Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Hoạt Động Chia Sẻ Nguồn Lực Thông Tin Điện Tử Tại Cục Thông Tin Khoa Học Và Công Nghệ Quốc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-X

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-X


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Đồng Đức Hùng

HÀ NỘI, 2015


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm Khóa luận, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực không ngừng
của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ phía
các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa
Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là
Thạc sĩ Đồng Đức Hùng-người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Khóa luận
này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị và các
cán bộ công tác tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đặc biệt là
Thạc sĩ Trần Thị Hải Yến-Phó Giám đốc Thư viện Khoa học và Công nghệ đã
chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này.
Mặc dù đã không ngừng nỗ lực để hoàn thiện Khóa luận nhưng do trình
độ bản thân còn hạn hẹp nên Khóa luận cũng khó tránh khỏi những thiếu sót về
mặt nội dung và hình thức trình bày. Kính mong nhận được sự thông cảm và chỉ
bảo tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Trang

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cục TTKH&CNQG
CNTT

Cục Thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia
Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KQNC

Kết quả nghiên cứu

NDT

Người dùng tin

NLTT

Nguồn lực thông tin


TL

Tài liệu

TLĐT

Tài liệu điện tử

TLS

Tài liệu số

TT

Thông tin

TTĐT

Thông tin điện tử

TTTV

Thông tin – Thư viện

TV

Thư viện

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục TTKH&CNQG
Hình 2: Cơ cấu trình độ học vấn của cán bộ tại Cục TTKH&CNQG
Hình 3: Truy cập toàn văn CSDL
Hình 4: Truy cập tới dạng thư mục của KQNC
Hình 5: Giao diện tìm kiếm thông tin trên cổng thông tin VISTA
Hình 6: Biểu đồ số lượt khai thác CSDL trực tuyến EBSCO và Proquest Central
Hình 7: Biểu đồ số lượt tìm kiếm CSDL Proquest Central năm 2011-2013

Bảng 1: Mức độ đóng góp kinh phí của các thành viên Liên hợp TV năm 20062008
Bảng 2: Tình hình khai thác và sử dụng EBSCO và Blackwell năm 2006-2008

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................4
MỤC LỤC.............................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................12
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ.....................................................12
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA.............12
VÀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ.................................................12
1.2.4.1 Ở Mỹ .........................................................................................................................31

1.2.4.2 Ở Úc...........................................................................................................................32

CHƯƠNG 2: NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ THỰC TRẠNG...............35
HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ............35
TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA....35
2.1 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Cục................................................35
2.1.1 Nguồn lực thông tin truyền thống......................................................35
2.1.2 Nguồn lực thông tin điện tử...............................................................38
2.1.2.1 Thông tin điện tử nội sinh.....................................................................................38
2.1.2.2Thông tin điện tử ngoại sinh.......................................................................................41

2.2 Thực trạng hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử tại Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia ............................................45
2.2.1 Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử ngoài Liên hợp thư
viện ............................................................................................................47
2.2.1.1 Nguồn tin điện tử.......................................................................................................47
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2.1.2 Thực hiện chia sẻ.......................................................................................................48
2.2.1.3 Chính sách chia sẻ......................................................................................................48
2.2.1.4 Hoạt động chia sẻ nguồn tin điện tử và kết quả........................................................51

2.2.2 Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử của Liên hợp thư viện
....................................................................................................................53
2.2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển của Liên hợp.........................................................53
2.2.2.2 Thành viên.................................................................................................................54
2.2.2.3 Cơ sở pháp lý.............................................................................................................55
2.2.2.4 Cơ chế hoạt động ......................................................................................................57

2.2.2.6 Hoạt động chia sẻ nguồn tin điện tử của Liên hợp và kết quả của hoạt động...........59

2.3 Nhận xét hoạt động chia sẻ nguồn tin điện tử tại Cục Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia ........................................................................65
2.3.1 Thuận lợi ..........................................................................................65
2.3.2 Khó khăn ...........................................................................................67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ................70
CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC THÔNG TIN
...........................................................................................................................70
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA .............................................70
3.1 Xây dựng chính sách chia sẻ.................................................................70
3.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ...................................................70
3.3 Tăng cường kinh phí đóng góp.............................................................71
3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tin..................................................72
3.5 Mở rộng quan hệ hợp tác......................................................................73
3.6 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và người dùng tin........................73
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾT LUẬN.........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................77
PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin (TT) là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi người, mọi tổ
chức, mọi quốc gia. Ngày nay, người ta cho rằng TT là nguồn lực của mỗi quốc
gia, quốc gia nào sở hữu được nhiều TT hữu ích, nước đó sẽ mau chóng phát

triển, nhất là thông tin về khoa học và công nghệ (KH&CN). Hiện nay, thông tin
KH&CN trở thành một hàng hóa có giá trị cao và được trao đổi bằng hình thức
mua, bán giữa các nước.

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thông tin KH&CN là nhân tố thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong
điều kiện mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra với quy mô
rộng lớn, KH&CN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội,
thì TTKH&CN thực sự trở thành nguồn lực quan trọng không thể thiếu được
trong xã hội TT, vì TTKH&CN là cơ sở của các phương pháp mới hoặc sản
phẩm mới đưa lại lợi nhuận cho những ai sở hữu chúng.
Nguồn lực thông tin (NLTT) là yếu tố đầu vào hàng đầu của hoạt động
thông tin thư viện (TTTV). Cũng như mọi loại nguồn lực khác, NLTT cũng có
tính khan hiếm, là sự thiếu NLTT cho quá trình hoạt động TTTV, chủ yếu là
phục vụ người dùng tin (NDT). Trong khi nhu cầu TT của bạn đọc ngày càng đa
dạng, phức tạp và yêu cầu cao hơn nhưng hầu hết các cơ quan TTTV đều không
có đủ tiềm lực và khả năng độc lập phát triển NLTT nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT), TT luôn luôn là khan hiếm
bởi tính đổi mới liên tục của nó. Tính khan hiếm do đổi mới TT tạo ra nhu cầu
phải thường xuyên cập nhật và đáp ứng TT. Trong khi đó mỗi TV, cơ quan TT
không thể tự mình đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của NDT ở mọi lĩnh vực và ở
mọi nơi, mọi thời điểm. Ngay cả các TV với ngân sách phát triển bộ sưu tập khá
lớn cũng đang gặp khó khăn trong việc đối phó với sự gia tăng nhu cầu TT một
cách nhanh chóng như ngày nay.
Tính khan hiếm của NLTT nói chung và sự khan hiếm của NLTT
KH&CN nói riêng có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả xã hội đối với NDT cũng
như nhà cung cấpTT. Đối với người sử dụng TT, tính khan hiếm của NLTT là

không thỏa mãn nhu cầu TT, gây ra những khó khăn trong khai thác TT từ phía
xã hội, làm giảm tính hiệu qủa của việc khai thác TT và hiệu quả công việc. Về
phía của nhà cung cấp, tính khan hiếm của NLTT làm không đáp ứng được nhu
cầu TT của NDT, làm giảm uy tín và chất lượng phục vụ bạn đọc của nhà cung
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cấp TT, làm giảm tính xã hội hóa TT... Đặc biệt, sự khan hiếm của NLTT
KH&CN còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước bởi TTKH&CN
là nhân tố thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Việc không đáp ứng đủ nhu cầu TT
KH&CN sẽ làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Đứng trước vấn đề trên các cơ quan TTTV trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng luôn đặt vấn đề là làm sao để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
NDT. Một trong những phương pháp hữu ích đó là phải thực hiện tạo lập nhiều
nguồn tin điện tử chất lượng và tiến hành hợp tác chia sẻ với nhau để có thể đáp
ứng nhu cầu tin ngày càng đa dạng và phức tạp của NDT.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (gọi tắt là Cục
TT hoặc là Cục) là đơn vị đầu ngành về KH&CN cũng đang đứng trước vấn đề
chung đó. Do đó, Cục TTKH&CNQG cần phải thực hiện phát triển và chia sẻ
nguồn tin KH&CN một các hiệu quả nhất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của NDT.
Điều này có ý nghĩa và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy và làm động lực
để phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Đó là lý do tôi thực hiện đề tài “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin
điện tử tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực tế cho thấy cần phải xây dựng một hệ thống cho các cơ quan TTTV,
trong đó mỗi đơn vị có thể chia sẻ và nhận được nhiều NLTT để có thể đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của NDT.
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động chia sẻ nguồn lực TT điện tử

của Cục TTKH&CNQG. Từ đó đưa ra đánh giá và nhận xét về hoạt động chia sẻ

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
nguồn lực TT điện tử của Cục TT hiện nay để đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chia sẻ nguồn lực TT điện tử của Cục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn lực thông tin điện tử và hoạt
động chia sẻ nguồn lực TT điện tử.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Cục TTKH&CNQG
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2004 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp như
sau:
5.

Phương pháp khảo sát thực tế;
Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu;
Phương pháp phỏng vấn.
Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ đặc điểm nguồn lực TT điện tử và vai trò của

hoạt động chia sẻ nguồn lực TT điện tử.
Khảo sát thực trạng hoạt động chia sẻ nguồn lực TT điện tử của Cục
TTKH&CNQG, từ đó:
- Đưa ra đánh giá, nhận xét về hoạt động chia sẻ nguồn lực TT điện tử của
Cục;

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chia sẻ nguồn
lực TT điện tử của Cục;
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Góp phần thúc đẩy hoạt động chia sẻ nguồn tin điện tử tại Cục
TTKH&CNQG.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận
có phần Nội dung gồm 3 chương sau:
Chương 1: Khái quát chung về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia và nguồn lực thông tin điện tử
Chương 2: Nguồn lực thông tin và thực trạng hoạt động chia sẻ nguồn lực
thông tin điện tử tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chia sẻ nguồn
lực thông tin điện tử tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
VÀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1.1 Khái quát chung về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia có tên giao dịch quốc tế
là National Agency for Science and Technology Information, viết tắt là NASATI
(gọi tắt là Cục) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức đứng đầu hệ
thống các tổ chức TTKH&CN, thực hiện chức năng TTTV, thống kê trung tâm
của cả nước về KHCN.
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cục được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1990 theo quyết định số
487/TCCB của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (với tên gọi là Trung tâm
Thông tin Tư liệu KH&CNQG) trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị: Viện Thông tin
Khoa học và Kỹ thuật Trung ương với Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung
ương.
TV Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được thành lập theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 02 năm 1960 trên nền tảng của TV Học
viện Viễn Đông Bác Cổ (do Nhà nước đô hộ Pháp thành lập từ tháng 01/1901
với mục đích nghiên cứu Viễn Đông và Đông Dương). Trải qua quá trình hình
thành và phát triển, từ năm 1969, TV Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được
coi là Trung tâm tư vấn, điều hòa, phối hợp các hoạt động nghiệp vụ cho mạng
lưới TV Khoa học Kỹ thuật ở miền Bắc. Chức năng và nhiệm vụ của TV Khoa
học Kỹ thuật là quản lý TL khoa học kỹ thuật trong cả nước, hướng dẫn, giúp đỡ
về TL cho các ngành, các cấp.
Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được thành lập theo
quyết định số 187 – CP ngày 04/10/1972, tiền thân là phòng Thông tin Khoa học
được thành lập vào tháng 08/1961 theo quyết định số 89/CP.
Từ khi thành lập, tên gọi của Cục có sự thay đổi theo các giai đoạn từ năm
1990 đến nay. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1990-2003 có tên gọi là Trung tâm Thông tin Tư liệu
KH&CN Quốc gia;
+ Giai đoạn 2004-2010 có tên gọi là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc
gia;
+ Từ năm 2010 đến nay có tên gọi là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong suốt quá trình hoạt động phát triển, với đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và nhân viên tâm huyết, được đào tạo bài bản có trình độ cao, Cục
TTKH&CNQG đã có nhiều đóng góp to lớn cho các hoạt động kinh tế xã hội
của đất nước như:
- Từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về TTTV, thống kê KH&CN, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc
tế của Việt Nam;
- Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức TTTV KH&CN rộng khắp
trong cả nước, phục vụ tích cực cho công tác nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, đào tạo, sản xuất, kinh doanh;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ TT và tri thức KH&CN phục vụ công cuộc xoá
đói, giảm nghèo và phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu
KH&CN trong sản xuất và đời sống;
- Hình thành và tăng cường dịch vụ giao dịch TT công nghệ, góp phần tích
cực vào hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam;
- Xây dựng và phát triển tiềm lực TTKH&CN; hiện đại hoá hạ tầng mạng
TTKH&CN.
Với những thành tích như vậy, Cục TTKH&CNQG đã vinh dự được Nhà
nước trao tặng danh hiệu và phần thưởng cao quý:
+ Huân chương Độc lập hạng Ba
+ 02 Huân chương Lao động Hạng Nhất
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
+ Cờ của Chính phủ tặng "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua"

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cục cũng được nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công

nghệ, của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác.
1.1.2 Vị trí và chức năng
Cục TTKH&CN Quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ KH&CN, có chức
năng tham mưu và giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực
hiện các hoạt động TTTV, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về
KH&CN.
Cục TTKH&CNQG có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản nội bộ,
ngoại tệ Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục có trụ sở đặt tại 24-26 Lý Thường Kiệt-Hoàn Kiếm-Hà Nội.
1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
Các nhiệm vụ cơ bản của Cục TT KH&CNQG:
Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: các văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực TTTV, thống
kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, phát triển chợ công nghệ
và thiết bị, phát triển các mạng TTKH&CN tiên tiến ; Dự thảo chiến lược, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án phát triển TTTV,
thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, phát triển chợ công
nghệ và thiết bị, trung tâm giao dịch thông tin công nghệ, các mạng TTKH&CN
tiên tiến.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực TTTV, thống
kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN.
Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực

TTTV, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, phát triển
chợ công nghệ và thiết bị, các mạng TTKH&CN tiên tiến.
Chỉ đạo chuyên ngành về lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN đối
với các cơ quan có thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; đăng ký, lưu
giữ kết quả và sử dụng TT kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản lý và cấp
mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN).
Xây dựng và phát triển hệ thống thống kê KH&CN, hệ thống chỉ tiêu
thống kê KH&CN thống nhất trong cả nước; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện chế độ báo cáo thống kê, chủ trì triển khai các cuộc điều tra thống kê quốc
gia và ngành về KH&CN; phát triển CSDL về thống kê KH&CN.
Tổ chức và phát triển Thư viện KH&CNQG ; duy trì và phát triển Liên
hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library
Consortium); chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn TTKH&CN cho cả
nước.
Tổ chức và thực hiện xử lý, phân tích-tổng hợp và cung cấp TT phục vụ
lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh
tế-xã hội.
Xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN.
Tổ chức và phát triển các chợ công nghệ và thiết bị quy mô quốc gia và
quốc tế; tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ KH&CN trong nước và quốc tế.
Duy trì và phát triển Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN).
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cập nhật và phát triển Cổng TTTV, thống kê KH&CN Việt Nam
(VISTA); Duy trì và phát triển hệ thống Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến
(VJOL); xuất bản Tạp chí Thông tin và Tư liệu, các sách KH&CN, các xuất bản
phẩm TTKH&CN khác.
Tổ chức và phát triển Sàn giao dịch TT công nghệ trực tiếp và trên mạng

Internet; phổ biến và cung cấp TT công nghệ.
Phối hợp thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm hành chính về hoạt động TTTV, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL
quốc gia về KH&CN, phát triển trợ công nghệ và thiết bị, các mạng TTKH&CN
tiên tiến theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực TTTV, thống kê KH&CN.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng CNTT và các
thành tựu KH&CN tiên tiến trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về TTTV,
thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN, chợ công nghệ và
thiết bị theo quy định.
Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực TTTV, thống kê, CSDL về
KH&CN; in ấn, số hóa; tổ chức các sự kiện KH&CN.
Quản lý về tổ chức, cán bộ, tài sản và hồ sơ tài liệu của Cục theo phân cấp
của Bộ và quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Cục TTKH&CNQG gồm: 1 Cục trưởng và 2 Phó Cục trưởng
Bao gồm 12 phòng ban, trong đó:
+ Khối đơn vị quản lý Nhà nước gồm: Phòng quản lý Thông tin - Thư
viện; Phòng hợp tác quốc tế; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng Tài chính - Kế
toán; Văn phòng.
+ Khối đơn vị sự nghiệp gồm: TV KH&CNQG; Trung tâm CSDL Quốc
gia về KH&CN; Trung tâm Thống kê KH&CN; Trung tâm Giao dịch Thông tin

Công nghệ Việt Nam; Trung tâm mạng TTKH&CN tiên tiến; Trung tâm Phân
tích Thông tin; Tạp chí Thông tin và Tư liệu.

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia
1.1.4.2 Đội ngũ cán bộ
Theo số liệu năm 2013, Cục TTKH&CN có nguồn nhân lực với 170 cán
bộ TTTV có trình độ cao, chuyên nghiệp. Trong đó, có 5 Tiến sĩ, 25 Thạc sĩ, 95
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cử nhân và kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực, còn lại là lực lượng kỹ thuật viên, lao
công.

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của cán bộ tại Cục TT KH&CNQG
1.1.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
1.1.5.1 Đặc điểm người dùng tin
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống TT, là đối tượng phục vụ của công
tác TTTV. Họ vừa là khách hàng của dịch vụ TT vừa là người sản sinh ra những
TT mới.
NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống TT. Họ được coi là yếu tố
tương tác hai chiều với các cơ quan TT, là định hướng các hoạt động của cơ
quan TT. NDT tham gia vào hầu hết các quá trình của dây truyền TT và là người
đánh giá các nguồn TT đó. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm NDT, qua đó xác

định nhu cầu tin là việc cần thiết.
Nhu cầu TTKH&CN là một trong những nhu cầu cơ bản của con người,
xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Nhu cầu
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TTKH&CN nói riêng, nhu cầu tin nói chung là nguồn gốc, mục tiêu hướng tới
hoạt động TTTV.
Cục TTKH&CN là tổ chức đứng đầu cả nước về các lĩnh vực KH&CN. Vì
vậy, NDT tại Cục hết sức đa dạng và phong phú. Ta có thể chia NDT tại Cục
thành 4 nhóm chủ yếu sau:
+ Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý;
+ Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy;
+ Nhóm NDT là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
+ Nhóm học sinh, sinh viên, học viên.
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhóm đặc biệt đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của cơ quan. NDT thuộc nhóm này có hai đặc điểm cơ
bản:
+ Trước hết họ là những người điều hành công việc và bộ máy quản lý
hành chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan, bộ
phận mà họ quản lý. Họ là những người ra quyết định và chuẩn bị ra quyết định
ở các cấp khác nhau. Họ có nhiệm vụ vạch ra phương hướng, xây dựng kế
hoạch, tổ chức và giám sát việc triển khai công tác chung cho các cơ quan, bộ
phận. Để lãnh đạo, quản lý tốt họ không những cần những TT đầy đủ, chính xác
mà còn cần sử dụng thường xuyên các TT chung về chính trị, xã hội.
+ Bên cạnh công tác lãnh đạo, quản lý thì hầu hết họ cần tiếp tục làm công
tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do phải đảm đương công tác quản lý nên


NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NDT nhóm này rất bận rộn và thời gian họ dành cho việc nghiên cứu TL không
nhiều.
Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy:
Đây là nhóm NDT có trình độ cao và khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng
cao. Họ là những người tham gia quá trình nghiên cứu và chuyển giao tri thức,
vừa là chủ thể của TT vừa là NDT thường xuyên của Cục.
Người tham gia nghiên cứu khoa học ngày nay không những chỉ cần kiến
thức sâu về một lĩnh vực mà còn có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau,
nhất là về kinh tế, xã hội, sản xuất và đời sống. Ngoài tri thức xã hội còn phải có
kiến thức thực tiễn về chuyên môn của mình, đặc biệt phải có sự nhạy bén phát
hiện các vấn đề của sản xuất, nhu cầu của xã hội để từ đó vạch ra hướng nghiên
cứu thích hợp. Do đó, NDT nhóm này là những chủ thể rất năng động và tích
cực. Với tư cách là chủ thể TT, họ là những người thường xuyên tạo ra các TT
mới thông qua các công trình, KQNC được công bố.
Nhóm NDT là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
Nhóm NDT này là người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh. TT mà họ cần vừa phải gắn với lĩnh vực chuyên môn, vừa phải gắn với
môi trường hoạt động sản xuất đó.
Nhóm nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên:
Đây là nhóm NDT đông đảo và thường xuyên của Cục. NDT thuộc nhóm
này có đặc điểm: Đa số họ còn rất trẻ, có trình độ cao. Thời gian nhóm này dành
cho việc nghiên cứu TL là tương đối nhiều, ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết
NDT nhóm này sử dụng TV là nơi học tập và nghiên cứu.

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cùng với sự phát triển của KH&CN, những ứng dụng của CNTT đến lĩnh
vực TTTV đã làm thay đổi lớn thói quen sử dụng TT của NDT. NDT thích sử
dụng công cụ tìm kiếm trên mạng internet, những tiện ích của những CSDL điện
tử. NDT có xu hướng cập nhật nhiều hơn TLtoàn văn điện tử thay cho TL in
truyền thống.
1.1.5.2 Đặc điểm nhu cầu tin
Mỗi nhóm NDT có một nhu cầu thông tin KH&CN đặc thù riêng.
Nhu cầu tin của nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm NDT này là những người có trình độ học vấn cao và được đào tạo
có hệ thống về một lĩnh vực nhất định. Trước tiên, họ cần những TT về khoa học
quản lý, tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước, đường lối chính sách về
KH&CN… NDT nhóm này yêu cầu những TT mang tính chuyên sâu về các lĩnh
vực chuyên môn. Họ là người có nhu cầu sử dụng những TT tài liệu “xám” để
sáng tạo ra những TT mới có giá trị. Những TT mà đối tượng này yêu cầu phải
khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và kịp thời để họ tham khảo, nghiên
cứu trước khi đưa ra một quyết định nào đó về quản lý, hoạch định chiến lược, tổ
chức và đổi mới quản lý… Do thời gian rất bận rộn nên việc thỏa mãn nhu cầu
tin của nhóm NDT này phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Thời gian đáp ứng TT nhanh chóng:
+ Chất lượng TT phải cao;
+ TT họ nhận được phải sử dụng được ngay, trực tiếp trong quá trình họ ra
quyết định.
Nhóm NDT này thường yêu cầu TT dưới dạng toàn văn đã được cô đọng,
bao gói và xử lý, TT dữ kiện. Dịch vụ TT thích hợp nhất với họ là phục vụ TT có
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

chọn lọc SDI (Selective Dissemination of Information) và phục vụ TT theo yêu
cầu.
Nhu cầu tin của nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Đây là nhóm NDT cũng có trình độ học vấn cao, hoạt động TT năng động
và tích cực. Họ vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động TT, luôn khai thác
mạnh nguồn lực TT nói chung và nguồn TL xám nói riêng.
Nhu cầu của họ là những TT mang tính chất chuyên ngành, vừa mang tính
chất lý luận và thực tiễn chuyên sâu. Nhóm này chiếm tỷ lệ khá cao tại Cục, họ
có nhu cầu tin cao về các loại hình TL truyền thống và hiện đại, thường là TL
quý hiếm, TL “xám” đã số hóa; các TL chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực
cụ thể mà họ quan tâm.
Nhu cầu tin của nhóm cán bộ là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Sản xuất, kinh doanh là khu vực rộng lớn nhất của nền sản xuất xã hội, nó
trải rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống và cần có sự tham gia của nhiều người
trên mọi miền đất nước.
Họ là người có trình độ chuyên môn, trình độ học vấn khác nhau:kỹ sư,
công nhân lành nghề, thương nhân,… Nhiệm vụ chính của họ là trực tiếp hoặc
gián tiếp làm ra các sản phẩm phục vụ xã hội hoặc trực tiếp phục vụ nhu cầu xã
hội. Nhóm NDT này có tỷ lệ tương đối thấp, tuy nhiên đã phần nào cho thấy
thành phần NDT đến với Cục TT là khá phong phú và đa dạng. Cần nghiên cứu
và điều tra nhu cầu tin của họ để có kế hoạch đáp ứng TT đầy đủ và chính xác
cho đối tượng này.
Nhu cầu tin của nhóm nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên

NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đây là nhóm NDT chiếm tỷ lệ lớn nhất tại Cục. Nhu cầu tin của nhóm này
rất đa dạng, tham khảo để mở rộng kiến thức và cập nhật các TT mới về nghiên

cứu khoa học phù hợp với ngành học và lĩnh vực nghiên cứu của họ.
Nghiên cứu đặc điểm NDT và nhu cầu tin của từng nhóm đối tượng NDT
tại Cục TT sẽ giúp cho việc nhận dạng nhu cầu TT và sử dụng các nguồn TL số
của họ, qua đó tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng đúng với nhu cầu
TT của mỗi nhóm NDT.
1.2 Khái quát chung về nguồn lực thông tin điện tử
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Nguồn lực thông tin
Trong bài giảng của mình, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng đã đưa ra một khái
niệm đầy đủ và toàn diện về nguồn lực TT: Nguồn lực TT là một dạng sản phẩm
trí óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực TT có cấu trúc được kiểm soát và
có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng.
Như vậy, nguồn lực TT là một phần kết quả trong hoạt động sáng tạo của
con người, là một phần tiềm lực TT được kiểm soát, tổ chức để thông qua đó con
người có thể dễ dàng truy nhập khai thác và sử dụng chúng nhằm phục vụ cho
các mục tiêu phát triển xã hội loài người.
1.2.1.2 Nguồn lực thông tin điện tử
Thành phần chính của nguồn lực TTĐT là TLĐT và TLS. Cả trong và
ngoài nước có nhiều định nghĩa về TLĐT hay TLS.
Theo tiêu chuẩn của Nga GOSTR 51141-98 thì: TLĐT là những TL được
tạo lập do sử dụng các vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm việc xử lý
TT bằng máy tính điện tử. Theo định nghĩa này, TLĐT được hiểu là “TL đọc đọc
NGUYỄN THỊ THU TRANG K56 TT-TV


×