Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hành vi lãnh đạo có đáng bàn tới hay không hãy đưa ra lập luận hai chiều cho vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.52 KB, 8 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: PH ÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO
-----------***----------

Đề tài: Hành vi lãnh đạo có đáng bàn tới hay không? Hãy đưa ra lập luận hai chiều
cho vấn đề này?

A. GIỚI THIỆU CHUNG
B.
Theo tiến sĩ Earl R.Smith II “Lãnh đạo là một sản phẩm có chất lượng đặc biệt”
Một cá nhân có khả năng thúc đấy hoặc gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác để
đạt được mục tiêu chính là nhà lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo cũng đồng nghĩa với việc
ảnh hưởng đến mọi người để họ đặt ra mục tiêu và chuyển động hướng tới mục tiêu
đó. Thông qua quá trình nghiên cứu, quan sát những động tác, hành vi lãnh đạo trong
nhóm, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận người lãnh đạo thành công là người biết
điều hòa sự tham gia, tổng hợp các ý kiến và giúp nhóm khai phá được vấn đề, kết nối
các hành vi của nhóm để đưa nhóm đến mục tiêu.
Sự sống còn của một nhóm hay một tổ chức đều do mục tiêu đã được vạch ra và
lãnh đạo là tác động vào tổ chức đó để tiến tới mục tiêu. Như vậy, cách tổ chức, vận
hành, hoạt động, văn hóa và sự thành bại của một tổ chức đều in đậm dấu ấn hành vi
của nhà lãnh đạo.
Vậy cần phải hiểu một cách đơn giản nhất về hành vi lãnh đạo như thế nào?
Các nhà lãnh đạo thường tập trung vào khả năng của nhóm và thay đổi hành vi ra
quyết định của họ, dựa trên mức độ kỹ năng của mỗi thành viên. Họ có thể chỉ đạo và
nói với mọi người phải làm điều gì, ở đâu, khi nào và như thế nào. Hoặc họ có thể
huấn luyện, nhấn mạnh vào việc "làm như thế nào", "tại sao". Họ có thể lựa chọn cách

1



Phát triển khả năng lãnh đạo

hợp tác và đối xử với các thành viên nhóm như đối tác. Hoặc họ có thể uỷ thác, cho
các thành viên nhóm quyền tự quyết. Đó chính là hành vi lãnh đạo.
Trước hết, phải khẳng định rằng hành vi lãnh đạo là một nhân tố hết sức quan
trọng và đáng bàn tới khi nói đến khả năng lãnh đạo. Trong khuôn khổ ngắn gọn của
bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của hành vi lãnh đạo, có
những loại hành vi lãnh đạo nào, khi nào và tại sao một nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn mỗi
hành vi đó.
C. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về lãnh đạo và tầm quan trọng của hành vi lãnh đạo
Có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo, tuy nhiên theo ý kiến của cá nhân tôi một
trong những định nghĩa có ý nghĩa nhất đó là: “Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm
nhìn, thể hiện các giá tri và tạo ra môi trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được”
(Richard & Engle, 1986, trang 206) - (giáo trình)
Trên thực tế, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong một tổ chức. Những
hành vi lãnh đạo sáng suốt, có định hướng hay không sẽ được phản ánh rõ nét thông
qua kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức trong dài hạn. Khi thực hiện tốt vai trò
của mình, nhà lãnh đạo thúc đẩy tổ chức phát triển. Ngược lại, với khả năng có hạn,
quản lý và ra quyết định không đúng đắn, họ có thể kìm hãm sự phát triển của tổ chức.
Vậy, lãnh đạo có thể tác động điều gì đối với các thành viên và đối với tổ chức?
Đó là tác động đến cách nhận thức về các sự kiện của mỗi thành viên, việc lựa chọn
các mục tiêu và chiến lược của tổ chức, động lực của các thành viên để đạt được mục
tiêu, sự tin tưởng và hợp tác giữa các thành viên, củng cố kỹ năng và lòng tin cho các
thành viên, học hỏi và chia sẻ kiến hức giữa các thành viên, chia sẻ niềm tin và giá trị
của các thành viên,… Để đạt được mục tiêu của mình, mọi hành vi mà nhà lãnh đạo sử
dụng để gây ảnh hưởng đều được xem xét dù là họ ép buộc, hay hướng dẫn, động viên
cấp dưới. . Nghệ thuật lãnh đạo là sự uyển chuyển, biết sử dụng phương cách nào một
cách đúng lúc và thích hợp nhất.

Theo Auren Uris, có ba phong cách hành vi lãnh đạo cơ bản và thái độ được
biểu hiện qua cử chỉ, hành vi, là một yếu tố rất quan trọng, có thể nói quyết định đến

2


Phát triển khả năng lãnh đạo

sự thành bại của công việc trong một tổ chức. Lãnh đạo hiệu quả là làm thế nào có thể
duy trì và phát triển những thái độ mà người lãnh đạo muốn
· Lãnh đạo độc tài : Nhà lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới phải tuân phục mọi mệnh
lệnh của mình. Ông ta quyết định chính sách và coi việc lựa chọn là điều mà chỉ có
một người có quyền làm là ông ta. Nhưng ở đây không có nghĩa là sự thống trị bởi một
người.
· Lãnh đạo dân chủ : Nhà lãnh đạo ghi nhận ý kiến của nhóm viên, tổ chức các
buổi họp thảo luận, bàn bạc công việc, tham khảo ý kiến của người khác và khuyến
khích nhóm viên tham gia lập ra chính sách. Công việc của người lãnh đạo chủ yếu là
điều hành các buổi họp. Nhưng cũng đừng hiểu lãnh đạo dân chủ là mọi quyết định
đều dựa trên sự biểu quyết của tập thể.
· Lãnh đạo để tự do hoạt động : Người lãnh đạo chỉ là người cung cấp thông
tin và các dữ kiện, không tham gia vào hoạt động của tập thể, sử dụng rất ít quyền điều
hành của mình. Đây cũng không có nghĩa là thiếu vắng hoàn toàn sự lãnh đạo, mọi
người được phép muốn làm gì thì làm. Người lãnh đạo có thể thể hiện bất cứ phong
cách nào trong ba phong cách này. Nhưng điều quan trọng là không nên cố định chỉ ở
một phong cách duy nhất vì còn phải tùy thuộc rất nhiều yếu tố chi phối tập thể.
2. Hành vi lãnh đạo vs Hành vi quản lý
Người ta đã không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay chức năng
tách biệt cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Điểm khác biệt nhất đó là dựa trên
tác phong của hai đối tượng thể hiện vai trò này. Lãnh đạo được mô tả như những
người có khả năng truyền cảm hứng và có định hướng, trong khi quản lý là những

người có nhiệm vụ trọng tâm và là người điều khiển. Phong cách của nhà quản lý là
quản lý kinh doanh - họ thưởng cho nhân viên vì năng lực làm việc của họ. Ngược lại,
lãnh đạo có nhiệm vụ chuyển hoá, hay nói cách khác, họ là những người truyền cảm
hứng.
Lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò quan trọng ngang nhau. Quản lý cần sử
dụng triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các chiến lược. Lãnh
đạo là điều thiết yếu trong việc phát triển tương lai thông qua đổi mới. Cả người lãnh
đạo và nhà quản lý có thể đều là nhà chiến lược. Sự khác nhau đó là: lãnh đạo có ảnh
hưởng mật thiết tới người khác để thông qua, chấp thuận những chiến lược mới, trong
3


Phát triển khả năng lãnh đạo

khi nhà quản lý là người quyết định những chiến lược mới. Ví dụ, một công nhân có
hiểu biết có thể trình một chiến lược mới lên CEO. Khi CEO quyết định chấp nhận
một chiến lược mới, họ sẽ quyết định cách quản lý. Và người thúc đẩy đầu tiên của
chiến lược này chính là người lãnh đạo.
Rõ ràng là không thể tách biệt lãnh đạo và quản lý. Bởi lãnh đạo chú trọng đến
việc truyền tải nhiệt huyết cho các thành viên trong tổ chức (hiệu lực) trong khi đó,
quản lý lại chú ý đến cách thức làm tốt được công việc của tổ chức (năng suất).
Lý thuyết gia về quản lý Peter Drucker cho rằng năng lực lãnh đạo hiệu quả hầu
như không liên quan đến khả năng lôi cuốn người khác. Drucker từng viết: "Năng lực
lãnh đạo hiệu quả không phụ thuộc vào sức lôi cuốn của một người. Dwight
Eisenhower, George Marshall và Harry Truman đều là những tài năng lãnh đạo phi
thường, thế nhưng không ai trong số họ có sức hấp dẫn cao hơn những người bình
thường khác".
Drucker và Collins đã viện dẫn khái niệm "sự cuốn hút" khi đưa ra luận điểm
sức lôi cuốn thiên bẩm không phải là yếu tố cần thiết để thực thi công tác lãnh đạo một
cách hiệu quả. Đó là lý thuyết, tuy nhiên trên thực tế sự thành công của những tập

đoàn lớn trên thế giới như Microsoft, IBM, GE, Wallmart,… đều phần lớn phụ thuộc
vào sự truyền tải nhiệt huyết của các nhà lãnh đạo. Ngọn lửa trong tim những người
này đã giúp kích động lòng nhiệt tình của những người khác. Chẳng hạn như đối với
trường hợp của Sam Watson - Người sáng lập kiêm cựu Tổng giám đốc Wall-Mart
"xét trên khía cạnh chiến lược, ông ta có thể đưa ra những quyết định lớn lao nhưng
điều đó chưa hẳn đã giúp được nhiều trừ khi ông ấy là một người lãnh đạo có khả năng
truyền cảm.” Có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập dựa trên điều này hoặc điều
kia. Nhưng nếu muốn có một công ty vĩ đại thì cần phải có cả hai. Và đó chính là
những gì có ở Wal-Mart.
3. Phân tích về hành vi lãnh đạo
Theo tác giả Howard M. Guttman Leadership Excellence, lãnh đạo có thể lựa
chọn trong số các kiểu hành vi như chỉ đạo, huấn luyện, hợp tác và uỷ thác để ra quyết
định. Mỗi hành vi có những lợi thế riêng của nó.
* Chỉ đạo

4


Phát triển khả năng lãnh đạo

Trong hệ thống thứ bậc, các lời chỉ đạo đến từ cấp cao và được mong đợi sẽ
tiến hành mà không được đặt bất kỳ câu hỏi nào. Ngày nay, các nhà lãnh đạo của các
nhóm xuất sắc là người đầu tiên trong những người ngang tài ngang sức. Khả năng ảnh
hưởng - để thuyết phục những người khác thay đổi quan điểm và hành vi của họ để họ
gắn với bạn - đã trở thành một kỹ năng quan trọng. Các nhà lãnh đạo ngày nay phải có
được sự tôn trọng mà không ra lệnh.
Tuy nhiên, có những lúc một nhà lãnh đạo phải chỉ đạo. Ví dụ, nếu có một cuộc
tranh luận chiến lược trong ban quản lý, vị CEO có bổn phận phải nghe tất cả các phía.
Nhưng sau đó, người đó phải đưa ra lựa chọn cứng rắn. Hoặc, khi một người có các
chức năng thay đổi, nhà lãnh đạo có thể phải can thiệp và chống đỡ cho việc kiến thức

nông cạn và thiếu kinh nghiệm.
* Huấn luyện
Trước khi các nhà lãnh đạo có thể làm cho mọi người có trách nhiệm, họ phải
nâng cao khả năng. Bằng việc hướng dẫn mọi người, các nhà lãnh đạo giúp họ phát
triển các kỹ năng để tiến hành một cách hiệu quả trong công việc của họ. Một công cụ
huấn luyện hiệu quả là sử dụng câu hỏi boomerang (một vũ khí của thổ dân Úc, ném ra
bay tới đích rồi lai quay về chỗ người ném). Sau khi một người trả lời một câu hỏi, nhà
lãnh đạo chuyển câu nói đó thành câu hỏi khác, và cứ tiếp tục. Mục tiêu là để làm cho
mọi người nhìn sâu khỏi bề mặt của vấn đề, để khám phá mọi con đường trước khi đưa
ra quyết định. Đó là kỹ năng mà khuyến khích một nhà lãnh đạo thả lỏng với sự tự tin.
Một nhà quản lý cấp cao ở công ty Motorola sử dụng các câu hỏi boomerang để
giúp một trong những thành viên nhóm của ông giải quyết một vấn đề với một đồng
nghiệp ở châu Âu. Bằng việc đặt câu hỏi boomerang, nhà quản lý này đã khuyến khích
nhân viên tự phát triển một giải pháp. Và vấn đề giữa hai thành viên đã được giải
quyết ở cuộc họp tiếp theo.
Jack Welch - Chủ tịch của Tập đoàn General Electric (GE) trong suốt hai thập
kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20. Ông là nhà quản lý tài năng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản
lý, điều hành nhân sự. Quan điểm của ông về vai trò, nhiệm vụ quản trị nhân sự của
người điều hành cao nhất rất rõ ràng, không phải là phải quản lý, giám sát, kiểm tra
nhân viên mà phải biết hướng dẫn, động viên, biết kích thích nhân viên làm việc, làm

5


Phát triển khả năng lãnh đạo

ra được những kết quả mà chính bản thân họ trước đó cũng không dám làm, dám tin là
được.
Hành vi lãnh đạo huấn luyện có nghĩa là đưa cho mọi người các giải pháp và
khuyến khích họ giải quyết những vấn đề cụ thể, dạy cho họ cách đi đến giải pháp và

khuyến khích họ giải quyết các vấn đề tương lai.
* Hợp tác
Nhiều người lo lắng về việc "thử tung cánh" thậm chí sau khi đã được huấn
luyện. Một nhà lãnh đạo khôn ngoan nâng hành vi của mình lên bằng việc đồng ý hợp
tác. Trong lúc hợp tác để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định, nhà lãnh đạo có thể
hướng dẫn để tăng kỹ năng và sự tự tin trong những người có liên quan.
Alexandr Izosimov là Tổng giám đốc trẻ của tập đoàn Mars tại Maxcova, là
điển hình của một vị lãnh đạo biết hợp tác và lắng nghe. Giống như tất cả các chi
nhánh của tập đoàn Mars trên toàn cầu, cả sếp lẫn nhân viên trên dưới 200 người cùng
chung một không gian làm việc "mở". Theo Alexandr thì sự bố trí không gian làm việc
kiểu này mang lại rất nhiều lợi ích: " Bỏ hết các bức tường ngăn cách, ta đã giúp thông
tin thông suốt từ bộ phận này sang bộ phận kia. Và bất cứ một nhân viên nào cũng có
thể đến gặp tôi để báo cáo, thảo luận, trao đổi công việc mà không cần phải dùng một
nghi lễ hay hình thức nào hết".
* Uỷ thác
Uỷ thác chỉ ra mức độ tin cậy cao nhất. Khi một nhà lãnh đạo uỷ thác, ông ta
trao quyền trong một lĩnh vực cho một hoặc một số thành viên trong tổ chức. Họ được
chịu trách nhiệm và được trang bị đầy đủ để tiến hành hành động.
Một lần nữa, nhà lãnh đạo cần chắc chắn rằng những người sẽ chịu trách nhiệm
cho kết quả được chuẩn bị để thành công chứ không phải thất bại. Trước khi trao
quyền cho người khác, nhà lãnh đạo cần đặt câu hỏi:
- Liệu họ có đủ thông tin, hoặc cách tiếp cận với nguồn thông tin cần thiết để
giải quyết vấn đề này hay không?
- Liệu họ có nguồn tài chính, địa điểm...để tiến hành nhiệm vụ này hay không?
- Liệu họ đã có tất cả các công cụ mà họ cần hay chưa?

6


Phát triển khả năng lãnh đạo


- Họ có các mối quan hệ với những người mà sẽ giúp họ trong suốt dự án hay
chưa?
Uỷ thác là một hành vi lãnh đạo hiệu quả bởi vì nó giải phóng nhà lãnh đạo
khỏi những nhiệm vụ hàng ngày để chuyển sang những mối quan tâm có tính chiến
lược và cũng sẽ tiết kiệm thời gian cho lãnh đạo. Điều này làm cho vệc ra quyết định
gần với khách hàng và nó xây dựng sức mạnh bằng việc tạo ra các nhà lãnh đạo mới
mà có thể đảm nhiệm khi đến lượt họ.
Các nhà lãnh đạo phải phục vụ như các mẫu hình cho việc ra các quyết định có
cân nhắc, cho phép mọi người thử sức trong việc ra quyết định, khen thưởng cho các
quyết định thành công, và duy trì việc học từ những quyết định tồi.
4. Một số phương pháp nâng cao tính hiệu quả lãnh đạo
- Tiếp thu những ý kiến phản hồi về mức độ hiệu quả trong công tác lãnh đạo
hiện tại - do những đồng nghiệp nể phục đánh giá.
- Chọn ra những hành vi quan trọng nhất muốn thay đổi - những hành vi tin
rằng sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả trên cương vị lãnh đạo (chẳng hạn như, “trở thành
một người lắng nghe hiệu quả hơn”, hay “đưa ra những quyết định kịp thời”).
- Theo định kỳ, yêu cầu các đồng nghiệp đưa ra những gợi ý về cách thức giúp
hoàn thành công việc tốt hơn với những hành vi lựa chọn để thay đổi.
- Lắng nghe những ý kiến của đồng nghiệp và thực hiện những thay đổi để nâng
cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo.
- Theo dõi và đánh giá sự biến đổi về tính hiệu quả qua từng thời điểm.
D. KẾT LUẬN
Khả năng lãnh đao có thể là một phẩm chất bẩm sinh của một số ít người. Ở
những người khác, khả năng này được phát triển nuôi dưỡng qua thời gian. Đây chính
là điểm bắt đầu cho quá trình huấn luyện lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo có thể được cải
thiện với sự giúp sức của một phương pháp huấn luyện lãnh đạo.
Lãnh đạo có rất nhiều phong cách khác nhau. Một vài nhà lãnh đạo có thể có
phong cách dẫn dụ đặc biệt nào đó, có thể phù hợp cho một tình huống cụ thể, nhưng
không thể áp dụng cho những nhà lãnh đạo khác. Một nhà lãnh đạo tài ba là nhà lãnh


7


Phát triển khả năng lãnh đạo

đạo không cứng nhắc, biết vận dụng một cách linh hoạt các hành vi lãnh đạo tùy thuộc
vào từng tình huống lãnh đạo, đối tượng chịu sự lãnh đạo, phong cách của nhóm, môi
trường công việc, văn hóa của tổ chức, cá nhân của người lãnh đạo,…
Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo đúng để hoàn thành công việc là điều mà
một nhà lãnh đạo có khả năng làm. Nhà lãnh đạo có thể làm được điều này bằng cách
đưa ra ý tưởng rõ ràng về mục đích và mục tiêu và lên kế hoạch chính xác để đạt được
những mục tiêu đó. Đồng thời để việc lãnh đạo trở nên hiệu quả, tổ chức làm việc phải
cam kết cho một mục tiêu chung.
------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo – GRIGG
2/ Sách Leadership Excellence - Howard M. Guttman
3/ Tài liệu CEO Refreasher – Nhiều tác giả - Vân Anh biên dịch
4/ www.Dr-Smith.com – Tác giả Earl R. Smith II
5/www.bcc.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=112&Itemid=104
6/ Alexandr Izosimov – Nhà Quản Lý Tài Ba Của MARS MOSCOW
/>7/ www.youtemplates.com/show.asp?file=2108

8



×