Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền dạy cho tôi những
kiến thức chuyên ngành mà tôi đã được học trong suốt 4 năm học
qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn
Thị Thúy Hạnh, người trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận này.
Đề tài “ Khảo sát Website Thư viện quốc hội Mỹ” là đề tài
Khóa luận tốt nghiệp mà tôi hoàn thành trong thời gian ngắn, cho
nên việc phân tích và đánh giá đưa ra có thể còn nhiều thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để tôi có thể hoàn thiện Khóa
luận của mình hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Diệu Ngân

K51 – Thông tin – Thư viện

Nguyễn Diệu Ngân



Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Giảng viên hướng dẫn, cùng các thầy cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư
viện. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được công bố ở Khóa luận nào trước đó.

Hà nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Diệu Ngân

K51 – Thông tin – Thư viện

Nguyễn Diệu Ngân


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2

5. Bố cục của khóa luận ..............................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................4
1.1 Website là gì? ........................................................................................4
1.2 Thế nào là một Website thông tin thư viện?...................................... 7
1.3 Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện? .....................................12
1.3.1 Sản phẩm Thông tin – Thư viện ........................................12
1.3.2 Dịch vụ Thông tin – Thư viện.............................................12
CHƯƠNG 2: THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ .............................................13
2.1 Vài nét về lịch sử Thư viện quốc hội Mỹ.............................................13
2.2 Thư viện quốc hội Mỹ với những bộ sưu tập độc nhất vô nhị..........16
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc hội Mỹ.............................19

K51 – Thông tin – Thư viện

Nguyễn Diệu Ngân


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT WEBSITE THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ. ...20
3.1 Ý nghĩa của website Thư viện quốc hội Mỹ........................................20
3.2 Nội dung khảo sát.................................................................................20
3.2.1 Về giao diện của website............................................................21
3.2.2 Bố cục và cách sắp xếp nội dung thông tin của website...........22
3.2.2.1 Bố cục của website.............................................................23
3.2.2.2 Cách sắp xếp nội dung thông tin của website.....................23
3.2.3 Các sản phẩm thông tin trên website.........................................27

3.2.3.1 Các bộ sưu tập số................................................................27
3.2.3.2 Mục lục trực tuyến LC........................................................33
3.2.3.3 Z39.50 – Cổng tới mục lục Thư viện..................................35
3.2.3.4 Cơ sở dữ liệu & Nguồn tin điện tử ....................................37
. . .3.2.3.5 Dịch vụ Thư viện Quốc gia cho người mù và người khuyết
tật....................................................................................................38
3.2.3.6 Trung tâm Folklife Mỹ.......................................................42
3.2.3.7 Triển lãm từ Thư viện truy cập trực tuyến..........................43
3.2.4 Các dịch vụ, tiện ích hỗ trợ của website....................................44

K51 – Thông tin – Thư viện

Nguyễn Diệu Ngân


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

3.2.4.1 Ask a Librarian...................................................................44
3.2.4.2 Chat with a Librarian..........................................................45
3.2.4.3 Sitemap...............................................................................46
3.2.4.4 Form Contact......................................................................47
3.2.4.5 Search Service.....................................................................48
3.2.4.6 RSS – Định dạng tập tin ....................................................48
3.2.4.7 Webmail..............................................................................49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ WEBSITE THƯ VIỆN QUỐC
HỘI MỸ.................................................................................................................50
4.1 Những ưu điểm......................................................................................50
4.2 Những hạn chế .....................................................................................51

PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................55

K51 – Thông tin – Thư viện

Nguyễn Diệu Ngân


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

KÍ HIỆU VIẾT TĂT TRONG KHÓA LUẬN
NDT
NLS

: Người dùng tin
: Dịch vụ Thư viện Quốc gia cho người mù và
người khuyết tật.

TT – TV : Thông tin – Thư viện
TVQH

K51 – Thông tin – Thư viện

: Thư viện Quốc hội

Nguyễn Diệu Ngân



Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhân loại đã
đạt được rất nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ; đồng thời
với đó là sự bùng nổ thông tin đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu
thông tin của xã hội ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Sự ra đời của
Internet đã tạo ra một bước đột phá mới cho nhân loại, rút ngắn khoảng cách về
không gian, thời gian, địa lý giúp cho con người xích lại gần nhau hơn. Từ những
thay đổi này đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi hoạt động của đời sống xã
hội nói chung và trong hoạt động Thông tin – Thư viện nói riêng.
Nhờ có sự ra đời của Internet, trong những năm gần đây hoạt động Thông tin
Thư viện ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có những bước phát triển đáng kể
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
dùng tin về chuyên ngành Thông tin – Thư viện; từ việc cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ thông tin bằng các phương tiện truyền thống đã và đang dần dần tiến tới
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin bằng các phương tiện hiện đại…mà
điển hình là thông qua mạng Internet người dùng tin có thể truy cập vào các
Website của chính các cơ quan, trung tâm Thông tin – Thư viện này lập ra, tại đây
họ sẽ được cung cấp thông tin về thư viện, vốn tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ
cũng như giúp truy cập tới các nguồn tin khác có liên quan tới cơ quan, trung tâm
thông tin thư viện đó phục vụ cho nhu cầu của người dùng tin…Hiện nay, tại nhiều
cơ quan, trung tâm Thông tin – Thư viện lớn kể cả ở trong nước và thế giới rất chú
trọng vào việc đầu tư hoạt động cho website Thư viện của mình; đây vừa là hình
thức, phương tiện giúp rút ngắn khoảng cách giữa người dùng tin với Thư viện, vừa
Nguyễn Diệu Ngân


1

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

là quảng bá hình ảnh của Thư viện mình, đưa các sản phẩm và dịch vụ thông tin tới
người dùng tin trong nước và bạn bè thế giới; góp phần tăng cường mối quan hệ,
giao lưu, hợp tác phát triển. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát
website Thư viện quốc hội Mỹ”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trước tiên là giúp trau dồi kiến thức chuyên ngành
cho bản thân, đưa ra những kết quả và nhận xét sau khi khảo sát website Thư viện
quốc hội Mỹ. Từ đó giúp cho người dùng tin hiểu hơn về Thư viện quốc hội Mỹ;
thông qua khảo sát website này để có thể hiểu thêm về các sản phẩm và dịch vụ
thông tin của Thư viện Quốc hội Mỹ. Đồng thời Khóa luận này cũng có mục đích
làm đề tài tham khảo cho các cá nhân và trung tâm Thông tin – Thư viện khi có nhu
cầu thiết kế, xây dựng Website chuyên ngành Thông tin – Thư viện trong những
điều kiện và hoàn cảnh khác nhau; góp phần từ đó có hướng đi phù hợp với điều
kiện, mục đích của mình và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi vào tìm hiểu về hình thức thể hiện, các tính năng cơ bản của
website, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của website Thư viện quốc hội Mỹ. Từ
đó đưa ra một số nhận xét.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận đối tượng
Nguyễn Diệu Ngân

2

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Tra cứu tin trên mạng Internet
- Dịch tài liệu
5. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo Khóa luận được chia thành
các chương sau:
Chương 1: Một số khái niệm liên quan
Chương 2 Vài nét khái quát về Thư viện quốc hội Mỹ
Chương 3: Nội dung khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ
Chương 4: Một số nhận xét về Website Thư viện Quốc hội Mỹ.
Là một sinh viên đang làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, do trình
độ và khả năng chuyên môn còn nhiều hạn chế nên Khóa luận không tránh khỏi
những khiếm khuyết cần được khắc phục. Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn,
những đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn sinh viên để Khóa luận này
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên; đặc
biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện Khóa luận này.


Nguyễn Diệu Ngân

3

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1- MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1 Website là gì?
Theo Wikipedia: “ Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập
hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World
Wide Web của Internet. Một trang Web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy
nhập dùng giao thức HTTP.” [11]
Hay có thể hiểu ,Website là tập hợp của nhiều trang web - một loại siêu văn
bản (HTML – Hyper text Markup Language/ Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản hoặc
XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet để người xem có thể truy cập vào
và sử dụng nó.
Trang web là một trang trong một website nào đó. Trang web đầu tiên Người
dùng tin (NDT) truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage),
người NDT có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks).
Có thể hiểu nôm na rằng website giống như một cuốn sách gồm nhiều trang
sách. Mỗi trang web tương tự một trang sách trong cuốn sách đó.
Đặc điểm tiện lợi của website là: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách
hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn,

gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng
được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh...) và không giới hạn phạm vi
khu vực sử dụng ( toàn thế giới có thể truy cập).

Nguyễn Diệu Ngân

4

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Một website thông thường được chia làm 2 phần: giao diện người dùng
(front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end).
Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của
máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt
web như Internet Explorer, Firefox,... Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem
website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA,...Việc trình bày
một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng; bố cục đơn giản,
dễ hiểu và dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem. Đặc biệt ngày nay,
website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp
với âm thanh.
Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server).
Sự khác nhau ở phần lập trình back-end của website làm phân ra 2 loại website:
Website tĩnh và website động.
+ Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp
công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên,

quản lý các thành phần trên website. Loại website này thường được viết bằng các
ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl…
+ Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang như brochure,
không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. Bạn
phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như
FrontPage, Dreamwaver,...) khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những
trang web này.

Nguyễn Diệu Ngân

5

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Để website hoạt động được cần có một “ dịch vụ tra cứu Web ” đặt tại máy
chủ Web gọi là bản Server, còn phần mềm tra cứu Web từ máy chủ của người kết
nối đến ( Bộ duyệt Web) gọi là bản client. Như vậy, việc phân phối các trang Web
từ máy trạm Web ( Website ) được thực hiện theo mô hình khách - chủ ( client –
server), theo đó khách hàng gửi yêu cầu và người phục vụ gửi hàng đến. Khi khách
hàng đăng kí dịch vụ gửi Web thì họ sẽ được cung cấp một địa chỉ với tên miền. Đó
là phương thức nhận dạng một vùng hay một tổ chức, cơ quan, cá nhân trên mạng.
Trong vùng có nhiều dấu phân cách bằng dấu chấm. Vùng cao nhất thường chia
làm 2 loại: vùng tổ chức và vùng địa lý
Ví dụ: . Trong đó “lib” là tên tổ chức hay cơ quan;
“edu”là tên vùng của tổ chức mà ở đây mà Giáo dục; “ vn” là tên vùng địa lý mà

ở đây là Việt Nam.
Một số ví dụ về tên vùng, miền:
Kí hiệu tên Vùng

Nguyễn Diệu Ngân

Tổ chức

Com

Tổ chức Thương mại

Edu

Tổ chức Giáo dục

Gov

Tổ chức Chính Phủ

Net

Tài nguyên trên mạng

Org

Tổ chức Phi lợi nhuận

……….


…………………….

6

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Kí hiệu tên Vùng

Quốc gia

Vn
Fr
De
………

Việt Nam
Pháp
Đức
…………………….

Các Module thường thấy tại các Website là: Trang chủ, forum, Quảng cáo,
blog, mail…
Tuy nhiên những Module này không phải là một yêu cầu bắt buộc với bất kì
một website nào. Việc lựa chọn các module cho phù hợp là quyền của các Thư
viện.

1.2 Thế nào là một Website Thông tin – Thư viện?
Cùng với sự phát triển của Khoa học công nghệ và sự ra đời của Internet,
nhằm đáp ứng kịp với sự phát triển của thời đại thông tin, mỗi cơ quan tổ chức ở
các lĩnh vực khác nhau hầu như đều tạo riêng cho mình một Website để giới thiệu
hình ảnh của mình tới công chúng, kèm theo đó là hệ thống thông tin, các dịch vụ,
sản phẩm mà cơ quan tổ chức đó có thể cung cấp cho người dùng tin. Website
chuyên ngành Thông tin Thư viện thông thường là do chính các cơ quan, trung tâm
thông tin – thư viện lập nên. Thông qua mạng Internet và sự hoạt động của website
để tạo ra hình ảnh về một thư viện được tổ chức tốt. Với mục đích đưa thư viện của
mình tới gần hơn với đối tượng người dùng tin. Website của một cơ quan, trung

Nguyễn Diệu Ngân

7

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

tâm TT - TV chứa các thông tin, tin tức hoạt động của mình, về nguồn lực, sản
phẩm, dịch vụ liên quan tới chuyên ngành, được sắp xếp có tổ chức…
Dưới đây là một số hình ảnh về giao diện Trang chủ Website chuyên ngành
Thông tin – Thư viện của một số cơ quan, Trung tâm Thông tin – Thư viện:

Hình 1: Giao diện trang chủ website Thư viện Quốc hội Mỹ
/>
Nguyễn Diệu Ngân


8

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Hình 2: Giao diện trang chủ website Thư viện Đại học Victoria Australia
/>
Nguyễn Diệu Ngân

9

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Hình 3: Giao diện trang chủ website Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội


Nguyễn Diệu Ngân

10


Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Hình 4: Giao diện trang chủ website Thư viện Đại học Queensland


Nguyễn Diệu Ngân

11

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

1.3 Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện?
1.3.1 Sản phẩm Thông tin - Thư viện
“ Sản phẩm Thông tin – Thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do
một cá nhân/ tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin.”
[4,21]
Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm chính là quá trình xử lý thông tin mà
kết quả là: Mục lục, bài tóm tắt, tổng quan, tổng luận, CSDL…Sản phẩn được hình
thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin nên nó phụ thuộc chặt chẽ vào nhu

cầu cũng như sự vận động, biến đổi nhu cầu.
1.3.2 Dịch vụ Thông tin – Thư viện
“ Dịch vụ Thông tin – Thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn
nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư
viện nói chung.” [4,24]
Nhu cầu thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin là thuộc nhóm nhu cầu tinh
thần, phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu người sử dụng.

Nguyễn Diệu Ngân

12

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

CHƯƠNG 2 - THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ
2.1 Vài nét về lịch sử Thư viện quốc hội Mỹ
Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress-LC) gồm 3 tòa nhà có mặt sàn
sử dụng rộng tới 29 ha, tọa lạc trên đồi Capitol ở Washinton DC (Thủ đô nước
Mỹ). Thư viện Quốc hội Mỹ đơn giản là cơ quan văn hóa liên bang lâu đời nhất
Hoa Kỳ được xây dựng với mục đích ban đầu là phục vụ nhu cầu nghiên cứu của
Quốc hội.
Thư viện Quốc hội Mỹ ra đời vào ngày 24/04/1800, khi tổng thống John
Adams ký quyết định rời Chính phủ từ Philadelphia về thủ đô mới Washington DC.
Ba tòa nhà TVQH Mỹ bao gồm:
Tòa nhà Thomas Jefferson tọa lạc trên Đại lộ Độc lập bao quanh bởi con

đường East Capitol Street và cổng chính ở số 1 đường First Street SE. Nơi này
được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1897 và được xem như là trụ sở chính đồng thời
là tòa nhà lâu đời nhất của thư viện. Ban đầu được biết đến là tòa nhà Thư viện
Quốc hội hay tòa nhà Chính, nó mang tên gọi như hiện nay vào ngày 13 tháng 6
năm 1980.
[Xem hình 5]: Hình ảnh tòa nhà Thomas Jefferson

Nguyễn Diệu Ngân

13

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Hình 5: Hình ảnh về tòa nhà Thomas Jefferson
Tòa nhà The John Adams tọa lạc giữa Đại lộ Độc lập và đường East Capitol
Street, cổng chính ở số 2 Street SE. Nơi đây được mở cửa vào năm 1938 và được
sát nhập vào tòa nhà Chính. Trong khoảng thời gian từ 13 tháng 4 năm 1976 và 13
tháng 6 năm 1980, Tòa nhà the John Adams mang tên tòa nhà Thomas Jefferson.
Tòa nhà Tưởng niệm James Madison tọa lạc giữa con đường 1 và 2 trên
Đại lộ Độc lập. Nơi này được mở cửa vào ngày 28 tháng 5 năm 1980 và được lấy
làm trụ sở mới của Thư viện. Đồng thời đây cũng là nơi tưởng niệm chính thức
James Madison Memorial. Trong thành phần của tòa nhà cũng bao gồm Thư viện
Quốc hội về luật.
[Xem hình 6]: Hình ảnh tòa nhà James Madison.


Nguyễn Diệu Ngân

14

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

Hình 6: Hình ảnh về tòa nhà James Madison
Chi phí ban đầu cho thư viện là 5000 USD, nhằm mục đích “ mua sách báo,
tài liệu cần thiết cho công việc của Quốc hội… và xây dựng nơi lưu giữ chúng”.
Ban đầu, thư viện chỉ có một căn phòng với 3000 đơn vị bảo quản, nằm trong trụ sở
Quốc hội Mỹ. Tháng 1/1814, nó bị quân Anh thêu rụi. Một năm sau, Tổng thống
Thomas Jefferson khi hết nhiệm kỳ đã đề nghị nhượng lại thư viện cá nhân với
6.478 đầu sách của mình cho quốc hội (Tổng thống Thomas Jefferson cũng là một
nhà khoa học, luật sư và kiến trúc sư tài ba). Đây là kho tài liệu quý giá về khoa
học, văn học, triết học và đặc biệt có nhiều bản chép tay mà ngày nay được xếp vào
loại “ tuyệt mật”. Thư viện mới được tái thiết trên nền tảng đó.
Năm 1897, do vốn sách báo tăng nhanh, thư viện chuyển tới tòa nhà Thomas Jefferson - khởi công năm 1892, được hơn 50 nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ
nhân chạm khắc đảm nhận phần trang trí nội thất- là một trong 10 tòa kiến trúc đẹp
nhất nước Mỹ thế kỷ 19. Năm 1938, tòa nhà John Adams chính thức hoạt động và

Nguyễn Diệu Ngân

15

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện



Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

đến năm 1981, tòa nhà tưởng niệm Jame Madison-lớn nhất, hiện đại nhất được đưa
vào sử dụng.
2.2 Thư viện Quốc hội Mỹ với những bộ sưu tập độc nhất vô nhị
Người Mỹ tự hào rằng họ đang sở hữu trong tay bộ sưu tập kiến thức vĩ đại
nhất trong lịch sử nhân loại. Điều đó hoàn toàn có cơ sở. Năm 1900, Thư viện
Quốc hội Mỹ mới có 1 triệu đơn vị bảo quản, đến năm 1954 là 33 triệu, năm 1975
là 74 triệu, năm 1992 là 100 triệu và hiện nay đã lên tới con số 130 triệu, bao gồm
sách báo, tạp chí, bản đồ, bản thảo chép tay, tranh ảnh, đĩa LP (đĩa than), CD, băng
cassette, băng video, DVD, microfilm, microfiche…
Tiêu chí bổ sung cho kho tư liệu của thư viện hết sức rõ ràng: mua tài liệu
nghiên cứu quan trọng được xuất bản ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Trung bình một
ngày, thư viện tiếp nhận khoảng 22.000 vật phẩm trong nước và Quốc tế, tối đa
7000 trong số đó được đưa vào kho lưu trữ, với bản quyền đã được xác định rõ
ràng. Nhưng thư viện cũng không giữ lại tất cả những gì đã chọn vào. Một số sau
khi hết giá trị sử dụng sẽ được dùng vào các mục đích khác, ví dụ như trao đổi với
các thư viện trong và ngoài nước, làm từ thiện… Các nhà khoa học nổi tiếng trên
thế giới thường đến đây tìm tài liệu nếu không thề tìm thấy tài liệu ở bất kỳ nơi
nào.
Trong 130 triệu đơn vị bảo quản ở thư viện Quốc hội Mỹ, có khoảng 29 triệu
cuốn sách và các ấn phẩm đủ loại khác, 13 triệu tấm ảnh, 4,8 triệu bản đồ, 2,7 triệu
băng cassette, băng video, microfilm. DVD các loại, 5 triệu vật phẩm âm nhạc và

Nguyễn Diệu Ngân


16

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

đặc biệt nhất là 58 triệu bản thảo chép tay mà rất nhiều trong số đó là độc nhất vô
nhị.
Thông thường, các tài liệu được lưu trữ ở dạng bản gốc làm hiện vật lịch sử
và chúng được sao chép ra microfilm, đĩa mềm hoặc CD-Rom để giúp cho các nhà
nghiên cứu tra cứu theo chủ đề hoặc theo tác giả một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Nếu xếp thẳng hàng tất cả các giá lưu trữ trong thư viện, chúng ta sẽ có một con số
kinh hoàng 900 km, bằng hơn nửa chiều dài của Việt Nam. Số tài liệu sử dụng
tiếng Anh trong 130 triệu đơn vị bảo quản chỉ chiếm một nửa, phần còn lại thuộc
về 470 ngôn ngữ khác mà một số trong đó ngày nay đã được coi là “ tử ngữ” hoặc
chỉ tồn tại ở những vùng hết sức xa xôi, hẻo lãnh của thế giới. Không chỉ có vậy,
những tài liệu bằng tiếng Trung Quốc , Nhật Bản, Triều Tiên, Nga, Ba Lan, Ai Cập
tàng trữ ở đây được coi là kho sách lớn nhất nằm ngoài các quốc gia này. Bên cạnh
đó, thư viện cũng là nơi lưu giữ những bộ sưu tập về Tây Tạng và Luso-Hispanic
( thuộc về Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) lớn nhất thế giới. Bộ sưu tập incu-nubula
– tức sách ra đời trước 1500 ở phương Tây, bao gồm 5.600 ấn phẩm đều thuộc loại
cổ xưa nhất. Đây là bộ sưu tập lớn và hoàn chỉnh nhất.
Ngoài ra, TVQH Mỹ còn là kho tàng về kiến thức luật đầy đủ nhất thế giới
với 2,5 triệu ấn phẩm, từ những bộ sưu tập sách luật cổ xưa nhất cho đến đương
đại, những tập công báo bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Riêng về dòng sách
hiếm, thư viện còn giữ được những văn bản viết theo lối tượng hình của người Ba
Tư từ năm 2040 Tr.CN, một trong ba bản đặc biệt cuốn kinh thánh Gutenberg in

trên giấy da mịn, the Bay Psalm Book-cuốn sách đầu tiên ở Bắc Mỹ. Đặc biệt hơn

Nguyễn Diệu Ngân

17

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

cả là 36 triệu trang bản thảo chép tay về mọi mặt đời sống và văn hóa Mỹ, từ ngày
những người Anh đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này. Đây là tư liệu lịch sử quý
giá, độc nhất, trong đó bao gồm gần như toàn bộ giấy tờ, văn kiện từ thời tổng
thống đầu tiên George Washington.
Báo chí cũng là một thế mạnh của thư viện. Bộ sưu tập báo ở đây được coi là
rộng rãi nhất trên thế giới. Các nhân viên thư viện nhập vào đây toàn bộ các loại
báo chí xuất bản ở Mỹ hàng ngày và những tờ báo nổi tiếng ở tất cả các quốc gia
trên thế giới. Tờ báo cổ nhất ở đây là Mercurius publicas Comprising the Sun of
Forraign Intelli-gence, ra đời ngày 29/12/1959. Rất nhiều bộ sưu tập báo chí cũ của
Việt Nam cũng có thể tìm thấy ở đây như Nông cổ mín đàm, Phụ nữ tân văn, Tao
đàn, Tiểu thuyết thứ bảy… cho tới nhân dân, lao động…từ số đầu tiên. Không chỉ
vậy, trong phần về Việt Nam, thư viện còn lưu giữ được những bản in cuốn truyện
Kiều cổ nhất, nhiều tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài liệu, bài viết về người
và các nhân vật lịch sử khác và một ngăn hơn 400 cuốn phim tư liệu hết sức quý
giá về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, thư viện còn sở hữu những bộ sưu tập truyện tranh (5000 đầu
sách, 100.000 cuốn), văn hóa dân gian Mỹ và đặc biệt là danh bạ điện thoại. Mỗi

năm thư viện phải nhập vào 8.000 cuốn danh bạ điện thoại, trong đó có 1.500 cuốn
từ hơn 100 quốc gia khác. Như vậy, có thể nói luôn rằng đây cũng là bộ sưu tập tên
họ và địa chỉ lớn nhất thế giới. Ngoài ra còn bộ sưu tập rất đồ sộ sách hướng dẫn,
tìm hiểu về thành phố ở tất cả các nước.

Nguyễn Diệu Ngân

18

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


Khóa luận tốt nghiệp

Khảo sát Website Thư viện Quốc hội Mỹ

2.3 Nhiệm vụ, chức năng của Thư viện Quốc hội Mỹ
Thư viện Quốc hội của quốc gia là cơ sở giáo dục văn hóa lâu đời nhất của
liên bang và là cánh tay nghiên cứu của Quốc hội. Đây cũng được coi là Thư viện
lớn nhất thế giới với hàng triệu cuốn sách, băng đĩa, ảnh, bản thảo và bản đồ trong
bộ sưu tập của mình.
Nhiệm vụ của Thư viện là làm cho tài nguyên của nó sẵn có và hữu ích cho
Quốc hội và nhân dân Mỹ; để duy trì và giữ gìn một bộ sưu tập phổ quát của tri
thức và sáng tạo cho thế hệ tương lai. Văn phòng thư viện có nhiệm vụ thiết lập
chính sách và chỉ đạo và hỗ trợ các chương trình và các hoạt động để hoàn thành
nhiệm vụ của Thư viện.
TVQH Mỹ thực hiện các chức năng bao gồm:
- Mua lại
- Lưu trữ mô tả
- Xây dựng bộ sưu tập số

- Biên mục, phân loại
- Tham khảo sưu tập số
- Phát triển bộ sưu tập
- Chương trình hợp tác xã PCC
- Bảo quản vốn tài liệu
- Dịch vụ công cộng và tham khảo

Nguyễn Diệu Ngân

19

Lớp K51 – Thông tin – Thư viện


×