Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.76 KB, 2 trang )
Một số số liệu về kinh tế Nhật Bản
• Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005: 4,4%.
• Tỷ lệ lạm phát năm 2005: -1,3% (giảm phát)
• Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2005: khoảng 4,9 nghìn tỉ $. Tốc độ tăng
trưởng GDP năm 2005 so với năm trước: 2,6%.
• Cân đối ngân sách chính quyền trung ương năm 2005: tương đương -5,4% GDP
(thâm hụt).
• Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% GDP (khoảng 6500 tỉ
USD) cao nhất trên thế giới.
• Tổng số nợ xấu khó đòi 375 tỉ $ (tính đến tháng 7 năm 2003).
• Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 3 năm 2004: 826,6 tỉ $, nhiều nhất thế giới.
o Xuất khẩu (3 năm 2004): 544,24 tỉ USD.
o Nhập khẩu (3 năm 2004): 431,78 tỉ USD.
• Tỉ trọng các ngành kinh tế chính:
o Nông nghiệp: 2,1% Giao thông vận tải: 6,3%
o Công nghiệp: 26,8% Lưu thông: 12,5%
o Xây dựng: 10,3% Các ngành khác: 37,9%
Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì
ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996
là 3,2%.
Tokyo, thành phố không ngủ đêm.
Đặc biệt, từ 1997, và nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm
trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện
khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yen, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu
khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong
45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là
-1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan
đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức với một môi trường đã thay đổi
khác trước. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài
chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế,