Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.19 KB, 31 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
* * *
1_ Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là TPCP được coi là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam từ nay đến năm 2020. Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao
mà Việt Nam đang thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư xã hội hàng năm ở Việt
Nam ước chừng cần khoảng 39% GDP. Để huy động được nguồn vốn này,
Chính Phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực thực hiện việc thu hút vốn qua nhiều
kênh huy động khác nhau, trong đó kênh huy động vốn qua thị trường trái
phiếu Chính Phủ là một ưu tiên quan trọng. Để thị trường trái phiếu Chính
Phủ đáp ứng được mục tiêu huy động vốn cho nền kinh tế, cần phải đưa ra
được các biện pháp giải quyết phù hợp, phối hợp đồng đều giữa hai mảng thị
trường phát hành và thị trường giao dịch TPCP. Chính vì vậy, Đề tài “ phát
triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam “ được viết với mục tiêu
tập trung vào nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực tiễn đối với thị trường TPCP
nhằm tạo lập một thị trường giao dịch hiệu quả tại Việt Nam.
2_ Mục đích nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc phát triển thị
trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam hiện nay, qua đó làm sáng tỏ những
vấn đề về lí luận và đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt
Nam , từ đây đề ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP.
3_ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Thị trường trái phiếu Chính Phủ
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam
những năm vừa qua.
4_ Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể,


thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu từ lí luận chung về thị trường trái phiếu
Chính Phủ và vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế, đến thực trạng
hoạt động của thị trường TPCP hiện nay, từ đó, đề ra những giải pháp nhằm
phát triển thị trường TPCP.
5_ Những đóng góp của đề tài
Bài viết đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về thị trường
TPCP. Phân tích và luận giải có căn cứ khoa học về thực trạng thị trường
TPCP ở Việt Nam, đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như
những tồn tại của thị trường. Nêu lên những nguyên nhân và đề ra những giải
pháp nhằm khắc phục những tồn tại của thị trường TPCP ở Việt Nam.
6_ Kết cấu bài nghiên cứu
Bài viết “ Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam”
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu Chính Phủ
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu
Chính Phủ
1.1. Khái quát về trái phiếu Chính Phủ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trái phiếu Chính Phủ
1.1.1.1. Khái niệm
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát
hành(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán(người cho vay)
một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và
phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Như vậy, thực chất là
với trái phiếu, trái chủ là người cho vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm
nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người cho vay. Nhà phát hành có

nghĩa vụ thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
Nếu một công ty không hoàn trả được lãi cho trái phiếu, người ta sẽ xem xét
vấn đề phá sản đối với công ty đó. Quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của
trái chủ được ưu tiên trước cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Đây sẽ là sự
đảm bảo quan trọng cho các nhà đầu tư và như vậy trái phiếu có mức độ rủi ro
thấp hơn so với cổ phiếu.
Trái phiếu Chính Phủ do Chính Phủ phát hành. Những trái phiếu này
được phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt Ngân sách Nhà Nước hoặc để xây
dựng các công trình công cộng, hoặc để giải quyết những khó khăn về tài
chính. Trái phiếu Chính Phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán
và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất
của trái phiếu Chính Phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi
suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.Mệnh giá của trái phiếu có thể
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được ghi bằng đồng ngoại tệ hoặc đồng bản tệ. Nếu trái phiếu Chính Phủ
được phát hành trong nước thì đó là bộ phận hình thành những khoản nợ
trong nước. Nếu trái phiếu Chính Phủ được phát hành tại nước ngoài thì hình
thành một khoản nợ nước ngoài. Trái phiếu Chính Phủ được đảm bảo chắc
chắn bởi uy tín của Chính Phủ và tài sản của quốc gia, trái phiếu Chính Phủ
có khả năng cầm cố, và chuyển nhượng. Các tổ chức nhân đạo, các tổ chức
tôn giáo, các công ty phục vụ cho mục đích công cộng thường ưu tiên mua
trước và được miễn giảm phí giao dịch. Hệ thống ngân hàng là người trợ giúp
đắc lực của nhà nước trong quá trình phát hành và thanh toán trái phiếu Chính
Phủ.
1.1.1.2. Đặc điểm của trái phiếu Chính Phủ
Thông qua khái niệm về trái phiếu Chính Phủ ở trên, ta thấy TPCP là công
cụ vay nợ đặc biệt của Chính Phủ, nó có độ an toàn cao. Vì nó đặc biệt nên
ngoài những đặc điểm chung của trái phiếu, TPCP còn có những đặc điểm
riêng đó là:

• TPCP là loại trái phiếu có độ rủi ro thấp nhất. Vì nó có nguồn ngân
sách Nhà Nước đảm bảo
• Là loại trái phiếu có uy tín cao, an toàn nhất trên thị trường
• Quy mô phát hành và giao dịch lớn chính vì vậy TPCP có ảnh hưởng
lớn đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung
• Do TPCP là công cụ an toàn, khối lượng phát hành lớn, có nhiều ưu
đãi, do đó chủ yếu TPCP do trung gian tài chính nắm giữ.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.2. Phân loại trái phiếu Chính Phủ
Có rất nhiều cách phân loại trái phiếu Chính Phủ, tùy theo từng mục đích
mà có cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này ta chỉ
nghiên cứu trái phiếu dài hạn.
1.1.2.1. Phân loại theo chủ thể ủy quyền phát hành
Theo điều 4 Nghị định 141/2003/NĐ-CP, TPCP bao gồm: tín phiếu kho
bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tư, trái phiếu
ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc.
• Tín phiếu kho bạc là: loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn dưới
1 năm, phát hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà
nước và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ.
• Trái phiếu kho bạc là: loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn từ 1
năm trở lên được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân
sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt.
• Trái phiếu đầu tư là: loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn từ một
năm trở lên, bao gồm các loại sau:
+ Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc
diện ngân sách đầu tư, năm trong kế hoặch đầu tư đã được Chính Phủ phê
duyệt nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch
+ Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế
hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính Phủ phê duyệt.

5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Trái phiếu công trình trung ương là: loại trái phiếu Chính Phủ có
kỳ hạn từ 01 năm trở lên do Kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động
vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, cho các dự án thuộc nguồn
vốn đầu tư của ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được
bố trí vốn ngân sách trong năm.
• Trái phiếu ngoại tệ là: loại trái phiếu Chính Phủ, có kỳ hạn từ 1
năm trở lên do Bộ Tài Chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của
Thủ tướng Chính Phủ. Đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
• Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính Phủ phát hành nhằm huy
động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan
trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống,
tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
1.1.2.2. Phân loại theo thời gian đáo hạn
Do trái phiếu Chính Phủ phát hành có kỳ hạn 1 năm trở lên, nên khi
phân loại TPCP theo thời gian đáo hạn có những loại sau:
• Trái phiếu ngắn hạn (Shorts) có thời hạn từ 1 đến 5 năm;
• Trái phiếu trung hạn (Mediums) có thời hạn từ 5 đến 15 năm;
• Trái phiếu dài hạn (Longs) có thời hạn hơn 15 năm;
• Trái phiếu vô hạn (Perpetuities) không có ghi ngày đáo hạn.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.2.3. Phân loại khác
Theo hình thức sử dụng vốn: Trái phiếu kho bạc gắn với việc thực hiện
những chính sách tài khóa, trái phiếu đầu tư huy động vốn cho các công trình
thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát…
Theo cách tính lãi: Lãi suất trái phiếu phát hành được xác định trên cơ
sở kết quả của từng phiên đấu thầu. Lãi suất trái phiếu có thể áp dụng cố định
cho cả kỳ hạn trái phiếu hoặc thả nổi hàng năm theo sự biến động của lãi suất

trên thị trường tài chính, tiền tệ. Trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi, căn cứ ý
kiến thoả thuận của Bộ Tài Chính, tổ chức phát hành công bố mức lãi suất
tham chiếu trước khi đấu thầu. Lãi suất chính thức sẽ được công bố trước theo
từng thời gian hoặc vào các thời điểm thanh toán lãi trái phiếu trên cơ sở lãi
suất tham chiếu tại thời điểm công bố.
Theo hình thức biểu hiện: Trái phiếu đấu thầu qua thị trường giao dịch
chứng khoán tập trung được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút
toán ghi sổ; có ghi tên hoặc không ghi tên.
• Đối với hình thức chứng chỉ: Bộ Tài Chính quy định nội
dung để tổ chức phát hành in và phân phối cho các tổ chức trúng thầu.
• Đối với hình thức bút toán ghi sổ: Do Trung tâm Giao dịch
chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) và các tổ chức lưu ký ghi và quản
lý sổ sách.
Theo tiêu thức quản lí: có trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh
• Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ,
cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc
xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ
nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
• Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ
của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi
danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ,
cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình
thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu
được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
Tuy nhiên, cho dù phân loại theo hình thức nào thì TPCP cũng có
những đặc điểm giống trái phiếu khác về mệnh giá, lãi suất, kì hạn.
• Mệnh giá( giá trị danh nghĩa hay giá trị bề mặt ) là giá trị

ghi trên trái phiếu, nó xác định tổng số tiền gốc mà trái chủ được nhận cho tới
hết thời hạn của trái phiếu. Khác với cổ phần, mệnh giá trái phiếu là yếu tố
được xác lập rất rõ ràng, vì đây là cơ sở đặt nền móng cho các quan hệ nghĩa
vụ suốt chiều dài tồn tại của trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu thường được định
chuẩn ở các số càng chẵn càng tốt, tuỳ theo giá trị đồng bạc ở mỗi nước, đồng
thời cũng là để giúp cho việc giao dịch thuận tiện. Thường mỗi thị trường sẽ
có những mệnh giá được chuộng nhất và được khuyến khích sử dụng. Ví dụ ở
Mỹ hiện nay, khi nói đến trái phiếu trong TTCK thì dân chúng có thói quen
liên tưởng ngay đến loại 1.000USD. Loại 5.000USD cũng phổ biến nhưng
không bằng loại 1.000USD. Những loại nhỏ hơn 1.000USD gọi là "baby
bond" (trái phiếu nhỏ lẻ) được các công ty cần huy động vét (thường là để lập
quỹ hoàn trái hoặc hoán nợ cho các loại trái phiếu trả lãi cao đã huy động
trước đó) nhưng không nhỏ hơn 1.000USD. Các baby bond phải chịu phí giao
dịch đắt hơn.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tại Việt Nam, trong thời gian khởi động để chuẩn bị cho việc ra đời
TTCK, ta cũng đang quan tâm đến một mệnh giá đồng bộ để đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật trong giao dịch. Có thể nói, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển VN
(BIDV) là nhà phát hành tiên phong loại trái phiếu tiêu chuẩn này, vào tháng
11 và 12 năm 1999, với các mệnh giá chuẩn là 10.000.000 VNĐ và 1000
USD.
• Lãi suất: Đây là thành tố xác định quyền lợi về thu nhập
định kỳ (phần cứng) cho người sở hữu trái phiếu (chủ nợ). Tiền lãi, theo
thông lệ đã phổ biến, được trả cứ nửa năm một lần, nên khi tính toán ta cần
chia đôi lãi năm ra hai phần bằng nhau. Chẳng hạn trái phiếu mệnh giá
10.000.000đ, lợi suất danh nghĩa (nominal yield = lãi suất = rate of interest) là
10% thì mỗi sáu tháng trái phiếu đó nhận được 500.000đ, và từ đó tính ra
tháng, ra ngày. Lãi suất chia làm 2 loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế.
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất ghi trên trái phiếu. Nó quy

định mức lợi tức mà trái chủ được hưởng so với mệnh giá của trái phiếu. Như
vậy, bất kể điều gì xảy ra đối với giá của một trái phiếu coupon có lãi suất
hàng năm 8% và mệnh giá 1000 USD, nó sẽ vẫn được trả 80 USD lợi tức
hàng năm cho đến khi đáo hạn
Lãi suất thực tế: được xem xét trong mối liên hệ giá trị
thời gian của tiền. Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất mà bạn thực
sự thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính
đến tác động của lãi suất ghép. Thông thường cái mà chúng ta hay nhìn thấy
là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất thực tế sẽ được tính toán từ lãi suất danh
nghĩa theo một số phương pháp nhất định. Lãi suất danh nghĩa gắn liền với
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phương pháp tính lãi đơn giản, còn lãi suất thực tế là kết quả của phương
pháp tính lãi kép.
• Kỳ hạn: Là độ dài thời gian cho đến khi người phát hành
trái phiếu trả lại toàn bộ tiền gốc cho trái chủ và nhận lại trái phiếu. Với tất cả
các loại trái phiếu bình thường, việc hoàn trả lại tiền gốc sẽ được thực hiện
vào ngày đáo hạn (maturity). Ngày đáo hạn còn là cơ sở quan trọng để xác
định các kỳ trả lãi. Kỳ trả lãi được xác định mỗi năm hai lần. Ví dụ: trái phiếu
J&J, trả lãi vào ngày 1 tháng Giêng và 1 tháng Bảy; trái phiếu F&A trả lãi vào
ngày 1 tháng Hai và 1 tháng Tám; J&D trả lãi ngày 1 tháng Sáu và 1 tháng
Chạp (dương lịch),… Tại các thị trường phát triển, việc quy định số ngày
trong năm và phương pháp đếm ngày được chuẩn hoá tuỳ theo loại trái phiếu.
Ở Mỹ trái phiếu công ty và trái phiếu đô thị được tính theo năm có 360 ngày
và tháng có 30 ngày (kể cả tháng Hai). Nhưng trái phiếu Chính Phủ thì lại
tính một năm là 365 ngày và tháng tính theo ngày lịch thực tế.
Có 3 loại cơ cấu đáo hạn căn bản của một đợt phát hành trái phiếu:
• Loại trái phiếu có thời hạn cố định (term bonds) đáo hạn tất cả cùng
một lúc.
• Loại trái phiếu đáo hạn theo nhóm (serial bonds) từng kỳ, loại này

được phát hành một đợt nhưng có kỳ đáo hạn khác nhau theo lịch trình định
trước. Ví dụ: một trái phiếu đô thị có lượng phát hành 100 tỷ đồng có lịch đáo
hạn mỗi năm 5 tỷ suốt trong chiều dài tồn tại của đợt đó là 20 năm.
• Loại trái phiếu đáo hạn kết hợp (balloon bonds) đáo hạn từng phần
nhưng đa phần là vào kỳ cuối cùng. Ví dụ một đợt phát hành trái phiếu
"balloon" có thể mỗi năm thu hồi 3% giá trị phát hành ban đầu trong vòng 20
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năm, rồi sau đó tất toán 40% còn lại vào năm đáo hạn. Từ balloon cho ta khái
niệm phần phình ra nằm ở cuối trái bóng.
Để phù hợp với kế hoạch sử dụng tài chính và tính toán hiệu quả kinh
tế, một nhà phát hành có thể bán trái phiếu trải ra qua vài ba năm, họ sẽ thu
xếp đợt phát hành theo từng sê- ri tách biệt.
1.2. Thị trường trái phiếu Chính Phủ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường trái phiếu Chính Phủ
Thị trường TPCP là một bộ phận của thị trường chứng khoán, mà
TTCK lại là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tài chính. Chính
vì vậy, trước khi tìm hiểu về thị trường TPCP ta sẽ tìm hiểu qua vài nét về thị
trường tài chính.
1.2.1.1. Khái niệm, cấu trúc của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những
người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn. Thị trường tài chính cũng
có thể được định nghĩa là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính. Hoạt
động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có của
các cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, và tới động
thái chung của toàn bộ nền kinh tế.
Cấu trúc của thị trường tài chính: Tùy theo các tiêu thức khác nhau,
người ta có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau:
• Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính
được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là thị

trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn. Thị trường vốn là thị
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trườngmua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. So với các
công cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ trên thị trường vốn có tính thanh
khoản kém hơn và đội rủi ro cao hơn, do đó chúng có mức lợi tức cao hơn.
• Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính
được chia ra thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Thị trường nợ là
thị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, các khoản cho vay,…Thị
trường nợ có đặc trưng là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhât định, có
thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo cam kết nợ giữa chủ nợ và
người mắc nợ. sự hoạt động trên thị trường nợ phụ thuộc rất lớn vào biến
động của lãi suất ngân hàng. Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán
các cổ phần của công ty cổ phần. Đặc trưng của thị trường này là các công cụ
trên thị trường này không có kỳ hạn mà chỉ có thời điểm phát hành, không có
ngày mãn hạn. Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ
phiếu trên thị trường hoặc khi công ty tuyên bố phá sản. Khác với thị trường
nợ, hoạt động của thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả
kinh doanh của công ty cổ phần.
• Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài
chính, thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các công cụ tài chính được phát
hành lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng. Do là phát hành lần
đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một. Thị trường thứ cấp
là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường thứ hai
12

×