Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tiểu luận Mô tả các cấp độ ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 43 trang )

Header Page 1 of 145.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG KẾ TOÁN

Giảng viên: Nguyễn Thanh Duy.

Sinh viên thực hiện:

Footer Page 1 of 145.

Đỗ Lê Hàn Giang

K114050854

Nguyễn Lâm Kiều Oanh

K114050899

Đỗ Thị Phương

K114050901

Đặng Ngọc Thương Thanh

K114050916

Trần Hữu Trọng



K114050940

Phạm Thị Thùy Trang

K114050938


Header Page 2 of 145.

Đề tài 1: MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ ỨNG DỤNG CNTT VÀO THỰC
TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HIỆN NAY

Contents

PHƯƠNG THỨC KẾ TOÁN BẰNG TAY...................................... 4

A.
I.

GIỚI THIỆU................................................................................... 4

-

Các hình thức : ................................................................................. 4



Hình thức kế toán Nhật ký chung. .................................................... 4




Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. ................................................. 4



Hình thức Chứng từ ghi sổ. ............................................................... 4



Hình thức Nhật ký - Chứng từ. ......................................................... 4
II. ĐẶC TRƯNG................................................................................. 4

1.

Hình thức kế toán Nhật ký chung. .................................................... 4

2.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. ................................................. 6

3.

Hình thức Chứng từ ghi sổ ................................................................ 8
III.

B.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM............................................................ 12


THỨC EXCEL BÁN THỦ CÔNG. ................................................ 13
I.

Giới thiệu ...................................................................................... 13

II. Thế mạnh ...................................................................................... 14
III.

Hạn chế ...................................................................................... 14

IV.

Ví dụ: ......................................................................................... 15

PHƯƠNG THỨC PHẦN MỀN KẾ TOÁN. .................................. 16

C.
I.

Khái quát về phần mềm kế toán. .................................................. 16

Footer Page 2 of 145.


Header Page 3 of 145.

1.

Khái niệm của PMKT: ................................................................. 17


2.

Bước tiến của PMKT so với excel ............................................... 17

3.

Lợi ích của PMKT đối với kế toán .............................................. 17

4.

Lợi ích của PMKT đối với doanh nghiệp .................................... 17

5.

Đối với các đối tượng bên ngoài .................................................. 18

II. Ví dụ về phần mềm Fast Accounting. .......................................... 18
1.

Khái quát phần mềm Fast Accounting 2.0 ................................... 18

2.

Cài đặt phần mềm Fast Accounting. ............................................ 19

3.

Cách sử dụng phần mềm .............................................................. 19

4.


Ưu việt của Fast Accounting nói riêng và PMKT nói chung. ..... 20
PHƯƠNG PHÁP ERP. ................................................................... 21

D.
I.

ERP là gì? ..................................................................................... 21

III. Bước tiến của ERP so với PMKT ................................................. 24
IV. Một số hạn chế .............................................................................. 25
V. Một số phần mềm ERP phổ biến .................................................... 26
1/ ERP AMIS.VN ................................................................................ 27
Vậy ERP AMIS.VN là gì ? ................................................................. 27
b/ Tính năng:........................................................................................ 28
d.

Ưu điểm : ...................................................................................... 30

2/ ERP MICROSOFT DYNAMICS ................................................... 30
a.

ERP MICROSOFT DYNAMICS là gì ? ..................................... 30

b.

Chức năng:.................................................................................... 31

c.


Ưu điểm : ...................................................................................... 33

E.

BUSINESS INTELIGENCE ........................................................... 34
I.

Khái niệm ..................................................................................... 34

Footer Page 3 of 145.


Header Page 4 of 145.

II. Đặc trưng của hệ thống BI. .......................................................... 34
5.

Lợi ích của Business Inteligent (BI) đối với doanh nghiệp ......... 37

6.

Hạn chế của hệ thống BI .............................................................. 41

Tài liệu tham khảo: .............................................................................. 42

A. PHƯƠNG THỨC KẾ TOÁN BẰNG TAY.
I.

GIỚI THIỆU
"Kế toán thủ công" hay còn gọi là kế toán bằng tay là phương pháp kế toán bằng

bút, nhằm phân biệt với công việc kế toán bằng máy vi tính ("ghi chép" bằng bàn
phím).
Các hình thức :
 Hình thức kế toán Nhật ký chung.
 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
 Hình thức Chứng từ ghi sổ.
 Hình thức Nhật ký - Chứng từ.

-

-

II.

ĐẶC TRƯNG.

1. Hình thức kế toán Nhật ký chung.
a. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký,
mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó.
- Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
b. Các loại sổ kế toán
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
- Sổ Cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Footer Page 4 of 145.



Header Page 5 of 145.

c. Trình tự ghi sổ (Biểu đồ 01)
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
 Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp
vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài
khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được
ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát
sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung
(hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên
các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Footer Page 5 of 145.


Header Page 6 of 145.

2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
a. Đặc trưng cơ bản

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời
gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế
toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái.
- Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại.
b. Các loại sổ kế toán
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Footer Page 6 of 145.


Header Page 7 of 145.

c. Trình tự ghi sổ kế toán ( Biểu đố 02)
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi
chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả
2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những
chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều
lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ
Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số
liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở
phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh
các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến
cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng

kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền "Phát sinh" ở phần Nhật Ký = Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các
Tài khoản = Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản
Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu
khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu
trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có
và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm
tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Footer Page 7 of 145.


Header Page 8 of 145.

3. Hình thức Chứng từ ghi sổ
a. Đặc trưng cơ bản
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số
thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

b. Các loại sổ kế toán
-

- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
Footer Page 8 of 145.


Header Page 9 of 145.

- Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
c. Trình tự ghi sổ kế toán (Biểu số 03)
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ
ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó
được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng
từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số
tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các
tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản
trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng
tổng hợp chi tiết.


Footer Page 9 of 145.


Header Page 10 of 145.

4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ
a. Đặc trưng cơ bản
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài
khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối
ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời
gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ
kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế,
tài chính và lập báo cáo tài chính.
b. Các loại sổ kế toán


Nhật ký chứng từ;

Footer Page 10 of 145.


Header Page 11 of 145.


Bảng kê;




Sổ Cái;



Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

c. Trình tự ghi sổ kế toán (Biểu số 04)
(1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật
ký - Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn
cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào
Nhật ký - Chứng từ.
(2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi
trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực
tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo
từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Footer Page 11 of 145.



Header Page 12 of 145.

III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Ưu và nhược điểm của kế toán thủ công không hoàn toàn là việc so sánh giữa kế toán
thủ công và kế toán máy. Chúng ta phải đi từ bản chất của kế toán thủ công để nêu lên
những thuận lợi và khó khăn cho người làm kế toán.
1. Ưu điểm
- Giúp cho người làm kế toán xác định luồng số liệu một cách trực quan hơn: người
khác có thể xem được hệ thống sổ sách mà không phải học trình tự vì đó là phương
pháp cơ bản và phổ thông. Ưu điểm này nhận thấy rõ nếu đem so sánh với luồng dữ
liệu của một phần mềm kế toán.
- Rèn luyện cho kế toán đức tính cẩn thận, tỉ mỉ: Đương nhiên rồi, vì ghi chép bằng
bút thường rất hay bị sai sót mà đã sai sót thì lại rất khó sửa, đôi khi phải làm lại từ
đầu... cũng có thể suy ra từ đây rèn luyện thêm tính kiên nhẫn nữa.
- Có thể làm việc được ở mọi tình huống (kể cả khi mất điện).
- Trường hợp bị mất dữ liệu cũng xác suất nhỏ hơn là kế toán trên máy.
Footer Page 12 of 145.


Header Page 13 of 145.

2. Nhược điểm.
- Ghi chép lặp lại nhiều lần cho một nghiệp vụ vì phải vào nhiều sổ sách có liên quan
nên mất nhiều thời gian.
Ví dụ 1: Như Nộp/Rút tiền gởi ngân hàng, bạn đã phải vào sổ sách tiền mặt và tiền
gởi.
Ví dụ 2: Mua hàng hoá/vật tư (Thanh toán bằng tiền mặt), bạn phải viết lập phiếu chi
và phải lập phiếu nhập đồng thời. Song song đó bạn phải vào sổ qũy, sổ chi tiết vật tư

cho từng mặt hàng
- Khi sai sót mất nhiều thời gian để tìm kiếm và nếu có cũng rất lâu.
- Làm nhiều quy trình mới ra được báo cáo các lọai nhất là vào dịp kết sổ cuối năm.

B. THỨC EXCEL BÁN THỦ CÔNG.
I.
Giới thiệ u
Excel là gì? Đó là một phần mềm hay một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương
trình ứng dụng này sẽ tạo ra môt bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong
việc thực hiện:




I.

Tính toán đại số
Lập bảng biểu báo cáo
Vẽ đồ thị
Sử dụng các loại hàm số trong nhiều lĩnh vực ứng dụng ( trong đó có kế toán)
Công dụng.

Workbook
Worksheet

Worksheet

1048576
dòng


....

.....

Chartsheet

16384 cột

Trong Excel, một Workbok là một tập tin mà trên đó bạn làm việc (tính toán, vẽ
đồ thi...) và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảng tính ), do vậy
bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin

Footer Page 13 of 145.

...


Header Page 14 of 145.

(file). Một Workbook chứa rất nhiều Worksheet hay chartsheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy
tính của bạn.
Nhờ vào tính tích hợp này mà Excel trở thành công cụ hỗ trợ rất lớn cho kế toán:
 Có rất nhiều Worksheet nên mỗi Worksheet sẽ trở thành một giấy làm việc
cho việc theo dõi các tài khoản trọng yếu, các phần hành riêng lẻ.
 Việc Khai báo Thông tin mới, nhập liệu dễ dang và được cập nhật tự động
trong hệ thống là ưu điểm vượt bậc so với kế toán tay.
 Các liên kết nội và liên kết ngoại giúp việc cập nhật số liệu nhanh chóng và
tự động hóa đưa vào các phần hành của kế toán dễ dàng hơn.
 Thiết lập các báo cáo theo mẫu và áp dụng các hàm tính toán trên Excel
tang độ chính xác và nhanh chóng khi dữ liệu đã được nhập.

 Vẽ đồ thị phân tích dễ dàng và nhanh chóng.
 Lưu trữ tốt.

II.







III.






Thế mạ nh
Không tốn tiền mua bản quyền.
Không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về CSDL :Bản chất của mô hình bảng tính
hoàn toàn thích hợp với việc tạo danh sách. Nếu chỉ cần tạo DS dữ liệu, Excel sẽ
là giải pháp tối ưu.
Lưu trữ tốt hơn file giấy.
Dễ dàng thực hiện vì excel có các hàm hỗ trợ, thống kê các khoản mục một cách
nhanh chóng.
Có nhiều khả năng phân tích :Bạn có thể khai thác toàn bộ khả năng phân tích dữ
liệu của Excel mà không cần đến một chương trình nào khác
Hạ n chế
Chỉ làm 1 người trên 1 file tại 1 thời điểm (phù hợp với cty cực bé).

Phần mềm kế toán được phát triển bởi những người làm IT chuyên nghiệp và có
sự tư vấn của những người làm kế toán nên dữ liệu kế toán được tổ chức khoa học,
có quan hệ dàng buộc chặt chẽ (ví dụ: không thể xóa linh tinh 1 chứng từ nếu có
chứng từ phát sinh sau đó, không thể xóa đối tượng nếu đã tham gia giao dịch kinh
tế phát sinh). Còn Excel thì ngược lại.
Dữ liệu toàn bộ kế toán trong nhiều năm phải lưu trữ nhiều files độc lập, dữ liệu
lớn trên 5Mb thì mở ra rất chậm
Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường, các phân tích thống kê mang tính quản
trị là rất khó (trừ phi phải lập trình VBA – mà lập trình cỡ đó ko phải ai cũng làm
được)

Footer Page 14 of 145.


Header Page 15 of 145.

 Các chứng từ nhập đa phần dạng row của 1 Sheet, không đúng mẫu chứng từ thực
sự (tức là ko có quan hệ master-detail theo đúng nghĩa của 1 chứng từ)
 Sửa xóa chứng từ thoải mái (thậm chí ko có cả các danh mục đối tượng, và nếu có
thì có thể xóa xoẹt đi mà chả sao cả) nhưng chưa chắc đã có quan hệ tốt nên có thể
dữ liệu ko đúng. Không đáp ứng được nguyên tắc kế toán trong trường hợp sửa
xóa: Nguyên tắc lịch sử chứng từ. Và giả sử có sửa xóa thì cũng không theo dõi
lưu vết hành động được.
 Làm excel thì phụ thuộc vào người làm. Nhân viên kế toán bỏ đi thì nhân viên
khác sẽ chưa chắc có các file kế toán đó, mà có chưa chắc đã sử dụng được. Còn
phần mềm có nguyên lý, có tài liệu hướng dẫn sử dụng để người sau có thể dùng
được.
 Nếu làm Excel thì phải hạch toán thủ công hàng ngày. Trong khi làm PMKT thì có
định nghĩa hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thành thư viện nghiệp vụ (KH có
thể tự định nghĩa được) và khi thực hiện nghiệp vụ KT thì người dùng ko còn quan

tâm chuyện Nợ/Có thế nào nữa. Nhưng bấm Recap là có thể xem được việc hạch
toán ra sao đối với chứng từ vừa nhập.
 Macro của Excel có thể bị xóa bởi các PM diệt virus trong khi các CSDL của
PMKT thì ít bị trục trặc. Tính an toàn cao của PMKT với các công cụ về CSDL
như backup, restore, bảo mật hệ quản trị CSDL, không thể xóa CSDL nếu ko có
quyền.
 Nếu muốn phân quyền trên Excel thì cũng phải viết gần như 1 PMKT. Tuy nhiên
ở VN chỉ có 1 vài người làm được việc đó. Mà ai cũng có thể xóa được 1 file excel
nên tính bảo mật là = 0.

IV. Ví dụ :
Quy trình mà chúng ta làm kế toán bằng excel:
Bước 1: Thiết lập thông tin doanh nghiệp.
 Thiết lập thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiep, địa chỉ, mã số thuế,..
 Thiết lập danh mục : +Bảng đăng kí danh mục tài khoản lưu chứa các mục thông
tin về danh mục tài khoản, số lượng đầu kỳ/cuối kỳ, số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ
và số dư cuối kỳ. Các thông tin này chỉ khai báo một lần duy nhất khi mới bắt đầu sử
dụng.
+ Bảng cân đối tài khoản phát sinh: Ghi nhận các nghiệp vụ
phát sinh trong kỳ. Kế toán viên phải nhập dữ liệu thông tin kế toán
 Thiết lập hệ thống sổ: nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt, bảng kê mua hàng, nhật ký
bán hàng, sổ theo dõi tài sản cố định…
Bước 2: Nhập số dư ban đầu
Footer Page 15 of 145.


Header Page 16 of 145.

Bước 3: Cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.






Nghiệp vụ thu chi tiền
Nghiệp vụ mua bán hàng
Tài sản cố định


Bước 4: Làm các bút toán cuối kỳ





Phân bổ chi phí trả trước
Xác định giá vốn trong kỳ
Tính và trích Khấu hao TSCĐ


Bước 5: Làm Báo Cáo Tài Chính






Cập nhật bảng cân đối tài khoản phát sinh
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính

Nhờ vào Excel là một bảng tính nên ta dễ dàng áp dụng các hàm để việc tính toán
diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một số hàm thong thường như: AND(logical1,
logical2, …); IF(logical_test, value_if_true,value_if_false); LEFT(text, num_chars); ..
Các hàm nâng cao như : SUMIF(range, criteria, sum_range); DSUM(database, filed,
criteria); … Và để hình thành công thức tính toán đôi khi phải ghép các hàm đó với nhau.
Ví dụ cụ thể: sau khi thiết lập hệ thống như trên thì dựa vào các chứng từ kế toán
ta nhập dữ liệu vào bảng kế toán máy. Vì đã thiết lập các công thức từ trước nên dữ liệu
sẽ được cập nhật đến các sheet liên quan trong nghiệp vụ ta đã nhập liệu. Cứ như thế thì
đến cuối kì ta chỉ cần xem các sổ tổng hợp hay bảng cân đối tài khoản phát sinh để tiến
hành lập Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.

C. PHƯƠNG THỨC PHẦN MỀN KẾ TOÁN.
I.
Khái quát về phầ n mề m kế toán.
Cùng với quá trình phát triển CNTT, để tiết kiệm thời gian cugnx như công sức trong
công việc kế toán. Phần mềm kế toán ra đời là một bước tiến trong lĩnh vực kế toán.

Footer Page 16 of 145.


Header Page 17 of 145.

1. Khái niệm của PMKT:
- PMKT là một chương trình lập trình sẵn, sử dụng dữ liệu đầu vào (các chứng
từ phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn…) sẽ xử lý dữ liệu này và cho ra thông
tin đầu ra là các báo cáo tài chính.


2. Bước tiến của PMKT so với excel.
-

-

-

Tính chính xác: Trước đây khi xử dụng excel, nhập số liệu trên 1 bảng tính
chung dễ dẫn đến sai sót, cũng như các hàm tính toán, chuyển dữ liệu từ file
này qua file kia… PMKT sử dụng duy nhất một dữ liệu đầu vào là các chứng
từ gốc, đi qua 1 hệ thống xử lý được lập trình sẵn và cho ra BCTC nên tính
chính xác cao. Còn xử lý bằng excel thì dễ có sai sót khi sử dụng nhiều nguồn
dữ liệu khác nhau.
Tính hiệu quả: cho thông tin đầu ra nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
Tính chuyên nghiệp: toàn bộ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp được lập tự
động và in ấn sạch sẽ, đẹp và nhất quán. Còn khi sử dụng excel thì nhân viên
kế toán phải tự lập BCTC và khi có sai sót phải lập lại hoặc chỉnh sửa.
Tính cộng tác: PMKT có đầy đủ các phần hành kế toán, nên có thể sử dụng
đầu ra của phần hành này làm đầu vào của phần hành kia.

3. Lợi ích của PMKT đối với kế toán
- Giảm thiểu công việc tính toán bằng tay hay excel của nhân viên kế toán.
- Tránh sai sót cũng như trùng lặp các bước phải làm như trước kia
- Tiết kiệm thời gian trong việc tổng hợp, đối chiếu các sổ sách, báo cáo kế toán.
- Cung cấp tức thì được bất kỳ số liệu kế toán nào, tại bất kỳ thời điểm nào cho
người quản lý khi được yêu cầu.
- Không yêu cầu phải nắm vững từng nghiệp vụ chi tiết mà chỉ cần nắm
vững được quy trình hạch toán, vẫn có thể cho ra được báo cáo chính xác. Điều
này rất hữu ích đối với các kế toán viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm về
nghiệp vụ.

4. Lợi ích của PMKT đối với doanh nghiệp
- Cung cấp các phân tích về hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo nhiều
chiều khác nhau một cách nhanh chóng.
- Hoạch định và điều chỉnh các kế hoạch hoạt động tài chính của doanh nghiệp
một cách chính xác và nhanh chóng.
- Có được đầy đủ thông tin tài chính kế toán của doanh nghiệp khi cần thiết để
phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.

Footer Page 17 of 145.


Header Page 18 of 145.

-

Thông tin báo cáo tài chính chính xác hơn tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu
tư.

5. Đối với các đối tượng bên ngoài
- Thông tin BCTC chính xác làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư khi ra quyết định
đầu tư.
- Đối với cơ quan thuế dễ kiểm soát hơn.
II.
Ví dụ về phầ n mề m Fast Accounting.
Như trước kia kế toán phải phân ra từng bộ phận ứng với từng phần hành kế toán, mỗi bộ
phận phải nhập dữ liệu vào từng file excel, xử lý số liệu, rồi kế toán trưởng tổng hợp và
lập BCTC. Khi PMKT ra đời thì mọi công việc đó được lập trình thành 1 chương trình,
kế toán chỉ cần nhập số liệu chứng từ gốc và phần mềm tự xử lý, liên kết số liệu đầu vào
đầu ra giữa các bộ phận, tự lập BCTC.


1. Khái quát phần mềm Fast Accounting 2.0
- Fast Accounting được phát triển và liên tục hoàn thiện từ năm 1997.
- Là phần mềm kế toán của công ty Fast.
- Phần mềm kế toán Fast Accounting có 16 phân hệ:
[1] Hệ thống
[2] Kế toán tổng hợp
[3] Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay
[4] Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
[5] Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
[6] Kế toán hàng tồn kho
[7] Kế toán TSCĐ
[8] Kế toán CCLĐ
[9] Báo cáo chi phí theo khoản mục
[10] Kế toán giá thành dự án, công trình xây lắp
[11] Kế toán giá thành sản phẩm sản xuất liên tục
[12] Kế toán giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng
[13] Báo cáo thuế
[14] Báo cáo quản trị các trường do người dùng tự định nghĩa
[15] Quản lý hóa đơn
[16] Thuế thu nhập cá nhân.
- Fast Accounting 2.0 là phiên bản nâng cấp ra đời năm 2011, thích hợp cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Fast Accounting 11(năm 2013) được phát triển trên công nghệ của Microsoft, ngôn ngữ
lập trình là C#.NET, cơ sở dữ liệu là SQL Server, có thể chạy trên máy đơn lẻ, mạng nội
Footer Page 18 of 145.


Header Page 19 of 145.


bộ hoặc làm việc từ xa qua internet. Đặc biệt Fast Accounting 11 có thể chạy đồng thời
dưới dạng ứng dụng windows hoặc ứng dụng web thông qua các trình duyệt phổ biến như
Internet Explorer, Fire Fox, Chrome…

2. Cài đặt phần mềm Fast Accounting.
- Phần mềm này dễ cài đặt nhiều hơn so với Vietsun.
- Bạn lên web down về chạy file cài đặt như những phần mềm ứng dụng khác.
- Sau khi cài đặt chạy chương trình và chọn Demo sử dụng thử 90 ngày.
- Bạn nên restart lại máy để chỉnh font chữ cho phù hợp.

-

VD: Màn hình giao diện cùa Fast Accounting 10.2

3. Cách sử dụng phần mềm
-

-

Fast Accounting thân thiện với người sử dụng, giao diện hoạt động là các nút chọn
nên nhanh hơn so với Vietsun (sử dụng dạng tree).
Chia sẵn thành nhiều phần hành dễ dàng trong việc dử dụng.
Khi bấm vào mỗi phần hành sẽ hiện lên các chứng từ để người sử dụng nhập vào,
các danh mục để điền số dư đầu kì hay công nợ… phía dưới là danh sách các sổ
sách, báo cáo theo dõi của phần hành đó. Khi ta click vào các sổ sách chứng từ sẽ
hiên lên hình ảnh mẫu theo quy định của BTC.
Ví dụ:
Khi mở chương trình ta nhập thông tin của Doanh nghiệp.

Footer Page 19 of 145.



Header Page 20 of 145.

-

-

-

-

Chọn ngày làm việc ( từ ngày nào đến ngày nào)
Khai báo số dư đầu kì:
Chon phần hành tương ứng: công nợ ( chọn mua bán hàng), hàng hóa thì chon
Hàng tồn kho…các tk khác thì chọn kế toán tổng hợp, danh mục cập nhật số liệu/
số dư đầu kì.
Ví dụ: Khai báo số dư đầu kì đối với TK131 thì ta chọn phân hệ “Bán hàng và
công nợ phải thu”, tk156 ta chọn phần hệ “Hàng tồn kho”, sau đó vào Danh mục
chon nhập số dư đầu kì. Đối với hàng tồn kho ta chọn phương pháp xuất kho khi
nhập liệu, phần mềm sẽ tự động tính giá xuất kho cho mình.
Ví dụ nghiệp vụ bán hàng:
Chọn phân hệ Bán hàng và công nợ phải thu.
Chọn hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
Ta nhập số liệu thông tin trên giao diện giống chứng từ nhà nước quy định.
Thao tác này tương đương với nghiệp vụ Nợ 131/ Có 5111,3331
Nợ 632/ Có 1561
Để kiểm tra lại nghiệp vụ, ta vào Kế toán tổng hợp, xem trong sổ chi tiết bán hàng,
hoặc sổ nhật kí chung…
Đối với các bút toán kết chuyển, khấu hao… tương tự kế toán chỉ việc chọn phân

hệ của nó, nhập chứng từ…

4. Ưu việt của Fast Accounting nói riêng và PMKT nói chung.
- Thân thiện với người sử dụng.
- Đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về cập nhật và khai thác các thông tin tài
chính kế toán và quản lý doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, hỗ trợ
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
- Đáp ứng các yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về theo dõi tình hình mua hàng,
bán hàng, theo dõi công nợ, theo dõi hàng tồn kho, theo dõi chi phí và tính giá
thành sản phẩm, theo dõi dòng tiền…
- Đáp ứng các khả năng thay đổi và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp và
các yêu cầu về quản lý tài chính kế toán và thuế bằng cách cập nhật kịp thời các
thông tư, các quyết định của Bộ tài chính.
- Quản lý chi tiết theo từng phần hành, từng đối tượng, lưu giữ thông tin qua nhiều
năm.
- Quản lý , nhập liệu được nhiều đơn vị tiền tệ, nhiều đơn vị cơ sở.
- Cho phép kết xuất dữ liệu, in ấn dễ dàng.

Footer Page 20 of 145.


Header Page 21 of 145.

D. PHƯƠNG PHÁP ERP.
I.

ERP là gì?

Quy Trình Bán Hàng:


Khách hàng

Đơn đặt hàng

NV nhập liệu

Đơn đặt hàng

BP quản lí KH

BP kho

Đơn đặt hàng

Đơn đặt hàng

Footer Page 21 of 145.

BP kế toán


Header Page 22 of 145.

Ví dụ khi một khách hàng đặt hàng một món hàng. Bình thường, khi người đó bắt
đầu order, đơn hàng sẽ được chuyển từ hòm thư của người đó đến công ty. Sau đó, nhân
viên nhập dữ liệu sẽ chuyển nội dung đơn hàng (số lượng, mặt hàng, giá tiền, chi phí giao
hàng...) vào hệ thống máy tính của công ty, chuyển tiếp qua cho bộ phận quản lý khách
hàng để ghi lại thông tin về người đặt, rồi chuyển qua kho, rồi kế toán,…
Quy trình như thế này khiến việc giao hàng đến người mua bị chậm trễ lại, chưa
kể đến việc thất lạc đơn hàng nữa. Việc phải nhập liệu từ phần mềm này qua phần mềm

khác cũng có thể phát sinh lỗi, nhất là với các công ty hoạt động trên nhiều khu vực địa
lý.
Song song đó, không ai trong công ty thật sự biết được tình trạng của đơn hàng đó
như thế nào bởi không có đủ hết mọi quyền truy cập vào tất cả mọi phần mềm.
Một người làm bên mảng tài chính hoặc hỗ trợ khách hàng sẽ không thể truy cập được
phần mềm của bên kho để biết là hàng đã được giao hay chưa.

ERP xuất hiện với mục đích thay thế hết tất cả những hệ thống đơn lẻ
này, và công ty chỉ xài một phần mềm duy nhất để quản lý.
Vậy ERP là gì ?

Footer Page 22 of 145.


Header Page 23 of 145.

- ERP là là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tự
kiểm soát được trạng thái nguồn lực của mình.
- ERP còn cung cấp cho các doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy trình
hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp
cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.
- Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 , khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng
cho MRP (Manufacturing Resources Planning), cũng là một phần mềm quản lý nhưng tập
trung cho việc sản xuất hàng hóa.
- Đến khoảng giữa những năm 1990, ERP đã được áp dụng cho hầu hết các mảng
của một doanh nghiệp chứ không chỉ xài cho bên sản xuất.

- Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những
phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. Thế hệ
ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý

nội bộ nữa.
II. Vai trò củ a ERP trong DN ?
- Kiểm soát thông tin khách hàng: vì dữ liệu nằm chung ở một nơi nên mọi nhân
viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng, một số người có

Footer Page 23 of 145.


Header Page 24 of 145.

quyền thì có thể đổi cả thông tin mà không sợ hồ sơ khách hàng không được cập nhật
xuyên suốt các bộ phận khác nhau.
- Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ: ERP có thể phục vụ như
một công cụ giúp tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất. Vì chỉ sử dụng
một hệ thống máy tính duy nhất nên công ty có thể tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng
năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết.
- Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án: ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi
tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ nhân lực
một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án.
- Kiểm soát thông tin tài chính: ERP tổng hợp hết mọi thứ liên quan đến tài chính
lại một nơi và số liệu chỉ có một phiên bản, hạn chế tiêu cực cũng như những đánh giá sai
lầm của người quản lý về hiệu năng của doanh nghiệp. ERP cũng có thể giúp tạo ra các
bản báo cáo tài chính theo những chuẩn quốc tế
- Kiểm soát lượng tồn kho: ERP giúp kiểm soát xem trong kho còn bao nhiêu hàng,
hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao. Tất cả sẽ giúp giảm chi phí, giảm số
người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc.
- Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự: nhờ ERP mà bên nhân sự có thể theo dõi sát sao
giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên đã làm là bao nhiêu, ngay cả
khi những người nhân viên đó làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực
địa lý khác nhau.

III. Bước tiế n củ a ERP so với PMKT
Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều
PM quản lý rời rạc khác là tính tích hợp.
ERP chỉ là một PM duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương
tự như các PM quản lý rời rạc, nhưng đồng thời các module cũng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
ERP là PM mô phỏng và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo quy
trình. Một quy trình hoạt động của DN bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một
chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả
là hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin
đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của
bước kế tiếp... Một quy trình hoạt động của DN, đặc biệt là các quy trình chính có thể
liên quan đến nhiều phòng, ban của DN. Tuy nhiên, các PM quản lý rời rạc thường
phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể. Và việc chuyển thông tin từ phòng,
ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản,
copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. Các module của ERP cũng
Footer Page 24 of 145.


Header Page 25 of 145.

phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, thông tin được luân chuyển tự động giữa
các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ. Các báo cáo trên PM ERP có thể
lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau.
Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho DN.
IV. Mộ t số hạ n chế
 Thời gian triển khai và sử dụng có thể kéo dài: Do nhiều lý do khác nhau, thời
gian hoàn thiện và triển khai một hệ thống ERP thường kéo dài vài tháng đến vài năm.
Việc kéo dài thời gian thông thường do quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ
sẵn sàng sử dụng hệ thống, văn hoá làm việc của doanh nghiệp,…

 Chi phí đầu tư đắt: Một giải pháp hỗ trợ cho việc quản trị nguồn lực doanh nghiệp
lên đến vài chục ngàn Đô-la không phải là quá đắt so với những giá trị mà nó đem lại.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư quá cao thường là do khả năng của hệ thống không đáp ứng
được yêu cầu của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các nguồn lực.
 Sự chọn lựa các module thích hợp: Trong quá trình triển khai hệ thống, các quy
trình kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp nếu
không được hiểu đúng sẽ tạo ra một hệ thống quá xa vời, dẫn đến việc không đáp ứng
được yêu cầu kinh doanh, làm tăng nguy cơ đổ vỡ quy trình triển khai hệ thống ERP.
 Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp và triển khai: Phần lớn các ứng dụng ERP được
hiểu theo dạng “phần mềm may đo”, nghĩa là được làm ra cho một mục đích cụ thể của
doanh nghiệp. Nếu nhà triển khai ngừng việc hỗ trợ sản phẩm, hệ thống sẽ nhanh chóng
không thể đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp và không được phát triển tiếp.
 Sự đặc biệt của ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh quá chuyên biệt
của doanh nghiệp gây nhiều khó khăn cho việc tìm một giải pháp phù hợp. Việc này đòi
hỏi doanh nghiệp phải tìm ra một nhà triển khai thật sự có kinh nghiệm với ngành nghề
kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp không thể tìm ra giải pháp phù hợp buộc phải
tự phát triển giải pháp cho riêng mình với chi phí rất tốn kém.
 Mức độ phức tạp của hệ thống: Hệ thống ERP là sự liên kết của nhiều module đảm
nhiệm các chức năng khác nhau. Hệ thống càng lớn thì càng khó bảo trì. Bên cạnh đó,
không hẳn là khi hệ thống đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì nhân viên trong
doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng thành thạo ngay. Việc triển khai hệ thống ERP lúc này sẽ
đòi hỏi thêm chi phí đào tạo khá tốn kém.
 Khả năng tương thích với các hệ thống được mở rộng: Tuy rằng yêu cầu của một
hệ thống ERP là khả năng tích hợp dữ liệu với các hệ thống khác. Nhưng thông thường
không có tiêu chuẩn cụ thể cho việc tích hợp dữ liệu do các hệ thống quá khác nhau.
Doanh nghiệp thường tốn thêm chi phí cho việc tích hợp dữ liệu hoặc doanh nghiệp phải
tính toán lại khả năng triển khai giải pháp cùng với các hệ thống có sẵn.

Footer Page 25 of 145.



×