Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên Cứu Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Tại Nhà Máy Gạch Tuynel Nam Sách, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH –
HẢI DƯƠNG

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

ĐỖ THỊ MAI
MTA
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

HÀ NỘI – 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH –
HẢI DƯƠNG

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

ĐỖ THỊ MAI
MTA
57
MÔI TRƯỜNG

ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH
– HẢI DƯƠNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi, được thực hiện nghiên
cứu một cách độc lập. Các thông tin, số liệu thu thập được sự cho phép công
bố của các đơn vị cung cấp. Các tài liệu tham khảo đều đã được trích nguồn
rõ ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Đỗ Thị Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi
trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các cán bộ công nhân viên nhà
máy Gạch Tuynel Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, các thầy giáo, cô giáo trong
Bộ môn Quản lý môi trường. Những người đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại

học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Bích Hà
người đã giành nhiều thời gian, tạo mọi điều kiện, hướng dẫn tôi tận tình về
phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, công
nhân viên nhà máy Gạch Tuynel Nam Sách đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin cần thiết trong suốt quá trình tôi
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ,
động viên, khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khi thực
hiện đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn
thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Mai
ii


MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................2


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
SXSH
NL
KHCN & QLMT
QCVN
VC

Chữ viết đầy đủ
Sản xuất sạch hơn
Nguyên liệu
Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường
Quy chuẩn Việt Nam
Vận chuyển

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số kết quả trình diễn SXSH ở các nướcError: Reference source
not found
Bảng 1.2 Mục tiêu áp dụng SXSH ở Việt Nam theo từng giai đoạn.......Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Chất lượng đất nguyên liệu của nhà máy.....Error: Reference source
not found
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của lò sấy mà nhà máy đang vận hành.......Error:
Reference source not found

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật của lò nung Tuynel đang vận hành.............Error:
Reference source not found
Bảng 3.4 Bảng tải lượng ô nhiễm không khí khi vận hành lò sấy nung........43
Bảng 3.5 Đặc tính và khối lượng chất thải trong quá trình sản xuất gạch tại
nhà máy Gạch Tuynel Nam Sách...................................................44
Bảng 3.6 Cân bằng vật chất cho cả quá trình sản xuất của Nhà máy Gạch
Tuynel Nam Sách trong một năm..................................................47
Bảng 3.7 Dòng thải của nhà máy sản xuất gạch Tuynel Nam Sách trong một
năm..............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Xác định nguyên nhân dòng thải của quá trình sản xuất..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.9 Các cơ hội SXSH của Nhà máy Gạch Tuynel Nam Sách........Error:
Reference source not found
Bảng 3.10 Bảng sàng lọc các cơ hội SXSH. .Error: Reference source not found
Bảng 3.11 Bảng tính NPV, IR, PB khi lắp đặt hệ thống phun than tự động . Error:
Reference source not found
Bảng 3.12 Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện Error: Reference source
not found

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ phân tích nguyên nhân – kết quả (sơ đồ xương cá).......Error:
Reference source not found
Hình 3.1 Quy trình sản xuất của nhà máy gạch Tuynel Nam Sách.........Error:
Reference source not found
Hình 3.2 Sơ đồ dòng quá trình sản xuất của nhà máy gạch Tuynel Nam Sách
.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.3 Sơ đồ xương cá biểu thị nguyên nhân dòng thải của quá trình sản

xuất gạch tại nhà máy..................Error: Reference source not found

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay ở nước ta nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng
đang trên đà phát triển nhanh về cả quy mô lẫn tốc độ. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế là tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng gia tăng kéo theo
nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và
chủng loại sản phẩm.
Sản xuất sạch hơn được biết đến là một cách tiếp cận giúp tiết kiệm
nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu chất thải đầu ra, sản xuất sạch hơn cũng
không còn quá mới lạ trong những năm gần đây khi sản xuất đi đôi với bảo vệ
môi trường đang ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Với
tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, các doanh nghiệp phải sản
xuất sao cho phù hợp để có sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh nhưng
vẫn thân thiện với môi trường.
Theo Quyết định số 1469/ QĐ - TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của
Thủ tướng Chính Phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật
liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” ước
tính nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ở nước ta vào năm 2015 là 26 tỷ viên,
năm 2020 lên tới 30 tỷ viên, bên cạnh đó cũng sẽ kiên quyết xóa bỏ lò gạch
nung thủ công chậm nhất vào năm 2020. Nhu cầu sử dụng sẽ tăng trong tương
lai nhưng năng lực sản xuất sẽ thu hẹp theo quy định của Nhà nước tạo ra sự
thiết hụt đáng kể. Đây là một cơ hội rất lớn cho ngành sản xuất vật liệu xây
dựng nói chung cũng như ngành sản xuất gạch nói riêng có đà phát triển. Tuy
nhiên, ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp tiêu hao tài
nguyên rất lớn đồng nghĩa với việc phát thải ra môi trường một lượng chất

thải không hề nhỏ. Trong đó, đặc biệt là ngành sản xuất gạch đất sét nung.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung
chúng ta phải tiêu tốn 1,5 triệu m 3 đất sét (tương đương 75 ha đất khai thác ở
độ sâu 2m), 150 ngàn tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO2.
1


Công nghệ sản xuất gạch tuynel được coi là công nghệ sản xuất gạch
tiên tiến hơn so với sản xuất gạch đất sét nung thủ công. Công nghệ này giúp
giảm thiểu được lượng khí nóng độc khi gạch ra khỏi lò, than đốt bằng lò
tuynel được cháy hoàn toàn và lượng khói thải ra được xử lý trước khi thải ra
ngoài. Nhưng vấn đề tồn tại ở công nghệ này là quá trình đốt cháy nguyên
liệu để nung gạch vẫn phát thải ra một lượng khí CO 2 nhất định ảnh hưởng tới
môi trường. Chính vì vậy doanh nghiệp sẽ phải mất thêm một lượng tiền cho
chi phí xử lý môi trường dẫn tới giá thành sản phẩm tăng cao nhưng vẫn gây
tổn hại đến môi trường.
Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm vật liệu xây dựng không
nung có trên thị trường hiện nay vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải sản
xuất ra sản phẩm với chi phí thấp, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành nhưng
vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Bích
Hà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn
tại nhà máy gạch Tuynel Nam Sách - Hải Dương”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Mục tiêu chung
Xây dựng và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn có tính khả thi
cao để có thể áp dụng vào quy trình sản xuất của nhà máy gạch Tuynel Nam
Sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường
 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích,tìm ra công đoạn sản xuất của nhà máy mà yếu kém, gây

thất thoát nguyên nhiên liệu, phát sinh nhiều chất thải gây ảnh hưởng đến môi
trường
- Xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn để cải thiện được những vấn
đề còn tồn tại của hệ thống.
- Lựa chọn và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn để nâng cao
hiệu quả của quy trình, giảm thiểu chất thải.
2


YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
- Phân tích, tìm ra được công đoạn sản xuất của nhà máy mà yếu kém,
gây thất thoát nguyên nhiên liệu, phát sinh nhiều chất thải gây ảnh hưởng đến
môi trường.
- Xây dựng được các cơ hội sản xuất sạch hơn có thể áp dụng được
cho nhà máy.
- Lựa chọn và đề xuất được các giải pháp sản xuất sạch hơn để nâng
cao hiệu quả của quy trình, giảm thiểu chất thải có thể áp dụng cho dây
chuyền sản xuất của nhà máy gạch Tuynel Nam Sách.

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của SXSH
1.1.1. Khái niệm SXSH
Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980, thuật ngữ “Sản xuất sạch hơn”
được sử dụng phổ biến trên thế giới. Mạng lưới các trung tâm SXSH và các
ngành nghề áp dụng SXSH ngày càng mở rộng từ cơ quan Chính Phủ, các tổ
chức đa phương, tổ chức phi Chính Phủ cho đến các ngành công nghiệp sản
xuất.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, SXSH đã trở thành một trong
những xu thế, chiến lược quan trọng của các ngành công nghiệp trên thế giới,
hướng tới mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên
vật liệu một cách có hiệu quả nhất.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994):
“SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng
hợp đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm giảm tác
động xấu đến môi trường”.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu,
nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm khối lượng, độc
tính của chất thải vào nước và khí quyển.
Đối với sản phẩm: Chiến lược SXSH nhằm mục đích làm giảm tất cả
các tác động xấu đến môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ khâu
khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ: SXSH là sự lồng nghép các mối quan tâm về môi
trường vào việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
SXSH đòi hỏi thay đổi thái độ ứng xử, áp dụng bí quyết (tiếp cận hệ
thống và bí quyết công nghệ), cải tiến từng bước công nghệ hiện có, chuyển
sang sử dụng các công nghệ mới tốt hơn và sạch hơn. Như vậy, SXSH không
ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu phát triển phải bền vững về mặt
môi trường (Vũ Đình Long – Nguyễn Xuân Hoàn, 2014).
4


1.1.2. Các chiến lược quản lý chất thải
Thái độ và cách ứng xử của con người đối với chất thải phụ thuộc vào
trình độ và điều kiện kinh tế xã hội. Trải qua thời gian có thể thấy các chiến
lược của con người đối với quản lý chất thải đã có những sự thay đổi đáng kể:
Từ chiến lược mang tính chất thụ động (passive environmental strategy) như
pha loãng – phát tán (dilute & disperse), các chiến lược mang tính chất ứng

phó với chất thải phát sinh (reactive environmental strategy) như các biện
pháp xử lý cuối đường ống (end – of – pipe approachs), rồi đến các chiến lược
mang tính phòng ngừa (proactive environmental strategy) như SXSH.
Phòng ngừa chất thải phát sinh (Sản xuất sạch hơn): Ngăn chặn sự
phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên
vật liệu một cách hiệu quả nhất nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên liệu nữa
được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận SXSH bắt đầu
xuất hiện từ những năm 1980 và ngày càng được chú ý, áp dụng rộng rãi trên
toàn thế giới.
(Viện KHCN & QLMT, 2011).
Chính vì vậy SXSH được coi là không bị động như những chiến lược
trước đó:
Phớt lờ ô nhiễm (Ignore Pullution): Không quan tâm đến ô nhiễm do
ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành
công nghiệp còn nhỏ lẻ hay thậm chí vì lý do lợi nhuận mà các doanh nghiệp
cũng thường né tránh vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của họ gây ra.
Đôi khi việc phớt lờ ô nhiễm cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân là chính
chúng ta chưa nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm tại thời điểm đó
(Viện KHCN & QLMT, 2011).
Pha loãng và phát tán (Dilute & disperse): Chiến lược này đã xuất
hiện ngay từ thời cổ xưa và đến nay vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
- Pha loãng là dùng nước để pha loãng nước thải trước khi đổ vào
nguồn tiếp nhận hay xả thải.
- Phát tán là nâng cao ống khói để phát tán khí thải.
5


Tuy nhiên, đối với việc pha loãng và phát tán tổng lượng chất thải đưa
vào môi trường là không đổi.
Trong quá trình di chuyển của dòng nước, các chất ô nhiễm trong chất

thải tiếp tục được pha loãng, đồng thời do hoạt động của các vi sinh vật hay
quá trình biến đổi lý hóa học của môi trường nước mà một phần chất ô nhiễm
đã được hấp thụ, biến đổi hay lắng đọng trong trầm tích. Các chất ô nhiễm từ
các ống khói của nhà máy đi vào trong khí quyển có thể xảy ra các quá trình
chuyển hóa và kết quả lắng đọng khô hoặc ướt rồi chúng lại đi vào đất, nước
và hệ sinh thái. Bởi khả năng đồng hóa của môi trường tự nhiên là có giới hạn
trong khi con người vẫn tiếp tục đưa vào lượng lớn chất thải đã làm các hệ
sinh thái tự nhiên rơi vào tình trạng quá tải và không còn khả năng tiếp nhận
thêm chất thải. Bên cạnh đó con người trong quá trình phát triển của mình đã
thải vào môi trường những chất hóa học tổng hợp (CFC, thuốc bảo vệ thực
vật, polymer bền vững…) hoặc các chất lạ (đồng vị phóng xạ mới…) mà các
hệ thống tự nhiên chỉ có khả năng tiếp nhận, tích tụ mà không thể hấp thụ,
chuyển hóa chúng. Do đó, các vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở
khắp mọi nơi.
Vì vậy, rõ ràng chiến lược “Pha loãng – phát tán” không còn phù hợp
với vấn đề quản lý chất thải nữa (Viện KHCN & QLMT, 2011).
Xử lý cuối đường ống (End – of – pipe approachs): Tiền thân của xử
lý cuối đường ống là “Cô cạn và nén ép” (Concentration and contain) hay “Cô
cạn và cách ly” đối với chất thải. Tức là chất thải được tập trung chôn lấp tại
các bãi rác hoặc được đốt trước khi chôn lấp. Xử lý cuối đường ống là cách
tiếp cận với các giải pháp xử lý chất thải như việc lắp đặt các hệ thống xử lý
nước thải, khí thải, chất thải rắn để phân hủy, làm giảm nồng độ các chất ô
nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý trước khi xả thải ra môi
trường. Phương pháp này phổ biển vào những năm 1970 ở các nước công
nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Đây là cách tiếp cận với những
chất thải đã được phát sinh. Cách tiếp cận này không triệt để vì thực chất qua
hệ thống xử lý chất thải chất ô nhiễm có thể chuyển hóa từ dạng này sang
6



dạng khác, thậm chí độc tính còn tăng lên. Ngoài ra, cách tiếp cận này cần chi
phí khá lớn, song lại không sinh lợi nhuận, không hy vọng thu hồi được cả hai
khía cạnh kinh tế và môi trường, nên các doanh nghiệp không muốn thực hiện
mà thường lẩn tránh. Như vậy, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn
đề như:
- Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm giải pháp xử lý
- Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như
nông nghiệp
- Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra sau khi xử lý lại là tác nhân gây ô
nhiễm thứ cấp
- Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý
(Viện KHCN & QLMT, 2011).
Như vậy, có thể thấy thái độ và cách tiếp cận của con người với xử lý
chất thải đã có những chuyển biến rõ rệt: Từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và
phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH đó là
một quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường, cho kinh
tế của các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó
đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau
cùng là cách tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Có thể coi, SXSH là tiếp cận
“Nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là
xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm
là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm (Phạm Khắc Liệu,
2012).
1.1.3. Lợi ích của SXSH
Đầu tư cho SXSH, ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu việc tiêu thụ tài
nguyên ngay tại nguồn là một cách tiếp cận có hiệu quả hơn là việc chúng ta
tiếp tục phụ thuộc vào các giải pháp xử lý cuối đường ống ngày càng đắt đỏ.
Khi các lựa chọn SXSH và kiểm soát ô nhiễm được mang ra so sánh, đánh giá
thì nhìn tổng thể các giải pháp SXSH sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đầu tư
ban đầu cho các lựa chọn SXSH và việc lắp đặt các công nghệ kiểm soát ô

nhiễm có thể tương đương với nhau, nhưng chi phí để duy trì hoạt động của
7


các thiết bị kiểm soát ô nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều so với các lựa chọn SXSH.
Hơn nữa, một sự lựa chọn SXSH có thể là lợi thế trên thị trường cho các sản
phẩm “Xanh”. Như vậy, các lợi ích của SXSH mang lại có thể là các lợi ích
trực tiếp hoặc gián tiếp (Vũ Đình Long – Nguyễn Xuân Hoàn, 2014).
Những lợi ích trực tiếp khi áp dụng SXSH:
-

Cải thiện chất lượng môi trường
Cải thiện môi trường liên tục đạt được lợi thế cạnh tranh.
Tăng năng suất
Tăng cường lợi ích kinh tế

Về kinh tế, nhờ nâng cao hiệu quả bảo toàn nguyên liệu thô và năng
lượng, giảm thiểu chi phí xử lý cuối đường ống, cải thiện được môi trường
bên trong và bên ngoài công ty. Cụ thể là:
Nâng cao hiệu quả sản xuất do áp dụng SXSH dẫn đến hiệu quả sản
xuất tốt hơn, nghĩa là có nhiều sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị đầu vào
của nguyên liệu thô.
Bảo toàn nguyên liệu thô và năng lượng: Do giảm tiêu thụ nguyên liệu
thô và năng lượng nên giảm chi phí đầu vào, đồng thời cũng giảm được chi
phí xử lý. Đây là các yếu tố doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì tài nguyên
đang ngày càng cạn kiệt, giá cả tăng cao.
Cải thiện môi trường bên ngoài: Thực hiện SXSH sẽ giảm được lượng
và mức độ độc hại của chất thải nên sẽ làm giảm tác động tiêu cực đến môi
trường bên ngoài.
Cải thiện môi trường bên trong công ty (môi trường làm việc): Điều

kiện làm việc của người lao động được cải thiện do công nghệ sản xuất ít rò rỉ
chất thải hơn, quản lý nội vi tốt hơn nên môi trường làm việc sạch sẽ và trong
lành hơn, ít phát sinh tai nạn giao động, giảm đáng kể các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm chi phí đầu tư cho các biện pháp xử lý cuối đường ống.
- Thu hồi phế liệu và phế phẩm
- Tuân thủ các quy định pháp luật tốt hơn
- Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn
Những lợi ích gián tiếp khi áp dụng SXSH:
8


Tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài chính tạo ra hình ảnh môi trường
có tính tích cực cho công ty đối với chi phí cho vay vốn, do đó sẽ tiếp cận tốt
hơn với nguồn tài chính.
Tuân thủ tốt hơn các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi
trường: Do SXSH giúp xử lý các dòng thải dễ dàng, đơn giản và rẻ hơn nên
tuân thủ được các tiêu chuẩn xả thải.
Các cơ hội thị trường mới và tốt hơn: Do nhận thức của người tiêu
dùng về môi trường ngày càng tăng nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thể hiện sự
thân thiện với môi trường trong các sản phẩm và quá trình sản xuất của họ.
Do đó khi thực hiện SXSH sẽ nâng cao được hình ảnh của công ty trong công
tác bảo vệ môi trường, vì vậy người dùng và các đối tác sẽ dễ dàng chấp nhận
sản phẩm của công ty hơn.
Hình ảnh tốt hơn với cộng đồng: SXSH tạo hình ảnh “Xanh” cho doanh
nghiệp, sẽ được xã hội và các cơ quan hữu quan ghi nhận, giúp doanh nghiệp
tránh được những mâu thuẫn với cộng đồng dân cư xung quanh, tránh được
rủi ro không đáng có đối với danh tiếng của công ty (Vũ Đình Long – Nguyễn
Xuân Hoàn, 2014).
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất
lớn hay nhỏ, sử dụng năng lượng, nguyên liệu nhiều hay ít. Có thể thấy việc

tham gia và áp dụng SXSH không chỉ mang lợi lợi ích về mặt kinh tế mà còn
cả lợi ích về môi trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường do chất lượng sản phẩm tốt hơn và uy tín hơn.
1.1.4. Những giải pháp kỹ thuật để đạt được SXSH.
SXSH được coi là công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự cân bằng giữa phát
triển công nghiệp và bảo vệ môi trường. Để đạt được ý nghĩa của SXSH thì
cần thực hiện tổ hợp các giải pháp kỹ thuật trong cơ sở sản xuất. Các giải
pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi
trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các kỹ thuật rất đa dạng
nhưng cơ bản được chia làm 8 nhóm:
 Quản lý nội vi tốt (good housekeeping)
9


Quản lý nội vi là một loạt giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý
nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện được ngay sau
khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi tốt chủ yếu là cải tiến
thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác
kiểm kê nguyên liệu và sản phẩm. Ví dụ:
• Phát hiện rò rỉ, tránh rơi vãi
• Bảo ôn tốt đường ống để tránh rò rỉ
• Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn
thất
Thay thế nguyên vật liệu (Raw material substitution)
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu
khác thân thiện với môi trường hơn như ít độc hay có khả năng có thể tái tạo
lại.Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt
hơn để đạt hiệu quả cao hơn.
Tối ưu hóa quá trình sản xuất (Process optimization)
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ NL,

sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt
độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ … cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh
càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được
hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất (Viện KHCN & QLMT, 2011).
 Cải tiến thiết bị (Equipment modification)
Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt.
Như lắp thêm thiết bị ly tâm để tận dụng cặn bia hay lắp đặt các thiết bị cảm
biến để tiết kiệm điện, nước…

10


 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse)
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho các quá trình sản xuất hay
sử dụng cho một mục đích khác.
 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful byproducts)
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:
• Sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy sản xuất đường.
• Sử dụng lignin trong nước thải nhà máy sản xuất giấy làm phụ gia
sản xuất thuốc trừ sâu.
 Thiết kế sản phẩm mới (New product design)
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm
giảm nhu cầu sử dụng những nguyên liệu độc hại.
 Thay đổi công nghệ (Technology change)
Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm
tiêu thụ tài nguyên, giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới
thường đắt tiền nhưng thu hồi vốn nhanh (Viện KHCN & QLMT, 2011).
Có thể thấy các biện pháp kỹ thuật để thực hiện SXSH rất rộng và sẵn
có. Từ những biện pháp rất đơn giản, không đòi hỏi chi phí đầu tư cao cho
đến những biện pháp cần cải thiện cả quá trình thậm chí là thay đổi cả công

nghệ sản xuất vốn có. Điều này cho thấy để áp dụng SXSH ở các doanh
nghiệp không phải quá khó khăn.
1.2. Tổng quan về SXSH trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình áp dụng SXSH trên Thế giới
Vào năm 1989 UNEP (United nations Environment Programe –
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) khởi xướng “Chương trình
SXSH” nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh chiến lược SXSH trong
công nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đề đầu
tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó
các hội nghị tiếp theo được tổ chức cứ 2 năm một. Tại Paris (Pháp, 1992);
Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998);
11


Montreal (Canada, 2000); Prague (Cộng hòa Séc, 2002) … Năm 1998, thuật
ngữ “SXSH” được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH”
(Internationl Declaration on Cleaner Production) của UNEP (Phạm Khắc
Liệu, 2012).
Nhìn chung, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan,
Thụy Điển, Đan Mạch … Khái niệm SXSH được biết đến từ năm 1985. Ở các
nước Châu Á như Ấn Độ, Singapo, Thái Lan … thực hiện từ năm 1993 đến
nay (Bảo Anh, 2015).
Có rất nhiều ví dụ về sự triển khai thành công của SXSH ở các nước
trên thế giới. Chương trình WRAP (Waster reduction propram coupled with
cost reduction – Giảm thiểu chất thải đi đôi với giảm thiểu chi phí) đã cắt
giảm phát thải 58 chất gây ô nhiễm xuống hơn một nửa vào năm 1995 và
đang tiếp tục giảm thiểu nhiều hơn. Ở Newzealand các công ty đã tiết kiệm
được 50 – 100% chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và những nơi tái
sử dụng chất thải còn thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số
trường hộ chỉ vài ngày hoặc vài tuần.

Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng
đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh đến sản xuất sạch. Ở Lithuania, vào
những năm 1950 chỉ có 4% các công ty triển khai sản xuất sạch, con số này
đã tăng lên 35% vào những năm 1990. Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp
nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh
đã giảm gần 22.000 tấn một năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại.
Nước thải đã giảm gần 12.000m3 một năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng
2,4 tỷ đô la Mỹ hàng năm (Phạm Khắc Liệu, 2012).
Ngày nay SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát
triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Tanzania, Meehico… và đang
được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi
trường công nghiệp. Một nhà máy sản xuất xi măng ở Indonexia bằng việc áp
dụng SXSH đã tiết kiệm được 35.000 USD/ một năm. Thời gian thu hồi vốn
đầu tư cho sản xuất sạch không đến một năm. Ở Trung Quốc các dự án thực
12


nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch
đã giảm được ô nhiễm 15 – 31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương
pháp truyền thống (Khoa Môi trường, 2012).
Như vậy, các kết quả áp dụng SXSH ở các nước phát triển như Mỹ, Hà
Lan, Canada… cũng như các nước đang phát triển như Ấn Độ, Mehico, …
hay các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary,
… đều cho thấy tính ưu việt của SXSH: Vừa mang lại hiệu quả về môi trường
vừa mang lại lợi ích về kinh tế.

13


Bảng 1.1: Một số kết quả trình diễn SXSH ở các nước

Tên quốc

Ngành công

gia

nghiệp

Ba Lan

Hy Lạp

Đan Mạch

Mạ điện

Thuộc da

Dệt

Tên công ty

Sản phẩm

Lợi ích kinh tế từ SXSH
Tổng tiết kiệm: 193.000 USD/ năm
Vốn đầu tư: 36.000 USD/ năm
Hoàn vốn sau 2 tháng

FSM Sosnowiec


Đèn, khóa, cửa ô tô

Germanakos SA

Các loại da thuộc Tổng tiết kiệm: 43.550 USD/ năm
chất lương cao từ da Vốn đầu tư: 40.000 USD/ năm
Hoàn vốn sau 11 tháng
trâu, bò

Novotex AS

Vải, nhuộm và gia Khâu nhuộm tiết kiệm 50% lượng nước
Khâu giặt nước nóng tiết kiệm 1/3 lượng nước.
công vải
Máy sấy tuần hoàn 75% khí nóng.
Tăng năng suất 9%; Tiết kiệm 3% năng lượng; Giảm

Indonesia

Xi măng

40% sản phẩm kém chất lượng
Tổng tiết kiệm: 350.000 USD/ năm
Vốn đầu tư: 375.000 USD/ năm
Hoàn vốn ~ 1 tháng
(Nguồn: Phạm Khắc Liệu, 2012)

PT Semen
Cibinong


14


1.2.2. Tình hình áp dụng SXSH ở Việt Nam
Từ giữa những năm 80 Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công
cuộc “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, đem lại những chuyển biến quan
trọng trong nền kinh tế và hệ thống xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh
chóng của công nghiệp và đô thị hóa đang có khuynh hướng tác động xấu đến
môi trường. Nước thải, khí thải và chất thải rắn đã và đang làm ô nhiễm thành
phố và các khu vực tập trung công nghiệp. Vì vậy, cần sớm có những giải
pháp nghiêm túc để bảo vệ môi trường trong đó bao gồm cả việc ban hành các
chính sách thuế, tín dụng và đặc biệt là sự tăng cường và khuyến khích áp
dụng SXSH (Vũ Đình Long – Nguyễn Xuân Hoàn, 2014).
Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36 - CT/ TW về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Chỉ thị đã được xây dựng trên nguyên tắc của Chương trình
Nghị sự 21 áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó phòng ngừa
và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý môi trường công
nghiệp (Vũ Đình Long – Nguyễn Xuân Hoàn, 2014).
Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công
nghiệp đầu tiên ở nước ta năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là “SXSH
trong công nghiệp giấy” (1995 – 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công
nghiệp dệt” ở Hà Nội (1995 – 1996) do UNEP/NIEM (United nations
Envionment Proprame/ Netword for Industrial Invironmental Management –
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc/ Mạng lưới Quản lý Môi trường
Công nghiệp) tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA – IDRC (Cultural Industries
Development Agency – International Development Reseaech Center, Cơ quan
Phát triển Quốc tế Canada – Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế Canada
(Canada) tài trợ. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học

Công nghệ và Môi trường (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc
tế về SXSH, khẳng đinh cam kết của Chính Phủ Việt Nam với chiến lược
phát triển bền vững (Thu Hường, 2009).
15


Trung tâm SXSH Việt Nam (VNCPC) được thành lập trong khuôn khổ
dự án US/ VIE/ 96/ 063 do UNIDO và Bộ Giáo dục và Đào tại ký ngày 22
tháng 4 năm 1998 đặt tại Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, với sự tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ
(SECO). VNCPC hiện là thành viên chính thức trong mạng lưới toàn cầu của
UNIDO – UNEP về “Hiệu quả tài nguyên và SXSH” (RECP), liên tục nỗ lực
để xây dựng một nền sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP) ở Việt Nam và khu
vực (Trung tâm SXSH Việt Nam, 2011).
Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1491/ QĐ – TTg ngày 7 tháng 9 năm
2009 với mục tiêu “SXSH được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp với nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu chất thải và hạn chế mức độ gia tăng ô
nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm
bảo phát triển bền vững” trên quan điểm “Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ
kỹ thuật áp dụng SXSH trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các cơ
sở sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế (Chính
Phủ, 2009).
Trong 10 năm vừa qua công tác áp dụng SXSH tại Việt Nam đã có
những thành công đáng kể. Mặc dù vậy, việc triển khai SXSH vào thực tiễn
vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức. Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 2 năm
2011, hợp phần SXSH trong công nghiệp (CIP) đã thực hiện khảo sát số liệu
cho mục tiêu trong chiến lược SXSH với 63 sở Công thương và 9.012 doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc và thu được kết quả như sau:


16


Bảng 1.2: Mục tiêu áp dụng SXSH ở Việt Nam theo từng giai đoạn
Mục tiêu giai đoạn
2010 - 2015 2015 - 2020
Tỷ lệ doanh nghiệp có nhận thức về
50%
90%
Mục tiêu chiến lược

SXSH
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng SXSH

Năm
2010
28%

25%

50%

11%

nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm
Mức độ giảm năng lượng, nguyên

5 - 8%


8 – 13%

Đa dạng

liệu trên một đơn vị sản phẩm
Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ

-

90%

-

phận chuyên trách về SXSH
Tỷ lệ sở Công thương có cán bộ

70%

90%

18%

giảm được tiêu thụ năng lượng,

chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn
SXSH cho sản xuất công nghiệp
(Nguồn Bộ Công thương, 2011)
Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Chính Phủ
phê duyệt ngày 7 tháng 9 năm 2009 với mục tiêu phổ biến rộng rãi công cụ
này cho các cơ sở áp dụng SXSH tại Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả sản

xuất công nghiệp, đồng thời giảm thiểu chất thải và tác động xấu đến môi
trường cũng như con người (Nguyễn Thị Lâm Giang, 2011).
Trong chương trình của CIP có 4 cán bộ làm công tác thanh tra tại Sở
Tài nguyên & Môi trường và Sở Công thương được chọn đào tạo kiến thức về
“Lồng ghép quản lý môi trường và SXSH trong thanh tra môi trường tại các
doanh nghiệp”(Lan Phương, 2011). Năm 2011 dự án đã thu hút được 44 tỉnh
thành, 2 hiệp hội, 4 viện nghiên cứu và 6 cơ quan truyền thông tham gia đề
xuất những nhiệm vụ nhằm từng bước thực hiện 4 nội dung của đề án. Đến
nay với sự hỗ trợ tích cực của CIP ngoài 5 tỉnh mục tiêu đã có Quyết định
1914 của Thủ tướng Chính Phủ, 100% các tỉnh thành đã có cán bộ tham gia
tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức triển khai thực hiện
đề án. Từ năm 2008 đến nay đã có 20.000 người tham gia khóa đào tạo, tập
huấn, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp về SXSH (Nguyễn Mai, 2011).
17


×