Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH cảm của TRẺ mẫu GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.52 KB, 5 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO
I.

Các đặc điễm chung của tình cảm trẻ mẫu giáo (MG):

1. Ở tuổi mẫu giáo cũng như ở tuổi ấu nhi, các tình cảm của trẻ chi phối
mọi hoạt động của cuộc sống.
- Trẻ nhỏ không biết điều chỉnh cảm xúc của mình và chịu sự tác động của các
tình cảm khác.
- Vì thế, các biểu hiện bên ngoài của tình cảm của trẻ mạnh mẽ hơn, trực tiếp
và mang tính chủ định hơn ngươi lớn.
- Tình cảm bùng nổ nhanh, thể hiện rõ ràng và qua đi nhanh chóng
Vd: đang khóc trẻ có thể cười hoặc ngược lại
2. Trẻ có nhu cầu được thương yêu khen ngợi
- Nguồn tình cảm mạnh nhất và quan trọng nhất của trẻ là mối quan hệ với
những người khác: với người lớn và các trẻ nhỏ.
- Người lớn âu yếm trẻ, thừa nhận quyền của trẻ, chú ý đến trẻ sẽ làm cho trẻ
cảm thấy yên ổn, tự tin, yêu đời sản khoái, góp phần làm cho nhân cách của trẻ
được phát triển bình thường, hình thành các phẩm chất tích cực và thái độ thiện
chí với những người khác.
- Khi người lớn âu yếm trẻ , khen trẻ làm cho trẻ cảm thấy sung sướng, tự hào,
ngược lại khi người lớn không công bằng làm cho trẻ tức giận.
- Trẻ có thể thể hiện tình cảm yêu thương sự âu yếm, quan tâm thông cảm với
người thân, biết thức giận, phẩn nộ khi có ai đó xúc phạm đến người thân trước
mặt trẻ
VD: Mẹ vấp ngã trên cầu thang. Gunte giúp mẹ đứng dậy rồi bắt đầu thổi vào
chỗ tím bầm, hỏi đi hỏi lại một cách lo lắng " bây giờ mẹ đã đỡ đau chưa" . Để
cho con không thấy sự đau đớn của mình, bà mẹ đi vào một phòng khác. Gunte
bê mọit chiếc ghế đẩu ra cửa, trèo lên ghế vặn quả đấm cửa và hỏi bằng một
giọng âu yếm " mẹ đã đỡ đau chưa" rồi nó quay lại chỗ mẹ ngã rồi cầm một



chiếc xô mà nó cho là nguyên nhân làm mẹ nó ngã, đồng thời nó nói rằng
không muốn mẹ ngã một lần nữa....( trích )
Tuy nhiên, trong các tình huống đa dạng của cuộc sống, đặc biệt nếu cha mẹ không
khéo léo hoặc có thái độ phân biệt đối xử với các trẻ thì có thể làm xuất hiện ở trẻ
sự ghen tị ngay cả với chị em mà trẻ rất thương yêu
3. Trẻ em có tình cảm đa dạng với cây, con vật, các hiện tượng trong thiên
nhiên:
Trẻ có tình cảm đa dạng với cây ,con vật các hiện tượng trong thiên nhiên, chẳng
hạn trẻ cảm thấy âu yếm ngạc nhiên khi thấy con gà con mới nở, cảm thông với
những cây non canh lá xanh mơn mởn bị bẻ gẫy, tức giận khi trời mưa và do vậy
trẻ không được đi chơi.

4. Trẻ có khả năng cảm thông:
Trẻ có khả năng đồng cảm với các nhân vật tốt ở trong truyện kể, truyện cổ tích,
biết lo với nỗi lo của nhân vật mà trẻ yêu thích, ght1 nhân vật độc ác. Trẻ bắt gập
sách lại không cho kể lại sự không may của các nhân vật, yêu cầu nghĩ ra đoạn kết
khác có hậu. Khi xem minh họa trẻ cào bôi bẩn hình vẽ về nhân vật độc ác.
5. Cảm xúc sợ hãi có vị trí đặc biệt trong các cảm xúc của trẻ:
Thông thường, trẻ sợ khi gặp phải cái gì đó bất thường như bóng tối, tiếng sấm
sét...Tuy nhiên, các cảm xúc này xuất hiện ở trẻ phần lớn là do giáo dục không
đúng đắn. Chẳng hạn, khi người lớn sợ chuột, sợ gián....trẻ cũng sợ theo. Ngoài ra,
để điều khiển trẻ dễ dàng, người lớn hay dọa trẻ, có thái độ thô bạo với trẻ, kể
chuyện rùng rợn cho trẻ, nhốt trẻ vào buồng tối...cũng làm cho trẻ hay sợ hãi. Viêc
trẻ thường xuyên sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến thể lực và tâm lý của trẻ, do vậy người
lớn cần phải giáo dục và duy trì ở trẻ tính bạo dạn và tính xông xáo
II. Các xu hướng phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo:
1.
-


Tình cảm của trẻ ngày càng bền vững hơn sâu sắc hơn
Ở tuổi MG bé trẻ có biểu hiện rõ ràng tình cảm với người thân nhưng còn
phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh và không ổn định. Tình cảm của trẻ với bạn


-

2.

không bền. Trẻ luân phiên kết bạn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trẻ thường chơi
thân với bạn ngồi cùng bàn hoặc cùng chơi.
Đến cuối tuổi MG, tình cảm của trẻ bền vững hơn, trẻ có thái độ quan tâm
thực sự tới những người thân, cô gắng để mẹ khỏi bị buồn ,lo. Khi kết bạn
trẻ đã dựa vào mối thiện cảm giữa trẻ về phẩm chất, tri thức hay khả năng
nào đó của bạn.
Các tình cảm của trẻ ngày càng hợp lí hơn

Trên cơ sở của sự phát triển trí tuệ, tình cảm của trẻ ngày càng hợp lí hơn.
a.

b.

Tình cảm trí tuệ:
Trẻ có tính tò mò ham hiểu biết. Trẻ muốn đi sâu tìm hiểu sự vật, không
lường trước được hậu quả của hành động nên trẻ có biểu hiện tàn ác với
động vật như dẫm chân lên bọ dừa, xé rách cánh bướm, bóp cổ mèo con.
Dưới sự hướng dẫn của người lớn, sự tò mò của trẻ được thể hiện đúng đắn
hơn, hợp lí hơn.
Tình cảm thẩm mĩ


b.1: Tình cảm hài hước:
Trẻ cảm thấy buồn cười khi gặp sự việc vô lí, bất ngờ, trái với diễn biến bình
thường của sự vật. Ở mẫu giáo bé, trẻ cười vui vẻ khi nghe câu pha trò, phát hiện
ra sự không phù hợp ở bên ngoài, bản thân trẻ cũng pha trò bằng cách nhăn mặt,
nói câu pha trò đặt tên khác cho đồ vật. Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ cười cả khi thấy
sự không phù hợp trong hành vi của người khác, những thiếu sót trong các tri thức
kĩ năng của ai đó. Chẳng hạn, trẻ thấy buồn cười khi bạn hát sai, trả lời sai, đọc thơ
sai, sự ngu ngốc của chó sói hay cười người hậu đậu...
Do hạn chế về hiểu biết cho nên ở trẻ có thể có phản ứng không phù hợp, trẻ
cười cả khi không nên cười như khi thấy người đứng tuổi bị ngã.
b.2: Khả năng cảm nhận cái đẹp:
Trẻ 3-4 tuổi cảm nhận vẻ đẹp bằng vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn,
trẻ cho các vật có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh là đẹp. Trẻ mẫu giáo lớn có thể hiểu
được cái đẹp tinh tế hơn. Trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp của sự hài hòa của màu
sắc, đường nét, sự mềm mại của điệu múa, nhịp điệu, giai điệu của bản nhạc. Các


hiện tượng thiên nhiên, phong cảnh, ngày hội, ngày lễ gây cho trẻ các rung động
mạnh mẽ.
b.3 Tình cảm đạo đức:
Trẻ 3-4 tuổi phấn khởi khi được người lớn khen, buồn khi bị người lớn quở trách.
Tuy nhiên trẻ tự hào hay buồn không phải vì bản thân hành vi, cử chỉ của trẻ mà vì
nội dung của lời đánh giá người lớn.Ở mẫu giáo lớn, trên cơ sở trẻ lĩnh hội được
các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc hành vi, hình thành khả năng tự ý thức, bản
thân việc trẻ có thực hiện hay không các chuẩn mực đạo đức cũng bắt đầu gây cho
trẻ niềm vui sướng, tự hào hay xấu hổ ngay cả khi trẻ chỉ có một mình, không một
ai biết đến cử chỉ của nó.
3.

Khả năng biểu hiện tình cảm của trẻ:

Ở trẻ MG bé tuy không dễ dàng, nhưng đã xuất hiện những cố gắng để kiềm
chế những biểu hiện tình cảm của mìn như cố không khóc. Đến MG lớn nhờ
ngôn ngữ, trẻ bắt đầu biết kiềm chế phần nào những biểu hiện mạnh mẽ, đột
ngột của tình cảm như kiềm chế nước mắt, sự sợ hãi. Trẻ biết thể hiện các
sắc thái của tình cảm bằng ánh mắt nụ cười nét mặt, điệu bộ, tư thế, cử chỉ,
ngữ điệu của lời nói.

III. Các bài học sư phạm:
1.
2.
3.
4.
5.

Các yêu cầu:
Chú trọng hình thành tình cảm đạo đức ở trẻ.
Muốn vậy cần giúp trẻ thế nào là tốt thế nào là xấu trong cuộc sống phát trển
ở trẻ các động cơ tốt.
Các tình cảm đạo đức thường hình thành trong các trò chơi
Các truyện kể, truyện cổ tích... hình thành ở trẻ những tình cảm đạo
đức.
Giao tiếp
Hoạt động học tập

BẢNG TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC


-

CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA

TÌNH CẢM TRẺ MẪU GIÁO
-

-

CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CƠ BẢN CỦA TÌNH CẢM CỦA
TRẺ MẪU GIÁO

-

-

a.
-

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU
GIÁO

b.
-

Trẻ chịu tác động mạnh của cảm xúc.
Trẻ có nhu cầu được yêu thương khen ngợi,
có tình cảm đa dạng với cây cỏ con vật, các
hiện tượng trong thiên nhiên; có khả năng
đồng cảm với người khác.
Cảm xúc sợ hãi của trẻ xuất hiện phần nhiều
là do giáo dục không đúng đắn.


Tình cảm của trẻ ngày càng bền vững sâu sắc
hơn.
Các tình cảm của trẻ (tình cảm trí tuệ, tình
cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức) ngày càng
hợp lý hơn.
Khả năng biểu hiện tình cảm của trẻ được
phát triển.

Các yêu cầu:
Cần chú trọng hình thành ở trẻ các tình cảm
đạo đức.
Cần giúp trẻ hiểu được cái tốt cái xấu trong
cuộc sống làm nảy sinh các động cơ tốt: tạo
cho tẻ những rung động cảm xúc sâu sắc,
mạnh mẽ, phù hợp.
Khuyến khích trẻ cần thường xuyên hành
động phù hợp với tình cảm vừa nảy sinh
Các biện pháp:
Vai tò của trò chơi, truyện kể, múa rối,
phim..., giao tiếp



×