Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tìm hiểu nền Kinh tế nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.74 KB, 13 trang )

I.

Khái quát về lãnh thổ và khó khăn của Nhật Bản
1. Khái quát
1.1. Vị trí

lãnh thổ:

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, được cấu thành từ
bốn hòn đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku (chiếm khoảng 97% diện tích
đất liền của nước này), nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng
sản rất hạn chế.
Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn
Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía
Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, được chia thành 47 tỉnh thuộc
8 vùng địa lý, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu
khác biệt dọc theo chiều dài đất nước.
1.2. Dân

số

Dân số Nhật Bản vào khoảng 127,3 triệu người (2013) , đứng thứ tám thế giới, mật độ dân
số cao (335 người/km2). Dân số tập trung ở một vài thành phố chủ yếu, đặc biệt các vùng
đô thị của Tokyo, Osaka và Nagoya (43,6% dân số toàn quốc) . Người Nhật chiếm khoảng
98,5% tổng dân số đất nước, còn lại là dân nhập cư.Tuy nhiên trong những năm gần đây,
dân số nhật bản có xu hướng giảm, tỷ lệ sinh thấp và ít người nhập cư khiến Nhật đối mặt
với vấn đề già hóa dân số và số dân sụt giảm nhanh.
2 Những khó
2.1. Khó khăn:


khăn, thiên tai của Nhật Bản.

Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ
với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.
Khí hậu ở mỗi vùng thuộc Nhật Bản có sự khác nhau: Vùng Hokkaido và các cao nguyên
có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có
khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí
xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô và mạnh.Mùa hè, đôi khi
nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến gần 40độ C.
Bên cạnh đó, địa hình chủ yếu là núi, ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả
trên những vùng có độ dốc tới 15°).Khí hậu và địa hình khó khăn đã gây ảnh hưởng rất
nhiều đến việc sản xuất và trồng trọt của người dân Nhật Bản.
Tài nguyên: NB là nước nghèo tài nguyên, có 1 số mỏ than nhưng chất lượng không cao,
tập trung trên đảo Hôcaiđô, bắc đảo Kiuxiu và Hônsu.
+ Sắt: Trữ lượng không đáng kể và hàm lượng không cao, chỉ có đồng là trữ lượng tương
đối lớn, các mỏ đồng phân bố trên đảo Hôn su và Xi cô cư. Ngoài ra còn có 1 số phi kim
loại, lưu huỳnh, các loại đá dùng cho ngành xây dựng.


Thiên nhiên không hề ưu đãi đối với đất nước Nhật Bản, là quốc gia có rất ít tài nguyên
thiên nhiên, ngày nay hầu như các hầm mỏ không hoạt động.Tất cả khoáng sản khác, kể
cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài.

2.2: Thiên tai:
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên
tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần.Mỗi năm
Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.Từ trận động đất
Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần.
Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận
động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là

39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại
nặng nề, làm gần 16.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất
tích. Hàng ngàn công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề. Nhiều nhà máy
phát điện đã ngưng hoạt động, và ít nhất 3 vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ khí hydro đã xảy ra
tại nhà chứa các lò phản ứng khi hệ thống làm mát bị hỏng hoàn toàn.
Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ
ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa
chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu
và các dụng cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.
Trước thiên tai, người dân Nhât Bản được trang bị một số kiến thức cơ bản trong việc
phòng chống thiên tai. Người dân nơi đây ý thức được nếu không tuân thủ các quy định thì
gánh chịu hậu quả nghiêm trọng, nên người dân luôn chủ động chấp hành các quy định của
chính phủ và các bài học phòng chống thiên tai được chính đưa vào trong chính sách giáo
dục từ cấp tiểu học, tất cả học sinh Nhật đều biết.

II. Đặc trưng con người và giá trị nổi bật văn hóa Nhật Bản.
2.1. Con người và văn hóa Nhật.
Con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi
và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho chính mình. Chính tinh thần hiếu
kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng
thứ 2 TG.
Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ
có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau để đạt được mục đích
chung để đánh bại đối thủ nước ngoài.
Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị, đây là tập tục có từ lâu đời của người
Nhật, họ có óc thẩm mỹ rất cao, biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ
đạc hay cách bài trí bữa cơm.


Ngoài ra, tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của người Nhật Bản cũng

được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung
thành của các công nhân bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt để thu hút nguồn
nhân lực. Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự
cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh
của nhóm. Chính vì vậy, người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc
trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh
tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. (video).
2.2. Lịch

sử cải cách Nhật Bản.

Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá.
Đến giữa thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy trì cách sản xuất lạc hậu
dựa trên nền tảng phong kiến. Về Công nghiệp: Trong khi nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn thì thương nghiệp ở Nhật lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu
nhanh chóng. Đó là cơ sở cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.
Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Minh Trị Duy Tân, mở ra kỷ nguyên
hiện đại hóa đất nước. Chính phủ mới coi công nghiệp là một trong những trụ cột của một
quốc gia hiện đại, và vì vậy đã đề ra nhiều chính sách phát triển nền công nghiệp.
Sau một loạt cải cách cho phép được tự do lựa chọn nghề nghiệp và nắm được cơ sở
thuế vững chắc dựa trên thuế ruộng đất, chính phủ đã bắt tay vào công nghiệp hóa thông
qua "Chính sách xúc tiến công nghiệp".
Chính phủ tiến hành xây dựng hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay thế
cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa, phát triển các ngành khai mỏ và công nghiệp
nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ,...), thúc đẩy công nghiệp nhẹ.
Xúc tiến xây dựng hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ngay từ đầu đã
cho phép Nhật Bản rút ngắn thời gian, nhanh chóng hiện đại hóa, đi vào công nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp.
Năm 1900, Nhật Bản hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng dệt và bắt đầu xuất
khẩu mặt hàng này.

Đầu thập niên 1920, công cuộc công nghiệp hóa của Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn
thay thế nhập khẩu hàng thứ cấp. Chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu
công nghiệp phát triển mạnh do có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp nặng của Nhật Bản đã thu hút tới 40%
tổng số lao động và đóng góp 50% vào sản lượng công nghiệp của đất nước.
Nhật Bản đã phát triển được các công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ trong các lĩnh vực
đóng tàu, chế tạo máy bay.

III.Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 và giai đoạn phát
triển thần kỳ (1951 – 1973).
3.1. Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.


Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, Nhật Bản bành trướng ra bên ngoài. Quân đội
Nhật đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn, đáng chú ý nhất là Triều Tiên và Mãn
Châu Lý của Trung Quốc. Đến tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ
ở Trân Châu cảng, Hawaii. Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, chống lại Nhật và
Đức. Ban đầu, ưu thế nghiêng vệ Nhật Bản, nhưng đến năm 1945, các thành phố của nước
này đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các ngành công nghiệp Nhật Bản
trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng Minh. Máy bay ném bom của quân Đồng
minh đã tàn phá các thành phố lớn như: Tokyo, Niigata, Osaka, Fukuoka, Hiroshima và
Nagasaki.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, gần 3 triệu
người chết và bị thương, 34% công cụ, máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng,
82% tàu biển bị tàn phá. So với 1937, sản xuất các ngành nông lâm nghiệp giảm xuống
chỉ bằng 59,3%, công nghiệp chế tạo bằng 52,7%, dệt bằng 6,4%. Tổng giá trị thiệt hại lên
tới 61,3 tỷ yên, con số này ngang với tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng:
năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề, 13,1 triệu người không có việc làm. Đất nước Nhật
Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng.

Trước năm 1948, việc khôi phục kinh tế diễn ra chậm chạp và khó khăn. Một mặt vì nền
kinh tế bị tàn phá nặng nề, thiếu vốn, nguyên liệu…, mặt khác, người Mỹ đã thực thi một
chính sách cứng rắn đối với Nhật Bản. Song từ tháng 10/1948, lập trường của người Mỹ
đối với Nhật Bản đã có sự thay đổi căn bản. Nhật Bản đã được Mỹ nâng đỡ để trở thành
đồng minh đắc lực trong chính sách xâm lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ
tháng 10/1948 trở đi, công cuộc khôi phục kinh tế của Nhật Bản diễn ra ngày càng thuận
lợi, việc ký Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ (1951), Hiệp ước thương mại và đầu tư (1953)…
kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1948-1952) của Nhật Bản đã thành công. Đến năm
1951, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Nhật Bản như tổng sản phẩm quốc dân thực tế, sản
xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu thực tế đã bằng và vượt mức trước chiến tranh.

3.2. Giai đoạn phát triển thần kỳ (1951 – 1973).
Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với
nhịp độ rất nhanh chóng. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “thần
kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Từ một nước đứng dậy từ trong đóng tro tàn của chiến
tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản sau Mỹ. Từ
1952-1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao
nhất trong các nước tư bản. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước
tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức.
Tốc độ phát triển công nghiệp hằng năm thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là
13,5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD
năm 1969. Đúng một trăm năm sau cải cách Minh Trị (1868-1968), Nhật Bản đã dẫn đầu
các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về sản lượng
thép, ô tô, xi măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt…


Một số ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ rất nhanh. Mặc dù Nhật Bản
hầu như không có mỏ dầu nhưng đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu
thô, riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm
1950 là 4,8 triệu tấn; 1973: 117 triệu tấn. Năm 1960, công nghiệp ô tô Nhật Bản còn

đứng hàng thứ sáu trong thế giới tư bản, đến năm 1967 vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ.
Năm 1968, Nhật Bản sản xuất được 2 triệu ô tô. Công nghiệp đóng tàu đến những năm
70 chiếm trên 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế
giới tư bản. Sự phát triển nhanh một số ngành kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu
ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng
kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh.
Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm, nhưng sản lượng và
năng suất lao động lại tăng nhanh. Lao động nông nghiệp giảm từ 14,5 triệu năm 1960
xuống còn 8,9 triệu năm 1969. Tổng giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp năm 1969 là
9 tỷ USD.
Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật
Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển.
Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến năm
1971 kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD. Trong đó, xuất
khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.

IV. Một số thành tựu nổi bật về kinh tế.
4.1. Nông nghiệp:
Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên không ủng hộ Nhật Bản nhiều trong lĩnh vực phát
triển nông nghiệp. Địa hình Nhật Bản chủ yếu là các sườn núi thường quá dốc để có thể
canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay
cho mục đích công nghiệp. Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai
trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp
là việc canh tác lúa nước. Ngoài ra, người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như
là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai
lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng
nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thang trên sườn núi. Sản phẩm chính từ
chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng.
Gần đây, các chính sách Nhật Bản cho thấy họ sẵn sàng tuyên bố tăng trở lại phát triển
nông nghiệp. Đầu tư mạnh tay vào các trang thiết bị, KH – KT trong nông nghiệp, giao

trách nhiệm cho các tập đoàn nông nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp trong và ngoài
nước. Tiêu biểu tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với
các mô hình rau sạch công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới. Tại đây, người Nhật
không chỉ đem máy móc, ốc vít sang đầu tư, hiện nay họ còn đem giống, phân bón, công
nghệ và tiêu chuẩn trồng rau sạch, an toàn sang Việt Nam để xuất khẩu. Chỉ trong thời


gian ngắn, những thành công lớn của họ đã mở ra nhiều cơ hội và nhiều những dự định táo
bạo biến Việt Nam trở thành 1 “vựa rau an toàn Châu Á”. Không chỉ vậy, các sản phẩm
này cũng được xuất khẩu ngược về Nhật Bản và được đánh giá chất lượng và an toàn đáp
ứng tiêu chuẩn Nhật Bản, xuất khẩu sang Malaysia, Singapore và mở rộng sang các thị
trường khác.

4.2. Ngư nghiệp.
Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào
trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển
khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.
Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và
những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp
nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản
phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập
khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm
gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn
nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.

4.3. Công nghiệp.
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Từ những năm
cuối thế kỉ 20, do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và nhu cầu thực tế
của nền kinh tế, thời gian gần đây, Nhật Bản đã tiến hành giảm tỷ trọng các ngành công

nghiệp truyền thống, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ. Đặc biệt
tăng nhanh các ngành công nghiệp mới, ngành có hàm lượng khoa học cao như sản xuất
máy tính, điện tử, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp, dịch vụ thu nhập, xử lý chuyển
giao thông tin.
Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: đóng tàu,
điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. ngành công nghiệp của Nhật
đã phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỉ 21, công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu
công nghiệp lớn tập trung ở Vành đai Thái Bình Dương. Vùng này có nhiều ngành công
nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô, đồng thời đây cũng có ngành dệt
may. Song hành cùng các ngành truyền thống là những khu công nghiệp điện tử và công
nghệ cao. Ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản cũng nổi tiếng thế giới với các nhãn hiệu
Nissan, Toyota, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic hay
Honda. (Sony là một tập đoàn công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nghe nhìn hàng đầu
thế giới. Đây là một công ty cổ phần. Cổ phiếu của nó được niêm yết ở 16 thị trường


chứng khoán trên thế giới bao gồm Tokyo, New York và London. (Hiện nay, Sony là
công ty âm nhạc lớn thứ 2 trên thế giới, công ty hàng đầu về sản xuất TV, phim ảnh và là
môt công ty đang phát triển mạnh về CD, VCD và Super Audio CD.).
Ngoài ra, ở các lĩnh vực công nghiệp mới như hóa dược phẩm, ngành công nghiệp hàng
không vũ trụ, dù chưa đạt được vị trí cao nhất nhưng hiện tại Nhật Bản đang tập trung
pháp triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ rô bốt phục vụ đời sống
con người, công nghệ nano, kỹ thuật tài chính....

4.4. Thương mại và dịch vụ.
Thương mại và dịch vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch vụ chiếm
73,3% GDP của nước này.

 Thương mại:
Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm

1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55
nghìn tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi
tiêu cho nhập khẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên. Sự
mất cân bằng trong cán cân thương mại với Nhật đã khiến nhiều nước lo ngại. Các
nước này cho rằng Nhật Bản đã dựng lên các rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ
các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để giải quyết vấn đề này,
ví dụ như trong vòng 20 năm qua hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã
giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trồng lúa ở các nước khác
có thể bán được sản phẩm của họ ở Nhật.

 Dịch vụ:
Từ đầu những năm 1980, Nhật Bản đã có xu hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ. Đây là
đặc điểm quan trọng của quá trình cải tổ cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong những năm 1970
và 1980. Các ngành dịch vụ mới như dịch vụ thiết kế, tư vấn kỹ thuật, tín dụng trả tiền,
thuê thiết bị, cung cấp lao động, các loại dịch vụ tiêu dùng..đã tăng mạnh làm thay đổi
tính chất quá trình sản xuất, thay đổi động thái tổng cầu trong nền kinh tế Nhật Bản và
trực tiếp làm tăng nhanh tổng giá trị sản phẩm trong nước. Nếu từ 1955 đến 1970, tốc độ
tăng của khu vực dịch vụ bình quân là 4%/năm, thì tới thời gian 1970 – 1985 tăng
10,9%/năm, nâng tỷ trọng của khu vực dịch vụ lên 63,5% GDP. Lao động trong các
ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong
ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao
động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ. Giờ đây ở các nông trang và
trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng


và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa
với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia
tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ
công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ.


V. Một số thành tựu nổi bật về giáo dục và KHKT.
5.1. Thành tựu về giáo dục.
Giáo dục ở Nhật bản được thế giới công nhận là giáo dục bậc cao trong nhiều thập kỷ
qua, nền giáo dục ở Nhật bản đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật bản giữ vững vị trí là một
trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Ở Nhật, người ta chú trọng việc học làm người trước khi học để lấy kiến thức. Tại các
trường học Nhật Bản, học sinh không phải thi cho tới khi lên lớp 4 (10 tuổi). Người Nhật
tin rằng 3 năm đầu cấp 1 là thời điểm để trẻ nhỏ rèn luyện nhân cách, xây dựng những
đức tính tốt và phát triển con người theo hướng toàn diện. Trẻ em được học cách tôn
trọng người khác, yêu thương động vật và thiên nhiên.Nhà trường cũng dạy cho các em
cách sống rộng lượng, cảm thông và biết chia sẻ.
Ngoài ra, ở Nhật giáo viên thường dạy các bài học nâng cao tính cộng đồng cho học sinh,
biết tôn trọng và sống có nguyên tắc, đúng giờ, biết giữ chữ tín,…Chính những điều đó
đã đem lại cho giáo dục nước này đạt nhiều thành tựu đáng kể. Tiêu biểu về mặt hợp tác
quốc tế: giữa những năm 1947 và 1950, hệ thống giáo dục Nhật Bản được thay đổi thành
hệ thống 6-3-3-4 trên toàn quốc (6 năm cho tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở, 3 năm
cho trung học phổ thông và 4 năm cho cao đẳng, đại học), là chuẩn mực giáo dục ở Nhật
Bản.
Thập niên 90, một báo cáo nhan đề “Một quốc gia lâm nguy” được công bố ở Mỹ nêu bật
nhu cầu cải cách giáo dục tại Nhật Bản. Lãnh đạo hai nước Mỹ và Nhật tán thành rằng
cần phải có một cuộc nghiên cứu, so sánh nền giáo dục giữa hai nước. Sau đo, một cuộc
họp thương lượng đầu tiên được tổ chức ở Kyoto có 24 nước tham dự, kết quả: Có 2 bản
báo cáo được công bố. Trong một bản, các nhà nghiên cứu Mỹ báo cáo về những điểm
mạnh và điểm yếu của Nhật Bản, còn các bản báo cáo kia, các nhà nghiên cứu Nhật Bản
cũng tiến hành tương tự như vậy đối với nền giáo dục của Mỹ.
Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học
tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và
thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là tối thiểu, có lẽ là ít nhất trên thế
giới.Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.
Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế – xã

hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chương trình giáo dục phù hợp
nhất cho mọi cấp. Người Nhật rất “dị ứng” với việc đem hệ thống giáo dục nước khác áp


dụng vào nước mình.Có thể đó cũng là một yếu tố đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản có
được nhiều chuẩn mực riêng.

5.2. Thành tựu về khoa học kỹ thuật.
Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên
cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Năm 2006, gần 700.000 nhà
nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3
trên thế giới.
Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh
vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim
loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn
nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất (năm 2000. Nhật
Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo.
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong
đó có kế hoạch xây dựng một trạm Mặt Trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không
gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế ,
đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu
hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh.
Ngày 11/9/2009, Nhật Bản lần đầu tiên thành công trong việc sử dụng tên lửa đẩy H-2B
đưa tàu vũ trụ vận tải HTV lên Trạm ISS, đánh dấu một bước tiến lớn nữa của nền khoa
học vũ trụ nước này sau thành công trong việc gửi tàu thăm dò đến mặt trăng.
Ngày 22/1/2011, Nhật Bản tiếp tục phóng thành công tàu vũ trụ vận tải không người lái
HTV2, tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima mang theo hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế
(ISS).
Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp vũ trụ, cuối năm 2013 Nhật Bản đã
thành công đưa Robot Kirobo lên vũ trụ để thực hiện cuộc trò chuyện ngắn với phi hành

gia người Nhật bản Koichi Wakata tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Để chế tạo Kirobo, các nhà khoa học Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ nhận dạng giọng
nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng cảm xúc.
Robot còn có một camera và có khả năng nói tiếng Nhật. Cuộc trò chuyện của robot
Kirobo và phi hành gia Koichi Wakata được công bố bằng đoạn video. Trong video,
Wakata nói rằng ông rất vui khi gặp Kirobo và hỏi robot Kirobo về cảm giác khi ở trong
môi trường không trọng lực.


Một số thành tựu khác như: hoàn thành đường hầm ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền
hai đảo Hônsu và Hôccaiđô, xây dựng chiếc cầu đường bộ dài 9,4 km nối liền đảo
Xicôcư với Hônsu; xây dựng các trung tâm công nghiệp, các thành phố mới trên mặt biển
(lấn biển); đóng những tàu chở dầu 1 triệu tấn,….

VI. Khái quát quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt
Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21
tháng 9 năm 1973.Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ
giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai
đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa
không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết
giữa hai nước không ngừng được tăng lên.

5.1. Về chính trị
Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 5 lần.Ngoại
trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật Bản 6
lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần
vào 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm
Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt NamNhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt
Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm

cao mới của đối tác bền vững".
Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào
khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về
kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt
Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng,
và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

5.2. Quan hệ kinh tế
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

+ Về mậu dịch:
Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.Năm 2013, Nhật Bản là bạn
hàng thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt


25,163 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13,581 tỷ USD
(tăng 4% so với năm 2012), nhập khẩu đạt 11,582 tỷ USD (giảm 0,2%).
Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá,
đồ gỗ… hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô;
nguyên liệu dệt, da…
Ngày 21/1/2014, Nhật Bản đã bãi bỏ việc kiểm tra toàn bộ tồn dư chất Ethoxyquin đối
với tôm của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
thương mại hai chiều về mặt hàng nông lâm thủy sản.

+ Về đầu tư trực tiếp:
Hai bên đã cơ bản hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về
cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng
kiến chung trong năm 2013.

Năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu (trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam) với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài đến ngày 15/12/2013).
4 tháng đầu năm 2014, Nhật Bản có 104 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng số vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 531,06 triệu USD, đứng thứ 2/36 (sau Hàn Quốc).
Lũy kế đến hết tháng 4/2014, Nhật Bản có 2.226 dự án còn giá trị hiệu lực với tổng số
vốn đạt 35,5 tỷ USD, đứng đầu trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

+ Về ODA
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng khối
lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ
không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2012 (31/3/2013),
Nhật Bản đã cam kết khoảng 2.118 tỷ Yên (khoảng 24 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay)
vốn vay ODA cho Việt Nam. Nhật Bản đã cam kết 1,55 tỷ USD ODA cho Việt Nam
trong tài khóa 2013.


Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm
vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và
cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Tháng 12
năm 2013, Thủ tướng Shinzo Abe công bố khoản ODA trị giá khoảng 100 tỷ yên
(tương đương 1 tỷ USD) cho 5 dự án thuộc đợt 2 tài khóa 2013.
Về hợp tác lao động
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 30 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật.
Hiện có khoảng 18.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Nhật là một thị
trường tiềm năng cho lao động Việt Nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần
đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là
24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác

lao động.

+ Về văn hóa giáo dục:
Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình
thức.những năm gần đây, Nhật Bản là nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho
ngành giáo dục Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (3/2008), hai bên đã ký Bản ghi
nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm
2020.
Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận
các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của
chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn thí điểm dạy tiếng Nhật tại
một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 2003-2013.
Từ tháng 5/2013 thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật Nhật Bản hỗ trợ Đại học Công
nghiệp Hà Nội đào tạo giáo viên dạy nghề, qua đó, hỗ trợ nâng cấp 6 trường đào tạo
nghề tại 5 tỉnh, thành (Hà Nội-2 trường, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bà RịaVũng Tàu). Năm 2013, Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội đã ký Thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực theo chuẩn nghề
nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản cũng đang giúp ta thực hiện dự án Trung tâm đào tạo
logistics khu vực Mê Công.
+ Về du lịch:
Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam.Năm
2002 đã có 280 ngàn khách Nhật Bản thăm Việt Nam. Do ảnh hưởng của SARS, du
lịch Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2003 giảm sút. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã
chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào
Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định
miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy
du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song
phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.



Tháng 4/2005, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nam-Nhật Bản, tạo
điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Số lượng khách du
lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Năm 2013 có 604.050
lượt khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2012.
Lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2014 đạt 222.278 lượt
(đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Hàn Quốc), tăng 8,45% so với cùng kỳ năm
2013 (Nguồn: Tổng Cục Du lịch).



×