Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Báo Cáo Thực Hành hóa Sinh - ENZYME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.38 KB, 4 trang )

Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1
Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường
BÀI I: KHẢO SÁT ENZYME
Hóa chất:
- Hạt lúa nảy mầm (dung dịch enzyme)
- Hồ tinh bột 1%
- Dung dịch đệm pH 5
- Dung dịch iod 1%
- Nước cất
1. Ly trích và khảo sát hoạt tính tương đối của amylase mầm lúa
1.1 Tiến trình và kết quả thí nghiệm
a. Ly trích amylase
Dùng khoảng 100 hạt lúa nẩy mầm cho vào cối sứ, nghiền nhuyễn với 3-5ml nước cất.
Tiếp tục nghiền và thêm dần đến hết 50 ml nước cất để hòa tan enzyme. Lọc dung dịch
bằng giấy lọc. Thu dịch lọc có chứa enzyme amylase. Giữ lại để tiến hành thí các nghiệm
sau.
1
Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1
Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường
b. Khảo sát hoạt tính tương đối của dịch chiết amylase mầm lúa
Chuẩn bị 8 ống nghiệm pha hóa chất như trong bảng dưới ,sau khi pha xong dung dịch,
ổn định nhiệt độ ở bể nước nóng ở 50C, sau đó cho các ống nghiệm từ 1 đến 4 vào ổn định
5 phút. Sau khi kết thúc ống nghiêm 1, lấy ra khỏi bể nước nóng ta đưa ống 5 vào
Hút 1,6 mL dịch enzyme cho vào ống 1, đồng thời ghi nhận thời điểm đó. Dùng pipet
loại 1 ml khuấy nhẹ dung dịch và lấy ra 1 giọt để thử màu với iod. Khi màu của dung dịch
iod không thay đổi thì sự thủy phân tinh bột được coi là kết thúc. Ghi lại thời điểm kết thúc.
Kết quả của các lần đo được ghi ở bảng sau:
Ống nghiệm
Dung dịch
cho vào
111 2 3 4 5 6 7 8


Hồ tinh bột 1% (ml)
1 1 1 1 1 1 1 1
Nước cất ( ml) 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
Dung dịch đệm pH 5 (ml) 2 2 2 2 2 2 2 2
Để ổn định ở 50
o
C
Thể tích dịch Enzyme (ml) 1.6 1.4 1.2 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2
Thời gian kết thúc thủy phân (s)
250 197 145 66 42 36 42 56
Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta thấy rằng
- Dung dịch amylase thu được thường có họat tính xúc tác ít ổn định. Nó thay đổi tùy
theo vào điều kiện thí nghiệm và các yếu tố môi trường.
- Hoạt tính ổn định nhất ở thể tích V= 1ml. Khi nồng độ enzyme cao thì thời gian thủy phân
chậm, ta giảm dần nồng độ enzyme dưới 1ml thì thời gian kết thúc thủy phân tăng chậm. Vì
nếu nồng độ enzyme quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác của
enzyme.
1.2 Hiện tượng, giải thích.
a. Hiện tượng:
Những giọt đầu tác dụng với iod cho màu xanh,những giọt sau tác dụng với iod cho
màu tím đến tím đỏ cuối cùng là không màu.
b. Giải thích :
Do ban đầu enzyme chưa thủy phân tinh bột nên khi tác dụng với iod cho ra màu xanh
chính là tinh bột chưa thủy phân tác dụng với enzyme , enzyme vào thúc nhanh qua trình
thuỷ phân tạo thành amylodextrin (màu tím với iod) tiếp tục thuỷ phân tạo thành
2
Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1
Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường
erythrodextrin (màu tím đỏ với iod) ,tiếp tục tạo thành acrodextrin (không kết hợp với iod
nên không cho màu) tiếp tục tạo thành maltodextrin (không kết hợp vơi iod) cuối cùng tạo

thành maltose và glucose (không kết hợp với iod).
1.Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên tốc độ thủy giải của amylase.
1.1 Tiến trình và kết quả thí nghiệm:
- Chuẩn bị dung dịch thí nghiệm theo bảng dưới, tiến hành tương tự thí nghiệm đầu.
- Kết quả các lần đo được ghi ở bản sau:
ống nghiệm
Dung dịch cho vào
1 2 3 4 5 6 7
Nồng độ tinh bột tương ứng
(mg/mL)
2 3 4 5 6 7 8
Hồ tinh bột 1% (mL) 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
Nước cất (mL) 1.6 1.4 1.2 1.0 0.8 0.6 0.4
Dung dịch đệm pH 5 (mL) 2 2 2 2 2 2 2
Để ổn định ở 50
0
C
Thể tích enzyme (mL) Thể tích đã chọn ở thí nghiệm 1 (V=1ml)
Thời gian kết thúc thủy phân 241 222 216 201 166 131 92
Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta thấy rằng
-Khi tăng nồng độ cơ chất, thời gian kết thúc thủy phân giảm dần nghĩa là tốc độ phản ứng
tăng .
-Khi ta tăng nồng độ cơ chất đến giới hạn xác định nào đó, tốc độ phản ứng đạt giá trị cực
đại V
max
thì vận tốc phản ứng sẽ không tăng nữa nếu ta tiếp tục thêm nồng độ cơ chẩt.
1.2 Giải thích:
-Trong quá trình tạo phức trung gian ES, do ảnh hưởng của enzyme, cơ chất được hoạt
hóa, cấu tạo của cơ chất bị biến đổi, phân tử của cơ chất bị phân cực, các electron được
phân phối lại, do đó điện tích của cơ chất cũng thay đổi. Các liên kết bên trong phân tử cơ

3
Tên sinh viên: Lê Văn Tâm . Nhóm: 1
Lớp: 12CNSH Khoa: Sinh – Môi trường
chất trở nên lỏng lẻo hơn, năng lượng họat hóa để vượt qua hàng rào năng lượng giảm,
tốc độ phản ứng tăng lên.
-Khi tốc độ phản ứng đạt giá trị cực đại nếu ta tiếp tục thêm cơ chất vào thì tốc độ sẽ
không tăng nữa do tất cả các trung tâm hoạt động của enzyme đã được bão hòa bở cơ
chất.
1.3 Kết luận:
-Với cùng một lượng enzyme xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì
thoạt đầu hoạt tính của Enzyme tăng nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ
cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính enzyme. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động
của enzyme đã được bão hòa bởi cơ chất.
-Tốc độ phản ứng của phần lớn các phản ứng biến đổi theo nồng độc của cơ chất và nồng
độ enzyme. Khi tăng nồng độ cơ chất thì tốc độ phản ứng tăng chỉ khi nồng độ cơ chất
tương đối thấp. Khi nồng độ cơ chất lớn tốc độ phản ứng ít phụ thuộc vào nồng độ cơ
chất và có khuynh hướng đạt cực đại do nồng độ enzyme có mặt quyết định.
-Nồng độ Enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ Enzim càng cao thì tốc độ
phản ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc
tăng giảm nồng độ Enzim trong tế bào.
4

×