1
S K HOCH V U T HNG YấN
TI
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí quản lý doanh nghiệp sau đăng
ký trên hồ sơ điện tử tại tỉnh Hng Yên
CHUYấN 6
Ngnh ngh, c cu ngnh ngh v
s thay i c cu ngnh ngh, nh
hng n s phỏt trin KT-XH
a phng
PGS. TS. NGUYN MNH QUN - Khoa QTKD, H KTQD
ThS. NGUYN PHNG THO -Vin NC&PT DN, H KD&CN HN
H NI, THNG 10 NM 2013
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1...........................................................................................................................4
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ, CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ......................................................4
1.1 Tổng quan về ngành nghề, cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế.........................................................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................4
1.1.2. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế...............................................7
1.2. Những nhân tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ..........................9
1.2.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất ............................................................9
1.2.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất (yếu tố thị trường) ................................9
1.2.3. Nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách của nhà nước....................................10
CHƯƠNG 2.........................................................................................................................12
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG.................12
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ảnh hưởng tới kinh tế xã hội của
địa phương.......................................................................................................................12
2.2. Cơ cấu ngành nhỏ trong từng nhóm ngành lớn.......................................................14
2.2.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản...............................................................................14
2.2.2. Sản xuất công nghiệp........................................................................................15
2.2.3. Dịch vụ..............................................................................................................17
2.3. Một số kết quả đạt được của tỉnh Hưng Yên trong một số năm qua.......................19
2.3.1. Về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.....................................19
2.3.2.Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.................................................20
CHƯƠNG 3.........................................................................................................................23
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
QUAN TÂM NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH.............................................................23
3.1. Mục tiêu phát triển của tỉnh Hưng yên đến 2020....................................................23
3.1.1 Mục tiêu tổng quát..............................................................................................23
3
3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế..........................................................................23
3.2. Phương hướng, giải pháp phát triển.........................................................................23
3.2.1 Về nông nghiệp và phát triển nông thôn............................................................23
3.2.2. Về công nghiệp - xây dựng...............................................................................24
3.2.3. Về thương mại và dịch vụ.................................................................................25
3.2.4. Về quản lý tài chính, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng........................................26
3.3. Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu tại địa phương.........................................26
Cơ cấu, lĩnh vực hoạt động.........................................................................................26
Lý do, nguyên nhân lựa chọn lĩnh vực kinh doanh....................................................27
Lý do, nguyên nhân lựa chọn lĩnh vực kinh doanh....................................................27
Việc điều chỉnh và chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh..............................27
Sử dụng đất đai, tài nguyên, vốn, nhân lực.................................................................27
4
CHƯƠNG 1.
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ, CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1 Tổng quan về ngành nghề, cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh
tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất
lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều
kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Về bản chất: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ
trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
1.1.1.2. Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm 5 cấp:
• Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến
U;
Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Nhóm B: Khai khoáng.
Nhóm C: Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa
không khí
Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Nhóm F: Xây dựng.
Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
5
Nhóm H: Vận tải kho bãi.
Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Nhóm J: Thông tin và truyền thông.
Nhóm K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Nhóm L: Hoạt động kinh doanh bất động sản.
Nhóm M: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
Nhóm N: Hoạt động hành chính và dịch vụ.
Nhóm O: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà
nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc
Nhóm P: Giáo dục và đào tạo
Nhóm Q: Y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội
Nhóm R: Nghệ thuật và vui chơi giải trí
Nhóm S: Các hoạt động dịch vụ khác.
Nhóm T: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản
phẩm vật chất và dịch vụ tuefj tieu dùng của hộ gia đình
Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
• Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng hai số theo từng
ngành cấp 1 tương ứng;
• Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng ba số theo từng
ngành cấp 2 tương ứng;
• Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng bốn số theo từng
ngành cấp 3 tương ứng;
• Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng năm số theo
từng ngành cấp 4 tương ứng.
6
1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành: Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn
luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định.
Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng
hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các
ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan
hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ
cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch và cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù
hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu
cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
1.1.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với phát triển kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là một trong những vấn đề then chốt, đóng
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
• Một là, phát huy các lợi thế so sành để khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương như về đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, vốn nguồn nhân lực, trên cơ sở đó tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng
phân bổ những nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng
suất cao hơn.
• Hai là, tạo ra sức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, đa dạng
về chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người dân và xuất khẩu.
• Ba là, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm và không ngừng tăng thu nhập,
nâng cao mức sống cho người lao động, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi thành
phần trong xã hội vươn lên làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật.
• Bốn là, góp phần nang cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra cơ hội
cho các ngành tiến hàng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao trình độ áp
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và phương thức quản lý tiên tiến vào
7
các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở ra cơ hội để thâm nhập ngày càng sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu ngành là nội dung quan trọng nhất và là mục tiêu
chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa đối với các nước đang phát triển. Xu hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng ngày càng hiện đại hơn từ một nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế công- nông nghiệp rồi đến xã hội tiêu dùng cao (dịch vụ), phát
triển kinh tế trí thức cũng chính là nội dung cơ bản, thể hiện mục tiêu về kinh tế của quá
trình công nghiệp hóa đất nước. Ngược lại chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt phù hợp
với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế sẽ tạo
nên tính chất bền vững, hiệu quả của quá trình tăng trưởng, kết quả đó có tác dụng củng
cố thành quả của công nghiệp hóa và tiếp theo là tác dụng đến các mục tiêu khác của
công nghiệp hóa như mục tiêu về xã hội, môi trường.
1.1.2. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.2.1. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi, tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng lấn át trong cơ cấu kinh tế do tốc độ tăng của
ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn tốc độ tăng của công nghiệp. Đây là xu
hướng rõ nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của các nước đang phát triển. A Fisher
cho rằng tỷ lệ nông nghiệp có thể giảm từ 80% đối với các nước chậm phát triển nhất
xuống 11- 12% ở các nước công nghiệp phát triển và trong những điều kiện đặc biệt có
thể xuống tới 5%, thậm chí 2%. Cùng với quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu
nhập thì thu nhập của công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tề và nền
kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ ngày càng tỏ ra giữ vị trí chi phối trong sự đóng góp
vào tổng thu nhập nền kinh tế.
Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các nước có mức thu nhập trung bình
(kể cả trung bình cao và trung bình thấp) rất cao, thể hiện quá trình các nước này chạy
theo chiến lược tăng tốc để tạo ra sự khởi sắc nhanh cho nền kinh tế, để chuẩn bị tư thế
8
cho một xã hội tiêu dùng cao. Các nền kinh tế thu nhập cao, với cơ cấu dịch vụ- công
nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ. Nhiều nước đang phát triển, nhất là các nước đã
thành công trong chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đạt được những thành tựu
vững chắc trong phát triển kinh tế, điển hình là các nước Đông Nam Á kể cả Trung Quốc
và Việt Nam là do chính phủ đã thực hiện các chính sách nhằm hướng nền kinh tế chuyển
dịch theo xu thế này. Trong quá trình phát triển xu hướng trên cũng thể hiện ở cơ cấu lao
động và nó có ý nghĩa khá quan trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có tác dụng thúc
đẩy hiệu quả và năng suất của từng ngành và trong toàn nền kinh tế. Các nước có thu
nhập trung bình cao và trung bình thấp có tỷ lệ lao động chiếm giữ trong công nghiệp cao
nhất, thể hiện quan điểm hướng tới một xã hội có nền công nghiệp hiện đại và đang triển
khai quá trình tăng trưởng nhanh. Các nước có mức thu nhập cao, tỷ lệ lao động ngành
dịch vụ trên 50% phản ánh một xã hội tiêu dùng cao.
1.1.2.2. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động
giảm, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao chiếm ngày càng lớn
và tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn.
Cùng với quá trình phát triển, các nguồn lực tự nhiên, đất đai và lao động trong xã
hội sẽ giảm dần và trở nên ngày một đắt đỏ hơn nên sản lượng thực tế ngày càng gần với
mức sản lượng tiềm năng mà mỗi quốc gia có thể có được. Đi đôi với nó và một xu
hướng tất yếu trong quá trình phát triển là việc tăng cường hoạt động đầu tư, nghiên cứu,
triển khai, phát triển khoa học công nghệ … tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn từ nguồn
nguyên liệu ban đầu bằng cách hoàn thiện quá trình chế biến sản phẩm. Vì vậy, xu hướng
chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu là sự giảm dần các sản phẩm dựa trên lợi thế tài
nguyên và lao động, tăng dần tỷ trọng các hàng hóa vốn cao, các hàng hóa cao cấp, chất
lượng cao trải qua nhiều công đoạn chế biến tinh vi. Điều này thể hiện không chỉ trong
ngành công nghệ cao với sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, ngành công
nghiệp chế biến công nghệ cao mà cả trong xu hướng chuyển dịch của ngành dịch vụ.
Đối với ngành dịch vụ, đó là sự phát triển mành của các ngành tài chính, ngân hàng, bảo
9
hiểm, luật, giáo dục, y tế và du lịch. Tất cả các dịch vụ này đi theo chiều hướng cung cấp
hàng hóa chất lượng cao.
1.1.2.3. Xu thế “mở” trong cơ cấu ngành kinh tế
Các nền kinh tế kém phát triển thường tồn tại cơ cấu kinh tế dạng “đóng”. Vì vậy cơ
cấu sản xuất thường trùng với cơ cấu tiêu dùng cả về quy mô và chủng loại sản phẩm
hàng hóa. Dạng cơ cấu đóng ngày trở nên ngày càng không phù hợp để cả về tính hiệu
quả lẫn xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu. Cơ cấu mở là dạng phù hợp với điều kiện
nền kinh tế thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế cũng như khu vực và là xu hướng hiệu
quả nhất cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đặc
trưng nổi bật của dạng này là cơ cấu sản xuất với cơ cấu tiêu dùng trong nước. Theo đó
cho phép các nước có điều kiện lựa chọn được một cơ cấu ngành sản xuất có hiệu quả
nhất. Dấu hiệu để tổ chức các ngành kinh tế này là dựa trên các yếu tố lợi thế của đất
nước (có thể là lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh hay lợi thế theo giá cả nguồn lực) và
những đặc trưng của thị trường quốc tế như giá cả hàng hóa, nhu cầu và chất lượng sản
phẩm quốc tế. Cơ cấu mở còn giúp cho các nước tiêu dùng hàng hóa (cả về quy mô và
chủng loại), kể cả các hàng hóa không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất trong nước
thiếu hiệu quả, thông qua con đường nhập khẩu hoặc trao đổi hai chiều.
1.2. Những nhân tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất
Nhóm này bao gồm toàn bộ các nguồn lực mà xã hội có thể huy động được
vào quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố chính là: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con
người, nguồn vốn và tiềm lực khoa học – công nghệ.
1.2.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất (yếu tố thị trường)
Nếu các nhóm yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của các nguồn nhân lực có
thể
huy động cho sản xuất và sự phân bổ chúng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh
khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của
thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các nguồn vốn đầu tư cũng
10
như các nguồn lực sản xuất khác quyết định phân bổ vào những lĩnh vực sản xuất nào,
với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm: dung lượng thị trường và thói quen
của người tiêu dùng.
• Dung lượng thị trường: độ lớn của dung lượng thị trường là một trong những
nhân tố có ý nghĩa đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các
lĩnh vực sản xuất khác nhau. Dung lượng thị trường (lượng cầu) được quy
định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn
thấp, hầu hết thu nhập chỉ được chi dùng vào những sản phẩm thiết yếu.
Nhưng khi thu nhập của dân cư tăng lên, co cấu tiêu dùng của họ cũng thay
đổi theo hướng chi cho những mặt hàng cao cấp tăng lên.
• Thói quen thị hiếu của người tiêu dùng: tính ưa thích theo thói quan tiêu
dùng một số loại sản phẩm nào đó đòihỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứu để
tìm cách đáp ứng, vì thế tình trạng thỏa dụng của người tiêu dùng đã trở
thành một trong các chỉ tiêu tác động vào sự hình thành cơ cấu ngành kinh
tế.
1.2.3. Nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách của nhà nước
Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước, song không phải
nhà nước can thiệp trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế.
Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì nhà nước giảm thuế, hoặc
quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối với những ngành
hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ
hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản
xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản
xuất. Nhà nước cũng có thể khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có
nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế, xã hội; ngược lại, muốn hạt chế di
11
dân thì phải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vật chất
và tinh thần tương đương như các đô thị lớn.
Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư,
tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách
thành thị và nông thôn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu sự tác động tổng hợp của nhiều
nhân tố. Trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, thị trường
hóa và tiến bộ của khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng, bản thân những nhân tố tác
động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng không ngừng biến đổi và hàm chứa
những nội dung kinh tế không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy khi đánh giá mức độ tác
động của tứng nhân tố cũng như tổng hợp các nhân tố đó, phải nhìn nhận chúng như
những quá trình động để xem xét xu hướng tác động dài hạn lên quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành của nền kinh tế. Nhưng dù tiếp cận vấn đề như thế nào đi nữa thì trong một
nền kinh tế thị trường, tập hợp các nhân tố đầu vào (nguồn lực sản xuất), đầu ra (điều
kiện thị trường) và cơ chế chính sách (chủ yếu là sự tác động của nhà nước) vẫn là những
tác nhân quan trọng nhất đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
12
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ảnh hưởng tới kinh tế xã hội
của địa phương
Cơ cấu GDP Thực hiện kế hoạch từ năm 2006-2010, trong bối cảnh thế giới và khu
vực phục hồi sau khủng hoảng, tạo cơ hội tranh thủ nguồn lực hợp tác quốc tế và tiêu thụ
sản phẩm; tình hình kinh tế chính trị trong nước thuận lợi, đất nước ổn định, nhiều chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước được sửa đổi và ban hành đã thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội. Kinh tế-xã hội cả nước đạt tốc độ tăng trưởng cao 7,26%/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ. Một
số kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế (giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: %
Nông, lâm nghiệp
Công nghiệp và
và thủy sản
xây dựng
100
18.7
41.0
40.3
2007
100
17.9
41.6
40.5
2008
100
17.7
41.5
40.8
2009
100
17.1
41.6
41.3
2010
100
16.4
41.9
41.7
Năm
Cơ cấu
2006
Dịch vụ
Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 16.4%, đạt so với kế hoạch là từ 16-17%,
cơ cấu ngành công nghiệp xây dựng năm 2010 đạt 41.9%, đạt so với kế hoạch là từ 4041%, cơ cấu ngành dịch vụ năm 2010 là 41.7%, gần đạt so với kế hoạch là từ 42-43%. Quy mô GDP của các ngành đều tăng lên, chuyển dịch cơ cấu ngành theo đúng xu thế là
13
tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông
nghiệp trong GDP, cụ thể:
• Tỉ trọng của ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm từ 18.7% năm 2006, xuống còn
16.4% năm 2010.
• Tỉ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 41% năm 2006, 36.6% năm
2001 lên 41.9% năm 2010.
• Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 40.3% năm 2006 lên 41.7% năm 2010.
Sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế đã góp phần vào những kết quả
đạt được về kinh tế trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế khá cao
được thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng sau:
Bảng 2: Tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: %
Nông, lâm nghiệp
Công nghiệp và
và thủy sản
xây dựng
8.23
3.69
10.38
8.29
2007
8.46
3.76
10.22
8.85
2008
6.31
4.68
5.98
7.37
2009
5.32
1.82
5.52
6.63
2010
6.78
2.78
7.7
7.52
Năm
GDP
2006
Dịch vụ
Tính ra, trong giai đoạn 2006- 2010, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.58%, khu vực Công nghiệp-xây dựng tăng 9.09%, khu
vực dịch vụ tăng 7.35%. Điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành hướng đến tăng
tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp
và thủy sản.
14
2.2. Cơ cấu ngành nhỏ trong từng nhóm ngành lớn
Trước thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý, kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, tỷ
trọng nông nghiệp thường xuyên chiếm trên 40% trong cơ cấu của nền kinh tế đất nước.
Sau đổi mới, với chính sách phát triển nhiều thành phần, đa dạng hóa, đa phương hóa
nền kinh tế đã thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là các hoạt động
thương mại, dịch vụ, góp phần đưa cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch nhanh theo
hướng tích cực.
2.2.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản
a. Kết quả đạt được Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm 2006-2010 tiếp
tục tăng trưởng ổn định, cung cấp nhiều sản phẩm với chất lượng được nâng cao, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính ra,
trong năm năm 2006-2010, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất khu vực này tăng 5,2%,
trong đó nông nghiệp tăng 50,4%, lâm nghiệp tăng 24,8%, thủy sản tăng gấp 2,6 lần. Cơ
cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm
nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản. Năm 2006, giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế)
chiếm 79% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; lâm nghiệp chiếm 4,7%
và thủy sản chiếm 16,3%, đến năm 2010 các tỷ lệ này lần lượt là: 76,3%; 2,6% và
21,1%.
Do sản xuất phát triển, tỷ suất và chất lượng nông sản hàng hoá tăng, giá nông sản trên
thị trường thế giới cao nên khối lượng và giá trị xuất khẩu của hầu hết các loại nông sản
xuất khẩu chủ lực của nước ta đều tăng lên đáng kể. Đến nay, nông sản hàng hoá của
nước ta đã được xuất khẩu đến 160 nước và vùng lãnh thổ. Ngoài gạo xuất khẩu duy trì
vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu lớn của thế giới, nước ta còn đứng thứ 2 thế giới
về xuất khẩu cà phê; số 1 thế giới về xuất khẩu điều và hồ tiêu; thứ 5 thế giới về xuất
khẩu chè. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt mức kỷ lục
với trên 19,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,0 tỷ USD, vượt xa mục
tiêu “xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thủy sản khoảng 3,5 tỷ
USD” đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2010.
15
b. Hạn chế và yếu kém
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản của nước ta trong những năm vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém, thể
hiện tập trung ở một số mặt sau đây:
Một là, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá trị gia tăng thấp. Do phát triển theo chiều
rộng là chủ yếu, nên chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, giá
trị tăng thêm không lớn. Tính chung trong năm năm 2006-2010, bình quân mỗi năm tốc
độ tăng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,58%, không đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là “giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thủy sản, lâm
nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0-4,5%”.
Hai là, một số cây công nghiệp lâu năm có thế mạnh của nước ta còn thiếu sức
cạnh tranh, thiếu thương hiệu trên thị trường quốc tế. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa và
một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, điều là những cây trồng thế
mạnh, đứng thứ hạng cao trong khu vực và thế giới về khối lượng sản phẩm sản xuất ra
hàng năm. Tuy nhiên, sản xuất vẫn rất phân tán theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, năng
suất, chất lượng và tỷ suất hàng hóa thấp, sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu ở dạng sơ
chế nên giá bán không cao và thiếu sức cạnh tranh, ít sản phẩm xây dựng được thương
hiệu trên thị trường quốc tế.
Ba là, lâm nghiệp phát triển chậm. Giá trị tổng sản lượng lâm nghiệp bình quân mỗi
năm chỉ tăng 2,2%. Tỷ lệ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng rừng suy giảm. Công tác
bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao. Tính chung mười năm 2001-2010, tổng diện tích rừng bị
cháy và bị chặt phá là 74,2 nghìn ha, trong đó 48,4 nghìn ha bị cháy và 25,8 nghìn ha bị
chặt phá.
Bốn là, sản xuất thủy sản thiếu vững chắc do nuôi trồng tự phát và thị trường tiêu
thụ không ổn định.
2.2.2. Sản xuất công nghiệp
a. Kết quả đạt được Trong mười năm 2006-2010, nhất là trong những năm 2008-2010,
sản xuất công nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và
16
suy thoái kinh tế toàn cầu, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp; sau
đó là sự tăng giá của hầu hết các loại nguyên vật liệu của ngành công nghiệp mà nước ta
phải nhập khẩu khối lượng tương đối lớn như sắt thép, hóa chất cơ bản, bông sợi và phụ
liệu dệt may... làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chế biến. Mặc dù gặp
khó khăn, thách thức nhưng sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng
khá với tốc độ tăng hàng năm 2 chữ số (trừ năm 2009 tăng 7,6%). Giá trị sản xuất công
nghiệp (theo giá so sánh 1994) năm 2010 ước tính đạt 795,1 nghìn tỷ đồng, gấp 4,0 lần
năm 2006. Nếu xem xét động thái và thực trạng sản xuất công nghiệp năm năm 20062010 theo 3 ngành cấp I: (1) Công nghiệp khai khoáng; (2) Công nghiệp chế biến; (3)
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước thì diễn biến tình hình của từng
ngành như sau: Công nghiệp khai khoáng bao gồm 4 ngành: khai thác than; khai thác
dầu thô và khí tự nhiên; khai thác quặng kim loại; khai thác đá và khai thác mỏ khác.
Khai thác dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong 5 năm lượng khai thác chỉ tăng trong
những năm đầu, sau đó giảm dần do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, do chủ
trương của Nhà nước hạn chế dần khai thác tài nguyên thiên nhiên cho mục tiêu phát
triển bền vững. Tuy nhiên, do khai thác than, khai thác khí tự nhiên và khai thác các loại
khoáng sản khác tương đối ổn định nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng
chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp theo giá thực tế giảm không
nhiều, từ tỷ trọng 13,2% năm 2006 xuống 9,2% năm 2010.
Công nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm 24 ngành cấp II, nhưng sản xuất chế biến
thực phẩm và sản xuất đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 20% giá trị sản xuất của
công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong năm năm 2006-2010 ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo phát triển tương đối cao với tốc độ bình quân mỗi năm tăng 16,2%. Giá trị sản
xuất công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2010 theo giá so sánh 1994 đã gấp 4,5 lần năm
2006 và tỷ trọng chiếm trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp theo giá thực tế
tăng từ 81,2% năm 2006 lên 85,7% năm 2010. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện,
khí đốt và nước, bao gồm 2 ngành cấp II là sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và
phân phối nước với sản phẩm chủ yếu là điện và nước máy. Đây là những sản phẩm có
17
nhu cầu lớn và ưu tiên đầu tư nên trong những năm vừa qua duy trì được tốc độ phát
triển tương đối ổn định.
b. Một số hạn chế
Một là, Sản xuất công nghiệp nhìn chung vẫn phân tán, quá trình tích tụ trong sản
xuất diễn biến chậm chạp. Chủ trương xây dựng một số tập đoàn công nghiệp nhưng
định hướng hoạt động không rõ ràng, đầu tư dàn trải sang cả những lĩnh vực khác như tài
chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản ngoài khả năng về vốn, công nghệ và trình
độ quản trị nên mức độ thành công không cao.
Hai là, Sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng chủ yếu
vẫn sử dụng công nghệ thấp.
Ba là, Trong những năm vừa qua ngoại trừ dầu thô, ngành công nghiệp đã tập trung
khai thác tài nguyên khoáng sản với mức độ cao. Việc cấp giấy phép dễ dãi và sơ hở,
quản lý khai thác bị buông lỏng và trình độ công nghệ khai thác, tuyển chọn, chế biến
thấp đã làm tài nguyên tổn thất lớn và suy giảm nhanh.
Bốn là, Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước lẽ ra là phải đi trước một
bước, nhưng trong năm năm 2006-2010 ngành công nghiệp này chỉ tăng bình quân mỗi
năm 13,2%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm của toàn ngành công nghiệp.
Năm là, Tỷ lệ chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất của khu vực công
nghiệp và xây dựng năm 2006 là 0,69% và năm 2007 là 0,7%. Tỷ lệ này có xu hướng
tăng lên qua các năm là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do
mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao trong sản xuất công nghiệp. Đồng thời, sự gia
tăng của chi phí trung gian thể hiện sử dụng lãng phí vật tư sản xuất.
2.2.3. Dịch vụ
a. Kết quả đạt được
Du lịch là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh, được xác định là
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Định hướng phát triển du lịch trong Chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010 là Phấn đấu đến năm 2010 du lịch Việt Nam
18
được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; phấn đấu tăng
trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 11-15%. Tính chung
mười năm 2001-2010, số khách quốc tế đến nước ta đạt trên 34,6 triệu lượt người, tăng
bình quân mỗi năm 9%, năm 2010 đã có trên 5 triệu lượt khách quốc tế đến nước ta, gấp
2,4 lần năm 2001. Do phát triển với tốc độ tương đối cao nên du lịch ngày càng đóng
góp lớn trong nền kinh tế. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch trong tổng giá trị xuất khẩu
dịch vụ từ 35% năm 2006, đã tăng lên 53% năm 2009. Nếu so với tổng trị giá hàng hóa
xuất khẩu thì trị giá xuất khẩu dịch vụ du lịch hàng năm bằng trên dưới 7%, cho thấy vai
trò quan trọng của hoạt động du lịch của nước ta trong những năm vừa qua.
b. Một số hạn chế
Một là, Hoạt động thương mại trên thị trường trong nước chủ yếu vẫn là buôn bán
nhỏ nên chưa khai thác được tiềm năng và lợi thế của thị trường hơn 90 triệu dân.
Phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại tuy đã hình thành nhưng chưa xác lập được
vai trò hướng dẫn và chi phối thị trường, văn minh thương mại kém, không niêm yết giá,
nói thách, cân điêu còn khá phổ biến. Các giải pháp quản lý thị trường thiếu đồng bộ,
hiệu quả thấp nên tình trạng buôn bán hàng lậu và hàng giả, hàng kém phẩm chất vẫn tồn
tại trên phạm vi rộng.
Hai là, Trị giá hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chủ yếu vẫn là
tăng khối lượng xuất khẩu và được hưởng lợi do giá cả thế giới tăng và đứng ở mức cao,
chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Ba là, Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu lại là hàng chế biến; hàng thô
chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bốn là, Hoạt động du lịch tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chủ yếu là tham quan danh lam thắng
cảnh; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chưa phát triển. Cơ sở vật chất phục vụ du
lịch còn hạn chế, số khách sạn và số buồng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được đẩy mạnh.
19
2.3. Một số kết quả đạt được của tỉnh Hưng Yên trong một số năm qua
2.3.1. Về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng
hoá. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng cây lương
thực giảm dần; tăng tỷ trọng rau quả, cây công nghiệp và chăn nuôi, thủy sản (năm 2013,
cơ cấu: cây lương thực 21,72%, rau quả, cây ăn quả 27,71%, chăn nuôi, thuỷ sản 50,57%;
dự kiến đến 2015: 20% - 35% - 45%). Đã tích cực chuyển đổi cơ cấu thời vụ, giống cây
trồng theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; năm 2013, lúa chất lượng cao đạt
61,5%, hàng năm cơ bản đáp ứng trên 70% nhu cầu giống lúa thuần tốt cho sản xuất lúa
của tỉnh. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 108 nghìn ha; trong đó, lúa trên 81
nghìn ha, năng suất lúa bình quân một vụ đạt gần 65 tạ/ha, sản lượng lương thực bình
quân đạt 57,5 vạn tấn/năm (thóc 52,8 vạn tấn/năm). Sản lượng nhãn, vải đạt 45 nghìn
tấn/năm; cam, chanh, quýt tăng 4,96%/năm, chuối tăng 6,86%/năm. Tổng đàn gia súc, gia
cầm giai đoạn 2011-2013 đều tăng về quy mô và sản lượng xuất chuồng: đàn trâu tăng
1,1%/năm, đàn bò tăng 2,6%/năm, đàn lợn tăng 2,7%/năm, đàn gia cầm tăng 4,7%/năm.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 3,4%/năm, sản lượng thuỷ sản tăng 13,5%/năm...
Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2015 ước tăng
2,47%/năm (mục tiêu Đại hội tăng 4%/năm).
Xây dựng nông thôn mới: đến nay, toàn tỉnh có 145/145 xã hoàn thành quy hoạch,
đề án xây dựng nông thôn mới. Bình quân cả tỉnh năm 2011 đạt 6,62 tiêu chí/xã, năm
2012 đạt 7,855 tiêu chí/xã, năm 2013 đạt 9,296 tiêu chí/xã; đến năm 2013, toàn tỉnh có 05
xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, có 46 xã đạt từ 10 -14 tiêu chí, có 93 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí.
Trong 20 xã điểm, có 17 xã đạt 13-16 tiêu chí, 03 xã đạt 10-12 tiêu chí; mục tiêu, đến
năm 2015 có 25% số xã (37 xã) đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong 3 năm 20112013, tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới (không bao gồm nguồn vốn tín
dụng) ước đạt 5.222,5 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước 1.208 tỷ đồng, vốn lồng
ghép từ các chương trình, dự án 1.121,5 tỷ đồng, vốn huy động từ các doanh nghiệp
162,6 tỷ đồng, vốn do nhân dân đóng góp và các khoản vốn huy động khác 383,4 tỷ
20
đồng, để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.
Tỉnh đang triển khai hỗ trợ kinh phí cho các xã mua xi măng xây dựng đường giao thông
thôn, xóm, đường ra đồng, năm 2013, tỉnh đã hỗ trợ 60 tỷ đồng.
2.3.2.Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá, song còn thấp so với mục tiêu Đại hội đề ra,
giá trị sản xuất công nghiệp bình quân năm 2011-2013 tăng 10,06%/năm, dự kiến năm
2011-2015 tăng 9,84%/năm, (mục tiêu Đại hội 19%/năm). GTSX công nghiệp năm 2013
(giá cố định 2010) 69.742 tỷ đồng. Có 3/14 khu công nghiệp đi vào hoạt động; Khu công
nghiệp Thăng Long II được mở rộng và từng bước phát huy hiệu quả.
Từ tháng 10/2010 đến năm 2013, tỉnh tiếp nhận thêm 323 dự án (237 dự án trong
nước, 86 dự án nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký 16,3 nghìn tỷ đồng và 741 triệu
USD, nâng tổng số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lên 1.092 dự án (trong nước
828 dự án, nước ngoài 264 dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký 67.241 tỷ đồng và 2,35 tỷ
USD, tương đương 5,7 tỷ USD; dự kiến đến 2015, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng
6,5 tỷ USD (mục tiêu đến 2015 số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh có tổng vốn đăng ký 5 tỷ
USD); có thêm 100 dự án đi vào hoạt động (đưa tổng số dự án hoạt động lên 675), với
tổng vốn đầu tư thực hiện gần 12 nghìn tỷ đồng, bằng 72% tổng vốn đăng ký đầu tư,
đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm thường xuyên cho gần 10
vạn lao động, trong đó dự án đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 3,6 vạn lao động trực
tiếp, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, đóng góp thêm cho ngân sách
mỗi năm khoảng trên 20% so với tổng thu ngân sách địa phương.
2.3.3. Về thương mại và dịch vụ
Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn
2011-2015 ước bình quân tăng 11,09%/năm (mục tiêu Đại hội 16%/năm). Tổng mức bán
lẻ hàng hoá tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 11,48%/năm. Các ngành dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, hành khách được
phát triển, doanh thu tăng bình quân 18%/năm, 100% số xã có bưu cục hoặc điểm bưu
điện văn hoá đang hoạt động. Du lịch bước đầu phát triển với sự tham gia của nhiều
21
thành phần kinh tế và sự liên kết với các địa phương lân cận, nhất là thủ đô Hà Nội; cơ sở
hạ tầng các khu du lịch được đầu tư nâng cấp.
Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng cao. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD,
dự kiến năm 2015 đạt 2,2 tỷ USD (mục tiêu Đại hội đến năm 2015 đạt 1 tỷ USD, tăng
bình quân 17%/năm). Giá trị xuất khẩu hàng nông sản và chế biến ngày càng tăng. Các
doanh nghiệp đã chủ động củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới;
tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và tăng sức
cạnh tranh.
2.3.4. Tài chính, tiền tệ
Thu, chi ngân sách: Trong giai đoạn vừa qua công tác thu ngân sách đứng trước
nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; nhiều doanh nghiệp giải
thể, ngừng hoạt động; sản xuất, kinh doanh cầm chừng, lợi nhuận đạt thấp; Song nhờ
thực hiện tốt các giải pháp về điều hành chính sách tài khóa và thực hiện nghiêm túc chủ
trương thắt chặt chi tiêu của Chính phủ, cải tiến công tác quản lý thuế, đơn giản hoá
nhiều thủ tục hành chính; thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu, thu đúng, thu đủ, kịp
thời vào ngân sách nhà nước và nuôi dưỡng nguồn thu nên tổng thu ngân sách trên địa
bàn tỉnh vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ chi theo dự toán và các
khoản chi phát sinh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 3 năm 2011-2013 đạt 14.546
tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa 11.097 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 3.449 tỷ đồng.
Năm 2013, thu ngân sách đạt 6.026 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 4.243 tỷ đồng, dự kiến
đến năm 2015 tổng thu ngân sách đạt 6.500 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 4.500 tỷ đồng,
thu xuất nhập khẩu 2.000 tỷ đồng (Mục tiêu Đại hội năm 2015 thu ngân sách đạt 6.000 tỷ
đồng, trong đó thu nội địa 5.000 tỷ đồng).
Chi ngân sách bình quân đạt trên 5.000 tỷ đồng/năm bảo đảm đúng quy định. Quản
lý và điều hành tài chính- ngân sách có nhiều tiến bộ, tăng cường phân cấp, tính tự chủ và
nâng cao trách nhiệm quản lý ngân sách các cấp, các cơ quan, đơn vị; thực hiện có hiệu
quả chế độ khoán biên chế và kinh phí ổn định cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
22
Công tác kiểm toán và thanh tra tài chính được tăng cường, đúng kế hoạch, nhất là sử
dụng tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả.
Công tác quản lý tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, hoạt động kinh doanh
vàng được tăng cường. Tổng nguồn vốn của các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh đến hết năm 2013 đạt 30.141 tỷ đồng, bình quân tăng 16,7%/năm. Trong đó:
vốn tự huy động 21.524 tỷ đồng, chiếm 71,4%; vốn vay 4.787 tỷ đồng, chiếm 15,9%; vốn
tài trợ uỷ thác 214 tỷ đồng, 0,7%; nguồn khác 3.596 tỷ đồng, chiếm 11,9%. Dư nợ đối
với nền kinh tế đạt 25.307 tỷ đồng, bình quân tăng 14,4%/năm; trong đó: dự nợ Ngân
hàng chính sách 1.817 tỷ đồng, chiếm 7,2%; dư nợ cho vay của hệ thống Quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở 1.576 tỷ đồng, chiếm 6,2%. Nợ xấu của các Ngân hàng, Quỹ tín dụng 563
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,2% trên tổng dư nợ.
23
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN QUAN TÂM NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH
3.1. Mục tiêu phát triển của tỉnh Hưng yên đến 2020
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
Tập trung khai thác lợi thế, huy động nguồn lực, chủ động hội nhập, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát
triển hệ thống giáo dục, đào tạo để đáp ứng nguồn lực cho phát triển, tăng trưởng kinh tế
nhanh, chất lượng và bền vững, tạo nền tảng vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020; tăng cường đầu tư cho nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, ưu tiên thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới;
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mang nét đặc trưng của địa
phương. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế
Tăng trưởng bình quân năm: GRDP tăng 12 - 13,2 %; giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng 2,5 - 3%- công nghiệp – xây dựng tăng 16,6%- dịch vụ tăng 16,5-17%; GRDP bình
quân đầu người đạt trên 4.000 USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt trên 35.000 tỷ
đồng; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân khoảng 18%/năm.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông nghiệp
11%; công nghiệp, xây dựng 51%; dịch vụ 38%.
Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi của tỉnh và có tích lũy.
3.2. Phương hướng, giải pháp phát triển
3.2.1 Về nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi
24
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, áp dụng kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ tạo ra những sản
phẩm sạch, có năng suất cao và giá trị gia tăng lớn; hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, quy mô lớn; thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới;
khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung chỉ
đạo tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ
sinh an toàn sản phẩm. Có cơ chế chính sách hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn,
xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm có thế mạnh.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng năm đạt bình quân 2,5 - 3%
giai đoạn 2016 - 2020; Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng phát
triển các nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao để hình thành cơ cấu nông nghiệp với tỷ
lệ giữa các ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ vào năm 2020 là: 41%, 52%, 7%. Đến
năm 2020 có 75% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
3.2.2. Về công nghiệp - xây dựng
Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại với nhiều quy mô,
trình độ khác nhau, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa
phương; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại và phát triển
có chọn lọc trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp phụ trợ, bảo đảm
có giá trị gia tăng cao; xây dựng các trung tâm công nghiệp công nghệ cao gắn với các
ngành nông nghiệp và dịch vụ của địa phương trên cơ sở quy hoạch công nghiệp của cả
vùng.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm hoàn thiện đồng bộ và có chất lượng hạ tầng các
khu công nghiệp; Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong khu công nghiệp và hạ tầng ngoài
hàng rào khu công nghiệp; bổ sung cơ chế, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ các doanh nghiệp để sớm đưa các dự án đầu tư mới vào hoạt
động sản xuất, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn
vốn trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực và công nghệ cao.
25
Tăng cường công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư
có quy mô lớn về vốn, công nghệ tiên tiến, hiện đại; chú trọng việc thu hút và kêu gọi đầu
tư vào các ngành, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đa dạng hóa các chương trình xúc tiến
đầu tư, quảng bá đầu tư; thông qua các cơ quan thông tấn báo chí; tăng cường mối quan
hệ với các cơ quan, tổ chức, trung tâm xúc tiến đầu tư, văn phòng thương mại của các
quốc gia đặt tại Việt Nam; các nhà đầu tư đã đầu tư vào tỉnh... Tập trung làm tốt công tác
giải phóng mặt bằng để vừa đảm bảo giải phóng mặt bằng nhanh, góp phẩn đẩy mạnh
công tác thu hút dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước, vừa đảm bảo quyền lợi của
người dân có đất chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ.
Giai đoạn 2016-2020, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng
16,6%/năm, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân trong ngành công nghiệp - xây dựng
đạt khoảng 13,5%/năm.
3.2.3. Về thương mại và dịch vụ
Tích cực thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ chất
lượng cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành các Trung tâm thương mại, chợ
đầu mối cấp vùng theo quy hoạch; củng cố và tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ trên
địa bàn và tạo bước đột phá để thu hút và phát triển du lịch, dịch vụ; xây dựng các cơ
chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ, hình thành các quần
thể du lịch, trung tâm vui chơi, giải trí chất lượng cao, trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái.
Mở rộng và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước; chú trọng mở rộng thị trường
xuất khẩu, thị trường trong vùng, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ
Long; đồng thời quan tâm đến sức mua của thị trường nông thôn để tạo ra các sản phẩm
đáp ứng yêu cầu của nhân dân.