Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực Trạng Tai Nạn Giao Thông Liên Quan Đến Rượu Bia Giải Pháp Và Kiến Nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.04 KB, 13 trang )

Bài viết: THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN QUAN
ĐẾN RƯỢU, BIA – GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
TS Lê Thị Tuyết Mai
Trung tâm NCATGT - Học viện Cảnh sát nhân dân
1. Đặt vấn đề:
Hiện nay, tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề nhức nhối được toàn xã
hội quan tâm, theo Báo cáo sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6
tháng đầu năm 2015 của Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an: Trên toàn quốc xảy
ra 11.231 vụ TNGT, làm chết 4.354 người, bị thương 10.497 người. So với cùng kỳ
năm 2014, giảm 1.624 vụ (-18,12%). Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là
do các phương tiện chạy quá tốc độ (9,37%), đi không đúng phần đường, làn đường
(28,65%); do sử dụng rượu, bia (4,36%)... 1. Trong hoạt động điều tra, xử lý TNGT,
vấn đề kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ có nồng độ cồn
trong máu trong máu vượt quá mức quy định gây tai nạn là vấn đề đang được quan
tâm, trao đổi và bàn luận trong nhiều diễn đàn.
Chúng ta đều biết, rượu – bia đang được coi là một loại thức uống rộng rãi và
rất phổ biến. Hầu hết mọi người dân đều có thể coi rượu, bia như là một thức uống
không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và được xem như là
“miếng trầu là đầu câu chuyện” trong các buổi giao lưu tại các lễ hội,cưới hỏi, ma
chay, tạ ơn, mừng nhà mới… là một trong các yếu tố góp thêm phần vui vẻ.
Sử dụng rượu, bia không phải là xấu, bởi khoa học đã chứng minh sử dụng
rượu, bia cũng có một số lợi ích cho sức khỏe nhất định, nếu uống rượu một cách
điều độ sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, tim mạch khỏe mạnh hơn, phòng ngừa đột quỵ…
Không những vậy, rượu -bia còn mang lại sự phấn chấn, sảng khoái khi chúng ta có
dịp ngồi lại với nhau trong các ngày lễ, ngày hội, giao lưu trong công việc… Khi có
men rượu mọi người cảm thấy vui vẻ hơn và dễ bỏ qua những “sơ suất” của nhau
1

. Báo cáo sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2015 Cục Cảnh sát giao thông – Bộ
Công an.


1


trong cuộc sống đời thường, giúp con người gần gũi và thân thiện với nhau hơn.
Chính vì thế hình thức uống rượu, bia cũng mang những nét đặc trưng của dân tộc
Việt Nam mà ở nhiều nước khác không có được nét tinh tế như vậy.Đồng thời, việc
tiêu thụ rượu, bia cũng gắn liền với quyền lợi thu nhập của các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế nhà nước và cá nhân.
Nhưng, việc sử dụng rượu, bia thế nào cho hợp lý là vấn đề chúng ta cần bàn.
Bên cạnh những nét tích cực như vậy thì việc sử dụng rượu, bia vượt quá mức quy
định cũng có tác hại gây ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, sinh hoạt
của con người. Hiện nay, trong đời sống hàng ngày, rượu - bia đã được lạm dụng
quá nhiều và hậu quả của việc lạm dụng rượu, bia đang là vấn dề quan tâm của xã
hội. Đặc biệt, vấn đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống rượu,
bia gây TNGT là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ
TNGT và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu, bia. Tình trạng say
rượu, bia khiến người điều khiển phương tiện không kiểm soát được hành vi dẫn đến
gây tai nạn và thương vong trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng, hơn
nữa hậu quả của các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia
thường rất nghiêm trọng cả về tính chất của vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và
tài sản. Qua tìm hiểu ở một số bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Việt - Đức có tới
60% số ca cấp cứu do TNGT có liên quan đến sử dụng rượu, bia…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tùy vào từng mức độ sử dụng rượu
bia sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông. Cụ thể, với nồng
độ cồn ở mức 0,05mg/l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động
nhẹ, nói nhiều; ở mức 0,1mg/l khí thở, người điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc
cầm nắm, đi lại vụng về; nếu với nồng độ 0,2mg/l khí thở, người điều khiển dễ bị ức
chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu ở các mức độ cao hơn, người uống có thể
bị lú lẫn khiến họ không thể tự chủ được hành vi cá nhân… Cũng theo nghiên cứu

của tổ chức WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do
2


TNGT tại Việt Nam đã cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong
máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn
khi điều khiển phương tiện.
Tác hại của rượu, bia vô cùng lớn đối với người điều khiển phương tiện tham
gia giao thông. Vì lẽ, rượu, bia làm giảm khả năng tập trung và khả năng nhận biết
đối phó với các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện, làm giảm phản xạ
của người điều khiển phương tiện. Người điều khiển phương tiện bị ảnh hưởng bởi
rượu, bia thường có khuynh hướng dễ bốc đồng vi phạm quy tắc giao thông như
điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo,
đèn tín hiệu giao thông là những lỗi trực tiếp gây ra TNGT.
Xét về góc độ sinh học, khi đã sử dụng rượu, bia người điều khiển phương
tiện dễ ngủ gật, làm giảm khả năng phán đoán, xử lý tình huống kém, làm tăng nguy
cơ gây tai nạn giao thông. Qua thực tế cho thấy, các vụ va quyệt tai nạn giao thông
thường xảy ra vào thời điểm từ 12 giờ đến 14 giờ và từ 21 giờ đến 0 giờ hầu hết đều
liên quan đến rượu, bia.
2. Thực trạng của tình hình TNGT do người tham gia giao thông do sử
dụng rượu, bia
Qua nghiên cứu, khảo sát về tình hình TNGT nói chung, tình hình TNGT do sử
dụng rượu, bia nói riêng trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nam, Hà Tĩnh,
Thái Nguyên, Hà Nội, Cần Thơ, Đắc Lắk, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Bạc Liêugiai đoạn từ 2010 đến 2014 cho thấy:
- Về tình hình tai nạn giao thông và tình hình TNGT do người tham gia giao
thông sử dụng rượu, bia
Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 trên các địa bàn khảo sát đã xảy ra 17.728 vụ
TNGT (TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên), trong đó có 745 vụ TNGT do người tham
gia giao thông sử dụng rượu, bia, chiếm 4,2% trong tổng số các vụ TNGT đã xảy ra

tại các địa phương này.

3


Biểu đồ 1thể hiện diễn biến tình hình TNGT đường bộ trên các địa bàn giai
đoạn 2010 - 2014 cho thấy tình hình TNGT có xu hướng giảm dần qua các năm:
Năm 2010 (3869 vụ); năm 2011 (3546 vụ); năm 2012 (2795 vụ); năm 2013 (4032
vụ), năm 2014 (3486 vụ).

Số liệu khảo sát và biểu thị tại Biểu đồ 2 về tình hình TNGT đường bộ do
người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ có sử dụng rượu,
bia trên các địa bàn trên cho thấy: tình hình TNGT do sử dụng rượu, bia có xu
hướng tăng qua các năm: năm 2010, 2011 (150 vụ), 2012 (130 vụ), năm 2013 (146
vụ), năm 2014 (160 vụ). Tình hình trên cơ bản phù hợp với đánh giá của các lực
lượng chức năng về vấn đề này trong những năm gần đây và đây cũng là vấn đề
đang được các lực lượng chức năng quan tâm, bàn luận để đề ra các giải pháp giải
quyết tình trạng gia tăng TNGT do người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong
máu vượt quá mức quy định.

4


- Về tính chất các vụ TNGT do người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia:
Điều 5, Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11), ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng
Bộ Công an “Quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu,
cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ”.Theo đó, TNGT được xác định
là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao
thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay
gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của

con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tai nạn giao thông gồm:
+ Va chạm giao thông;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5


Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy số vụ TNGT do người tham gia giao thông
sử dụng rượu, bia (từ các vụ mang tính chất ít nghiêm trọng):
+Gây hậu quả ít nghiêm trọng chiếm 42,36%;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (làm chết 1 người): chiếm 53,49%.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (làm chết 2 người): chiếm 3,75%;
+ Đặc biệt nghiêm trọng (chết từ 3 người trở lên): chiếm 0,40%.

- Về hậu quả của các vụ TNGT có nguyên nhân do người tham gia giao thông
sử dụng rượu, bia:
Giai đoạn từ 2010-2014, trên các địa bàn khảo sátđã làm 459 người chết và 522
người bị thương. Theo số liệu thống kê và biểu thị tại Biểu đồ số 5 cho thấy,số
người chết và bị thương do người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia gây TNGT
có xu hướng tăng về những năm cuối: năm 2010 có 79 người chết, 113 người bị
thương; 2011 có 104 người chết, 92 người bị thương; 2012 có 92 người chết, 85
người bị thương; năm 2013 có 84 người chết, 114 người bị thương; năm 2014 có
103 người chết, 18 người bị thương.

6



- Nghiên cứu, khảo sát về các loại phương tiện do người tham gia giao thông
sử dụng rượu, bia gây TNGTtrên cácđịa bàn khảo sát cho thấy:
+ Phương tiệnlà xe máy gây TNGTchiếm 77,13%;
+ Phương tiện là xe con gây TNGTchiếm 14,87 %;
+ Phương tiện là xe tải gâyTNGTchiếm 6,99 %;
+ Phương tiện là xe khách gây TNGTchiếm 1,02% (Biểu đồ 5).
Trên thực tế ở Việt Nam, xe máy là loại phương tiện giao thông phổ biến và
rất linh hoạt được người dân sử dụng nhiều, mà người sử dụng phương tiện là xe
máy hầu hết là người dân lao động và công nhân viên chức, nên tỷ lệ người điều
khiển phương tiện giao thông là xe máy gây TNGT do sử dụng rượu, bia chiếm tỷ lệ
lớn cũng là điều dễ hiểu.

7


- Về kết quả xử lý các vụ gây TNGT do người tham gia giao thông sử dụng
rượu, bia:
Thể hiện qua Biểu đồ số 6 cho thấy: Giai đoạn 5 năm, từ 2010 - 2014 trên các
địa bàn khảo sát, các lực lượng chức năng đã xử lý 815 trường hợp gây TNGT do sử
dụng rượu, bia. Trong đó, số vụ xử lý theo hướng phạt tiền và tịch thu giấy phép lái
xe chiếm 61,22%, truy tố chiếm 20,85%, đình chỉ điều tra chờ chuyển xử phạt vi
phạm hành chính chiếm 17,91%.

8


Nhận xét, đánh giá:
- Tình hình TNGT trên các địa bàn có xu hướng giảm, nhưng tình hình
TNGT do sử dụng rượu, bia có xu hướng tăng.

- Về các loại phương tiện gây TNGT do người tham gia giao thông sử dụng
rượu, bia cho thấy: xe máy là loại phương tiện gây tai nạn do người điều khiển sử
dụng rượu, bia gây TNGT nhiều nhất (chiếm 77,13%); xe khách là loại phương tiện
gây TNGT ít nhất (1,02%).
- Về tính chất các vụ TNGT: TNGT do sử dụng rượu, bia mang tính chất
nghiêm trọng (gây chết 1 người) xảy ra nhiều chiếm 53,49%, số vụ TNGT mang
tính chất đặc biệt nghiêm trọng (làm chết từ 3 người trở lên) chiếm 0,40%.
- Về hậu quả các vụ TNGT có xu hướng tăng từ giai đoạn 2013 đến 2014 cả
về số người chết và số người bị thương.
- Kết quả xử lý các vụ TNGT trên địa bàn khảo sát cho thấy chủ yếu là hình
thức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 171 (phạt tiền và thu giấy phép lái
xe chiếm 61.22 %), số vụ TNGT bị truy tố không nhiều (chiếm 20,85%).
3.Quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông sử dụng
rượu, bia gây TNGT
9


- Điều 615, Bộ Luật dân sự do Quốc hội khóa 11 ban hành ngày 14/6/2005
quy định về Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra:
+ Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho
người khác thì phải bồi thường.
+ Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người
khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
- Điều 202, Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009:Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tại điểm b, khoản 2 quy định: “Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau,
thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất

kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng”.
-Nghị định 171/2013/CP, ngày 13/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã
quy định cụ thể những hình thức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện tham
gia giao thông vi phạm về nồng độ cồn gây TNGT:
+ Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe
ô tô:
* Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi
phạm quy định tại điểm b, khoản 7; điểm a, khoản 8, Điều 5. Ngoài ra người vi
phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng, bị tạm giữ phương tiện
07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
*Điểm b, khoản 7, Điều 5:Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam

10


đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe 02 tháng, bị tạm giữ phương tiện 07 ngày
*Điểm a, khoản 8, Điều 5:Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Ngoài
ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng, bị tạm giữ
phương tiện 07 ngày.
+ Đối với người điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe
máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
* Điểm b, khoản 5, Điều 6: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với hành vi: “Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam

đến 0,4 miligam/1 lít khí thở” .
Ngoài việc phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe 01 tháng, bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.
* Điểm e, khoản 6, Điều 6: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
đối với hành vi “Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở”.
Ngoài việc phạt tiền người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng, bị tạm
giữ phương tiện 07 ngày.
4. Nguyên nhân của tình hình TNGT do người điều khiển phương tiện
giao thông sử dụng rượu, bia
- Nhận thức về Luật giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, ý thức chấp
hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông chưa cao;
- Thói quen sinh hoạt của người dân trong giao tiếp và nhu cầu sinh hoạt;
- Công tác quản lý của các cấp chính quyền đối với các loại rượu, bia còn
nhiều hạn chế (trong mua bán, kinh doanh, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn);

11


- Công tác tuyên truyền của các các lực lượng chức năng về hậu quả, tác hại
của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông đường bộ đến người dân chưa
hiệu quả;
- Quy định của pháp luật về việc xử lý đối với TNGT do người tham gia giao
thông có sử dụng rượu, bia chưa hiệu quả, không đảm bảo tính răn đe. Đồng thời,
chưa có Luật riêng để có các chế tài xử lý nghiêm khắc hơn về việc lạm dụng rượu,
bia.
5. Kiến nghị, đề xuất
- Tích cực tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về Luật giao thông
đường bộ và các chế tài xử phạt đối với người vi phạm Luật giao thông, đặc biệt với
người điều khiển xe cơ giới vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông; các cơ

quan, đơn vị tuyên truyền, thông tin, nhất là ở cấp cơ sở cần có những hình thức
tuyên truyền phù hợp, thiết thực để người dân nắm rõ về quy định của Luật giao
thông đường bộ, đặc biệt đối với hành vi sử dụng rượu, bia vượt quá mức quy định
khi tham gia giao thông… Các nhà trường cần lồng ghép nội dung giáo dục về tác
hại của lạm dụng rượu, bia vào môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa
phù hợp với các cấp học, bậc học. Chú trọng tuyên truyền, thông tin cho học sinh,
sinh viên về tác hại của lạm dụng rượu, bia với sức khỏe con người, tác hại đối với
từng lứa tuổi, độ tuổi được phép mua, uống rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu,
bia…
- Nhà nước cần ban hành những chế tài cụ thể trong việc sản xuất, nhập khẩu
rượu bia; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách thuế phù hợp với hoạt
động sản xuất, kinh doanh rượu, bia nhằm làm giảm việc sử dụng rượu bia, cũng như
hạn chế tình trạng buôn lậu và sử dụng rượu, bia không đảm bảo tiêu chuẩn; quy định
việc in thông tin về tác hại của lạm dụng rượu, bia trên nhãn sản phẩm giúp người dân
nâng cao nhận thức về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia.
- Tăng cường công tác quản lý đối với đội ngũ lái xe của các cơ quan, xí nghiệp,
hãng vận tải hành khách thường xuyên lưu thông trên đường. Tiến hành ký cam kết giữa
12


các tài xế lái xe ô tô với các chủ doanh nghiệp theo nguyên tắc “nói không với rượu, bia”
và “đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở, trung tâm vui chơi giải trí,
các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự có liên quan đến kinh doanh,
buôn bán rượu, bia (cơ sở kinh doanh Karaoke, vũ trường, quán bar…), kịp thời
chấn chỉnh, kiểm tra và xử lý các vi phạm về bán, sử dụng rượu, bia nhằm hạn chế
đến mức tối đa việc lạm dụng rượu, bia gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
- Tăng cường thực hiện kiểm soát theo chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn.

- Nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tác hại
của lạm dụng rượu, bia.
Trên đây là một số ý kiến xin cùng trao đổi.
L.T.T.M

13



×