Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGOAN

SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1954 TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGOAN

SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1954 TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.TRỊNH ĐÌNH TÙNG

HÀ NỘI – 2016




LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo khoa Lịch sử,
trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trịnh Đình Tùng, người
đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên
trường THPT Ngô Quyền đã tạo mọi điều kiện và động viên, giúp đỡ để em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Lời cuối cùng, xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè đã
ln động viên, khích lệ, giúp đỡ em hồn thành tốt luận văn này
.
Hà Nội, tháng năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Ngoan

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- DHLS

:

Dạy học lịch sử


- ĐHQG

:

Đại học quốc gia

- ĐHSP

:

Đại học sư phạm

- GV

:

Giáo viên

- HS

:

Học sinh

- LS

:

Lịch sử


- LSĐP

:

Lịch sử địa phương

- LSVN

:

Lịch sử Việt Nam

- LSTG

:

Lịch sử thế giới

- Nxb

:

Nhà xuất bản

- PPDH

:

Phương pháp dạy học


- SGK

:

Sách giáo khoa

- SĐTD

:

Sơ đồ tư duy

- THPT

:

Trung học phổ thông

- TD

:

Thực dân

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................... 10
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 11
6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 11
7. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 12
8. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 12
9. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 12
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1954 TRƢỜNG THPT TỈNH
NAM ĐỊNH ........................................................................................................ 13
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 13
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài ........................ 13
1.1.2. Các loại tài liệu lịch sử địa phương.......................................................... 15
1.1.3. Đặc điểm của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học LSVN ở trường THPT ................................................................................... 17
1.1.4. Đặc trưng của kiến thức lịch sử và con đường hình thành kiến thức
cho học sinh trong DHLS ở trường THPT .......................................................... 19
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
DHLS ở trường THPT. ........................................................................................ 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 29
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 34
iii


CHƢƠNG 2:NGUỒN TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CẦN SỬ

DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 –
1954 TRƢỜNG THPT TỈNH NAM ĐỊNH ..................................................... 36
2.1. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT .............................................. 36
2.1.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam
phải góp phần thực hiện mục tiêu dạy học. ........................................................ 36
2.1.2. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương góp phần làm rõ các sự kiện cơ
bản của lịch sử dân tộc được phản ánh trong sách giáo khoa. .......................... 37
2.1.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phải kích thích được hứng thú,
tính chủ động và tự giác học tập của HS ............................................................ 38
2.1.4. Sử dụng tài liệu lịch sử điạ phương phải đảm bảo tính cơ bản, điển
hình. ..................................................................................................................... 39
2.1.5. Sử dụng tài liệu LSĐP phải đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo ................. 41
2.2. Nguồn tài liệu LSĐP cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam
thời kì 1945 – 1954 trường THPT tỉnh Nam Định ............................................. 42
2.2.1. Nội dung nguồn tài liệu thành văn liên quan đến LSVN thời kì 1945
– 1954 .................................................................................................................. 42
2.2.2. Nội dung nguồn tài liệu trong bảo tàng tỉnh Nam Định liên quan
đến LSVN thời kì 1945 – 1954. ........................................................................... 53
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 56
CHƢƠNG 3:CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA
PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ
1945 – 1954 TRƢỜNG THPT TỈNH NAM ĐỊNH. THỰC NGHIỆM
SƢ PHẠM .......................................................................................................... 59
3.1. Vị trí, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 –
1954 trường THPT. ............................................................................................ 59
3.1.1. Vị trí........................................................................................................... 59
3.1.2. Mục đích .................................................................................................... 60
iv



3.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của LSVN thời kì 1945 - 1954. ..................... 62
3.2. Các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS Việt Nam thời kỳ
1945 – 1954 trường THPT tỉnh Nam Định ......................................................... 65
3.2.1. Nhóm biện pháp dạy học bài nội khóa...................................................... 65
3.2.2. Nhóm các biện pháp hoạt động ngoại khóa lịch sử Việt Nam (1945
– 1954) có sử dụng tài liệu LSĐP Nam Định. .................................................... 79
3.3. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 94
3.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................ 94
3.3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ............................................................... 95
3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................... 95
3.3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 106

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nội dung nguồn tài liệu thành văn liên quan đến LSVNthời
kì 1945 – 1954..................................................................................................... 43
Bảng 2.2. Nội dung nguồn tài liệu trong bảo tàng tỉnh Nam Định liên
quan đến LSVN thời kì 1945 – 1954 ................................................................ 54
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm .............................................. 96
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm (%) ...................................... 96

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng .................................................................................................................. 97

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, những biến đổi nhanh chóng của
cuộc sống, cùng những thời cơ và thách thức bên ngoài đã đặt nền giáo dục
Việt Nam phải đi đúng hướng nhằm thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mỗi mơn học ở trường phổ thơng với đặc trưng
của mình đều phải góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Môn Lịch sử với
chức năng và nhiệm vụ của mình cần góp phần tích cực vào sự nghiệp “Đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức
khỏe và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Những chức năng, nhiệm vụ trên càng giúp giáo viên dạy sử thêm yêu
mến và tự hào về bộ môn Lịch sử, đồng thời hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong
việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. Một trong
những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy, học lịch sử ở trường THPT là
sự kết hợp giữa LSĐP và LSDT, sử dụng tài liệu LSĐP để cụ thể hóa LSDT.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự
kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian, không gian nhất định. Tùy quy mơ, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh
hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế
giới. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và
phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của

mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Nói như vậy khơng có
nghĩa tri thức LSVN chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương
mà việc nhận thức LSVN phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức
LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy
học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

1


Tiếc rằng, do quan niệm chưa đúng của một bộ phận giáo viên ở trường
THPT về LSĐP nên công tác này chưa được chú trọng trong dạy học lịch sử,
nếu có tiến hành thì cũng mang tính hình thức, chưa tạo được sự hứng thú và
hiệu quả cho học sinh. Vì vậy, trong DHLS ở trường THPT cần tăng cường
sử dụng lịch sử địa phương để giúp các em khắc phục hạn chế này.
Nằm ở phía nam của đồng bằng sông Hồng trù phú, Nam Định đã sớm
trở thành một trung tâm văn hố và tơn giáo ngay từ những thời kỳ đầu thế kỷ
XIII trong lịch sử Việt Nam. Năm 1262,nhà Trần cho xây dựng phủ Thiên
Trường, đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam Định sau này. Trong suốt
thời kỳ lịch sử từ Thiên Trường cho đến Nam Định ngày nay, trải qua các
triều đại Trần, Hồ, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn vùng đất này đã nhiều lần đổi
tên như Thiên Trường, rồi Nam Định. Danh xưng Nam Định chính thức có từ
năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Cũng chính nơi đây đã từng chứng kiến
biết bao thăng trầm của lịch sử, nơi hội tụ của các nền văn hóa đã từng tồn tại
trên đất nước Việt Nam. Đây cũng là nơi là nơi chứng kiến những sự kiện lớn
của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là giai đoạn từ 1945 đến 1954.
Nhân dân tỉnh Nam Định, đặc biệt là thế hệ trẻ cần biết, cần hiểu và tự hào về
mảnh đất thân yêu này.Giáo dục LSĐP cho các em là điều vô cùng cần thiết
để các em thêm yêu quê hương, từ đó các em có ý thức, có trách nhiệm xây
dựng đối với nơi “chơn rau cắt rốn” của mình.Vì thế, sử dụng tài liệu LSĐP
Nam Định trong dạy học LSVN không chỉ là việc làm nhằm nâng cao hiệu

quả dạy học lịch sử ở Nam Định mà còn làm sáng tỏ những đóng góp của
nhân dân Nam Định vào sự nghiệp chung.
Từ những lý do cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch
sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954 trường
trung học phổ thông tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ,
chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tài liệu nước ngoài
LSĐP là vấn đề được quan tâm từ rất sớm ở các nước trên thế giới.
Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, Nga hoàng Pie đệ nhất rất coi trọng việc nghiên
cứu và sưu tầm LSĐP. Trong thời gian này, cuốn LSĐP đầu tiên với tựa đề
“Lịch sử Xibia” của Remêdốp được biên soạn.Tiếp đó, Lơ-mơ-nơ-xốp biên
soạn tác phẩm về lịch sử các mặt của từng tỉnh, thành phố nước Nga. Cuối thế
kỉ XVIII, nhiều tác phẩm khác về các vùng miền khác nhau của nước Nga
được xuất bản như: Địa hình vùng Orenbua, Những kiến thức lịch sử sơ giản
về dân tộc Đơvin, Sơ yếu lịch sử thành phố Ackhaghen... Bên cạnh việc
nghiên cứu địa phương của các nhà khoa học, cịn có các hoạt động nghiên
cứu trong nhà trường. M.V.Lô-mô-nô-xốp đã thu hút HS ở nông thôn sưu tầm
nghiên cứu các mỏ đá và kim loại quý. Tác giả N.P.Bunacốp – một giáo viên
trường trung học đã viết 20 cuốn sách về LSĐP.
Hoạt động nghiên cứu địa phương cũng được đẩy mạnh trong các
trường Đại học ở Cadan, Kiep, Ôđetxa... Các hội nghiên cứu khoa hoc lần
lượt được thành lập như “Hội nghiên cứu lịch sử cổ đại Nga” (1840); “Hội
khảo cổ học (1846)”...
Văn kiện giáo dục đầu tiên của chính quyền Xơ viết (1918) đã u cầu
các trường phổ thơng dạy học LSĐP trong giờ nội khóa.Từ năm học 1920 –

1921, địa phương học đã được đưa vào chương trình dạy học ở nhà trường và
sau đó đã trở thành tài liệu bắt buộc.
Đến năm 1930, mônĐịa phương học được đưa vào giảng dạy ở các
trường Đại học sư phạm. Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi, với việc
thành lập các “Hội bảo tàng địa phương”, “Hội bảo vệ các di tích lịch sử và
văn hóa” (1996), hoạt động nghiên cứu LSĐP càng được đẩy mạnh, đã góp
phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường Xô viết
trước đây.

3


G.N.Matiusin với cuốn “Lịch sử địa phương” (1980), nhấn mạnh rằng:
việc dạy học LSĐP trong nhà trường phổ thông đã trở thành một nguyên tắc
giáo dục chung. Các tác giả khơng chỉ giới thiệu các nguồn tư liệu mà cịn
hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và giảng dạy
LSĐP.Dựa trên kinh nghiệm thực tế nhà trường Xô viết, tài liệu đã khái quát
lí luận nhiều vấn đề liên quan đến cơng tác LSĐP, về các hình thức cơ bản
của việc dạy học.
N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã chỉ ra
rằng, thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch sử và
các khoa học giáo dục, những vấn đề mà khoa học đang giải quyết, phải biết
tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị, xã hội và văn
hóa... Muốn vậy “Phải sử dụng khơng ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn
tư liệu mn hình mn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà
nước, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội họa,
những cuộc tham quan xa...” [Tr.10]. Ơng cũng khẳng định: tồn bộ cơng tác
dạy học sẽ vơ cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả các
nguồn tài liệu có liên quan.. Từ việc nhấn mạnh vài trò ý nghĩa của việc sử
dụng tài liệu LSĐP trong giờ học LSDT, Đairi đã đưa ra phương pháp sử

dụng SGK, chỉ ra mối quan hệ giữa SGK cũng như tài liệu tham khảo với bài
giảng trên lớp.
I.F.Kharlamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực của HS như thế
nào?” đã khẳng định: “HS không thể hiểu sâu tài liệu học tập và biến nó
thành giá trị riêng nếu khơng chịu hết sức cố gắng về trí tuệ và kiên trì trong
học tập” [tr.21]. Do đó, theo ơng “vấn đề sử dụng SGK và tài liệu học tập
...có lịch sử của nó mà theo chúng tơi có những điều bổ ích đáng học hỏi”
[tr.37], bởi vì “...trong quá trình làm việc với SGK và tài liệu học tập, HS
nắm vững và củng cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu được kĩ năng,
kĩ xảo” [tr.37]. Ông cũng khẳng định “tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng
nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tích cực tư duy HS.
4


Đó là chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tạo của các sự kiện, tính
độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc để phát hiện ra khái niệm đã
được hình thành, sự thâm nhập sâu xa vào bản chất của hiện tượng” [tr.88].
Cuốn “Phương pháp công tác LSĐP ở trường phổ thông” (1982) do
N.X.Bô-ri-ốp (chủ biên) trình bày hai vấn đề chính: nguồn tư liệu và công tác
LSĐP ở trường phổ thông. Các tác giả nêu lên những mặt mạnh, yếu của công
tác này, đề xuất những biện pháp sư phạm tiến hành có hiệu quả, đồng thời
nhấn mạnh phải làm cho HS hứng thú trong quá trình nhận thức lịch sử quê
hương mình.
Ở Hunggari, công tác nghiên cứu, sưu tầm LSĐP rất coi trọng. Nhà
trường kết hợp với các cơ quan chuyên môn lịch sử và văn hóa, tổ chức HS
sưu tầm tư liệu để xây dựng những “làng bảo tàng” địa phương. Ở đó, người
ta trưng bày hiện vật lịch sử, những kiến thức độc đáo, thể hiện tính đặc thù
trong đời sống và văn hóa tinh thần của nhân dân các địa phương.
Trong tài liệu của tổ chức UNESCO cũng nói về LSĐP. Tờ “Người đưa
tin UNESCO” (6/1989, bản Tiếng việt) đã giới thiệu kinh nghiệm sử dụng các

bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương để giảng dạy trong giờ học Lịch sử. Ở
Mĩ, trong chương trình các trường Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) môn “Nhập
môn xã hội học” cũng có một số tiết về “Lịch sử và địa lí về tỉnh ta, bang ta”.
Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm 1979 (tại Cộng hòa Dân chủ
Đức), năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được
thảo luận một cách nghiêm túc. Năm 1994, tại Hội thảo khoa học về giáo dục
lịch sử các nước Đông Nam Á, các nhà khoa học đã đặt nhiều vấn đề liên
quan đến phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu LSĐP, các nguồn và
phương pháp xử lí sử liệu.
Trong Khuyến nghị của Nghị viện châu Âu (số 1283) liên quan đến
Lịch sử và việc học tập Lịch sử ở châu Âu, ngày 22/1/1996 nhấn mạnh: “Nội
dung của các chương trình Lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả

5


những mặt của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị),
...LSĐP cũng như LSDT (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm dân tộc
chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các dân tộc thiểu số[55;
tr.66].
Tại các hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử được tổ chức hàng năm ở
Trung Quốc, các nhà sử học đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu LSĐP cá nguồn sử liệu và xử lý nguồn
sử liệu.
Nhiều nước Đông Nam Á cũng đã thực hiện việc dạy học LSĐP gắn
với hoạt động du lịch. Nhờ vậy, mơi trường sinh thái nói chung, mơi trường
văn hóa nói riêng được quan tâm bảo vệ, các di sản văn hóa có giá trị được
bảo tồn, tơn tạo, là nguồn tài liệu quý giá để khai thác, nghiên cứu, đem lại
hiệu quả cao, có ý nghĩa thiết thực về chính trị, văn hóa, xã hội.
2.2. Tài liệu trong nước

Từ xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu
Quốc sử cũng coi trọng LSĐP, một tác phẩm tiêu biểu đó là: Dư địa chí
(1435) của Nguyễn Trãi, Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Đại Nam
nhất thống chí (1849) của Quốc sử quán triều triều Nguyễn... Đặc biệt, dưới
thời Nguyễn, việc chép sử được mở rộng đến các làng và huyện.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta xuất hiện những tài liệu,
thần phả, địa chí như:Nghệ An kí (đầu thế kỉ XIX) của Bùi Dương Lịch, Đồ
Bàn kí của Nguyễn Văn Hiển, Làng xã An Nam ở Bắc Kì (1894) của P.Ory,
Thành bang An Nam (1909) của C.Bripho...
Ở miền Nam, dưới thời Mỹ - Ngụy cũng có một số soạn giả nghiên cứu
và xuất bản sách về LSĐP: Cao nguyên miền thượng, Phong quang Đắc-lắc
của Cửu Long và Toan Ánh; Nước non Bình Định của Quách Tấn,... Các tài
liệu này đã trình bày đầy đủ, hệ thống về một địa phương, thể hiện một phần ý
thức dân tộc.

6


Việc giảng dạy và học tập LSĐP ở nước ta sớm được đưa vào chương
trình, nhất là sau các cuộc cải cách giáo dục (năm 1950, 1956, 1979) bước
đầu đạt được kết quả cao về các mặt nội dung và phương pháp dạy học. Cho
đến nay đã có nhiều cuốn sách biên soạn về LSĐP.
Cuốn “Nghiên cứu và dạy – học LSĐP ở Việt Bắc” (1996)của tác giả
Đỗ Hồng Thái, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 2 phần: phần thứ nhất trình
bày những vấn đề cơ bản của lịch sử địa phương như khái niệm, vị trí, ý nghĩa
của việc nghiên cứu dạy học LSĐP ở trường phổ thông... Phần thứ hai nêu rõ
những công việc cụ thể mà GV và HS cần tiến hành trong nghiên cứu và dạy
học lịch sử địa phương. Tác giả chỉ ra rằng: “việc dạy học LSĐP là cần thiết,
nó khơng chỉ bổ sung, làm phong phú, cụ thể hóa bức tranh sinh động của
lịch sử dân tộc mà cịn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng tự hào, yêu

quý quê hương – nội dung quan trọng của lòng yêu nước – và xác định trách
nhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ quê hương” [Tailieu.vn]
Cuốn “Lịch sử địa phương” (1989) của Trương Hữu Quýnh, Phan
Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Văn Am là cơng trình khoa học
tương đối đầy đủ và có hệ thống về việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy
LSĐP ở trường phổ thông.
Các giáo trình về Phương pháp dạy học lịch sử dùng cho sinh viên
trường Đại học sư phạm, xuất bản vào các năm 1976, 1980; đặc biệt là cuốn
giáo trình xuất bản năm 1992 tái bản vào các năm 1998, 1999, 2000, 2004….
đã giành một chương đề cập đến vấn đề nghiên cứu và giảng dạy LSĐP ở các
trường phổ thông, gắn việc học tập Lịch sử với đời sống xã hội. Trong đó, các
tác giả đặc biệt tập trung đi sâu vào việc hướng dẫn biên soạn và giảng dạy
các tiết LSĐP, cũng như công tác sưu tầm, nghiên cứu và xử lí tài liệu thu
thập được từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Cuốn “Phương pháp giảng dạy Lịch sử” tập 1, 2 (1996) do Phan Ngọc
Liên, Trần Văn Trị biên soạn đã khẳng định: “Giảng dạy lịch sử gắn liền với

7


đời sống và cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên
hệ lịch sử tồn quốc với LSĐP” [Vũ Đặng Hà Bình, LVTHs, tr.9]
Tại Hội thảo khoa học về vấn đề “Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy
LSĐP” do Hội khoa học Lịch sử Việt Nam kết hợp với Đại học Vinh tổ chức
vào tháng 6/2002, các tác giả đã đi sâu vào những vấn đề chung về nghiên
cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐ; Việc đổi mới phương pháp dạy học LSĐP
và một số kết quả nghiên cứu mới về LSĐP.
Năm 2007, “Dự án Việt – Bỉ” triển khai ở Việt Nam đã tổ chức tập
huấn cho GV Cao đẳng sư phạm. Dự án triển khai về tài liệu giáo dục LSĐP
cho sinh viên các trường Cao đẳng, cho THCS và cho Tiểu học.

Ngồi ra, vấn đề này cịn được trình bày trên các Tạp chí Giáo dục,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Luận án, Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp như:
Nguyễn Thị Côi (2002): “Nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường
THPT, đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nêu
lên vai trò, tầm quan trọng và đề xuất các biện pháp dạy học LSĐP ở trường
THPT.
Các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận dạy học bộ môn lịch sử như Phan
Ngọc Liên, Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng, Trần Đức Minh, Trần Vĩnh
Tường, Đặng Văn Hồ, ... đã đề cập đến nhiều khía cạnh nghiên cứu, biên
soạn và giảng dạy LSĐP. Tất cả đều thống nhất quan điểm cần thiết phải đưa
LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cũng như nhấn mạnh sự cần
thiết phải sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc.
Vấn đề giảng dạy LSĐP ở trường THPT đang là một đề tài hấp dẫn,
cần thiết và đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ, Luận án TS
viết về đề tài này, cụ thể: Luận án TS của Đặng Công Lộng (1996) “Nghiên
cứu việc giảng dạy LSĐP ở trường THPT (qua thực nghiệm ở Bình Định)”,
Luận án “Sử dụng di tích LSĐP trong dạy học LSVN ở trường THPT tỉnh
Hưng Yên” (1999) của Hoàng Thành Hải... Các Luận văn như: “Sử dụng tài

8


liệu LSĐP để giáo dục ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc trong dạy học lịch sử ở
trường THPT (qua ví dụ tỉnh Bắc Ninh)” của Lê Thị Hải Yến; hay “Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Bắc Giang”
của Ngọ Văn Giáp, “Sử dụng LSĐP trong DHLS Việt Nam ở trường THPT
tỉnh Sơn La (2009)...của Chu Thị Mai Hương... và một số khóa luận tốt
nghiệp khác đã gợi ý cho đề tài.
Nhìn chung, các tác giả đều nêu bật được tầm quan trọng của việc sử
dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử Việt Nam, đã nhấn mạnh LSĐP với

LSDT. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra một số biện pháp, hình thức sử
dụng tài liệu LSĐP trong cả nước cũng như ở từng địa phương.
Đây thực sự là những tài liệu cần thiêt cho chúng tôi khi thực hiện đề
tài nghiên cứu này. Tuy nhiên các cơng trình trên chỉ mới đề cập việc sử dụng
tài liệu LSĐP khác chứ chưa có cơng trình nghiên cứu nào sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1945 – 1954 trường THPT tỉnh
Nam Định. Hy vọng đề tài chúng tơi sẽ góp phần bổ sung lí luận phương pháp
dạy học lịch sử và các biện pháp sư phạm khả thi để nâng cao chất lượng dạy
học LSĐP ở các trường THPT.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sử dụng tài liệu lịch sử địa
phươngtrong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1945 – 1954 trường THPT tỉnh
Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ, chúng tôi sẽ không đi sâu
vào nghiên cứu tiết dạy LSĐP mà trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn liên
quan đến đề tài, tập trung nghiên cứu và đề xuất các hình thức, biện pháp sử
dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1945
– 1954 trường THPT.

9


4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học lịch sử nói chung,
vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học khi tiến hành sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 THPT tỉnh Nam
Định (chương trình chuẩn) nói riêng, đề tài sẽ:

+ Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam.
+ Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về Giáo dục học, Tâm lí học và PPDHmơn
Lịch sử.
- Khảo sát thực trạng vận dụng các hình thức, biện pháp khi sử dụng tài
liệu LSĐP trong dạy học các bài LSVN giai đoạn 1945 – 1954.
- Tìm hiểu chương trình SGK, nội dung phần lịch sử Việt Nam từ 1945
đến 1954 trường THPT – chương trình chuẩn.
- Xác định yêu cầu khi sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử
Việt Nam ở trường THPT.
- Đề xuất các hình thức, biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 THPT
(chương trình chuẩn) ở tỉnh Nam Định nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học lịch sử nói chung, dạy học LSĐP nói riêng ở trường THPT.
- Soạn giáo án và thực nghiệm sư phạm những biện pháp đã đề xuất
trong Luận văn.

10


5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận của đề tài
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Giáo dục và Đào tạo; lý luận về tâm lý học, giáo dục học, PPDH
của các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử .

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu các tác phẩm kinh điển của Mác –
Lênin, của Đảng cộng sản về giáo dục lịch sử.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK lớp 12 và phương pháp sử
dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử Việt Nam.
- Nghiên cứu thực tiễn: điều tra thực trạng về việc sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ở trường phổ
thông bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, dự giờ.
- Thực nghiệm sư phạm: soạn bài, tiến hành thực nghiệm sư phạm ở
trường phổ thơng để khẳng định tính khả thi của đề tài.
- Sử dụng toán học thống kê để xử lí số liệu.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận
về tài liệu LSĐP, đồng thời giúp chúng tơi nâng cao trình độ về lí luận dạy
học, nhất là các hình thức, biện pháp vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực vào dạy học LSĐP trong bài lịch sử dân tộc.
- Đề xuất được hình thức và biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong
DHLS Việt Nam ở trường THPT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với GV: có thể vận dụng các biện pháp sư phạm giúp cho HS
trong quá trình học tập một cách toàn diện, nâng cao hiệu quả DHLS ở trường
THPT.
11


- Đối với HS: góp phần tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của
HS, có thêm mục đích phấn đấu trong học tập.
- Đối với bộ mơn Lịch sử: đóng góp một cách nhìn nhận mới về bộ môn
lịch sử trước thực trạng học tập lịch sử hiện nay. Đồng thời đề xuất một số

biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
7. Đóng góp của đề tài
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP
trong q trình DHLS ở trường phổ thơng.
- Đề xuất được các biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy
học lịch sử Việt Nam thời kì 1945 – 1954 trường THPT.
8.Giả thuyết khoa học
Trong DHLS ở trường phổ thông, nếu vận dụng các biện pháp sư phạm
nhằm sử dụng tài liệu LSĐP theo những yêu cầu mà đề tài đưa ra sẽ góp phần
nâng cao chất lượng DHLS, giúp HS nhận thức đúng về bộ môn, từ đó tạo
hứng thú và say mê học tập lịch sử cho các em.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trường
THPT tỉnh Nam Định.
Chƣơng 2. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương cần sử dụng trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT tỉnh Nam Định (chương trình chuẩn)
Chƣơng 3. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1945 – 1954 trường THPT tỉnh Nam
Định.Thực nghiệm sư phạm.

12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
THỜI KỲ 1945 – 1954 TRƢỜNG THPT TỈNH NAM ĐỊNH

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài
*Tài liệu lịch sử:
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng Tài liệu là những sách báo giúp
cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó. Ví như tài liệu học tập, tài liệu tham khảo,
tài liệu giảng dạy… Ở đây, chúng ta cần phân biệt khái niệm giữa Tài liệu
lịch sử và Tư liệu lịch sử.
+ Tư liệu lịch sử là khâu trung gian nối liền nhà sử học với các cơng
trình nghiên cứu lịch sử. Cho nên, có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích
của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang
trong đó dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một
hoạt động nào ấy của con người. Tư liệu lịch sử thường được trích ra từ trong
các tài liệu lịch sử. Nó là phần quan trọng của tài liệu lịch sử, nó phục vụ cho
quá trình nghiên cứu hay học tập lịch sử.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu Tài liệu lịch sử là những sách báo, hay
các cơng trình nghiên cứu về lịch sử quá khứ của xã hội loài người. Tài liệu
lịch sử có nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc điểm xuất xứ, nội dung, đặc
trưng khác nhau mà người ta phân chúng thành các nhóm loại khác nhau.
Trong đó có ba nhóm loại chính là: tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài
liệu trực quan.
*Lịch sử điạ phương
Tìm hiểu thuật ngữ lịch sử “địa phương” là cơ sở để nắm vững nội hàm
khái niệm “lịch sử địa phương”. Cho đến nay, có nhiều quan niệm về “địa
phương”. “Địa phương là những vùng, những khu vực trong quan hệ với

13


những vùng, những khu vực trong nước” [61; Tr.11]. Hay “địa phương là
những khu vực, vùng được phân ra từ một tổ chức cao nhất là Trung ương”

[61, tr.321], và có thể hiểu một cách đơn giản “Địa phương” là những gì
khơng phải là “Trung ương”, “cả nước”, “dân tộc”. [61, tr.11].
Tài liệu LSĐP phản ánh các mặt khác nhau trong đời sống quá khứ ở
các khu vực, vùng, miền. Tài liệu LSĐP rất phong phú đa dạng. Trong cuốn “
Lịch sử địa phương”, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thái
Hoàng, Nguyễn Văn Am cho rằng nguồn sử liệu địa phương gồm có: Sử liệu
hiện vật hay sử liệu vật chất, sử liệu thành văn hay sử liệu viết, sử liệu dân tộc
học, sử liệu ngôn ngữ học, sử liệu truyền miệng. Theo Phan Ngọc Liên - Trần
Văn Trị, trong “Phương pháp dạy học lịch sử”, nguồn tài liệu LSĐP được
dùng trong dạy học lịch sử bao gồm tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài
liệu địa danh học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tài liệu truyền miệng...
Như vậy, địa phương là những vùng đất nằm trong quốc gia, có sắc thái
đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của
đất nước. Theo nghĩa cụ thể thì địa phương là những đơn vị hành chính của
một quốc gia (tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã phường, thơn, bản...). Cịn
hiểu một cách khái quát thì địa phương là những vùng đất, khu vực nhất định
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (nhưng khơng có địa giới
hành chính) để phân biệt với vùng đất khác về mặt tự nhiên, kinh tế ... như
miền Bắc, miền Trung, miền Nam, cụ thể hơn như vùng Đông Bắc, Tây Nam,
Nam trung Bộ.
Với những nhận thức như trên, chúng ta có thể hiểu LSĐP chính là lịch
sử của các làng xã, huyện, tỉnh, thành phố hay khu vực vùng miền. Từ định
nghĩa trên, chúng ta thấy LSĐP có hai đối tượng nghiên cứu chính:
+ Lịch sử các đơn vị hành chính (thơn, xã, huyện, tỉnh, thành phố..), cụ
thể là quá trình hình thành, ổn định và phát triển của một địa phương trên các
mặt về kinh tế, văn hóa, chính trị, qn sự , tư tưởng... trong sự phát triển

14



chung của lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó, khai thác nét độc đáo, đặc thù của
địa phương, những giá trị văn hóa, tinh thần và xác định những đóng góp quý
báu của địah phương với việc xây dựng truyền thống chung, bổ sung, hoàn
chỉnh lịch sử dân tộc. Nghiên cứu về đối tượng này có nhiều thể loại phong
phú như: thông sử địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địa phương, lịch
sử Đảng bộ địa phương...
+ Các sự kiện hiện tượng lịch sử xảy ra ở địa phương, có liên quan đến
những sự kiện, biến cố chung của lịch sử dân tộc, chẳng hạn như chiến thắng
Chi Lăng, Khởi nghĩa Bắc Sơn, Binh biến Đô Lương...
Chúng ta cần phân biệt LSĐP với các chuyên khảo về một sự kiện lớn
của cả nước như: một phong trào nông dân, một cuộc khởi nghĩa... Mặt khác,
cũng cần phân biệt LSĐP với lịch sử chuyên ngành, mặc dù có những chỗ
giống nhau, song chúng vẫn có nét khác nhau cơ bản.
Từý nghĩa của hai thuật ngữ “địa phương” và “lịch sử địa phương” như
trên, chúng ta có thể hiểu:
Tài liệu lịch sử địa phương là những tài liệu như sách, báo hay cơng
trình nghiên cứu phản ánh đời sống q khứ của các làng xã, huyện, tỉnh,
vùng, miền, các đơn vị sản xuất chiến đấu, các cơ quan, xí nghiệp, trường
học... trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.2. Các loại tài liệu lịch sử địa phương
Tài liệu LSĐP rất đa dạng và phong phú, có nhiều cách phân loại khác
nhau. Trong cuốn “Giáo trình LSĐP” Nguyễn Cảnh Minh, Đỗ Hồng Thái,
Hồng Thanh Hải, Nguyễn Văn Đằng cho rằng tài liệu LSĐP gồm có: Sử liệu
vật chất hay sử liệu hiện vật, sử liệu thành văn.
Theo Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng trong cuốn
“Phương pháp dạy học lịch sử” tài liệu LSĐP được dùng trong dạy học lịch
sử bao gồm 5 nguồn: tài liệu thành văn hay sử liệu viết, tài liệu hiện vật hay

15



tài liệu vật chất, tài liệu dân tộc học, tài liệu ngôn ngữ học, tài liệu truyền
miệng.
Sự phát triển của khoa học lịch sử gắn liền với việc mở rộng các nguồn
tư liệu LSĐP và hoàn thiện phương pháp phân tích, giám định tư liệu. Các tài
liệu LSĐP thu được trong nghiên cứu làm cho việc giảng dạy lịch sử địa
phương cũng như việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử dân tộc được phong phú với các nguồn chủ yếu:
Tài liệu thành văn hay sử liệu viết: là nguồn tư liệu giữ vị trí quan trọng
hàng đầu trong các nguồn sử liệu LSĐP. Nguồn tư liệu này rất phong phú và
đa dạng, gồm nhiều loại: gia phả, hồi kí, văn bản chính quyền, đảng bộ, các
đoàn thể dịa phương... Xã hội càng phát triển, hoạt động văn hóa, giáo dục
càng phát triển nguồn sử liệu thành văn càng phong phú.
Tài liệu hiện vật hay sử liệu vật chất: bao gồm những di vật khảo cổ,
những cơng trình kiến trúc nghệ thuật, các di tích lịch sử, cách mạng ở địa
phương. Những sử liệu vật chất có giá trị chân thực, giúp chúng ta xác định
một số vấn đề đặt ra đối với những thời đại xa xưa, khi chữ viết chưa được ra
đời hoặc góp phần xác minh những sự kiện thu thập được từ các nguồn khác
nhau.
Tài liệu dân tộc học: miêu tả sinh động nền văn hóa vật chất, tinh thần,
sinh hoạt xã hội của con người như: phong tục, tập quán, lễ hội,...
Tài liệu ngơn ngữ học: có hai hình thức phổ biến là phương ngôn và địa
danh.
Tài liệu truyền miệng: là nguồn tư liệu vô cùng phong phú giúp các nhà
nghiên cứu lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng biên soạn và giảng dạy lịch sử
có sức hấp dẫn, truyền cảm. Tài liệu truyền miệng bao gồm các loại: truyện
cổ tích, ca dao, tục ngữ, hị vè, truyện kể của các cụ già, của các cán bộ lão
thành cách mạng, những câu truyện truyền lại trong lễ hội làng.

16



×