Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀNG GỐC KHU VỰC HUỔI CỌ BẢN TANG, NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.23 MB, 111 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Duy Ngọc


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................1
Nguyễn Duy Ngọc..........................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................8
Trang.............................................................................................................................8
Bảng 2.1: Hàm lượng vàng trung bình trong các loại đá magma……………………
......................................................................................................................................8
24..................................................................................................................................8
Bảng 2.2.: Tên gọi, công thức khoáng vật và mức độ phổ biến………………………
......................................................................................................................................8
26..................................................................................................................................8
Bảng 2.3: Các nguyên tố tạp chất trong khoáng vật chứa vàng………………………
......................................................................................................................................8
27..................................................................................................................................8
Bảng 2.4: Sử dụng các đặc điểm tiêu hình của vàng tự sinh phục vụ cho mục đích
dự


báo
quặng
hóa
vàng……………………………………………………………………….................8
28..................................................................................................................................8
Bảng 2.5: Thành hệ quặng vàng nội sinh nguồn gốc nhiệt
dịch………………………...........................................................................................8
29..................................................................................................................................8
Bảng 2.6: Bảng phân loại thành hệ quặng vàng nội sinh ở Việt Nam………………8
30..................................................................................................................................8
Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 1……………………
......................................................................................................................................8
40..................................................................................................................................8
Bảng 3.2.: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số
1…………………………............................................................................................8
41..................................................................................................................................8
Bảng 3.3: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 2…………………………
......................................................................................................................................8
42..................................................................................................................................8
Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 2……………………
......................................................................................................................................8
43..................................................................................................................................8
Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 3…………………………
......................................................................................................................................8


3

45..................................................................................................................................8
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 3……………………

......................................................................................................................................8
48..................................................................................................................................8
Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 4……………………
......................................................................................................................................8
49..................................................................................................................................8
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 4…………………………
......................................................................................................................................8
50..................................................................................................................................8
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 5…………………………
......................................................................................................................................8
51..................................................................................................................................8
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số
5……………………....................................................................................................8
54..................................................................................................................................8
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số
6…………………………............................................................................................8
55..................................................................................................................................8
Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số
7…………………………............................................................................................8
56..................................................................................................................................8
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số
6……………………....................................................................................................8
57..................................................................................................................................8
Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số
7……………………....................................................................................................8
59..................................................................................................................................8
Bảng 3.15: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số
8…………………………............................................................................................8
60..................................................................................................................................8
Bảng 3.16: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số

9…………………………............................................................................................8
61..................................................................................................................................8
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới thân quặng số 10…………………8
61..................................................................................................................................8
Bảng 3.18: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số
8……………………....................................................................................................9


4

62..................................................................................................................................9
Bảng 3.19: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới thân quặng số 11…………………9
63..................................................................................................................................9
Bảng 3.20: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới thân quặng số 12…………………9
64..................................................................................................................................9
Bảng 3.21: Thành phần khoáng vật trong quặng vàng khu vực nghiên cứu…………
......................................................................................................................................9
67..................................................................................................................................9
Bảng 3.22. Tổng hàm lượng vàng trong các đới khoáng hóa vàng khu vực Huổi Cọ
Bản
Tang…………………………………………………………………………………
…..................................................................................................................................9
Bảng 3.23: Hàm lượng trung bình (ppm) các nguyên tố Ag, Cu, Pb, Zn trong quặng
vàng
khu
vực
Huổi
Cọ
Bản
Tang………………………………………………………….....................................9

74..................................................................................................................................9
Bảng 3.24: Bảng thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật quặng vàng khu
vực
Huổi
Cọ
Bản
Tang……………………………………………………………………....................9
Bảng 4.1: Tổng tài nguyên vàng gốc cấp 334a khu vực Huổi Cọ - Bản Tang………
......................................................................................................................................9
91..................................................................................................................................9
Bảng 4.2: Tổng tài nguyên vàng gốc cấp 334b khu vực Huổi Cọ - Bản Tang………
......................................................................................................................................9
92..................................................................................................................................9
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................10
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................12
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................12
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn........................................................................................12
2.1. Mục đích...........................................................................................................................12

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn .............................................................13
5.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................13
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU...........................16
1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất khu
vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An...........................................................................................16
1.1.1 Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn.....................................................16


5

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ GIAO THÔNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................17

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí giao thông khu vực nghiên cứu.............................................................17
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất ..........................................................................................17

Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực và tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như miền bắc
Việt Nam nói chung chia làm 2 giai đoạn: ...............................................................17
1.2. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu........................................................20
1.2.1. Địa tầng. .......................................................................................................................20
1.2.2. Magma xâm nhập. .......................................................................................................24
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo...........................................................................................25

1.3. Đặc điểm khoáng sản.....................................................................................26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......29
2.1. Tổng quan về vàng và phân loại các kiểu mỏ vàng....................................29
2.1.1. Đặc điểm địa hoá...........................................................................................................29
2.1.2. Thành phần khoáng vật.................................................................................................31
2.1.3. Phân loại các kiểu mỏ (thành hệ) quặng vàng trên thế giới và Việt Nam.......................33

2.2. Một số khái niệm được sử dụng trong luận văn..........................................39
2.2.1. Kiểu mỏ..........................................................................................................................39
2.2.2. Kiểu quặng (kiểu khoáng)..............................................................................................39
2.2.3. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật (THCSKV).........................................................................39
2.2.4. Tổ hợp khoáng vật.........................................................................................................40
2.2.5. Thời kỳ tạo khoáng........................................................................................................40
2.2.6. Giai đoạn tạo khoáng.....................................................................................................40
2.2.7. Thành hệ quặng.............................................................................................................41
2.2.8. Đới quặng......................................................................................................................42

2.3. Các phương pháp nghiên cứu. .....................................................................42
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀNG GỐC .............................................45
KHU VỰC HUỔI CỌ - BẢN TANG, NGHỆ AN...................................................45

3.1. Đặc điểm phân bố, hình thái, kích thước các đới khoáng hóa và các thân
quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang....................................................45
3.1.1. Khu Huổi Cọ...................................................................................................................46


6

3.1.2. Khu Huổi Mây................................................................................................................54
Hình 3.7: SƠ ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN KHU HUỔI MÂY......................................................60
3.1.3. Khu Na Quya.................................................................................................................61
3.1.4 Khu Bản Tang .................................................................................................................66

Hình 3.11: SƠ ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN KHU BẢN TANG.................74
3.2. Đặc điểm thành phần vật chất quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản
Tang.......................................................................................................................75
3.2.1. Đặc điểm thành phần vật chất......................................................................................75
3.2.3. Cấu tạo và kiến trúc quặng............................................................................................82
3.2.4. Thứ tự thành tạo và tổ hợp cộng sinh khoáng vật. .......................................................84

3.3. Các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa khu vực Huổi Cọ - Bản Tang.. 88
3.3.1. Yếu tố thạch học - địa tầng............................................................................................89

Với đặc điểm thành phần khoáng vật, thành phần hoá học như trên, các đá phun trào
từ felsic đến trung tính gồm riolit, andesit và tuf của chúng khi bị cà nát, xiết ép,
dập vỡ, biến đổi thạch anh hoá, sericit hoá, propylit hoá,… là môi trường thuận lợi
cho quá trình tích tụ, tạo khoáng hoá vàng................................................................90
3.3.2. Yếu tố magma xâm nhập...............................................................................................91
3.3.3. Yếu tố cấu trúc - kiến tạo. .............................................................................................92

3.4. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản

Tang.......................................................................................................................93
3.4.1. Các Tiền đề tìm kiếm. ....................................................................................................93
3.4.2. Các dấu hiệu tìm kiếm...................................................................................................94

Chương 4: TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG
QUẶNG VÀNG GỐC KHU VỰC HUỔI CỌ - BẢN TANG..................................96
4.1. Các phương pháp dự báo tài nguyên quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ Bản Tang................................................................................................................ 96
4.1.1. Phương pháp tính thẳng theo các thông số quặng hoá................................................97
4.1.2. Phương pháp trung bình số học....................................................................................98
4.1.3. Phương pháp tương tự địa chất...................................................................................99

4.2. Lựa chọn phương pháp dự báo tài nguyên quặng vàng gốc khu vực Huổi
Cọ - Bản Tang.......................................................................................................99
4.3. Kết quả dự báo tài nguyên vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang........100
4.4. Phân vùng triển vọng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang.................102


7

4.4.1. Cơ sở và nguyên tắc phân vùng triển vọng..................................................................102
4.4.2. Phân vùng triển vọng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang.......................................103

4.5. Định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ
- Bản Tang...........................................................................................................106
4.5.1. Cơ sở hình thành hệ phương pháp..............................................................................106
4.5.2. Định hướng công tác tìm kiếm đánh giá, thăm dò quặng vàng gốc khu vực nghiên cứu
...............................................................................................................................................106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................111



8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hàm lượng vàng trung bình trong các loại đá magma……………………

24

Bảng 2.2.: Tên gọi, công thức khoáng vật và mức độ phổ biến………………………

26

Bảng 2.3: Các nguyên tố tạp chất trong khoáng vật chứa vàng………………………

27

Bảng 2.4: Sử dụng các đặc điểm tiêu hình của vàng tự sinh phục vụ cho mục đích
dự

báo

quặng

hóa

28

Bảngvàng………………………………………………………………………

2.5: Thành hệ quặng vàng nội sinh nguồn gốc nhiệt dịch………………………

29

Bảng 2.6: Bảng phân loại thành hệ quặng vàng nội sinh ở Việt Nam………………

30

Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 1……………………

40

Bảng 3.2.: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 1…………………………

41

Bảng 3.3: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 2…………………………

42

Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 2……………………

43

Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 3…………………………

45

Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 3……………………


48

Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 4……………………

49

Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 4…………………………

50

Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 5…………………………

51

Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 5……………………

54

Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 6…………………………

55

Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 7…………………………

56

Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 6……………………

57


Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 7……………………

59

Bảng 3.15: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 8…………………………

60

Bảng 3.16: Kết quả phân tích mẫu lấy trong thân quặng số 9…………………………

61

Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới thân quặng số 10…………………

61


9

Bảng 3.18: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới khoáng hóa số 8……………………

62

Bảng 3.19: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới thân quặng số 11…………………

63

Bảng 3.20: Kết quả phân tích mẫu lấy trong đới thân quặng số 12…………………

64


Bảng 3.21: Thành phần khoáng vật trong quặng vàng khu vực nghiên cứu…………

67

Bảng 3.22. Tổng hàm lượng vàng trong các đới khoáng hóa vàng khu vực Huổi Cọ
-

Bản

74

BảngTang……………………………………………………………………………………
3.23: Hàm lượng trung bình (ppm) các nguyên tố Ag, Cu, Pb, Zn trong
quặng

vàng

khu

vực

Huổi

Cọ

-

Bản


74

BảngTang…………………………………………………………
3.24: Bảng thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật quặng vàng khu
vực

Huổi

Cọ

-

Bản

77

BảngTang……………………………………………………………………
4.1: Tổng tài nguyên vàng gốc cấp 334a khu vực Huổi Cọ - Bản Tang………

91

Bảng 4.2: Tổng tài nguyên vàng gốc cấp 334b khu vực Huổi Cọ - Bản Tang………

92


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí giao thông khu vực nghiên cứu………………………………

12

Hình 1.2: Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An…

22

Hình 3.1: Hình thái thân quặng số 2…………………………………………………

43

Hình 3.2: Sơ đồ địa chất khoáng sản khu Huổi Cọ…………………………………

46

Hình 3.3: Đá phiến sét đen bị cà ép, biến đổi thạch anh hóa chứa mạch, mạng
mạch thạch anh - sulphur - vàng (VL.7221)…………………… …………………

50

Hình 3.4: Đá phiến sét đen bị cà ép, biến đổi thạch anh hóa chứa mạch, mạng
mạch thạch anh - sulphur - vàng (H5)………………………………………………

50

Hình 3.5: Đá riodacit bị cà nát, dập vỡ, biến đổi thạch anh hóa , sericit hóa,
chlorit hóa chứa mạch, mạng mạch thạch anh - sulphur - vàng (H5) …………

51


Hình 3.6: Hình thái thân quặng số 5…………………………………………………

52

Hình 3.7: Sơ đồ địa chất khoáng sản khu Huổi Mây………………………………

53

Hình 3.8: Đá biến đổi thạch anh hóa, sericit hóa chứa quặng……………………

57

Hình 3.9: Sơ đồ địa chất khoáng sản khu Na Quya…………………………………

58

Hình 3.10: Hình thái thân quặng số 11………………………………………………

65

Hình 3.11: Sơ đồ địa chất khoáng sản khu Bản Tang………………………………

66

Hình 3.12: Đám hạt chalcopyrit tha hình xâm tán trên nền mẫu…………………

68

Hình 3.13: Cu xám bị covelin hóa nằm ở ría hạt pyrit……………………………


68

Hình 3.14: Các vi mạch pyrit xen lẫn vi mạch limonit tạo thành mạch phân bố
trên nền đá………………………………………………………………………………

68

Hình 3.15: Cụm tinh thể arsenopyrit phân bố trên nền đá, bị scorodit thay thế
từng phần…………………………………………………………………………………

68

Hình 3.16: Vi mạch siderit xuyên cắt nền đá…………………………………………

68

Hình 3.17: Pyrit tự hình, nửa tự hình tạo thành chuỗi hạt kéo dài………………

68


11

Hình 3.18: Au tự sinh xâm tán rải rác trong đá……………………………………

69

Hình 3.19: Hạt vàng tự sinh xâm tán trong đá cùng


70

gothit…………………………
Hình 3.20: Các vi hạt Au tự sinh xâm tán thành đám hạt dọc theo vi khe nứt
trong đá……………………………………………………………………………………
Hình 3.21: Au tự sinh dạng hạt tha hình xâm tán theo vi khe nứt trong đá………

70
71

Hình 3.22: Các vi hạt Au tự sinh xâm tán rải rác trong

71

đá…………………………
Hình 3.23: Au tự sinh dạng hạt tha hình trong pyrit………………………………

72

Hình 3.24: Hạt vàng tự sinh xâm tán trong đá cùng

72

gothit…………………………
Hình 3.25: Au tự sinh dạng hạt tha hình xâm tán theo vi khe nứt trong đá………

73

Hình 3.26: Cát kết thạch anh bị ép phân phiến mờ, biến đổi sericit hóa mạnh…


79

Hình 3.27: Đá hoa bị thạch anh hóa, hình thành trong quá trình carbonat
hóa…………………………………………………………………………………………
Hình 3.28: Đá phiến sét bị thạch anh hóa……………………………………………

79

Hình 3.29: Tuf riolit bị thạch anh hóa, epidot hóa…………………………………

79

Hình 3.30: Biểu đồ phân chia các loạt magma, AMF………………………………

82

Hình 4.1: Sơ đồ phân vùng triển

95

vọng…………………………………………………


12

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ
Kim Sơn thuộc tỉnh Nghệ An, các nhà địa chất Liên đoàn Intergeo đã phát hiện và
ghi nhận nhiều điểm quặng, điểm khoáng hóa vàng phân bố trong các thành tạo địa

chất khác nhau, điển hình trong đó là khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy
đủ và có hệ thống về đặc điểm địa chất và đặc điểm quặng hoá vàng gốc, đặc biệt là
việc nghiên cứu làm rõ các yếu tố địa chất khống chế, liên quan đến quá trình tạo
khoáng vàng, các biến đổi thứ sinh, các kiểu khoáng hóa, từ đó đánh giá tiềm năng
tài nguyên, phân vùng triển vọng làm cơ sở định hướng cho công tác điều tra, thăm
dò quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An.
Vì vậy, đề tài luận văn: “Đặc điểm quặng hóa và tiềm năng tài nguyên vàng
gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An” được đặt ra và giải quyết nhằm đáp ứng
những yêu cầu trên.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, đặc điểm quặng hóa và các yếu
tố địa chất khống chế, đồng thời đánh giá tiềm năng tài nguyên làm cơ sở định
hướng công tác điều tra, thăm dò vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng hợp, phân tích và khái quát hóa các kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất
khu vực, các tài liệu của công tác điều tra, tìm kiếm chi tiết hóa, nhằm làm sáng tỏ
đặc điểm địa chất, đặc điểm khoáng sản vàng gốc trong khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, các yếu tố địa chất khống chế
liên quan và đặc điểm quặng hóa làm cơ sở khoa học cho việc dự báo tiềm năng,
triển vọng quặng vàng gốc trong khu vực nghiên cứu.


13

- Nghiên cứu, xác lập các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm, khoanh định các diện
tích có triển vọng, đánh giá tiềm năng tài nguyên vàng gốc, làm cơ sở đề xuất các
nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: các yếu tố địa chất liên quan và khống chế quặng vàng
gốc phân bố trong khu vực nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, học viên sử dụng hệ phương pháp sau:
- Áp dụng phương pháp tiệm cận có hệ thống kết hợp với phương pháp
nghiên cứu địa chất truyền thống.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích xử lý tài liệu đo vẽ địa chất, đặc biệt là tài
liệu của giai đoạn tìm kiếm chi tiết hóa.
- Mô hình hóa đối tượng nghiên cứu bằng các mô hình thực tế và mô hình
toán địa chất để nhận thức đối tượng nghiên cứu.
- Sử dụng một số phương pháp dự báo định lượng tài nguyên để đánh giá
tiềm năng tài nguyên quặng vàng gốc trong khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng hệ phương pháp chuyên gia kết hợp phương pháp kinh nghiệm để
định hướng công tác tìm kiếm đánh giá, tiến tới thăm dò quặng vàng gốc trong khu
vực nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ hệ phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
địa chất - khoáng sản để nâng cao độ tin cậy trong nghiên cứu địa chất và quặng hóa
vàng gốc.
- Góp phần làm sáng tỏ các yếu tố khống chế quặng hóa và đặc điểm phân bố
của quặng vàng gốc trong khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoanh định diện tích có
triển vọng.


14

5.2. Giá trị thực tiễn
- Cung cấp cho các nhà quản lý và doanh nghiệp về tiềm năng tài nguyên

quặng vàng gốc khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An làm cơ sở định hướng công
tác điều tra, thăm dò và khai thác có hiệu quả.
- Cung cấp hệ phương pháp dự báo, đánh giá tài nguyên và triển vọng quặng
vàng gốc.
- Kết quả nghiên cứu rút ra đặc điểm quặng hóa, đặc điểm phân bố vàng gốc
khu vực Huổi Cọ - Bản Tang. Từ đó định hướng công tác tìm kiếm, đánh giá tiềm
năng và thăm dò vàng gốc ở các khu vực khác có đặc điểm địa chất tương tự.
6. Cơ sở tài liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu đa dạng, phong phú như:
- Các tài liệu nghiên cứu về địa chất và khoáng sản liên quan đã được công
bố, xuất bản và lưu trữ.
- Các tài liệu thực tế thu thập trong công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều
tra khoáng sản nhóm tờ Kim Sơn, thuộc tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1:50.000 mà bản thân
học viên cũng là người đã trực tiếp tham gia.
- Các tài liệu thu thập trong công tác điều tra sơ bộ và điều tra chi tiết hóa
các khu Huổi Cọ, Khu Huổi Mây, Khu Na Quya và khu Bản Tang.
- Tài liệu thực tế bản thân đã thu thập bổ xung trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện luận văn (lấy và phân tích bổ xung một số mẫu nung luyện trong các
thân quặng vàng ở khu vực nghiên cứu).
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 4 chương, không kể phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, được
trình bày trong 101 trang với 33 hình và 32 biểu bảng.
Luận văn được hoàn thành tại bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, khoa Khoa học
và Kỹ thuật địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS Lương Quang Khang và TS Nguyễn Văn Nguyên.
Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Lương
Quang Khang và TS Nguyễn Văn Nguyên đã tận tình hướng dẫn học viên trong


15


suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong bộ
môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Khoa học và Kỹ thuật địa chất, Phòng Đào tạo sau
Đại học, Lãnh đạo trường Đại học Mỏ - Địa chất, Lãnh đạo Liên đoàn Intergeo và
Đoàn Intergeo 6 đã quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ học viên
hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp,
những người đã ủng hộ, giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn.


16

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử
nghiên cứu địa chất khu vực Huổi Cọ - Bản Tang, Nghệ An
1.1.1 Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn
Khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 274 km2 kéo dài từ bản Huổi Cọ
thuộc xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương qua bản Huổi Mây, Na Quya đến Bản
Tang thuộc xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Nằm trong 02 tờ bản
đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 có số hiệu E-48-18 A (Xiềng Nứa), E-48-18B (Na Ba).
Khu vực nghiên cứu là vùng núi có độ cao trung bình từ 32m đến hơn
1000m, cao nhất là đỉnh Pú Đuôn cao 1342m, địa hình phân cắt mạnh. Thảm thực
vật phát triển, rừng ở đây chủ yếu là rừng tái sinh xen ít rừng già cổ thụ và các vạt
nương rẫy canh tác của dân.
Hệ thống suối gồm 2 hệ thống chính là:
- Hệ thống suối Pha, suối Kẹp phân bố ở phía tây diện tích, chảy theo hướng
đông - tây đổ vào sông Nậm Nơn là nhánh chính của sông Cả (sông Lam).
- Hệ thống suối Bản Tang và suối Na Quya phân bố ở phần phía đông chảy
theo hướng tây - đông đổ vào sông Quang.

Các suối thường có nước quanh năm trừ các khe hẹp, ngắn. Mức độ lộ đá
gốc tốt, thuận lợi cho công tác khảo sát địa chất.
Quế Phong và Tương Dương là hai huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An.
Xã Cắm Muộn, xã Hữu Khuông thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Quế Phong và
huyện Tương Dương (vào xã Hữu Khuông phải đi bằng thuyền). Dân cư gồm số
đông là người Thái, ít hơn là người Khơ Mú, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự
cung tự cấp, trình độ canh tác lạc hậu, dân trí thấp. Các công trình xã hội như
trường học, trạm xá, đường giao thông mới được xây dựng, hiện lưới điện quốc gia
mới chỉ đến được trung tâm xã. Mạng thông tin, truyền thông cũng chưa được phủ
rộng khắp.
Nhìn chung đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Đây cũng là yếu tố
không thuận lợi khi tiến hành các công tác nghiên cứu địa chất.


17

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ GIAO THÔNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí giao thông khu vực nghiên cứu
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực và tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như
miền bắc Việt Nam nói chung chia làm 2 giai đoạn:


18

- Giai đoạn trước năm 1954: công tác nghiên cứu địa chất chủ yếu do các
nhà địa chất Pháp tiến hành, trong đó đáng chú ý hơn cả là các công trình nghiên
cứu của J. Fromaget (1927, 1928, 1941).
Năm 1927, J.Fromaget xuất bản tờ bản đồ địa chất Bắc Trung Bộ tỷ lệ

1:400.000. Năm 1928, J.Fromaget cùng Ch.Jacob, H.Mansuy, L.Dussault xuất bản
tờ bản đồ Hà Nội tỷ lệ 1:500.000. Khu vực Quế Phong nằm trọn vẹn trong các tờ
bản đồ này. Trong các công trình này, đá phiến kết tinh khu vực Bù Khạng - Quế
Phong được gọi là “phức hệ Arkeiozoi”, các đá Paleozoi phía tây nam được xếp vào
“phức hệ đá phiến láng antracolit” ký hiệu tuổi trước Carbon và các thành tạo trầm
tích phun trào được xếp vào Trias không phân chia, các đá xâm nhập granitoid cho
tuổi Moscovi (PZ3). Cấu tạo của khu vực gồm 3 đơn vị: địa vồng cổ Phu Hoạt nằm
giữa, bên cạnh phía tây nam là nếp võng Sông Cả và phía đông bắc là oằn võng
Sầm Nưa - Nghệ An.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu địa chất của các nhà địa chất Pháp
bước đầu đã đóng góp quan trọng trong nghiên cứu địa chất khu vực, song về mặt
khoáng sản thì chưa được đề cập nghiên cứu.
- Giai đoạn sau năm 1954: công tác nghiên cứu địa chất khu vực nói chung
mới được tiến hành một cách đồng bộ và có hệ thống. Có khá nhiều công trình
nghiên cứu đã tiến hành, điển hình là:
- Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 của Dovjikop A.E
(Nhà Địa chất Liên Xô cũ - 1965). Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã
sắp xếp lại khung địa tầng khu vực, phân chia các phức hệ magma và phân khu vực
kiến tạo một cách có hệ thống. Khu vực Quế Phong - Kim Sơn nằm trong phạm vi
đới nâng Phu Hoạt thuộc hệ uốn nếp Tây Việt Nam.
- Địa chất tờ Quỳ Châu tỷ lệ 1: 200.000 (Lê Duy Bách và nnk, 1969). Trong
công trình này, các đá của hệ tầng Nà Hang (Dovjicov) khu vực Quế Phong - Bản
Chiềng được Lê Duy Bách xếp vào seri Bù Khạng tuổi từ Proterozoi đến Paleozoi
sớm và chia thành các điệp Bản Khạng (Ptbk), Đèo Sen (Pt đs), Suối Mai (Pz1sm),
Bản Nát (Pz1bn). Một phần đá vôi Paleozoi thượng (C2-P) và hệ tầng La Khê (C1lk)


19

khu vực Bản Chiềng được xếp vào điệp Lèn Bục tuổi Paleozoi sớm (Pz 1lb). Các

trầm tích phun trào Jura không phân chia (Dovjicov) hay Trias không phân chia
(Fromaget) được tác giả phân thành các điệp Đồng Trầu (T 2ađt), điệp Quy Lăng
(T2lql) và tầng Mường Hinh (Jmh). Các đá magma xâm nhập granitoid phức hệ Phia
- Bioc tuổi Trias muộn (γT3pb) được phân định thành các phức hệ xâm nhập
granitogneis Tiền Cambri muộn (γ PCm3), phức hệ xâm nhập granitoid Paleozoi
sớm (γPZ1) và phức hệ xâm nhập granit porphyr, granit - granophyr Trias muộn
(γπT3).
Trong công trình lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Sầm Tớ (Phạm Huy
Thông, 1979) các tác giả chấp nhận phần lớn cách phân chia địa tầng, magma của
Lê Duy Bách, riêng các thành tạo phun trào felsic và tuf của chúng tuổi Jura được
xếp vào hệ tầng Đồng Trầu tuổi Trias giữa (T2ađt).
Công tác hiệu đính bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ Khang
Khay - Mường Xén (Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành - 1995), các đá phiến biến
chất điệp Bản Khạng (Ptbk), Đèo Sen (Ptđs), Suối Mai (Pz1sm) trong diện tích nhóm
tờ Kim Sơn được xếp vào hệ tầng Bù Khạng, phụ hệ tầng trên tuổi Proterozoi muộn
- Cambri sớm (NP-ε1bk1), các đá cát kết và đá phiến Paleozoi giữa (Pz 2) phía nam
khu vực được xếp vào hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc), Huổi Nhị (S2-D1hn) và Nậm Tầm
(D1-2nt). Phần địa tầng xếp vào điệp Lèn Bục (Pz1lb) ở phía nam Bản Chiềng được
chuyển thành hệ tầng La Khê (C 1lk) và hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs). Thành tạo phun
trào felsic và tuf của chúng được xếp vào hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt) và hệ tầng
Mường Hinh (Jmh). Các đá magma xâm nhập granitoid được xếp vào phức hệ Đại
Lộc tuổi trước Devon (γaD1đl), các đá xâm nhập granit porphyr, granit - granophyr
được xếp vào phức hệ Sông Mã tuổi Trias giữa (γιT2sm) và các đá granitoid giàu
felspat kali khu vực Bản Chiềng được xếp vào phức hệ Bản Chiềng tuổi Paleogen
(γbc)
- Hiện nay đã và đang tiến hành công tác “Lập bản đồ địa chất và điều tra
khoáng sản nhóm tờ Kim Sơn, thuộc tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1: 50.000 (Đề án Kim


20


Sơn). Trong khuôn khổ của Đề án đã tiến hành một loạt những nghiên cứu tại khu
vực Huổi Cọ - Bản Tang như sau:
+ Biểu hiện khoáng sản vàng B. Huổi Cọ do Ths Lê Duy Nguyên phát hiện
năm 2007 trong quá trình khảo sát lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 50.000. Năm 2009, kỹ
sư Đoàn Đức Hùng tiến hành điều tra sơ bộ. Năm 2014, kỹ sư Nguyễn Vĩnh Hà và
nnk tiếp tục công tác tìm kiếm chi tiết hóa ở khu này.
+ Biểu hiện khoáng hóa vàng Huổi Mây được kỹ sư Hà Thành Nhật phổ tra
năm 2014. Năm 2015, Kỹ Sư Bùi Xuân Nghị đã tiến hành tìm kiếm chi tiết hóa .
+ Biểu hiện khoáng sản vàng Na Quya và Bản Tang được Nguyễn Văn Sói
và Vũ Văn Chương phát hiện năm 2007, trong quá trình đo vẽ, lập bản đồ địa chất
và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1: 50.000. Năm 2009, kỹ sư Nguyễn Vĩnh Hà tiếp tục
công tác điều tra chi tiết hoá tại khu Bản Tang, đồng thời kết hợp điều tra sơ bộ khu
Na Quya. Năm 2012, kỹ sư Bùi Doãn Phú tiếp tục công tác tìm kiếm chi tiết hóa
khu Na Quya.
1.2. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu.
1.2.1. Địa tầng.
Giới Paleozoi
- Hệ Ordovic Thống trên - Hệ Silur, Hệ tầng Sông Cả (O3-Ssc).
Hệ tầng được Mareichev A.M và Trần Đức Lương xác lập năm 1965. Khối
lượng của hệ tầng gồm một phần thành tạo Paleozoi trung của Dovjikov A.E.
(1965), hay phần lớn tầng Sông Cả (S-Dsc) của Lê Duy Bách (1969). Trong khu
vực nghiên cứu, các đá của hệ tầng phân bố ở phía nam - tây nam, tạo thành các dải
núi kéo dài theo phương á vĩ tuyến. Thành phần gồm chủ yếu là các thành tạo trầm
tích lục nguyên từ hạt mịn tới thô xen kẽ nhịp nhàng. Hệ tầng được chia làm 3 tập.
+ Tập 1 (O3-S1sc1): chủ yếu là cát kết dạng quarzit xen kẽ với đá phiến thạch
anh - sericit ở phần thấp, chuyển lên là đá phiến thạch anh - sericit xen nhiều lớp cát
kết hạt nhỏ bị quarzit hoá màu trắng, phân lớp mỏng. Dày 450m.
+ Tập 2 (O3-S1 sc2): chủ yếu là cát kết đa khoáng xen đá phiến thạch anh
-sericit, bột kết, cát kết hạt nhỏ ở phần dưới, chuyển lên là đá phiến sericit xen ít lớp



21

cát bột kết dạng nhịp, trên cùng là bột kết xen đá phiến sét bị sericit hoá yếu và đá
phiến vôi màu đen. Dày 820 - 850m.
+ Tập 3 (O3-S1sc3): gồm cát kết hạt vừa, chuyển lên là đá phiến sét, đá phiến
sericit xen nhịp với các lớp cát kết, bột kết, trên cùng là đá phiến sét chứa nhiều vật
chất hữu cơ. Dày khoảng 900m.
Tổng bề dày hệ tầng khoảng 2220 - 2300m.
Ranh giới dưới của hệ tầng không quan sát được, ranh giới trên chuyển tiếp
lên hệ tầng Huổi Nhị. Trên cơ sở hoá thạch Bút đá được phát hiện ở các khu vực
lân cận, hệ tầng Sông Cả được định tuổi Ordovic muộn - Silur sớm. Phạm vi khu
vực nghiên cứu chỉ có mặt Tập 3 (O3-S1sc3) của hệ tầng Sông Cả gồm 5 hệ lớp sau:
+ Hệ lớp 1: cát kết hạt vừa màu xám, xám tro, phân lớp 0,5 - 1,5m, đôi chỗ
có xen lớp mỏng bột kết. Dày 50m.
+ Hệ lớp 2: cát kết xen ít lớp bột kết và phiến sét sericit màu xám đen. Dày
200 - 300m.
+ Hệ lớp 3: đá vôi dạng thấu kính màu đen, phân lớp từ 1 - 10cm. Dày 50m.
+ Hệ lớp 4: cát kết xen kẽ khá đều đặn với bột kết và phiến sét sericit màu
xám đen . Dày 200 - 250m.
+ Hệ lớp 5: đá phiến sét - sericit màu xám đôi khi xen bột kết. Dày 250m.
- Hệ Silur thống trên - Hệ Devon thống dưới, Hệ tầng Huổi Nhị (S3D1hn?).
Hệ tầng do Nguyễn Văn Hoành xác lập năm 1978 ở khu vực Mường Xén.
Các thành tạo trầm tích lục nguyên hạt mịn hệ tầng Huổi Nhị chiếm khối lượng nhỏ,
phân bố thành dải kéo dài theo phương vĩ tuyến ở phía tây nam khu vực nghiên cứu,
gồm 2 phần:
+ Phần dưới: cát kết hạt vừa, cát kết thạch anh màu xám, nâu đỏ xen các lớp
đá phiến sét - sericit màu xám đen, đá phiến sét màu lục nhạt xen bột kết phân lớp
mỏng dạng dải thanh.



22

+ Phần trên: được khảo sát theo mặt cắt suối Mạ gồm cát kết hạt nhỏ đến
vừa màu xám sáng xen bột kết và đá phiến sét - sericit màu xám xẫm, phân lớp
mỏng.
Quan hệ dưới, hệ tầng nằm chỉnh hợp lên trên các đá của hệ tầng Sông Cả
(O3-Ssc3) còn quan hệ trên bị các lớp cuội kết, cát kết cơ sở của hệ tầng Đồng Trầu
(T2ađt) phủ không chỉnh hợp. Tổng bề dày khoảng 1000m.
- Hệ Devon thống dưới – giữa, hệ tầng Huổi Lôi (D1-2hl?).
Hệ tầng được Nguyễn Văn Hoành xác lập năm 1978 theo mặt cắt Huổi Lôi ở
phía bắc thị trấn Mường Xén. Khối lượng của hệ tầng thuộc phần cao của hệ tầng
Sông Cả (Lê Duy Bách, 1969). Hệ tầng phân bố thành dạng dải hẹp ở phía bắc khu
vực, hình dạng kéo dài theo á vĩ tuyến. Theo các mặt cắt tại khu vực bản San, Cắm
Muộn, Quang Phong gồm: phần thấp chủ yếu là cát kết, cát kết dạng quarzit màu
xám sáng xen bột kết màu xám, đá phiến sét sericit màu xám, xám đen, chuyển tiếp
lên trên đá phiến silic, đá phiến silic màu xám bạc xen các lớp mỏng hoặc thấu kính
đá vôi silic màu đen.
Phần đáy của hệ tầng chưa gặp do đứt gãy. Quan hệ trên chuyển tiếp lên đá
vôi màu xám của hệ tầng Nậm Cắn. Tổng bề dày hệ tầng lớn hơn 250m.
- Hệ Devon thống giữa, hệ tầng Nậm Cắn (D2nc).
Được Nguyễn Văn Hoành xác lập năm 1978 theo mặt cắt suối Nậm Cắn ở
vùng Mường Xén. Trong khu vực, các đá của hệ tầng lộ thành dải duy nhất phương
á vĩ tuyến từ khu vực Bản Sàn đến Na Quya gắn liền với các đá hệ tầng Huổi Lôi.
Trước đây, tầng đá vôi dạng khối này được xếp vào đá vôi C 2-P (Lê Duy
Bách, 1969) hoặc hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs; bản đồ Địa chất - Khoáng sản tỉ lệ
1/200.000 hiệu đính năm 2000).
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm: đá vôi xám xanh bị tái kết tinh yếu,
phân lớp vừa ở phần thấp chuyển lên đá vôi xám sáng bị tái kết tinh, đá vôi vi hạt

phân lớp dày đến dạng khối, trên cùng là đá vôi xám tối phân lớp thanh, đá vôi silic,
đá vôi sét chứa di tích sinh vật. Trong những lớp đá vôi này thu thập được phong


23

phú hóa thạch dạng lỗ tầng, gồm Amphipora sp., Coenites sp., Thamnopora sp. Có
tuổi từ D2 đến D3 (KS.1218, KS.1219, do Nguyễn Hữu Hùng xác định).
Hệ tầng có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Huổi Lôi ở dưới và quan hệ kiến
tạo với các trầm tích phun trào hệ tầng Đồng Trầu ở trên (quan sát được ở ngoài khu
vực nghiên cứu, trong khu vực nghiên cứu là quan hệ bất chỉnh hợp). Tổng bề dày
của hệ tầng khoảng 550m.
Giới Mesozoi
Hệ Trias thống giữa, Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt).
Khu vực nghiên cứu, các thành tạo của hệ tầng này chiếm khối lượng chủ
yếu, phân bố thành dải rộng ở phần trung tâm, hình dạng kéo dày theo phương tây
tây bắc - đông đông nam và các đá thường cắm về phía bắc - đông bắc.
Theo thành phần thạch học, hệ tầng được chia làm 2 tập:
+ Tập 1 (T2ađt1): đặc điểm chung là trầm tích lục nguyên chiếm ưu thế với
thành phần gồm cuội kết, dăm sạn kết xen cát kết đa khoáng sáng màu, cát kết, bột
kết màu tím gụ đặc trưng xen các lớp đá vôi, sét vôi mỏng, các lớp đá phiến sét bị
chlorit hoá màu lục, các thấu kính đá phun trào felsic và tuf. Tuy nhiên giữa các mặt
cắt có sự thay đổi khá lớn về thành phần thạch học.
+ Tập 2 (T2ađt2): thành phần thạch học đặc trưng là các đá phun trào và trầm
tích phun trào chiếm ưu thế gồm andesit, riolit, riodacit, dacit màu xám sáng tới
xám xanh, bị ép mạnh và tuf của chúng xen các lớp cát kết, bột kết phân lớp mỏng.
Bề dày của hệ tầng khoảng 1800 - 2000m.
Về quan hệ: trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Đồng Trầu phủ bất chỉnh hợp
lên thành tạo cổ hơn là hệ tầng Huổi Nhị.
Ở các khu vực khác ngoài khu vực nghiên cứu như Na Loi, Keng Đu, Nậm

Song, quan sát thấy chúng phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo cổ hơn như hệ tầng
Nậm Tầm, hệ tầng La Khê.
Cũng ở ngoài khu vực nghiên cứu, dọc theo đứt gãy chờm nghịch Mỹ Lý,
các đá của hệ tầng có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng Huổi Nhị, Nậm Tầm, La


24

Khê, Bắc Sơn. Trong đó đã gặp các đá thuộc các thành tạo cổ hơn phủ chờm lên các
đá của hệ tầng Đồng Trầu. Đây là do hoạt động của pha kiến tạo muộn hơn về sau.
Về tuổi của hệ tầng: các hoá thạch chân rìu phát hiện được ở các mặt cắt Xốp
Tụ - Huổi Vát, Huổi Bén, Huổi Tố, Huổi Xá gồm: Costatoria sp., C. curvirostris, C.
cf. submultistrida, Neoschisodus sp. (cf. ovatus), N. laevigatus, Cercomya magna.
Các hoá thạch này cho tuổi chủ yếu vào Anizi (T 2a). Do vậy, tuổi của hệ tầng được
ghi nhận như các tài liệu trước. Tuy nhiên không loại trừ có yếu tố Ladin sớm (T 2l).
Giới Kainozoi
Hệ Đệ Tứ, không phân chia (Q).
Các thành tạo trầm tích bở rời thuộc Hệ Đệ Tứ phân bố rải rác dọc các khe
suối tạo nên các bãi bồi, doi cát ven lòng, cá biệt gặp vài mảnh thềm sót kích thước
nhỏ nằm cao hơn mực nước suối từ 2 - 4m.
Thành phần gồm: phần dưới là tảng, cuội, sỏi, sạn, cát. Phần trên là bột, sét
lẫn ít vật chất hữu cơ và mùn thực vật,...
1.2.2. Magma xâm nhập.
Trong khu vực nghiên cứu ghi nhận sự có mặt các thành tạo magma xâm
nhập sau:
- Phức hệ Sông Mã (Gp/T2sm).
Phức hệ do Đào Đình Thục xác lập (1974) để mô tả các đá granitoid á núi
lửa lộ ra trên phạm vi Bắc Trung Bộ và có liên quan chặt chẽ với các đá phun trào
hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt), phát triển trên võng chồng Sầm Nưa.
Trước đây, Lê Duy Bách (1969), xếp các thành tạo đá magma xâm nhập nêu

trên ở khu vực này vào phức hệ granitoid á núi lửa tuổi T 3, trong công trình hiệu
đính loạt tờ bản đồ địa chất khoáng sản Bắc Trung Bộ tỷ lệ 1:200.000, chúng được
xếp vào phức hệ Sông Mã tuổi T2 (Gp/T2sm).
Trong diện tích nghiên cứu chỉ quan sát được vài diện lộ nhỏ. Thành phần
chủ yếu là granit - muscovit, granit - biotit dạng porphyr, granit porphyr sáng màu
hạt vừa đến thô.


25

Đá thường có cấu tạo khối, kiến trúc vi khảm, vi hạt nửa tự hình đến
granophir. Ở một số nơi tiếp giáp với các đá phun trào hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt)
trong đới nội tiếp xúc phát triển các đá hạt kết tinh nhỏ, nhiều chỗ có kiến trúc
porphyr rõ rệt, ở phần đới ngoại tiếp xúc không quan sát thấy biến đổi đá vây quanh
- Các thành tạo đá mạch chưa rõ tuổi (Gb, Db/?).
Gồm các đai mạch diabas, gabrodiabas phân bố rải rác trong khu vực, chúng
xuyên cắt các đá của hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt/). Các đai mạch này dày từ một vài
mét đến hàng chục mét. Đá thường có cấu tạo khối hoặc bị ép và biến đổi.
+ Gabrodiabas: kiến trúc gabrodiabas tàn dư, cấu tạo khối hoặc ép nhẹ.
Thành phần chủ yếu gồm: plagioclas, pyroxen. Đá thường bị artinolit hóa.
+ Diabas: thường bị biến đổi, có kiến trúc khảm ofit tàn dư, cấu tạo định
hướng yếu. Thành phần khoáng vật gồm: plagioclas bazơ (labrado - bitaonit),
pyroxen (diopsit) bị artinolit hóa mạnh
Kết quả phân tích lát mỏng mẫu KS.12012 cho thấy diabas bị biến đổi, kiến
trúc ofit tàn dư, cấu tạo định hướng yếu.
Thành phần gồm: plagioclas = 43%, pyroxen (diopsit) = 56%, quặng = 1%.
Plagioclas có dạng que nhỏ dài bị sauxurit hóa hoàn toàn, bề mặt phủ bởi các vi hạt
epidot, chlorit, sericit nằm khảm trong hạt pyroxen dạng tấm, hạt kém tự hình bị
artinolit hóa mạnh.
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo.

Khu vực nghiên cứu thuộc một phần nhỏ của đới cấu trúc Sông Cả, hệ uốn
nếp Tây Việt Nam. Bình đồ kiến trúc hiện tại của đới Sông Cả là một phức nếp lõm
lớn, có phương trục uốn nếp tây bắc - đông nam. Khu vực nghiên cứu nằm trên một
cánh của phức nếp lõm này (Dovjikop A.E, 1965).
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu có hai hệ thống đứt gãy chính là:
- Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam: là hệ thống đứt gãy chủ đạo,
đóng vai trò chính tạo nên các đới cà nát, dập vỡ, biến đổi.


×