Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

giáo án sưu tầm lớp mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.22 KB, 13 trang )

Tuần1
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2015
Tập đọc – Kể chuyện : Cậu bé thông minh
Người soạn: Pham Thị Thọ - lớp

I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn KN đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: hạ lệnh, bình tĩnh, xin sữa, nộp,
bật cười, mâm cỗ.
- Ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua).
2. Rèn KN đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B. Kể chuyện:
1. Rèn KN nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, HS kể lại được
toàn bộ câu chuyện Cậu bé thông minh.
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn KN nghe và nhận xét bạn kể chuyện, kể tiếp được lời kể của
bạn.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy, học:
Tập đọc
1. Giới thiệu: SGK và chủ điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1:. GV giới thiệu bài - HS quan sát tranh minh hoạ trong
SGK.
Hoạt động 2: Luyện đọc.




a.GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
-GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
-Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong
bài.
-GV h/dẫn HS đọc đúng 1 số câu: “Cậu bé kia sao dám đến đây
làm ầm ĩ? Thằng bé này láo,………..đẻ sao được!”
-Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cá nhân, nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi:
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
-Một HS đọc đoạn 2. Cả lớp đọc thầm, trao đổi:
+ Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô
lí? - HS đọc thầm đoạn 3.
+Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- HS đọc thầm cả bài.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
-HS phát biểu, GV chốt lại.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
-GV Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
-HS đọc theo nhóm
-Sau đó mời 2 nhóm HS thi theo cách phân vai.

-Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện
Hoạt động 1:
GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 3 tranh minh hoạ nội dung3 đoạn truyện, HS kể
lại toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ trong SGK.


- Một HS khá kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1.
- GV nhận xét, nhắc HS chú ý: Có thể kể theo 1 trong 3 cách:
+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ.
+ Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không cần kỹ như văn bản.
+ Cách 3: Kể sáng tạo.
- Mỗi nhóm 3 HS tập kể.
- Ba HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo
tranh.
- Hai HS kể lại toàn truyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, các em thích nhân vật nào?Vì sao?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu
chuyện.

-----------------------------------******-------------------------Toán
Đọc, viết,so sánh các số có ba chữ số
Người soạn:Pham Thị Thọ - lớp 3A
I.Mục tiêu:
- Giúp HS: Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy, học:

Hoạt động 1: Ôn tập về đọc ,viết số.
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu bài, đọc mẫu.
-HS tự làm vào vở. Sau đó GV gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
Hoạt động2: Ôn tập về thứ tự số.
Bài 2:
-Gọi một số HS nêu yêu cầu bài : Số 311 hơn 310 mấy đơn vị?
-Tại sao lại điền 312 vào sau 311?


-Tương tự HS điền dãy số tự nhiên liên tiếp.
-Hoạt động 3:Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài 3: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
-HS nêu cách làm và làm bài.
Bài 4,5:
tương tự HS làm vào vở rồi lên bảng chữa bài. * Chấm bài – Nhận xét
, dặn dò.
-GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS - Dặn HS về
ôn lại số có 3 chữ số.
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008 thể dục
Bài 1: Giới thiệu chương trình người soạn:Pham Thị Thọ - lớp 3A
I. Mục tiêu:
- Phổ biến một số quy định khi luyện tập.
Yêu cầu HS hiểu và thực hiện.Giới thiệuchương trình môn học HS biết được
điểm cơ bản,tinh thần tập luyện tích cực.
-Chơi trò chơi"Nhanh lên bạn ơi”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia
trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
-Trên sân trường, chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
-Dậm chân tại chỗ: 2 phút.
-Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác: 8- 10 phút.
2. Phần cơ bản:
-Phân công nhóm, tổ tập luyện: 5 phút.
-Phổ biến một số quy định khi luyện tập: 5 phút.
-Chỉnh đốn trang phục: 2 phút.
-Chơi trò chơi " Nhanh lên bạn ơi": 8 phút.


Trước khi chơi GV cho HS khởi động kỹ khớp cổ chân, đầu gối và hướng
dẫn cách chơi để tránh chấn động mạnh.
Khi HS chơi, GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng
cách chơi.
-Ôn lại một số động tác ĐHĐN :5phút.
3. Phần kết thúc:
-Đi thường theo nhịp vỗ tay, hát: 1 phút. - GV cùng HS hệ thống bài:
1 phút.
-GV nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà: Ôn luyện bài thể dục PTC
để chuẩn bị kiểm tra.
---------------------------****---------------------Toán Cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) người soạn: Pham Thị Thọ lớp 3A
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố k/n thực hiện phép tính cộng trừ các số có ba chữ số (không
nhớ).
-áp dụng phép tính cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)để giải
bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
II. Các hoạt động dạy, học:

Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ(không nhớ) các số có 3 chữ
số.
Bài 1:
Gọi HS nêu yêu cầu( tính nhẩm)
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở. HS lần lượt nêu kết quả.
Bài 2:
Gọi HS nêu yêu cầu và một phép tính.
-HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
-Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa
bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính.
Hoạt động 2: Ôn tập giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.


Bài 3,4,5:
Gọi HS nêu yêu cầu
-GV gợi ý: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-HS tự tóm tắt và giải.Gọi HS lên bảng chữa bài.
-Nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
-GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
-Dặn HS về ôn lại các bảng cộng, trừ đã học.
-----------------------------****---------------------Tập đọc Hai bàn tay em người soạn:Pham Thị Thọ - lớp 3A I.
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn KN đọc thành tiếng:
-Chú ý các từ ngữ:Siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ, ...
-Ngắt, nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các khổ thơ. Biết nhấn
giọng
các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn KN đọc – hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ khó trong bài.

-Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy, học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Bài cũ:
3 HS tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện Cậu bé thông minh.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
-GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng tình cảm).


-GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 dòng thơ. GV
hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt,
nghỉ hơi đúng. HS đọc để hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
+ HS đọc theo nhóm
-Thi đọc bài thơ.
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
+Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
-Hướng dẫn HS học thuộc bài thơ.
-Một HS đọc lại toàn bài thơ.
-Nhiều HS thi đọc thuộc lòng theo từng dòng, từng khổ thơ.

Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài
thơ.
-----------------------------------*****---------------------------Tự nhiên và xã hội Hoạt Động thở và cơ quan hô hấp người soạn:Pham Thị
Thọ - lớp 3A
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào.
- Quan sát hình minh hoạ chỉ và nêu được tên các cơ quan hô hấp.Biết và chỉ
được đường đi của không khí khi hít vào thở ra. Hiểu vai trò của cơ quan hô hấp.
- Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ.
1.Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Cử động hô hấp


-GV nêu yêu cầu của hoạt động: Quan sát và nhận xét về cử động hô hấp.
Trò chơi :"Bịt mũi nín thở"
-HS nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi thở ra hít vào.
-HS thực hành và nêu ích lợi của việc thở sâu?
-GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
-HS làm việc theo cặp: hỏi đáp
+ Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
+ Bạn hãy chỉ đường của không khí?
-Gọi hai cặp lên thực hành chỉ.
+ Đốbạn biết mũi dùng để làm gì?
+ Đố bạn khí quản, phế quản có chức năng gì? Phổi làm nhiệm vụ gì?
-Gọi từng cặp chỉ trên sơ đồ.
Hoạt động 3: Củng cố.
-Cho HS liên hệ thực tế hằng ngày?
-Dặn HS về cần biết giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

----------------------------*****------------------------Chính tả :(Nghe – viết) Cậu bé thông minh người soạn:Pham Thị Thọ lớp 3A
I. Mục đích,yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết chính tả:
1. Nghe – viết: nghe và viết chính xác một đoạn trong bài Cậu bé thông
minh.
2. Làm đúng các bài tập :Ôn bảng chữ ,điền đúng chữ,học tên chữ trong
bảng.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả.


a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
-Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Trong đoạn vừa đọc có mấy câu? Đầu câu viết như thế nào?...
-HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi
khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở,
chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 3:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào tên còn thiếu).
-HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh
rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Một số HS đọc lại bài tập, sau đó luyện đọc thuộc.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.

GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong
bài.Khuyến khích học thuộc tên chữ cái.
Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008 Toán Luyện tập người soạn:Pham
Thị Thọ - lớp 3A
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng tính cộng trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
-Củng cố, ôn tập về bài toán tìm x; giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng chữa bài 3.
- HS và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài
-Gọi 1 HS trình bày miệng 1 phép tính.


-Cả lớp làm vào vở. Gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài
-Gọi 1 HS trình bày cách làm 1 phép tính.
-Cả lớp làm vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3: GV hướng dẫn HS thực hiện tóm tắt,rồi giải bài toán.
-HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 4: Tổ chức trò chơi xếp hình.
-Gọi đại diện 3 nhóm 3 em lên chơi trò chơi xếp hình.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
-GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
-Dặn HS về ôn lại các bảng cộng, trừ đã học.
--------------------------------*****--------------------------------Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ sự vật so sánh người soạn:Pham Thị Thọ - lớp
3A
I. Mục đích, yêu cầu:

-Ôn về từ chỉ sự vật.
-Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ so sánh.
II. Các hoạt động dạy, học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
-Gọi HS làm mẫu.(người hay bộ phận của cơ thể người cũng là sự vật)
-Cả lớp làm vào vở
-Gọi HS chữa bài (tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai).
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
-GV h /dẫn HS cách làm bài (Hai bàn tay của bé được so sánh với vật
gì?)


-Tương tự, HS suy nghĩ và làm bài b, c, d.
- HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ chữa bài.
- Kết luận:Tác giả quan sát tài tình đã phát hiểna sự vật giống nhau.
Bài tập 3:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Một HS nói cách hiểu của mình.
- HS làm bài vào nháp, sau đó phát biểu ý kiến. GVcùng cả lớp nhận xét,
chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập,
HTL các câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.
-----------------------------------******----------------------------Tập viết Ôn chữ hoa A người soạn:Pham Thị Thọ - lớp 3A
I.Mục đích,yêu cầu:

Củng cố cách viết chữ hoa A(viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy
định) thông qua các bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng : Vừ A Dính bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng : Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở
hay đỡ đần. bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Mẫu chữ viết hoa A .
- Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra vở tập viết của HS.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài:


b. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Vừ A Dính
- HS đọc tên riêng
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết
vào bảng con.
d. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu, GV hướng dẫn HS viết
chữ Anh, Rách
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. GV nêu yêu cầu viết chữ

theo cỡ nhỏ
-HS viết bài.
Hoạt động 4: Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò.
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng
câu ứng dụng.
--------------------------------------******------------------------------Đạo đức Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1) người soạn:Pham Thị Thọ - lớp 3A
I. Mục tiêu:
1. HS biết:
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ.
2. HS hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên
Nhi đồng.
3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
1.Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Cả lớp hát bài về Bác Hồ.


Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung:
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Bác quê ở đâu?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Tình cảm giữa Bác và các cháu Thiếu nhi như thế nào?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc, đất nước
ta?
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận về nội dung.
Hoạt động 3: Kể chuyện.

- GV kể chuyện
- HS thảo luận : Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các
em thiếu nhi như thế nào? Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Đại diện một số em trình bày, các em khác góp ý kiến bổ sung.
- GV kết luận:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.
- Gọi HS đọc lại và thảo luận một số biểu hiện cụ thể. Hướng dẫn thực
hành:
- Thực hiện làm theo Năm điều Bác Hồ dạyThiếu niên Nhi đồng.
-----------------------------*********-----------------------



×