Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá văn hóa DOANH NGHIỆP ở tập đoàn điện lực VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.1 KB, 12 trang )

MÔN HỌC QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC

“VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM”
I.

GIỚI THIỆU

1. Giới thiệu chung :
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực
Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Hiện nay, EVN có 5 Tổng Công ty điện lực kinh doanh điện năng
đến khách hàng là Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực
Miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tổng Công ty Điện lực TP.
Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực truyền tải cũng
đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty
Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty


Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án ( Ban Quản lý dự án miền Bắc,
Trung, Nam).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với chức năng kinh doanh đa ngành
trong đó sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện
lực là ngành nghề kinh doanh chính. Nhận thức được sứ mệnh đi trước một
bước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không ngừng củng cố vị thế của mình
bằng sự tín nhiệm của nhân dân và chất lượng phục vụ khách hàng. Tuy
nhiên, để xây dựng cho mình một bản sắc, một văn hóa riêng chỉ ngành điện
mới có thì đâu đó vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ.
Văn hóa doanh nghiệp – bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp xây dựng vừa
khó lại vừa dễ. Khó là làm sao để lợi ích của mỗi người trong doanh nghiệp
được đảm bảo, thỏa mãn và xây dựng được mục tiêu, bản sắc văn hóa mang
màu sắc riêng của doanh nghiệp đó. Dễ là khi xây dựng, EVN có sự đồng


lòng, nhất trí và tận tâm của mỗi cán bộ ngành điện.
2. Mục đích và tầm quan trọng :
Thế giới đang chứng kiên sự thay đổi lớn lao của nền kinh tế thị trường. Làm
sao để một tập đoàn kinh tế lớn có thể tồn tại trong môi trường đầy biến động,
cạnh tranh là một vấn đề không nhỏ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chất
lượng và đặc điểm truyền thống riêng. Liệu trong một hệ thống kinh tế phát
triển có tồn tại được sự cân bằng giữa lợi ích tập thể và cá nhân? Với một tập
đoàn lớn, việc quản lý với những lợi ích, mong muốn khác nhau cần sử dụng
phương pháp nào, sử dụng công cụ nào để tồn tại trong nền kinh tế thị trường,
kinh tế toàn cầu đa màu sắc mà vẫn có bản sắc riêng của mình là vấn đề rất
quan trọng.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn kinh tế lớn hoạt động
trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao. Việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn
sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ của cán bộ, công nhân viên để giải quyết được
mọi vấn đề vì thành công, tiến bộ là trọng tâm của EVN thời gian tới.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Tổng giám đốc EVN, Thành viên ban chỉ đạo
xây dựng nhãn hiệu EVN cho rằng “Xây dựng niềm tin EVN với cộng đồng
rất quan trọng. Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành ngành điện đã có văn
hóa riêng của mình nhưng còn manh mún và nhỏ lẻ. Đây là dịp để hệ thống
lại văn hóa EVN, trên cơ sở đó xây dựng có bài bản nền văn hóa cho công
nhân viên ngành điện và cả thế hệ mai sau. Vì vậy, lãnh đạo EVN tiếp tục xây
dựng văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính thống nhất trong tập đoàn, đảm bảo
tính đặc trưng của mỗi đơn vị”.

II. PHÂN TÍCH
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một
tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn

hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,...
chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp
thậm chí có những điều trái ngược nhau. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các
doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng
tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Làm thế nào để doanh nghiệp trở
thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối,
nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả
các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của


từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì
một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp
của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì
vậy có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh
nghiệp.
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì ?
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị,
các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên
của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Trên thế giới còn có khá nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp.
Có thể nêu một số khái niệm thường gặp như sau:
• Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các
tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)
• Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn
nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền,
thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P & Heskett, J.L.)

• Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ
biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (William, A., Dobson,
P.&Walters, M.)
Nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ
điều hành. Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất
cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.


2. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp :
Là sản phẩm của chính những con người cùng làm việc trong 1 doanh nghiệp
và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp đó.
Nó xác lập nên một hệ thống các giá trị (dưới dạng vật thể và phi vật thể)
được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận và
ứng xử theo các giá trị đó để đạt được mực tiêu doanh nghiệp. Hệ thống giá
trị này trở thành động lực chủ yếu nhất thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt
nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp
và xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác. Chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp được xã hội chấp nhận,
có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh.
Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được lưu truyền qua
nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp.
3. Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam :
Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp
do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập
dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và
hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các
khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa
các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế
dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.

Mặt khác văn hóa doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như:


Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc,
phong kiến.
4. Văn hóa doanh nghiệp ở EVN :
Trong quá trình phát triển, văn hóa doanh nghiệp từng bước đã hình thành và
tồn tại trong EVN, mặc dù việc xây dựng và củng cố một cách có chủ ý, có hệ
thống trước đây chưa được EVN nghiên cứu. Bản sắc văn hóa EVN cũng
chưa được xác định một cách rõ ràng. Văn hoá EVN ở khía cạnh nào đó có
thể hiểu chính là những chuẩn mực, những giá trị văn hóa được thể hiện
thông qua quan hệ ứng xử trong công việc với khách hàng, giữa cấp trên với
cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, cũng như giữa các thế hệ cán bộ
công nhân viên chức EVN. Những quy chuẩn này được thể hiện qua các quy
chế quản lý nội bộ mà EVN đã xây dựng, áp dụng nhiều năm qua và đã tác
động sâu sắc đến tư tưởng, điều chỉnh phong cách làm việc của cán bộ công
nhân viên chức EVN. Từ những nền tảng căn bản đó, đồng thời để thực hiện
chủ trương hướng tới xây dựng phong cách làm việc tuân thủ theo pháp luật,
công bằng, minh bạch và có hiệu quả trong EVN, Tập đoàn đã xác định năm
2009 là năm văn hoá doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu EVN. Ngay từ
giữa năm 2008, EVN đã lập Tổ công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp và
bắt tay vào nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, tìm hiểu nhiều tài liệu trong
- ngoài nước, từ các định nghĩa cơ bản mang tính học thuật đến những tài liệu
về văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế
giới. Đến đầu năm 2009, Ban chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp EVN
đã chính thức được thành lập do Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh làm Trưởng
ban. Có thể nói, đây chính là bước khởi đầu cho một hành trình dài của “công
cuộc” xây dựng văn hóa doanh nghiệp EVN một cách hệ thống và theo đúng
chuẩn mực.



Tuy nhiên, xây dựng văn hóa của một doanh nghiệp nhất là một tập đoàn lớn
như EVN là điều không hề dễ dàng. Việc kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường được ví như là tham gia vào một “bữa tiệc xã hội”. Chính vì vậy, để
dung hòa được các vấn đề cốt lõi, các giá trị riêng của doanh nghiệp đòi hỏi
doanh nghiệp ấy cần có bản sắc và truyền thống, phương châm hàng động của
mình. EVN đã và đang xác định giá trị cốt lõi cho mình dựa trên tôn vinh giá
trị Chất lượng- tín nhiệm; Tận tâm- trí tuệ, Hợp tác- chia sẻ; Sáng tạo- hiệu
quả vì nhu cầu xã hội và hướng tới một EVN dẫn đầu năng lượng trong nước
và khu vực.
Muốn vậy, một chuẩn mực đạo đức hướng tới con người, vì con người được
EVN hết sức coi trọng. Cán bộ, công nhân viên phải luôn nâng cao ý thức
trách nhiệm, tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng, phát huy sức
mạnh tập thể, còn EVN cũng cam kết đưa lại giá trị tốt nhất cho người lao
động, khách hàng, cộng đồng cũng như đối tác..
Để có giá trị cốt lõi này, mỗi cán bộ công nhân viên của EVN phải nỗ lực
không ngừng trong việc xây dựng hình ảnh của EVN qua các lĩnh vực hoạt
động như kinh doanh, viễn thông, dịch vụ, chăm sóc khách hàng..chứ không
riêng gì xây dựng biểu tượng hình ảnh. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
là cả một quá trình dài theo quy mô từ 5-9 năm chứ không phải 1-2 năm hay
cá nhân một người nào.
Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vì người lao động, lợi ích và hạnh
phúc của người lao động thông qua chất lượng phát triển doanh nghiệp phù
hợp là điều kiện đầu tiên của EVN. Theo đó, EVN xác định “Nhân”, “Nghĩa”,
“Lễ”, “Trí”, “Tín” là văn hóa EVN đặc trưng, cơ bản và phương châm hành
động của toàn thể cán bộ, công nhân viên EVN.


Trong chương trình đào tạo này, EVN cũng phổ biến việc thống nhất hồ sơ
nhãn hiệu trong toàn tập đoàn. Việc xây dựng các chuẩn mực văn hóa EVN sẽ

được các đơn vị góp ý, triển khai và hoàn thành trong thời gian tới.
III. GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, củng cố và nâng tầm văn hóa doanh nghiệp EVN: có bốn mục
tiêu lớn:
Thứ nhất là, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, thái độ làm việc
có trách nhiệm, tận tình, hoà nhã của cán bộ công nhân viên khi tiếp xúc với
khách hàng. Từ trước đến nay, EVN vẫn tập trung chủ yếu vào việc giải quyết
khối lượng công việc mang tính kỹ thuật, phần dịch vụ chưa được quan tâm
đúng mức, nên những công tác tiếp xúc khách hàng của EVN vẫn còn một số
tồn tại chưa được khắc phục. Vì thế, EVN sẽ nỗ lực từng bước cải thiện hiệu
quả công tác này với mục tiêu tạo ra sự gần gũi, tin tưởng và chia sẻ đối với
khách hàng.
Thứ hai là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo động lực làm việc cho
người lao động, xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững. Trong khuôn
khổ những quy định của Nhà nước, EVN đã và sẽ tiếp tục xây dựng những
chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, những quy định về ứng xử trong nội bộ
giữa người lao động, giữa cấp trên với cấp dưới v.v... để người lao động được
đào tạo, có cơ hội và được tạo điều kiện sáng tạo, cống hiến và phát triển
năng lực cá nhân.
Thứ ba là, xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức về truyền
thống lâu đời của ngành Điện. Những tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu
nghề, sự hy sinh của thế hệ trước luôn là bài học quý giá đối với thế hệ sau,


giúp thế hệ sau hiểu hơn ý nghĩa, lý tưởng của con đường mà họ đã chọn. Bên
cạnh đó, EVN là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích,
góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, đem lại điều kiện sống thuận lợi,
niềm hạnh phúc và tri thức cho mọi người dân, bất kể thành thị hay nông
thôn, miền núi, hải đảo. Chương trình văn hóa doanh nghiệp sẽ hướng tới việc
truyền bá ý nghĩa lớn lao trong việc thực hiện những trọng trách mà Đảng và

Chính phủ đã giao phó cho EVN. Khi đó, mỗi cán bộ công nhân viên của
EVN sẽ tự hào khi được đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung
của cộng đồng, tạo dựng một xã hội tươi đẹp hơn cho thế hệ con cháu tương
lai.
Và cuối cùng là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh, tác
động và dẫn hướng hành vi ứng xử của cá nhân, tạo niềm tin và ý nghĩa trong
công việc.
2. Những thách thức:
Lãnh đạo EVN đã xác định rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp có điểm
khởi đầu, nhưng sẽ luôn tiếp tục và không bao giờ có điểm kết thúc chừng
nào doanh nghiệp còn tồn tại và mong muốn phát triển.
Trong bước đi đầu tiên này, điều thuận lợi lớn nhất EVN có được là sự quyết
tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là của Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc. Trong tổ chức, lãnh đạo là những người có ảnh hưởng quyết định nhiều
nhất đến các cá nhân và cả tập thể. Tiếp theo, nỗ lực tạo nên bản sắc văn hoá
EVN đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình từ các đơn vị và toàn thể
cán bộ công nhân viên Tập đoàn.


Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm rất trừu tượng, nên ngay
cả Ban chỉ đạo và Tổ công tác đều phải dày công nghiên cứu, tham vấn, chọn
lọc, “vừa học, vừa làm” để xác định rõ ràng hướng đi cho chương trình xây
dựng văn hoá này. Bên cạnh đó là những khó khăn khách quan khác như: Sự
đa dạng văn hoá cả về khái niệm và thực tế; tính chất không ổn định về tổ
chức. Tùy thuộc vào yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn kéo theo sự thay
đổi trong cơ cấu tổ chức của EVN. Điều đó dẫn đến có thể vượt ra ngoài tầm
kiểm soát của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng một thương hiệu, một nền
văn hóa doanh nghiệp nhất quán có thể chưa được quan tâm đúng mức và
quán triệt thống nhất đến từng cán bộ công nhân viên; trở ngại nữa là thời
gian thực hiện cũng như yêu cầu thay đổi thói quen ứng xử của con người. Để

làm thay đổi hay củng cố một nét văn hoá sẽ phải triển khai kéo dài hàng
năm, thậm chí nhiều năm sau khi đã có tác động nhiều chiều. Sự kéo dài này
dễ gây nản lòng những người tổ chức thực hiện khiến việc tạo dựng hay thay
đổi văn hóa doanh nghiệp dễ bị làm nửa vời, chưa kể đến những mối quan hệ
phức tạp trong các tổ chức khiến việc thực thi có thể sẽ không thể quyết liệt
đến cùng để đẩy nhanh tiến độ công việc. Khi sự tác động chỉ là nửa vời,
những thói quen cũ dễ có xu hướng quay trở lại
IV. KẾT LUẬN
Điện là một thành phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, một nguồn
năng lượng có vai trò lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Điện len lỏi đến hầu khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống
truyền thông phát triển, là cơ hội để đồng bào miền núi tiến kịp miền xuôi về
trí thức, là nguồn sáng cho trẻ thơ học hành, là niềm hạnh phúc cho nhân loại.
Thiếu điện đất nước trở nên nghèo đói và lạc hậu. Điện chính là yếu tố đầu
tiên và quyết định để xây dựng đất nước giàu mạnh. Ngành điện mặc dù bị
coi là một ngành độc quyền nhưng với vị trí thiết yếu của đời sống xã hội, với


vai trò là động lực phát triển kinh tế-xã hội đất nước, ngành điện cũng không
quên xây dựng cho mình những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực đạo đức và
những cam kết về Văn hóa mà Ngành điện mong muốn có được nhằm “thắp
sáng niềm tin” của Đảng, của Nhân dân và toàn xã hội. Ngày 9/12/2010, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành tài liệu văn hóa EVN. Tài liệu này sẽ là
thước đo để cán bộ công nhân viên EVN điều chỉnh hành vi, phong cách của
mình trong các mối quan hệ, đồng thời cũng chính là những tiêu chuẩn rõ
ràng để người dân có thể đánh giá và phản ảnh về văn hoá trong ứng xử của
mỗi cán bộ công nhân viên EVN.Qua tài liệu này, EVN hi vọng mỗi thành
viên của mình sẽ xây dựng cho mình phong cách giao tiếp và làm việc mang
đậm bản sắc văn hóa của ngành điện.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn giản, xây dựng được đã khó, phát

triển và gìn giữ được các mục tiêu, các chuẩn mực, các giá trị của văn hóa
doanh nghiệp càng khó gấp bội lần, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay
của nền kinh tế nói chung và ngành điện nói riêng. Tuy nhiên, với truyền
thống tinh thần đoàn kết đồng lòng của cán bộ công nhân viên ngành điện,
Văn hóa EVN sẽ được tập thể CBCNV ngành điện tiếp thu, thực thi một cách
có hiệu quả và bền vững. Đồng thời, qua việc giao lưu học tập, chia sẻ kinh
nghiệm giữa các đơn vị trong EVN sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị giao lưu
văn hóa doanh nghiệp, giao lưu văn hoá giữa các vùng miền và duy trì sự
đoàn kết gắn bó hơn giữa các đơn vị trong EVN, đây cũng là một nét đặc
trưng riêng trong Văn hóa EVN mà không phải Doanh nghiệp nào cũng có
được.
Xã hội ngày càng phát triển và chứa đựng nhiều biến động. Xây dựng EVN
trở thành một doanh nghiệp có tầm cỡ khu vực cần rất nhiều sự chung tay,
góp sức của những cán bộ, công nhân viên EVN. Điều đó bắt nguồn từ một


bản sắc văn hóa chung, văn hóa EVN với dòng điện thắp sáng niềm tin đất
nước trong quá trình hội nhập.



×