị trường mua
bán nợ ở Việt Nam phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp”;
Đề tài cấp Bộ (2014) “Hoàn thiện cơ chế tài chính trong xử lý nợ xấu ngân hàng
thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp” của ThS. Phạm Mạnh Thường;
Nghiên cứu của tác giả Quách Mạnh Hào (2012), “Thực trạng bài toán nợ xấu”;
Nghiên cứu của tác giả Đào Duy Huân (2013) về “Hiện trạng thị trường mua bán
nợ ở Việt Nam và giải pháp phát triển”;
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Quốc Hùng (2014) về “Đánh giá sự phù hợp trong lộ
trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC”; nghiên cứu của TS. Lê Thị Thùy Vân
và Ths. Vương Duy Lâm (2015) về “VAMC và vấn đề xử lý nợ xấu”.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan
đến thị trường mua bán nợ xấu cho thấy mỗi công trình nghiên cứu xem xét ở những góc
độ nghiên cứu, gắn với vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau, cộng với sự biến động của
tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập và giải
quyết được một phần liên quan đến thị trường mua bán nợ xấu. Có thể thấy chưa có
công trình nghiên cứu nào tập trung trực tiếp, toàn diện và có hệ thống về việc phát triển
thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, chưa đề xuất được một hệ thống các giải pháp
nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu đến năm 2025. Trước mắt, trong giai đoạn
2016-2020, Việt Nam sẽ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhà nước thực hiện quá trình tái cấu trúc nền kinh tế
Việt Nam để điều chỉnh mô hình tăng trưởng. Trong hoàn cảnh này, thị trường mua bán
nợ xấu của Việt Nam cần phát triển để phù hợp với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế.
Với những lý do trên đây và yêu cầu thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển thị
trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sĩ, bảo đảm tính thời sự, bức
thiết và không trùng lặp với các công trình đã công bố cho đến thời điểm hiện nay.

6.3. Câu hỏi và khoảng trống cần nghiên cứu
Các câu hỏi lớn liên quan đến thị trường mua bán nợ xấu và phát triển thị trường
mua bán nợ xấu, bao gồm: (i) Thế nào là thị trường mua bán nợ xấu, phát triển thị trường
mua bán nợ xấu? (ii) Tiêu chí nào để đo lường mức độ phát triển thị trường mua bán nợ
xấu? (iii) Nhân tố nào ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến phát triển thị trường mua bán
nợ xấu? (iv) Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt nam như thế nào?
(v) Giải pháp nào để phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong điều kiện hội nhập quốc
tế? Đây là các câu hỏi nghiên cứu cần có lời giải đáp. Ở khía cạnh khác, việc phát triển thị
trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam với những đặc điểm và diễn biến kinh tế vĩ mô trong
thời gian qua đã có được những kết quả nhất định nhưng khoảng cách với thế giới vẫn còn
khá xa và làm thế nào để thu hẹp, rút ngắn khoảng cách này cũng là một vấn đề cần có
những giải pháp cụ thể và chi tiết.


5
7. Những đóng góp mới của Luận án
- Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường
mua bán nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ xấu.
- Thứ hai: Luận án đã đưa ra hệ thống tiêu chí đo lường sự phát triển thị trường
mua bán nợ xấu.
- Thứ ba: Luận án đã trình bày khái quát kinh nghiệm nghiên cứu thị trường mua
bán nợ xấu ở một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường mua
bán nợ xấu tại Việt Nam.
- Thứ tư: Luận án đã đánh giá khái quát tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng
Việt Nam, hoạt động của các công ty mua bán nợ giai đoạn 2011-2015, áp dụng hệ thống
các tiêu chí định tính và định lượng để từ đó có những nhận xét, đánh giá sát thực tế việc
phát triển thị trường mua bán nợ xấu cả về chiều rộng và chiều sâu, chỉ rõ những kết quả
đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về phát triển thị trường mua bán nợ
xấu tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.
- Thứ năm: Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt

Nam đến năm 2025, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở
khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các
Bộ, Ban Ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm giải pháp được triển khai một cách
hiệu quả nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam đến năm 2025.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan
đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường mua bán nợ xấu.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam đến
năm 2025.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU
1.1. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU

1.1.1. Nợ và nợ xấu
Nợ là nghĩa vụ phải trả bằng tiền hoặc tài sản của cá nhân hoặc tổ chức này (gọi là
khách nợ) đối với cá nhân hoặc tổ chức khác (chủ nợ). Nợ có thể có tài sản bảo đảm hoặc
không có tài sản bảo đảm.
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trả nợ trên 90 ngày và/hoặc được đánh giá là
khó có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi.
1.1.2. Thị trường mua bán nợ xấu

1.1.2.1. Khái niệm, phân loại thị trường mua bán nợ xấu
a. Khái niệm thị trường mua bán nợ xấu
Thị trường mua bán nợ xấu là nơi mua bán các khoản nợ xấu, hàng hóa giao dịch
trên thị trường mua bán nợ xấu là các khoản nợ xấu dưới dạng tài sản nợ hoặc các khoản
nợ xấu được chứng khoán hóa. Trong đó, chứng khoán hóa là quá trình biến những tài sản
có tính thanh khoản thấp thành những chứng khoán có thanh khoản.



6
b. Phân loại thị trường mua bán nợ xấu
- Thị trường mua bán nợ xấu, xét theo quá trình luân chuyển vốn gồm: (1) Thị
trường mua bán nợ xấu sơ cấp; (2) Thị trường mua bán nợ xấu thứ cấp.
Có thể thấy thị trường nợ xấu sơ cấp và thị trường nợ xấu thứ cấp có quan hệ mật
thiết, biện chứng với nhau. Nếu không có thị trường nợ xấu sơ cấp thì sẽ không có hàng
hóa để lưu thông trên thị trường nợ xấu thứ cấp, còn nếu không có thị trường nợ xấu thứ
cấp thì không chuyển đổi các khoản nợ xấu thành tiền hoặc các quyền sở hữu khác (góp
vốn cổ phần,…). Như vậy, chính thị trường nợ xấu thứ cấp góp phần quan trọng tạo điều
kiện để thị trường nợ xấu sơ cấp phát triển.
- Thị trường mua bán nợ xấu, xét theo phương hướng phát triển có thể được phân
loại gồm: (1) Thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng; (2) Thị trường mua bán nợ xấu
theo chiều sâu.
Thị trường mua bán nợ xấu muốn phát triển có thể diễn ra theo hai hướng chính là
phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng, phát triển thị trường mua bán nợ xấu
theo chiều sâu hoặc kết hợp cả hai. Phương hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu
theo chiều rộng thông thường là để đánh giá sơ bộ về số lượng các chủ thể tham gia thị
trường, khối lượng, giá trị nợ xấu được TCTD giao dịch trên thị trường. Còn sau đó, để
đánh giá việc mua bán nợ xấu có hiệu quả, được xử lý triệt để và có giúp cho quá trình
luân chuyển vốn nhanh hay không cần phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo
chiều sâu, tìm cách giải quyết nợ xấu được công ty mua bán nợ mua về, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các công ty mua bán nợ. Nếu không quan tâm đến phát triển thị trường theo
chiều sâu thì việc bán nợ xấu của TCTD cho các công ty mua bán nợ chỉ mang tính chất
tạm thời, không bền vững. Chính vì vậy phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều
rộng cần phải kết hợp chặt chẽ với phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu để
nợ xấu được giải quyết thật sự, góp phần lành mạnh hóa tài chính cho doanh nghiệp và
các TCTD, từ đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.
1.1.2.2. Đặc trưng của hoạt động mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán
nợ xấu

Hàng hóa nợ xấu là loại hàng hóa đặc biệt nên hoạt động mua bán nợ nói chung và
nợ xấu nói riêng có những đặc trưng khác với các loại hàng hóa thông thường như sau:
Mua bán nợ xấu luôn gắn với những khả năng thu lợi; Hoạt động mua bán nợ xấu luôn
gắn với rủi ro; Nợ xấu là hàng hóa có khả năng thanh khoản không cao; Thông tin không
rõ ràng; Định giá hàng hóa được mua bán phức tạp, khó chính xác.

1.1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu
Chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu chia làm 3 nhóm:
- Nhóm các chủ thể tham gia mua nợ xấu: Các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp,
các công ty quản lý và khai thác tài sản (AMC), các TCTD, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các
tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, hoặc có thể là nhà đầu tư tư nhân,
cá nhân có đầy đủ năng lực pháp lý,…
- Nhóm các doanh nghiệp tham gia bán nợ xấu gồm: Các ngân hàng, các TCTD,
các doanh nghiệp có khoản nợ xấu tại TCTD cần bán.
- Nhóm các đơn vị tham gia tư vấn, trung gian tạo lập thị trường, doanh nghiệp
thực hiện định mức tín nhiệm…


7

1.1.2.4. Hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu
Phân loại theo khả năng chứng khoán hóa thì hàng hóa trên thị trường mua bán nợ
xấu có thể chia thành 2 loại: Các khoản nợ xấu được chứng khoán hóa như trái phiếu, cổ
phiếu, các loại giấy tờ xác nhận nợ khác; Các khoản nợ xấu chưa được chứng khoán hóa.
Phân loại theo tài sản bảo đảm thì nợ xấu có thể chia thành các loại: Nợ xấu có tài
sản bảo đảm; Nợ xấu không có tài sản bảo đảm.

1.1.2.5. Vai trò của thị trường mua bán nợ xấu
Thị trường mua bán nợ xấu thực hiện các vai trò chủ yếu sau đây:
Vai trò góp phần lành mạnh hóa tài chính cho DN, tạo thêm một nguồn lực vốn hỗ

trợ tái cấu trúc, từ đó tạo công ăn việc làm và sự ổn định kinh tế, tạo niềm tin cho các DN
sản xuất kinh doanh; Vai trò huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; Vai trò cung cấp khả
năng thanh khoản; Vai trò giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.

1.1.2.6. Hình thức mua bán nợ xấu
Mua bán nợ xấu có các hình thức sau: Mua bán nợ xấu thông qua đấu giá; Mua bán
nợ xấu bằng cách thương lượng, đàm phán trực tiếp; Mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc
biệt; Mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường; Mua bán nợ xấu theo chỉ định của cấp có
thẩm quyền và Mua bán nợ xấu thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A).
1.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU

1.2.1. Khái niệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Phát triển thị trường mua bán nợ xấu là tổng hợp các cách thức, biện pháp nhằm
phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo cả chiều rộng (số lượng chủ thể tham gia, nợ
xấu của TCTD đã bán) và chiều sâu (chất lượng mua bán nợ xấu, hiệu quả hoạt động của
công ty mua bán nợ) nhằm khai thác triệt để thị trường mua bán nợ xấu, đáp ứng nhu cầu
của các chủ thể tham gia thị trường, từ đó giúp các chủ thể đạt được mục tiêu của mình.
1.2.2. Điều kiện cần thiết để phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Để thị trường mua bán nợ xấu phát huy đầy đủ các vai trò đã nêu ở trên, điều cần
thiết là những nền tảng phát triển của nó phải được đáp ứng ngay từ ban đầu. Những điều
kiện như vậy có thể được nhìn nhận dưới ba góc độ: Thể chế - luật pháp, kinh tế - tài
chính và hạ tầng kỹ thuật.
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động để phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Để phát triển thị trường mua bán nợ xấu thì thị trường mua bán nợ xấu phải hoạt
động dựa trên những nguyên tắc nhất định. Nhìn chung có một số nguyên tắc hoạt động
cơ bản như sau: Nguyên tắc cạnh tranh tự do; Nguyên tắc giao dịch công bằng; Nguyên
tắc công khai.
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Phát triển thị trường mua bán nợ xấu là một trong các hoạt động kinh doanh quan
trọng của các thành phần tham gia vào thị trường, hoạt động này chịu tác động cả nhân tố

bên trong và các nhân tố bên ngoài, nhân tố trực tiếp và nhân tố gián tiếp. Để phát triển thị
trường nợ xấu được hiệu quả tất yếu phải xem xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng (tích
cực và tiêu cực) bao gồm: Nhóm các nhân tố gắn với yếu tố “cung” của loại hàng hóa nợ;
Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến “cầu” của loại hàng hóa nợ; Nhóm nhân tố trung gian
ảnh hưởng đến hoạt động mua bán nợ xấu.


8
1.2.5. Tiêu chí đo lường sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu
1.2.5.1. Nhóm tiêu chí đo lường số lượng các chủ thể tham gia thị trường mua
bán nợ xấu
Đây là nhóm chỉ tiêu đo lường số lượng các chủ thể tham gia thị trường trong một
giai đoạn nhất định. Số lượng của các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu sẽ
quyết định sự phát triển của thị trường này. Nhóm tiêu chí này gồm:
- Số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ.
- Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu.
- Số lượng các công ty mua bán nợ.
1.2.5.2. Nhóm tiêu chí đo lường chất lượng mua bán nợ xấu trên thị trường mua
bán nợ xấu
- Nhóm tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng của thị trường mua bán nợ xấu đối với
nhu cầu bán nợ xấu của các TCTD: Nợ xấu của TCTD đã bán; Tỷ lệ nợ xấu TCTD đã
bán; Tỷ lệ nợ xấu còn lại của các TCTD.
- Nhóm tiêu chí đo lường hiệu quả mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu:
Số nợ xấu được công ty mua bán nợ xử lý; Tỷ lệ thu hồi nợ.
1.2.5.3. Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả kinh doanh của các công ty mua bán nợ
Chỉ tiêu phản ánh kết quả từ hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ
như: Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động mua bán nợ…
1.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu định tính gồm: Tính đa dạng của phương thức mua bán nợ xấu; Đa
dạng thành phần kinh tế của các tổ chức mua bán nợ xấu.

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU Ở MỘT
SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở một số nước
Trong nội dung này, luận án đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường
mua bán nợ xấu của một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia
và Ý với những thành công và cả thất bại làm cơ sở đúc rút những kinh nghiệm có giá trị
cho Việt Nam.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về phát triển thị trường mua
bán nợ xấu
Qua nghiên cứu về mô hình xử lý nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu
ở một số nước có thể rút ra các bài học sau đối với Việt Nam, đó là: Thứ nhất, cần thành
lập DN mua bán nợ (gọi chung là AMC) có chức năng mua, xử lý các khoản nợ xấu;
Thứ hai, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các
hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch,
bình đẳng, thông suốt, qua đó phát triển thị trường mua bán nợ xấu; Thứ ba, các AMC
phải được hình thành có định hướng và quyền lực rõ ràng; Thứ tư, xác định rõ các
nguyên tắc - là chìa khóa thành công trong quá trình xử lý nợ xấu, từ đó góp phần phát
triển thị trường mua bán nợ xấu; Thứ năm, các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu của
các AMC cần được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính;
Thứ sáu, xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch về các định chế tài chính trong


9
nước cũng như tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu sẽ giúp nâng cao
hiệu quả xử lý nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu; Thứ bẩy, tăng cường vai trò của
Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách tài chính nhằm tạo ra môi trường cho thị
trường mua bán nợ xấu phát triển; Thứ tám, cần tạo điều kiện cho thị trường tài chính
phát triển đúng mức, kịp thời; xây dựng môi trường kinh tế, chính trị ổn định với những
cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án đã chắt lọc, kế thừa và hệ thống hóa để làm rõ nét hơn
những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu, xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường
mua bán nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ xấu từ khái niệm, điều kiện, nguyên
tắc hoạt động, tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến phát
triển thị trường mua bán nợ xấu. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát
triển thị trường mua bán nợ xấu của các nước như Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, luận án rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam. Đây là cơ
sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường mua bán
nợ xấu tại Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY MUA BÁN
NỢ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

2.1.1. Bối cảnh kinh tế gắn với phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt
Nam giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu
Tăng trưởng (% tăng GDP)

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013


Năm
2014

Năm
2015

6,24

5,25

5,42

5,98

6,68

107,3

104,7

105,9

107,6

109,8

4,4

6,5


4,9

8,1

8,4

Tổng vốn đầu tư toàn XH (% GDP)

33,3

31,1

30,4

31

32,6

Lạm phát (%)

18,1

6,81

6,04

1,84

0,6


-9,84

0,78

0,01

2,14

-3,54

-10,15

0,68

0,01

1,42

-2,18

Xuất khẩu (% tăng so với năm trước)

34,2

18,29

15,4

13,6


8,1

Nhập khẩu (% tăng so với năm trước)

25,8

6,59

15,4

12,1

12,0

4,4

5,36

6,27

5,69

5,0

50,1

50,8

54,2


60,3

61,3

Tốc độ tăng IIP (%)
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (triệu tỷ đồng)

Cán cân thương mại
Tỷ USD
% so với kim ngạch XNK

Thâm hụt NSNN (% GDP)
Nợ công (% GDP)


10
Giai đoạn 2011-2015, kinh tế vĩ mô ổn định, đà tăng trưởng phục hồi đều trong tất
cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng; sản xuất
và tồn kho, tiêu dùng, đầu tư đều chuyển biến theo hướng tích cực; niềm tin của người dân
và DN vào môi trường kinh tế vĩ mô được củng cố; Lạm phát ở mức thấp, lần đầu tiên
trong vòng 10 năm lạm phát tăng thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Lạm phát thấp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ, giảm lãi suất trên thị trường. Tuy
nhiên, vẫn còn một số khó khăn thách thức liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu khu
vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp, tạo sự chuyển biến mạnh trong quá trình tái cơ cấu, cải thiện môi
trường kinh doanh, đặc biệt là cần phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

2.1.2.1. Phân loại nợ và khái niệm nợ xấu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc NHNN Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, phân loại nợ được áp dụng
theo 2 phương pháp là định lượng và định tính, chia thành 5 nhóm gồm: nhóm 1 (nợ đủ
tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ)
và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Theo đó, “nợ xấu” được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được
phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng
mất vốn)”.
2.1.2.2. Thực trạng nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam
- Quy mô nợ xấu
Bảng 2.2: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Nợ xấu

80.625

118.408


116.494

145.183

117.198

Tỷ lệ nợ xấu

3,06%

4,08%

3,61%

3,25%

2,72%

- Thực trạng tài sản bảo đảm và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các
khoản nợ xấu
Bảng 2.3: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các TCTD
giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Trích lập DP rủi ro (nghìn tỷ đồng)
Chênh lệch (nghìn tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

59,08

64,20

69,79

75,49

90,33

5,12

5,59

5,7

14,84

8,7

8,7

8,2

19,7


11
- Tỷ lệ nợ xấu ở một số TCTD
Tại 8 ngân hàng niêm yết, tốc độ giảm nợ xấu của các ngân hàng từ cuối năm 2013

đến 30/9/2015 tương đối lớn. Có 6/8 ngân hàng đã đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp hơn so
với thời điểm cuối năm 2013, chỉ có 2 ngân hàng còn lại là Vietinbank và Sacombank tỷ
lệ nợ xấu đến 30/9/2015 tăng lên.
Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết đến 30/9/2015
Về quy mô nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết, đến 30/9/2015, tổng số nợ xấu đã
tăng 5,98% so với cuối năm 2014 và tăng 8,09% so với cuối năm 2013, từ 31.839 tỷ đồng
năm 2013 lên 32.473 tỷ đồng năm 2014, và lên 34.415 tỷ đồng đến 30/9/2015.
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Tổng nợ xấu theo nhóm của 8 ngân hàng niêm yết đến 30/9/2015
Trong đó về cơ cấu nợ, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh nhất, tăng
3.674 tỷ đồng, chiếm 57% tổng số nợ xấu thời điểm 30/9 của 8 ngân hàng.


12
Ở 4 NHTM của Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2015 đều đã giảm xuống
dưới 3%, trong đó: Vietcombank là 1,84%; Vietinbank 0,92%; BIDV 1,68%;
Agribank 2,01%.
2.1.3. Hoạt động của các công ty mua bán nợ
Trong nội dung này, luận án khái quát hoạt động của các công ty Quản lý nợ và
khai thác tài sản (AMC) thuộc các NHTM, hoạt động của công ty Mua bán nợ Việt Nam
(DATC) và hoạt động của công ty Quản lý tài sản (VAMC). Đây là cơ sở thực tế quan
trọng cho việc phân tích thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam trong
phần 2.2.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI
VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng

Trong mục này, trước tiên luận án khái quát tình hình ban hành thể chế cho hoạt
động của thị trường mua bán nợ xấu, đây là tiền đề pháp lý cho việc nghiên cứu.
Về thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng tại Việt Nam
giai đoạn 2011-2015, luận án đề cập các tiêu chí:
a. Số lượng các TCTD bán nợ
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thuộc NHNN Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 26/7/2013, đến 31/12/2013 VAMC đã thực hiện mua nợ xấu của 32 TCTD,
năm 2014 là 39 TCTD và sang năm 2015 là 41 TCTD. Có thể thấy, các TCTD có tỷ lệ nợ
xấu trên 3% của hệ thống ngân hàng đều tham gia bán nợ cho VAMC.
b. Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu thông qua các công ty mua
bán nợ

Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng được DATC, VAMC mua nợ và hỗ trợ xử lý nợ xấu
giai đoạn 2011-2015


13
c. Số lượng các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp
Cho đến nay, trên thị trường có khoảng 20 công ty mua bán nợ thuộc các định chế
tài chính và hai công ty mua bán nợ của Nhà nước. Tuy nhiên, các công ty mua bán nợ
thuộc các định chế tài chính chủ yếu thực hiện việc quản lý nợ, khai thác tài sản của công
ty mẹ và hầu như chưa mở rộng phạm vi hoạt động sang các TCTD và các tổ chức tài
chính khác. Như vậy, có thể thấy trên thị trường mới chỉ có hai công ty mua bán nợ của
Nhà nước là DATC (thành lập từ năm 2003, chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2004) và
VAMC (thành lập năm 2013) tham gia thực sự vào việc mua bán nợ xấu và bước đầu có
những đóng góp quan trọng vào việc xử lý nợ xấu của các TCTD.
d. Nợ xấu của các TCTD đã bán cho công ty mua bán nợ
Nợ xấu của các TCTD đã bán cho công ty DATC và VAMC giai đoạn 20112015 là 253.813 tỷ đồng (trong đó giá trị các khoản nợ theo sổ sách bán cho DATC:
10.561 tỷ đồng, VAMC 243.252 tỷ đồng), theo tính toán cho thấy tỷ lệ nợ xấu TCTD
đã bán cho công ty mua bán nợ đã tăng nhanh qua các năm, đặc biệt kể từ khi công ty

VAMC đi vào hoạt động.
2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu
2.2.2.1. Chất lượng mua bán nợ xấu
Với những chỉ đạo sát sao từ NHNN, nỗ lực từ phía các TCTD và các công ty mua
bán nợ, nợ xấu còn lại của hệ thống ngân hàng đến 31/12/2015 đã về mức 117.198 tỷ
đồng, giảm 1,02% so với nợ xấu năm 2012.
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho DATC và VAMC giai đoạn 2011-2015
Năm

Nợ xấu đã bán
(tỷ đồng)

Nợ xấu còn lại
(tỷ đồng)

Tổng nợ xấu trước
khi bán (tỷ đồng)

Nợ xấu đã bán/
Tổng nợ xấu (%)

2011

1.047

80.625

81.672

1,28


2012

777

118.408

119.185

0,65

2013

38.968

116.494

155.462

25,07

2014

98.206

145.183

243.389

40,34


2015

114.815

117.198

232.013

49,49

Tổng

253.813

577.908

831.721

30,52

Trong giai đoạn từ 2011-2015, năm 2015 là năm đầu tiên nợ xấu toàn hệ thống
ngân hàng đã giảm về dưới 3%, kết quả này đã thể hiện quyết tâm cao của NHNN trong
việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD hoạt
động lành mạnh, hiệu quả, từng bước áp dụng chuẩn mực về quản trị phù hợp với thông
lệ, chuẩn mực quốc tế.


14
4,50%

4,08%

4,00%

3,61%

3,50%
3,00%

3,25%

3,06%

2,72%

2,50%
2,00%
1,50%
1,00%
0,50%
0,00%
2011

2012

2013

2014

2015


Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.4: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015
Cùng với việc đẩy mạnh mua nợ xấu, hai công ty mua bán nợ của Nhà nước cũng
tăng cường hoạt động thu hồi nợ, xử lý nợ xấu đối với các DN đã mua nợ.
Sau khi mua nợ xấu, chuyển đổi quyền chủ nợ từ các TCTD, giai đoạn 2011-2015,
DATC đã thực hiện chuyển nợ thành vốn góp là 532 tỷ đồng, tham gia hỗ trợ công tác
quản trị và thực hiện tái cơ cấu thành công 39 DN, trong đó tái cơ cấu và cổ phần hóa
thành công 28 DNNN không đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần (âm vốn chủ sở
hữu) và phục hồi thành công 11 công ty cổ phần có vốn nhà nước làm ăn thua lỗ. Sau khi
được tái cơ cấu, các DN phục hồi sản xuất kinh doanh (tổng giá trị cổ tức DATC thu được
là 107,9 tỷ đồng) và tiếp tục đóng góp vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, DATC cũng
tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm, kết quả giai đoạn
2011-2015 đạt 2.886 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi từ việc thu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm đạt
82,2% so với giá vốn mua nợ.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
-

Biểu đồ 2.5: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của DATC
giai đoạn 2011-2015


15

Với thời gian hoạt động ngắn hơn so với DATC và khối lượng nợ xấu mua về từ
các TCTD rất lớn, VAMC đã phối hợp chặt chẽ với các TCTD làm việc với khách
hàng và các bên liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp như thực hiện đôn đốc thu
hồi nợ, điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi/phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ
khách hàng trả nợ và tiếp tục vay vốn để sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thực hiện ủy
quyền TCTD thu hồi nợ và ủy quyền các nội dung liên quan đến khởi kiện cho một số
TCTD đang thực hiện khởi kiện, thi hành án đối với khách hàng. Lũy kế từ năm 2013
đến năm 2015, VAMC đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho 28 khoản nợ của 9 khách
hàng với dư nợ gốc được điều chỉnh là 367 tỷ đồng; miễn giảm lãi/phí cho 17 khách
hàng với số tiền miễn giảm là 66 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng
với dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 446 tỷ đồng. Cùng với việc cơ cấu lại
nợ, VAMC đã trao đổi với TCTD để tiếp tục cấp hạn mức 950 tỷ đồng cho 2 khách
hàng để hoàn thiện 2 dự án, đến nay đã giải ngân được 425 tỷ đồng. Ngoài ra, từ năm
2013-2015, VAMC cũng tích cực phối hợp với các TCTD để thu hồi nợ đạt 18.886 tỷ
đồng và bán nợ, bán TSĐB với giá bán đạt 3.897 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể thấy kết
quả thu hồi, xử lý nợ xấu của VAMC còn rất hạn chế, tỷ lệ thu hồi từ việc thu nợ, bán
nợ, bán tài sản bảo đảm giai đoạn kể từ khi thành lập năm 2013 đến hết năm 2015 mới
chỉ đạt 11% so với giá vốn mua nợ.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
120.000
100.000
Tổng dư nợ gốc đã
mua

80.000

Giá vốn mua nợ
60.000
Nợ được thu hồi


40.000
20.000
2013

2014

2015

Biểu đồ 2.6: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2015
Như vậy, qua hoạt động của hai công ty mua bán nợ của Nhà nước giai đoạn
2011-2015, nợ được thu hồi đạt 25.669 tỷ đồng, đạt 12,1% so với giá vốn mua nợ trên
thị trường.


16
Bảng 2.5: Tình hình mua nợ xấu và thu hồi nợ của DATC, VAMC
giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Tỷ đồng; %
Nội dung

Năm Năm
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
2011 2012
DATC DATC DATC VAMC Tổng DATC VAMC Tổng DATC VAMC Tổng

Tổng dư nợ
gốc đã mua 1.047
777 1.868 37.100 38.968 1.751 96.455 98.206 5.118

Giá vốn
mua nợ
140
222
555 30.947 31.502
727 77.705 78.432 1.864
Thu hồi nợ,
trong đó
116
96
192
145
337
732 4.875 5.607 1.750
Bán nợ,
bán TSĐB
116
96
192
192
732 2.263 2.995 1.750
Thu hồi nợ
145
145
- 2.612 2.612
Tỷ lệ thu
hồi (%)
82,9% 43,2% 34,6% 0,5% 1,1% 100,7% 6,3% 7,1% 93,9%

109.697 114.815

99.189 101.053
17.763 19.513
1.634
3.384
16.129 16.129
17,9%

19,3%

2.2.2.2. Kết quả kinh doanh từ hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ
Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ của DATC:
DATC có các hoạt động chủ yếu như tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ, mua bán nợ và
tài sản, tái cơ cấu DN và quản lý vốn góp, thoái vốn tại các DN có vốn góp. Trong năm
2011, 2012, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ mới chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt 44,2% và
37,7% trên tổng doanh thu và là nguồn thu lớn thứ hai (sau doanh thu từ tài chính và khác)
trong tổng doanh thu của DATC. Tuy nhiên, nguồn thu này đã tăng rất mạnh và là nguồn
thu chủ đạo của DATC trong thời gian từ 2013-2015, năm 2013 chiếm 56%; năm 2014 và
2015 đều chiếm trên 70% trong tổng doanh thu của DATC. Tổng doanh thu giai đoạn
2011-2015 của DATC là 4.967 tỷ đồng, trong đó doanh thu năm 2015 là 2.366 tỷ đồng,
tăng 3,4 lần so với năm 2011; tổng lợi nhuận trước thuế là 869 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận
trước thuế năm 2015 là 310 tỷ đồng, tăng 0,69 lần so với năm 2011 (183 tỷ đồng); tổng số
nộp ngân sách nhà nước là 446 tỷ đồng, trong đó số nộp năm 2015 là 280 tỷ đồng, tăng 4,8
lần so với năm 2011 (48 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của DATC là 6.000
tỷ đồng, tăng 1,42 lần so với cuối năm 2011 (2.481 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu là 5.446 tỷ
đồng, tăng 0,97 lần so với năm 2011 (2.759 tỷ đồng). Lợi nhuận và nộp NSNN tăng dần
qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, quy mô vốn chủ sở hữu của
DATC cũng gia tăng mặc dù hoạt động mua bán nợ là hoạt động đặc thù, có tính rủi ro cao.
Từ số liệu phân tích có thể khẳng định công ty đã bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao.
Bảng 2.6: Doanh thu của DATC giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu
Mua bán nợ
Tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ
Thoái vốn
Tài chính và khác
Tổng doanh thu
% tăng doanh thu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
236.522
185.777
300.022
732.240 1.750.540
13.732
19.180
15.018
23.697
84.250
46.583
58.401
47.029
136.509
289.760
238.120
229.039
173.511
145.303
241.170
534.957
492.397

535.580 1.037.749 2.365.720
-7,96%
8,77%
93,76% 127,97%


17
Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ của VAMC: Hoạt động chính của VAMC là
mua bán và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa có thông báo về tỷ lệ % được thu
trên số tiền thu hồi nợ nên doanh thu chủ yếu đến nay của VAMC vẫn là doanh thu tài
chính. Nếu trong thời gian tới VAMC đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ, các chi phí cho hoạt
động xử lý nợ sẽ gia tăng rất lớn, nếu vẫn chưa có tỷ lệ thu thì VAMC sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc cân đối thu chi.
Bảng 2.7: Doanh thu, chi phí của VAMC giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Doanh thu
Chi phí

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

11.884

32.874

26.599


9.931

34.429

39.350

2.2.2.3. Mức độ đa dạng phương thức mua nợ, chủ thể tham gia thị trường mua
bán nợ xấu
a. Phương thức mua nợ: các công ty mua bán nợ mới triển khai một số ít phương
thức mua nợ xấu. Phương thức chủ yếu được áp dụng khi mua nợ xấu của TCTD tại
DATC là mua theo thỏa thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
Phương thức mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, giá cả mua bán sẽ do các cơ
quan quản lý nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định. Còn tại VAMC, phương thức mua nợ là mua bằng phát hành trái phiếu
đặc biệt. Như vậy, có thể thấy chỉ có DATC là mua đứt các khoản nợ xấu, thanh toán bằng
tiền và chủ động trong việc xử lý nợ xấu đã mua, còn VAMC mua nợ theo giá trị ghi sổ và
thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, trường hợp đến hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt nếu
chưa thu hồi được đầy đủ giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu, TCTD bán nợ mua
lại khoản nợ xấu từ VAMC.
b. Sự đa dạng về thành phần kinh tế của các tổ chức mua bán nợ xấu: hiện nay
tham gia vào việc mua bán nợ xấu với các TCTD chủ yếu có hai công ty mua bán nợ của
Nhà nước, chưa có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh
tế như công ty mua bán nợ thuộc các định chế tài chính, các cá nhân và DN, các nhà đầu
tư trong và ngoài nước có nhu cầu mua nợ xấu.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ
XẤU TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua đánh giá thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu, có thể thấy thị

trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam đã dần được hình thành và bắt đầu phát triển, thể
hiện ở một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua: Một là, Chính phủ đã thành lập hai
công ty mua bán nợ của Nhà nước (DATC và VAMC), góp phần quan trọng trong việc
giải quyết nợ xấu, hỗ trợ tái cấu trúc DN; Hai là, hệ thống các chính sách, pháp luật liên
quan đến hoạt động mua bán nợ xấu đã từng bước được hoàn thiện; Ba là, thị trường sơ
cấp mua bán nợ xấu đã được hình thành; Bốn là, số lượng các chủ thể bán nợ bắt đầu được
mở rộng.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua hoạt động của thị trường
mua bán nợ xấu tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn cần được tiếp tục


18
tháo gỡ, cụ thể: Thứ nhất, thị trường mua bán nợ xấu sơ cấp và thứ cấp đều chưa phát triển
và thiếu tính cạnh tranh; Thứ hai, nguồn vốn của các công ty mua bán nợ hạn chế làm
công tác xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc cũng hạn chế theo; Thứ ba, năng lực xử lý nợ
xấu của các tổ chức mua bán nợ còn hạn chế; Thứ tư, thông tin về hàng hóa nợ xấu trên thị
trường thiếu minh bạch, còn nhiều bất cập; Thứ năm, phương thức mua bán nợ xấu còn
thiếu tính đa dạng.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
Thứ nhất, cơ chế, chính sách liên quan đến khuôn khổ pháp lý đối với thị trường
mua bán nợ xấu còn một số bất cập.
Thứ hai, lĩnh vực mua bán nợ xấu là lĩnh vực mới nên hoạt động còn nhiều khó khăn.
Thứ ba, chính sách của Nhà nước về quyền sử dụng đất đai, về hạn chế đầu tư nước
ngoài trong DN, về thị trường BĐS có nhiều rào cản cho sự tham gia của các nhà đầu tư
tư nhân, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, chưa có cơ sở hạ tầng công nghệ để hỗ trợ cho hoạt động mua bán nợ xấu.
Kết luận chương 2
Chương 2 với tiêu đề “Thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt
Nam” với nguồn số liệu phong phú, cập nhật và có nguồn gốc rõ ràng, luận án đã: (1) Tập

trung phân tích, nêu bật được thực trạng nợ xấu ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 trên cơ
sở phân tích bối cảnh kinh tế vĩ mô và hoạt động của các công ty mua bán nợ tại Việt
Nam; (2) Phân tích sâu sắc thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam
trong thời gian qua thông qua các tiêu chí định tính và định lượng; (3) Từ đó có những
nhận xét, đánh giá sát thực tế việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu về chiều rộng và
chiều sâu, chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. Đây là cơ sở thực tế
vững chắc cho việc đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt
Nam ở chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU
TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2025

3.1.1. Cơ sở đề xuất
3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Để có thể phát triển thị trường mua bán nợ xấu một cách hiệu quả cần phải tuân thủ
một số quan điểm sau: Một là, xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ xấu phải phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị
trường mua bán nợ xấu phát triển đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài
chính của đất nước; Hai là, phát triển, mở rộng thị trường mua bán nợ theo nguyên tắc thị
trường, đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp
cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Ba là, phát triển thị trường mua bán nợ theo
hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực DNNN, các thành phần kinh tế cả về
năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp; Bốn là, Nhà nước thực hiện quản lý bằng


19
công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường mua bán nợ phát
triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm

quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường.
3.1.3. Mục tiêu phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Thị trường mua bán nợ xấu cũng như các loại thị trường khác luôn hướng tới
những mục tiêu nhất định. Nhìn chung có 3 mục tiêu lớn được đặt ra đối với thị trường
mua bán nợ xấu ở Việt Nam, đó là: Hoạt động có hiệu quả; Điều hành công bằng; Thúc
đẩy giải quyết nợ xấu, lành mạnh hóa nền kinh tế.
3.1.4. Định hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu đến năm 2025
Phát triển thị trường mua bán nợ xấu ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với
nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; Bảo đảm tính công khai, minh bạch; Chủ
động hội nhập thị trường tài chính quốc tế; Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư; Nâng cao sức
cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2025

3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Muốn có thị trường mua bán nợ xấu thì phải có người mua, người bán; phải có
khuôn khổ pháp lý tốt cho thị trường hoạt động. Đặc biệt, muốn thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài tham gia thị trường này thì khuôn khổ pháp lý phải tạo thuận lợi cho họ. Do
đó, cần rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua, bán nợ xấu, về quan
hệ giữa công ty mua nợ xấu với các TCTD để có các điều chỉnh kịp thời, sớm có các
quy định hỗ trợ các công ty này hoạt động thuận lợi.
3.2.1.2. Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế tạo hành lang
cho thị trường mua bán nợ xấu hoạt động hiệu quả
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam nói chung và
hoạt động mua bán nợ xấu nói riêng, Việt Nam cần quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán
của mình. Điều này sẽ giúp cho các bên thuận tiện hơn rất nhiều trong việc chuyển đổi các
chuẩn mực kế toán và cũng giúp xử lý chính xác hơn các khoản mục tài chính trong các
báo cáo tài chính, làm cơ sở cho công tác định giá, mua bán nợ diễn ra thuận lợi, dễ dàng
và hiệu quả hơn.

3.2.1.3. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là kênh chủ chốt trong hoạt động mua bán vốn
nói chung và nợ xấu nói riêng. Một TTCK minh bạch, tăng trưởng tốt sẽ là thước đo chính
xác sức khỏe của các DN niêm yết nói riêng và nền kinh tế nói chung, thông qua đó các cơ
quan quản lý cũng có thể kiểm tra, điều tiết, xử lý hoạt động mua bán nợ trên thị trường
hiệu quả hơn, đồng thời làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư mua nợ, bởi TTCK là một
trong những biện pháp thu hồi vốn đầu tư và các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Các khoản nợ
xấu, nợ khó đòi cần được chứng khoán hóa.
Để thị trường mua bán nợ xấu đi vào hoạt động và thật sự có hiệu quả, thì cần phải
có những giải pháp tầm vĩ mô liên quan đến mua bán nợ chứng khoán phái sinh, cụ thể:
Thứ nhất, phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ; Thứ hai, hoàn thiện những quy
định về tài chính kế toán liên quan đến sản phẩm mua bán nợ tài chính phái sinh; Thứ ba,


20
phát triển hệ thống các trung gian tài chính; Thứ tư, đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ
hiện đại; Thứ năm, đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và thông tin hiểu biết về sản phẩm phái sinh.
3.2.1.4. Tăng cường thông tin về hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu
Các công ty mua bán nợ xấu cần có quy định cho phép khai thác thông tin từ các cơ
quan thuế, hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh và các trung tâm giao dịch chứng khoán,
thông tin có liên quan được lưu giữ ở các ngân hàng thương mại...
Ngoài ra, cần thực hiện triệt để Đề án Chính phủ điện tử. Ban hành quy định các cơ
quan nêu trên, đặc biệt là thuế và hải quan phải lưu giữ và cập nhật thường xuyên thông
tin tài chính từ các DN, đặc biệt là DNNN và chịu trách nhiệm về thông tin. Qua đó, các
cơ quan chức năng tăng cường khả năng quản lý tài chính đối với DN, hạn chế tình trạng
nợ xấu tăng cao và không được thống kê đầy đủ, giảm rủi ro của hiệu ứng lan truyền
trong nền kinh tế.
3.2.1.5. Phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ xấu
Các tổ chức trung gian bao gồm tổ chức tư vấn, định giá, dịch vụ quản lý - thu nợ,

tổ chức định mức tín nhiệm. Để thị trường mua bán nợ xấu phát triển cần nhanh chóng gia
tăng số lượng của nhà môi giới, nhà tư vấn đầu tư liên quan đến mua bán nợ xấu. Đây sẽ
là những nhà phân phối các khoản nợ xấu thường xuyên, có nghiệp vụ và có thể đưa hàng
hóa là nợ xấu giao dịch trên thị trường.
3.2.1.6. Xem xét xây dựng sàn giao dịch chuyên biệt nhằm nâng cao tính thanh
khoản cho các hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu
Đối với các khoản nợ xấu hiện nay cần xem xét thành lập một trung tâm mua bán
nợ xấu (một dạng sàn giao dịch mua bán nợ đặc biệt). Đây sẽ là một hệ thống trung tâm
quản lý thông tin về nợ xấu (bao gồm cả thông tin liên quan đến DN nợ, tài sản bảo đảm,
lịch sử thu hồi nợ và lịch sử giao dịch). Trung tâm này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho
cả bên mua và bên bán trên thị trường mua bán nợ xấu. Đồng thời có thể thí điểm tại
Trung tâm này việc thực hiện chào mua nợ xấu công khai hoặc đấu thầu mua bán nợ xấu.
Ngoài ra cũng cần hoàn thiện các quy định về công bố thông tin cho phép các nhà đầu tư
dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận các thông tin về nợ xấu; cải tiến các cơ chế xúc tiến cho
hoạt động mua bán nợ, đơn giản hóa thủ tục đăng lý chuyển nhượng tài sản bảo đảm.
3.2.1.7. Tăng cường hợp tác quốc tế
Để vận hành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, cần quan tâm
giải quyết các vấn đề như: Thành lập các đoàn đi khảo sát và học tập kinh nghiệm ở các
nước; mời hoặc thuê các chuyên gia có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thị
trường mua bán nợ xấu trên thế giới làm cố vấn; thường xuyên trao đổi giữa các đoàn đi
khảo sát với các quốc gia có thị trường mua bán nợ xấu phát triển; gửi cán bộ đi học tập
kiến thức về lĩnh vực mua bán nợ xấu tại các nước phát triển.
3.2.2. Nhóm giải pháp phía “cung” của thị trường mua bán nợ xấu
3.2.2.1. Tiến hành thống kê, phân loại nợ xấu một cách chính xác và hợp lý theo
các quy định hiện hành
Cần tiến hành thống kê và phân loại nợ xấu một cách chính xác và hợp lý theo các
quy định hiện hành. Trên cơ sở đó có thể phân thành hai nhóm là nhóm nợ xấu ngân hàng
cần tự xử lý và nhóm nợ xấu ngân hàng không xử lý được (kể cả do nguyên nhân khách
quan hay chủ quan). Dựa trên số liệu đó cơ quan nhà nước mới có thể đưa ra những biện
pháp xử lý hoặc hỗ trợ thích hợp.



21
3.2.2.2. Xây dựng hệ thống cơ sở xác định giá bán nợ xấu
Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan liên quan cần thống nhất trong việc xây dựng
hệ thống cơ sở xác định giá trị khoản nợ xấu để làm cơ sở đàm phán giữa bên mua và bên
bán. Bởi hiện tại, trong giao dịch mua bán nợ xấu, sự chênh lệch lớn giữa giá chào mua và
giá chấp nhận bán làm kéo dài thời gian đàm phán và dẫn đến thất bại trong giao dịch.
Bên cạnh đó, nên nghiên cứu việc cho ra đời hoạt động của các công ty định giá có chức
năng định giá độc lập các khoản nợ xấu như mô hình các công ty định giá hiện tại. Việc ra
đời các công ty dạng này sẽ giúp cả bên mua nợ và bên bán nợ xấu có cơ sở để xem xét,
quyết định việc mua bán và đảm bảo việc mua bán nợ xấu được thực hiện khách quan.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các TCTD nhà nước, khi trách nhiệm về sử dụng và
mất vốn luôn rất nặng nề.
3.2.2.3. Đa dạng hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu
Thị trường mua bán nợ xấu phát triển đến một giai đoạn cao tất yếu sẽ dẫn đến việc
hình thành và phát triển các sản phẩm phái sinh có liên quan đến chứng khoán nợ như hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay các sản phẩm chứng khoán hóa tài sản (asset
securitization)… nhằm đa dạng hóa và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của nhà đầu tư từ khả
năng sinh lợi đến mục tiêu giảm thiểu, hoán đổi rủi ro hay chỉ đơn thuần là đánh cược với
rủi ro. Đây là một giai đoạn phát triển cao của thị trường tài chính mà đòi hỏi hệ thống
pháp lý phải rõ ràng, hệ thống công nghệ và trình độ các nhà đầu tư tham gia cũng phải
được nâng lên tương ứng. Có thể nói, để đưa thị trường mua bán nợ xấu chính thức của
Việt Nam ngày càng phát triển thì đây là một hướng đi tất yếu.
3.2.2.4. Thay đổi quy định về thanh toán khi mua bán nợ xấu
Mục tiêu của các TCTD khi bán hoặc chuyển giao nợ xấu là để thu hồi một phần
nợ và không phải chịu trách nhiệm đối với các DN (khách nợ) này. Vì thế, để ngân hàng
tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu DN thì cần có quy định
buộc ngân hàng chuyển giao nợ xấu cho công ty mua bán nợ. Khi đó, công ty mua bán nợ
sẽ hoạt động như là một nhà cung cấp dịch vụ.

3.2.2.5. Quy định về thời gian xử lý nợ xấu của các TCTD
Nhà nước cần có quy định cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu của TCTD theo hướng
tập trung bán nợ, khống chế thời hạn xử lý nợ, nếu quá thời hạn thì phải bán theo giá của tổ
chức thẩm định trung gian. Trong đó, một trong các vướng mắc ảnh hưởng đến thời gian xử
lý nợ xấu là nguồn vốn hạn chế của công ty mua bán nợ. Mặc dù vốn điều lệ DATC đã
được tăng lên 6.000 tỷ đồng nhưng trong trường hợp nguồn vốn của DATC không đủ để
thực hiện mua nợ xấu gắn với tái cấu trúc DN thì có thể đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn (có
hoàn trả) cho DATC, hoặc phát hành trái phiếu của công ty (được định kỳ định giá lại) để
thực hiện xử lý nợ. Ðồng thời, cần sớm sửa đổi quy định về xử lý nợ xấu của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam (VDB) theo hướng tạo quyền chủ động cho VDB như các NHTM. Chỉ
khi thời gian xử lý nợ xấu nhanh, thu hồi vốn sớm, các TCTD thấy lợi ích của việc mua bán
nợ xấu thì chắc chắc nhu cầu bán nợ xấu sẽ trở thành nhu cầu thực sự của các TCTD mà
không cần có bất kỳ sức ép nào từ phía các cơ quan quản lý của Nhà nước.


22
3.2.3. Nhóm giải pháp khuyến khích “cầu” của thị trường mua bán nợ xấu
3.2.3.1. Xây dựng chính sách ưu đãi thuế
Trong thời gian đầu để khuyến khích các DN tham gia mua bán nợ xấu có thể miễn
giảm các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN...) cho các hoạt động mua bán
nợ xấu nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ xấu. Về lý
thuyết, việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ xấu sẽ làm giảm tổn thất về nợ
xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu. Đồng thời,
thực hiện giải pháp này sẽ làm giảm gánh nặng xử lý nợ xấu của ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, cần có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng khi áp dụng các biện pháp miễn giảm
thuế. Chính sách miễn giảm cần có đối tượng cụ thể và thời gian hạn chế.
Nhiều nhà đầu tư sau khi mua nợ không bán lại nợ, mà trực tiếp cấp thêm vốn để
khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, trước khi bán lại để thu
hồi vốn. Vì thế, chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động mua bán nợ xấu sẽ khuyến khích
và tạo động lực cho các nhà đầu tư tham gia.

3.2.3.2. Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài
Để tăng nguồn cầu và vốn cho thị trường mua bán nợ xấu thì cần có chính sách
khuyến khích nguồn vốn từ nước ngoài. Để khuyến khích họ thì giai đoạn đầu có thể xem
xét một số ưu đãi với nhà đầu tư nước ngoài khi họ tham gia mua lại nợ xấu trong một số
lĩnh vực mà Chính phủ đưa ra. Với những nhà đầu tư này, sau khi thực hiện cơ cấu lại nợ
xấu, có thể cho họ quyền ưu đãi mua cổ phần của các ngân hàng, của DN. Chính phủ cần
cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị DN tốt mua
lại những ngân hàng yếu kém. Đó là những ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có
tỷ lệ nợ xấu rất cao.
Tuy nhiên để các nhà đầu tư nước ngoài trở thành một trong những đối tác tham gia
hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam thì cũng cần có cải thiện về cơ sở hạ tầng, tài
chính cho việc xử lý nợ xấu (có sàn giao dịch mua bán nợ xấu, có công bố thông tin nợ
xấu cần bán, cải cách hành chính trong việc mua bán, xử lý nợ xấu, thủ tục khi thu hồi tài
sản đảm bảo của khoản nợ xấu…), từ đó sẽ giúp thu hút làn sóng đầu tư từ nước ngoài.
Đồng thời, cần có thay đổi về chính sách để xác lập cơ chế mua bán nợ xấu cho nhà đầu tư
nước ngoài như: Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp, công
ty đại chúng, TCTD; quy định chế độ sử dụng đất đai, tài sản, định giá tài sản...
3.2.3.3. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức cho thị trường mua bán nợ xấu
Để gia tăng lượng “cầu” về nợ xấu của DN cần phải phát triển hệ thống các nhà đầu
tư có tổ chức, cụ thể là các công ty quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu
trí… Đây là một trong các những thành viên tích cực của thị trường góp phần tăng tính
thanh khoản của nợ xấu. Các nhà đầu tư có tổ chức thường đầu tư theo danh mục nhằm vừa
đa dạng hóa được danh mục đầu tư, vừa tranh thủ mức sinh lời hấp dẫn của công cụ tài
chính này. Từ đó, sẽ tạo ra một mức cầu thường xuyên đối với nợ xấu của DN nói chung.
Như vậy, các nhà đầu tư có tổ chức là các chủ thể quan trọng có vai trò tăng cung,
kích cầu mua nợ DN, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường nợ xấu. Cũng có thể tham
khảo kinh nghiệm một số nước trong phát triển các công ty thực hiện mục đích đặc biệt
(SPV) giữ vai trò trung gian trong mua bán nợ xấu.
3.2.3.4. Nâng cao năng lực hoạt động của các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp
Để hoạt động hiệu quả, các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp cần thiết phải: (i)

Tái cơ cấu bộ máy tổ chức; (ii) Phát triển nguồn nhân lực như nâng cao năng lực điều


23
hành của Ban lãnh đạo nhằm đề ra chiến lược hoạt động và triển khai công việc, nâng cao
chất lượng tuyển dụng nhân lực, tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
việc; (iii) Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: gồm đầu tư, nâng cấp và hiện đại
hóa công nghệ ở Hội sở chính và các chi nhánh đồng bộ để đảm bảo việc kết nối thông tin
và xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên toàn quốc; xây dựng hệ thống phần mềm xử
lý dữ liệu tập trung. Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm hiện đại sẽ giúp các công ty
mua bán nợ có những đánh giá rủi ro và tổn thất của mình với độ chính xác tương đối cao
trong việc xử lý thông tin tập trung.

3.2.3.5. Xã hội hóa các hoạt động mua bán nợ xấu
Toàn hệ thống ngân hàng thương mại hiện có khoảng 20 công ty mua bán nợ nhưng
xét về cung cầu, các công ty mua bán nợ của ngân hàng không đủ lực cả về tài chính, cơ chế
hoạt động và kỹ năng xử lý. Cần thiết phải khuyến khích việc thành lập thêm các công ty
mua bán nợ khác theo hướng xã hội hóa. Theo đó, không chỉ có DN nhà nước mới được
tham gia vào thị trường này mà sẽ mở rộng hơn, tư nhân cũng có thể được tham gia. Tuy
nhiên, hoạt động này chỉ có tác dụng là đòn bẩy, không thể giải quyết nợ xấu của toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Trong ngắn hạn cần có biện pháp thúc đẩy phạm vi hoạt động của các
công ty mua bán nợ, khuyến khích các công ty mua bán nợ tham gia vào quá trình tái cơ
cấu doanh nghiệp. Đối với các công ty mua bán nợ trực thuộc Nhà nước, để đạt được sự
độc lập trong hoạt động cần luôn phải thể hiện sự minh bạch. Các công ty mua bán nợ
phải thường xuyên công bố tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh thông qua
các báo cáo định kỳ, trong đó nêu rõ các quy trình và phương pháp xử lý nợ xấu. Để giảm
thiểu tối đa tham nhũng có thể xẩy ra, cần có công ty kiểm toán độc lập thực hiện với nhiệm
vụ báo cáo trực tiếp cho Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ cũng cần thành lập các cơ quan
chuyên trách theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ trực
thuộc Nhà nước và các công ty mua bán nợ thuộc các NHTM.

3.3. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU
TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

3.3.1. Giai đoạn năm 2016- 2018
3.3.2. Giai đoạn sau năm 2018
3.4. KIẾN NGHỊ

Trong nội dung này, luận án đề cập những kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, Ngành liên quan để hỗ trợ việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam.
Trong đó, việc tạo dựng một khung pháp lý ổn định, công khai, minh bạch và vai trò chỉ
đạo hướng dẫn cụ chi tiết được cho là một trong những yếu tố cơ bản, tạo nền tảng cho
việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1, thực trạng đã phân tích trong
chương 2, dựa vào mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt
Nam, trong chương 3 luận án đã đề xuất một hệ thống gồm ba nhóm giải pháp đồng bộ,
toàn diện và lộ trình phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam trong thời gian tới.
Đồng thời, luận án còn đề cập đến một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ
Ngành có liên quan. Đây là những điều kiện tiên quyết để thực thi tốt các giải pháp
đã đề xuất.


×