CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA CÁC SẢN
PHẨM TRONG KHÁCH SẠN CHÂU LONG , SA PA
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Sapa hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp mơ màng đằm thắm bởi sự bao phủ của
sương mù, khí hậu trong lành mát mẻ mang đến cho con người cảm giác thư thái dễ
chịu khi đặt chân đến nơi đây. Sapa còn đặc trưng bởi các nét văn hóa truyền thống
của các đồng bào dân tộc sống ở đây như H’mông,dao đỏ,…Những sản phẩm du
lịch chỉ riêng ở Sapa mới có sẽ để lại trong lòng du khách một ấn tượng khó quên
như táo mèo, thịt lợn rừng, trứng nướng, cơm lam, gà đen…và các sản phẩm thủ
công truyền thống được dệt từ chính những đôi tay của người phụ nữ bản địa. Hiện
nay và trong tương lai Sapa được coi là điểm đến du lịch lý tưởng và nổi tiếng của
Việt Nam bởi vẻ đẹp hấp dẫn và một khí hậu mát mẻ. Sapa đã và đang thu hút rất
nhiều khách quốc tế và khách nội địa đến thăm quan hàng năm.
Cùng với sự phát triển về du lịch ở Sapa là sự phát triển về các sản phẩm dịch vụ
phục vụ hoạt động du lịch như nhà hàng, lưu trú, lữ hành,mua sắm…Thị trấn Sapa
nhỏ bé nhưng có rất nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế,nổi tiếng
như KS Victoria, KS Châu Long,KS Bình Minh, KS Công đoàn, KS Hoàng Gia, KS
Bamboo…Du lịch Sapa đang phát triển nhưng cũng còn nhiều hạn chế trong các sản
phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch, sản phẩm mang tính trùng lặp chưa có tính
mới mẻ đã tạo nên sự nhàm chán khi khách muốn trở lại Sapa. Chính vì thế để thu
hút khách du lịch nhiều hơn,làm thế nào để khi khách đến Sapa một lần và vẫn
muốn quay lại thì các doanh nghiệp cần có các chính sách về sản phẩm, làm cho
danh mục sản phẩm thêm đa dạng, phong phú hơn,mới mẻ hơn.
Nằm trên một ngọn đồi khá yên tĩnh ở Sapa, khách sạn Châu Long chỉ cách chợ
Sapa và nhà thờ vài bước chân. Phong cách của khách sạn là sự kết hợp hài hòa
giữa đá và gỗ với tầm nhìn đỉnh Phanxipan, đỉnh núi cao nhất Việt nam. Với vị trí
đó, Khách sạn Châu Long là sự lựa chọn hợp lí cho khách du lịch khi đến với Sapa.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập ở khách sạn em thấy còn một số hạn chế như sản
phẩm dịch vụ của KS chưa đa dạng phong phú cần được phát triển và bổ sung.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Tạo ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn mang tính mới mẻ trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay đối với các khách sạn là một điều rất quan trọng đối vói
các nhà quản lý, nó giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững, phát triển trên thị trường.
Để khắc phục được những hạn chế trong kinh doanh ngoài việc đào tạo nguồn lực
giỏi doanh nghiệp còn cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn mọi nhu cầu
của khách du lịch, bởi nhu cầu của con người là vô hạn.
Xuất phất từ thực tế và qua thời gian thực tập tại khách sạn em đã tiến hành tìm hiểu
và quyết định chọn đề tài: “Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại khách sạn
Châu long -Sapa”.
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm trong khách sạn
Châu Long, Sapa.Từ đó đề tài có các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa các cơ sở lí luận về đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh tại
khách sạn.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại khách
sạn Châu Long, Sapa để thấy được hoạt động kinh doanh của khách sạn trong
những năm qua phát triển như thế nào thông qua các sản phẩm và dịch vụ phục vụ
khách ,đồng thời rút ra được những vấn đề còn tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ góp phần hoàn thiện nâng
cao kết quả kinh doanh, thu hút khách du lịch tại khách sạn Châu Long, Sapa.
1.4 .Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ tại khách sạn Châu Long.
- Địa điểm nghiên cứu: Khách sạn Châu Long , Sapa.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của khách sạn trong
năm 2008-2009, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng phát triển kinh doanh của
khách sạn trong những năm tiếp theo.
1.5.Một số khái niệm và phân định nội dung của công tác đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ trong khách sạn.
1.5.1 Một số khái niệm
1.5.1.1 Du lịch và kinh doanh du lịch
* Các định nghĩa về Du Lịch
- Theo luật du lịch: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí , nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
- Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
- Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
- Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này
sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
* Cơ sở lưu trú du lịch và Kinh doanh du lịch
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ
khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu
Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
a) Khách sạn;
b) Làng du lịch;
c) Biệt thự du lịch;
d) Căn hộ du lịch;
đ) Bãi cắm trại du lịch;
e) Nhà nghỉ du lịch;
g) Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
h) Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
- Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.
* Kinh doanh khách sạn
- Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ
nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống của khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn
chỉ đảm bảo nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời
sống ngày càng cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh
thần hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển của hoạt
động du lịch, sự cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách
và nhất là những khách có khả năng tài chính cao đã làm tăng tính đa dạng trong
hoạt động của ngành. Ngoài hai hoạt động chính đã nêu, điều kiện cho các cuộc
họp, cho các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí… cũng ngày càng
tăng nhanh. Theo đó kinh doanh khách sạn được bổ sung thêm vào các dịch vụ giải
trí, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là…
-Trên phương diện chung nhất có thể đưa ra khái niệm hoạt động kinh doanh
khách sạn như sau:
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ
và giải trí của họ tại địa điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
- Đặc điểm của kinh doanh khách sạn :
+ Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng vào tài nguyên du lịch ở điểm
đến du lịch.
+ Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cơ bản
tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính cao cấp và đồng bộ của nhu cầu du
lịch.
+ Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng đội ngũ nhân viên lao động
trực tiếp tương đối cao.
+ Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính chu kì.
1.5.1.2 Khách du lịch và phân loại khách du lịch
* Khách du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch trừ trường họp đi học,làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Theo ủy ban thống kê của Liên Hợp quốc đưa ra: Khách du lịch quốc tế là người
thăm viếng một số nước khác ngoài nơi cư trú của mình với bất kì lí do nào ngoài
mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.
- Theo luật du lịch Việt Nam 2005: Khách du lịch nội địa là công dân Việt
Nam,người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam.
* Phân loại khách du lịch
-Theo mục đích chuyến đi,khách du lịch được phân ra làm 3 loại:
+ Khách giải trí , nghỉ ngơi
+ Khách kinh doanh và công vụ
+ Khách thăm than
- Theo đặc điểm kinh tế xã hội:
+ Phân nhóm theo đọ tuổi
+ Phân theo giới tính
+ Phân theo nhóm nghề nghiệp
+ Phân theo mức thu nhập
- Theo loại hình cư trú:
+ Khách lưu trú tại khách sạn
+ Khách lưu trú tại motel
+ Khách lưu trú tại khu cắm trại
+ Khách lưu trú tại nhà dân
+ Khách lưu trú tại nhà người than
- Theo hình thức tổ chức:
+ Khách du lịch đi theo tập thể
+ Khách du lịch đi theo cá nhân
+ Khách du lịch đi theo tour trọn gói
+ Khách du lịch đi theo tour tự do
Ngoài ra còn có các cách phân loại theo chi phí, theo độ dài hành trình, theo mức
chi tiêu
1.5.1.3 Sản phẩm và sản phẩm khách sạn
* Sản phẩm
Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của marketing- mix. Chiến lược sản phẩm
đòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hoà về danh mục sản phẩm, chủng loại sản
phẩm, nhãn hiệu, bao bì và cách gắn nhãn.
-Các quan điểm về sản phẩm:
+ Theo Philip Koter : “Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thi trường để chú
ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu”.
+ Quan điểm truyền thống: Là cách tiếp cận sản phẩm dưới góc độ sản xuất, sản
phẩm được nhìn dưới góc độ vật chất. Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa
học , sinh học…có thể quan sát được nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của sản
xuất hoặc đời sống.
+ Quan điểm hiện đại: Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể chào bán trên thị trường với khả
năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng.
- Sản phẩm khách sạn du lịch chủ yếu là các dịch vụ dược khách hàng thỏa mãn nhu
cầu của mình cùng với việc sử dụng hàng hóa khác.
Các cấp độ của một sản phẩm theo quan điểm marketing,sản phẩm có cả các yếu tố
vô hình và yếu tố hữu hình được chia làm 5 cấp độ sau:
+ Cấp độ cơ bản - sản phẩm cối lõi (cấp 1)
Cấp độ này sẽ trả lời câu hỏi: Về thực chất sản phẩm này sẽ mang lại những lợi
ích cốt lõi gì cho khách hàng hàng? Cùng một sản phẩm có thể mang lại các lợi ích
cơ bản khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Muốn xác định được các lợi ích
cơ bản nào cần cho khách hàng nào, công ty phải nghiên cứu thị trường để xác định.
Nhiều khi bản thân khách hàng cũng không biết được một sản phẩm mang lại các
lợi ích cơ bản gì cho mình. Nhiệm vụ của người tiếp thị là phải phát hiện ra các nhu
cầu ẩn giấu đằng sau mỗi thứ hàng hoá và bán những lợi ích mà nó đem lại cho
khách hàng.
+ Cấp độ thứ hai- Sản phẩm hiện thực
Cấp này bao gồm các yếu tố phản ánh sự tồn tại của một sản phẩm như: các chỉ
tiêu phẩn ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bên ngoài, nhãn hiệu, tên nhãn hiệu,
bao bì…Thông qua các yếu tố này công ty có thể giúp khách hàng phân biệt được
sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khách hàng cũng căn cứ
vào các yếu tố này để lựa chọn trong các sản phẩm cùng loại tức là các sản phẩm
cùng mang lại lợi ích cơ bản.
+ Cấp độ thứ ba –Sản phẩm mong đợi
Là tập hợp những thuộc tính và điều kiện người mua thường mong đợi khi mua
sản phẩm.
+ Cấp độ thứ tư- Sản phẩm hoàn thiện
Bao gồm những dịch cụ và lợi ích phụ thêm mà người bán bổ sung để làm cho sản
phẩm của mình khác biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh
+ Cấp độ thứ năm- Sản phẩm bổ sung
Cấp độ này là tập hợp những tính chất và dịch vụ mới có thể có mà cuối cùng sẽ
được bổ sung vào hàng hoá. Cấp độ này ở sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm các
dịch vụ khách hàng như: hoa tươi trong phòng, trông trẻ, đặt báo, đổi tiền… giúp
cho khách hàng cảm thấy tiện lợi hơn, hài lòng hơn. Đây chính là vũ khí cạnh tranh
của các doanh nghiệp. Không lâu nữa khi mà sự khác biệt về giá cả và chất lượng
không còn đáng kể thì sự cạnh tranh trên thị trường sẽ chuyển hướng tập trung về
các dịch vụ khách hàng.
* Sản phẩm khách sạn
Sản phẩm khách sạn là những kết quả đội ngũ nhân viên lạo động tạo ra trong quá
trình kinh doanh khách sạn để làm thoả mãn để làm thoả mãn nhu cầu của khách
sạn
Sản phẩm khách sạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục của
đội ngũ nhân viên lao động trong khách sạn. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được
trong khách sạn.
Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ khách sạn :
Sản phẩm của khách sạn có những đặc tính dịch vụ trọn gói, chúng ta có thể tóm
lược các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ trong khách sạn : mang tính vô hình,
không thể lưu kho cất giữ, tính cao cấp, tính tổng hợp. có sự tham gia trực tiếp của
người tiêu dùng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật.
Sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ: là những giá trị mà một cá nhân hoặc
một tổ chức cung cấp cho một cá nhân, tổ chức khác nhằm mục đích trao đổi để thu
lợi nhuận, do vậy mà sản phẩm khách sạn cũng có đủ tính chất của một sản phẩm
thông thường.
Tính vô hình của sản phẩm : sản phẩm khách sạn không thể cân đo đếm được. Từ
những đặc điểm này mà nhà quản lý khó đánh giá chất lượng dịch vụ và quản lý,
khó khăn trong công tác quản lý nhân lực. Sản phẩm khách sạn không có tính khuôn
mẫu, dập khuôn theo sản phẩm nhất định. Các sản phẩm mà khách sạn sạn cung cấp
cho khách hàng không giống nhau. Do tính chất vô hình của sản phẩm mà chất
lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào tâm lí khách hàng.
Sản xuất tiêu dùng cảu khách sạn gần như trùng nhau về không gian và thời gian,
sản phẩm khách sạn không có khả năng lưu kho cất trữ. Sản phẩm khách sạn chỉ
được bán khi có mặt khách, do đó việc thu hút khách đến khách sạn tiêu dùng là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Sản phẩm của khách sạn phụ thuộc vào yếu tố con
người: Đó là nhóm người tạo ra sản phẩm, những người tạo ra sản phẩm một cách
gián tiếp như quản lý, những nhân viên lễ tân, đội ngũ nhân viên lao động trực tiếp.
Đó là người tiêu dùng sản phẩm: là khách hàng. Chất lượng sản phẩm khách sạn
phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong chiến lược kinh doanh của khách sạn thì chính sách đa dạng hoá sản phẩm:
và tạo ra sản phẩm mới vừa cải tiến sản phẩm cũ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng là chính sách cần thiết, cần làm ngay.
Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được. Quá trình sản xuất
và tiêu dùng các dịch vụ khách sạn gần như trùng nhau về không gian và thời gian.
Đặc điểm này của khách sạn cũng giống như đặc điểm của ngành hàng không.
Nhưng đêm khách sạn có những phòng không có khách thuê nghĩa là khách sạn bị
“ế” số lượng buồng trống đó. Người ta không thể bán bù vào những đêm khác. Do
đó khách sạn luôn phải tìm cách làm tăng tối đa số lượng buồng bán ra mỗi ngày.
Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp khách của khách sạn chủ yếu là khách du lịch.
Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu
dùng thông thường. vì thế yêu cầu đòi hỏi của họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ
tiền ra mua trong thời gian du lịch là rất cao. Vì vậy khách sạn không còn cách nào
khác là cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao nếu muốn bán sản phẩm cho số
lượng khách hàng khó tính này.
Sản phẩm của khách sạn có tính tổng hợp cao: tính tổng hợp này xuất phát từ đặc
điểm nhu cầu của khách du lịch. Vì thế trong cơ cấu sản phẩm của khách sạn chúng
ta đã thấy có nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khách sạn, đặc biệt là dịch vụ bổ
sung có xu hướng tăng… Vì vậy trên thị trường khách sạn tìm cách tăng tính khác
biệt cho sản phẩm của mình thông qua dịch vụ bổ sung không bắt buộc.
Sản phẩm của khách sạn thực hiện với sự tham gia của khách hàng. Sự hiện diện
trực tiếp của khách hàng trong thời gian cung cấp dịch vụ đã buộc khách sạn phải
tìm cách kéo được khách hàng đếm với khách sạn để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất nhất định. Để
có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các điều kiện này tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia cho từng loại khách sạn,
mức độ kinh doanh du lịch khách sạn ở khu vực đó.
1.2.1 Phân loại sản phẩm dịch vụ trong khách sạn
Nếu xét trên góc độ vật chất thì sản phẩm khách sạn bao gồm sản phẩm hàng hoá và
sản phẩm dịch vụ:
Vì vậy, sản phẩm trong khách sạn được chia ra làm hai loại:
Sản phẩm vật chất (tangible): Là những sản phẩm mà khách hàng có thể sờ, nắm,
nhận biết được chất lượng của chúng trước khi tiêu dùng ví dụ: hàng hoá, đồ ăn, đồ
uống, mặt hàng tiêu dùng khác trong đó mặt hàng lưu niệm ngày càng được xem
như chiến lược kinh doanh của công ty, vì vậy có thể bán được cao hơn rất nhiều so
với chi phí bỏ ra để làm chúng đồng thời tạo ra sản phẩm dị biệt, là một trong
những mặt hàng được lưu giữ lại trong tâm trí của khách hàng.
Sản phẩm phi vật chất (intangible) hay còn gọi dịch vụ: là những sản phẩm mà
khách hàng không thế sờ, nắm, được chất lượng của chúng trước khi tiều dùng.
Dịch vụ trong khách sạn được chia làm hai loại:
+ Dịch vụ chính gồm dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống – đây là dịch vụ góp tỷ
lệ lớn vào doanh thu của khách sạn.
+ Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài dịch vụ trên có thể có hoặc không như
giặt là, karaoke, massage nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách
lưu lại khách sạn. đối với những dịch vụ bổ sung của khách sạn người ta chia thành
dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc tuỳ vào quy định phân
hạng của mỗi quốc gia.
1.5.1.4 Chính sách sản phẩm và vai trò của chính sách sản phẩm trong doanh
nghiệp
* Chính sách sản phẩm: được được hiểu là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo
ra và tung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của
khách hàng trong từng thời kì kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo việc kinh
doanh hiệu quả.
* Vai rò của chính sách sản phẩm
- Chính sách sản phẩm sẽ quyết định kích thước của hỗn hợp sản phẩm, các chiến
lược marketing theo chu kì sống của sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới.
- Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh, đảm bảo cho sản
xuất kinh doanh đúng hướng, gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản
xuất mở rộng của doanh nghiệp nhằm mục tiêu chiến lược tổng quát.
1.5.1.5 Khái niệm danh mục sản phẩm trong kinh doanh du lịch
Chủng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm tạo thành danh mục sản phẩm trong
doanh nghiệp.
Xây dựng danh mục sản phẩm dựa vào các thông số:
+ Bề rộng của danh mục sản phẩm:là tổng số các nhóm chủng loại sản phẩm do
doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
+ Bề sâu của danh mục sản phẩm là số lượng các sản phẩm khác nhau trong cùng
một chủng loại.
+ Chiều dài hay mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng các sản phẩm
của tất cả các chủng loại trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Mức độ hài hòa tương thích của danh mục sản phẩm phản ánh sự gần gũi giống
nhau giứa các sản phẩm của các chủng loại khác nhau theo mục đích sử dụng cuối
cùng.
Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm thường không cố
định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị
trường và điều kiện kinh doanh. Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của
doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng,
tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Sự biến đổi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với sự phát
triển sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau: