Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Bình Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.76 KB, 33 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình chuyển đổi của nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đặt mỗi doanh
nghiệp, mỗi thành phần kinh tế trước nhiều cơ hội mới. Trong cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó
khăn và thách thức đặt ra. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng
phát triển, doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự biến động thường xuyên của thị
trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh
nghiệp luôn luôn phải tìm mọi biện pháp để sử dụng các nguồn lực của mình một cách
có hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển.
Trong khuôn khổ một đề tài thực tập tốt nghiệp, em lựa chọn đề tài: “Một số biện
pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Hàng hải Bình Nguyên”. Đề tài đã phản ánh tình hình kinh doanh của Công
ty trong thời gian qua, nêu ra những ưu, nhược điểm và tồn tại để từ đó đề xuất, kiến
nghị một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Bình
Nguyên.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Hàng hải Bình Nguyên.
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện và phát triển hoạt động giao nhận nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Bình Nguyên.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TM & DVHH BÌNH NGUYÊN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty


a) Tên công ty
-

Tên công ty (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG

-

HẢI BÌNH NGUYÊN.
Tên công ty (tiếng Anh): BINH NGUYEN COMMERCIAL AND MARINE

-

SERVICES JOINT STOCK COMPANY.
Tên giao dịch: BINH NGUYEN CMS., JSC.
b) Trụ sở chính
Địa chỉ trụ sở chính: Số 121 A7, Đường Đà Nẵng, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền,

-

Thành phố Hải Phòng.
Văn phòng giao dịch: Tầng 3, Tòa Nhà Sơn Hải - Số 452 Lê Thánh Tông, Hải Phòng.
Đại diện pháp luật: LÊ VĂN THÀNH – Giám đốc.
Điện thoại/Fax: +84.313.766.126/ +84.313.629.362
GCN đăng ký kinh doanh số: 0201573762, đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 09 năm

-

2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp.
c) Vốn điều lệ: 2.500.000.000 VNĐ (Hai tỷ năm trăm triệu đồng)
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Hàng hải Bình Nguyên chính thức hoạt
động vào năm 2014, tự thân vận động để thăm dò, phát triển những dịch vụ tiếp vận
chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận tải quốc tế, kho bãi, kê khai hải quan, dịch vụ môi
giới, đóng gói và phân phối.
Từ những ngày đầu thành lập, hoạt động của công ty còn nhỏ và gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên có
trình độ, kinh nghiệm, năng động và nhiệt huyết, công ty dần khẳng định được vị trí,
khả năng, sự chủ động trong kinh doanh và đang dần đạt được những thành tựu nhất
định. Doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề
ra, năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện nay, công ty đang mở rộng thêm quy mô, đa
dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh nhằm đạt được sự phát triển và thành công hơn nữa.


3

Mục tiêu của công ty là phấn đấu trở thành một trong những đơn vị vận chuyển
và cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management), logistics hàng
đầu tại Việt Nam. Luôn tiên phong, đột phá trong lĩnh vực cung ứng chuỗi vận tải đa
phương thức toàn cầu, đưa ra các giải pháp vận chuyển tối ưu chất lượng cao, với giá
cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu và quyền chọn lựa của khách hàng. Sẵn sàng hợp tác,
chia sẻ với các hãng vận chuyển trên thế giới để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ
vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
+ Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa.
+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ kê khai hải quan, dịch vụ kiểm đếm hàng
hóa, dịch vụ đại lý tầu biển, dịch vụ đại lý vận tải biển, dịch vụ logistics.
+ ….
1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 0.: Mô hình tổ chức công ty

Hội đồng quản trị

Giám đốc điều
hành
Phòng Kế toán

Phòng Xuất
nhập khẩu

Phòng Kinh
doanh

Phòng Điều
hành

Đội xe

1.1.1. Nhân sự của công ty
Tổng số người làm việc hiện tại

: 17 người

Giám đốc Công ty

: 1 người

Phòng Tài chính - Kế toán

: 2 người


Phòng Hiện
trường


4

Phòng Xuất nhập khẩu

: 3 người

Phòng Kinh doanh

: 3 người

Phòng Điều hành

: 6 người

Phòng Hiện trường

: 2 người

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban
a) Giám đốc Công ty

Giám đốc có quyền quyết định mọi điều hành hoạt động của công ty, theo đúng
kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ:
-


Ký kết các hợp đồng và ra các quyết định của công ty
Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của công ty trước cơ quan chủ quản của Nhà

-

nước (cơ quan Hải quan, cơ quan thuế, cơ quan an ninh kinh tế…)
Thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động (đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế…)
b) Phòng Tà i chính - Kế toán

Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc công ty về nghiệp vụ, tài chính kế toán, tổ
chức hạch toán theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quá trình luân chuyển vốn,
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo
toàn và phát triển vốn cho công ty.
Nhiệm vụ:
-

Đề xuất cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính, tài

-

sản của công ty.
Thực hiện kế hoạch sử dụng tài chính và cấp tài chính theo nhu cầu kinh doanh của

-

công ty.
Giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế, phân tích hoạt


-

động kinh tế và quyết toán.
Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống
kê và cung cấp số liệu đó cho các đơn vị liên quan trong công ty và cơ quan cấp trên
theo quyết định.


5
-

Xây dựng kế hoạch lao động, cơ chế tiền lương, đưa ra các chính sách thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, các chính sách về phúc lợi, ưu đãi cho nhân viên dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc và theo đúng pháp luật. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề

-

nêu trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
c) Phòng Xuất nhập khẩu
Lập và triển khai các kế koạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và

-

yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu cầu.
Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.
Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất

-


lượng công việc của bộ phận.
d) Phòng Kinh doanh
- Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
- Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng
- Đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương
- Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng
- Marketing và chăm sóc khách hàng
e) Phòng Điều hành
Chức năng chính của phòng Điều hành là tổ chức thực hiện chương trình vận
chuyển, tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm dịch vụ của công
ty.
f)
-

Phòng Hiện trường
Giao và nhận lệnh vận tải.
Giao nhận các hàng hóa tại kho và bãi cảng.
Làm các thủ tục về hải quan để thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công và chỉ đạo.

1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1.1.1. Lao động của công ty
Bảng 0.: Lao động của công ty
Chỉ tiêu

2015

2016



6

1. Cán bộ công nhân
viên gián tiếp
- Kinh tế
- Cán bộ công nhân
viên kĩ thuật
- Hành chính
2. Công nhân viên
trực tiếp
TỔNG

So

Quy mô

Tỷ trọng

Quy mô

Tỷ trọng

Chênh

(người)

(%)

(người)


(%)

lệch

10

66.67

12

70.58

2

120

5

33.33

7

41.17

2

140

3


20

3

17.64

0

0

2

13.34

2

11.77

0

0

5

33.33

5

29.42


0

0

15

100

17

100

2

113

sánh
(%)

Nguồn:

Dựa vào bảng ta thấy được: Tổng số lao động của công ty năm 2015 là 15 người
gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tổng số lao động năm 2016 tăng hơn
so với 2015 là 13%, tương ứng tăng 2 người. Trong đó, số lao động gián tiếp năm 2016
so với năm 2015 tăng 20% , tương ứng tăng 2 người ở bộ phận kinh tế.
1.1.2. Tài sản cố định của công ty
Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật
của hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh

tế.
Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ, công nghệ, cơ sở
vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất,
nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêng và của
nền kinh tế đất nước nói chung. Việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt
chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiền hành SXKD có hiệu quả,
nó khẳng định vai trò, vị trí của doanh nghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện
nay.


7

Do công ty chuyên về kinh doanh dịch vụ vận tải nên phần tài sản cố định của
công ty chủ yếu là tài sản cố định trong sản xuất như các loại phương tiện vận tải. Còn
các thiết bị khác như máy tính, và một số các thiết bị khác là có chi phí không đáng kể
trong tổng tài sản cố định của công ty nên trong bảng dưới đây sẽ không xét về các
khoản đó mà chỉ xét đến các tài sản cố định về các loại phương tiện vận tải, phương
tiện xếp dỡ và các loại phương tiện khác.

Bảng 0.: Phân tích cơ cấu tài sản cố định của công ty

2015
STT

Tài sản

1 Xe tải
1.25T
2 Xe tải 2.5T
3 Xe tải 3.5 T

Xe rơ
4 mooc,đầu
kéo
TỔNG
Nguồn:

Số
lượng

Chênh So
lệch Sánh
(+/-) (%)

2016

Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá
(VNĐ)
(%)
(VNĐ)

Tỷ
trọng
(%)

2

507.049.090

31.98


507.049.090

31.98

0

100

2

438.760.000

27.67

438.760.000

27.67

0

100

1

439.115.200

27.69

439.115.200


27.69

0

100

1

200.807.798

12.66

200.807.798

12.66

0

100

6

1.585.732.088

100

1.585.732.088

100


100

100


8

Nhìn vào bảng 1.2 cho ta thấy tình hình cơ cấu tài sản cố định của công ty qua 2
năm 2015 và 2016 không có biến động gì. Năm 2015 công ty không mua thêm xe mới
để đưa vào hoạt động sản xuất, công ty cũng không thanh lý nhượng bán xe nào. Nên
xe hoạt động tại công ty có phần lạc hậu và cũ, tài sản gần hết thời gian khấu hao. Khi
đưa vào hoạt động làm tiêu hao nhiều nhiên liệu, trọng tải giảm sút, làm năng suất vận
chuyển giảm, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

1.5. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 0.: Phân tích một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

STT

1

2

Chỉ tiêu

Sản
lượng
vận
tải


Khối
lượng
hàng
vận
chuyển
Khối
lượng
hàng
luân
chuyển

Tổng doanh thu

So
sánh
(%)

ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Chênh lệch
(+/-)

T

107.669


150.561

42.892

139,8

T.Km

134.371.382

235.477.925

101.106.597

175,2

VNĐ

7.250.029.400

10.099.664.660

2.849.635.260

139,3


9

3


Tổng chi phí

VNĐ

7.221.164.383

10.067.390.730

2.846.226.347

139,4

4

Tổng lợi nhuận

VNĐ

28.865.017

32.273.930

3.408.913

111,8

5

Lương bình

quân

VNĐ/
Người/
Năm

182.109.042

206.816.127

24.707.085

113,5

6

Năng suất lao
động bình quân
(DT/LĐ)

VNĐ/
Người/
Năm

344.416.745

403.986.586

59.569.841


117,2

7

Nộp ngân sách
nhà nước

VNĐ

1.193.599

1.822.917

629.319

152,7

(Nguồn:
Nhìn vào bảng 1.3 cho thấy nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có
hiệu quả, các chỉ tiêu có tăng trưởng qua hai năm 2015 và 2016.
Năm 2016 sản lượng vận tải tăng so với năm 2015. Cụ thể khối lượng hàng vận
chuyển năm 2016 tăng 42.892 T tương ứng 139,8 %. Khối lượng hàng vận chuyển tăng do
đơn đặt hàng của công ty năm 2016 tăng so với năm 2015. Khối lượng hàng luân chuyển
năm 2016 cũng tăng 101.106.597 T.km tương ứng 175,2%. Khối lượng hàng luân chuyển
năm 2016 tăng do khối lượng hàng vận chuyển và cự li vận chuyển tăng.
Năm 2016 doanh thu tăng 2.849.635.260 VNĐ tương ứng tăng 139,3%. Chi phí
tăng 2.846.226.347 VNĐ tương ứng tăng 139,4%. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động
có hiệu quả, và bằng chứng là lợi nhuận của công ty tăng 3.408.913 VNĐ tương ứng tăng
111,8%. Đây là điều các doanh nghiệp mong muốn khi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lương bình quân của công ty năm 2016 tăng đáng kể, năm 2016 tăng 24.707.085

VNĐ tương ứng tăng 113,5%. Mức tăng chưa đáng kể nhưng điều đó chứng tỏ công ty
có quan tâm tới đời sống của công nhân viên trong công ty, đảm bảo cuộc sống công


10

nhân viên được ổn định. Đây là phương châm đối nội của công ty, như vậy sẽ khiến
các công nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Kéo theo sự tăng về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lương bình quân là nộp ngân
sách nhà nước cũng tăng. Nộp ngân sách nhà nước năm 2016 tăng 629.319 VNĐ
tương ứng tăng 152,7%. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này cũng do lợi nhuận của công
ty tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của nộp ngân sách nhà nước mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ
tăng của doanh thu, lợi nhuận. Đây là điều mà các doanh nghiệp, công ty không mong
muốn. Nó làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng nộp ngân sách Nhà
nước là do Nhà nước quy định nên các công ty không thể cải thiện hay có biện pháp giảm
thiểu được.


11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY CP TM & DVHH BÌNH NGUYÊN
2.1. Một số vấn đề lý luận
2.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận, người giao nhận
a) Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ
loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay
phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên,
kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên

quan đến hàng hóa.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác.(Trang 7-Giáo trình Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tếPGS.TS Đinh Ngọc Viện Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội Năm 2002)
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến
nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông
qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.(Trang 2-Giáo trình Giao nhận vận
tải hàng hóa quốc tế-PGS.TS Đinh Ngọc Viện Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội
Năm 2002)
Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động giao nhận
là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các thủ tục liên
quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. .(Trang 8-Giáo trình


12

Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế-PGS.TS Đinh Ngọc Viện Nhà xuất bản Giao thông
vận tải Hà Nội Năm 2002)
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, dịch vụ giao nhận được định
nghĩa như sau:
Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch
vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận
theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận
khác (gọi chung là khách hàng).
b) Khái niệm về người giao nhận


Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế
công nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao nhận là
người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi
ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải”. (Trang 15-Giáo
trình Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế-PGS.TS Đinh Ngọc Viện Nhà xuất bản Giao
thông vận tải Hà Nội Năm 2002).
Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người
mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện người giao nhận với
nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch
chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi
phí.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận được định
nghĩa như sau:
Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.


13

2.1.2. Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp những lợi
ích thiết thực như sau:
-

Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Người
giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương tiện,
nhất là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên họ biết rõ

-


hãng tàu nào là có uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ thể,…
Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng. Sử dụng dịch vụ
giao nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh nghiệp, nhất là khi
việc giao nhận là không thường xuyên. Mặt khác do chuyên môn trong lĩnh vực
này nên người giao nhận thường tiến hành các công đoạn một cách nhanh chóng

-

nhất, tránh hiện tượng chậm trễ trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận đảm
trách việc này, giúp cho doanh nghiệp không phải có người đại diện tại nước
chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa bị tổn thất là ít nhất nếu có trong

-

quá trình chuyển tải hàng hóa.
Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để làm các
thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn

-

thất hàng hóa.
Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như
áp mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh

-

nghiệp phải nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu.
Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn rộng là do sự tiện

lợi của dịch vụ này mang lại. Qua đó cho ta thấy tầm quan trọng của giao nhận
trong xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên môn vừa giảm được chi phí
xuất nhập khẩu, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và giá cả thấp
hơn. Như vậy giao nhận cũng góp phần vào việc kích thích người tiêu dùng và
dẫn đến kết quả hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển.
(Trang 17-Giáo trình Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế-PGS.TS Đing Ngọc
Viện Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội Năm 2002).


14

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa
a) Bố i cảnh quố c tế

Trong hoạt động giao nhận vận tải biển, quan trọng nhất phải kể đến là tình hình
tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong hợp
tác đa phương, dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm và
đươ ̣c nhiề u quốc gia quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại gặp
nhiều khó khăn do một số nước luôn đề ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng
của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong nước. Vì thế, mặc dù đã nhất trí kết
thúc đàm phán vào năm 1996 nhưng các nước thành viên WTO vẫn không thỏa thuận
được về cách thức tiến hành tự do hóa ngành dịch vụ này và các nỗ lực đàm phán bị
ngừng lại vào năm 1997. Tuy nhiên các nước đều nhất trí cam kết sẽ không áp dụng
thêm các hạn chế mới đối với ngành dịch vụ này.
Trên thực tế, môi trường kinh doanh của ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục đươ ̣c cải
thiện và tự do hóa đáng kể. Lý do chính nhờ những ủng hộ tự do hóa vẫn tiếp tục kiên
trì tiến hành tự do hóa đơn phương hoặc tham gia đàm phán trong khuôn khổ các diễn
đàn hợp tác kinh tế khác: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
(ASEAN). Chiń h vì thế , người làm giao nhận mới có điều kiện tin tưởng vào sự phát

triển của ngành trong thời gian tới.
b) Cơ chế quản lý vi ̃ mô của Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt đến giao giao nhận vận tải
trong nước vì nế u Nhà nước đề ra những chính sách thông thoáng, rộng mở thì sẽ thúc
đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngươ ̣c lại sẽ kìm hãm nó.
Khi nói đến cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước, chúng ta không thể chỉ nói đến
những chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ở đây bao gồm tất cả các
chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Chính phủ Việt Nam
đã đề ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra


15

nguồn hàng cho hoạt động giao nhận như áp mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, đổi
mới Luật Hải quan, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế VAT, Luâ ̣t Thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Ngoài ra, chính sách hạn chế nhập khẩu, đánh thuế hàng nhập khẩu cao khiến
lượng hàng hóa nhập khẩu giảm, dẫn đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu cũng
giảm đi.
Đối với chính sách về Hải quan, nếu như trước đây, bên Hải quan sẽ giúp chủ
hàng khai hải quan, thì bây giờ trách nhiệm khai hải quan thuộc về chủ hàng. Điều này
khiến dịch vụ khai thuê hải quan rất phát triển, mà người thành thạo trong lĩnh vực này
không ai khác là người giao nhận. Từ đó vị trí của người giao nhận cũng được nâng
cao.
c) Tin
̀ h hiǹ h xuấ t nhâ ̣p khẩ u trong nước

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giao nhận
hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dồi dào, người giao nhận mới có hàng để

giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới tăng, ngược lại thi ̀ hoạt động giao nhận
không thể phát triển.
Ở đây giá trị giao nhâ ̣n được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ
hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh hưởng của giá trị
xuất nhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản lươ ̣ng xuất nhập khẩu. Thực
tế đã cho thấy rằng, năm nào khố i lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng
lên thì thi ̣ trường hoạt động giao nhận của các công ty cũng sôi động hơn. Có thể nói,
quy mô của hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh quy mô của hoạt động giao nhận vận
tải.
d) Biế n đô ̣ng thời tiế t

Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ liên
quan để hàng hóa di chuyển từ người gửi đến ngời nhận, cho nên nó chịu ảnh hưởng rất
nhiề u từ các biến động điều kiện thời tiết. Trong quá trình hàng lênh đênh trên biển,


16

nếu điề u kiê ̣n thời tiế t ổ n đinh
̣ thì hàng sẽ an toàn hơn nhiều. Ngược lại, nếu tà u gă ̣p
phải điề u kiê ̣n thời tiế t bấ t lơ ̣i thì nguy cơ hàng hóa bi hư
̣ hỏng, tổn thất đã là rất lớn.
Không chỉ là thiên tai, có khi chỉ là sự thay đổi nhiệt độ giữa hai khu vực địa lý
khác nhau thôi cũng có thể ảnh hưởng, chẳng hạn như làm cho hàng bị hấp hơi, để bảo
quản đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp như dùng loại container đặc biệt Fully Ventilated Container. Điều đó làm tăng chi phí vận chuyển lên khá nhiều.
e) Các nhân tố nô ̣i ta ̣i của công ty

Hoạt động giao nhận vận tải biển của còn chịu ảnh hưởng bởi các yế u tố như:
nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân công ty, cơ chế quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đây được coi là các
nhân tố nội tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này đợc coi là có ý nghĩa quyết
định tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận
vận tải biển nói riêng.
Ví du ̣ như với nhân tố nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Nếu công
ty tạo được khang trang, phương tiện hiện đại trước hết sẽ tạo được lòng tin nơi khách
hàng, điều này rất quan trọng do đặc thù của dịch vụ giao nhận đó là có giao dịch với
nhiều khách hàng nước ngoài. Hơn thế mới đáp ứng được yêu cầu giao nhận phát triển
ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một công ty có tiềm lực về vốn cũng là một lợi thế
rất lớn trong kinh doanh.
Ngoài ra, các cơ chế chính sách của bản thân công ty cũng có ảnh hưởng quan
trọng đến hoạt động giao nhận. Trong giao nhận vận tải biển, lượng khách hàng lớn và
ổn định là khá nhiều, nếu công ty có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng này
thì không chỉ có được sự gắn bó của khách hàng mà còn tạo thuận lợi cho chính các
nhân viên của công ty trong quá trình đàm phán, thươnglượng, ký hợp đồng với khách.
Một nhân tố vô cùng quan trọng nữa đó là trình độ, kinh nghiệm, kiến thức của
đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty. Đó là những kiến thức về luật phá p, thương mại


17

quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ. Chỉ một sự non nớt khi ký kết hợp
đồng ủy thác giao nhận có thể gây thiệt hại to lớn cho doanh nghiệp, một sự bất cẩn khi
kiểm nhận hàng có thể dẫn đến sự tranh chấp không đáng có. Có thể nói, nhân tố con
người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
2.2. Quy trình giao nhận nhập khẩu
Sơ đồ 0.: Quy trình giao nhận nhập khẩu tại công ty
Đàm phán và ký hợp đồng dịch vụ giao nhận vận
tải


Nhập và kiểm tra chứng từ nhập khẩu

Làm thủ tục với hãng tàu và cảng

Chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan

Tiến hành nhận hàng

Giao hàng và bộ hồ sơ cho khách hàng


18

Diễn giải quy trình :
a) Đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ giao nhận nhập khẩu

Hiện nay, công ty CP TM & DVHH Bình Nguyên có 2 hình thức nhập khẩu chính
là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác.
Nhập khẩu trực tiếp tức là công ty tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Khi có
yêu cầu nhập khẩu từ các đơn vị thành viên của công ty hay từ phía khách hàng có yêu
cầu về loại hàng hóa nào đó, công ty sẽ tiến hành nhập khẩu hàng hóa sau đó phân phối
lại cho các đơn vị này.
Còn nhập khẩu ủy thác có nghĩa là khi một doanh nghiệp hay một đơn vị nào đó không
có khả năng nhập khẩu trực tiếp thì họ sẽ ủy thác cho công ty Bình Nguyên. Sau đó
công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng như đã ủy thác và tiến hành làm thủ tục hải quan để
nhận hàng về cho khách hàng ủy thác. Đa số trong hợp đồng ủy thác, công ty Bình
Nguyên chỉ thực hiện khâu làm thủ tục hải quan để nhận hàng về cho khách hàng, còn
phần ký kết hợp đồng thương mại do bên ủy thác chịu trách nhiệm.

b) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình. Các chứng từ thương mại như
Sales Contract, Invoice, Packing List, vận tải đơn (Seaway Bill hoặc Bill of Lading),
giấy chứng nhận xuất xứ C/O, thư tín dụng L/C (nếu thanh toán bằng phương thức
L/C)…sẽ được người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu và sau đó nhân viên giao
nhận sẽ đến công ty của người nhập khẩu để lấy chứng từ.
Khi tiếp nhận các chứng từ từ phía khách hàng là người nhập khẩu, nhân viên
giao nhận tiến hành kiểm tra đầy đủ thông tin về các chứng từ có liên quan đến lô
hàng. Nếu chứng từ không phù hợp người giao nhận sẽ thông báo cho khách hàng hoặc
chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp vì bộ chứng từ rất quan trọng để có thể nhận được
hàng.
c) Làm thủ tục với hãng tàu, cảng


19

*Làm thủ tục với hãng tàu
Trước tiên, nhân viên giao nhận của công ty phải liên lạc với đại lý hãng tàu để
biết lịch tàu bởi đại lý hãng tàu chỉ cấp lệnh giao hàng D/O khi tàu cập cảng đích và dỡ
hàng. Sau khi có thông tin từ đại lý hãng tàu, nhân viên giao nhận có thể báo lại với
chủ hàng kế hoạch giao hàng để chủ hàng chuẩn bị nhân lực và kho hàng để nhận hàng
từ người giao nhận.
Khi đến hãng tàu để lấy D/O, nhân viên giao nhận cần phải xuất trình giấy giới
thiệu của chủ hàng cùng các chứng từ cần thiết (vận đơn…) và trả các phụ phí. Ngoài
ra, nhân viên giao nhận cần kiểm tra thông tin chủ yếu như: tên tàu, số vận đơn, tên địa
chỉ người nhận hàng, người gửi hàng, tên hàng, loại hàng; nếu là hàng nguyên
container thì xem số lượng container, loại container, mã số container, số seal, khối
lượng mỗi container, cảng bốc, cảng dỡ và chú ý thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng
D/O.

Do người giao nhận sẽ vận chuyển hàng từ cảng dỡ đến kho của chủ hàng mới
dỡ hàng khỏi container nên cần phải làm thủ tục mượn vỏ container. Thủ tục mượn vỏ
container của hãng tàu để đưa về kho của chủ hàng tiến hành bằng người giao nhận
điền vào phiếu mượn vỏ container này thường được các hãng tàu miễn phí trong 5
ngày. Ngoài thời hạn này phải trả phí lưu container theo ngày cho hãng tàu.
*Làm thủ tục với cảng
Công ty Bình Nguyên phải tiến hành:
-

Ký hợp đồng ủy thác cho cảng về việc giao nhận lô hàng nhập khẩu.
- Xác nhận với cảng kế hoạch tiếp nhận hàng hóa một cách cụ thể.
- Thông báo cho khách hàng ngày dự kiến hàng về để khách hàng tổ chức việc
nhận hàng.
- Thanh toán cho cảng các khoản chi phí về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận
chuyển hàng nhập.


20

- Theo dõi việc giao nhận hàng hóa, đôn đốc cảng lập biên bản (nếu cần) về hàng
hóa và giải quyết trong phạm vi của công ty những vấn đề xảy ra khi giao nhận.
d) Chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan

Khi chứng từ phù hợp, nhân viên giao nhận sẽ lập hồ sơ làm thủ tục hải quan.
e) Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan là một việc làm hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp
giao nhận vận tải cũng như đối với người xuất khẩu và người nhập khẩu. Việc này thể
hiện chất lượng và phẩm chất hàng hóa có đúng như trong hợp đồng thương mại
không. Chính vì vậy, việc làm thủ tục hải quan rất được các công ty giao nhận xuất

nhập khẩu quan tâm.
Sau khi bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu đã hoàn chỉnh, nhân
viên giao nhận tới hải quan cửa khẩu khu vực hoặc hải quan thành phố nộp bộ hồ sơ tại
phòng đăng ký tiếp nhận hồ sơ. Quá trình đăng ký tờ khai diễn ra như sau:
Khai báo hải quan

Kiểm hóa, tính thuế

Thông quan hàng hóa
*Khai báo hải quan
Nhân viên giao nhận tiến hành lấy số thứ tự đợi đến lượt đăng ký tờ khai từ máy
in số của hải quan. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp có thể lập thực hiện khai tờ
khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn
và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan bằng bất cứ phần mềm nào có thể kết nối và
truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Nhân viên thực hiện gửi khai báo


21

điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước gửi tờ khai
điện tử.
Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả.
Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả
được phản hồi.
- Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ
quan Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều
chỉnh doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới.
- Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho
doanh nghiệp số tờ khai.
Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan,

kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
- Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô
hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan, doanh nghiệp có thể in tờ khai và
nhận hàng.
- Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan
hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì nhân viên giao nhận in
tờ khai để đi lấy hàng.
- Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy tờ và hàng hóa để cơ quan hải
quan kiểm tra. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:
+ Mức 1: kiểm tra toàn bộ lô hàng.
+ Mức 2: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết
thúc kiểm tra. Nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được
mức độ vi phạm.


22

+ Mức 3: kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc
kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được mức độ
vi phạm.
Kết thúc khâu tiếp nhận hồ sơ, cán bộ hải quan in lệnh hình thức mức độ kiểm tra
và ký tên, đóng dấu vào ô cán bộ đăng ký, đưa ra số tờ khai để nhân viên giao nhận
biết và theo dõi xem cán bộ hải quan nào là người tính thuế, có thuộc dạng phải kiểm
tra thực tế hàng hóa hay không. Đồng thời theo yêu cầu của cán bộ hải quan tiếp nhận
hồ sơ, nhân viên giao nhận sẽ ghi thời gian kiểm (nếu kiểm) và ngày giờ kiểm để tiện
theo dõi.
*Kiểm hóa, tính thuế
- Kiểm hóa:
+ Đối với hàng lẻ :

Trong lúc chờ phân kiểm, đối với hàng lưu kho nhân viên giao nhận mang lệnh
giao hàng (D/O) đến giám sát kho và yêu cầu công nhân kho cảng tìm vị trí hàng.
Sau khi có số tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ xác nhận xem hàng của mình được
miễn kiểm hay kiểm hóa. Nếu kiểm hóa thì xác định người kiểm và người tính thuế.
Sau khi đã biết tên cán bộ hải quan kiểm hóa phải ghi số tờ khai, tên cán bộ hải quan
kiểm hóa vào D/O và đối chiếu tại Hải quan kho. Hải quan kho sẽ ghi vị trí hàng để
nhân viên giao nhận thuận tiện trong việc kiểm hóa.
+ Đối với hàng container:
Sau khi tìm thấy vị trí Container , nhân viên giao nhận mang một bộ lệnh đến
phòng Điều độ của Cảng để đăng ký cắt seal và kiểm hóa. Tại đây nhân viên phòng
Điều độ của Cảng sẽ đóng dấu cắt seal kiểm hóa lên lệnh và phân đội bốc xếp để cắt
seal mở kiểm hóa.
Nhân viên giao nhận liên hệ với đội bốc xếp để mở seal và liên hệ trực tiếp với
Hải quan kiểm hóa lô hàng mình để đội bốc xếp cắt seal trước sự chứng kiến của Hải


23

quan kiểm hóa. Khi kiểm hóa, tiến hành rút 1 số thùng hàng theo yêu cầu của nhân
viên hải quan và chú ý cách sắp xếp hàng trong container để nhanh chóng cùng nhân
viên kiểm tra số lượng hàng trong mỗi container rồi đóng container, kẹp lại chì, bàn
giao cho bộ phận giao nhận kiểm hóa của cảng.
Sau khi cán bộ kiểm hóa kiểm tra thực tế lô hàng xong, xác nhận hàng hóa đúng
với khai báo của Công ty, cán bộ Hải quan sẽ ghi kết quả kiểm tra lên tờ khai và
chuyển tờ khai sang cho bộ phận tính thuế.
- Tính thuế
Ở bước này Cán bộ tính thuế sẽ tiến hành tính lại thuế dựa vào phần ghi nhận của
cán bộ kiểm hóa đồng thời đối chiếu với mục áp mã tính thuế trên tờ khai.
Sau khi kiểm tra tính thuế lại nhận thấy sự phù hợp trong cách áp mã tính thuế và
số tiền thuế phải nộp do công ty khai báo là phù hợp cán bộ tính thuế sẽ đóng dấu và

ký tên lên phần giành cho cán bộ tính thuế ở tờ khai.
*Thông quan hàng hóa
Sau khi các thủ tục trên hoàn thành, nhân viên giao nhận đến bộ phận trả tờ khai
để lấy tờ khai thông quan, đóng lệ phí hải quan và thuế, đồng thời sẽ được cấp 2 biên
lai: 1 biên lai màu đỏ (bản lưu người khai hải quan) do nhân viên giao nhận giữ lại, 1
bản màu tím nộp cho cán bộ hải quan để nhận lại tờ khai. Nhân viên giao nhận chuẩn
bị việc lấy hàng về giao cho người nhận, liên hệ với nhân viên điều độ của công ty để
tiến hành nhận hàng.
Tiến hành nhận hàng

f)

- Đối với hàng lẻ:
Nhân viên giao nhận chuẩn bị xe, kho và liên lạc với người nhận, thông báo cho
người nhận ngày giờ dự tính sẽ giao hàng để người nhận bố trí kho, nhân viên nhận
hàng.


24

Trong khi chờ xe vào kho, nhân viên giao nhận tới thương vụ cảng trình Lệnh
giao hàng D/O lấy phiếu xuất kho. Nhân viên giao nhận cầm 2 phiếu xuất kho cùng với
1 D/O và tờ khai ra hải quan cổng đăng ký thanh lý hàng, hải quan cổng đóng dấu vào
phiếu xuất kho. Nhân viên giao nhận đưa bản màu hồng của phiếu xuất kho cho lái xe
để khi ra cổng đưa lại cho chi hải quan cổng, lúc này xe mới được phép ra ngoài, còn
bản còn lại nhân viên giao nhận giữ.
-

Đối với hàng nguyên container:
Nhân viên giao nhận đến phòng thương vụ cảng xuất trình lệnh giao hàng D/O

ghi rõ tên công ty, địa chỉ, mã số thuế. Sau khi đóng phí nâng hạ container, phí vệ sinh
container…nhân viên thương vụ cảng sẽ giữ lại 2 bản D/O và giao cho nhân viên giao
nhận 1 phiếu xuất container (phiếu EIR) trên đó ghi rõ thông tin về container (số cont,
số seal, khối lượng, vị trí…)
Hàng hóa trong container sẽ được vận chuyển từ cảng về kho bằng xe đầu kéo
container. Để đưa hàng ra khỏi cảng, nhân viên giao nhận hay tài xế xe container sẽ
phải xuất trình cho hải quan cổng phiếu xuất container (EIR).
g) Giao hàng và bộ hồ sơ cho khách hàng

Nhân viên giao nhận áp tải hàng về kho, bàn giao hàng cho nhà nhập khẩu. Nhân
viên giao nhận và đại diện phía nhà nhập khẩu kiểm tra về số lượng, tình trạng của
hàng hóa và cùng ký vào biên bản giao nhận hàng, mỗi bên giữ 1 bản.
Sau đó, nhân viên giao nhận cần trình các hóa đơn và tập hợp các chi phí liên
quan đến công tác giao nhận để thanh toán với phòng tài chính - kế toán của công ty
như: phí bồi dưỡng hải quan, phí bồi dưỡng công nhân cảng, phí lấy lệnh giao hàng,
phí vận chuyển và lưu kho bãi…Trên cơ sở đó, kế toán công ty lập bảng chi phí và xuất
hóa đơn thu phí dịch vụ từ nhà nhập khẩu.
Đồng thời, nhân viên giao nhận phải tập hợp lại chứng từ cần thiết để bàn giao
cho nhà nhập khẩu như: hóa đơn đóng lệ phí hải quan, hóa đơn đóng thuế, các hóa đơn
liên quan đến giám định, tờ khai đã thông quan, lệnh giao hàng, vận tải đơn…


25

*Bộ chứng từ:
-

Phiếu tiếp nhận hồ sơ hải quan (1 bản chính)
Tờ khai hải quan hàng nhập và phụ lục tờ khai (2 bản chính)
Tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu (nếu hàng có C/O và được hưởng


-

chế độ ưu đãi thuế quan)
Giấy giới thiệu (1 bản chính)
Hợp đồng thương mại (1 bản sao)
Hóa đơn thương mại (1 bản chính)
Phiếu đóng gói - Packing List ( 1 bản sao, 1 bản chính)
Vận tải đơn (Airway bill hoặc Bill of Lading) (1 bản sao)
Thư tín dụng L/C (nếu thanh toán bằng L/C)
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (1 bản gốc)
Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của hải quan đối với từng mặt hàng.
Các bản sao phải được đại diện doanh nghiệp (giám đốc) ký tên, đóng dấu, ghi rõ

chức vụ và đóng dấu “y sao bản chính”.
Nội dung và hình thức của các chứng từ phải phù hợp với quy định của pháp luật.


×