Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tính huống số 3: Đặng Lê Nguyên Vũ – Tôi chiến đấu vì thương hiệu Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.67 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………….

2

Lý thuyết……………………………………………………………

3

Đề tài………………………………………………………………..

4

Bài làm của nhóm……………………………………………………

6

Giới thiệu về Đặng Lê Nguyên Vũ……………………………..

6

Câu 1…………………………………………………………….

7

Câu 2…………………………………………………………….

8

Câu 3…………………………………………………………….. 10


1


LỜI MỞ ĐẦU

Đặng Lê Nguyên Vũ: Chúng ta không thể thành công nếu không có nguyên lý sáng tạo.
Do vậy, Việt Nam phải “giải mã” cho được bài học của các quốc gia đang được coi là
thành công. Ở đây chúng tôi muốn gọi đó là “Mật mã vĩ đại”, nghĩa là mật mã gốc để một
quốc gia phát triển. Đó là bản mã gốc để kiến tạo sự phát triển thành công và bền vững.
Một dân tộc có nền tảng văn hóa vững mạnh thì dù có trải qua khó khăn tới đâu, dân tộc
đó vẫn có thể trỗi dậy mạnh mẽ. Bên cạnh đó phải đặt niềm tin vào thế hệ trẻ có khát
khao, hoài bão cho một nước Việt vĩ đại. “Nếu không ước mơ, làm sao có hiện thực? Nếu
không hành động, đừng mong có thành quả”, ông chia sẻ.
Công thức thành công của ông Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ là: (1) Phải có ước mơ
lớn, (2) Lựa chọn đúng lĩnh vực và (3) Giải quyết vấn đề một cách thông minh.

2


LÝ THUYẾT
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ:
1.Khái niệm:
Nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động trong tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.Nhà quản trị là người đảm nhận chức vụ nhất định
trong tổ chức, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách
nhiệm trước kết quả hoạt động của họ.
Nhà quản trị là chủ thể trong hệ thống quản trị, là người đưa ra các tác động quản trị. Nhà
quản trị làm vệc trong tổ chức, nhưng không phải bất cứ thành viên nào trong tổ chức
cũng là nhà quản trị. Nhà quản trị là người điều khiển công việc của người khác. Nhà
quản trị có quyền phân công công việc, chỉ huy, giám sát, điều chỉnh hoạt động của

những người dưới quyền theo thẩm quyền đã được phân cấp.
2. Vai trò của nhà quản trị.
Nhà quản trị phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, ứng xử theo các cách khác nhau
đối với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, cổ đông, người cung ứng, các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội….Nhà quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự phát
triển của các bộ phận, tổ chức mà họ là người điều hành. Các nhà quản trị ở các cấp bậc
quản trị khác nhau sẽ có tầm quan trọng ở các mức độ khác nhau đối với quá trình phát
triển của tổ chức, tuy nhiên bất kì một nhà quản trị nào cũng có các vai trò cơ bản sau:
* Vai trò liên kết:
- Là người đại diện (hay tượng trưng): nhà quản trị là người thể hiện hình ảnh của tổ
chức, và ở mức độ nhất định cũng cho ta thấy những nét cơ bản về tổ chức đó.
- Là người lãnh đạo: Đòi hỏi nhà quản trị phải phối hợp và kiểm tra công việc của
nhân viên dưới quyền. Vai trò này có thể thể hiện trực tiếp hay gián tiếp. Việc tuyển dụng
đào tạo, động viên là những công việc mà nhà quản trị phải trực tiếp làm, nhưng khi quy
định tiêu chuẩn chất lượng công việc, phân chia trách nhiệm, ấn định thời gian để cấp
dưới hoàn thành tốt công việc…nhà quản trị đã thực hiện vai trò lãnh đạo gián tiếp tới
nhân viên.
- Là người tạo ra các mối quan hệ: Hay còn coi là vai trò liên lạc. Khi nhà quản trị
quan hệ với nhiều người khác ở trong hay ngoài tổ chức nhằm góp phần hoàn thành công
việc được giao cho tổ chức của họ, họ đã thực hiện vai trò liên lạc của mình. Vai trò này
3


cho phép nhà quản trị phát triển hệ thống thu thập thông tin bên ngoài và tạo điều kiện
hoàn thành nhiệm vu với kết quả cao.
* Vai trò thông tin:
- Tiếp nhận.
- Xử lý thông tin.
- Truyền đạt thông tin.
- Cung cấp thông tin.

* Vai trò ra quyết định:
- Là người phụ trách (doanh nhân): Nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ
chức, áp dụng kỹ thuật mới vào tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật
đang áp dụng.
- Là người loại bỏ các vi phạm ( giải quyết các xáo trộn): Kịp thời đối phó với những
tình huống phát sinh, biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức trở về hoạt động ổn định.
- Là người phối các nguồn lực (tài nguyên)
- Là người điều hành các cuộc đàm phán (nhà thương thuyết)
Đề tài thảo luận: Tính huống số 3: Đặng Lê Nguyên Vũ – Tôi chiến đấu vì thương
hiệu Việt
Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm
dao mổ. Năm 1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra
việc làm cho gần 15.000 nhân công.
Vượt qua nhiều ứng viên khác trong nước, Đặng Lê Nguyên Vũ được Hiệp hội Các nhà
doanh nghiệp trẻ Asean chọn là nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Asean. Đây là một
danh hiệu được trao năm năm một lần cho những doanh nhân có thành tích kinh doanh
xuất sắc, đóng góp nhiều cho xã hội. Và trên thương trường, cái tên này cũng luôn gắn
với hình ảnh một nhà quản trị đầy bản lĩnh.
Vào thời điểm hiện tại, Trung Nguyên đã và đang tạo cho mình một vị thế cách biệt với
các hãng cà phê trong nước. Nhưng không bằng lòng với điều đó, nhà quản trị trẻ đầy bản
lĩnh này còn thể hiện sự quyết tâm cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Trung Nguyên đã
thể hiện được sức mạnh của mình trong một “cuộc chiến” với một “đại gia” nuớc ngoài
4


vốn khuynh đảo thị phần đóng gói ở Việt Nam – một cuộc chiến mà theo Vũ là không hề
giấu giếm. Và chỉ với một thời gian ngắn thôi, sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã làm
cho họ có khó khăn.
Thành công của G7 ngày nay là một điều không tầm ai phủ nhận được, ấy vậy mà không
mấy ai biết rằng khi bắt đầu “cuộc chiến” với những tập đoàn đa quốc gia, Đặng Lê

Nguyên Vũ mời hai công ty quảng cáo tới.
Khi nghe Vũ trình bày ý định, một ngượi nói “Gậy vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết
giáp!”
Người kia kể: “ở nhà tôi có nuôi hồ cá. Thả miếng bánh vào, con cá lớn táp trước. Những
mẩu bánh vụn vung vãi dành cho lũ cá nhỏ”.
Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ không chấp nhận sự khiếp nhược đó.
“Tại sao tôi không thắng một kẻ mạnh hơn tôi ngay trên đất nước mình? Mục tiêu của
chúng tôi đầy tham vọng: không chỉ chiếm thị phần mà đánh bại “đại gia” đó tại Việt
Nam trước đã. Đã đến lúc chủ động “chơi” chứ không đợi người ta “đánh” rồi mới loay
hoay phản kích”
“Đứng lên “chơi” với những tập đoàn đa quốc gia. Tại sao không?”
Đúng là khí phách của một doanh nhân trẻ đất Việt- nhanh nhạy, sáng tạo và tràn đầy
niềm tin chiến thắng!
Câu hỏi:
- Câu 1 : Những phẩm chất nhà quản trị nào bạn nhận thấy ở Đặng Lê Nguyên Vũ qua
câu chuyện nhỏ này? Đó có phải là phẩm chất cần có hàng đầu đối với Nhà Quản Trị
không?
- Câu 2 : Một vài nhận xét của bạn về thê hệ “Nhà quản trị trẻ tuổi Việt Nam” hiện nay?
Theo bạn, đâu là “lợi thế so sánh” của họ?
- Câu 3 : Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, bản thân bạn cần tích
luỹ những “hành trang” gì?

5


BÀI LÀM CỦA NHÓM
1.Giới thiệu khái quát
Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân Việt Nam sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại
Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo . Ông là người sáng lập, chủ
tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được

National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt
Nam”.Ngoài ra, có người cho rằng ông Vũ còn được biết đến như một nhà tư tưởng và
đồng thời là một nhà hoạt động cộng đồng không mệt mỏi. Ông sinh ngày 10 tháng 2
năm 1971 tại Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia
đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Trải
qua tuổi thơ thiếu thốn, năm 1981, bố ông lâm trọng bệnh, gia cảnh sa sút, từ đó hình
thành ý chí làm giàu trong ông. Năm 1992 vượt trên hoàn cảnh cơ cực khó khăn, ông
nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Từ năm thứ hai đại học, ông ý thức sâu sắc về
hoàn cảnh của mình và đã đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đồng thời trong
giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ
đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê.
2. Sự nghiệp kinh doanh
Năm 1996, ông thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. Năm 1998,
công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng
kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng
quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc. Từ năm 2000,
thương hiệu Trung Nguyên và tên tuổi Đặng Lê Nguyên Vũ được rất nhiều người biết
đến. Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên
dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam, vượt qua cả Vinacafe và Nestlé (vốn đã
thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính đến 2012). Năm 2005, Trung Nguyên
khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương. Cà phê Trung
Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm
quà tặng các nguyên thủ quốc gia.
3. Chiến lược kinh doanh
Quan điểm người sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên là “chỉ có tranh đua với
những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu”, với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên
sẽ là là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

6



4. Thành tích


Ngày 27/4/2011, cái tên “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo danh tiếng
Financial Times (Thời báo Tài chính) như một trường hợp nghiên cứu điển hình
về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những doanh
nghiệp thành công nhất. Bài báo có đoạn viết: “Ông Vũ khơi dậy khát vọng của
người dân Việt Nam. Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên đã chấp nhận thương
hiệu này và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành những trung tâm xã hội quan
trọng”.



Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà
phê Việt Nam” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic
Traveller.



Tháng 8 năm 2012, một tờ báo Mỹ uy tín khác, Forbes, lại khắc họa chân dung về
ông như một “Vua Cà phê Việt Nam”, trong đó ca ngợi ông là nhân vật “zero to
hero” (từ vô danh thành anh hùng).

Sau đó, báo chí và công chúng trong và ngoài nước bắt đầu gọi ông là Vua Cà phê một
cách chính thức. Tháng 10/2012, ông được bạn đọc báo điện tử VnExpress bình chọn là
“Người tiên phong” trong năm. Tờ báo này giới thiệu: “Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ
được mệnh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”, đi tiên phong trong việc phát triển mô hình
kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam”.


Câu 1
Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện những phẩm chất nhà quản trị đáng để học tập: Phẩm
chất đầu tiên và đáng nói nhất là và tình yêu dân tộc nồng nàn: “Tôi chiến đấu vì thương
hiệu Việt”. Đặng Lê Nguyên Vũ có trách nhiệm xã hội cao, ông đã tự tạo việc làm cho
gần 15.000 nhân công. Đặng Lê Nguyên Vũ mang trong mình tâm huyết và lòng đam mê
với công việc. Ông quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, kiên trì thực hiện ước mơ của
mình. Và khi thành công, ông không hề tự mãn rồi dừng ở đó, mà ông tiếp tục sáng tạo
và phát triển. Đặng Lê Nguyên Vũ – một nhà quản trị đầy bản lĩnh, ông dám nghĩ dám
làm, và đầy tham vọng. Ông quyết tâm chiến đấu với đối thủ cạnh tranh bên ngoài. Tự
tin, táo bạo, có thể là phẩm chất cũng như phong thái của Đặng Lê Nguyên Vũ khiến
người khác khâm phục và thế hệ trẻ đáng học hỏi. Qua bài đọc, ta thấy ông Đặng Lê
Nguyên Vũ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Cho dù kĩ năng chuyên môn của ông về cà phê
không phải là hoàn hảo nhưng kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy của ông thì thật tuyệt
vời, đặc biệt là kỹ năng tư duy.
Cụ thể, ta thấy ông vốn là sinh viên Y khoa nhưng ông lại khoái cà phê hơn dao mổ. Và
ông quyết định lựa chọn ngành nghề buôn bán cà phê vì yêu thích hay nói cách khác ông
7


đã theo đuổi ước mơ. Ông tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Để đạt được danh hiệu
nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Asean, ông Vũ là một nhà quản trị cấp cao có kỹ năng
nhân sự và tư duy thật sự xuất sắc.
Với bản lĩnh và tài năng xuất chúng, thời điểm hiện tại, ông Vũ đã đưa Trung Nguyên
thành một vị thế cách biệt so với các hãng cà phê trong nước và có quyết tâm cạnh tranh
với các công ty đa quốc gia. Và hiện tại thì những gì Trung Nguyên đang làm đã gây
nhiều khó khăn cho các hãng cà phê thế giới đang cạnh tranh trong nước cũng như trên
trường kinh tế thế giới. Thành công của G7 là không thể phủ nhận.
Dường như ông Vũ luôn không ngừng khát khao và mong muốn những điều vĩ đại. Ông
bày tỏ ý định với 2 nhà quảng cáo, cho dù họ đã không tin tưởng và cho rằng ông ảo
tưởng về ý định của mình, ông Vũ vẫn quyết tâm và không chấp nhận sự khiếp nhược đó.

Ông luôn có niềm tin và tràn đầy niềm tin chiến thắng.
Không những mang lại những điều tốt đẹp cho Trung Nguyên mà ông còn có rất nhiều
đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Ông đã chứng tỏ chúng ta có khả năng và
nhiều cơ hội hơn, và điều chúng ta cần là nhiều niềm tin hơn nữa.
Chính những nhà lãnh đạo nhanh nhạy, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và tràn đầy niềm tin
ước mơ như ông Vũ là những phẩm chất hàng đầu cần không những với các Nhà quản trị
mà còn là các nhà quản trị hiện đại.
Câu 2
Thế hệ nhà quản trị trẻ Việt Nam hiện nay: Qua nhìn nhận thực tế, nhà quản trị trẻ Việt
Nam hiện nay thành công như Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là ít, nhưng sự thành
công thực sự trên chính bàn tay và thực lực của mình như Đặng Lê Nguyên Vũ quả thực
không phải là nhiều. Đa phần họ thành công nhờ vào họ đã có một tiền đề tốt cho mình từ
ban đầu. Và cái mà nhà quản trị trẻ Việt Nam hiện nay còn thiếu chính là: Tham vọng,
táo bạo, dám nghĩ dám làm và hơn hết là sự tự tin. Nhà quản trị trẻ Việt Nam thật sự họ
chưa dám nghĩ, chưa dám mơ ước lớn, mà nếu có thì họ cũng chưa dám thực hiện những
gì họ đã nghĩ. “Lợi thế so sánh” là những gì họ có, ở đây đó chính là sự nhìn nhận thế
giới một cách nhanh nhạy, nắm bắt tri thức mới của thế giới nhanh chóng. Nhà quản trị
trẻ đã biết nắm bắt cơ hội trước mắt, đó là những gì họ hơn hẳn những nhà quản trị đi
trước của Việt Nam. Bên cạnh đó còn có sự đa dạng của các nguồn thông tin, sức mạnh
hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay và sự giao lưu của nhiều nền kinh tế tạo ra nhiều sự
lựa chọn hơn cho các nhà quản trị. Các nhà quản trị trẻ của VN hiện nay có những lợi thế
nhất định hơn hẳn những thế hệ trước. Họ được tiếp thu những tri thức mới, tiến tiến, có
sự năng động, lòng nhiệt huyết và sức sáng tạo bất tận cho những điều mới mẻ. Tuy
8


nhiên, nhà quản trị trẻ cũng thường gặp phải những mặt hạn chế bởi sự thiếu kinh nghiệm
và chưa quen áp lực. Những sai lầm mà họ thường gặp phải đa phần là: chưa biết dung
hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa cái “tôi” cá nhân và cái “ta” của tập thể; chưa biết
cách ủy thác niềm tin vào những người cộng sự; bị nghiền nát bởi áp lực và làm quá

nhiều để khẳng định giá trị bản than… Giới trẻ hiện nay rất khát khao thể hiện bản thân,
nhưng lại thiếu tư duy độc lập, thế nên thường a dua, bắt chước. Họ không hề sợ thất bại,
trái lại còn đủ bản lĩnh để đón nhận thất bại, vậy nhưng, cái mà họ sợ nhất là "không
thành công", đặc biệt là không thành công như những bạn bè cùng trang lứa. "Cũng chính
vì tâm lý này mà đa phần giới trẻ hiện nay chưa thể làm được những điều to lớn”.
Trong thời kì hội nhập, hầu hết các hàng rào thuế quan đã được xóa bỏ thay vào đó là
những hiệp ước kinh tế quốc tế, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn, hàng lang
pháp lí thông thoáng hơn, ngày càng có nhiều chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận
lợi cho đầu tư phát triển. Lợi thế so sánh của nhà quản trị trẻ Việt Nam so với các nhà
quản trị bên ngoài chính là nắm bắt cơ hội một cách nhanh nhạy, có một môi trường
chính trị ổn định. Cái mà chúng ta thua các nhà quản trị bên ngoài đó chính là chủ động
tự tạo cơ hội cho chính mình. Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong số ít nhà lãnh đạo trẻ
Việt Nam có được đầy đủ các tố chất mà nhà quản trị trẻ Việt Nam cần có.
Bài học thực sự rút ra nằm ở 4 điểm cho thanh niên Việt Nam – Thế hệ tương lai.
Thứ nhất: Quyết tâm lập chí, điển hình như trường hợp của Israel. Từ quyết tâm trở
thành một dân tộc và một quốc gia hàng đầu, họ đã coi sáng tạo là năng lượng sống còn.
Tài nguyên trí não là thứ họ có chứ không phải là tài nguyên thiên nhiên hay vị trí địa lý.
Thứ hai: Lấy kinh tế làm trung tâm của mọi trung tâm. Đây là bài học thành công của
Dubai. Nước này mời các kiến trúc sư kinh tế hàng đầu tham gia tái cấu trúc, thu hút
những nhà đầu tư hàng đầu để biến thành trung tâm tài chính của thế giới. Bài học trỗi
dậy của nước Đức sau Thế chiến thứ 2 trở thành nền kinh tế mạnh nhất của châu Âu.
Thứ ba: Biết cách truyền thông được tầm nhìn và chiến lược quốc gia cho cả trong nước
và quốc tế thấu hiểu. Khi truyền thông tốt trong nước sẽ giúp tất cả mọi người cùng hiểu
tầm nhìn và chiến lược ấy để đoàn kết, hành động vì mục tiêu chung (đây là bài học
thành công của Singapore, Thụy Sĩ). Truyền thông cho quốc tế hiểu thì họ ủng hộ và bảo
vệ mình (đây là bài học của Dubai).
Thứ tư: Tổ chức guồng máy hợp lý để thực thi hiệu quả tầm nhìn và chiến lược quốc gia.
Đây là bài học của Singapore với các chính sách đào tạo, thu hút nhân tài; bài học của
Đức với chính sách kết hợp các thành phần kinh tế.
Câu 3 :

Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai , chính bản thân chúng em là
những sinh viên trẻ đang ngồi trên ghế giảng đường cần tích lũy các hành trang Kiến thức
9


về quản trị: Chính là những kiến thức mà bản thân sinh viên được học trên giảng đường;
chính là những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tích lũy, trải nghiệm, thực hành và học
hỏi ngoài thực tế khi còn đang đi học.
Hình thành và rèn luyện tố chất quản trị cho mình: Đó là rèn luyện tính nhanh nhạy, tự
tin, sáng tạo, rèn luyện sự bình tĩnh, kiên định từ quá trình học tập và thực tập. Sống phải
biết mơ ước lớn, dám nghĩ dám làm, hình thành con người có tham vọng và quyết tâm đạt
được ước mơ. Vì vậy cần có ước mơ ngay từ bây giờ. Sống biết tiếp thu, linh động nghĩa
tư duy, hướng phát triển: đó là hành trang về hội nhập thế giới. Sống có niềm tin và được
tin tưởng: rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, biết dẫn dắt người khác và làm người khác tin
tưởng.
-

-

-

Muốn trở thành một nhà quản trị thành công thì bản thâm chúng ta cần phải luôn
luôn trao dồi kiến thức về mọi mặt của xã hội. học trong sách vỏ đồng thời cũng
phải học ngoài đời.
Một nhà quản trị giỏi thì phải nắm rõ kiến thức về quản trị, thường xuyên tìm hiểu
các loại sách về quản tri.
Cần rèn luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề nhanh nhậy, cẩn thận phán đoán một
cách hợp lí, đưa ra những nghi vấn có cơ sở từ việc tiếp thu thông tin, thu nhận
thông tin từ mọi phía, lắng nghe, phân tích và đưa ra quyết định đứng đắn cho mỗi
bước đi.

Cần phải có những tham vọng, niềm say mê, dám đương đầu với thử thách, dám
nghĩ, dám làm và làm thật tốt với tinh thần trách nhiệm cao.
Hình thành và rèn luyện tố chất của nhà quản trị, sự nhạy bén, linh hoạt và tự tin
vào chính bản thân mình.
Luôn tìm cơ hội để cọ sát với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quan sát, tổng hợp, ra quyết định, thuyết
phục…
Rèn luyện khả năng bình tĩnh, quản trị sự thay đổi một cách nhạy bén

Đó là những hành trang ngay từ bây giờ bản thân cần tích lũy và rèn luyện.

10



×