Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 113 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUÔNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THỊ LỆ HOÀI

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH
MTV XNK KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC s ĩ

Khánh Hòa-Nẵm 2013


m
B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HOC NHA TRANG

TRÀN TH Ị LỆ HOÀI

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH
MTV XNK KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã so:
60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC sĩ

NG Ư Ờ I H Ư Ớ N G DÂN K H O A H ỌC: TS. NG U Y ÊN TH Ị TRÂ M ANH



B M H k -m im


1
LỜI CAM ĐOAN
o sE Q lso
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quà nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận, giải pháp và kiến nghị của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Nội dung luận văn có tham kháo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tái
trên các kênh thông tin khác nhau theo danh mục tài liệu tham khảo cùa luận văn

Kiên Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2013
Tác giả luận văn

TRÀN THỊ LỆ HOÀI


11
LỜI CẢM ƠN
C3ÊŨIỈO

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ọuý Thây, Cô đang công tác tại
Tnrờng Dại học Nha Trang và các Thầy, Cô do trường Đại học Nha Trang mời giảng
đă tận tâm truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đờ tôi hoàn thành chương trình
Cao học chuyên ngành Quan trị kinh doanh.
Xin chân thành cám ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm
Anh, người dà tận tình chi dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng dề cương và dộng

viên tôi thực hiện hoàn thành luận văn nàv.
Chân thành cám ơn Ban Giám đốc Công ty TNI1ỈI MTV Xuất nhập khâu Kiên
Giang đà đồng ý cho plicp tôi theo học lớp cao học Quan trị kinh doanh tại Trường Đại
học Nha Trang.
Chân thành cám ơn gia đình, các bạn bò, đồng nghiệp đà tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.

Kiên Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2013
Tác giã luận văn

TRẢN THỊ LỆ HOÀI


111
MỤC LỤC
T rang
Lời cam đoan.............................................................................................................................i
Lời cảm ơ n .............................................................................................................................. ii
Mục lụ c ...................................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết t a t .......................................................................................................vi
Danh mục các bàng.............................................................................................................. vii
Danh mục các hình vè, sơ đ ồ ............................................................................................ viii
PHÀN MỞ Đ À U ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tà i....................................................................................................1
2. Tồng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tà i............................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên c ứ u ........................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u ..................................................................................4
5. Phương pháp nghicn cứu.................................................................................................. 4
6. Ý nghĩa đồ tài.......................................................................................................................5
7. Điểm mới của đề tài........................................................................................................... 6

8. Kết cấu luận v ă n ................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN c ơ BẢN VÈ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT DỘNG XUẤT KHÁU.............................................................................................7
L I. Một số vấn đê chung về xuất k hâu .............................................................................. 7
1.1.1. Khái n iệm ..................................................................................................................... 7
1.1.2. Dặc điểm của xuất khấu..............................................................................................7
1.1.3. Vai trò cua xuất khấu gạo............................................................................................9
1.2. Các hình thức xuất khẩu chù yếu..............................................................................10
1.2.1. Xuất khấu trực tiếp..................................................................................................... 10
1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp (uỳ thác).................................................................................. 11
1.3. Các rủi ro cơ bàn trong hoạt động xuất khâu........................................................... 12
1.3.1. Khái niệm rủi ro ..........................................................................................................12
1.3.2. Rủi ro trong hoạt động xuất k hấu........................................................................... 13
1.4. Phân loại rủi ro trong xuất khẩu.................................................................................13
1.4.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan:................................................ 13
1.4.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan:..................................................... 16
1.5. Ọuàn trị rủi ro trong hoạt động xuất khấu................................................................. 23


iv
1.5.1. Nhận biết các rủi ro có thê xảy ra trong xuất khấu:...............................................24
1.5.2. Đo lường rùi ro xảy ra trong xuất k h ấu :.................................................................25
1.5.3. Giám sát rủi ro tron» xuất khấu.............................................................................. 26
1.5.4. Kiểm soát rủi ro trong xuất khâu............................................................................. 26
1.5.5. Báo cáo và đánh giá về quàn trị rủi ro trong xuấtkhấu........................................27
1.6. Sự cằn thiết tăng cường quản trị rủi ro trong xuất khẳu gạo tại Công ty
TNHH MTV Xuất Nhập khấu Kiên Giang (Kigimex)...................................................27
1.6.1. Xuất phát từ vai trò của quản trị rủi ro trong xuất k h ẩ u ..................................... 27
1.6.2. Xuất khẩu chứa đựng nhiều rủi r o ...........................................................................28
1.6.3. Tồn thất từ các rủi ro xảy ra trong xuất khẩu thường lớn (tại Kigimex)............ 28

1.6.4. Năng lực quán trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng dể nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp.......................................................... 30
1.6.5. Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa dòi hòi phái nâng cao năng lực quán trị
rủi ro....................................................................................................................................... 30
CHƯ ƠNG 2: T H Ụ C TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO DỐI VỚI HOẠT DỘNG
XUẤT KHẤU GẠO CỦA CÒNG TY TNHH MTV XNK KIÊN G IA N G ............ 33
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khâu Kiên G iang...... 33
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển............................................................ 34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt dộng của Công t y .................................................................. 35
2.1.3. Các sản phẩm, dịch v ụ .............................................................................................. 37
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 - 2012................... 39
2.1.5. Tình hình xuất khâu gạo trong thời gian giai đoạn 2007-2012..........................42
2.2.

Thực trạng quan trị rủi ro đối với hoạt động xuất khâu gạo tại Công ty

TNHH MTV Xuất Nhập khẩu Kiên Giang........................................................................46
2.2.1. Nhận biết rủi ro có thề xảy ra trong hoạt dộng xuất khấu gạo............................ 46
2.2.2. Đo lường rủi ro trong hoạt dộng xuất khấu gạo .................................................. 71
2.2.3. Giám sát rủi ro trong hoạt dộng xuất khầu g ạ o .................................................... 73
2.2.4. Kiêm soát rủi ro trong hoạt động xuất khâu gạo .................................................. 74
2.2.5. Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khâu g ạ o .............. 76
2.3.

Đánh giá thực trạng quán trị rủi ro trong xuất khâu gạo của Công ty Kigimcx ...76

2.3.1. Nhừng thành tựu đạt được của Kigimex về công tác quan trị rủi ro trong hoạt
động xuất gạo.........................................................................................................................76



V
2.3.2. Những tồn tại cùa Công ty Kigimex về công tác quản trị rủi ro trong XK gạo..77
CHƯONG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
XU ÁT KHẤU GẠO CHO CÔNG TY TNHH MTV XNK KIÊN G IA N G .......... 82
3.1.

Định hướng hoạt động kinh doanh cùa Công ty trong những năm tới............... 82

3.2. Mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt dộng xuất khâu gạo cua Công ty Kigimex....82
3.3. Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong xuất khẩu gạo cho Công ty
Kigimex ...............................................................................................................................83
3.3.1. Tiếp tục chú trọng, nàng cao vai trò công tác quản trị rủi ro trong hoạt động
xuất khấu gạo......................................................................................................................... 83
3.3.2. Bồi dường nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao tinh thần trách
nhiệm cho dội ngù cán bộ nhân viên................................................................................ 84
3.3.3. Lựa chọn thị trường và đối tác đủ tin c ậ y ............................................................. 85
3.3.4. Tăng cường hơn nừa việc giám sát thực hiện các hợp đồng xuất k h ấ u ............ 88
3.3.5. Tạo lập mối quan hệ với ngân hàng tốt hơn nữa nhằm nâng cao năng lực tài
chính....................................................................................................................................... 86
3.3.6. Đầu tư các trang thiết bị hiện đại đc bảo đàm việc thu thập thông tin đầy đủ, cập
nhật và chính xác phục vụ quan trị rủi r ơ ......................................................................... 87
3.3.7. Tham gia xây dựng chuồi giá trị.............................................................................. 87
3.3.8. Xây dựng chiến lược quán trị rủi ro phù hợp với dặc điềm, qui mô, năng lực
quàn trị kinh doanh của Công ty ........................................................................................ 88
3.4.

Các kiến nghị đối với Nhà nước, Hiệp hội lương thực Việt Nam ....................... 89

3.4.1. Thiết lập chính sách ngoại thương có tính chiến lược và duy trì một cơ chế điều
hành xuất nhập khấu ôn định, lâu dài nhằm hạn chế rủi ro chính trị, pháp lý..............89

3.4.2. Nhanh chóng thiết lập trung tâm thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi ro XK..90
3.4.3. Tăng cường hoạt dộng xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động cua bộ
phận làm công tác thương vụ ở nước ngoài, Hiệp hội lương thực Việt Nam.............. 90
3.4.4. Mớ rộng các hoạt dộng tài trợ, tư vấn xuất khẩu................................................ 91
KẾT LU Ậ N .......................................................................................................................... 94
1. Kết luận............................................................................................................................. 94
2. Hạn chế của đề tài............................................................................................................ 94
3. Dc xuất hướng nghiên cứu m ới...................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHÁO....................................................................................................95


VI
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT
CAD

:

Cash against Documents (Giao chứniỉ từ nhận tiên ngay)

CNCA

:

Conselho Nacioncal de Cerregadores (Giấy chứng nhận của Hội
đồng Vận tải Ọuốc gia)

DN

:


Doanh nghiệp

ĐVT

:

Đơn vị tính

FOB

:

Free on Board (Giao hàng dọc mạn tàu)

ISO

:

Organization for Standardization (Tô chức tiêu chuân hoá)

KHKD

:

Ke hoạch Kinh doanh

L/C

:


Letter o f Credit (Tín dụng thư)

MTV

:

Một thành viên

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NK

:

Nhập khâu

QTRR

:

Quản trị rủi ro

TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn

TTỌT

:

Thanh toán quốc tế

T/T

:

Telegraphic Transfer (Chuyến tiền bàng diện)

USD

:

Dô la Mỹ

USDA

:

Bộ Nông nghiệp Mỹ

VFA

:


Hiệp hội lương thực Việt Nam

VN

:

Việt Nam

VNĐ

:

Đồng Việt Nam

VOER

:

Vietnam Open Education Resourses (Nguồn giáo dục mở Việt
Nam)

VSATTP

:

Vệ sinh an toàn thực phâm

WTO

:


Tồ chức thương mại the giới

XK

:

Xuất khấu

XNK

:

Xuất nhập khẩu


VII
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số liỉệu

Tên bảng

Trang

2.1

Báo cáo kết quá hoạt động SXKD giai đoạn 2007-2012

41


2.2

Sàn lượng xuất khẩu gạo Kigimex giai đoạn 2007-2012

43

2.3

Kim ngạch xuất khẩu gạo Kigimex giai doạn 2007-2012

43

2.4

Hình thức xuất khẩu gạo Kigimex giai đoạn 2007-2012

44

2.5

Cơ cấu lợi nhuận ngành gạo Kigimex giai đoạn 2007-2012

45

2.6

Biến động nguồn vốn Kigimex giai đoạn 2007-2012

49


2.7

Cơ cấu vốn vay kinh doanh gạo Kigimex năm 2007-2012

52

2.8

Giá mua nguyên liệu bình quân Kigimex năm 2007-2012

53

2.9

Gạo nguycn ỉiộu thu mua Kigimcx giai đoạn 2007-2012

54

2.10

Giá xuất khấu trung bình của Kigimex giai đoạn 2007-2012

56

2.11

Thị trường xuất khấu cua Kigimex giai đoạn 2007-2012

59


9 Ị2

Cơ cấu nguyên liệu thu mua chế biến
Kigimex giai doạn 2007-2012

2.13

Cơ cấu loại gạo xuất khâu của Kigimex năm 2007-2012

63

2.14

Bảng tổng két rủi ro của Kigimex năm 2007-2012

70

2.15

Cơ cấu các loại rủi ro XK của Kigimex năm 2007-2012

72

2.16

Khả năng do lường rủi ro XK của Kigimex nãm 2007-2012

73

thành phẩm của


52


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, s o ĐÒ
Tên hình
Mô hình quản trị rủi ro

24

Trụ sở Công ty Kigimex tại Kiên Giang

33

Sơ đồ cơ cấu tố chức cùa Kigimcx

35

Sản phâm gạo của Kigimex

37

Sản phẩm cá cơm sấy khô của Kigimex

38

Thị phần XK bình quân của Kigimex giai đoạn 2007-2012

44


Chi số GDP cua Việt Nam giai đoạn 2007-2012

47

Chi sổ giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2007-2012

48

Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2008-2012

50

Tốc dộ tăng trường kim niĩạch và sán lượng xuất khấu
Kigimex giai đoạn 2007-2012

55

Tỷ lộ bình quân các phươns thức TTQT của Kigimcx giai
đoạn 2007-2012

65

Chuỗi giá trị Gạo xuất khẩu

88


1
PHÀN MỞ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của dề tài
Sau hơn 20 năm đôi mới, ngành nông nghiệp nước ta đà có những đóng góp
quan trọng cho nền kinh té quốc dân. Với vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khâu gạo,
ngoài việc đàm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm và mang lại
nguồn thu nhập chính cho hàng triệu người lao động nông thôn, nông nghiệp là một
trong nhưng ngành kinh tế mùi nhọn góp phan tạo nguồn thu ngoại tệ chính cho đất
nước.
Trong giai đoạn 1989 - 2008, Việt Nam đă xuất khâu bình quân hàng năm trên
3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất khâu
gạo đạt gần 27 triệu tắn với tồng giá trị hơn 10,5 tỳ USD. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá
tăng vọt gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt gần
2,7 tý USD, đưa năm 2008 trờ thành năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khâu gạo vượt
con số 2 tý USD. Trong vòng ba năm trờ lại đây, xuất khẩu gạo dà liên tiếp lập kỷ lục
về sổ lượng và trị giá. Năm 2009, xuất khẩu gạo dâ tăng vọt lên mức hơn 6 triệu tẳn.
Đen năm 2010, xuất khâu gạo tiếp tục đạt mức kỳ lục mới về cả sổ lượng vả trị giá,
với 6,75 triệu tấn và thu được gần 3 tý USD. Năm 2011 cả nước đã xuất khâu được
7.128 triệu tấn gạo, đạt giá trị 3,52 tý USD tăng trên 16% so với năm 2010. Năm 2012
xuất khấu gạo đạt 7,72 triệu tấn, đạt hơn 3,5 tý USD, tăng gằn 8,3% về số lượng nhưng
lại giảm 1.98% về trị giá so với năm 2011; giá xuất khấu bình quân đạt xấp xỉ 447
USD/tan. v ề chủng loại xuất khầu gạo: cao cấp là 3,5 triệu tấn (chiếm 46,3%); gạo cấp
trung bình là 1,8 triệu tấn (chiếm 23,5%), số còn lại là gạo cấp thấp. [35]
Hiện nay, xu thế quốc tế hoá đời sổng kinh tế toàn cầu gia tăng làm cho các
quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong bối cánh đó, việc tất yếu là
các quốc gia phải mở cửa đẻ hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh
xuất khâu là mục tiêu hàng đầu không chi đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia
trên thế giới. Hương ứng theo đường lối, chính sách của Dàng và Nhcà nước, Công ty
TNHH MTV XNK Kiên Giang với trcn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất
khầu gạo luôn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong việc
tạo công ăn việc làm và tăng ngân sách cho nhà nước. Đẻ luôn bền vừng và phát triên
trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi Công ty phai nổ lực không

ngừng trong việc đáp ứng nhu cẩu thị trường, mờ rộng qui mô sản xuất. Đối với doanh


2
nghiệp mà doanh thu chủ yếu là xuất khâu thi việc giái quyết nhu cầu thị trường, tìm
hiểu và mờ rộng thị trường, đặc biệt là đầy mạnh hoạt động xuất khấu là chiến lược
luôn được đặt lên hàng đầu.
Tuv nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xuất khâu càng gia tăng thì rủi ro trong
xuất khấu ngày càng lớn. Công ty khó có thồ đây mạnh xuất khâu và đám bào hiệu quà
xuất khâu nếu như công tác quan trị rủi ro không được quan tâm đúng mức, không có
nhừng biện pháp hữu hiệu đc phòng tránh, hạn chế nhừng rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình xuất khẩu.
Vì vậy, việc nghicn cứu thực trạng hoạt động quàn trị rủi ro trong hoạt động
xuất khâu gạo cùa Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang rồi từ đó tìm ra nhùng giải
pháp quàn trị rủi ro hiệu quả là một vấn đề hết sức cần thiết. Điều này càng có ý nghĩa
hơn với chú trương khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khầu gạo của
Nhà nước. Xuất phát từ những thực tế trên, tác già đă chọn đề tài: “Quan trị rủi ro
trong hoạt động xu ấ t khau gạo của Công ty TN H H M T V X uất Nhập khấu Kiên
Giang”.
2. Tong quan các nghỉên cứu liên quan đến đề tàỉ
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp đặc biệt là trong lình vực
xuất khấu luôn được quan tâm, nếu việc quán trị rủi ro tốt, sc góp phần quan trọng
trong việc giám thiêu tôn thất của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quà hoạt động của
công ty. Gạo là một trong những ngành chu lực, hàng năm xuất khâu mặt hàng này đã
đem về khoản ngoại tệ lớn cho đất nước, vỉ vậy khi thực hiện đê tài này, tác già đã
tham khảo một số công trình nghiên cửu đà được thực hiện trước đó, cụ thê:
- Liên quan đến tình hình xuất khau gạo Việt Nam
(i) Tác giả Nguyễn Xuân Hương, 2002, với cồng trình “X uất khấu gạo Việt
Nam: Thực trạng và giải p h á p ”, Trường học Dại học Ngoại thương. Công trình đà
đánh giá nhừng mặt dă làm được và chưa làm được cùa việc xuất khâu gạo cùa nước ta

giai đoạn từ 10 năm (1991-2001). Và, việc xem xét đánh giá đó dược dặt trong bối
cành chung của thực trạng sản xuất lúa, tiêu dùng và dự trữ cũng như thị trường buôn
bán gạo toàn cầu, cỏ nghiên cứu so sánh với cách làm của nước đứng đầu trong xuất
khâu gạo trên thị trường thê giới; từ đó có định hướng và đề xuất nhừng giải pháp cơ
bản nhất đc khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khấu.


3
- Liên quan đến rùi ro trong hoạt động xuất khấu nói chung và ngành nông
sản:
(iỉ) Nguyễn Thị Thu Hà, 2002, với công trinh “R ủi ro và Hạn chế rủỉ ro trong
hoạt động xuất khấu của Việt N a m ”, Trường Đại học kinh tế. Công trình đã luận giải
cơ sơ lý luận và thực tiễn về tác động cùa rủi ro đối với hoạt dộng xuất khâu thời gian
qua, tìm ra nhừng nguyên nhân đưa đến rủi ro và đề xuất những giải pháp đế hạn chế
rủi ro trong hoạt động xuất khâu của Việt Nam.
(iii) Nguyễn Như Tiến, 2002, với công trình “R ủ i ro và phòng tránh rủi ro
trong xu ấ t khấu nông sản của Việt N a m ”, Trường Dại học Ngoại Thương Hà Nội.
Công trình tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khâu nông sản của Việt
Nam trong thời gian qua (1996-2001), những hạn chế cơ bán và nhừng rủi ro điển hình
mà các doanh nghiệp xuất khâu thường xuyên gặp phải; qua đó, đề ra giải pháp có
hiệu quà, kịp thời cho từng loại rủi ro dó.
Những công trình nghiên cứu trên đưa ra được một sô vấn đề nghiên cứu, phân
tích, đánh giá thực trạng xuất khâu cũng như những rủi ro phát sinh trong quá trình
xuất khẩu cua Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng qua
từng thời kỳ. Từ đó tìm ra những giải pháp kha thi nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quà
hay hạn chế rủi ro xuất khẩu. Có thề nói, một số yếu tố của mỗi công trình nghiên cửu
trên có liên quan đến dề tài dang thực hiện.
(iv) Riêng đối với công trình nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Ngân, 2010,
với công trình “Quản trị rủi ro trong hoạt động xu ấ t khâu gạo", Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học kinh tế. v ề ưu điểm, công trình đâ phân tích thực trạng quản

trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khấu gạo cua Viột Nam, xác định nguyên
nhân dẫn đến rủi ro đó, sử dụng công cụ phái sinh đế phòng ngừa rủi ro tài chính: hợp
dồng giao sau, hợp dồng kỳ hạn, quyền chọn... cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị dê nhà nước, doanh nghiệp, nông dân thực hiện
có hiệu quả công tác quán trị rủi ro cho ngành gạo trước thềm hội nhập quốc tế. Tuy
nhiên, hướng đề tài nghiên cứu ở tam vĩ mô, cho lĩnh vực xuất khâu gạo nói chung,
không đi sâu vào phân tích từng mô hình doanh nghiệp cụ thể (Phụ lục 6).
Vì vậy, với định hướng chu yếu nghiên cửu quan trị rủi ro trong hoạt động xuất
khẩu gạo ở tầm vi mô, đối với doanh nghiệp mình đang công tác, tác giả đà tham kháo,
vận dụng nhừng cơ sớ lý luận và nhừng một số kết quá nghiên cứu cùa nhừng đề tài


4
trên vả một số bài viết khoa học vào trong bài viết nhằm hoàn thiện hơn đề tài của
mình.
3. Mục tỉcu nghicn cứu
- Mục ticu chung: Tăng cường công tác quán trị rủi ro trong hoạt động xuất
khẩu gạo của Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang
- Mục ticu cụ the:
+ Hệ thống hóa lý luận cơ bàn về rủi ro và quàn trị rủi ro trong hoạt độniz kinh
doanh xuất khẩu.
+ Phân tích thực trạng quan trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khâu gạo
cua Công ty Kigimcx theo mô hình lý thuyết đưa ra và có nhừng đánh giá về quan trị
rủi ro trong hoạt dộng xuất khâu gạo của Công ty Kigimex.
+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước, Hiệp hội Lương thực
Việt Nam nhằm tàng cường công tác quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khâu gạo của
Công ty Kigimex gỏp phần đem lại hiệu quả kinh doanh hơn cho Công ty.
4. Đối tuọTìg và phạm vi nghicn cứu
4.1. Dối tượng nghiên cứu
Công tác quàn trị rủi ro trong kinh doanh xuất khâu gạo cùa Công ty TNIII1

MTV XNK Kiên Giang (Kigimcx).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đẻ tài vận dụng mô hình quản trị rủi ro dê phân tích tình hình quản trị rúi ro
trong hoạt động xuất khâu gạo giai đoạn 2007 - 2012. Tác giã tập trung phân tích và
đánh giá tình hỉnh quàn trị rủi ro dựa trên qui trình 5 bước của Preston G. Smith và
Guy M. Merrií trong xuất khấu gạo mà không đi sâu phân tích các ycu tố quan trị rủi
ro về lĩnh vực tài chính hay sản xuất, chế biến gạo.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu


5
5.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: từ nguồn tạp chí, báo cáo chuyên ngành, các trang
web, sổ liệu thống kê của các cơ quan hừu quan như Sớ Công Thương, Hiệp hội lương
thực Việt Nam và các nghiên cứu sẵn có liên quan đến đề tài.
- Thu thập số liệu sơ cấp: tại Công ty Kigimex thông qua các báo cáo tình hình
tài chính, các số liệu chứng từ khác, đồng thời thu thập những ý kiến đóng góp cùa
một số cản bộ lành đạo, chuyên viên tại Công ty đang quàn lý phụ trách các mảng
khác nhau liên quan đến đề t à i .
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tác giá sử dụng phương pháp tông hợp, phương pháp so sánh, phân tích và
tống hợp, phương pháp suy luận logic, phương pháp chuycn gia đc xừ lý các số liệu
thu thập nhàm phục vụ cho mục đích phân tích các khía cạnh đồ tài.
6. Ý nghĩa cua dề tài
- Y nghĩa khoa học:
Kết quà nghiên cứu là phân tích và đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện
công tác quan trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo dựa trên nội dung lý
thuyết quản trị rủi ro sử dụng quy trình 5 bước (Five-step risk management process)
của Preston G. Smith và Guy M Merrit trong xuất khâu. Nội dung nghiên cửu này có

the vận dụng cho những sản phẩm xuất khâu khác thuộc Kigimex và ơ những doanh
nghiệp xuất khâu khác.
- Ỷ nghĩa thực tiễn:
+ Đối với Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang: Kết quá nghiên cứu của đề
tài giúp hệ thống hóa các rủi ro mà Công ty đang đối mặt, giúp hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro nhằm góp phần hạn chế nhưng rủi ro tiềm ẩn và nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khâu gạo cùa Công ty, tạo ra nền tảng vừng chắc cho sự phát triên ngành
hàng chủ lực của Công ty.
+ Đối với tác giá: Hệ thống hoá lý thuyết dã học, cúng cố nhừng kiến thức và
áp dụng vào thực tiền, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực nghiệp vụ
xuất khâu đang công tác tại Công ty.


6
7. Điểm mói của đề tài:
Dã hộ thống hóa cơ sở lý luận về quàn trị rủi ro trong hoạt động xuất khâu gạo và
phân tích thực trạng cùng nhu các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro ớ Công ty
TNHH MTV XNK Kiên Giang.
8. Két cấu luận văn:
Ngoài phần mờ đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham kháo, luận văn
ket cấu gồm 3 chương như sau:


Chương 1 : Nhùng ỉv luận cơ bàn về quàn trị rủi ro trong hoạt động xuất



C huông 2 : Thực trạng công tác quán trị rủi ro trong hoạt dộng xuất khấu

khẩu.


gạo của Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang.


C huông 3 : Các giải pháp tăng cường quan trị rủi ro trong hoạt động xuất

khẩu gạo cua Công tv TNHH MTV XNK Kiên Giang.


7
CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÝ LUẬN c o BÀN VÊ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
XUÁT KHÂU
1.1. Một số vấn dề chung về xuất khấu
1.1.1. Khái niệm
Theo Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của nước CHXHCN
Việt Nam, xuất khâu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thô Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt năm trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo qưv định cùa pháp luật. [20]
Xuất khâu là hoạt động trao đồi hàng hoá và dịch vụ cùa một quốc gia với phần
còn lại cùa thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hộ thị trường nhàm mục
đích khai thác lợi thế cùa quốc gia trong phân công lao dộng quốc tế [10].
Hay nói cách khác, hoạt động xuất khấu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch
vụ cho một quốc gia khác trên cơ sờ dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục
tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thê là ngoại tệ đôi với một quốc gia hoặc với cả hai
quốc gia. Mục đích cua hoạt động này là thu được một khoản ngoại tộ dựa trên cơ sờ
khai thác lợi thế so sánh cua từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc
trao đôi hàng hoá giừa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia
mơ rộng hoạt động này [10].
1.1.2. Dặc điểm của xuất khấu

Nhừng đặc diêm của xuất khấu [26] được xem xét dưới góc dộ quản trị rủi ro,
do vậy chi nhưng đặc điềm nào ánh hường tới tinh hình rủi ro cùa doanh nghiệp mới
được đề cập.
- Xuất khẩu diễn ra trong mỏi trường đa dạng và phức tạp
Xuất khâu liên quan đến một hay nhiều thị trường bên ngoài quốc gia. Những
kinh nghiệm từ thị trường trong nước không thể áp dụng sang các thị trường ngoài
nước do sự khác biệt về điều kiện văn hoá, xà hội, chính trị. Sự khác biẹt này đòi hỏi
doanh nghiệp phải thu thập thông tin không chí vì nhu cầu, sở thích, thói quen... cua
khách hàng, về tình hình dồi thù cạnh tranh ơ thị trường nước ngoài mà cả các đặc
điểm vê môi trường tự nhiên, văn hoá, chính trị ờ đó. Nhu cầu phái xử lý một khối
lượng thông tin nhiều như vậy không thể tránh khỏi tình trạng thông tin sai lệch hay


8
thiếu hụt. Đây chính là nguồn gốc tạo ra nhừng loại rủi ro mà các doanh nghiệp kinh
doanh trong nước có the không hoặc ít khi gặp phải.
- Xuất khâu chịu sự điều tiết cùa đồng thời nhiều nguồn luật
Mồi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
không chi chịu sự điều tiết cùa pháp luật trong nước mà còn cả pháp luật tại các nước
mà minh có hoạt dộng kinh doanh, các công ước, tập quán quốc tế. vấn dề này không
chi đòi hỏi các doanh nghiệp phải nam vững luật pháp nước sở tại, các luật và tập quán
quốc tế mà còn phải xử lý nhùng xung đột giữa các nguồn luật này. Đây chính là
nguồn gốc dẫn đến nhưng quan niệm khác nhau trong việc xư lý tranh chấp trong hoạt
động kinh doanh xuất xuất khẩu dễ rơi vào tình trạng bị keo dài.
- Các đôi tác trong xuât khâu củ quôc tịch khác nhau
Một đặc điềm trong xuất khẩu là các giao dịch sỗ dược tiến hành với một hay
nhiều đối tác có quốc tịch nước ngoài. Đặc điểm này có thề dần tới các bất đồng về
ngôn ngữ, tập quán buôn bán, văn hoá... là nguồn gốc gây ra rủi ro.
- Phương thức giao dịch gián tiếp và từ xa đỏng vai trò chủ yếu
Giao dịch trong kinh doanh quốc té chù yếu thông qua các hình thức gián tiếp

như: thư tín, điện thoại, fax, thư điện tử, mạng internet. Các hình thức này giúp giảm
dáng kế chi phí và tăng nhanh tốc độ liên lạc. Tuy nhiên, việc sư dụng các hình thức
giao dịch gián tiếp này lại dề gây ra những rủi ro do tính hạn chế cùa chúng. Thông tin
không đến đúng nơi kịp thời, có thê bị già mạo là nhừng nguyên nhân làm tâng dộ rủi
ro cho các giao dịch.
- Hàng hoả và chừng từ liên quan phải chuyên giao trong thời gian dài và cự ly
xa
Trong xuất khẩu, hàng hoá được chuyển giao từ người bán sang người mua qua
nhừng không gian địa lý rất xa. Nhìrng rủi ro như bị mất trộm, cướp, bị đắm chìm, bị
va tàu... là nhừng rủi ro dường như nàm ngoài tầm kiếm soát cùa người chuyên chở.
Việc lưu chuyền chứng từ thanh toán bàng hình thức trực tiếp qua thuyền
trưởng đến thẳng người mua hay gián tiếp qua hệ thống ngân hang cũng thường gặp
phải không ít rủi ro như: động đất, băo lụt, thậm chí là sự thiếu trách nhiệm của các
bôn liên quan trong giao dịch chứng từ.
- Hoạt động thanh toán phải trải qua hước chuyển đôi từ đồng tiền này sang
đông tiền khác


9
Mỗi quốc gia đều có đảng tiền riêng, do vậy khi thực hiện thanh toán hợp đồng,
các doanh nghiệp đều phai đôi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác.
Những rủi ro thường gặp là: tỷ giá hối đoái biến động bất thường hay giá trị đồng tiền
nắm giữ bị suy giảm nghiêm trọng.
1.1.3. Vai trò cua xuất khấu gạo
- Xuất khâu gạo giai quyết van để ngoại tệ cho quốc gia, cỏ ngoại tệ đê xuât
khâu nhâm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước .
Hiện nay gạo chiếm giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khấu cua
đất nước .Trong khi đỏ cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam luôn bị thâm hụt, do
đó cần có một khoản ngoại tệ bô sung sự thâm hụt đỏ.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu

khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát tricn của nước ta. Đe công nghiệp hoá
đất nước trong thời gian ngấn đòi hỏi phải có số vốn rắt lớn đe xuất khẩu máy móc
thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiên tiến
Nguồn vốn để xuất khấu hình thành từ nhiều nguồn : đầu tư nước ngoài, di vay,
viện trợ và xuất khẩu. Các nguôn đau tư nước ngoài, đi vay, viện trợ tuy quan trọng
nhưng cũng phải trả dù cách này hay cách khác. Nguồn quan trọng nhất chi có thê
trông chờ vào là xuất khâu mà trong đó xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng.
- Xuất khâu gạo đỏng góp vào quá trình chuyên dịch cơ cáu kinh tế góp phân
thúc đây sản xuất phát triền
Với quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng đế tô chức sản xuất
và xuất khẩu. Quan điểm này tác dộng tích cực đến chuyền dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đây sản xuất phát triên đê thực hiện:
+ Xuất khau gạo sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác cùng cư hội phát triên .
+ Xuất khâu gạo tạo điều kiện, mờ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần
ồn định san x u ấ t.
+ Tạo điều kiện mở rộng khá năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gạo mó rộng
khá năng tiêu dùng cùa một quốc gia.
Thông qua xuất khâu gạo Việt nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này có tác
dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt nam phải tô chức, xem xét lại khâu
sàn xuất, hình thành một co cấu san xuất thích hợp, các doanh nghiệp cùng cần phải


10
nhìn lại chất lượng sản phàm của mình đê thích nghi với nhừng biến động của thị
trường thế giới.
- Xuất khâu gạo có tác dụng tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sông nhân dân.
Tác động của xuất khẩu gạo đến đời sống nông dân được thế hiện trên nhiều
phương diện. Một mặt sán xuất gạo là nơi thu hút nhiều lao dộng và việc làm có thu

xuất khá ồn định. Mặt khác xuất khâu tạo ra ngoại tệ đê xuất khâu sản phẩm tiêu dùng
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phông phú của nhân dân.
Giai pháp xuất khâu là sự đòi hoi nhất thiết của thực trạng kinh tế. Khi thực
hiện xuất khẩu một lượng mặt hàng gạo dư thừa trong thị trường nội địa sẽ được giải
quyết lập lại cung cầu ớ giá cao hơn. Nông dân không nhừng bán được hàng mà còn
dược giá. Từ nhừng điều này mang lại cho nông dân thu xuất cao hơn và dây chính là
động lực thúc đẩy sán xuất trong nước phát triền.
Ngoài ra thông qua xuất khẩu gạo chúng ta phần nào hiêu rõ hơn về yêu cầu
của thị trường đối với mặt hàng gạo. Moi quan hệ giữa thị trường nước ngoài vả sàn
xuất trong nước được thực hiện qua xuắt khẩu là cách tốt nhất đồ nâng cao trình độ và
hiệu quả cùa nền công nghiệp.
1.2. Các hình thức xuất khau chú yếu
0 Việt Nam, có khá nhiều hình thức xuất khẩu, việc áp dụng hình thức nào còn
tuỳ thuộc vào bản thân doanh nghiệp xuất khấu, loại mặt hàng kinh doanh và ycu cầu
xuất khẩu. Ngoài một sổ hình thức xuất khẩu thường được áp dụng cùa các doanh
nghiệp xuất khấu ớ Việt Nam như: xuất khấu gia công uỷ thác, buôn bán dối lưu (xuất
khâu hàng đôi hàng), xuất khâu theo nghị định thư, xuất khấu tại chồ, gia công quốc
tế, ... Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khâu gạo thường áp dụng hai hình thức
xuất khấu phố biến dưới đây:
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khâu trực tiếp[26] là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,
Công ty, xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đôi
hàng hoá với các đối tác nước ngoài.
Hình thức này không qua một tồ chức trung gian nào, có thề trực tiếp gặp nhau
cùng bàn bạc thảo luận dề đưa đến một hợp dộng hoặc không cần gặp nhau trực tiếp


11
mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại... cũng có thê tạo thành một
hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kct.

- ưu điêm của xuất khẩu trực tiếp
+ Thông qua thảo luận trực tiếp dề dàng dần đến thống nhất và ít xãy ra nhừng
hiêu lầm dáng tiếc.
+ Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi
nhuận.
+ Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến
cua khách hàng, khắc phục thiếu sót.
+ Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện
hoạt động xuất khấu và kịp thời điều chinh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện
thị trường nhiều biến dộng.
- Hạn chê của hoạt động xuất khâu trực tiếp.
+ Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bờ ngỡ, dề gặp
sai lâm, bị ép giá trong mua bán.
+ Dòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khấu phải có
năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước
ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ.
+ Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thế bù đắp được các chi phí
trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường....
1.2.2. X uất khấu gián tiếp (uỷ thác)
Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng
ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khâu hàng hoá cho các đơn vị uỳ thác[16].
Xuất khấu UV thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuât khâu, bên nhận uỷ thác xuất khâu và
bcn nhập khâu. Bcn uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch
mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải thông qua bên thứ 3 người nhận uy thác.
Xuất khầu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không dược
phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khấu trực tiếp, uỷ
thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khâu hàng hoá cho mình,
bên nhận uỳ thác được nhận một khoán thù lao gọi là phí uỳ thác.
- ư u điêm của hình thức xuất kháu gián tiếp



12
+ Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
+ Giúp cho hàng hoá cua doanh nghiệp dề dàng thâm nhập vào một thị trường
mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.
+ Tận dụng sự am tường hiếu biết cua bên nhận uý thác trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất khấu từ khâu đóng gói, vận chuyên,... sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được
tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu.
- Nhược điềm cùa hình thức xuất khâu gián tiếp
+ Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng).
+ Phải chia sẻ lợi nhuận
+ Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uý thác trung gian làm ảnh hường đến
sàn xuất.
1.3. Các rủi ro

CO'

bản trong hoạt động xuất khâu

1.3.1. Khái niệm rùi ro
Ngày nay có rất nhiều khái niệm về rủi ro, cụ thể một số khái niệm cơ bán sau:
Theo Frank Knight, học giá Mỹ cho rầng rủi ro “là sự bất trẳc có thể do lường
được”; theo Malurin Hart McCorty thì “rủi ro là một tình trạng trong đỏ các biên cố
xảy ra trong tương lai có the xác định được [3].
Trong khi đó, theo Tố chức tiêu chuấn hóa thế giới (ISO), rủi ro “là sự kết hợp
giữa các xác suất xảy ra một sự kiện vả nhừng hậu quà tiêu cực của sự kiện đó” [1].
Theo Allan Willct cụ thề rủi ro “là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất
hiện nhừng biến cố không mong dợi”[15].
Nlìừng định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thê chia
thành hai trưcYng phái lớn:

- Trường phái truyền thong: rủi ro được xem là sự không may man, sự tôn thất
mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xay
đến. Dó là sự tôn thất về tài sản hay là sự giam sút lợi nhuận thực tố so với lợi nhuận
dự kiến. Rui ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xay ra trong quá trình
kinh doanh, sàn xuất của doanh nghiệp, tác dộng xấu đến sự tòn tại và phát triến của
một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rúi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiêm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiêm, khó khăn hoặc điều không chắc
chan có thê xảy ra cho con người.


13
- Trường phái hiện đại: rủi ro là sự bất trác có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rui ro có thẻ mang đến những tôn thất mất mát
cho con người nhưng cùng có thề mang lại những lợi ích, những cơ hội. Ncu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những
rủi ro tiêu cực, đón nhận nhừng cơ hội mang lại kểt quá tốt dẹp cho tương lai.
1.3.2. Rui ro trong hoạt động xuất khâu:
Định nghĩa về rùi ro trong xuất khẩu theo lý thuyết cua các nhà kinh tế học và
thực tế xuất nhập khâu ‘7Ờ những bât trắc cỏ thê xảy ra trong quả trình xuât khâu, ìàm
giảm hiệu quà xuất khâu

[ 10]

Rủi ro trong hoạt động xuất khâu là một tinh huống của thế giới khách quan
trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quá được dự tính hay
mong đợi phát sinh trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa liên quan đến các
giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hộ giữa các bcn tham gia thực hiện
hoạt dộng xuất khẩu như: nhà xuất khắu, nhà nhập khấu, các ngân hàng, các tồ chức cá
nhân và các tác nhân trung gian... hoặc do nhừng nhân tố khách quan khác gây nên
như thiên tai, chiến tranh, chính trị...

1.4. Phân loại rúỉ ro trong xuất khẩu
Rủi ro trong xuất khấu căn cứ vào các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
[10] được phân loại theo các tiêu chí như sau:
1.4.1. Nhóm riiỉ ro xuất khâu do các yếu tố khách quan:
Các yếu tố khách quan đó là những yếu tố do môi trường tự nhiên, môi trường
quốc té, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp làm
cho doanh nghiệp gặp khó khàn trong quá trình xuất khâu, ánh hướng xấu đến hiệu
quá xuất khâu cùa doanh nghiệp. Không giống nhung doanh nghiệp hoạt động trong
nước, môi trường hoạt động của doanh nghiệp xuất khâu tương đối rộng nên những
yếu tố rủi ro phát sinh từ môi trường bên ngoài ngày càng lớn. Nhóm rủi ro xuất khâu
do các yếu tố khách quan mang lại bao gồm: rủi ro do thiên nhiên, rủi ro chính trị,
pháp lý, rủi ro do lạm phát, rủi ro do chính sách, cơ chế xuất khâu thay đồi, rủi ro hối
đoái. Sau đây, chúng ta sè nghiên cứu từng yếu tố cụ thế:
-

Rủi ro thiên nhiên
Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: thiên tai lù lụt, hạn hán.


14
dịch bệnh, lù lụt, sương m uối... gây ra. Chúng tác động xấu đến quá trình sàn xuất,
kinh doanh xuất khâu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nlìừng hậu quả rủi ro do
thiên nhiên gây ra thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đcn hoạt động xuất khẩu
cua doanh nghiệp.
Ví dụ không may do hạn hán hoặc lù lụt trong nước, làm cho sản lượng thu
hoạch thấp, chất lượng kém, giá tăng cao. Doanh nghiệp thu mua không đủ số lượng
đê giao, chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn như đã ký. Cho nên doanh nghiệp
không thực hiện được hợp đồng, chịu bồi thường hoặc là thực hiện nhưng bị thua lồ.
Mặc dù mức độ và hậu qua do rủi ro thiên nhiên thường rắt nghiêm trọng và khốc liệt
song điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta không thể phòng ngừa và hạn chế

rủi ro này trong hoạt độne xuất khâu. Biện pháp ưu việt dược khuyến cáo cho những
trường hợp này là mua bảo hiếm (nếu trị giá hàng hóa lớn) hoặc các bên cùng nhau
thỏa thuận chi tiết về các trường hợp bất khả kháng trong họp dồng và nhừng thỏa
thuận riêng khác tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể.
-

Rủi ro cio chỉnh sách ngoại thương thay đôi
Chính sách ngoại thương là hộ thống các nguycn tắc, các biện pháp kinh tc,

hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bán quốc tc cua một
Nhà nước trong một giai đoạn nhất dịnh. Trong rủi ro do sự thay đổi chính sách ngOcỊĨ
thương, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là
những rủi ro do các qui định về hạn ngạch, thú tục hái quan, thuế xuất nhập khẩu và
các quy định hành chính khác.
Ví dụ: Các Công ty Việt Nam khi xuất khâu hàng hóa sang Mỹ, nếu không hiêu
kỹ về Luật Liên Bang và Luật các tiểu bang cua Mỹ, sẽ gặp phái rủi ro rất lớn, có thề
bị kiộn vì vi phạm Luật về sờ hữu trí tuệ, Luật chống phá giá, Luật bào vệ người ticu
d ù n g ...
Sự thay dồi chính sách của quốc gia nhập khẩu làm ánh hưởng tới quốc gia xuất
khấu. Ví dụ như việc Indonesia hay Phiỉipine sỗ giảm lượng nhập khấu gạo và tiến tới
việc sản xuất đù gạo tự cung cho nhu cầu tiêu dùng trong nước . Việc làm này nhằm
giảm phụ thuộc về nguôn cung lương thực đối với thị trường Indonesia hay Phillipine,
và dì nhiên gây thiệt hại nặng nề cho Việt Nam là một trong các nhà cung cấp gạo
chính cho các quốc gia này.
Có thể nói, đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh, nhất là các nhà xuất khâu


15
lo ngại nhất. Bởi vì, trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khâu của doanh
nghiệp hay quyết định ký kết một hợp đồng xuất khâu, doanh nghiệp phải nghiên cứu

tình hình kinh tế - xã hội và dựa trên các qui định pháp luật về quan lý hàng hoá xuất
nhập khẩu của cá nước xuất khẩu và nước nhập khấu. Một biến dộng mạnh về chính
trị, pháp lý xáy ra có thê làm dáo lộn các kế hoạch của doanh nghiệp, làm cho doanh
nghiệp bị dộng.
- Rui ro do lạm phát, hoi đoái
Rủi ro hối đoái là sự không chắc chan về giá trị của một khoản thu nhập hay chi
trả do sự bien động tỷ giá gây ra, có thề làm tồn thất đến giá trị dự kiến cùa hợp đồng.
Tý giá là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện thông qua đồng tiền khác nên nó
cùng chịu sự chi phối của quy luật cung - cầu như giá cả cùa các loại hcàng hoá khác
tức là nó có thể ôn định, tâng hoặc giảm. Khi tý giá biến động, giá trị của các khoán
tiền, các khoán phái thu, phái trả và các chứng từ có giá (bàng ngoại tệ) tính bằng đồng
nội tệ có sự thay đôi. Sự thay đồi này cỏ thê làm tăng thêm hoặc giám bứt giá trị tài
sản (tính bằng đồng nội tệ) cùa chủ sở hữu. Tồn thất do giá trị tài sản bang đòng nội tệ
cua chủ sỡ hữu bị giảm bớt khi tỷ giá biến động được gọi là rủi ro hối đoái. Rui ro hổi
đoái được hiếu theo nghĩa hẹp là rủi ro tý giá bởi vỉ sự biến động của tý giá theo thời
gian là căn nguyên cơ bán gây nên rủi ro hối đoái.
Trong hoạt dộng xuất khau, rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất khấu
sè nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ. Sự biến dộng tỷ giá làm cho các hợp
đồng xuất khâu trở lên không chắc chan. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khâu, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất khâu cùng cần phai có biện pháp đê
phòng ngừa và hạn ehe những rủi ro do sự biến động của tỳ giá hối đoái gây nôn.
Muốn hạn ché rủi ro này không có cách nào khác phải mơ rộng tầm hiếu biết
trong kinh doanh quốc tế, phân tích chính xác, nhanh nhạy các biến động trên thị
trường tài chính quốc tế dê có khá năng nhận rò xu hướng vận dộng cùa tỷ giá mới có
khá năng hạn chế rủi ro này.
Các nhà xuất khâu luôn gặp những rủi ro do các bien động về kinh tế. Đâv là
một trong những rủi ro điên hình thuộc loại rủi ro do các biến động về kinh tế. Khi lạm
phát xảy ra ở mức cao thì một hợp đồng sinh lợi sẽ không còn ý nghĩa.
Hơn nữa, do đặc điếm của quá trình kinh doanh xuất khẳu, thời gian thực hiện
một hợp dồng thường tương đối dài, trung binh khoáng 30 đến 45 ngày. Do đó, xác



×