Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Môn: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ Tìm hiểu công ty Microsoft Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.16 KB, 27 trang )

Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Đầu tư

BÀI TẬP LỚN
Môn Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
Đề bài: Tìm hiểu về công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam

Thành viên nhóm 13:
Nguyễn Thị Thùy Linh: 11142494
Đinh Nam Thái: 11144095
Quách Hồng Hạnh: 11145241
Chhoeun NUKA: 11145508


MỤC LỤC
Trang
Mục lục ………………………………………………………………..1
Lời mở đầu…………………………………………………………….3
Phần 1: Tổng quan về tập đoàn Nokia……………………………….4
I.Lịch sử hình thành Nokia……………………………………….4
II.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nokia…………………....6
1.Cơ cấu tổ chức………………………………………………...6
2.Sản phẩm……………………………………………………...6
3.Thị trường tiêu thụ Nokia…………………………………….8
4.Đối tượng khách hàng………………………………………...8
5.Doanh số………………………………………………………8
III.Thành công và thất bại của Nokia……………………………..12
1.Thành công……………………………………………………12
2.Thất bại………………………………………………………..12
Phần 2: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Microsoft Mobile
tại Việt Nam…………………………………………………………….14


I.Sự hình thành của Microsoft Moblie Việt Nam………………...14
1.Sự hình thành………………………………………………….14
2.Thông tin chung về công ty…………………………………..14
II. Quá trình phát triển của Microsoft Moblie Việt Nam…………15
1.Quy mô vốn và lao động……………………………………...15
2.Sản phẩm của Microsoft Moblie……………………………...16
3.Thị trường tiêu thụ sản phẩm…………………………………17
Phần 3: Hoạt động của Microsoft Moblie tại Việt Nam……………...18
2


I.Thực trạng hoạt động tại Việt Nam……………………………...18

3


1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…………………..18
2. Doanh thu…………………………………………………….20
II.Thất bại của Microsoft Moblie Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp
cho doanh nghiệp………………………………………………….21
1.Thất bại của Microsoft Mobile……………………………….21
2. Nguyên nhân thất bại………………………………………...21
3. Giải pháp của Microsoft Moblie……………………………..22
Lời kết…………………………………………………………………..24
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………..25

4


Lời mở đầu

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là một hoạt động kinh
tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam. Không chỉ có nhiều lợi thế và môi
trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn đang nỗ lực viết tiếp câu chuyện thành
công trong thu hút FDI bằng cam kết mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, coi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận
quan trọng cấu thành của nền kinh tế, đồng thời xem FDI là một nhân tố
quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh quốc gia.Tính
đến tháng 4/2014, tổng số dự án FDI còn hiệu lực ở Việt Nam là trên 16.300
dự án, với tổng vốn đầu tư thực tế khoảng 238 tỷ USD. Đã có khoảng 100
nước và vùng lãnh thổ có các dự án đầu tư, và trên 100 tập đoàn đa quốc gia
hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam. Năm 2013, vốn FDI vào Việt Nam
đạt hơn 22 tỷ USD, tăng trên 35% so với năm 2012.Những con số trên đã
minh chứng Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài. Tập đoàn Nokia cũng là một trong số các doanh
nghiệp lựa chọn Việt Nam để đầu tư phát triển và công ty con đặt tại Việt
Nam có tên là công ty TNHH Microsoft Moblie. Sau đây là những thông tin
mà nhóm em nghiên cứu được về doanh nghiệp.
Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên bài tập lớn
không thể tránh được những thiếu sót hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý
kiến của giáo viên để bài tập lớn của nhóm em được hoàn chỉnh hơn.

5


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN NOKIA
I.Lịch sử hình thành của Nokia
Hầu hết chúng ta biết đến Nokia là một hãng chuyên sản xuất điện thoại.
Thế nhưng, ít ai biết rằng công ty này có nguồn gốc là một...nhà máy bột
giấy ở phía tây nam Phần Lan. Nokia mới chỉ thực sự tập trung vào mảng
điện thoại cách đây 20 năm, còn lịch sử của công ty thì đã bắt đầu từ rất lâu

trước đó. Năm 1865, một kỹ sư thợ mỏ người Phần Lan Fredrik Idestam,
người sau này là nhà sáng lập Nokia, đã thành lập một nhà máy bột giấy tại
Tammerkoski Rapids vùng Tây Nam Phần Lan. 6 năm sau, ông mở một nhà
máy thứ 2 cạnh dòng sông Nokianvirta, và cái tên Nokia được khai sinh
chính là được lấy cảm hứng từ dòng sông Nokianvirta này.
Những ngày đầu thành lập, Nokia là một công ty đa ngành, đa lĩnh vực.
Năm 1898, Eduard Polón sáng lập nên công ty Sản phẩm Cao Su Phần Lan,
công ty sau này trở thành mảng kinh doanh cao su của Nokia, sản xuất đủ
mọi thứ, từ giày cao su đến lốp xe. Đến nay, những chiếc ủng cao su thương
hiệu Nokia vẫn còn tồn tại trên thị trường. Sang 1912, Arvid Wickstrom
thành lập công ty Sản phẩm Cáp Phần Lan, đặt nền móng cho mảng kinh
doanh cáp và đồ điện tử cho Nokia về sau. Trải qua quá trình hoạt động đến
1967, ba công ty gồm Nokia Ab, Công ty Sản phẩm Cáp Phần Lan, Công ty
Cao su Phần Lan, chính thức sáp nhập.
Quá trình hình thành và phát triển của Nokia được tóm tắt bằng các
dấu mốc dưới đây
• 1865 Thành lập Nokia trong ngành lâm nghiệp
• 1898 Thành lập Công ty Cao su Phần Lan
• 1912 Thành lập Nhà máy Cáp Phần Lan
• Đầu những năm 1920, Công ty Cao su Phần Lan giành quyền điều khiển
trong công ty Nokia và Công ty Cáp Phần Lan
• Cuối những năm 20, kết thúc những cuộc đàm phán về sáp nhập đầu tiên
• 1967 sáp nhập ba công ty thành Tập đoàn Nokia
• 1977 kỷ nguyên Kairamo xuất hiện
6


• 1979 Mobira Oy (Công ty Điện thoại Di động Nokia), do Nokia và Salora
hợp thành
• 1981 Telenokia Oy (Công ty Viễn thông Nokia), hợp thành bởi Nokia và

Televa
• 1982 Nokia giới thiệu tổng đài nội bộ kỹ thuật số đầu tiên ở châu Âu
• 1984 giành được Salora và Luxor; Nokia giới thiệu điện thoại di động kéo
dài của người Bắc Âu (NMT), điện thoại trong xe hơi
• 1986 Nokia giới thiệu điện thoại di động tế bào NMT và bộ theo dõi bán
kính di động khi người dùng di chuyển trong vùng bán kính hẹp
• 1987 đạt được chuẩn Elektrik Lorenz; Nokia bắt đầu thiết kế và sản xuất
máy nhắn tin trên toàn quốc; Nokia giới thiệu điện thoại bỏ túi NMT đầu
tiên trên thế giới
• 1988 mắc bệnh xuất huyết não; Kairamo tự tử
• 1989 giành được NKF
• 1990 Nokia giới thiệu Hệ thống nhắn tin dữ liệu vô tuyến (RDS) đầu tiên
trên thế giới
• 1991 Nokia cung cấp Hệ thống truyền thông di động toàn cầu (GSM) với
thiết bị được sản xuất tại Nokia - Phần Lan
• 1992 Ollila được bổ nhiệm chức CEO, tăng cường tái thiết và hội nhập các
doanh nghiệp
• 1992 Nokia giới thiệu điện thoại di động cầm tay GSM đầu tiên của mình
• 1993 Nokia trở thành nhà sản xuất đầu tiên khai trương điện thoại di động
cầm tay cho tất cả các hệ thống thông tin kỹ thuật số hiện thời
• 1994 Nokia trở thành nhà sản xuất đầu tiên tại châu Âu bắt đầu bán điện
thoại di động tại Nhật Bản
• 1995 Tổng Công ty Thông tin di động Nokia hình thành bằng sự hợp nhất
Tập đoàn Nokia, Công ty Điện tử Công nghiệp, và Công ty Máy công
nghiệp và Cáp Nokia
• 1995 Nokia giới thiệu hệ thống thu phát trạm gốc (BTS) nhỏ nhất trên thế
giới cho mạng thông tin di động GSM/(DCS), có tên gọi Nokia PrimeSite
7



• 1996 Nokia giới thiệu thiết bị viễn thông tất-cả-trong-một đầu tiên trên thế
giới, tên gọi Nokia 9000 Communicator
• 1997 - 1999 chiến lược tái tích hợp di động/Internet; những nỗ lực tiến tới
một "xã hội thông tin di động"
II.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nokia
1.Cơ cấu tổ chức
Nokia được điều hành bởi Hội đồng quản trị tập đoàn do chủ tịch HĐQT
và Tổng Giám Đốc đứng đầu. Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám Đốc Nokia là
Jorma Ollila 52 tuổi (gia nhập Nokia năm 1985) và Chú tịch công ty là
Pekka Ala-Pietil, 46 tuổi (gia nhập Nokia năm 1984).
Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia
Networks. Ngoài ra, công ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng
biệt và đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center. Nokia Mobile Phones là
nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nokia Networks là một nhà
cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các
dịch vụ có liên quan. Nokia Venture Organization có chức nâng nhận diện và
phát triển những ý tưởng kinh doanh mới. Nokia Research Center tạo ra khả
năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong những lãnh vực công
nghệ thiết yếu cho sự thành công của công ty trong tương lai.
2. Sản phẩm
Nokia là liên kết mọi người - mang đến cho mọi người cải họ cần và
những thứ họ thấy quan trọng. Điện thoại Nokia còn là sản phẩm đầu tiên có
những đặc tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên Internet và
bao gồm cả quay phim đa chức năng.
Từ khi cho ra đời loại điện thoại di động nhỏ cầm tay đầu tiên vào năm
1987, Nokia đã trở thành một nhà tiên phong về công nghệ, về thiết kế cũng
là lĩnh vực quan trọng của thương hiệu Nokia, cách đây gần một thập niên,
hầu hết màu sắc của điện thoại di động dạng và lập tức điện thoại di động trở
thành một sản phẩm thời trang. Tiếng tăm của Nokia về thiết kế biểu tượng
được biểu hiện với hai bộ sưu tập thời trang (Fashion Collections) - bộ sưu

tập được thiết kế để làm đẹp cho khuynh hướng sàn diễn thời trang hiện nay.

8


Nokia đã phát triển những thiết bị di động hỗ trợ cho cuộc sống của tất
cả mọi người. Nokia đã làm việc hết mình để nâng cao năng suất và cuộc
sống của mọi người bằng việc cung cấp những sản phẩm an toàn, dễ sử
dụng. Tính quan trọng trong thiết kế điện thoại của Nokia là dễ sử dụng: bề
mặt sản phẩm thi dễ định hướng, các phím số thi dễ sử dụng, và kích cỡ,
hĩnh dáng thi tiện nghi và phù họp - tất cả đã làm tăng sự tín nhiệm của
khách hàng dành cho Nokia như là một thương hiệu.
Ở mỗi thị trường, mỗi đối tượng khách hàng, Nokia đều có những sản
phẩm tương ứng. Những sản phẩm này hầu hết đều có đủ những chức năng
cần thiết, và hơn cả, tất cả những tính năng này đều rất thân thiện với người
dùng, có lẽ đây là điều tạo nên thành công của Nokia. Mỗi một sản phẩm
Nokia mới xuất hiện, gần như đó là một cuộc cách mạng thực sự, tạo nên
một trào lưu trong cộng đồng người sử dụng điện thoại di động.
Nokia khá thành công trong việc tạo dựng thương hiệu qua việc đưa
vào Việt Nam những mẫu điện thoại phù họp với thị hiếu của người tiêu
dùng. Hãng đã chinh phục được khách hàng nhờ vào việc đưa ra nhiều sản
phẩm thân thiện, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, linh kiện dễ thay.
* Các dòng sản phẩm điện thoại chính:
- Dòng Kết nối (Connect)
- Dòng Cuộc sống (Live)
- Dòng Khám phá (Explore)
- Dòng Thành Đạt (Achieve)
1987: Nokia Mobile Cityman 900-điện thoại di động truyền thống đầu tiên
được ra đời.
1994: Sêri Nokia 2100 là các điện thoại di động kĩ thuật số đầu tiên ra đời,

để gửi dữ liệu, fax và SMS(tin nhắn nhanh).
2001: Điện thoại Nokia quay phim đầu tiên - Nokia 7650 được cho ra mắt.
2004: Nokia giới thiệu bộ sưu tập ba điện thoại đầu tiên.
2005: Nokia với dịch vụ 3G đầu tiên được cho ra mắt thị trường- Nokia
6630.
9


2005: Nokia Nseries được ra mắt - đại diện cho công nghệ hiện đại. Cũng
trong năm này, Nokia cho ra mắt dịch vụ di động - cho phép phát sóng các
chương trĩnh truyền hình di động trên điện thoại Nokia.
2006: Nokia N91 - thiết bị di động đầu tiên với một ổ cứng cho phép lưu trữ
3000 bài hát - được tung ra ở Anh.
3. Thị trường tiêu thụ của Nokia
Trụ sở chính ở khu vực của Nokia được đặt tại Alexandra Technopark ở
Singapore. Là trung tâm của khu vực của Nokia, đây là cơ sở của hơn 700
nhân viên Nokia cung cấp các công nghệ, sản phẩm và giải pháp hỗ trợ 20
thị trường khác nhau và các văn phòng Nokia tại châu Á - Thái Bình Dương
Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân
phối và mạng lưới bán lẻ tại các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng
điện thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và đang tăng trưởng mạnh ở
châu Phỉ, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
4. Đối tượng khách hàng
Nokia là dòng sản phấm dành cho mọi tập khách hàng , cho dù bạn là
người yêu nhạc, thợ ảnh, nhà thiết kế, doanh nhân chuyên nghiệp hay nhà
làm phim thành công đều có thể sử dụng còn là hãng điện thoại có sản phẩm
đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao
cấp.
5. Doanh số
Nokia đã nắm 40% thị trường di động toàn cầu. Có lẽ, ấn tượng nhất là

việc Nokia đã thành công trong việc chuyển sang sản xuất các mẫu điện
thoại giá rẻ trong khi vẫn duy trì được tỷ suất lợi nhuận cao. Mức lợi nhuận
trên thị trường điện thoại bình dân của hãng trong quý 1 năm 2013 là 16,8%,
giảm nhẹ so với mức 18,5% cùng kỳ năm ngoái. Còn bộ phận sản xuất thiết
bị đa phương tiện cao cấp của Nokia có tỷ suất lợi nhuận lên tới 18,8%.
Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vĩ chuỗi cung cấp và hệ
thống sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Hãng cũng duy trĩ được
sự kiểm soát đối với chi phí thông qua việc sử dụng chung linh kiện giữa các
thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh kiện hơn so với các đối
thủ cạnh tranh.
10


Nokia liên tục gặp những bước thuận lợi: Doanh số bán hàng hàng năm
tăng liên tục, nhất là giai đoạn 1997-2000; năm sau tăng gấp đôi so với năm
trước. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự thành công vượt bậc của Nokia,
giúp nhà sản xuất Phần Lan này trở thành tập đoàn số 1 trên thị trường
ĐTDĐ. Năm 1998, Nokia bán 40,8 triệu điện thoại cầm tay, chiếm phần lớn
trên tổng doanh số bán ra trên toàn thế giới lúc đó là 163 triệu chiếc và đạt
13,32 tỷ Euro. Tháng 12 năm 1998, Jorma Ollila tuyên bố Nokia kỷ niệm
con số 100 triệu máy.
Nokia đã tăng trưởng liên tục và năm 1999 đánh dấu sự phát triển vượt
bậc hơn nữa của hãng khi doanh số tăng 48% đạt 19,77 tỉ Euro. Năm 2000 là
năm bùng nổ: doanh số bán ra đạt tới 30,37 tỷ Euro trước khi đồ thị tăng
trưởng suy giảm. Năm 2001, doanh số chững lại: chỉ đạt 31,19 tỉ Euro. Năm
2002, Nokia công bố doanh số giảm 4% và tiếp tục giảm 2% năm 2003.
Trong quý 1/2007, lợi nhuận thuần của hãng là 1,3 tỷ USD trong khi
doanh thu là 13,4 tỷ USD. Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vĩ
chuỗi cung cấp và hệ thống sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả.
Hãng cũng duy trì được sự kiểm soát đối với chi phí thông qua việc sử dụng

chung linh kiện giữa các thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh
kiện hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134
triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007. Nokia đang kiểm soát 39% thị trường
điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu
thế nhờ quy mô mà có.
Nokia

15.561

40.8%

18.703

50.9%

-16.8%

RIM

7,442

19.5%

4,024

10.9%

84.9%


Apple

4,079

10.7%

1,928

5,2%

111,6%

HTC

1,631

4.3%

1,361

3,7%

138,0%

Samsung

1,598

4.2%


0,671

1 ,8%

138,0%

11


Others

7,829

20.5%

10.077

27,4%

-22.3%

Total

38.143

100%

36.766

100%


3.7%

Bảng thống kê thị phần của các hãng điện thoại quý 4 2007,2008.
Tháng 12/2008 Nokia đã mở văn phòng đại diện ở 16 nước với 39,350
người nghiên cứu và phát triên khoảng 31% tông sô nhân công. Lợi nhuận
quý IV/08 của Nokia cũng giảm 69% do nhu cầu, đặc biệt ở các thị trường
mới nổi giảm. Lợi nhuận ròng của Nokia trong 3 tháng tỉnh đến 31/12/2008
giảm 576 triệu euro (751 triệu USD). Doanh số giảm 19% còn 12,66 tỷ euro,
thấp hon so với dự báo 13 tỷ euro do nhu cầu điện thoại di động giảm mạnh,
số điện thoại bán ra trong quý giảm 15% còn 113,1 triệu sản phẩm.
Quí 1/2009 là thời gian tồi tệ nhất mà Nokia từng trải qua với doanh
thu giảm mức kỉ lục lên đến 90% so với cùng kì năm ngoái. Nokia chỉ
‘"kiếm” được 161 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2009, trong khi đó cùng
thời điểm này vào năm ngoái doanh thu của Nokia đạt mức 1,6 tỷ USD.
Cũng theo tiết lộ từ phía Nokia cho biết thì tổng cộng trong qúy 1/2009 hãng
di động lớn nhất thê giới chỉ tiêu thụ hêt 93 triệu sản phẩm trên toàn thê giới,
giảm 19% từ mức 115 triệu sản phâm cùng kì 2008. Tính riêng trên thị
trường di động doanh số Nokia đã giảm từ 33% xuống còn 8,17%, tính trên
những lĩnh vực kinh doanh khác của Nokia, thị trường di động cũng “góp
phần” làm giảm doanh số từ mức 16,8% xuống còn 12,2%.
Năm 2009, Nokia dính vào rắc rối lớn khi phải thực hiện một chiến
dịch thu hồi sản phẩm vào loại lớn nhất thế giới. Hãng thừa nhận rằng 46
triệu thỏi pin điện thoại bán ra có thể đã bị lỗi. Trong khi đó, một trong
những đối thủ chính góp phần đẩy Nokia vào, Apple, cũng cho ra mắt thế hệ
iPhone đầu tiên trong năm này. Sự của iPhone đã ảnh hưởng thấy rõ đến
Nokia chỉ ngay 1 năm sau đó. Năm 2008, lợi nhuận Nokia giảm 30% trong
quý III, doanh số smartphone giảm 3,1% trong quý. Trong khi đó, iPhone đạt
tốc độ tăng trưởng 327,5%.


12


Đang từ vị thế ông hoàng, Nokia bắt đầu rơi vào tình cảnh khốn đốn
cùng cực. Kể từ khi Stephen Elop, một người không mang quốc tịch Phần
Lan, được chọn làm CEO của Nokia vào 2010, cắt giảm nhân sự đã trở thành
chuyện thường ngày. Tính đến tháng 12/2012, Nokia chỉ còn 44.630 nhân
viên ở mảng mobile và location, giảm từ gần 70.000 trong quý III/2011. Đây
là hệ quả của chiến lược tổ chức lại kinh doanh của Elop nhằm phù hợp với
chính sách đưa điện thoại của Nokia sử dụng hệ điều hành di động của
Microsoft, thay vì tự mình phát triển nền tảng riêng. Cách làm này của Elop
đã khiến những nỗ lực xây dựng hệ điều hành di động trước đó của Nokia; từ
Qt, Meltemi, cho đến Maemo/MeeGo, trở thành công cốc.
Vào thời điểm 2011 - 2012, quy mô công ty tiếp tục bị thu hẹp: tài sản
bị bán, nhân sự bị cắt giảm, nguồn tiền mặt dự trữ càng ngày càng vơi.
Nokia lỗ hơn 1 tỷ Euro trong 2011 và liên tiếp báo lỗ trong các quý của
2012: 1,34 tỷ Euro trong quý I, 826 triệu Euro trong quý II, 576 triệu quý III.
Tổng lỗ trong 2012 rơi vào khoảng 3 tỷ Euro. Thống kê cho thấy tiền mặt
ròng của Nokia đã giảm xuống còn 3,6 tỷ Euro vào quý III/2012, giảm mạnh
so với 4,2 tỷ Euro của quý trước đó. Nokia thậm chí phải bán và thuê lại
chính thủ phủ của mình ở Phần Lan để lấy 170 triệu Euro hồi đầu tháng
12/2012. Giá cổ phiếu xuống thấp kỷ lục, có thời điểm chỉ đạt 1,33 USD/cổ
phiếu. Lúc này, Microsoft và Apple nổi lên là những ông lớn tiềm năng có
thể sẽ mua lại Nokia.
Song hành với tình hình đó, tất nhiên, là doanh số nghèo nàn của các
smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone 7.x. Nokia bán được 2,9
triệu máy Lumia chạy hệ điều hành này trong quý III, 4 triệu trong quý II, và
hơn 2 triệu trong quý I của 2012. Đây là những con số quá bé nhỏ nếu so với
tổng doanh số smartphone toàn cầu, vốn đã lên tới 169 triệu máy chỉ trong
quý III/2012 (thống kê của Gartner). Không chỉ liên tiếp thua lỗ, hãng cũng

không tự quyết định được tương lai của mình. Thành bại của mảng kinh
doanh smartphone bị phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng Windows Phone của
Microsoft. Không lâu sau đó, vào tháng 9/2013, Microsoft công bố mua lại
mảng Thiết bị và Dịch vụ của Nokia, báo hiệu dấu chấm hết cho kỷ nguyên
của hãng công nghệ Phần Lan.

13


III. Thành công và thất bại của Nokia
1.Thành công
Những năm tháng huy hoàng nhất của Nokia có lẽ bắt đầu từ năm 1994,
khi họ tung ra loạt điện thoại 2100 series, dòng điện thoại đầu tiên sử dụng
nhạc chuông Nokia Tune. Doanh thu 2100 series đạt 20 triệu chiếc, vượt
nhiều lần so với kỳ vọng 400.000 sản phẩm mà Nokia đặt ra lúc đầu. Chỉ 4
năm sau đó, Nokia trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới,
soán ngôi của Motorola. Khoảng 1 năm sau, Nokia vươn lên đạt thị phần
25%: cứ 4 điện thoại di động bán ra thì có 1 chiếc của Nokia.
Cũng trong 1999, Nokia ra mắt Nokia 7110, một chiếc điện thoại có các
chức năng web "thô sơ", trong đó có tính năng email. Nó sử dụng Giao thức
Ứng dụng không dây (Wireless Application Protocol - WAP) để truy cập
Internet. Sức phát triển của Nokia vẫn chưa dừng lại. 2001, Nokia ra mắt
chiếc điện thoại đầu tiên có camera, chiếc Nokia 7650. Tính trong giai đoạn
từ 1996 đến 2001, doanh thu của Nokia đã tăng lên gấp gần 5 lần, từ 6,5 tỷ
Euro lên 31 tỷ Euro.
Những năm tiếp theo vẫn đánh dấu thành công không nhỏ của Nokia với
những mẫu smartphone mới. Năm 2002, hãng giới thiệu mẫu điện thoại đầu
tiên quay được video, chiếc Nokia 3650. Nokia cũng là hãng đầu tiên ra mắt
điện thoại 3G với chiếc Nokia 6650. Với công nghệ 3G, điện thoại giờ đây
đã có thể được dùng để lướt web, tải nhạc, xem TV...và nhiều chức năng

khác nữa. Sang 2004, Nokia phát biểu rằng dù vẫn đang là công ty điện thoại
lớn nhất thế giới, hãng đã đánh mất thị phần về tay đối thủ. Thị phần của
Nokia thời điểm này chỉ còn 35%, thấp hơn 5% so với mục tiêu. Sang đến
2005, hãng đã bán được chiếc điện thoại thứ 1 tỷ của mình. Đó là một chiếc
điện thoại Nokia 1100, và nó được bán ở Nigeria. Thời điểm này, thuê bao
điện thoại di động cũng đã đạt cột mốc 2 tỷ thuê bao.
2. Thất bại
Tuy nhiên, do “ngủ quên trong chiến thắng” và không chịu đổi mới, nên
Nokia đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong những năm trở lại đây,
doanh thu và uy tín của hãng đã sụt giảm mạnh, đặc biệt khi Apple Inc. của
Mỹ tung ra điện thoại thông minh iPhone vào tháng 1/2007, cổ phiếu của
Nokia đã giảm tới 47%. Trong bảng xếp hạng các thương hiệu ăn nên làm ra
14


nhất thế giới năm 2010 do hãng nghiên cứu thị trường Millwrard Brown
Optimor thực hiện, Nokia đã giảm tới 30 bậc, tụt xuống vị trí thứ 43. Mặc dù
vẫn chiếm tới 1/3 doanh số điện thoại toàn cầu, song dường như Nokia lại
đang bị mắc kẹt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong khi các hãng sản
xuất đồ điện tử của Hàn Quốc - trong đó có Samsung Electronics Co. - dẫn
đầu thị trường, thì chiếc điện thoại iPhone của Apple và BlackBerry của
Research In Motion Ltd đang thống trị dòng điện thoại thông minh cao cấp.
Theo giới phân tích, chính sự thủ cựu trong chính sách kinh doanh
cũng như tự mãn, không chịu đổi mới, không liên kết với các công ty khác
cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã khiến uy tín, doanh
thu, lợi nhuận, cổ phiếu… của Nokia suy giảm.

15



PHẦN 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MICROSOFT MOBILE TẠI VIỆT NAM
I.Sự hình thành của Microsoft Mobile Việt Nam
1. Sự hình thành
Công ty TNHH Nokia Việt Nam (nhà máy sản xuất điện thoại của
Nokia) chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt
Nam, từ ngày 18/12/2014.Trước đó, tháng 4/2014, Microsoft đã hoàn tất
mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia với trị giá 7,2 tỷ USD. Công
ty TNHH Nokia Việt Nam cũng theo đó thuộc quyền sở hữu của Microsoft
Mobile, thuộc Microsoft. Microsoft Mobile Việt Nam là Công ty TNHH
một thành viên ngoài nhà nước và có 100% vốn đầu tư nước ngoài với lĩnh
vực kinh tế là kinh tế tư nhân.
Nhà máy Nokia Việt Nam trước dây được khởi công xây dựng vào
ngày 23/4/2012 với tổng mức đầu tư 302 triệu USD,diện tích rộng 17 ha và
và được đặt tại khu công nghiệp VSIP (Việt Nam – Singapore) huyện Phù
Chẩn, tỉnh Bắc Ninh . Đến tháng 10 năm 2013, nhà máy chính thức đi vào
hoạt động và trở thành nhà máy thứ 8 trên toàn cầu của tập đoàn để sản xuất
điện thoại di động mang thương hiệu Nokia nhằm tăng cường năng lực sản
xuất và xuất khẩu, cung ứng sản phẩm cho các thị trường khác nhau trên thế
giới.
Sau khi mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia, tập đoàn
Microsoft quyết định thay đổi chiến lược hoạt động, với mục tiêu đưa Nokia
Việt Nam trở thành nhà máy đóng vai trò chủ lực trong sản xuất thiết bị điện
thoại di động của Microsoft trên toàn cầu.Theo đó, đơn vị này đã tiến hành
chuyển giao các dây chuyền sản xuất từ các nhà máy tại Trung Quốc,
Hungary và Mexico tới Việt Nam. Kế hoạch chuyển giao được tiếp tục đến
cuối tháng 2/2015.
2. Thông tin chung
Tên giao dịch: MICROSOFT MOBILE (VIETNAM)
Mã số thuế: 2300690887


16


Địa chỉ: Số 8, đường 6, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, Xã Phù Chẩn, Thị
xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Đại diện pháp luật: Faustus Kaligayahan Villamil
Ngày cấp giấy phép: 15/11/2011
Ngày hoạt động: 15/11/2011 (Đã hoạt động 5 năm)
Điện thoại: 02413901900 / 02413902999
Ngành nghề chính: Sản xuất linh kiện điện tử
Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân
Loại hình kinh tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ngoài NNLoại
hình tổ chức : Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hoá
Cấp chương : (1 - 151) Các đơn vị kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài
vào VN
Loại khoản: (070 - 092) Sản xuất sản phẩm điện tử, và sản phẩm quang học
II. Quá trình phát triển của Microsoft Moblie Việt Nam
1.Quy mô vốn và lao động
Sau khi mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia, tập đoàn
Microsoft quyết định thay đổi chiến lược hoạt động với mục tiêu đưa Nokia
Việt Nam trở thành nhà máy đóng vai trò chủ lực trong sản xuất thiết bị điện
thoại di động của Microsoft trên toàn cầu.Nhà máy Microsoft Bắc Ninh cũng
được lựa chọn là nhà máy trọng điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của
Microsoft và chính thức đưa dây chuyền sản xuất smartphone về Việt Nam
từ tháng 8/2014.Theo đó, đơn vị này đã tiến hành chuyển giao các dây
chuyền sản xuất từ các nhà máy tại Trung Quốc, Hungary và Mexico tới Việt
Nam. Kế hoạch chuyển giao được tiếp tục đến cuối tháng 2/2015.Với định
hướng này của Microsoft, số lượng dây chuyền sản xuất của nhà máy tại Bắc
Ninh được tăng từ 6 dây chuyền trong năm 2013 lên tới 39 dây chuyền tính

đến cuối năm 2014. Sản lượng hàng tháng tăng hơn gấp 3 lần so với cuối
năm 2013. Sản lượng cũng như độ phức tạp của sản phẩm sẽ tiếp tục gia
tăng trong giai đoạn 2 được tiến hành vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015.
Cùng với định hướng kinh doanh mới, Microsoft cũng sẽ gia tăng ít nhất
50% so với lượng lao động hiện nay. Số lượng kỹ sư chuyên môn dự kiến
17


tăng gấp 2 lần cùng với sự gia tăng đáng kể đối với số lượng kỹ thuật viên
và sinh viên mới ra trường được tuyển dụng mới. . MMV đã tuyển dụng
thêm 5.500 công nhân vận hành và 200 nhân viên văn phòng. Microsoft
Mobile Vietnam hiện có hơn 10.000 nhân viên trong số đó có 9.500 lao
động trực tiếp và 500 lao động gián tiếp, có nhiều kỹ sư tay nghề cao. Với kế
hoạch mới này, vốn đầu tư của tập đoàn này tại Việt Nam tăng thêm 220
triệu USD, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 1,86 tỷ USD, sản lượng đạt 76,4
triệu sản phẩm/năm.Tính đến hết tháng 11/2014, Microsoft Mobile Vietnam
đã xuất đi gần 74 triệu chiếc điện thoại di động các loại.
2.Sản phẩm của Microsoft Mobile Việt Nam
Về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề chính của Microsoft Mobile là sản
xuất linh kiện điện tử.Trước khi được mua lại và đổi tên bởi Microsoft,Nhà
máy Nokia Việt Nam gần như mới chỉ sản xuất duy nhất dòng sản phẩm điện
thoại feature phone (dòng phổ thông). Nhà máy lắp ráp 3 mẫu điện thoại
chính là Nokia 105, Nokia 108 và Nokia 107. Hãng cũng cho biết, sản phẩm
được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu để cung cấp ra thị trường nước ngoài, với
tỷ trọng 95%, còn lại, 5% là đáp ứng cho nhu cầu trong nước.Từ sau thương
vụ Nokia-Microsoft,với chiến lược mới, thay vì chỉ sản xuất dòng điện thoại
cơ bản như trước đây, Microsoft Mobile Việt Nam bắt đầu sản xuất
smartphone.Microsoft Mobile có quyền bán điện thoại di động bằng nhẵn
hiệu Nokia cho đến năm 2024,miễn là điện thoạị đó được dựa trên nền tẳng
s30+,bao gồm các điện thoại tính năng.Vào tháng 10/2014,công ty thông báo

rằng các điện thoại thông minh Lumia sẽ mang tên và logo của Microsoft
thay thế cho Nokia. Microsoft Việt Nam cho biết, sau khi mảng điện thoại
Nokia về với Microsoft, tập đoàn Microsoft tập trung vào thị trường thiết bị
di động tầm trung, được đánh giá có trị giá 5 tỉ USD/năm, cung cấp các trải
nghiệm di động đầu tiên cho hàng tỷ người kế tiếp, đồng thời giới thiệu dịch
vụ của Microsoft cho khách hàng mới trên toàn cầu.Microsoft Việt Nam cho
biết, năm 2013, tốc độ phát triển của hệ điều hành Windows Phone tại Việt
Nam đã vượt 6 lần so với tốc độ phát triển chung của thị trường điện thoại
thông minh, đánh dấu con số hơn 20% thị phần hiện tại.Nhà máy tại Bắc
Ninh (Việt Nam) được tập trung phát triển cả về mặt quy mô cũng như mức
độ phức tạp của sản phẩm.Vào năm 2014,khi bắt đầu thương vụ NokiaMicrosoft,theo tin từ Nokia Việt Nam ,họ phát biểu rằng :“chúng tôi sẽ bắt
18


đầu tiến hành sản xuất dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Windows là
dòng điện thoại cao cấp và hiện đại nhất của Bộ phận thiết bị của Microsoft.
Quá trình chuyển đổi này được bắt đầu bằng việc sản xuất xuất khẩu sản
phẩm LUMIA630 và LUMIA530 vào cuối tháng 8 năm nay. Các sản phẩm
khác của LUMIA cũng sẽ được xuất xưởng vào cuối năm nay” .
3.Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hãng cung cấp sản phẩm cho tất cả người tiêu dùng trong và ngoài
nước.Đặc biệt là người dùng yêu thích Nokia.Hãng cũng cho biết, sản phẩm
được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu để cung cấp ra thị trường nước ngoài, với
tỷ trọng 95%, còn lại, 5% là đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Giá trị xuất
khẩu dự kiến đạt 1,86 tỷ USD, sản lượng đạt 76,4 triệu sản phẩm/năm.Tính
đến hết tháng 11/2014, Microsoft Mobile Vietnam đã xuất đi gần 74 triệu
chiếc điện thoại di động các loại.

PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG CỦA MICROSOFT MOBILE TẠI
VIỆT NAM

19


I.Thực trạng hoạt động tại Việt Nam
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngày 18/5/2016, Microsoft bất ngờ công bố bán mảng điện thoại
truyền thống cho đối tác Đài Loan và Phần Lan. Nhà máy sản xuất điện
thoại tại Bắc Ninh - Việt Nam cũng nằm trong thỏa thuận này. Giá trị của
thương vụ này chỉ 350 triệu USD, quá ‘bèo bọt’ với hơn 7 tỷ USD Microsoft
bỏ ra mua lại mảng kinh doanh điện thoại của Nokia. Đây quả là một cú hớ
nặng mà Microsoft của Bill Gate phải gánh chịu. Đặc biệt hơn, phía sau
thương vụ này có rất nhiều góc khất liên quan ở Việt Nam.
Từ ông chủ đầu tiên là ‘người khổng lồ Nokia - Phần Lan được bán cho
Microsoft của Bill Gates và nay nhà máy điện thoại Nokia tại Việt Nam lại
sang tay cho một tập đoàn Đài Loan.
Cách đây 5 năm, 11/2011 Nokia Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư. Hơn 1 năm sau nhà máy cho ra lò các sản phẩm đầu tiên. Ngày
18/12/2014, Nokia Viêt Nam chính thức bị Microsoft “thâu tóm” là một
phần trong thương vụ Microsoft mua mảng sản xuất điện thoại Nokia toàn
cầu. Chấm dứt sự hiện diện của Tập đoàn Nokia ở VN. Đến 5/2016,
Microsoft đã bán lại mảng kinh doanh điên thoại bao gồm nhà máy ở Việt
Nam cho Foxconn của Đài Loan.
Một hành trình ngắn ngủi 5 năm, qua tay 3 ông chủ gắn liền với 2
thương vụ thâu tóm toàn cầu, nhà máy điện thoại Nokia – Microsoft trở
thành một dự án rất nhiều biến động và những góc khuất chưa được biết đến.
Cuối 2014, một lãnh đạo của Microsoft tiết lộ, có 5 nhà máy sản xuất điện
thoại Nokia trên toàn cầu đã thuộc về Microsoft. Nếu hoạt động tại Việt
Nam thuận lợi, Microsoft sẽ chỉ duy trì và phát triển một nhà máy sản xuất
điện thoại duy nhất tại Bắc Ninh – Việt Nam.
Vào Việt Nam 2011, nhưng hoạt động chưa được bao lâu, khó khăn từ

tập đoàn mẹ đã khiến Nokia Việt Nam phải đổi chủ. Microsoft đã mua lại bộ
phận sản xuất điện thoại và các dịch vụ liên quan của Nokia toàn cầu với giá
5 tỷ USD, đồng thời chi trả 2,18 tỷ USD để mua lại các bản quyền sáng chế
của Nokia. Sau khi tiếp quản, Microsoft tham vọng đưa nhà máy Nokia Việt
Nam đóng vai trò chủ lực trong sản xuất điện thoại di động của tập đoàn trên
20


toàn cầu. Thông tin ban đầu cho biết, lý do khiến Microsoft phải rời bỏ lĩnh
vực này vì kinh doanh không như kỳ vọng. Việc 5 năm qua tay 3 ông chủ
với hoạt động như mong muốn, số phận thăng trầm của nhà máy trăm triệu
đô này quả là nhiều biến động.
Thông tin chính thức đã được Tập đoàn Microsoft công bố hôm thứ
Tư (18/5). Đó là Microsoft đã đạt được thỏa thuận giao dịch bán mảng điện
thoại truyền thống cho FIH Mobile Ltd., thuộc Tập đoàn Công nghệ Hon
Hai/Foxconn và HMD Global, Oy. Giá trị của thương vụ là 350 triệu USD.
Điều quan trọng, là một phần của giao dịch, FIH Mobile Ltd. sẽ nhận về
Microsoft Mobile Việt Nam, nhà máy chuyên sản xuất điện thoại di động
của Microsoft tại Bắc Ninh (Việt Nam). Thông tin từ Microsoft cũng cho
biết, cho tới khi hoàn tất giao dịch này, khoảng 4.500 nhân sự của Microsoft
Mobile Việt Nam sẽ được chuyển giao hoặc có cơ hội gia nhập FIH Mobile
Ltd. hay HMD Global, Oy, theo luật địa phương. HMD Global có trụ sở tại
Phần Lan. Trong thương vụ mua lại mảng điện thoại cơ bản từ Microsoft,
được biết, FIH Mobile sẽ bỏ ra 330 triệu USD mua lại nhà máy Microsoft
Mobile Việt Nam, còn HMD Global bỏ ra 20 triệu USD để mua lại thương
hiệu Nokia và bản quyền thiết kế điện thoại.
HMD Global đã mua quyền khai thác thương hiệu từ Nokia trong thời
gian 10 năm, đồng thời sẽ là công ty đại diện phát triển kinh doanh các sản
phẩm điện thoại thương hiệu Nokia thay cho Microsoft trước đây trên toàn
cầu trong thời gian tới. HMD Global cũng chịu trách nhiệm về R&D (nghiên

cứu và phát triển), marketing và phát triển kinh doanh các sản phẩm điện
thọai thương hiệu Nokia. Ngoài ra cũng sẽ thừa hưởng lại tất cả hợp đồng
phân phối đã ký giữa các nhà phân phối điện thoại Nokia/Microsoft sau khi
chuyển giao.
Trong một diễn biến liên quan đến mảng sản xuất điện thoại
smartphone của Microsoft, tập đoàn công nghệ này đã công bố kế hoạch sa
thải 2.850 nhân viên trong vòng một năm với lý do được cho là hãng đã thất
bại ở mảng điện thoại thông minh (smartphone) Windows Phone. Ngoài ra,
vào tháng 5/2016, Microsoft cũng tuyên bố một đợt sa thải lớn với 1.850
nhân viên ở mảng điện thoại mất việc.

21


Theo PhoneArena, sau khi kết thúc quý I/2016 với chỉ 15 triệu chiếc
điện thoại phổ thông được bán ra, Microsoft đang có ý định đóng cửa mảng
kinh doanh này. Được biết, trong thương vụ sáp nhập bộ phận Thiết bị và
Dịch vụ của Nokia năm 2014, Microsoft sở hữu quyền sử dụng tên Nokia
cho các smartphone đến năm 2024. Nhưng vì kinh doanh khó khăn,
Microsoft buộc phải “buông tay”.
Quay trở lại với câu chuyện của nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam,
thông tin gần đây cho biết, còn những vướng mắc xung quanh ưu đãi đầu tư
của dự án này. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phải chủ
trì kiểm tra, thẩm định đánh giá việc Microsoft Mobile Việt Nam có đáp ứng
các tiêu chí là doanh nghiệp công nghệ cao hay không để áp dụng chính sách
ưu đãi thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Trong khi trước đó,
thậm chí Microsoft còn có văn bản xin không hưởng ưu đãi đầu tư cho
doanh nghiệp công nghệ cao, mà chỉ như doanh nghiệp thông thường và
chấp nhận đóng thuế như bình thường. Dư luận khi đó khá khó hiểu trước
động thái này của Microsoft, song giờ đây, trước thông tin bán nhà máy, xem

ra mọi chuyện dễ hiểu hơn nhiều. Có thể, Microsoft đã định bán nhà máy từ
lâu.
2. Doanh thu
Với kế hoạch trên, vốn đầu tư của Nokia Việt Nam khi đó có thể tăng
thêm 220 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 1,86 tỉ USD, sản lượng đạt 76,4
triệu sản phẩm/năm. Để thuyết phục “ông lớn” này rút hơn 300 triệu USD
vào Việt Nam là không hề dễ dàng. Trong đó có việc Nokia đòi được đăng
ký là DN công nghệ cao và đề nghị hưởng ưu đãi vượt trội. Cụ thể, miễn
thuế TNDN 4 năm kể từ năm có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế TNDN
sau khi hết 4 năm miễn thuế, chịu thuế TNDN 10% trong vòng 30 năm kể từ
năm đầu tiên đi vào hoạt động.
Đầu tiên, doanh thu các sản phẩm từ Microsoft / Nokia của đơn vị này
đạt mức 879 tỷ đồng trong năm 2015. Nhưng tới năm 2016, mảng kinh
doanh này chỉ là con số 0 tròn trĩnh (dự kiến).Nói cách khác, các sản phẩm
từ Microsoft / Nokia chắc chắn sẽ bị Digiworld khai tử trong năm nay. Mức
tăng / giảm của mảng kinh doanh này cũng được đưa về 0%.Thứ hai, doanh
thu của mảng kinh doanh điện thoại di động khác từ Digiworld trong năm
22


2015 chỉ là 655 tỷ đồng, thấp hơn cả Microsoft / Nokia. Nhưng mục tiêu của
mảng này trong năm 2016 lại lên tới 2.337 tỷ đồng, tăng tới 2,5 lần so với
năm trước. Điều này có nghĩa, Digiworld đã không còn mặn mà với
Windows Phone và Microsoft. Thay vào đó, đơn vị này sẽ tập trung các
dòng điện thoại, smartphone có sức hút và doanh thu lớn hơn trên thị trường.
II.Thất bại của Microsoft Moblie Việt Nam và nguyên nhân
1.Thất bại của Microsoft Mobile
Thương vụ mua bán này sẽ chỉ ảnh hưởng đến mảng kinh doanh điện
thoại cơ bản của Microsoft mà hiện nay vẫn đang sử dụng thương hiệu
Nokia. Microsoft cho biết, họ sẽ tiếp tục phát triển hệ điều hành Windows 10

Mobile và hỗ trợ điện thoại Luma và các thiết bị sử dụng Windows Phone từ
các đối tác như Acer, Alcatel, HP, Trinity và Vaio.
Microsoft đã gặp nhiều khó khăn trong mảng kinh doanh điện thoại cơ
bản trong vài năm qua. Các dòng điện thoại Asha, 40 Series và Nokia X đều
đã chuyển sang chế độ bảo dưỡng dưỡng từ tháng 7/2014 và Microsoft đã
không hề tung ra thêm tính năng mới hoặc nâng cấp nào cho các thiết bị
trong một khoảng thời gian dài. Microsoft đã chuyển trọng tâm kinh doanh
điện thoại của mình duy nhất vào Windows Phone nên đã thay đổi nền tảng
trên hầu hết các phần mềm điện thoại di động sử dụng nền tảng Symbian cũ
của Nokia. Tuy nhiên, những cố gắng hầu hết đều thất bại, Microsoft chỉ bán
được 2,3 triệu thiết bị Luma trong quý mới nhất, giảm tới 73% từ 8,6 triệu
thiết bị trong cùng kỳ năm ngoái. Doanh số kém cỏi của mảng điện thoại cơ
bản và một sự sụt giảm của các sản phẩm Lumia đã khiến các nhà sản xuất
điện thoại hướng nhiều vào Windows Phone hơn. Microsoft đã cố gắng
thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại để sản xuất một số lượng đáng kể
các thiết bị Windows Phone trong 5 năm qua, nhưng chi tiêu của người tiêu
dùng lại tập trung hầu hết trên các thiết bị chạy iOS và Android.
2.Nguyên nhân thất bại
Nguyên nhân chính là do Microsoft Nokia đã thay đổi chiến lược kinh
doanh chuyển từ phần cứng sang phần mềm nên số lượng máy cung cấp cho
thị trường sụt giảm mạnh.
23


Cụ thể, trong năm 2014, các sản phẩm Microsoft / Nokia do Digiworld
phân phối là mảng kinh doanh ăn nên làm ra lớn nhất cho đơn vị này. Doanh
thu của các sản phẩm Microsoft / Nokia đạt tới 2.451 tỷ đồng, nghĩa là bằng
với các mảng kinh doanh khác gộp lại, bao gồm: máy tính xách tay, máy tính
bảng, di động khác và thiết bị văn phòng.
Thế nhưng, ngay sau đó 1 năm, nghĩa là năm 2015, doanh thu từ các sản

phẩm Microsoft / Nokia chỉ còn vỏn vẹn 879 tỷ đồng, ghi nhận mức sụt
giảm tới 64% so với năm ngoái. Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác
đều tăng trưởng mạnh. Nói một cách tổng quát, từ mảng kinh doanh số 1 của
Digiworld, các sản phẩm Microsoft / Nokia mà cụ thể là dòng Windows
Phone đã tục dốc không phanh. Doanh thu năm 2015 có sự sụt giảm do sự
sụt giảm doanh số của nhãn hàng Nokia ước tính 1.572 tỷ đồng tương đương
với mức sụt giảm 64% so với cùng kì năm trước.
Ngoài nguyên nhân chính kể trên, những nguyên nhân sau cũng là một
trong số những sai lầm khiến Microsoft / Nokia bị thất bại
- Một là Nokia nhanh chóng leo lên đỉnh cao của thành công, song lại sớm
thỏa mãn với thành quả của mình, chỉ chú tâm đến thị trường cổ phiếu mà
không đầu tư nghiên cứu để tung ra các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của
khách hàng.
- Hai là Nokia đã quá trung thành với kiểu mẫu điện thoại đơn thuần chỉ có
chức năng nghe, gọi, nên đã bỏ qua các nhu cầu thiết yếu của các khách
hàng “thời @” đó là check email, tìm địa điểm vui chơi, giải trí và tham gia
vào các trang mạng như Twitter, Facebook.
- Ba là Nokia không chịu hợp tác để cùng phát triển với các công ty trong
ngành. Việc xây dựng được một thương hiệu hùng mạnh tại Phần Lan đã làm
Nokia xao nhãng việc liên kết với các website, các nhà sản xuất thiết bị điện
tử. Nokia đã lãng quên các ý tưởng đổi mới.
III. Giải pháp của Microsoft Moblie Việt Nam
Sau nhiều năm chi phối thị trường smartphone và điện thoại tầm thấp
tại Việt Nam, có lẽ đã tới lúc Microsoft / Nokia cần được yên nghỉ và vạch
ra hướng đi mới. Nhất là trong bối cảnh Windows Phone đã mất dần sức hút,
còn Windows 10 Mobile vẫn chưa chiếm được lòng tin của người dùng.
24


Để bù lại khoảng trống này, bản thân Digiworld đã đầu tư vào các

nhãn hàng smartphone có mức tăng trưởng hơn 500% trong năm 2015 vừa
qua, bao gồm: Wiko, Obi Worldphone. Ngoài ra, việc Digiworld trở thành
nhà nhập khẩu và dịch vụ ủy quyền iPhone - Apple tại Việt Nam cũng là một
hướng đi tốt.
Ông James Rutherfoord cho biết, HMD Global dự kiến ra mắt 2 sản
phẩm điện thọai phổ thông mới trong quý 4/2016 và ít nhất 2 sản phẩm
smartphone mang thương hiệu Nokia vào đầu quý 2/2017. Theo đó, các sản
phẩm smartphone mới mang thương hiệu Nokia sẽ có điểm chung là chất
lượng tốt với giá bán cạnh tranh. Cùng với đó, những sản phẩm này sẽ được
tích hợp các phần mềm và ứng dụng phổ biến chính hãng như Viber,
Facebook, Office 365… với hệ điều hành Adroid mới nhất. Sản phẩm Nokia
sẽ có ngôn ngữ thiết kế riêng và khác biệt với những sản phẩm của các hãng
khác trên trị trường cùng sử dụng hệ điều hành Android.
Ông James Rutherfoord cũng cho biết, HMD Global đang làm việc với
các đối tác và nhà cung cấp để làm mới hình ảnh thương hiệu Nokia tại thị
trường Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời hi vọng sự trở lại của điện
thoại mang thương hiệu Nokia sẽ đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng
Việt.

25


×