Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phương hướng bảo tồn cây dược liệu tại VQG Pù Mát trên địa bàn huyện Con Cuông, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 88 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa
dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao
nhất trên Thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp
vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng
sinh học cao ở Việt Nam.
Cho đến nay, nước ta đã thống kê được 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc hơn 2.257 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng
số họ thực vật trên Thế giới).
Không chỉ đóng vai trò to lớn trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên,
thảm thực vật còn có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người.
Một mặt, nó bảo vệ con người tránh được các thiên tai xảy ra như: lũ lụt, bão
gió, bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi, điều hòa khí hậu và chế độ nước….Mặt khác, nó
là nguồn tài nguyên cung cấp lương thực, thực phẩm; làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp (gỗ, giấy, dệt…); là thức ăn cho động vật nói chung; đặc biệt
là nguồn dược liệu quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con
người.
Theo kết quả điều tra của Viện dược liệu (2006), ở Việt Nam có 3.948 loài thực
vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc, chiếm khoảng 30% số
loài đã biết. Nếu so với khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên Thế giới
(IUCN, 1992), thì số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%. Chứng tỏ,
thành phần các loài cây thuốc ở nước ta cũng rất đa dạng và phong phú. Chúng
phân bố tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa dạng sinh vật, trong đó có Vườn
Quốc Gia Pù Mát - trung tâm của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An với
diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, được các nhà khoa học trong và ngoài nước
đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao



của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam. Không chỉ vậy, tháng 11 năm
2007, Vườn Quốc gia Pù Mát đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển Thế giới.
Nơi đây có thảm thực vật hết sức đa dạng và phong phú, bao gồm những cây ở
đồng ruộng, đồi núi trọc, đồi núi đá vôi, savan, thảm thực vật tái sinh, rừng
nguyên sinh, rừng hỗn giao. Đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học đã điều tra
thu mẫu được 2.494 loài thực vật bậc cao có mạch trong tổng số gần 3000 loài
theo ước đoán. Trong đó, đã thông kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc
(chiếm 15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác. Tuy nhiên, nguồn tài
nguyên quý giá này đang ngày càng bị cạn kiệt, thậm chí một số loài cây có giá
trị cao, quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng do thói quen khai thác và sử dụng
nguồn cây thuốc nam sẵn có từ rừng tự nhiên của người dân địa phương.
Trên địa bàn huyện Con Cuông, VQG Pù Mát là nơi sinh sống chủ yếu của
người dân tộc Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con
Cuông) và tộc người Đan Lai. Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều
khó khăn nên việc sử dụng các sản phẩm từ rừng làm thuốc để chữa bệnh như
một truyền thống. Mỗi dân tộc lại có một phong tục, tập quán và kiến thức bản
địa về sử dụng cây thuốc khác nhau. Có nhiều bài thuốc với kinh nghiệm hay,
đơn giản mà hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vì vậy, việc ghi nhận và giữ gìn
vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng
dân tộc là rất cần thiết. Đồng thời, cần có các hoạt động bảo tồn nguồn tài
nguyên cây dược liệu do chính người dân sống gần rừng thực hiện nhằm sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc trong tương lai.
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn trên được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học
và phương hướng bảo tồn tài nguyên cây dược liệu tại VQG Pù Mát trên
địa bàn huyện Con Cuông, Nghệ An”



2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
a. Mục đích
Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học cây dược liệu bản địa, sinh kế người dân từ
đó đề xuất một số phương hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại Vườn
quốc gia Pù Mát trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
b. Mục tiêu
- Đánh giá đa dạng sinh học của tài nguyên cây dược liệu.
- Sự tham gia của người dân trong việc nhận diện, nhận thức về cây dược liệu.
- Nghiên cứu một số vấn đề làm cơ sở cho việc nâng cao hoạt động bảo tồn cây
dược liệu tại Vườn.
3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng đa dạng sinh học cây dược liệu tại Vườn quốc gia Pù
mát trên địa bàn huyện Con cuông, tỉnh Nghệ An
- Số liệu thu thập được phản ánh trung thực, khách quan
- Kết quả nghiên cứu đạt được mục đích đề ra
- Những giải pháp, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực
tế
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Là cơ sở tham khảo cho việc đưa ra các chính sách bảo tồn của Vườn quốc gia.


PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.

Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) 1989 quan niệm: “Đa dạng
sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động

vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp
độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các
loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài
nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa
các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự
khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học
còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các
HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của
các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước ĐDSH: “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả
các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ
hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di
truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa
dạng HST).
Theo luật Đa dạng sinh học( 2008) : Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài
sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
1.2. Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học


Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên
quan trọng, đặc thù hoặc đại diện, bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên
hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. ( Luật đa dạng sinh
học 2008)
1.3. Khái niệm về kiến thức bản địa
Theo tác giả Hoàng Xuân Tý (1998) kiến thức bản địa (indigenose knowledge) còn
được gọi là kiến thức truyền thống (traditional knowledge) hay kiến thức địa
phương (local knowledge) là hệ thống kiến thức của dân tộc bản địa hoặc của một

cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn
cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng
địa lí xác định.
Những năm gần đây kiến thức bản địa đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm và đã đề cập trong các công trình nghiên cứu với những tên gọi
khác nhau như tri thức bản địa, tri thức dân gian, văn hóa truyền thống, kiến thức
địa phương, tri thức tộc người.....
Theo ngân hàng thế giới (World bank) định nghĩa: tri thức bản địa là tri thức địa
phương, là nền tảng cơ sở cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa
phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lí tài nguyên,
dinh dưỡng, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản
địa còn cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng
dân cư địa phương.


Tác giả Louise Grenier định nghĩa: kiến thức bản địa là vốn kiến thức duy nhất
truyền thống và của một địa phương, tồn tại và phát triển dưới các điều kiện cụ thể
của những người dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định. Sự phát triển của
các hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, kể cả việc
quản lí môi trường của tự nhiên, từ lâu đã là vấn đề sống còn đối với những con
người sáng tạo ra chúng. Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có tính động, kiến
thức mới liên tục được bổ sung. Các hệ thống này luôn đổi mới trong lòng nó và
cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên ngoài nhằm phù hợp với
điều kiện của địa phương.
Tác giả Nguyễn Duy Thiệu cho rằng: tri thức dân gian là một phức hệ những kinh
nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Nó cũng được hình thành trong thế
ứng xử của giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống.
Tri thức dân gian cũng chỉ tồn tại trong từng điều kiện mô trường cụ thể. Bởi thế nó
cũng thường được gọi là tri thức bản địa hay cụ thể hơn là tri thức của người dân
bản địa (knowledge of indigenous)

Các khái niệm kiến thức bản địa, tri thức bản địa và tri thức dân gian...ở trên đôi
khi thường được đổi lẫn cho nhau trong các bài nghiên cứu. Quan tham khảo các
quan điểm này, nhóm nghiên cứu đồng nhất với quan điểm của Ngô Đức Thịnh cho
rằng : kiến thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã
hội và bản thân, hình thành và tích lũy qua quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng,
thông qua trải nghiệm trong suốt quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng
môi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang
đời khác bằng trí nhớ và bằng thực hành xã hội.


1.4. Khái niệm về sinh kế
Theo cục phát triển quốc tế (DFID) sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và
khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Có quan niệm
cho rằng sinh kế không chỉ đơn thuần là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở,
mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối
quan hệ..(Wallmann, 1984).Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn
lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động
mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện
của họ”. Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự
quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các
thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết
lập trong cộng đồng.
Khái niệm sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững lần đầu tiên được đưa ra trong báo cáo Brundland
(1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là
bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc,
đồng thời có thể duy trì và nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong
tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Khái niệm về chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết

định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh
kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu
nguyện vọng của họ.


2. Cơ sở pháp lý
-

Luật đa dạng sinh học 2008
Quyết định 04/2015/ QĐUBND tỉnh Nghệ An.

3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học, tài nguyên cây dược liệu và việc bảo tồn tài
nguyên cây dược liệu trên thế giới.
3.1.1 Đa dạng sinh học trên thế giới.
Các loài thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang dã, chúng có
vai trò cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như cung cấp lương
thực, thuốc men, ô-xy, nước và cân bằng hệ sinh thái. Trên thế giới có khoảng
1.400.000 loài sinh vật đã được nhận biết và gọi tên trong đó có hơn 300.000 loài
thực vật, hơn 1.000.000 loài động vật. Tuy nhiên nhiều loài đang bị suy giảm một
cách nhanh chóng, thậm chí có một số loài đang ở ngưỡng cửa của sự diệt vong mà
nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống bị phá hủy, do săn bắn quá mức và do
sự tấn công một cách dữ dội của các loài nhập cư cũng như sự cạnh tranh của các
loài khác. Ngoài 47.677 loài nằm trong danh sách Ðỏ, hiện nay có 17.291 loài đang
bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 70% thực vật
và 35% loài không xương sống.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm
vi toàn thế giới như Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên IUCN, chương trình
môi trường liên hợp quốc UNEP, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên WWF…Các
công ước về đa dạng sinh học cũng ra đời như: công ước đa dạng sinh học ( thông

qua tại Nairobi ngày 22/5/1992) ; công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước và


công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang bị nguy cấp
(CITES).
3.1.2. Tài nguyên cây dược liệu trên thế giới
Trên thế giới, tính đến năm 2014 số loài thực vật được sử dụng vào mục đích chữa
bệnh lên đến khoảng 35.000 – 70.000 loài. Trong đó ước tính Trung Quốc có trên
10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 – 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500,
Malaysia có khoảng 2.000 loài Nepan có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 –
700 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài thực vật có thể được sử dụng trong y học
truyền thống. Người Neanderthal cổ ở Irap từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng
một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền. Người Ai Cập
cổ đại đã ghi chép được 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc trong thời gian 3.600
năm trước, người Trung Quốc cổ đại đã ghi chép trong bộ “ Thần nông Bản thảo”
365 vị thuốc và loài cây thuốc ( 5.000 năm trước). Theo WHO thì mức độ sử dụng
cây thuốc càng ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử
dụng thuốc dân tộc. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới và có nền y học
dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài được
sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Hàng năm, nước này tiêu thụ
hết 0,7 – 1,0 triệu tấn dược liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,4 tỷ
USD vào năm 1986. Tổng giá trị về thuốc có nguồn gốc thực vật trên thị trường Âu
- Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là hơn 43 tỷ USD. Tại các nước có nền công
nghiệp phát triển, từ năm 1976 - 1980 đã tăng từ 335 triệu USD lên 551 triệu USD.
Nhật Bản, năm 1979 nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu,
tương đương 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ đối với các nước công nghiệp phát
triển việc sử dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh.


3.1.3 Hoạt động bảo tồn cây dược liệu trên thế giới

Trên phạm vi toàn thế giới, các nước đã có nhiều nổ lực và hành động chung nhằm
bảo tồn đa dạng sinh học nói chung cũng như cây dược liệu nói riêng. Năm 1993,
tổ chức Y tế thế giới WHO đã phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn thế giới (IUCN) và
Quỹ “Thiên nhiên toàn thế giới” (WWF) xuất bản cuốn tài liệu “ Hướng dẫn bảo
tồn cây thuốc” (Guidelines on The Conservation of Medicinal Plants) để các quốc
gia vận dụng vào điều kiện riêng của mình triển khai công tác bảo tồn cây thuốc.
Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới đã xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn của tổ chức Y
tế thế giới về thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu”. Ngày 19 -11- 2011,
hơn 60 chuyên gia quốc tế về cây thuốc đã gặp nhau trong tại Toyama - Nhật Bản
để thống nhất hướng dẫn về bảo tồn cây thuốc.
3.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học, tài nguyên cây dược liệu và việc bảo tồn tài
nguyên cây dược liệu ở Việt Nam.
3.2.1 Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam được biết đến như một trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với các hệ
sinh thái tự nhiên phong phú đa dạng và mang những nét đặc trưng của vùng bán
đảo nhiệt đới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng
cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở
Việt Nam. Là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá
trị.
Việt Nam hiện đứng thứ 16 trên thế giới về tính đa dạng sinh học, trong đó có 10%
số loài thú, chim và cá của thế giới tìm thấy ở Việt Nam. Hơn 40% số loài thực vật
đặc hữu không tìm thấy ở nơi nào khác tại Việt Nam. Hiện nay, có hơn 21 nghìn
loài thực vật, gần 16 nghìn loài động vật, 3 nghìn loài vi sinh vật và nấm tập trung


chủ yếu tại một số khu vực có ĐDSH cao như Dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây
Nguyên, vùng Đông Nam Bộ….
Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, nhiều loài trong hệ sinh
thái đang phải đối mặt với nguy cơ đe dọa tới sự tồn tại của chúng. Theo Sách Đỏ
Việt Nam năm 2007, có 882 loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, có giá trị

kinh tế cao đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau, tăng 161 loài so với lần xuất
bản sách đỏ trước đây (1992-1996). Ðáng lo ngại, hiện có 9 loài động vật (tê giác
hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình nhật, cá lợ thân thấp,
hươu sao, cá sấu hoa cà) và hai loài “lan hài” được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự
nhiên... Điển hình như Tê giác Java ở Vườn Quốc gia Cát Tiên là 1 trong 2 quần thể
tê giác còn sót lại trên Trái Đất bị xác nhận là tuyệt chủng vào năm 2010. Suy thoái
đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Việt Nam với tính ĐDSH cao đã được công nhận là một trong các quốc gia cần
được ưu tiên bảo tồn toàn cầu. Việt Nam đã tham gia công ước ĐDSH từ năm
1994. Năm 1995 kế hoạch đầu tiên về đa dạng sinh học đã được phê duyệt và hành
động. Chính phủ đã ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo vệ thiên nhiên
và môi trường như Luật Đa dang sinh học (2008), Luật bảo vệ môi trường, Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đa dạng sinh học
(số 65/2010/NĐ-CP)… Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà quản
lý, trong những năm qua nước ta đã xây dựng và thành lập các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn loài và sinh cảnh…, nhằm mục đích bảo tồn đa dạng
sinh học của Việt Nam.
3.2.2

Tài nguyên cây dược ở Việt Nam


Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, Việt Nam có nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Trong số các loài thực vật hiện có ở Việt
Nam có khoảng 12.000 loài đã và đang được sử dụng làm thuốc. Tính đến năm
1952 các nhà thực vật học Pháp công bố trên toàn Đông dương có 1.350 loài cây
thuốc thuộc 160 họ thực vật khác nhau, năm 1996 Võ Văn Chi đã công bố có 3.200
loài thực vật được sử dụng làm thuốc. Đến năm 2005, theo Viện Dược liệu, có
3.948 loài thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm của thực vật bậc cao, thực vật bậc

thấp và nấm. Năm 2012 , Võ Văn Chi đã công bố cuốn sách “Từ điển cây thuốc
Việt Nam” với gần 4.700 loài thực vật làm thuốc.
Trong tổng số các loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam hiện nay, phần lớn được sử
dụng theo kinh nghiệm trong từng cộng đồng dân tộc. Vốn kinh nghiệm quý báu
này đã góp phần tạo dựng nên nền Y học cổ truyền dân tộc với bề dày lịch sử hàng
ngàn năm. Tuy nhiên, những kinh nghiệm quý báu đó đang dần bị mai một, đồng
thời nguồn tài nguyên cây thuốc đang giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các nghiên cứu ở Việt Nam tiêu biểu như ở thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác đã kế thừa dược học của Tuệ Tĩnh cho vào “Lĩnh Nam bản thảo” gồm
496 vị thuốc nam của “ Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm 300 vị thuốc. Tác
phẩm “ Cây thuốc Việt Nam” (năm 1995) của thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức đã mô
tả hơn 830 loài cây thuốc. Đỗ Tất Lợi khi nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã công
bố 793 loài thuộc 164 họ và sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã
được xuất bản năm 2004.
3.2.3

Hoạt động bảo tồn cây dược liệu ở Việt Nam.

Đứng trước thực trạng tài nguyên cây thuốc đang bị suy giảm, chính phủ đã nhận
thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, đã ban hành các chính sách và luật


pháp liên quan đến tài nguyên cây thuốc như Sắc lệnh bảo vệ rừng (năm 1972),
chiến lược bảo tồn (năm 1985) và luật Đa dạng sinh học (năm 2008) . Các nghị
định liên quan đến bảo tồn cây thuốc như quyết định về việc ban hành quy chế
quản lý khai thác, kinh doanh và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn (Số: 435/2010/QĐ-UBND)… Ngày 22/5 hằng năm Việt Nam cũng
hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng sinh học. Năm 2015, tại Công viên Bách Thảo
(Hà Nội), tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm

“Ngày quốc tế đa dạng sinh học” . Tiếp nối lễ mít tinh là Tọa đàm bàn tròn với chủ
đề Liên kết bảo tồn ĐDSH vì sự phát triển bền vững và hoạt động triển lãm hình
ảnh cây di sản, phát hành chuyên san về ĐDSH; trưng bày các tài liệu, ấn phẩm
truyền thông về ĐDSH.
Việt Nam đã thành lập rừng cấm Cúc Phương từ năm 1962 và chính thức thành lập
Vườn quốc gia Cúc Phương vào năm 1966. Đến nay một hệ thống bao gồm 31
vườn quốc gia đã được ra đời để bảo tồn đa dạng sinh học.
Các dự án bảo tồn cây thuốc như dự án tại Vườn Quốc gia Ba Vì (do Australia tài
trợ) đã góp phần giúp cho các cộng đồng địa phương bảo vệ, quản lý vững chắc
một số loài thảo dược truyền thống, dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam” tại
xã Bình Dương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi
trường toàn cầu tài trợ, đã hoàn thành sau 2 năm. Gần đây là Viện Nghiên cứu và
Phát triển vùng đã phối hợp với Vườn quốc gia Pù Mát để bảo tồn cây dược liệu
quý huyết rồng lào, sau hai năm nghiên cứu thực nghiệm, đến tháng 4/2015, nhóm
nghiên cứu đã thực hiện nhân giống thành công.
4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
4.1. Vị trí địa lí


VQG Pù Mát nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 120
km đường bộ, thuộc 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương.
- Toạ độ địa lý:
+ Từ 18046' - 19012' độ vĩ Bắc
+ Từ 104024' -104056' độ kinh Đông.
- Về địa giới:
+ Ranh giới của VQG, về phía Nam có chung 61 km với đường biên giới quốc gia
giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
+ Phía Tây giáp các xã Tam hợp, Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương)
+ Phía Bắc giáp các xã Lạng Khê, Chi Khê, Lục Giã, Môn Sơn (huyện Con
Cuông).

+ Phía Đông giáp các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn).

Bản đồ 1. Vị trí địa lí Vườn quốc gia Pù Mát


4.2. Địa hình, địa mạo
VQG Pù Mát thuộc vùng núi cao, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi hệ
thống sông suối dày đặc, dộ dốc lớn. Độ cao biến động từ 200-1.841m, trong đó
90% diện tích có độ cao <1000 m. Khu vực cao nhất là các đỉnh dông giáp biên
giới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Pù Mát là đỉnh cao nhất (1.841m). Từ
hệ dông chính này hình thành các dải dông phụ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam và các thung lũng, tạo nên 4 hệ thống suối chính: Khe Thơi, Khe Bu, Khe
Choăng, Khe Khặng. Các khe suối này ở thượng nguồn có nhiều thác nước lớn.
Các dải dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800m - 1500m, địa hình hiểm
trở. Riêng thung lũng Khe Khặng và Khe Thơi có địa hình tương đối bằng, đây là
vùng trước đây và hiện nay còn một bộ phận người dân tộc Đan Lai sinh sống.

4.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển, đã tạo
nên sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu khu vực. Theo tài liệu quan trắc nhiều
năm của các trạm khí tượng Con Cuông, Tương Dương cho thấy:
- Chế độ gió: VQG Pù Mát nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của 02 loại gió chính đó là gió mùa Đông Bắc (mùa Đông) và gió mùa Tây
Nam (mùa Hè).
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng từ 8.500 8.7000C.
- Chế độ mưa ẩm:


+ Lượng mưa từ 1.268,3 mm (ở Tương Dương) đến 1.790 mm (ở Anh Sơn), sự

chênh lệch lượng mưa đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu rõ rệt: vùng khô ở phía Tây
Bắc và vùng mưa nhiều ở phía Nam. Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 90 % lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau,
thường có mưa phùn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Độ ẩm không khí bình quân 81 - 86%, mùa mưa ẩm có thể lên 91% nhưng vào
mùa hanh khô hoặc ảnh hưởng của gió Lào, độ ẩm có ngày xuống dưới 30%.
- Thủy văn:
VQG Pù Mát có 4 hệ suối chính là Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng... đều nằm
trong VQG Pù Mát, chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc và đổ vào Sông Cả. Bè
mảng có thể đi lại trên một số đoạn thuộc các khe này. Riêng Khe Choang và Khe
Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phần hạ lưu. Đây chính là điều kiện
về giao thông để người dân địa phương đi sâu vào VQG khai phá đất đai và khai
thác lâm sản.
4.4. Địa chất, thổ nhưỡng
- Đất đai:
VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, quá trình kiến tạo địa chất được hình
thành qua các kỷ Palezoi, Đề vôn, Các bon, Pecmi, Tri at...đến Mioxen cho tới ngày
nay.
- Thổ nhưỡng:
Qua kết quả khảo sát thực địa và bản đồ thổ nhưỡng, VQG Pù Mát có các nhóm
loại đất chính sau:


- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích và biến
chất có kết cấu hạt mịn (FHs): Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, phân bố
nhiều ở phía Nam và phía Đông Nam VQG.
- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu vàng nhạt hay vàng xám phát triển trên đá
trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (FHq): Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ
hoặc trung bình, phân bố nhiều ở phía Tây và Tây Nam VQG.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs): Phân bố chủ yếu ở trung

tâm và phía đông VQG, đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình.
- Nhóm đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu
hạt thô (Fq): Phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc VQG, đất có thành
phần cơ giới nhẹ đến trung bình, trong đất nhiều đá lẫn, tầng đất trung bình.
- Nhóm đất Feralit phát triển trên đá vôi (Fv): Phân bố chủ yếu phía Đông Bắc
VQG, đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, màu đỏ vàng hay nâu đỏ.
* Nhóm đất dốc tụ và đất phù sa sông suối (D; P): Phân bố ven các sông suối, nhiều
nhất là ở thung lũng Khe Khặng, Khe Choang, Khe Thơi. Đất có màu nâu xám,
thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp.
4.5. Tài nguyên rừng
4.5.1. Hiện trạng sử dụng đất
*Hiện trạng sử dụng đất:
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát
quy hoạch lại 3 loại rừng và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 05/2013. Cho
thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng VQG Pù Mát như sau:


Tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 94.804,4 ha.
+ Phân khu BVNN: 79.791,3 ha.
+ Phân khu PHST: 10.097,0 ha.
+ Phân khu DVHC: 4.916,1ha.


Bảng 1: Diện tích các loại đất loại rừng phân theo đơn vị hành chính
(Đơn vị:ha)
TT

Hạng mục

Tổng



Phúc

Châu

Chi

Môn

Tam

Sơn

Khê

Khê

Lục Dạ

Sơn

Quang

94.804,4

2.244,7

30.910,8


134,6

3.330,8

34.151,4

24.032,1

92.789,6

2.244,7

30.910,8

61,6

3.326,3

33.174,0

23.072,2

92.681,0

2.244,7

30.910,8

15,4


3.326,3

33.111,6

23.072,2

87.730,4

2.028,1

29.987,3

15,4

3.139,2

32.313,2

20.247,2

24.043,8

884,7

10.657,6

786,3

9.309,0


2.406,2

28.405,3

651,1

9.912,1

861,5

9.455,2

7.525,4

30.562,0

375,9

8.357,0

809,3

11.286,1

9.733,7

4.719,3

116,4


1.060,6

682,1

2.262,9

581,9

143,0

2.825,0

cộng

Tổng diện
tích
I

DT có rừng
Rừng tự

1
1.1
-

nhiên
Rừng gỗ
Rừng giàu
Rừng trung


-

bình
Rừng nghèo
Rừng phục

-

hồi

15,4

Rừng tre,
1.2

nứa

3.314,8

346,8

Rừng hỗn
1.3

giao

1.635,8

216,6


576,7

187,1

2

Rừng trồng

108,6

46,2

-

Rừng gỗ

46,2

46,2

-

Rừng tre nứa

62,4

II

Đất chưa có


1.670,2

655,4
62,4

62,4
60,9

4,5

644,9

959,9


rừng
-

IA

735,0

21,9

-

IB

277,9


39,0

-

IC

657,3

III

Đất khác

344,6

4,5

256,4
238,9
149,6

12,1

452,2

507,7

332,5

(Nguồn; Số liệu TNR năm 2012 và kết quả khảo sát thực địa tháng 9/2013)
4.5.2. Tài nguyên rừng

a. Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng
Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật
Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật rừng trong khu bảo tồn
Pù Mát được chia làm các kiểu rừng chính như sau:
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
+ Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới chiếm
29%.
+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21%
+ Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%
b. Hệ Thực vật rừng


Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật Pù Mát có
số lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được VQG Pù Mát có 2.494
loài thuộc 931 chi và 202 họ của 6 ngành thực vật bậc cao (Xem danh lục thực vật).
Bảng 2: Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát
Ngành thực vật

Số họ

Số chi

Số loài

Ngành lá thông

(Psilotophyta)


1

1

1

Ngành Thông đất

(Lycopodiophyta)

2

3

18

Ngành Mộc tặc

(Equicetophyta)

1

1

1

Ngành Dương Xỉ

(Polypodiophyta)


24

69

149

Ngành Thông

(Pinophyta)

7

12

16

Ngành Ngọc lan

(Magnoliophyta)

167

845

2309

202

931


2494

Tổng cộng

( Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật Vườn quốc
gia Pù Mát, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội).

Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm
công dụng:
+ Nhóm cây gỗ: có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc Lan và ngành Thông, chiếm
24,44% tổng số loài ghi nhận. Đặc biệt ở đây có nhiều loài gỗ quý như pơmu
(Fokinea hodginsii), sa mộc quế phong (Cunninghamia konishiii), giáng hương quả


to (Pterocarpus macrocarpus), gụ lau (Sindora tonkinensis), lát hoa (Chukrasia
tabularis)… Nhóm gỗ tứ thiết như đinh (Markhamia Stipulata), sến mật (Madhuca
pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây
dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như các loài trong họ Ngọc Lan, họ Xoan, họ Dẻ và
đặc biệt là họ Dầu. Các nhóm công dụng khác như cung cấp vật liệu điêu khắc, làm
đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại.
+ Nhóm cây thuốc: Đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc (chiếm
15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác. Các họ có nhiều loài cây thuốc là:
Họ Cà phê (Rubiaceae): 17 loài; họ Cúc (Asteraceae): 13 loài, họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae): 10 ceae): 7 loài.
Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không cao. Một
số loài có triển vọng là chân chim (Scheffera octophylla), hà thủ ô trắng
(Streptocaulon griffithii), thường sơn (Dichroa febrifuga), củ mài (Dioscorea
persimilis), thổ phục linh (Smilax glabra), thiên niên kiện (Homamena occulta).
Một số loài câu thuốc rất quý nhưng tiếc rằng hiện rất hiếm như hoàng nàn
(Strychnos wallichii), hoàng đằng (Fibraurea recsa), ba kích (Morinda officinalis),

bình vôi (Stephania rottunda),…
+ Nhóm cây cảnh: Có 74 loài chiếm 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn các
loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi. Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu về
cây cảnh để trang trí nội thất, đường sá, công viên ngày càng cao. Vì vậy, việc quản
lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là các loài phong lan (Orchdaceae), cau dừa
(Areacaceae), tuế (Cycadaceae) càng cần được quan tâm.
+ Nhóm cây làm thực phẩm: Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây thực phẩm có
khoảng 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% trong tổng số loài, trong đó có nhiều loài


cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như Cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii), Đại hái
(Hodgsonia macrocarpa), Bứa (Garcinia spp.), Vả (Ficus auricularia), Củ mài
(Dioscorea spp.), Rau sắng (Melientha suavis), Rau bò khai (Erythropalum
scandens), các loài măng tre nứa. Tuy thành phần loài cây thực phẩm khá phong
phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực khai thác quá mức của cộng
đồng dân địa phương. Ngoài ra, thực vật Vườn quốc gia Pù Mát còn cung cấp nhiều
nguyên liệu khác như song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa… để làm hàng gia
dụng và xuất khẩu.
c. Hệ động vật rừng
Thành phần loài: Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã
thống kê được 1.121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư,
cá, ... Con số thống kê này đã chứng tỏ Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có tính đa
dạng sinh học cao.
Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính đa
dạng các yếu tố đặc hữu cao. Trong số đó có những loài đặc trưng như Chào Vao
(Sus bucculenus), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà vá chân nâu
(Pygatherix nemaeus), Vượn má vàng (Hylobates leucogenys), Voọc xám
(Trachypithecus phayrei), Thỏ vằn (Nesolagus temminsii), Cầy vằn (Chrotogale
owstoni), Trĩ sao (Rheinardia ocellate), Khướu mỏ dài (Jaboulleia danjoui). Như

vậy về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà
còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dương.
Bảng 3: Danh mục động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát
Lớp

Số bộ

Số họ

Số loài


Thú

11

30

132

Chim

14

49

361

Bò sát


2

15

53

Lưỡng cư

2

6

33



5

19

83

Bướm ngày

1

11

365


Bướm đêm

1

2

94

Tổng

36

132

1121

(Nguồn: Số liệu tổng hợp VQG Pù Mát)

4.6. Đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội
4.6.1. Dân số, dân tộc và lao động

Dân số:
Dân số có 96.132 người, 24.541 hộ. Mật độ trung bình của huyện Anh Sơn là 154
người/km2; huyện Con Cuông là 33 người/km2; huyện Tương Dương là 21
người/km2. Mật độ trung bình là: 41 người/km 2, mật độ cao nhất là xã Đỉnh Sơn


huyện Anh Sơn (mật độ là 498 người/km 2) và thấp nhất xã Tam Hợp huyện Tương
Dương (mật độ là 8 người/km2).
Bảng 4: Dân số và mật độ dân số của 17 xã vùng đệm


TT

I

Đơn vị hành
chính
H. Anh Sơn

DT tự
nhiên

Số hộ

(km2)

Số
khẩu

Tỷ lệ (%)

Mật độ
(người/km2)

241,20

10.048

37.265


38,8

154

1.1 Xã Đỉnh Sơn

13,25

1.712

6.598

6,9

498

1.2 Cẩm Sơn

12,09

1.356

5.052

5,3

418

1.3 Tường Sơn


24,02

2.019

8.269

8,6

344

1.4 Hoa Sơn

31,12

1.643

6.160

6,4

198

1.5 Hội Sơn

21,82

1.190

4.006


4,2

184

1.6 Phúc Sơn

138,90

2.128

7.180

7,5

52

II

1231,30 10.167

41.222

42,9

33

2.1 Xã Môn Sơn

405,50


1.985

8.014

8,3

20

2.2 Lục Dạ

124,70

1.682

7.172

7,5

58

2.3 Yên Khê

51,60

1.259

4.953

5,2


96

2.4 Bồng Khê

29,30

1.451

5.370

5,6

183

2.5 Chi Khê

75,10

1.425

5.590

5,8

74

2.6 Châu Khê

438,80


1.327

5.700

5,9

13

2.7 Lạng Khê

106,30

1.038

4.423

4,6

42

III H.Tương

853,60

4.326

17.645

18,4


21

H. Con Cuông

Dương


×