Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại vườn quốc gia pù mát nghệ an, nguyên nhân suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THANH NHÀN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN,
NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO TỒN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THANH NHÀN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN,
NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO TỒN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã sô: 62.42.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


1. GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
2. PGS. TS. Phạm Hồng Ban

NGHỆ AN - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin bảy tỏ lòng tôn kính và biết ơn về sự
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ to lớn trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án của
GS. TSKH.. NGƯT - Nguyễn Nghĩa Thìn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội; PGS. TS. Phạm Hồng Ban, Khoa sinh học, Trường Đại học Vinh.
Xin cảm ơn tới các Quý thầy, cô giáo khoa Sinh học, nguyên là khoa Sinh
học, khoa Sau đại học trường Đại học Vinh; các thầy cô giáo trường Đại Học Lâm
nghiệp Việt Nam; các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Điều tra và Quy
hoạch rừng.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng chuyên
môn nghiệp vụ, các Trạm quản lý bảo vệ rừng, Đội Kiểm lâm cơ động Vườn quốc
gia Pù Mát; các bạn bè, đồng nghiệp, các nghiên cứu sinh... đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin cảm ơn Kỹ sư Vũ Ngọc Thảo đã giúp tôi trong quá trình đi thực địa.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp thuộc Sở Nội vụ và Ban Thi
đua khen thưởng tỉnh Nghệ An, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thời gian cho
tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành bản luận án này.
Xin cảm ơn chân thành và thực sự đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.

Nghệ An, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tác giả


Nguyễn Thanh Nhàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Nghệ An, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Ký tên

Nguyễn Thanh Nhàn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của luận án.................................................................................... 2
4. Đóng góp của luận án................................................................................. 2
5. Bố cục luận án ............................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Nghiên cứu về thực vật ........................................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam .................................................... 6
1.1.3. Nghiên cứu thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát ............................. 12
1.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật .................................................... 14
1.3. Nghiên cứu về phổ dạng sống của thực vật .......................................... 16
1.4. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu ............................. 18
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 18

1.4.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội................................................ 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp luận ......................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp kế thừa .................................................................... 28
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa .................................. 28
2.3.4. Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày mẫu ........................... 31


1

2.3.5. Phương pháp đánh giá đa dạng thảm thực vật

33

2.3.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật

34

2.3.7. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý

35

2.3.8. Phương pháp đánh giá về dạng sống

36


2.3.9. Phương pháp đánh giá về giá trị sữ dụng và giá trị bảo tồn

37

2.3.10. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố thực vật quý, hiếm
có nguy cơ đe dọa

38

2.3.11. Phương pháp nghiên cứu nguy cơ de dọa và các giải pháp
bảo tồn thích hợp

39


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 38
3.1. Đa dạng thảm thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát.................................... 38
3.1.1. Thảm thực vật tự nhiên ................................................................. 38
3.1.2. Thảm thực vật nhân tác ………………………………… ........... 65
3.2. Đa dạng hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát ........................................ 65
3.2.1. Lập danh lục hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát ........................ 65
3.2.2. Đa dạng về cấu trúc tổ thành hệ thực vật...................................... 65
3.2.3. Đa dạng về thành phần loài thực vật đai cao ở VQG Pù Mát ...... 75
3.2.4. Đa dạng thành phần loài thực vật trên núi đá vôi VQG Pù Mát ...... 77
3.2.5. Đa dạng các yếu tố địa lý của hệ thực vật VQG Pù Mát .............. 81
3.2.6. Đa dạng về dạng sống ................................................................... 84
3.2.7. Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật................................... 87
3.2.8. Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm........................................... 90
3.2.9. Các chi và loài ghi nhận cho hệ thực vật Pù Mát và Việt Nam .... 99
3.3. Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật - các giải pháp

bảo tồn hợp lý, bền vững............................................................................ 103
3.3.1. Các nguyên nhân gây suy giảm .................................................. 103
3.3.2. Các giải pháp chủ yếu để bảo tồn hệ thực vật bậc cao có
mạch VQG Pù Mát...................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 119
1. Kết luận .................................................................................................. 119
2. Kiến nghị ................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 132
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Số liệu khí hậu của 4 trạm trong vùng năm 2014....................... 20

Bảng 1.2.

Dân tộc và dân số trên địa bàn nghiên cứu................................. 22

Bảng 1.3.

Mật độ dân số của 03 huyện vùng nghiên cứu ........................... 23

Bảng 2.1.

Mô tả ô tiêu chuẩn ...................................................................... 30


Bảng 3.1.

Các kiểu thảm ở khu vực nghiên cứu ......................................... 38

Bảng 3.2.

Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa trên núi cao ............ 39

Bảng 3.3.

Các quần xã đặc trưng của kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa trên đất thấp chưa bị tác động............................................. 48

Bảng 3.4.

Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật Pù Mát ........... 66

Bảng 3.5.

Số lượng họ, chi, loài và tỷ lệ % của hai lớp trong ngành
Ngọc lan ...................................................................................... 67

Bảng 3.6.

So sánh tỷ lệ % giữa 2 lớp thuộc ngành Ngọc lan của VQG
Pù Mát với VQG Cúc Phương và Khu BTTN Xuân Liên ......... 68

Bảng 3.7.


So sánh số lượng và tỷ lệ % số loài của Pù Mát với Việt Nam ..... 68

Bảng 3.8.

So sánh các chỉ số của hệ thực vật VQG Pù Mát với một số
hệ thực vật khác .......................................................................... 70

Bảng 3.9.

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Pù Mát.................... 71

Bảng 3.10. Các họ đơn loài của hệ thực vật VQG Pù Mát ........................... 72
Bảng 3.11. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Pù Mát ................... 74
Bảng 3.12. Phân bố các taxon trong các ngành của thực vật đai cao
Pù Mát ........................................................................................ 75
Bảng 3.13. Phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
thuộc hệ thực vật vùng núi cao VQG Pù Mát ............................ 77
Bảng 3.14. Phân bố của các ngành trong hệ thực vật núi đá vôi VQG
Pù Mát......................................................................................... 77


Bảng 3.15. So sánh số họ, chi, loài theo ngành giữa hệ thực vật núi đá
vôi với toàn bộ hệ thực vật VQG Pù Mát................................... 79
Bảng 3.16. So sánh số lượng họ, chi, loài trong ngành Ngọc lan trên
núi đá vôi VQG Pù Mát .............................................................. 80
Bảng 3.17. Phổ các yếu tố địa lý hệ thực vật VQG Pù Mát ......................... 82
Bảng 3.18. Số lượng và tỷ lệ % các nhóm dạng sống của hệ thực vật
Pù Mát ........................................................................................ 93
Bảng 3.19. Nhóm công dụng của các loài trong hệ thực vật Pù Mát ........... 88
Bảng 3.20. Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát............... 91

Bảng 3.21. Các chi mới bổ sung cho hệ thực vật VQG Pù Mát ................. 100
Bảng 3.22. Giá trị thương mại của một số LSNG trên thị trường
Nghệ An ................................................................................... 104
Bảng 3.23. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn 3
huyện: Con Cuông, Tương Dương, Anh Sơn và VQG Pù
Mát từ năm 2010 đến năm 2015 ............................................... 106
Bảng 3.24. Thu nhập bình quân của 9 bản người Đan Lai trên địa bàn
nghiên cứu (năm 2015) ............................................................. 113
Bảng 3.24. Tỷ lệ phần trăm học sinh phổ thông trung học với dân số
của 3 huyện trên địa bàn nghiên cứu và một số huyện khác .... 114


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ PHẪU ĐỒ
Trang
CÁC BIỂU ĐỒ
Phẫu đồ 3.1. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác
động trên núi cao, vị trí đỉnh đồi.............................................. 40
Phẫu đồ 3.2. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác
động trên đai cao ở vị trí sườn đồi ........................................... 41
Phẫu đồ 3.3. Kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động mạnh ở núi
cao vị trí sườn đồi .................................................................... 45
Phẫu đồ 3.4. Phân kiểu rừng kín thường xanh thứ sinh, mưa mùa hỗn
giao cây lá rộng trên núi thấp................................................... 46
Phẫu đồ 3.5. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất
dốc, thấp .................................................................................. 49
Phẫu đồ 3.6. Phân kiểu rừng thường xanh mưa mùa hỗn giao sau khai
thác chọn trên đất thấp ............................................................. 52
Phẫu đồ 3.7. Trảng thường xanh cây lá rộng trên đất đã bị tác động mạnh ...... 59
Phẫu đồ 3.8. Trảng thường xanh cây lá rộng trên sườn núi.......................... 60
Phẫu đồ 3.9. Trảng thường xanh cây lá rộng trên đỉnh núi .......................... 61

CÁC PHẪU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cấu trúc hệ thực vật bậc cao có mạch Vườn quốc gia Pù Mát..... 66
Biểu đồ 3.2. So sánh số lượng và tỷ lệ % số loài của Pù Mát với Việt Nam...... 69
Biểu đồ 3.3. Phân bố các taxon trong các ngành của thực vật đai cao ở
Pù Mát ...................................................................................... 76
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % số loài của các ngành trong hệ thực vật núi đá vôi
Pù Mát ...................................................................................... 78
Biểu đồ 3.5. So sánh số họ, chi, loài theo ngành giữa hệ thực vật núi
đá vôi với toàn bộ hệ thực vật VQG Pù Mát ........................... 79


Biểu đồ 3.6. Cấu trúc tổ thành về mặt địa lý các loài của hệ thực vật
Pù Mát ...................................................................................... 83
Biểu đồ 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Mát .................................... 85
Biểu đồ 3.8. Phổ dạng sống nhóm cây chồi trên trong hệ thực vật
Pù Mát ..................................................................................... 86
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các nhóm cây có ích của hệ thực vật Pù Mát ................. 88


DANH LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động,
thực vật hoang dã, nguy cấp

ĐDSH

Đa dạng sinh học


IPGRI

International Plant Genetic Resources Institute - Viện Tài nguyên
di truyền Quốc tế

IUCN

International Union For Conservatioan Of Nature and Natural
Resources - Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

KDTSQ

Khu dự trữ sinh quyển

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NXB


Nhà xuất bản

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

THPT

Trung học phổ thông

THPTNT

Trung học phổ thông nội trú

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

United Nations Environment Programm - Chương trình môi
trường Liên hợp quốc

UNESCO

United nations Education Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc

VĐT & QHR

Viện Điều tra và Quy hoạch rừng


VQG

Vườn quốc gia

WB

World Bank - Ngân hàng thế giới

WCMC

World Conservation Monitoring Centre - Trung tâm giám sát bảo
tồn Thế giới

WRI

World Resources Institute - Viện Tài nguyên Thế giới

WWF

World Wildlife Fund - Quỹ thiên nhiên Thế giới


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được biết đến là một địa điểm mang
nhiều dấu ấn đặc biệt về lịch sử, văn hóa đồng thời còn là một nơi tập trung
các hệ sinh thái đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Với tính chất khác biệt về
các điều kiện khí hậu, địa hình, vị trí địa lý mà hệ thực vật ở đây mang tính

độc đáo và đặc hữu. Hệ thực vật VQG Pù Mát là nơi tập trung 3 luồng thực
vật di cư là hệ thực vật Mã Lai - Inđônêsia, Vân Nam - Quý Châu của Trung
Quốc và hệ thực vật Ấn Độ - Myanma. Thực vật có sự phong phú và khác
biệt về thành phần loài với nhiều hệ sinh thái, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài
đặc hữu có giá trị cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và kinh tế.
Tuy nhiên, đến thời điểm này mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu về hệ thực vật VQG Pù Mát, song do nhiều lý do nên tài nguyên thực vật
tại khu vực này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ,
có hệ thống và cập nhật. Hiện tại, sức ép vào rừng ngày càng lớn hơn, tinh vi
hơn đã làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng cũng như số lượng, chất
lượng rừng.
Là người đã gắn bó với VQG Pù Mát 15 năm, vì vậy tác giả luôn mong
muốn có những số liệu cập nhật mới nhất, toàn diện nhất về nguồn tài nguyên
thực vật tại khu vực, cũng như đánh giá các mối đe dọa, nguyên nhân suy
giảm tài nguyên rừng và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Bởi vậy, tác giả lựa
chọn VQG Pù Mát là điểm nghiên cứu về đa dạng thực vật nhằm cung cấp
những số liệu cơ bản, làm cơ sở cho công tác bảo tồn cũng như phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Nghệ An. Mặt khác đóng
góp những dẫn liệu mới nhất về hệ thực vật tại VQG Pù Mát của Việt Nam
cho khoa học. Đặc biệt, hiện nay VQG Pù Mát là trung tâm Khu Dự trữ sinh
quyển miền Tây - Nghệ An đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh


2
đang chỉ đạo xây dựng Pù Mát trở thành một trong 5 địa điểm du lịch chính
của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An nhiệm kỳ 2010 2015 và 2015-2020 thì việc nghiên cứu một cách đầy đủ về nguồn tài nguyên
thực vật ở khu vực này là rất có ý nghĩa và vô cùng cần thiết. Xuất phát từ
những lý do và ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An, nguyên nhân gây suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững”.

2. Mục tiêu
- Nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng về hệ thực vật bậc cao có mạch
ở VQG Pù Mát một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống.
- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật
để có cơ sở đề ra các giải pháp bảo tồn bền vững.
3. Ý nghĩa của luận án
- Cung cấp đầy đủ dữ liệu chi tiết về tính đa dạng của hệ thực vật bậc
cao có mạch tại VQG Pù Mát.
- Xây dựng bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu.
- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
4. Đóng góp của luận án
- Lần đầu tiên điều tra, thống kê và đánh giá đầy đủ tính đa dạng của
hệ thực vật bậc cao có mạch VQG Pù Mát trên toàn bộ diện tích do Vườn
quản lý đến thời điểm hiện nay với: 8 kiểu thảm thực vật và 2.600 loài và
dưới loài thuộc 943 chi và 204 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Bổ
sung 77 loài, 10 chi cho danh lục thực vật VQG Pù Mát và bổ sung loài Ét
ling vân nam (Etling yuannanensis) cho hệ thực vật Việt Nam.
- Lần đầu tiên xây dựng được bản đồ phân bố các loài thực vật quý
hiếm, đặc hữu tại VQG Pù Mát.


3
- Hoàn chỉnh danh lục thực vật bậc cao có mạch đầy đủ nhất đến thời
điểm hiện nay cho VQG Pù Mát đồng thời xác định được phổ dạng sống và
các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu vực.
- Làm sáng tỏ các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học nói
chung, đa dạng thực vật nói riêng ở VQG Pù Mát, để từ đó đề xuất được các
giải pháp bảo tồn bền vững làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hành động
bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên tại VQG Pù Mát.

5. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
Luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về thực vật
1.1.1. Trên thế giới
- Nghiên cứu về đa dạng
Nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng cũng
như vấn đề bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Hội
nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ
chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 đã có 150 nước ký vào
Công ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều hội thảo được tổ
chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời. Năm
1990, WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng về đa dạng sinh
vật (The importance of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa
ra chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy), Wri, IUCN and
WWF đưa ra chiến lược sinh vật toàn cầu (Global biological strategy) [theo
5]. Năm 1991, Wri, WB, WWF xuất bản cuốn bảo tồn đa dạng sinh vật thế
giới (Conserving the World's biological diversity) hoặc IUCN, UNEP, WWF
xuất bản cuốn "Hãy quan tâm tới trái đất" (Caring for the earth). Cùng năm,
Wri, IUCN và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh vật và chương
trình hành động. Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các
phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn

và phát triển trong tương lai [theo 71].
- Nghiên cứu về Thảm thực vật:
Theo Schmitthusen (1959) thì ở Châu Âu có 02 hệ thống phân loại
thảm thực vật chủ yếu là: Hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun
Blanquet (1928) và hệ thống phân loại các quần thể thực vật của các nhà địa
thực vật Đức [57].


5
Tại Phần Lan, Caiande A.K. chủ trương phân loại rừng dựa vào thảm
thực vật tươi. Ông cho rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi
không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc
vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần. Thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để
xem xét tính đồng nhất sinh học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu
quả của thực vật rừng.
Ở Mỹ, phân loại rừng lại theo học thuyết cực đỉnh (Climax) của
Climent. Việc phân loại theo Climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong
quá trình phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã
được hình thành từ lâu, khí hậu là nhân tố để xác định Climax [theo 57].
Ở vùng nhiệt đới, Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ thống
phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới. Schimper đã phân chia thảm thực vật
thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Trong quần
hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu là: Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng
trảng, rừng gai, ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang
mạc nhiệt đới. Sau Schimper là các hệ thống của Rubel, Burt - Davy,
Aubréville,... Đáng chú ý nhất là hệ thống của Aubréville. Trong hệ thống
này, ông đã căn cứ độ tán che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân
biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa và trảng buông [76].
Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt độ:
Nhiệt đới, Á nhiệt đới, Ôn đới và núi cao. Bear (1944) đưa ra hệ thống 3 cấp

là: Quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ [theo 76].
Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được phân thành 9 lớp
quần hệ là: Lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ savan và đồng
cỏ, lớp quần hệ đồng cỏ, lớp quần hệ cây bụi nhỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ
thực vật sống một năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ thực vật hồ nước
nội địa và lớp quần hệ thực vật biển [57].


6
UNESCO (1973) đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế
giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ
1:200.000. Đây là khung phân loại hiện nay được sử dụng phổ biến phục vụ
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn thế giới [theo 71].
- Nghiên cứu hệ thực vật:
Các công trình nghiên cứu quan trọng có: Thực vật chí Hồng Kông,
1861; thực vật chí Australia, 1866; thực vật chí Ấn Độ, 1874; thực vật chí
Miến Điện, 1877; Thực vật chí Malaysia, 1892 - 1925; thực vật chí Hải Nam
(Trung Hoa), 1972; Thực vật chí Vân Nam (Trung Hoa), 1977 [theo 71]. Ở
Nga, Malusep I.I (1969), Tolmachop A.I (1974), Urxep (1974) đều tập trung
vào việc xác định diện tích biểu hiện tối thiểu của hệ thực vật [theo 71].
Tolmachop A.I (1974) đã đưa ra nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ
thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1.500 đến 2.000 loài và ông cũng cho rằng


chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong

phú của nơi sống nhưng không có sự phân hóa về mặt địa lý” [theo 71].
Đối với các nước thuộc châu Âu, Mỹ thì việc nghiên cứu hệ thực vật đã
hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được lưu trữ tại các bảo tàng nỗi
tiếng thế giới như Kew (Anh), Paris (Pháp), New York (Mỹ), Xanh Petecbua

(Nga)... Các nước như Trung Quốc và khu vực Đông Nam như Thái Lan,
Inđonesia, Malaysia thì đã có bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh.
1.1.2. Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam
1.1.2.1. Hệ thực vật
Từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền
tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là Bộ thực vật chí
đại cương Đông Dương do H. Lecomte chủ biên (1907-1952) [Flore Générale
de L'Indo-Chine] [90]. Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu
mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh
thổ Đông Dương. Trong đó, hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và


7
289 họ bao gồm ngành Hạt kín có 3.366 loài, 1.727 chi và 239 họ; ngành
Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599 loài, 205 chi và 42 họ và Ngành Hạt
trần 39 loài, 18 chi và 8 họ (Thái Văn Trừng, 1978, 2000) [76]. Trên cơ sở
các công trình đã có, năm 1965, Pócs Tamás đã thống kê được ở miền Bắc có
5.190 loài [theo 92] và năm 1969 Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số
loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống
Engler), trong đó có 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các ngành
còn lại [49].
Về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước: Phải kể đến công
trình của Thái Văn Trừng (1963 - 1978) về thảm thực vật Việt Nam. Dựa
trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực
vật Việt Nam thành các kiểu kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất là các ưu hợp.
Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật,
còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và
con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp [76].
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn: Ở miền Nam có công trình
thảm thực vật Nam Trung bộ của Schmid (1974). Ngoài điều kiện khí hậu với

chế độ thoát nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là sự phân
hoá khí hậu, thành phần thực vật đai cao. Tác giả xác nhận các loài thuộc về
hệ thực vật Malêzi ở đai thấp dưới 600m còn các loài thuộc hệ thực vật Bắc
Việt Nam - Nam Trung Hoa ở đai trên 1.200m, từ 600 – 1.200m được coi là
đai chuyển tiếp [93]. Ở miền Bắc có công trình của Trần Ngũ Phương (1970)
đã chia các đai trên cơ sở độ cao, sau đó kiểu dựa vào điều kiện địa hình và
tính chất sinh thái, các kiểu khu vực dựa vào thành phần thực vật [theo 71].
Song song với những công trình đó ở miền Bắc từ 1969 - 1976, Lê Khả
Kế (chủ biên) đã cho xuất bản bộ sách "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" gồm 6
tập mô tả về các loài thực vật ở Việt Nam [42]. Phạm Hoàng Hộ (1970-1972)


8
công bố hai tập Cây cỏ miền Nam Việt Nam giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60
loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu còn lại 5.246 loài thực vật có mạch [32].
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên trước hết phải kể đến 6 tập
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (1962-1965, 1969-1970) và
cho đến nay nó được tiếp tục tái bản lần thứ 10, đã giới thiệu gần 1.000 cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam [47]; Viện Điều tra Qui hoạch Rừng đã công bố 7
tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971-1988) giới thiệu khá chi tiết cùng với hình
vẽ minh họa, đến năm 1996 công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn
Dũng chủ biên [80], [83].
Về mặt hệ thực vật trên phạm vi toàn quốc phải kể đến bộ Cây cỏ Việt
Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái
bản có bổ sung tại Việt Nam trong hai năm 1999-2000. Đây là bộ danh sách
đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất đã góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở
Việt Nam [33]. Đặc biệt đáng chú ý là bộ Danh lục các loài thực vật Việt Nam
(2001, 2003, 2005) do tập thể các nhà thực vật Việt Nam tập hợp và xây dựng
với trên 20.000 loài bao gồm Tảo, Nấm và thực vật bậc cao trên phạm vi toàn
quốc đã được công bố. Đây là tài liệu tổng hợp đã được cập nhật đầy đủ nhất,

là cơ sở cho chúng ta tra cứu, chỉnh lý tên gọi. Tuy nhiên các tác giả khác nhau
đã sử dụng các hệ thống khác nhau theo quan điểm riêng của mình [7], [75].
Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố 1900 cây loài có ích ở Việt
Nam [50]. Theo hướng cây thuốc, một trong những công trình có giá trị nhất
về dược liệu của Đỗ Tất Lợi là Cây thuốc và vị thuốc Việt nam, đã được tái
bản nhiều lần từ năm 1986 đến năm 2003 [47]. Tiếp đến là cuốn Từ điển cây
thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1997) công bố đã giới thiệu 3.300 loài cây
cỏ làm thuốc của Việt Nam và được tái bản vào năm 2012 nâng tổng số loài
cây thuốc ở Việt Nam lên hơn 4.800 loài [16]. Viện Dược liệu đã công bố
cuốn cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004) [9].


9
Bên cạnh đó, từng họ riêng biệt trên phạm vi cả nước cũng đã được
nhiều nhà khoa học công bố như: Họ Annonaceae ở Việt Nam của Nguyễn
Tiến Bân (2000) [5], Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2000) [53],
Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002) [45], Cyperaceae của Nguyễn
Khắc Khôi (2002) [43], Verbenaceae của Vũ Xuân Phương (2007) [54], họ
Rau răm (Polygonaceae) và Bộ loa kèn (Liliales) của Nguyễn Thị Đỏ (2007)
[25], [26], họ Cúc của Lê Kim Biên (2007) [10]. Đây là những tài liệu quan
trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng thực vật Việt Nam.
Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 10.361 loài,
2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế
giới trong đó 9.628 loài, 2.010 chi, 291 họ cây hoang dại có mạch và 733 loài,
246 chi và 14 họ cây trồng. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài,
92,48% tổng số chi và 85,57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn
theo tỷ lệ 6,45%, 6,27%, 9,97% về loài. Ngành Thông đất đứng thứ 3 (0,58%)
tiếp đến là ngành Hạt trần (0,47%) hai ngành còn lại không đáng kể về họ, chi
và loài [49].
Nguyễn Tiến Bân (2005) đã thống kê theo hệ thống Takhtajan và cho

thấy thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam hiện biết 8.500 loài, 2.050
chi trong đó lớp Hai lá mầm 1.590 chi và trên 6.300 loài và lớp Một lá mầm
460 chi với 2.200 loài [6].
Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) đã cập nhật nhiều tài liệu mới, tổng hợp và
chỉnh lý các tên theo hệ thống Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật Việt
Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên
100 loài với tổng số 5.732 loài chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật [65].
Bên cạnh những công trình mang tính chất khu hệ chung cho cả nước
hoặc khu vực rộng lớn, có nhiều công trình đã phục vụ cho công tác bảo tồn
từng vùng cũng lần lượt được công bố chính thức ở các vùng khác nhau của
Việt Nam như: Hệ thực vật Tây Nguyên của Nguyễn Tiến Bân (1984) và


10
cộng sự đã công bố 3.754 loài thực vật có mạch [8]; Hệ thực vật Phú Quốc
của Phạm Hoàng Hộ (1985) công bố 793 loài thực vật có mạch [32].
Tiếp theo đó là nhiều khu hệ khác cũng được các nhà khoa học nghiên cứu
và công bố như: Hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình) của Lê Trần
Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp, Bùi Đức Bình
(1990) [14]; Tính đa dạng hệ thực vật Lâm Sơn của Nguyễn Nghĩa Thìn và
Trần Quang Ngọc (1997) [66]; Hệ thực vật Cúc Phương của Phùng Ngọc
Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Bá Thụ (1996) [44]; Hệ thực vật vùng
núi cao Sa Pa - Phan Si Pan của Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời
(1998) [67]; Tính đa dạng các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ của Nguyễn
Nghĩa Thìn và Vũ Văn Cần (1999) [68]. Hệ nấm và thực vật ở VQG Bạch
Mã của Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [69]. Hệ thực vật VQG Pù
Mát của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [71]. Hệ thực vật
ở KBTTN Na Hang của Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006)
[72]. Hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa (2007) của Đỗ
Ngọc Đài và cộng sự [24]. Đa dạng thực vật có giá trị ở Khu BTTN Tà Sùa,

Sơn La của Đỗ Văn Trường và Lê Văn Phúc (2011) [77]. Hệ thực vật Khu
BTTN Pù Hu của Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2011) [55]. Lý Ngọc Sâm
(2009) nghiên cứu về giá trị bảo tồn của các loài thực vật ở VQG Núi Chúa
[56]. Hệ thực vật Chợ Đồn, Bắc Kạn của Nguyễn Thị Bích Hạnh và cộng sự
(2011) [31]. Đa dạng hạt kín tại Khu BTTN Vân Long, Ninh Bình của Trần
Thế Bách và cộng sự (2011) [28]. Đa dạng thực vật Khu BTTN Thần Sa,
Phượng Hoàng của Ngô Xuân Hải và cộng sự (2010) [29]. Đa dạng thực vật
núi đá vôi vùng Đông Bắc Nghĩa Đàn của Nguyễn Đức Linh và cộng sự
(2010) [46]. Đa dạng về hệ thực vật Tây Yên Tử của Nguyễn Văn Hoàn và
cộng sự (2009) [35]. Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại
VQG Xuân Sơn của Trần Minh Hợi và cộng sự (2008) [36]. Đánh giá tính đa
dạng cây thuốc thuộc vùng đệm khu BTTN Xuân Liên- Thanh Hóa của Phạm


11
Hồng Ban và cộng sự (2009) [2]. Đánh giá đa dạng hệ thực vật bậc cao có
mạch ở Bắc Quỳnh Lưu, Nghệ An của Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009)
[3]. Đánh giá đa dạng về khu hệ thực vật Xuân Liên, Thanh Hoá của Đặng
Quốc Vũ (2016) [79].
1.1.2.2. Thảm thực vật
Một trong những tác giả đặt nền móng cho nghiên cứu thảm thực vật
rừng ở Việt Nam là Thái Văn Trừng. Ông là người đầu tiên đưa ra phương
pháp phân loại rừng Việt Nam được sử dụng rộng rãi cho đến nay và đã có
nhiều công trình có giá trị được tái bản nhiều lần, được sử dụng làm phương
pháp luận cho các nghiên cứu về thảm thực vật như: Thảm thực vật rừng Việt
Nam (1963 - 1978), các hệ sinh thái rừng nhiệt đới (1999) [76].
Năm 1995, Nguyễn Vạn Thường xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc
Trung Bộ đã chia 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mặt biển: <
700m nhiệt đới ẩm, < 700m nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô, < 700m hơi khô có
mùa mưa rõ và 800 - 1.500m nhiệt đới ẩm [71]. Có thể nói, đó là sơ đồ tổng

quát nhất về thảm thực vật Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Mãi năm 1985, theo
cách phân loại mới của UNESCO (1973) Phan Kế Lộc đã vận dụng thang
phân loại đó để xây dựng thang phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 5 lớp
quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau. Cách phân
loại đó đã được Nguyễn Nghĩa Thìn áp dụng (1994 - 1996) [48].
Năm 1996, Phùng Ngọc Lan và cộng sự đã nghiên cứu các quần xã
thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật VQG Cúc Phương [44]. Các kiểu
thảm thực vật đảo Phú Quốc, của Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Xuân Đặng, Lê
Văn Chiêm về các kiểu thảm thực vật VQG Nam Cát Tiên, Đỗ Minh Tiến về
các kiểu thảm thực vật khu bảo tồn Tam Đảo; Bùi Văn Định, Cao Văn Sung,
Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vật VQG Ba Bể [theo 71]. Thảm thực
vật vùng Đồng Tháp Mười của Lê Kim Biên và cộng sự (1998) [11]. Thảm
thực vật VQG Ba Vì của Trần Văn Thụy (2005) [73]. Một số đặc điểm thảm


12
thực vật vùng núi Tây Hương Sơn, Hà Tĩnh của Trần Đình Nghĩa và cộng sự
(2005) [52]. Lê Đồng Tấn và cộng sự (2006) nghiên cứu các hiện trạng thảm
thực vật tỉnh Bắc Cạn [60]. Thảm thực vật VQG Yok Đôn của Ngô Tiến
Dũng và cộng sự (2006) [19]. Vũ Anh Tài và cộng sự (2007, 2008) công bố
đa dạng các kiểu thảm ở VQG Hoàng Liên [58], [59]. Thảm thực vật tỉnh
Quảng Trị của Nguyễn Hữu Tứ (2007) [78]. Đa dạng thảm thực vật vùng cát
huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế của Phan Thị Thúy Hằng và cộng sự
(2009) [30]. Đặc điểm thảm thực vật Khu BTTN Hoàng Liên, Văn Bàn, Lào
Cai của Nguyễn Trọng Bình và cộng sự (2008) [12]. Hiện trạng các thảm thực
vật chính ở Thái Nguyên của Đỗ Hữu Thư và Đỗ Thị Hà (2011) [74]. Một số
đặc điểm về cấu trúc rừng tự nhiên tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ của Nguyễn
Thế Dũng (2011) [27].
1.1.3. Nghiên cứu thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát
1.1.3.1. Hệ thực vật

Bắt đầu năm 1993, Viện Điều tra quy hoạch rừng bước đầu thống kê được
986 loài thực vật thuộc 522 chi, 153 họ. Đồng thời các tác giả đã phân tích,
đánh giá nguồn tài nguyên ở khu vực này gồm 509 loài cây lấy gỗ, 220 loài
cây thuốc, 60 loài cây cảnh, 37 loài cây có dầu béo, 96 loài cây ăn được, 34
loài cây làm rau, 30 loài cây có chứa chất độc và trong tổng số 986 loài điều
tra được thì có tới 44 loài cây nguy cấp [theo 71].
Năm 1998, Nguyễn Thị Quý đã điều tra thành phần loài Dương xỉ ở
VQG Pù Mát và đã xác định được 90 loài thuộc 42 chi của 32 họ, phân bố
trong 6 loại sinh cảnh khác nhau [theo 71]. Năm 1999, Đặng Quang Châu
(1999) và cộng sự đã công bố 883 loài, 460 chi, 144 họ của hệ thực vật Khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Mát [theo 71]. Năm 2000, Phạm Hồng Ban đã nghiên
cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, trong đó có Vườn quốc gia Pù Mát [1]. Năm 2001, Nguyễn Nghĩa
Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh đã công bố kết quả nghiên cứu cây


13
thuốc ở 03 xã thuộc vùng đệm VQG Pù Mát có 512 loài thuộc 325 chi, thuộc
115 họ [64]. Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự
tiếp tục điều tra, nghiên cứu hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát và bước đầu
đã công bố có 497 loài thuộc 323 chi, 110 họ. Trong đó có 315 loài thuộc 327
chi, 88 họ lần đầu tiên điều tra được tại VQG Pù Mát [theo 71].
Năm 2004 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự đã xác
định được sự có mặt của 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành thực
vật bậc cao có mạch tại VQG Pù Mát.
Năm 2011 các nhà khoa học thuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học
Vinh thực hiện đã xác định được 2.559 loài, 203 họ, 6 ngành thực vật bậc cao
có mặt tại khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An (Báo cáo thực hiện đề án
KHCN, Sở TN&MT Nghệ An, 2011).
Năm 2014 Nguyễn Thị Thanh và cộng sự xác định được sự có mặt của
726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 4 ngành thực vật tại vùng núi

Puxailaileng thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Báo cáo thực hiện đề án
KHCN, Sở KH&CN Nghệ An, 2014).
1.1.3.2. Thảm thực vật
Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn với công trình
nghiên cứu bước đầu về các kiểu thảm thực vật ở VQG Pù Mát, đã xây dựng
hệ thống phân loại thảm thực vật VQG Pù Mát như sau [theo 71]:
- Thảm thực vật tự nhiên:
+ Rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác động ở đai cao.
+ Rừng thường xanh mưa mùa bị tác động mạnh ở đai cao.
+ Rừng thường xanh mưa mùa trên đồi đất thấp chưa bị tác động.
+ Rừng thường xanh mưa mùa trên đồi đất thấp bị tác động mạnh.
+ Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới đai thấp.
- Thảm thực vật nhân tác:
+ Thảm thực vật trên sườn dốc.


×