Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nha toan hoc newton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 2 trang )

Chuyện kể về Newton

.

Newton 1643-1727: Newton là nhà toán học , vật lý học vĩ đại người Anh .Ông sáng lập
ra phép tính vi tích phân ( độc lập với Leibniz ).

1. Bé Newton suýt chết yểu
Năm 1642, đúng vào năm nhà vật lý Galileo Galilei qua đời, bé Isaac Newton chào đời sớm hơn
dự kiến đúng vào ngày Giáng Sinh. Được đặt theo tên cha, người đã mất cách đó hơn 3 tháng,
Isaac ốm yếu và bé nhỏ đến mức có thể đặt vừa vào trong cái bình 1,5 lít - theo lời thân mẫu ông
kể lại.
2. Newton suýt làm nông dân
Sinh ra trong 1 gia đình làm nghề nông, năm 17 tuổi Newton sém chút nữa thì nghe lời mẹ, bỏ
học để chăm nom trang trại gia đình. May mắn làm sao, cậu chàng này không có bàn tay chăn
nuôi trồng trọt. Chẳng lâu sau đó, ông chú Newton đã thuyết phục được mẹ cậu cho con trai đến
học trường Trinity ở Cambridge.
3. Sự thật về Newton và quả táo
Theo câu chuyện nổi tiếng do nhà văn Pháp Voltaire kể lại: một lần đi dạo trong vườn nhà ở
dinh thự Woolsthorpe, Newton bị một quả táo rơi trúng đầu và từ đó nảy ra thuyết “Vạn vật hấp
dẫn”. Kỳ thực lúc đó, Newton đang ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ thì nhìn thấy táo rơi.
4. Newton “giấu” các công trình nghiên cứu
Newton sớm bộc lộ tài năng xuất chúng từ khi còn rất trẻ, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ
năm 21 đến năm 27 tuổi, ông gần như không tiết lộ bất cứ công trình nghiên cứu nào của mình.
Điều này dẫn đến nhiều rắc rối xung quanh việc chứng thực tác giả sau này. Ví dụ như khi nhà
toán học Gottfried Leibniz công bố công trình nghiên cứu về số vi phân và tích phân, Newton
bèn lên tiếng phản đối rằng: chính ông mới là người phát minh ra nó cách đây rất nhiều năm
nhưng không xuất bản. Sự kiện này trở thành một trong những tranh cãi rùm beng nhất trong
lịch sử toán học: ai mới là tác giả thực sự của phép toán vi phân?
5. Newton sùng đạo...
Rất nhiều người đã sử dụng Định luật Chuyển động và Định luật vạn vật hấp dẫn để bác bỏ sự


tồn tại của Chúa trời. Tuy nhiên, chính bản thân tác giả lại viết:
“Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai,
khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời
là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu...”.
6. ... nhưng lại hờ hững với Quỷ Satan
Dù mang niềm tin mãnh liệt với tôn giáo nhưng Newton lại phản đối kịch liệt những thuyết giáo
liên quan đến ma quỷ, linh hồn. Điều này có vẻ đi ngược với xu hướng chung của thời đại: vào


thế kỷ 17, phần lớn các học giả và giới trí thức châu Âu đều tin Santan là có thật, họ coi sự bất
kính của Newton là một hành động báng bổ.
7. Newton bị ám ảnh bởi Kinh Thánh
Kinh Thánh là đam mê lớn nhất trong cuộc đời Newton, thậm chí còn lớn hơn cả các ngành
khoa học và nghiên cứu. Trên thực tế, ông đã tính ra ngày hành hình Chúa Jesu chính xác là vào
mùng 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên, và ngày sớm nhất nhân loại cận kề nguy cơ diệt vong
là năm 2060 sau Công nguyên.
“Sấm truyền” này có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên ít nhất một tiên đoán của ông đã trở thành
sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel.
8. Newton từng là nhà giả kim
Các nghiên cứu về thuật giả kim (biến kim loại thành vàng) của Newton được ông giấu kín suốt
cuộc đời, bởi theo đạo luật năm 1404 ở Anh, việc sản xuất vàng và bạc trái phép bị có thể bị
khép vào trọng tội.
9. Nhà chức trách chống hàng giả
Năm 1696, Newton đảm nhận vị trí giám sát trong Bộ Ngân khố Anh và được giao trách nhiệm
bài trừ hàng giả.
Có vẻ như nhà khoa học rất hăng say với công việc này: đích thân ông cải trang và lê la tới khắp
các quán bar để truy tìm bằng chứng. Kết quả, ông đã khiến 10 tên làm bạc giả khét tiếng phải
cúi đầu nhận tội.
10. Newton - chính trị gia kiệm lời
Năm 1689, Newton được bổ nhiệm vào nghị viện Anh và thực hiện bổn phận đó đúng một năm

tròn. Suốt thời gian này, người ta thấy ông nói đúng 1 câu duy nhất: (với người phục vụ trong
quốc hội) “Làm ơn đóng cái cửa sổ lộng gió kia hộ tôi”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×