Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thiết Kế Bãi Chôn Lấp Chất Thải Rắn Trường Lâm, Khu Kinh Tế Nghi Sơn, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
TRƯỜNG LÂM, KHU KINH TẾ NGHI SƠN,
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

ĐẬU HOÀNG ANH
MTE
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. HỒ THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI – 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
TRƯỜNG LÂM, KHU KINH TẾ NGHI SƠN,
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

ĐẬU HOÀNG ANH
MTE
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. HỒ THỊ THÚY HẰNG
PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

HUYỆN TĨNH GIA
HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Hồ Thị Thúy Hằng, người đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hết sức tận tình
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Môi trường
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cho em những cơ sở nền tảng để em
hoàn thành tốt đề tài này.
Rất cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên phòng Tài nguyên – Môi
trường huyện Tĩnh Gia đã tận tình chỉ bảo và cung cấp cho em những tư liệu
cần thiết để hoàn thành tốt đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên em rất nhiều trong thời
gian qua.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Người thực hiện

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

BKHCNMT
BTNMT
BXD
CTR
CTRPHC
CTRPHN
CTRSH
KKT
NĐ-CP

TP
TT
TTLT
TX
UBND

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:

Bãi chôn lấp
Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ xây dựng
Chất thải rắn
Chất thải rắn phân hủy chậm
Chất thải rắn phân hủy nhanh
Chất thải rắn sinh hoạt
Khu kinh tế
Nghị định-Chính phủ
Quyết định
Thành phố
Thông tư
Thông tư liên tịch
Thị xã
Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn. Error: Reference source not found
Bảng1.3 Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2010
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.4 CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến năm 2025

.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.5 Thành phần CTRSH chôn lấp tại một số địa phương...............Error:
Reference source not found
Bảng 1.6 Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác từ các bãi
chôn lấp mới và lâu năm..............Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Số lượng các cơ sở hành chính trường học, bệnh viện trong KKT
Nghi Sơn......................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Tổng hợp lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại KKT Nghi Sơn
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Chỉ tiêu phát sinh và thu gom CTRSH đô thị..........Error: Reference
source not found
Bảng 3.4 Kết qủa dự báo lượng CTRSH phát sinh tới năm 2035...............Error:
Reference source not found
Bảng 3.5 Khối lượng CTR được đem chôn lấp ở bãi chôn lấp CTR Trường
Lâm..............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.6 Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp CTR Trường Lâm
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.7 Kết cấu chống thấm mặt vách hố.Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Các thông số lựa chọn tính toán bãi chôn lấp CTR Trường Lâm
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.9 Thành phần CTRSH đem chôn lấp tại bãi chôn lấp Trường Lâm
.....................................................Error: Reference source not found

iv


Bảng 3.10 Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ
phân hủy nhanh trong từng năm. .Error: Reference source not found
Bảng 3.11 Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHN qua các
năm..............................................Error: Reference source not found

Bảng 3.12 Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ
phân hủy chậm trong từng năm...Error: Reference source not found
Bảng 3.13 Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHC qua các
năm..............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.14 Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm..............Error:
Reference source not found
Bảng 3.15 Tổng hợp các thông số kỹ thuật bãi chôn lấp CTR Trường Lâm
.....................................................Error: Reference source not found

v


DANH MỤC HÌNH
Hình.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt.....Error: Reference source not
found
Hình 2.1 Mô hình tam giác cho chất thải hữu cơ phân hủy nhanh.........Error:
Reference source not found
Hình 2.2 Mô hình tam giác cho chất thải hữu cơ phân hủy chậm..........Error:
Reference source not found
Hình 3.1 Vị trí địa lý KKT Nghi Sơn.........Error: Reference source not found
Hình 3.2 Quy hoạch các khu vực trong KKT Nghi Sơn........Error: Reference
source not found
Hình 3.3 Vị trí bãi chôn lấp CTR Trường Lâm....Error: Reference source not
found
Hình 3.4 Rác thải tại bãi rác Thị Trấn Tĩnh Gia đang quá tảiError: Reference
source not found
Hình 3.5 Nơi tập kết rác thải của người dân........Error: Reference source not
found
Hình 3.6 Thành phần CTRSH tại KKT Nghi SơnError: Reference source not
found

Hình 3.7 Chi tiết lớp lót đáy.......................Error: Reference source not found
Hinh 3.8 Chi tiết lớp phủ hằng ngày..........Error: Reference source not found
Hình 3.9 Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nước rácError: Reference source
not found
Hình 3.10 Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác........Error: Reference source not
found
Hình 3.11 Sơ đồ hệ thống thoát khí chủ động........Error: Reference source not
found
Hình 3.12 Mặt cắt dọc ô chôn lấp................Error: Reference source not found

vi


Hinh 3.13 Mặt cát ngang ô chôn lấp và hệ thống thu gom khí rác nước rác
.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.14 Bố trí mặt bằng bãi chôn lấp.......Error: Reference source not found
Hình 3.15 Cân bằng nước mưa tại một ô chôn lấp.Error: Reference source not
found

vii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Gia tăng dân số và áp lực từ phát triển kinh tế xã hội làm cho lượng
chất thải rắn sinh hoạt của nước ta phát sinh ngày càng nhiều với thành phần
đa dạng, phức tạp hơn. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, hằng
năm ở nước ta lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 12,8 triệu tấn, và có xu
hướng tăng dần qua các năm, trung bình từ 10 – 16%/năm.Với lượng phát
sinh lớn như vậy nhưng hiện nay công tác xử lý CTRSH của nước ta vẫn chưa

đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Phần lớn CTRSH phát sinh đã được thu gom
và tập kết tại các bãi thải chung, tuy nhiên mới có khoảng 80-85% được xử lý
trong đó chôn lấp chiếm từ 76-82%. Tuy nhiên cả nước mới chỉ có 12/63 tỉnh
thành có bãi chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường, số còn lại là các bãi chôn
lấp không đảm bảo tiêu chuẩn đang gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng đến
đời sống người dân (báo cáo môi trường quốc gia, 2011). Vì vậy việc tăng
cường công tác môi trường trong xử lý chất thải, đặc biệt là quy hoạch và xây
dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh đang là vấn đề được quan tâm chú trọng.
KKT Nghi Sơn là một trong năm KKT trọng điểm của nước ta được
nhà nước tạập trung đầu tư với diệniện tích tự nhiên là 18.611,8 ha, dân số
trong vùng khoảng 90.000 người (năm 2014). Hiện tại KKT đang trong thời
gian xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng và các cụm công nghiệp, do đó
chất thải rắn phát sinh củ yếu từ hoạt động sinh hoạt của các khu dân cư nằm
trong KKT.

Tuy nhiên trong tương lai khi các cụm CN, các nhà máy sản

xuất đi vào hoạt động sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân chuyển sang
sản xuất công nghiệp, và

thu hút thêm một lượng lớn lao động từ các nơi

khác , dẫn tới CTR nói chung và CTRSH nói riêng gia tăng rất lớn gây áp
lực cho công tác xử lý môi trường. Do vậy việc quy hoạch và xây dựng khu
vực xử lý chất thải cho khu vực này là rất cần thiết. Và tại KKT này, để giải
quyết vấn đề CTRSH, trong quy hoạch đã có khu vực Bãi chôn lấp CTR

1



Trường Lâm nhưng đến nay chưa được xây dựng. Trước các cơ sở thực tiễn
như vậy, tôi thực hiện đề tài “Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn Trường
Lâm, khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” nhằm tính
toán, thiết kế và đề xuất được BCL với thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của
một BCL hợp vệ sinh.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tính toán, thiết kế được các thông số kỹ thuật quan trong cho xây dựng
và vận hành bãi chôn lấp

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Theo điều 3 Nghị định của Chính phủ số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 về quản lý chất thải rắn quy định: Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở
thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
các hoạt động khác. Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt động cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, tùy vào nguồn gốc mà chúng khác nhau về
số lượng, thành phần, CTRSH phát sinh chủ yếu tại các nguồn sau:
Khu dân cư: CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư
thừa hay hư hỏng như: Rau, quả v.v….bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da,
cao su, PE, PP, thủy tinh, tro v.v…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử,
vật dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải
độc hại như chất tẩy rửa ( bột giặt, chất tẩy trắng v.v…), thuốc diệt côn trùng,
nước xịt phòng bám trên các rác thải.
Khu thương mại: Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu
vui chơi giải trí, trạm bảo hành, trạm dịch vụ…, khu văn phòng (trường học,

viện nghiên cứu, khu văn hóa, văn phòng chính quyền v.v…), khu công cộng
(công viên, khu nghỉ mát…) thải ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng,
thức ăn dư thừa từ nhà hàng khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng, bị
hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bần, tro và các chất thải độc hại…
Khu xây dựng : Như các công trình đang thi công, các công trình cải
tạo nâng cấp… thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống
dẫn v.v… Các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh

3


công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh v.v…) bao gồm rác quét đường,
bùn cống rãnh, xác súc vật v.v…
Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTRSH thải được thải ra từ các hoạt
động sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp,
các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ở khu vực nông nghiệp chất thải
được thải ra chủ yếu là: Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa
hay hư hỏng, chất thải đặc biệt như: Thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu,
được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó.
Khu dân cư

Khu thương
mại

Khu xây dựng

Khu công
nghiệp, nông
nghiệp


Chất thải rắn sinh hoạt

Hình.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt
Ở Việt Nam tốc độ phát sinh chất thải phụ thuộc vào từng loại đô thị
và dao động từ 0,35 đến 0,8 kg/người/ngày (báo cáo môi trường quốc gia năm
2011). Cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và tiến độ
công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng thì rác thải phát sinh ngày
càng nhiều.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị
đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày), đô thị loại
II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là
tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày), đô thị loại IV có tỷ lệ phát
sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65
kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở
các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Đà Lạt
4


1,06kg/người/ngày; Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu
người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày;
Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày
(báo cáo môi trường quốc gia năm 2011)
Tổng lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc là 12,8 triệu tấn, tại khu
vực đô thị là là 6,4 triệu tấn (năm 2008), tăng trung bình 10 – 16% mỗi năm
và chiếm khoảng 60 – 70% lượng CTR đô thị (Báo cáo môi trường quốc gia
2011). Lượng CTR đô thị chủ yếu phát sinh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.
Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng
nhanh (Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 đã cho thấy, lượng CTR đô
thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô

thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,92 triệu tấn/năm). Còn một số đô thị
nhỏ như Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng,... lượng
phát sinh không nhiều do tốc độ đô thị hóa không cao. Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô
lẫn dân số và các khu công nghiệp như: Các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%),
thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh
(12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng
đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

5


Bảng 1.1. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm
2007
STT

1

Loại

Chỉ tiêu chất thải rắn phát

Lượng CTR sinh hoạt đô

đô thị

sinh bình quân đầu người

thị phát sinh


(kg/người/ngày)

Tấn/ngày

Tấn/năm

0,96

8.000

2.920.000

Loại
đặc
biệt

2

Loại 1

0,84

1.885

688.025

3

Loại 2


0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626

228.490

17.682

6.453.930


Tổng

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất
thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt
để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.

6


Bảng1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn
Toàn

Các loại chất thải rắn

quốc

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt (tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải không nguy hại từ công
nghiệp (tấn/năm)
Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung
bình theo đầu người (kg/người/ngày)


Nông

Đô thị

thôn

12.800.00

6.400.00

0

0

128.4

125

2.510.000

1.740.00
0

6.400.00
2.4
770

21


-

-

-

71

20

-

0,8

0,3

( Nguồn: trung tâm nghiên cứu và quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn,
bộ xây dựng, 2010)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô
thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245
tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở
lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng
phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ
có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng
Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%) . Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh
(5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh
ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng
20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã

Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
7


Bảng1.3. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2010

TT Đơn vị hành chính
1
2
3
4
5
6
7
8

ĐB sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải NTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Tổng

Lượng CTRSH bình

Lượng CTRSH


quân/đầu người

đô thị phát sinh

(kg/người/ngày)
0,81
0,76
0,75
0,66
0,85
0,59
0,79
0,61
0,73

Tấn/ngày

Tấn/năm

4.444
1.164
190
755
1.640
650
6.713
2.136
17.692

1.622.060

424.660
69.350
275.575
598.600
237.250
2.450.245
779.640
6.457.580

(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2011)

Theo kết quả dự báo CTR đô thị phát đến năm 2025 thì lượng CTR đô
thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần
so với năm 2010. CTR gia tăng có nguyên nhân do dân số đô thị tăng (từ 22,5
triệu năm 2009 lên 52 triệu năm 2025) và do bình quân chất thải rắn/đầu
người tăng từ 0,95 kg/người/ngày năm 2009 lên 1,6 kg/người/ngày vào năm
2025, đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý môi trường, đặc biệt là
công tác thu gom, xử lý trong thời gian tới.

8


Bảng 1.4. CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến năm
2025
Nôi dung

2009

Dân số đô thị


2010

2015

2020

2025

25,5

26,22

35

44

52

0,95

1,0

1,2

1,4

1,6

24.225 26.224


42.00

61.60

83.20

0

0

0

(triệu người)
Chỉ tiêu phát sinh CTR đô thị
(Kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát
sinh
(tấn/ngày)
Nguồn: tổng cục môi trường tổng hợp, năm 2011
Cùng với lượng phát sinh ngày càng lớn thì thành phần CTR phát sinh
tại các đô thị cũng đa dạng và phức tạp hơn. CTRSH ở các đô thị là các phế
thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật
chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác
là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập
quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con
người, theo mùa trong năm,… Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết
quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc
sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như: Giấy, carton, nhựa,….
ngày càng tăng lên. Trong khi đó thành phần các chất thải như kim loại, thực
phẩm càng ngày càng giảm xuống.

Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị.
Mức sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong
thành phần CTR sinh hoạt . Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn
lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất
cao từ 54 - 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại

9


đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%. Đối với nước
ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao phụ thuộc vào mùa mưa
hay nắng. CTR đô thị thường có độ ẩm từ 50 - 70%, thành phần rất phức tạp
và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao,
khoảng 1100 - 1300 kg/m3.
Bảng 1.5. Thành phần CTRSH chôn lấp tại một số địa phương
STT

Loại chất



Hải

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14

thải
Rác hữu cơ
Giấy
Vải
Ghỗ
Nhựa
Da và cao su
Kim loại
Thủy tinh
Sành sứ
Đất và cát
Xỉ than
Nguy hại
Bùn cặn
Các loại

Nội
60,79
5,38
1,76
6,63
8,35

0,22
0,25
5,07
1,26
5,44
2,34
0,82
1,63
0,05

Phòng
57,56
5,42
5,12
3,70
11,28
1,9
0,25
1,35
0,44
2,96
6,06
0,05
2,75
1,14

Huế

Đà


77,1
1,92
2,89
0,59
12,47
0,28
0,40
0,39
0,79
1,70
1,46
-

Nẵng
68,47
5,07
1,55
2,79
11,36
0,23
1,45
0,14
0,79
6,75
0,00
0,02
1,35
0,03

TP.HCM


Bắc

62,83
6,05
2,09
4,18
15,96
0,93
0,59
0,86
1,27
2,28
039
0,05
1,89
0,04

Ninh
55,9
3,73
1,07
9,65
0,20
0,58
27,85
0,07
-

khác

Tổng
100
100
100
100
100
(Nguồn: (1) Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA,
3/2011 (2) Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý
rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 – 2008)

1.2. Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt và thực trạng áp dụng tại
Việt Nam
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của
rác, hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên

10


nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu
tố sau:
- Thành phần tính chất CTR
- Tổng lượng CTR cần xử lý
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng
- Yêu cầu bảo vệ môi trường
Hiện nay ở nước ta có 3 phương pháp xử lý CTRSH thường được áp
dụng là: phương pháp đốt; công nghệ ủ sinh học; chôn lấp chất thải.
Phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác
nhất định có tinh nguy hại với môi trường cao và không thể xử lý bằng các
phương pháp khác, thường áp dụng cho CTR Y tế và CTR công nghiệp, sinh

hoạt nguy hại. Đây là một giai đoạn oxy hoá ở nhiệt độ cao với sự có mặt của
oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất
thải không cháy, tro. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch
thoát ra ngoài không khí, tro được đem chôn lấp.
* Ứng dụng công nghệ đốt:
Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau:
- Rác độc hại về mặt sinh học;
- Rác không phân huỷ sinh học;
- Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán;
- Chất thải có thể đốt cháy với nhiệt độ dưới 400C;
- Chất thải Phenol, chất thải chứa Halogen, Chì, Thuỷ Ngân, Cadimi,
Zinc, Nitơ, Photpho, Sulfuro;
- Chất thải dung môi;
11


- Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu, mỡ, sáp;
- Nhựa, cao su và mủ cao su;
- Rác dược phẩm;
- Nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng;
- Chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại.
* Ưu điểm
Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải, có thể đốt cháy cả kim
loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn, các loại
chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ 75 – 96%, thích hợp cho những
nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác. Hạn chế tối đa vấn đề ô
nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng lây
nhiễm và các chất đôc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng
cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện.
* Nhược điểm

Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là
các vấn đề về phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành
phần nhựa.
Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề
cao.
Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.

12


Phương pháp xử lý sinh học
Là quá trình nhờ hoạt động của các vi sinh vật chuyển hóa các thành
phần hữu cơ trong CTR thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh,
không lôi cuốn côn trùng, có thể lưu trữ an toàn. Phương pháp này thích hợp
với những loại rác thải có thành phần hữu cơ cao như rác thải sinh hoạt, tính
đến năm 2012 trên cả nước có khoảng 40 cơ sở, nhà máy xử lý CTR bằng
công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, tập trung tại các đô thị lớn với tổng
công suất khoảng 7.000 tấn/ngày (tổng cục môi trường, 2012).
* Ưu điểm
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là
thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước để chế biến làm
phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc
sử dụng phân hóa học để bảo vệ đất.
- Tiết kiệm đất để sử dụng làm BCL. Tăng khả năng chống ô nhiễm
môi trường và cải thiện đời sống cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Giá thành rẻ
* Nhược điểm
Mức độ tự động của công nghệ chưa cao, việc phân loại chất thải vẫn
phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe

công nhân.
Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của
chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong
bãi chôn lấp sẽ bị tan rã nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra
sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các
hợp chất amôn và một số khí như CO2, CH4… Như vậy, về thực chất chôn

13


lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu huỷ sinh học, vừa
là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình
phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Theo quy định của TCXDVN 261-2001, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp
vệ sinh được định nghĩa là: khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để
chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công
nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng
đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm cung cấp điện
nước, văn phòng làm việc,…
Đây là phương pháp xử lý CTR sinh hoạt phù hợp nhất với nước ta
hiện nay và đang được áp dụng rộng rãi, phương pháp này xử lý hoảng 7682% lượng CTR được thu gom, trong đó 85% số bãi chôn lấp không hợp vệ
sinh.
* Ưu điểm
- Nơi nào có sẵn đất thì phương pháp này là kinh tế nhất.
- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động ít hơn so với các phương pháp
khác.
- Có thể thu hồi lượng khí sinh học, đất có thể sử dụng vào mục đích
khác sau khi bãi chôn lấp đóng cửa như: bãi đỗ xe, sân chơi, công viên...
- Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có

thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới), trong khi các phương
pháp khác phải được mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất.
* Nhược điểm
- Tốn nhiều diện tích đất chôn lấp nhất là những nơi tài nguyên đất
khan hiếm.
- Lây lan các dịch bệnh do sự hoạt động của ruồi, nhặng và các loại côn
trùng.
- Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh BCL.

14


- Có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí
CH4 và H2S.
- Công tác quan trắc chất lượng môi trường BCL và xung quanh vẫn
phải thực hiện sau khi đóng cửa.
- Ảnh hưởng đến cảnh quan.
- Một số khí, nước rác sinh ra từ quá trình phân hủy rác có thể gây nguy
hiểm và tạo mùi khó chịu cho người và động vật xung quanh.
Ngoài ra ở nước ta một số thành phần còn giá trị sử dụng được tái chế,
tái sử dụng, đấy cũng là một phương pháp xử lý CTR hiệu quả mang lại giá
kinh tế cao cần được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng phương
pháp này còn thấp.
Công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam trong thời gian tới cần được phát
triển theo hướng giảm tới mức tối đa lượng chất thải đem chôn lấp, tăng tỷ lệ
tái chế, tái sử dụng. Theo Quy chuẩn xây dựng số 04/2008, lượng CTR đem
chôn lấp không vượt quá 15% tổng lượng CTR. Tất cả các đô thị ở Việt Nam
đều chưa đạt được quy chuẩn này. Tỷ lệ chất thải rắn đem chôn lấp chiếm
khoảng 76% đên 82% lượng CTR thu gom được.
1.3. Chôn lấp CTR và các vấn đề phát sinh

Theo ước tính của Bộ Tài nguyên Môi trường, tổng lượng CTR phát
sinh tại các đô thị nước ta ước đạt khoảng 31.500 tấn/ngày. Việc xử lý CTR
tại các đô thị, đặc biệt là CTRSH, chủ yếu vẫn là chôn lấp, tỷ lệ tái chế xử lý
thành phân copost chỉ chiếm khoảng 15%. Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên
sử dụng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh. Toàn quốc có 98 bãi chôn
lấp chất thải rắn đang vận hành, nhưng mới có 16 bãi được xem là chôn lấp
hợp vệ sinh, mới có 12 trong tổng 63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ
sinh hoặc đúng kỹ thuật. Cả nước có khoảng 26 nhà máy xử lý CTR tập trung
tại các khu đô thị. Số lượng trung bình khoảng 1 bãi chôn lấp/1 đô thị. Riêng
tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mỗi đô thị có từ 4 – 5 bãi chôn lấp và khu xử

15


lý. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn
ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế.
Dự báo lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 là sẽ khoảng 22 triệu
tấn/năm. Với lượng gia tăng như vậy, nếu không được xử lý tốt thì nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường và tác động đên sức khỏe cộng đồng là rất lớn. Để giải
quyết vấn đề này, ngoài việc áp dụng các công nghệ mới, thì việc chôn lấp
chất thải cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định bảo vệ môi trường. . Tại
các bãi chôn lấp, phải được xây dựng và vận hành theo quy định về bãi chôn
lấp hợp vệ sinh, phải kiểm soát được các yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến
con người và môi trường

Trong đó hai yếu tố chính cần được kiểm soát là

lượng nước rỏ rỉ từ bãi chôn lấp và khí phát sinh từ bãi chôn lấp, bởi đây là hai
sản phẩm chủ yếu của quá trình phân hủy sinh học chất thải trong các BCL.
Các bãi chôn lấp là nguồn tạo ra khí sinh học (khí gas) mà trong đó có

khí mêtan là thành phần chủ yếu và chiếm một tỷ lệ cao, khoảng 60%. Khí
sinh học là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong bãi
chôn lấp. Thành phần của khí gas trong giai đoạn đầu chủ yếu là
carbondioxide (CO2) và một số khí như N2 và O2. Sự có mặt của khí CO2
trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho sinh vật kỵ khí phát triển và từ đó bắt đầu
giai đoạn hình thành khí methane. Khí gas có thành phần chủ yếu là CH 4 và
CO2 chiếm khoảng từ 40 – 50%. Vấn đề đáng chú ý ở đây là các bãi chôn lấp
kỵ khí có chứa nhiều chất hữu cơ do vậy khí methane có thể hình thành với
một nồng độ đủ lớn để có thể gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường bãi chôn lấp
và các khu vực xung quanh.
Quá trình hình thành các khí chủ yếu từ bãi chôn lấp diễn ra qua 5 giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn thích nghi

16


×