Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BÁO CÁO THUC HÀNH HOA DUOC 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.89 KB, 30 trang )

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN
KHOA DC

BO CO THC HNH HểA DC II

Ging viờn hng dn :
HA HU BNG

Sinh viờn thc hin :
1. Khỏnh Lc
2. Trn Quc Duy
3. Lờ Th Yn
4. ễng Tun V
5. Nguyn Hin Hu

Hu Giang
Thỏng 04/2016


BÀI 1

METRONIDAZOL, QUININ SULFAT MEBENDAZOL

1. KIỂM NGHIỆM METRONIDAZOL:
Công thức phân tử: C6H9O3N3

Phân tử lượng: 171,20

Tính chất: Bột kết tinh màu trắng hơi vàng, vị đắng, dễ biến màu do ánh
ánh sáng.
Khó tan trong nước và dung môi hữu cơ, tan trong acid vô cơ loãng.


Hóa tính, định tính:
a) Phản ứng xác định nhóm nitro thơm:
- Tính chất: Bột kết tinh màu trắng hơi vàng, vị đắng; dễ biến màu do
ánh sang. Khó tan trong nước và dung môi hữu cơ; tan trong acid vô cơ
loãng.
+ Xác định nhiệt độ nóng chảy: F= 159 −163oC.
+ Phản ứng xác định nhóm nitro thơm:
Nguyên tắc : Khử nhóm –NO2 bằng H mới sinh thành nhóm −NH2; sản
phẩm tạo thành cho phản ứng đặc trưng amin thơm I.

Thực hành hóa dược II

2


Tiến hành:
- Ống nghiệm 1: Đun trên nồi cách thủy trong 5-10 phút hỗn hợp gồm : 10
mg metronidazol; 1 ml nước; 0,5 ml HCl 10% và 2 viên kẻm hạt; để
nguội , lọc thu dịch lọc. Thêm 1-2 giọt NaNO2 0,1M vào dịch lọc, trộn
đều.
- Ống nghiệm 2: Hòa tan khoảng 0,1 g 2-naphtol vào 2 ml NaOH 10%
đun nhẹ: Xuất hiện màu tím đỏ, chuyển sang màu vàng khi thêm HCl
10% tới pH acid.

Hình ảnh ống nghiệm xuất hiện màu tím đỏ
- Phản ứng màu: Hòa 10 mg chất khử vào 2 ml NaOH 10%, đun nước:
Xuất hiện màu tím đỏ, chuyển sang màu vàng khi thêm HCl 10% tới pH
acid.

Hình ảnh thí nghiệm


Thực hành hóa dược II

3


- Định lượng:
+ Phương pháp quang phổ UV:
Tiến hành:
- Dung dịch 1: Hòa tan 40 mg metronidazol và HCl 0,1 M thành 100 ml.
- Dung dịch 2: Pha loãng 5 ml d.d 1 bằng HCl 0,1M thành 100 ml.
Đo nhanh độ hấp thụ của các d.d 2 ở bước song 277 nm.
Tính hàm lượng metronidazole C6H9O3N3 trong chế phẩm thử, lấy trị số
hấp thụ riêng E ( 1%,1 cm) ở 277 nm bằng 372.
Chất này trong chế phẩm thử phải đạt 99,0 – 101,0% (chất khô)

Ta có : A = E . L . C
Với L = 1 cm ; A đo =0,843 ; m = 0,0415 ( mg)

Thực hành hóa dược II

4


MEBENDAZOL
Công thức:
C6H13N3O3
Phân tử lượng 295,3

Tính chất: Bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng nâu, nhẹ xốp, không mùi. Khó

tan trong nước, ethanol, ether; tan nhẹ trong acid acetic đặc; rất ít tan trong
aceton, cloroform; tan trong acid fomic và hỗn hợp acid formic và isopropanol.
Định tính:
Phản ứng màu: Trộn 10 mg mebendazol với 5 ml ethanol 96%, thêm 1 ml dung
dịch dinitrobenzene 1% trong ethanol 96% và 1 ml dung dịch NaOH 2M, trộn
đều: Xuất hiện màu vàng đậm.

Hình ảnh mebendazol phản ứng xuất hiện màu vàng đậm

Thực hành hóa dược II

5


Bài 2
PROMETHAZIN HYDROCLORID, CÁC SULFAMID
I. KIỂM NGHIỆM PROMRTHAZIN HYDROCLORID
1. Công thức:
C17H20N2S.HCl
Phân tử lượng: 320,89

2. Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng, tê lưởi và nóng khi nếm (có thể
phồng rộp lưỡi). Bị sẫm màu khi phơi trong không khí và ánh sáng.
Độ tan: Dễ tan trong nước, ethanol, cloroform ; hầu như không tan trong ether.
Dung dịch 1g/10ml nước có pH 4,00 đến 5,00.
Chú ý: Rửa dụng cụ và tay bằng nước acid hóa.
3. Hóa tính, định tính
3.1 Dế bị oxy hoá (nhân phenothiazin), tiến hành các phép thử sau:
Pha dung dịch chất thử 0,1%; lấy vào ống nghiệm 1,5 ml rồi thêm thuốc thử :

-Ống nghiệm 1: Thêm vài giọt acid sulfuric đậm đặc: Xuất hiện màu hồng.

Thực hành hóa dược II

6


Hình ảnh thí nghiệm ống nghiệm 1
- Ống nghiệm 2: Thêm vài giọt FeCl3 5% : Xuất hiện màu hồng.

Hình ảnh thí nghiệm ống nghiệm 2
3.2 Tính Base: Kết tủa với thuốc thử chung alcaloid:
Tiến hành: Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch thử 1%, thêm thuốc thử:
- Ống nghiệm 1: Thêm 2-3 ml acid picric 1% : Xuất hiện tủa màu hồng.

Hình ảnh thí nghiệm ống nghiệm 1
Thực hành hóa dược II

7


- Ống nghiệm 2 : Thêm vài giọt dung dịch iod 0,05M : Xuất hiện tủa màu nâu.

Hình ảnh thí nghiệm ống nghiệm 2
3.2 Acid HCl: Dung dịch 1%, thêm vài giọt HNO3 10% và 5 giọt AgNO3 5% :
Xuất hiện tủa AgCl màu xám trắng, vón; tan trong amoniac.

Hình ảnh thí nghiệm
NHẬN THỨC , ĐỊNH TÍNH CÁC SULFAMID
A.


Các Sulfamid: 2 dạng acid và muối natri:

Sulfadiazin, Sulfadimerazin (hoặc muối mononatri ), sulfaguanidin,
Sulfamethoxazol, sulfacetamid natri

Dạng acid
Thực hành hóa dược II

Dạng muối Natri

8


Tính chất chung:
Bột kết tinh màu trắng, vị đắng nhẹ dư vị ngọt. Bị biến màu chậm khi để trần trong
không khí và ánh sáng.
Dạng acid khó tan trong nước, tan trong các dung dịch kiềm và acid vô cơ (lưỡng tính
), trừ sulfaguanidin không tan trong dung dịch kiềm; tan trong một số dung môi hữu
cơ.
Dạng muối natri dễ tan trong nước, dung dịch kiềm và HCl loãng.
Hóa tính: Tiến hành thử đồng thời các sulfamid.
1.

Thử độ tan trong nước, acid và kiềm:

a)

Trong nước: Lấy khoảng 0,1 g chất thử vào ống nghiệm chứa 3 ml nước, lắc


nhẹ, nhận xét độ tan:
-

Dạng acid khó tan trong nước; dạng muối mononatri dễ tan.

Giữ lại các ống thử cho phép thử tiếp theo.
b)

Trong HCl 10%: Tiến hành như (a), thay nước bằng 3 ml HCl 10%.

Nhận xét: Tất cả các sulfamid đều tan.
Giữ lại các ống dung dịch sulfamid cho phép thử sau.
c)

Trong NaOH 0,1M:

Lấy khoảng 0,05 g sulfamid acid cho vào 3 ml NaOH 0,1M và lắc nhẹ.
Nhận xét: Chỉ sulfaguanidin không tan.
Giữ lại các ống dung dịch sulfamid cho các phép thử sau.

Thực hành hóa dược II

9


2. Phản ứng đặc trưng của amin thơm I (tạo phẩm màu nitơ ):
-

Tiến hành: Dùng ống thử trong phép thử độ tan trong HCl 10% trên, thêm


1 giọt NaNO2 0,1 M, trộn đều, để vào chổ lạnh (ống thử 1 ).
Trong một ống khác, hòa tan 0,1 g 2 –naphtol vào 2 ml NaOH 10%. Cho
từng giọt dung dịch này vào ống thử: Xuất hiện màu đỏ và tủa đỏ.
3.

Phản ứng tạo muối Cu:

Mỗi sulfumid cho muối kết tủa với Cu2+ có màu riêng. Dùng phản ứng này để phân
biệt sơ bộ các sulfamid.
Tiến hành:
-

Với sulfamid mononatri: Dùng ống trong phép thử độ tan trong nước, thêm từ từ

từng giọt CuSO4 5%. Mỗi sulfumid có màu đặc trưng:
Sulfacylum cho tủa màu xanh ngọc bền.
Sulfadiazin natri cho màu xanh lục, chuyển chậm sang nâu-tím.
-

Với sulfamid acid: Dùng ống thử trong thử độ tan trong NaOH 0,1M: thêm bột

sulfamid tương ứng vào các ống thử đến bảo hòa, lắc trong 5 phút, lọc lấy dịch lọc
trong. Thêm từng giọt CuSO4 5% vào dịch lọc sẽ xuất hiện màu.
Sulfamethoxazol cho màu xanh lục bền.
Sulfadimerazin cho tủa màu xanh lục, chuyển dần sang đỏ nâu.

Thực hành hóa dược II

10



Hình ảnh thí nghiệm cho tủa màu xanh lục, chuyển dần sang đỏ nâu.

Thực hành hóa dược II

11


Bài 3

CLORAMPHENICOL, ERYTHROMYCIN
TETRACYCLIN và KHÁNG SINH β-LACTAM
Dụng cụ, thuốc thử:
-Dụng cụ: Đèn UV 254 và 365 nm; Quang phổ UV-VIS; Bình định mức 500
ml; Khay sứ nhiều lỗ; Nồi cách thủy.
- Thuốc thử: H2SO4 98% và 15%; HCl đặc và 18% (1/2); HNO3 10%; Acid
acetic 1%; NaOH 10% và 2 M; NaNO2 0,1 M; AgNO3 5%; CuSO4 5%; Kẽm
hạt; 2-naphtol; Bản silica gel GF254 ; clorroform; methanol; aceton; formol.
I- KIỂM NGHIỆM CLOTRAMPHENICOL
1. Công thức:
C11H12O5N2Cl2
Phân tử lượng: 323,13

2. Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng hoặc trắng ánh vàng, vị rất đắng.
Độ tan: Tan rất ít trong nước; tan trong aceton, ethanol, ethylacetat.
Nhiệt độ nóng chảy 149 – 153oC. [α]D20 + 18,5o đến 20,5o (ethanol).
3. Hóa tính:
A. Các phản ứng của nitrophenyl và clo hữu cơ.
Nguyên tắc: Trong dung dịch, dưới tác dụng của H mới sinh (dùng Zn/H+),

nhóm nitro chuyễn thành nhóm amin thơm I; các nguyên tử clo hữu cơ sẽ
Thực hành hóa dược II

12


chuyển sang dạng ion Cl- (vô cơ )

Tiến hành: Trong ống nghiệm, phân tán 0,10 g chloramphenicol vào 5 ml
acid sulfuric 15%. Thả 2 viên kẽm hạt và để sôi bọt khí, thỉnh thoảng lắc, đến
khi tan hết kẽm. Lọc lấy dịch lọc để tiến hành các phản ứng sau:
1. Phản ứng của amin thơm I: Lấy 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 1 – 2
giọt NaNO2 0,1M. Thêm 0,5 ml ding dịch 2-naphtol 0,5% : xuất hiện tủa
màu trắng xám, tan trong amoniac.

Hình ảnh thí nghiệm xuất hiện tủa
2. Ion Cl- : Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 5 giọt AgNO3 5%: Xuất hiện kết tủa
màu trắng xám, tan trong amoniac.

Hình ảnh thí nghiệm xuất hiện kết tủa
Thực hành hóa dược II

13


B. Phản ứng màu: (Phép thử nhanh).
Tiến hành: Trộn 0,10g chất thử vào 4 ml NaOH 10%; đun hỗn hợp: từ từ
xuất hiện màu vàng, đậm dần thành đỏ cam, rồi đỏ.
C. Sắc ký lớp mỏng:
- Pha tĩnh : Sylica gel GF254 .

-

Pha động: Cloroform- Methanol- Nước (90 : 10 : 1).

- Dung dịch thử: 50 mg chloramphenicol chuẩn trong 10 ml aceton.
- Dung dịch đối chiếu: 50 mg chloramphenicol chuẩn trong 10 ml aceton.
Chấm riêng biệt các dung dịch thử và đối chiếu lên bản sắc ký
+ Vết 1: 2 µl dung dịch thử.
+ Vết 2: 2 µl dung dịch đối chiếu.
Triển khai sắc ký trong pha động đến chiều cao 15 cm; lấy bản mỏng ra,
để khô ngoài không khí rồi kiểm tra dưới đèn UV 254 nm.
- Nhận định kết quả: Vết chính trên sắc đồ 1 trùng hợp với chính trên sắc
đồ vết 2 về vị trí (Rf) và màu sắc.
Thử tinh khiết:
Giới hạn clorid: DĐVN IV.
Lấy 1,0 g chất thử trộn vào 20 ml nước và 10 ml HNO3 10%; lắc
trong 5 phút; lọc qua giấy lọc (đã rửa bằng nước tới hết tủa trắng với
AgNO3 5% ).
Lấy 15 ml dịch lọc làm dung dịch thử
Định lượng: Phương pháp quang phổ UV
Nguyên tắc: Cloramphenicol có 1 cực đại hấp thụ ở 278 nm với cường độ
hấp thụ cao, cho phép định lượng bằng quang phổ UV
Tiến hành:
- Dung dịch 1: Trong cốc dung tích 250 ml hòa 90-100 mg chất thử vào
200 ml nước, khuấy kỹ (có thể nâng nhiệt độ 50oC ) đến tan hết.
Chuyển dịch vào bình định mức dung tích 250 ml . Tráng cốc pha dịch bằng
nước nhiều lần, tập trung nước tráng vào bình định mức. Thêm nước tới
Thực hành hóa dược II

14



vạch, trộn đều.
- Dung dịch 2: Pha loãng bằng nước 10 ml dung dịch 1 thành 100 ml trong
bình định mức.

Hình ảnh pha loảng dung dịch trong bình định mức
- Đo độ hấp thụ dung dịch 2 trên máy quang phổ UV ở 278 nm, cốc đo 1
cm.
Tính hàm lượng C11H12N2O5Cl2 , lấy E (1%, 1 cm) ở 278 nm bằng 297.
Hàm lượng chất này phải đạt 98,0- 102,0% trong chế phẩm thử.
II- NHẬN THỨC, ĐỊNH TÍNH: ERYTHROMYCIN, TETRACYCLIN VÀ
MỘT SỐ KHÁNG SINH β- LACTAM
1.

ERYTHROMYCIN STEARAT
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng.
Độ tan: Khó tan trong nước ; tan trong aceton, methanol.

Các phản ứng màu:
Hòa tan 10 mg chất thử vào 5 ml HCl đặc; để yên: Xuất hiện màu vàng.

Thực hành hóa dược II

15


2. BENZYL PENICILLIN NATRI ( KALI )
Tên khác: Penicillin G Natri (Kali)
Công thức :

C16H17N2NaO4S
Phân tử lượng : 356,40

Tính chất: Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, mùi đặc trưng.
Độ tan: Dễ tan trong nước; khó tan trong ethanol.
Hóa tính, định tính:
1. Phản ứng màu phân biệt các beta-lactam:
Tiến hành:
Cho 2 mg chất thử vào ống nghiệm ( 1,5 cm x 1,5 cm ), làm ẩm bột thử
bằng 1 giọt nước. Thêm 2 ml thuốc thử formaldehyde- acid sulfuric 98%,
trộn đều. Quan sát thay đổi màu ngay khi thêm thuốc thử và sau khi để
vào nồi cách thủy sôi trong 1 phút.

Hình ảnh thí nghiệm

Thực hành hóa dược II

16


Sự thay đổi màu sắc của penicillin và cephalosporin như bảng sau:
Bảng 1 : Phản ứng màu phân biệt kháng sinh β-lactam
Tên mẫu thử

Với TT For-sul
Lúc mới trộn

Với TT For-sul
Sau 1 phút/100oC


Amoxycillin trihydrat

Không màu

Vàng sẫm

Ampicillin trihydrat

Không màu

Vàng sẫm

Benzathin penincillin G

Không màu

Nâu đỏ

Benzylpenicillin natri

Không màu

Nâu đỏ

Penicillin V

Nâu đỏ

Nâu đỏ sẫm


Cephalexin

Vàng nhạt

Vàng sẫm

Cephaloridin

Đỏ

Đỏ nâu

Cephalothin natri

Đỏ

Đỏ nâu

Ghi chú: Viết tắt TT for-sul = Thuốc thử formaldehyde –acid sulfuric 96%.
Cách pha: Hòa 0,1 ml formaldehyde vào 5 ml acid sulfuric 96% (đậm đặc )
2. Kết tủa penincillin G dạng acid:
Tiến hành: Hòa tan 50 mg penicillin G natri vào 2 ml nước. Thêm từng
giọt HCl 18% ( 1/2 ) tới xuất hiện tủa màu trắng. Tiếp tục thêm acid HCl
: tủa tan dần.

Hình ảnh thí nghiệm
Thực hành hóa dược II

17



3. CEPHALEXIN MONOHYDRAT
Công thức:
C16H17H3O4S.H2O
Phân tử lượng: 365,40

Tính chất: Bột kết tinh màu trắng đục , mùi thơm đặc trưng.
Độ tan: Tan nhẹ trong nước (1 kg/ khoảng 100 ml nước ) ; khó tan trong
một số dung môi hữu cơ: ethanol, ether v.v…
Hóa tính, định tính:
1. Phản ứng phân biệt kháng sinh beeta-lactam:
Tiến hành như với penicillin G natri; kết quả theo bảng 1
2. Phản ứng màu: Trộn 20 mg chất thử với 2-3 giọt acid acetic 1%, thêm
2 giọt CuSO4 1% và 0,2 ml NaOH 2M : Xuất hiện màu xanh (ô-lưu )

Thực hành hóa dược II

18


ài 4
ISONIAZID, STREPTOMYCIN SULFAT ,RIFAMYCIN
I/ KIỂM NGHIỆM ISONIAZID :
Công thức: C6H7N3O
Phân tử lượng: 137,10

Tên Khoa H c : I onicotinohydra id
Tính chất : Bột kết tinh màu trắng ,không mùi.
Dễ tan trong nước ;tan nhẹ trong ethanol,khó tan trong ether và một
số dung môi khác.

Hóa tính, định tính :
Phản ứng với im lo i :
A/ Với AgNO3: Tạo phức kết tủa màu trắng ở nhiệt độ phòng .

Thực hành hóa dược II

19


Tiến hành : lấy 2 ml dd isoniazid 2% vào ống nghiệm ,thêm 2-3giọt ddAgNO3
5%: Xuất hiện tủa màu trắng . Đun sôi hỗn hợp sẽ xuất hiện dần tủa màu đen
của Ag kim loại.

Hình ảnh thí nghiệm
B/ Với CuSO4: Phức với Cu có màu xanh ngọc .
Tiến hành : lấy 2ml dd isoniazid 2% vào ống nghiệm ,thêm 2-3giọt dd CuSO4
5%: xuất hiện tủa màu xanh ngọc

Hình ảnh thí nghiệm
Đun sôi hỗn hợp trong 30 phút : màu xanh ngọc chuyển dần màu nâu đỏ .
(thấy CuSO4 bằng 1 ml Fehling A B ,đun sôi,tủa Cu2O tạo ra nhanh hơn.)

Thực hành hóa dược II

20


Hình ảnh thí nghiệm
2/ Phản ứng tạo hydrazon :
Nguyên tắc : Phần hydrazin trong phân tử isoniazid khi gặp 1andehydsẽ loại 1

phân tử H2O, tạo hydrazon,ví dụ với vanilin tạo ra phân tử Phtivazid như sau :
Tiến hành:
Hoà tan 0,1 g chế phẩm trong 2 ml nước,thêm 5 ml dung dịch nóng của
0,10 g vanilin (TT).Đun nóng ,khuấy nhẹ và thỉng thoảng cọ đầu đ a đ a thủy
tinh lên thành ống nghiệm phía trong , sẽ có tủa vàng, tủa này sau khi kết tinh
hình kim lại bằng 5 ml ethanol 70% .

Thực hành hóa dược II

21


Độ trong và màu sắc của dung dịch :
Dung dịch thử: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd
(TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.
Dung dịch phải trong ,so với nước cất
Lấy 15 ml dd thử vào ống nghiệm, so sánh với 15ml dd màu mẫu VN7 và không
được có màu đậm hơn màu mẫu VN7
pH của dung dịch S từ 6,0 đến 8,0 ( đo trên máy đo pH)
Định lượng: Bằng phương pháp đo brom
Nguyên tắc:

Tiến hành:
Dung dịch S: Hòa tan 0,25 g chất thử vào nước vừa đủ 100 ml.
- Mẫu thử: Lấy chính xác 20 ml dung dịch S vào bình nón dung tích 250 ml; thêm
100 ml nước, 20 ml HCl đặc và 0,20 g KBr; thêm 2-3 giọt chỉ thị đỏ metyl rồi
chuẩn độ bằng dung dịch kali bromate 0,1 N đến mất màu đỏ. Ghi V1 ml.

Thực hành hóa dược II


22


Hình ảnh mẫu thử
- Mẫu trắng : Tiến hành như mẫu thử, nhưng thay 20 ml dung dịch thử
bằng 20 ml nước cất: Ghi V2 ml là thể tích dung dịch kali bromate 0,1 N
của mẫu trắng.
Thể tích kali bromat 0,1 N tương ứng lượng isoniazid : V(ml) = V1-V2
1 ml kali bromat 0,1 N tương đương 3,429 mg C6H7N3O.
Hàm lượng chất này trong chế phẩm thử phải đạt 99,0 – 101,0%.

Hình ảnh mẫu thử và mẫu trắng

Thực hành hóa dược II

23


II- NHẬN THỨC, ĐỊNH TÍNH STREPTOMYCIN SULFAT,
RIFAMPICIN
1. STREPTOMYCIN SULFAT
Công thức (C21H39N7O12)2.3H2SO4
Phân tử lượng 1457,40

Tính chất: Bột màu trắng, không mùi, vị đắng, bền trong không khí.
Dễ tan trong nước; không tan trong ethanol.ether, clorform.
Hóa tính, định tính:
1.1 Nhóm thế guanine: Đun isoniazid trong NaOH đặc sẻ giải phóng NH3
Tiến hành: Hòa tan 100 mg chất thử vào 3 ml NaOH 15%, đun sôi: hơi bốc ra
chuyển giấy quì đỏ thành xanh.


Hình ảnh chuyển màu của giấy quỳ đỏ sang xanh
Thực hành hóa dược II

24


1.2 Phản ứng tạo maltol (đặc trưng của streptomycin):
Khi đun nóng dung dịch streptomycin trong NaOH loãng, phần đường
streptose biến đổi thành phân tử maltol; ở môi trường trung tính maltol tạo phức
màu tím đỏ với ion Fe3+
Tiến hành: Hòa tan 10 mg chất thử vào 4 ml nước; thêm 1 ml NaOH 1M và đun
cách thủy khoảng 5 phút. Sau khi để nguội, dùng HCl 2M chỉnh hỗn hợp về pH
trung tính hoặc acid nhẹ; thêm 2-3 giọt FeCl3 5%: Xuất hiện màu tím đỏ.
1.2

Ion SO42-: Lấy 2 ml dung dịch streptomycin sulfat 0,5% , acid hóa bằng

HCl 10%; thêm 0,5 ml dung dịch BaCl2 5%: Xuất hiện tủa màu trắng BaSO4

Hình ảnh thí nghiệm
RIFAMPICIN
Công thức:
C43H58N4O12
Phân tử lượng 823,0

Tính chất: Bột kết tinh màu đỏ nâu, không mùi.
Tan trong methanol; khó tan trong nước,aceton,ethanol 96% và ether.
Thực hành hóa dược II


25


×