Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Câu hỏi ôn thi môn đại cương văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.73 KB, 47 trang )

Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Câu hỏi ôn thi môn Đại cương văn hóa Việt Nam
Câu 1: khái niệm văn hóa? Phân biệt khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến và văn
vật


Khái niệm văn hoá:

Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá
đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một
khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Có thể đưa ra một số quan
niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá.
Cố TT Phạm Văn Đồng: Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái
mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề
kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.
PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội của mình.
UNESCO: Văn hoá hôm nay có thể coi là một tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
phong tục và những tín ngưỡng
Phân biệt khái niệm văn hóa, văn minh , văn hiến , văn vật:ư
-



Khái niệm văn minh: là toàn bộ những hiểu biết , tin tưởng cơ chế, nghệ
thuật , phong hóa, kỹ thuật của 1 xã hội, tình trạng phát triển về mặt vật
chất và tinh hàn được coi là cao hơn và đối nghịch với văn minh là cái dã
man
1


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
-

Khái niệm văn hiến: thiên về giá trị tinh thần , những giá trị này do người
tài đức chuyển tải
Văn vật: một nhóm từ thuộc nghĩa gốc Hán tồn tại song song với văn
minh , văn háo, văn hiến , là những truyền thống tốt đẹp, di tích kịch sử,
nhân tà lịch sử.

VĂN HÓA

VĂN HIẾN

Chứa cả các giá trị vật Thiên về giá trị tinh
chất lẫn tinh thần
thần

VĂN VẬT

VĂN MINH

Thiên về giá trị

vật chất

Thiên về giá trị vật
chất – kĩ thuật

Có bề dày lịch sử

Chỉ trình độ phát
triển

Có tính dân tộc

Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều hơn
với phương Tây đô
thị

Câu 2: đặc trưng ,chức năng cơ bản của văn hóa. Liên hệ với những chức năng và
đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam .
Các đặc trưng và chức năng của văn hóa

2


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
a. Tính hệ thống là đặc trưng hàng đầu của văn hóa ( "văn hóa là một hệ thống
hữu cơ ..." ). Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một đối tượng

bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được một trong ba chức năng cơ bản
của mình là chức năng tổ chức xã hội . Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ
ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
b. Đặc trưng thứ hai của văn hóa là tính giá trị ( "văn hóa là một hệ thống ... của
các giá trị vật chất và tinh thần...").Văn hóa có nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá
trị". Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản
của xã hội và con người. Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu
quả của văn hóa hoặc những hiện tượng phi văn hóa.
Các giá trị văn hóa theo chất liệu có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh
thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm
mĩ ( chân, thiện, mĩ); theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị
nhất thời. Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị đã lỗi thời, giá trị
hiện hành và giá trị đang hình thành. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho
phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị
của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn
hoặc tán dương hết lời.
Nhờ vậy mà về mặt đồng đại, cùng một hiên tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy
theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng
vào những thời điểm lịch sử khác nhau sẽ có thể có hay không có giá trị tùy thuộc
vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn. Muốn kết luận một hiện tượng, sự vật
có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa mức độ
"giá trị " và "phi giá trị " của chúng. áp dụng vào Việt Nam, việc đánh giá chế độ
phong kiến, vai trò của Nho giáo, triều đại nhà Triệu, nhà Hồ, nhà Nguyễn.. đều
đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế.
Nhờ thường xuyên xem xét, phân loại các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức
năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội, nó định hướng
các giá trị, điều chỉnh các ứng xử, nó là động lực cho sự phát triển của xã hội, giúp
cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình.
c. Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính lịch sử ("văn hóa... do con người... tích lũy

qua quá trình hoạt động thực tiễn...)" . Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó
bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

3


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa
thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.
Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống
(truyền = chuyển giao, thống = nối tiếp ) là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh
nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng. Truyền thống văn hóa là
những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể ) thể hiện dưới những
khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian
và thời gian và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi
lễ, luật pháp, dư luận....
Truyền thống văn hóa được tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức
năng quan trọng thứ ba của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục
không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá
trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo
thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng
vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người
(dưỡng dục nhân cách). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là
đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
d. Văn hóa còn có tính nhân sinh (văn hóa... do con người sáng tạo... ). Nó là một
hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Nói một cách
hình tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người,
là "phần giao" giữa tự nhiên và con người. Đặc trưng này cho phép phân biệt văn
hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo của con người (như các
tài nguyên khoáng sản trong lòng đất). Sự tác động của con người đối với tự nhiên

có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo gỗ tạc
tượng) hoặc mang tính tinh thần (như việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh
quan thiên nhiên: vịnh Hạ Long, núi Ngũ Hành Sơn, hòn Vọng Phu....).
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở
thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng thứ tư
của văn hóa. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của
nó; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng
với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa các
nền văn hóa.

4


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Câu 3: các loại hình cơ bản của văn hóa thê giới. sự khác biệt các loại hình văn hóa
qua một số đặc trưng van hóa
-

Trên thế giới có 2 loại hình văn hóa cơ bản đó là văn hóa gốc du mục và gốc
nông nghiệp
Phân biệt:
1. Một cái nhìn phác qua cũng cho thấy giữa những nền văn hóa ở
phương Tây và phương Đông có sự khác biệt mang tính loại hình hết
sức rõ rệt. Nguồn gốc sâu xa của những khác biệt văn hóa này là do
những khác biệt về môi trường sống quy định . Môi trường sống của
các cộng đồng cư dân ở phương Đông đều là những vùng đồng bằng
nằm trong lưu vực các con sông lớn với khí hậu nóng ẩm; còn phương
Tây lại là xứ sở của những thảo nguyên mênh mông với khí hậu lạnh
khô.
Hai loại địa hình đồng bằng và đồng cỏ dẫn đến chỗ cư dân của hai khu

vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau : trồng trọt và chăn nuôi.
Kinh tế trồng trọt bắt buộc phải sống định cư, còn lối sống chăn nuôi
lại là lối sống du cư lang thang nay đây mai đó đi tìm cỏ cho gia súc.
Môi trường sống quy định kinh tế, và, đến lượt mình, kinh tế quy định
văn hóa. Kết quả là hình thành một cách rất rõ ràng hai loại văn
hoá : Văn hóa nông nghiệp thì lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu
dài, không xáo trộn - chúng mang tính chất trọng tĩnh; văn hóa du mục
thì lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn
gàng nhanh chóng, thuận tiện - chúng mang tính chất trọng động. Các
nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc giai đoạn văn minh nào (nông
nghiệp, công nghiệp, hay thậm chí hậu công nghiệp) cũng đều không
thoát ra ngoài hai loại hình ấy. Căn cứ theo nguồn gốc, có thể gọi
chúng là các nền VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP và các nền VĂN
HÓA GỐC DU MỤC. Điển hình cho loại gốc du mục (trọng động) là
các nền văn hóa phương Tây; còn điển hình cho loại gốc nông nghiệp
(trọng tĩnh) là các nền văn hóa phương Đông.
Chính vì động cho nên các nền văn hóa phương Tây đã chuyển biến rất
nhanh. Trong khi phần lớn các nền văn hóa phương Đông đến nay về
cơ bản vẫn mang tính nông nghiệp thì các nền văn hóa phương Tây đã
chuyển sang công nghiệp từ lâu. Con đường chuyển biến từ du mục đến
công nghiệp đã đi qua giai đoạn thương nghiệp : Ban dầu là du mục,
5


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
nhưng trong khi lang thang từ nơi này sang nơi khác, người ta nhận ra
sự khác biệt về giá cả, vì vậy họ đã chuyển sang mô hình kết hợp du
mục + buôn bán. Rồi dần dà nhận ra rằng buôn bán có lợi hơn chăn
nuôi nên họ đã từ bỏ chăn nuôi mà chuyển hẳn sang thương nghiệp .
Nhưng thương nghiệp thì phải có kho bãi, phải có nơi gặp gỡ để trao

đổi hàng hóa. Và thế là cuộc sống định cư hình thành; các kho bãi, chợ
búa phát triển thành đô thị. Để phục vụ nhu cầu của đô thị và có hàng
hóa mang trao đổi lấy hàng nông nghiệp về nuôi sống đô thị, một xã
hội công nghiệp đã hình thành.
Mỗi loại hình văn hóa gốc du mục và gốc nông nghiệp là một chùm
những đặc trưng khu biệt rất đặc thù cho từng thành tố (tiểu hệ); những
đặc trưng này liên quan chặt chẽ với nhau, cho phép từ cái nọ suy ra cái
kia và suy ra tất cả các đặc trưng khác của mỗi nền văn hóa.
2. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên hình thành hai thái độ
đối lập : Dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên - đã ở
cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình thì phải có ý thức tôn
trọng, không dám ganh đua với thiên nhiên, chỉ mong được sống hòa
hợp với thiên nhiên. Còn dân du mục thì nếu thấy ở nơi này không
thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lí coi
thường thiên nhiên và mang trong mình tham vọng chinh phục và chế
ngự thiên nhiên.
Mỗi thái độ đều có mặt hay và mặt dở riêng của nó. Tôn trọng thiên
nhiên có cái hay là gìn giữ được môi trường sống tự nhiên nhưng có cái
dở là khiến con người trở nên rụt rè, e ngại. Coi thường thiên nhiên có
cái hay là khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên,
khuyến khích khoa học phát triển, nhưng có cái dở là huỷ hoại môi
trường. F. Engels trong cuốn Phép biện chứng của tự nhiên đã nhận ra
rằng : "Con người là một phần của thiên nhiên hơn là một gì cách biệt
với thiên nhiên", và kêu gọi : "Vấn đề của con người không phải là
chiến thắng thiên nhiên mà là sống trong một sự hòa hợp có ý thức và
tế nhị với thiên nhiên ! "
3. Về mặt nhặn thức, hai loại hình văn hóa này tạo nên hai kiểu tư duy
trái ngược nhau : Nghề nông, và nhất là nghề nông nghiệp lúa nước,
sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều - không phải chỉ phụ thuộc
vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào mà là cùng một lúc phụ thuộc vào

6


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
tất cả : trời, đất, nắng, mưa:
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
Đó chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện
chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của
các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng
hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các
mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh
nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này :Trời đang nắng, cỏ
gà trắng thì mưa; Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa: Ráng mỡ gà ai có
nhà thì phải chống: Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì
đau mùa lúa; Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ
lúa đi...
Ngược lại, đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà
tập trung vào đàn gia súc, con vật. Xuất phát từ cái chỉnh thể, tư duy
của con người tất yếu đi theo lối phân tích để tách ra các yếu tố cấu
thành; từ con vật hoàn chỉnh mổ xẻ chia ra các bộ phận. Và đối tượng
quan tâm ở đây tập trung vào chính các bộ phận riêng lẻ ấy (vì mối liên
hệ giữa chúng trong chỉnh thể đã là đương nhiên), cho nên phân tích
kéo theo siêu hình - chú ý tới các yếu tố, trừu tượng hóa chúng khỏi các
mối liến hệ.
Tư duy phân tích và siêu hình là cơ sở cho sự hình thành và phát triển
của KHOA HỌC theo con đường thực nghiệm, khách quan, lí tính.
Tính chặt chẽ và sức thuyết phục của khoa học từ dó mà ra. Ngược lại,

ở lối tư duy tổng hợp và biện chứng, sự chú ý bị phân tán, không có
điều kiện cho việc hình thành những ngành khoa học chuyên sâu,
nhưng bù vào đó, nó lại là cơ sở cho việc hình thành một nền ĐẠO
HỌC - đó là hệ thống những tri thức thu được bằng con đường kinh
nghiệm, chủ quan, cảm tính với cách diễn đạt bao giờ cũng ngắn gọn,
súc tích – tính thâm thúy của đạo học từ đó mà ra.
4. Về cách tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo
nguyên tắc trọng tình : hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo
7


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu : Một bồ
cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn
đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Từ chỗ coi trọng ngôi nhà, người nông nghiệp định cư đi đến coi trọng
cái bếp, và từ chỗ coi trọng cái bếp đi đến coi trọng người phụ nữ là
một con đường hoàn toàn nhất quán và rõ nét. Tục ngữ Việt Nam chứa
đựng không ít những câu thể hiện nguyên lí này: Nhất vợ nhì trời; Lệnh
ông không bằng cồng bà; Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu
lòng... Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong Tiếng Việt, từ
cái vốn có nghĩa là "mẹ" (con dại cái mang) được chuyển nghĩa thành
"lớn, quan trọng, chủ yếu" (sông cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón
tay cái, máy cái,...) . Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu
biểu - khu vực Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là
"xứ sở mẫu hệ" (Le Pays du Martriarcat). Cho đến tận bây giờ, ở các
dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn
toàn không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như nhiều dân tộc
Tây Nguyên (Êđê, Giarai,...), vai trò của người phụ nữ vẫn rất lớn : phụ
nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt theo

họ mẹ... Thời kỳ sau này, đặc biệt là từ khi nhà Lê lấy Nho giáo làm
quốc giáo, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn
hóa Trung Hoa; nó đã du nhập nhiều tư tưởng gốc du mục, trong đó có
tư tưởng "Nam tôn nữ ti". Nhiều người chỉ biết tới những quan niệm
"nhập cảng" như thế rồi tưởng rằng tình trạng đó vốn có ở Việt Nam từ
ngàn xưa là hết sức sai lầm.
5. Về cách thức tổ chức cộng đồng, ta thấy lối tư duy tổng hợp và
biện chứng, luôn phải đắn do cân nhắc của người làm nông nghiệp đã
dẫn đến lối sống linh hoạt. luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn
cảnh cụ thể (dẫn đến triết lí sống của người Việt Nam là : Ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa - Đi với ma mặc áo giấy).
Ngược lại, tư duy phân tích và siêu hình của văn hóa gốc du mục dần
đến cách thức tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc : cuộc sống du cư của
tổ tiên khi xưa đòi hỏi con người luôn phải tuân thủ kĩ luật chặt chẽ,
sớm dẫn đến sự hình thành một nếp sống theo pháp luật, với tính tổ
chức cao. Cách thức tổ chức theo nguyên tắc liên quan đến lối sống
trọng lí - đề cao lí trí theo lối nói cực đoan Tây phương là duy lí . Để
duy trì được nguyên tắc, kỉ luật, văn hóa gốc du mục có thiên hướng
8


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
coi trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam giới. Thiên hướng đó tạo ra
cách cư xử mà quyền lực tuyệt đối nằm trong tay người cai trị (quân
chủ).
Mỗi lối sống có cái ưu và nhược điểm riêng của nó. Không phải cứ linh
hoạt, trọng tình, dân chủ là tốt; ngược lại, nguyên tắc, trọng võ, quân
chủ là xấu. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn
cứng nhắc; mặt trái của quân chủ là áp đặt thiếu bình đẳng thì mặt trái
của linh hoạt là tùy tiện. Biểu hiện tiêu biểu của tùy tiện là tật co giãn

trong khái niệm giờ giấc (giờ cao su!), sự tùy tiện trong việc thực hiện
pháp luật... Nguyên tắc sống trọng tình làm cho sự tùy tiện như một
nhược điểm phát sinh bởi lối sống linh hoạt càng trở nên trầm trọng
hơn: Đưa nhau đến trước cửa quan. Bên ngoài là lí, bên trong là tình...
Nó dẫn đến tệ "đi cửa sau" trong giải quyết công việc (một khi tình cảm
đã thông thì mọi việc đều có thể "linh động" xong hết): Nhất quen, nhì
thân, tam thần, tứ thế... Trọng tình và linh hoạt còn làm cho người
nông nghiệp có tính tổ chức kém hơn hẳn so với cư dân gốc du mục.
6. Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong
cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp
trong tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó. Đối phó với các
cuộc chiến tranh xâm lược, người nông nghiệp Việt Nam luôn hết sức
mềm dẻo; ở Việt Nam không những không bao giờ xảy ra chiến tranh
tôn giáo mà ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo) đều được tiếp nhận và có chỗ đứng ở
Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì tính dung hợp là sản phẩm của lối tư duy
tổng hợp, còn tính mềm dẻo là sản phẩm của lối sống linh hoạt và lối tư
duy biện chứng; cả hai đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của lối sống thiên
về tình cảm như đã nói ở trên. Trong khi đó, tinh thần trọng võ, lối
sống theo nguyên tắc của văn hóa gốc du mục dẫn đến lối ứng xử độc
tôn, chiếm đoạt trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó
(ưa đối phó bằng vũ lực và khi giải quyết luôn có tham vọng buộc đối
phương khuất phục hoàn toàn).
Các đặc trưng vừa phân tích của hai loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
(trọng tĩnh) và gốc du mục (trọng động) được trình bày trong bảng 3
sau đây:

9



Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
VH GỐC NÔNG
NGHIỆP

VH GỐC DU
MỤC

Địa hình

Đồng
thấp)

Đồng cỏ (khô,
cao)

Nghề chính

Trồng trọt

Chăn nuôi

Cách sống

Định cư

Du cư

Ứng xử với môi trường
tự nhiên


Tôn trọng, mong
sống hòa hợp với
thiên nhiên

Coi
thường,
tham vọng chế
ngự thiên nhiên

Lối nhận thức tư duy

Thiên
về tổng
hợp và biện
chứng (trọng quan
hệ); Chủ quan, cảm
tính và kinh nghiệm

Thiên về phân
tích và siêu
hình (trọng yếu
tố); Khách quan,
lý tính và thực
nghiệm

Nguyên tắc
tổ
chức
cộng đồng


Trọng tình, trọng
đức, trọng văn,
trọng phụ nữ

Trọng
sức
mạnh,trọng tài,
trọng võ, trọng
nam

Cách thức
tổ
chức
cộng đồng

Linh hoạt và dân
chủ

Nguyên tắc và
quân chủ

Dung

Chiếm đoạt và

TIÊU CHÍ

Đặc
trưng
gốc


Tổ chức
cộng
đồng

Ứng xử với môi trường

bằng

hợp

(ẩm

trong

10


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6

xã hội

tiếp nhận; mềm
dẻo, hiếu hòa trong
đối phó

độc tôn trong
trong tiếp nhận;
cứng rắn, hiếu
thắng trong đối

phó

Bảng 3 : So sánh các đặc trưng của hai loại hình văn hóa
Đây là hai loại hình văn hóa cơ bản có tính cách bao trùm. Mọi nền văn
hóa trên thế giới đều không thoát ra ngoài hai loại hình văn hóa này. Tự
thân các thuật ngữ "gốc nông nghiệp" và "gốc du mục" đã nói lên rằng
không có nền văn hóa nào là nông nghiệp hoàn toàn hoặc du mục hoàn
toàn. Căn cứ vào những đặc trưng đã nêu, ta luôn có thể nhận diện và
xác định mức độ nông nghiệp (trọng tĩnh) hay du mục (trọng động) của
từng nền văn hóa.
Chẳng hạn, theo các đặc trưng này thì ta còn có thể thấy rằng trong
phương Đông trọng tĩnh thì văn hóa Trung Hoa ở phía Bắc lại thiên về
tính động, còn văn hóa Việt Nam thiên về tính tĩnh. Như vậy, Trung
Hoa là động ở trong tĩnh, còn Việt Nam là tĩnh ở trong tĩnh (rất tĩnh =
nông nghiệp điển hình). Ngay trong nội bộ Trung Hoa cũng không khó
khăn gì có thể phân biệt khu vực phía Bắc thiên về tính động (kinh tế
thì thiên về chăn nuôi, xã hội thì phát triển thương nghiệp và đô thị....);
còn khu vực phía Nam thiên về nông nghiệp tính tĩnh.
Văn hóa nông nghiệp và du mục còn có thể được nói đến trong mối
quan hệ với "Văn hoá đô thị", "Văn hoá công nghiệp", "Văn hoá hậu
công nghiệp"... Đây là sự phân loại trong nội bộ mỗi nền văn hóa hoặc
mỗi loại hình văn hóa. Thực chất, đây chính là sự phân loại các nền
văn minh chủ yếu là theo phương diện đồng đại. Học thuyết các hình
thái kinh tế – xã hội của C. Mác phân chia xã hội loài người thành các
giai đoạn công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản,...
hoàn toàn có thể vận dụng làm cơ sở cho việc phân loại các nền văn
minh theo phương diện lịch đại (xét theo các giai đoạn phát triển của
chúng).

11



Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Câu 4: những loại hình cơ bản của văn hóa nông nghiệp thông qua đặc điểm của
văn hóa Việt Nam
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam thuộc
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc trưng của
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc
trưng văn hóa Việt Nam.
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự
nhiên, do nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên,
đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho rằng” An cư
lạc nghiệp” . Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức
tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra
là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”… Các tín ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ
biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât nước.
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào
nhiều yếu tố thiên nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất,
trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận thức,
hình thành nên lối tư duy tổng hợp- biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan
cảm tính: sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen… Người làm nông
quan tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng.
Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan
hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa
cau thì đau mùa lúa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì
râm…
Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên tạo ra những
mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống Trọng tình..
Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội. Lỗi sống trọng
tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trong ngôi

nhà của người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ nữ. Người
Việt coi: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng
được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại
mẫu; Con dại cái mang… Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa:
Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt
lý cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình…
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông
nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi
để thích hợp với từng hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo
cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu
12


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải
quyết công việc( Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế).
Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân
chủ với nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng
cộng đồng, coi trọng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể,
luôn có tập thể sau lưng.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp vfa phong cách linh hoạt
còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có
chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc
chiến tranh xâm lược người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa.
Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
trồng trọt đều được thể hiện rõ nét trong cách tố chức đời sống, phương thức tư
duy, lối ứng xử của người Việt truyền thống.
Câu 5: tính thích ứng của con người Vn với môi trường tự nhiên và xã hội
1. Môi trường tự nhiên:


Khái niệm : Môi trường là tổng thể những nhân tố tự nhiên xung quanh
chúng ta gồm bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng,…
Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên cách ứng xử với môi
trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ 3 của hệ thống văn hóa.
Trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra 2 khả năng, những
gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng còn những gì có
hại thì ra sức ứng phó. Việc ăn uống là lĩnh vực tận dụng môi trường tự
nhiên còn mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực ứng phó. Mặc và ở là để ứng phó
với thời tiết, khí hậu, đi lại là ứng phó với khoảng cách.
Ranh giới tận dụng và ứng phó không phải lúc nào cũng rạch ròi để ứng phó
với thời tiết, khí hậu con người đã tận dụng các chất liệu để đặt ngôi nhà sao
cho có lợi nhất. Để ứng phó với khoảng cách , con người đã tận dụng tối đa
địa hình và địa vật chọn cho mình phương tiện thuận lợi nhất.
a) Ăn


Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn.
13


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
* Hiển nhiên để duy trì sự sống ăn luôn là việc quan trọng số 1 tuy nhiên quan
niệm của con người về chuyện này thì ko phải ai cũng giống ai, có những dân tộc
coi ăn là chuyện tầm thường ko đáng nói nhưng người Việt Nam nông nghiệp luôn
quan niệm : "Có thực mới vực được đạo". Nó còn quan trọng đến mức Trời cũng
ko dám xâm phạm " Trời đánh tránh miếng ăn" . Mọi hành động của người Việt
đều lấy ăn làm hàng đầu như: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn tiêu, ăn
cắp, ăn trộm...
Ăn uống là văn hóa chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên cho
nên ko có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục như phương tây ,

bắc trung hoa thiên về ăn thịt, còn bữa ăn của người Việt luôn mang đậm dấu ấn
truyền thống nông nghiệp lúa nước.
+. Tục ngữ có câu: " Người sống về gạo
Cá bạo về nước
Cơm tẻ mẹ ruột "
Hay:

"Đói thì thèm thịt thèm xôi
Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường "

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi " bữa ăn là bữa cơm" coi cây lúa là
tiêu chuẩn của cái đẹp (em xinh là xinh như cây lúa).
+ Trong bữa ăn của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến " Rau Quả " nằm ở 1
trong những trung tâm trồng trọng, Việt Nam có 1 danh mục rau quả mùa nào thức
ấy, phong phú vô cùng . Đối với người Việt Nam thì " đói ăn rau, đau uống thuốc "
là chuyện tất nhiên.
" Ăn cơm không rau như người già chết ko kèn trống "
Hay " Ăn cơm không rau như đánh nhau ko có người đỡ ".
Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn không thể ko nhắc đến 2 món đặc thù là rau
muống và dưa cà.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
14


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Các loại gia vị đa dạng như: hành , gừng, tỏi , ớt, tiêu, húng, mùi, răm, thì là...
cũng ko thể thiếu đc trong bữa ăn của người Việt
+ Đứng thứ 3 trong cơ cấu ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt
là các loại thủy sản, sản phẩm của vùng sông nước. Sau " Cơm rau" thì " Cơm cá"

đó là món ăn thông dụng nhất " Có cá đổ vạ cho cơm , con cá đánh ngã bát cơm là
thế". Từ các loại thủy sản người việt có thể chế ra nhiều loại nước chầm đc biệt
như các loại nước mắm, thiếu nước mắm chưa thể thành bữa cơm, cơm nước mắm
ko phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà nguyễn từng lấy
nc mắm để tiến vua. Từ tiếng việt danh từ " Nước mắm " đã đi vào ngôn ngữ loài
người và có mặt trong từ điển bách khoa đông tây.
+ Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt là thịt, phổ biến như thịt gà,
lợn, trâu, bò... Đặc sản bình dân như thịt chó và các sơn hào hải vị khác.
* Đồ uống hút
Truyền thống của người Việt có trầu, cau , thuốc lào, nước vối. rượu gạo, chúng
đều là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt đông nam á.
+ Ăn Trầu Cau
+ Rượu
+ Cây chè và tục uống chè


Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt .

Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt trước hết là cách chế biến
đồ ăn, hầu hết các món ăn người Việt đều là sản phẩm pha chế tổng hợp, nói về
cách chế biến tổng hợp tục ngữ VN có 1 hình ảnh so sánh thật dí dỏm: " Nấu canh
xuông ở chuồng mà nấu ". Cách pha chế tổng hợp ko chỉ cầu kì ở mùi vị món ăn
mà còn cầu kì ở các cách chế biền món ăn như: xào, nấu, luộc, sốt vang, rán, tạo
nên nét đặc trưng riêng ko chỉ ngon mà còn đẹp.


Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người
Việt.

Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng như ăn chung, hay còn gọi cách khác là

bữa ăn gia đình tạo nên nét ấm cúng trong bữa ăn của người Viêt và thú uống rượu
15


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
cần của người vùng cao là biểu hiện triết lý thâm thúy về tính cộng đồng sống chết
có nhau.
Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn uống " Ăn trong
nồi ngồi trong hướng". Vì nét truyền thống của người Việt trong bữa ăn là mực
thước, tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình trong âm dương
nó đòi hỏi " ăn chậm nhai kĩ "
Khi ăn cơm khách 1 mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng
chủ nhà, mặt khác phải chừa ra 1 ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết
đói, không tham ăn. Tục ngữ có câu : Ăn hết bị đòn. ăn còn mất vợ "
Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện qua nồi cơm và chén
nước mắm.


Tính biện chứng , linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.

* Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn
* Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn : truyền thống sử dụng dụng cụ là
đôi đũa, đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt xuất phát
từ những thứ ăn những thứ ko thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được ( cơm, cá,
nước mắm..)
* Biểu hiện ko kém quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ
người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chúng Âm- Dương bao gồm 3
mặt liên quan mật thiết với nhau là: âm dương của thức ăn, sự quân bình âm dương
trong cơ thể và sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
+ Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương người Việt phân biệt thức ăn

theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: hàn ( lạnh ), nhiệt ( nóng ), ôn ( ẩm ),
lương ( mát ), bình ( trung tính ).
+ Để tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể ngoài việc ăn các món chế biến
có tính đến sự quân bình âm dương người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như
những vị thuốc để điểu chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh
tật đều do mất quân bình âm dương vì vậy mọi người bị ốm do quá ân cần ăn đồ
dương và ngược lại ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng
đã mất.

16


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
+ Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường thì người Việt
có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu , theo mùa. Ăn theo mùa tức là tận dụng tối
đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên tạo nên sự
cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo mùa hay mùa
nào thức ấy " Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim cu mùa
hè..."
+ Tình biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời
tiết , phải đúng mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận
có giá trị ( chuối sau, cau trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm..). Thời
điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương chuyển hóa, đang
ở dạng âm dương cân bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu chất dinh dưỡng ( trứng
lộn, nhộng, lợn sữa, ong non..)
b) Mặc
* Người việt chon trang phục do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố
+ Khí hậu
+ Nghề nghiệp
* Đặc điểm trang phục của người Việt:

- Ăn chắc mặc bền
- Ăn no mặc ấm
- Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân
- Chân tốt vì hài , tai tốt vì hoa
* Trang phục vủa người Việt:
Nam giới: Khố , áo bà ba , áo the , quần , khăn đóng,…
Nữ giới: yếm , áo cánh , áo dài, váy , quần , khăn , nón ,…
Ở và đi lại
• Ứng phó với khoảng cách giao thông.
+) Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định
cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển.Đặc biệt nhiều cụ già ở nông thôn
thậm chí còn ít khi đi xa.Vì vậy ,dễ dàng hiểu được giao thông trước đây chủ yếu
bằng đường bộ,thuộc loại lĩnh vực kém phát triển.
Từ thế kỉ XX còn phát triển các phương tiện đi lại bằng gia súc: trâu, ngựa, voi.
Nhưng phổ biến vẫn là đôi chân.
+) Hoạt động chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là di chuyển gần từ nhà ra
đồng,từ nhà lên nương.Ruộng nước và nương rẫy là nơi không thể đưa các phương
tiện xe nên họ dùng sức là chủ yếu là dùng sức.Chính vì vậy trên thế giới này
không một ngôn ngữ có số lượng chỉ hoạt động vận chuyển bằng sức người đa
dạng và phong phú như tiếng việt.
• Ứng phó với thời tiết, khí hậu : nhà cửa, kiến trúc
c)

17


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Đối với nông nghiệp thì ngôi nhà chính là tổ ấm để đối phó với thời tiết nóng lạnh,
nắng mưa, gió bão- 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho họ 1
cuộc sống định cư ổn định: " Có an cư thì mới có lạc nghiệp " hay " thứ nhất

dương cơ, thứ nhì âm phần ". Do ngôi nhà chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong
cuộc sống nên Nhà ( chố ở ) được đồng nhất với gia đình.
Ngôi nhà ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
+. Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường
sông nước.
Những người sống bằng nghề sông nước ( chài lưới, chở đò..) thường lấy thuyền,
bè là nhà ở gọi là nhà thuyền, nhà bè, nhiều gia đình gọi là xóm chài và làng chài.
Tuy vậy nhưng họ vẫn có nhà trên sàn trên mặt nước để ứng phó với việc ngập lụt
và khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao thêm vào đó là hình mái cong. Mái cong ngoài
ý nghĩa là con thuyền thì ko có tác dụng thực tế gì, tạo dáng vẻ thanh thoát đặc biệt
và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hòa
mình vào thiên nhiên.
+. Để đối phó với môi trường tự nhiên tiêu chuẩn ngôi nhà ở Việt Nam về mặt cấu
trúc là nhà cao cửa rộng.
Kiên trúc mở tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, cái cao của ngôi
nhà VN bao gồm 2 yêu cầu : sàn và nền cao so với mặt đất và mái cao so với sàn/
nền. Nhà cao mà cửa ko cao mà phải rộng, của ko cao để tránh ảnh nắng chiếu xiên
vào còn cửa rộng để đón gió mát và tránh nóng.
+. Biện pháp quan trong ko kém là chọn hướng nhà, chọn đất, tận dụng tối đa thế
mạnh của môi trường tự nhiên.
Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam " Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam ". Nhưng
tùy thuộc vào địa hình địa vật xung quanh vào sự có mặt của núi rừng, của sông,
của con đường... " Phong" và " Thủy" là 2 yếu tô quan trọng nhất, thuật phong thủy
được xây dựng trên âm dương ngũ hành do vậy mà nhà phong thủy cần nắm vững
hướng gió và hướng nước để âm dương được điều hòa là tốt nhất. Tuy nhiên trong
việc " chọn nơi mà ở " thì người Việt còn có tính cộng đồng mà ko thể quên làng "
Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền "
+. Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà VN truyền thống là rất động và
linh hoạt.
Chất động linh hoạt đó trước hết được thể hiện ở lối kết cấu khung, cốt lõi của ngôi

nhà là bộ phận khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong ko
gian 3 chiều: theo chiều đứng, theo chiều ngang và theo chiều dọc. Tất cả các chi
tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng, mộng là cách ghép theo
nguyên lý âm dương phần lồi ra của 1 bộ phận này với chỗ lõm vào có hình dáng
và kích thước tương ứng của 1 bộ phận khác.
+. Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền
thống văn hóa dân tộc.
18


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sán với vách riêng
và mái cong hình thuyền. Rồi tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà ko chia
thành nhiều phòng nhỏ biệt lập như phương tây.
Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên việc ưu
tiên cho bộ bàn ghế tiếp khách là ko ngoại lệ. Hình thức kiến trúc ngôi nhà còn
tuân thủ nguyên tắc coi trọng số lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp : Ngọ
môn 5 cửa 9 lầu, cột cờ 3 cấp, số gian của ngôi nhà bao giờ cũng là số lẻ.
Cách liên kết theo lối ghép mộng âm dương giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt
chẽ lại vừa cơ động và linh hoạt. Nhìn chung chỉ trong 1 việc ở, ta cũng thấy
nguyên lý âm dương và ý muốn hướng tới 1 cuộc sống hài hòa chi phối con người
Việt Nam 1 cách trọn vẹn.
2.




Môi trường xã hội :
Môi trường xã hội là những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực
hoạt động, những yếu tố hợp thành một tổ chức, những thể chế (pháp luật,

kinh tế, xã hội, nghề nghiệp,…) xung quanh con người
Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền:
Gia đình và dòng họ
Làng

Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích
hợp nhiều nguồn gốc tạo ra văn hóa Việt Nam. Đó là quá trình:◊Văn hóa ứng xử
với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn
gốc bộc lộ tính chủ động và khả năng chi phối, tác dộng trở lại của văn hóa bản địa
trong quá trình tiếp nhận. Dung hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai
Sự dung hợp của các hiện tượng văn hóa ngoại lai với nhau
tổng hợp các tôn giáo – xuất hiện đạo Cao Đài◊+ Sự tồn tại của Tam giáo (Phật
giáo, Lão giáo, Nho giáo) cao hơn là sự tích hợp văn hóa Đông – Tây với học
thuyết Mác. Sự dung hợp VH Đông – Tây
Chính sự dung hòa, hiếu hòa, linh hoạt đã làm các yếu tố VH ngoại lai sau khi
được tiếp nhận không hề xung đột.
Ứng xử là một biểu hiện của sự giao tiếp, giữa con người với con người,
giữa cá nhân với cộng đồng xã hội. Đồng thời nó cũng là sự phản ứng của người
này trước sự tác động của người khác trong một tình huống nhất định, một hoàn
cảnh nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con
người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

19


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được
hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân đó
trong một môi trường gia đình và xã hội nhất định. Hành vi ứng xử văn hóa được
coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân Nó được biểu hiện

trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn
bè và thậm chí ngay cả với chính bản thân mình. Chúng ta bàn nhiều về đạo đức,
nhân cách của một con người, nhưng ít ai bàn đến phép lịch sự, cách đối nhân, xử
thế trong các mối quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, và ngoài xã
hội. Con người chúng ta sống giữa các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các
mối quan hệ này có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách và xu
hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có cách xử thế
đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình giao tiếp với các đối tác khác
nhau. Cách xử thế của mỗi cá nhân trong sự giao tiếp xã hội, được gắn với nền văn
minh của từng thời đại và đặc điểm văn hoá của từng dân tộc, khu vực dân cư. Các
biểu hiện của cách ứng xử mang tính dân tộc, tính giai cấp, giới tính, tuổi tác... Nó
chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính của
mỗi con người. Phép lịch sự trong việc ứng xử chính là một sự tổng hợp các nghi
thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử
một cách máy móc mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ, gắn
với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Ví dụ: Khi
gặp gỡ người quen, ta chào, chứng tỏ ta đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là
bắt tay, mỉm cười…Lời chào hỏi, liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh
hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, vùng miền. Mục đích và ý nghĩa của
lời chào hỏi chính là ta tự đặt mình trong mối quan hệ của cách xử thế đã được quy
định và được xã hội chấp nhận. Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người
mới gặp, thì lời giới thiệu của người thứ ba là rất cần thiết. Phép lịch sự dạy chúng
ta tôn trọng người khác đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị. Tôn trọng người
tiếp xúc với mình chính là ta đang tôn trọng chính bản thân mình. Trong thời buổi
cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống ngoài xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa
dạng, những lời khuyên về những hành động ứng xử có văn hóa quả thật là khó đối
với một số bạn trẻ hiện nay, nói thế nhưng không có nghĩa là thế hệ trẻ hiện nay
không quan tâm tới việc ứng xử có văn hóa, mà do áp lực của học tập, công việc
nên đôi khi họ chưa chú trọng tới việc ứng xử với nhau có tế nhị và có văn hóa. Để
có thể tiếp xúc trò chuyện với người khác một cách thoải mái thì bản thân chúng ta

phải biết thích ứng với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Sự cân bằng tình
20


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
cảm đó sẽ đem lại cho ta một cảm giác thoải mái, tin tưởng trong sự giao tiếp.
Khéo ứng xử, và ứng xử có tế nhị là không nên làm phiền người khác, không đi
sâu vào đời tư của họ, biết giữ một khoảng cách tình cảm giữa mình với người tiếp
xúc, đặc biệt khi mới gặp, không nên kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi,
không mời đến nhà những người ít quen biết.
Nếu có cách đối nhân xử thế đúng đắn, có phép lịch sự trong giao tiếp thì
người ta sẽ có nhận thức đúng đắn về đạo đức tư cách lối sống của mình. Điều này
giúp chúng ta ngày càng trưởng thành lên và có kinh nghiệm sống ngày càng
phong phú. Cách đối nhân xử thế là thể hiện vốn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu
biết của mỗi người về các mối quan hệ xã hội người với người.

Câu 6: các thành tố cơ bản của văn hóa qua phân tích một số thành tố cơ bản
của văn hóa Vn
Văn hóa có 4 thành tố cơ bản:
1.
2.
3.
4.

Văn hóa nhận thức
Văn hóa tổ chức cộng đồng
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Một số thành tố cơ bản của văn hóaViệt Nam:

a.

Về mặt tư duy, nhận thức:

+ Tư duy tổng hợp và biện chứng : bao quát mọi yếu tố, biết đại khái. Chú trọng
mối liên hệ giữa các yếu tố.
+ Chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; chuồn
chuồn bay thấp thì mưa; được mùa lúa thì úa mùa cau…
b.

Về mặt tổ chức cộng đồng:

Nguyên tắc
• Trọng tình: cư xử tình nghĩa – một bồ cái lí không bằng một tí cái tình.

21


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
• Trọng đức: quí trọng đạo đức - ở có đức không có sức mà ăn • Trọng văn:
trọng người có văn hóa – sĩ, nông…
• Trọng phụ nữ: vợ quản lí kinh tế, tài chánh gđ; theo mẫu hệ (sông cái, đường
cái, ngón tay cái); GD con cái (con dại cái mang). Tư tưởng coi thường phụ nữ
là từ Trung Hoa truyền vào – Ba đồng một mớ đàn ông…

Câu 7: con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa
Nói con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa là do : Khi con
người sáng tạo ra văn hóa thì con người đóng vai trò là chủ thể , là khách thể khi
con người là đại biểu mang giá trị sáng tạo ra.
Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người

xuất hiện từ lúc nào thì văn hóa xuất hiện từ lúc ấy.
- Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Trong suốt lịch sử hình thành
và phát triển, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hóa .
Ví dụ cho những giá trị văn hoá có thể kể đến ngôn ngữ, nghệ thuật, phong
tục tập quán và lối sống từ xưa đến nay (Chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, nghệ thuật
tuồng, chèo, tục ăn trầu , hay phong tục thờ cúng tổ tiên là những nét đẹp do con
người sáng tạo ra để bày tỏ long biết ơn, tầm long hiếu thảo với ông bà , tổ tiên, tới
những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng)
- Con người là khách thể của văn hóa khi con người là một vật mang văn
hóa tiêu biểu. Các giá trị văn hóa vật chất có thể mất đi nhưng nếu con người – vật
mang văn hóa còn thì nên văn hóa vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Ví như trong
suốt thời kì Bắc thuộc, thực dân phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa văn hóa, xóa

22


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
bỏ văn hóa nước ta , nhưng với lòng yêu nước, người Việt Nam vẫn bảo tồn văn
hóa Việt Nam trường tồn cùng năm tháng.
Ví dụ xét trên phương diện lối sống : Môi trường tự nhiên đã tác động đến
văn hóa ăn mặc của con người. Ở miền Bắc, khí hậu có 4 mùa rõ rệt , con người ăn
vận theo thời tiết từng mùa, mùa đông mặc áo ấm, mùa hẹ mặc áo mát. Trong miền
Nam, phần lớn quanh năm nằng nóng, con người chọn cho mình chất liệu vải mát,
mặc áo cộc tay. Hay những người sống trên rẻo cao thường ăn mặc quần áo có màu
sặc sặc sỡ giống như đặc trưng của núi rừng ….
Xét trên phương diện con người , “sản phầm” văn hóa tiêu biểu nhất là các danh
nhân. Họ luôn xuất hiện ở mọi dân tộc , mọi thời đại. Họ là những đại diện kiệt
xuất cho nên văn hóa của dân tộc mình , trong thời đại của mình , góp phần quan
trọng vào sự phát triển , nâng tầm nền văn hóa của dân tộc mình . Có thể kể đến
trong lịch sử Việt Nam có : Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi……

Một ví dụ khác cho những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra ấy đó
chính là con người – con người có văn hóa . Nói cách khác, đây là ví dụ rõ ràng
nhất cho việc con người sáng tạo ra giá trị văn hoá, vừa là sản phẩm của giá trị văn
hoá đó – tức là vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hoá.

Câu 8: những đặc trưng nổi bật trong văn hóa ẩm thực của người Việt

Câu 9: những đặc trưng của lễ hội/ lễ tết trong văn hóa của người Việt

Câu 10; đặc điểm nổi bật trong văn hóa ăn mặc của người Việt
1. Qun niệm về mặc của người việt:
23


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
quan trọng đối với con người sau ăn là mặc, nó giúp cho con người ứng phó đc với
môi trường tự nhiên cái nóng rét mưa gió. nhân dân ta nói một cáchđơn giản: đc
bụng no, còn lo ấm cật. vì vậy, cũng như chuyện ăn, quan niệm về mặc của người
việt nam trước hết là một quan niệm thiết thực, ăn lấy chắc, mặc lấy bền. nhưng
mặc ko chỉ để ứng phó với môi trường mà còn có ý ngĩa xã hội rất quan trọng:
quen sợ dạ, lạ sợ áo. mặc trở thành cái ko thể thiếu đc trong mục đích trang điểm,
làm đẹp con người: người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài, tai tốt về
hoa. ăn mặc giúp con người khắc phục những nhược điểm về cơ thể, về tuổi tác.
mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy cái mặc trở thành biểu tượng
của văn hóa dân tộc. mọi âm mưu đồng hóa đều bắt đầu từ việc đồng hóa cách ăn
mặc. từ nhà hán cho đến các triều đại tống, minh, thanh đều kiên trì tìm đủ mọi
biện pháp buộc dân ta ăn mặc theo kiểu phương bắc. song chúng luôn thất bại.các
vua lí cho dạy cung nữ tự dệt vải, ko dùng vải vóc nhà tống. trong lời hiệu triệu
tướng sĩ đánh quân thanh, quang trung viết : đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen
răng...

2. trình bày dấu ấn nông nghiệp trong chất liệu may mặc của người việt
- cái riêng trong cách ăn mặc của người việt trước hết là cái chất nông nghiệp,
mà chất nông nghiệp thì thể hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc để ứng phó hữu
hiệu với môi trường tự nhiên, người phương nam sở trường ở việc tận dụng các
chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những
chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng. trước hết đó là tơ
tằm. cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. trong những di chỉ khảo
cổ thuộc hậu kì đá mới cách đây khoảng 5000 năm , đã thấy có dấu vết của vải, có
dọi xe chỉ bằng đất nung, cấy lúa và trồng dâu, nông vaftang là 2 công việc chủ
yếu luôn gắn liền nhau của người nông dân. từ tơ tằm nhân dân ta đã dệt nên nhiều
loại sản phẩm phong ohus như tơ, lụa, lượt, là gấm vóc, nhiễu, the, đoạn, lĩnh, đũi,
địa nái sồi...mỗi loại lại có hàng mấy chục mẫu khác nhau
ngoài tơ tằm, ngề dệt truyền thống của nước ta còn sử dụng các chất liệu thực vật
đặc thù khác như tơ chuối, tơ đay, gai, sợi bông. vải tơ chuối là một mặt hàng đặc
sản của việt nam mà tk16, kĩ thuật này đã đạt đến trình độ cao và đc người trung
quốc rất thích, sách nam phương dị vật chí viết: " phụ nữ lấy tơ chuối dệt thành 2
loại vải hi và khích, đều là vải giao chỉ. sách quảng chí chép: : thân chuối xé ra như
tơ, đem dệt thành vải, vải ấy dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, sản xuất ở giao
chỉ:. cho đến tận thế kỉ 18, loại vải này vẫn đc ưu chuộng, Cao Hùng Trưng trong
sách An Nam chí nguyên còn ca ngợi: :loại vải này mịn như lượt là, mặc vào mùa
nực thì hợp lắm". vải dệt bằng sợi tơ đay, gai cũng xuất hiện khá sớm. đất đai và
khí hậu nước ta rất thích hợp cho loại cây này phát triển, tổ tiên ta ko những biết
24


Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam – Vi Thị Nga KH16A6
tận dụng khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có này mà còn thuần dưỡng chúng thành
loại cây trồng phổ biến. sách trung quốc thời hán, đường đều nói rằng đay, gai ở an
nam mọc thành rừng, dùng để dệt vải. vải đay, gai bền hơn vải tơ chuối nhiều, đem
cây đay, gai ngâm nước cho thịt thối rữa ra, còn lại tơ đem xe thành sợ dệt vải thì

cũng "mịn như lượt là". sử sách nước ta ghi: "cứ mỗi tháng vào ngày mồng 1,
thường triều đều mặc áo tơ gai
nghề dệt vải bông xuất hiện muộn hơn nhưng ít ra cũng từ các thế kỉ đầu công
nguyên. sách lương thư giải thích: "cát bối là tên cây, hoa nở giống như lông
ngỗng, rút lấy sợi dệt thành vải trắng muốt chẳng khác gì vải đay". kĩ thuật trồng
bông dệt vải từ phương nam du nhập sang trung quốc vào thế kỉ 10 đến tk11 vải
bông trở thành mốt đến nỗi người trung quốc đương thời kêu là "vải bông mặc kín
cả thiên hạ"
trong khi sở trường của phương nam là các loại vải nguồn gốc thực vật thì người
phương bắc có sở trường dùng da và lông thú là sản phẩm của ngề chăn nuôi làm
chất liệu mặc, thêm vào đó da và lông thú lại rất phù hợp với thời tiết phương bắc
lạnh
3.chứng minh rằng trang phục của người việt qua các thời đại có tính linh hoạt
trang phục của người việt qua các thời kì bị chi phối bởi thời tiết ( khí hậu nóng
bức và công việc trồng lúa nước)
trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt trong cách mặc theo chủng loại và
chức nawqng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ đội đầu,
đồ đi chân và đồ trang sức. theo mục đích có trang phục lao động vaftrang phục lễ
hội. theo giới tính thì co sự phân biệt trang phục nam và trang phục nữ. cách thức
trang phục của người việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân tố chính là khí
hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước

- đồ mặc phía dưới tiêu biểu và ổn định hơn cả của phụ nữ qua các thời đại là cái
váy. váy có hai loại, váy mở lafmootj mảnh vải quấn quanh thân, váy kín đc khâu
thành hình ống. từ thời hùng vương phụ nữ đã mặc váy. ở nhiều nơi cách mặc đó
đc bảo lưu một cách kiên trì cho tới tận giữa thế kỉ này, người mường cho đến
ngày nay vẫn mặc váy, váy là đồ mặc điển hình của cả vùng đông nam á và phổ
biến đến mức, ở một số dân tộc, ko chỉ có phụ nữ mà cả nam giới cũng mặc váy. sở
dĩ như vậy là vì mặc váy ko chỉ mát, ứng phó có hiệu quả đc với khí hậu nóng bức,
mà còn rất phù hợp với công việc đồng áng, là thứ đồ mặc phía dưới đặc thù của

25


×