Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Phân Tích Các Giải Pháp Thích Ứng Với Hạn Hán Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Của Cộng Đồng Xã Hải Lĩnh, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG
XÃ HẢI LĨNH, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA”

Người thực hiện

: LÊ THỊ DUNG

Lớp

: MTB- K57

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG


Địa điểm thực tập

: XÃ HẢI LĨNH, HUYỆN TĨNH GIA
TỈNH THANH HÓA

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................v
v
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................................2

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................3
2.1. Tổng quan về thiên tai..................................................................................................................3
2.2. Diễn biến và tác động của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp......................................................4
2.2.1. Các loại thiên tai chính ở Việt Nam.......................................................................................4
2.2.2. Diễn biến của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu........................................................7
2.2.3. Tác động của thiên tai tới nông nghiệp.................................................................................7
2.3. Hạn hán và tác động của hạn hán đến nông nghiệp....................................................................8
2.3.1. Hạn hán.................................................................................................................................8
2.3.2. Phân loại hạn hán...............................................................................................................10
2.3.3. Tác động của hạn hán đến nông nghiệp..............................................................................11
2.4. Các chính sách phòng chống hạn hán của Việt Nam..................................................................15

2.4.1. Luật phòng chống thiên tai 2013........................................................................................15
2.4.2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.......................16
2.4.3. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.............................................................................16
2.5. Một số mô hình sản xuất nhằm ứng phó với hạn hán ở Việt Nam.............................................17
2.5.1. Trồng Đậu xanh xen Ngô.....................................................................................................17
2.5.2. Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa hạn..................................................................19
2.5.3. Mô hình tưới tự động trong nông nghiệp...........................................................................20

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

23
i


3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................23
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................................................23
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................................24
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................................25

Phần 4 : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................................26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................................28
4.2. Diễn biến và tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp..................................................32
4.2.1 Diễn biến của hạn hán.........................................................................................................32
4.2.2. Nguyên nhân gây hạn hán tại địa phương..........................................................................36

4.2.3. Tác động của hạn hán đến nông nghiệp..............................................................................41
4.3. Các biện pháp thích ứng trong sản xuất.....................................................................................53
4.3.1. Biện pháp sử dụng giống chịu hạn......................................................................................58
4.3.2. Biện pháp thay đổi sinh kế..................................................................................................60
4.3.3. Biện pháp thay đổi lịch mùa vụ...........................................................................................62
4.3.4. Biện pháp thay đổi kĩ thuật.................................................................................................63
4.3.5. Biện pháp công trình...........................................................................................................65
4.3.6. Biện pháp áp dụng kinh nghiêm dân gian...........................................................................67
4.3.7. Một số biện pháp khác.......................................................................................................69
4.3.8. Nhận thức của người dân về các biện pháp thích ứng với hạn hán tại địa phương............70
4.4. Đề xuất giải pháp.......................................................................................................................73

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................76
5.1. Kết luận......................................................................................................................................76
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................79

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam..................................................................4
Bảng 2.2 : Các vùng hiểm họa thiên tai...................................................................................5
Bảng 2.3: Quy luật diễn biến bão nước ta...............................................................................5
Bảng 2.4: Các khu vực hạn hán...............................................................................................6
Bảng 2.5: Tác động của một số loại thiên tai đến nông nghiệp...............................................8
Bảng 4.1: Khí hậu huyện Tĩnh Gia gia đoạn 2005-2014.........................................................27
Bảng 4.2: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010-2014.....................................................30
Bảng 4.3: Khí tượng huyện Tĩnh Gia năm 2010.....................................................................35

Bảng 4.4: Hệ thống các tuyến kênh mương chính xã Hải Lĩnh (ĐVT: m)................................38
Bảng 4.5: Hệ thống trạm bơm xã Hải Lĩnh............................................................................38
Bảng 4.6: Vốn sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lĩnh năm 2014............................................40
Bảng 4.7: Mức độ của những tác động do hạn hán gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.....43
Bảng 4.8. Diện tích sản xuất các loại cây trồng chính 2005-2014..........................................45
Bảng 4.9: Diện tích các loại cây trồng chính 2014.................................................................45
Bảng 4.10 : Quan điểm của người dân về sự thay đổi diện tích............................................45
Bảng 4.11: Quan điểm của người dân về sự thay đổi của năng suất của năm 2014.............47
Bảng 4.12:Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên cây Lúa khi xảy ra hạn hán49
Bảng 4.13: Sâu bệnh hại khoai khi hạn hán...........................................................................50
Bảng 4.14: Đánh giá tầm quan trọng của các nhóm giải pháp..............................................54
Bảng 4.15: Hiệu quả các giải pháp........................................................................................55
Bảng 4.16 : Ưu nhược điểm của các giải pháp thích ứng......................................................56
Bảng 4.17: Các loại giống cây trồng ở địa phương................................................................59
Bảng 4.18: Thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình.....................................................60
Bảng 4.19: Các khoản thu khác của các hộ gia đình..............................................................61
Bảng 4.20: Kinh nghiệm dân gian..........................................................................................67
Bảng 4.21: Các hộ tìm hiểu về thông báo, cảnh báo hạn hán từ các nguồn thông tin. (Đơn vị:
số hộ )...................................................................................................................................70
Bảng 4.22: Mức độ tìm hiểu và áp dụng các biện pháp thích ứng........................................71

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Trồng đậu xanh xen ngô.....................................................................................18
Hình 2.2: Mô hình trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi trên đất khô hạn..........................20
Hình 4.1 : Lịch sử hạn hán xã Hải Lĩnh giai đoạn 2005-2014.............................................33
Hình 4.2: Sơ đồ lát cắt sinh thái xã Hải Lĩnh từ tây sang đông...........................................36
Hình 4.3: Bản đồ hạn hán xã Hải Lĩnh................................................................................40

Hình 4.4: Lịch mùa vụ năm 2014.......................................................................................51
Hình 4.5: Lịch mùa vụ 2005...............................................................................................52

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ cơ cấu lao động năm 2014...........................................................29
Biểu đồ 4.2. Chất lượng lao động năm 2014.................................................................29
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu kinh tế năm 2014...........................................................................31
Biểu đồ 4.4. Hiện trạng sử dụng đất 2014.....................................................................32
Biểu đồ 4.5: Nhiệt độ huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2005- 2014.........................................34
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa năm 2010................................................35
Biểu đồ 4.7: Cơ cấu sử dụng đât nông nghiệp 2014......................................................42
Biểu đồ 4.8: Tác động của hạn hán đối với từng loại cây trồng chính...........................44
Biểu đồ 4.9: Quan điểm của người dân về tác động của hạn hán đến năng suất cây
trồng.............................................................................................................................47
Biểu đồ 4.10 : Mức độ áp dụng các biện pháp..............................................................55
Biểu đồ 4.11: Quan điểm của người dân về hiệu quả của biện pháp............................63

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
ATND

: Áp thấp nhiệt đới

GTSX


: Giá trị sản xuất

KHKT

: Khoa học kĩ thuật

LHQ

: Liên hợp quốc

PTNT

: Phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


PHẦN I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng cơ cấu nền kinh tế
của Việt Nam nhưng lĩnh vực này đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai.
Đặc biệt là các vùng đất thấp ven biển ở Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm,
dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao,
sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu.
Tĩnh Gia là huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hoá có phía đông giáp biển

Đông. Với diện tích tự nhiên khoảng 450 km². Đặc biệt với đường bờ biển dài
hơn 30km có tài nguyên thủy sản phong phú, thì bên cạnh đó Tĩnh Gia cũng có
nhiều đồng bằng vừa và nhỏ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là
trồng lúa nước.
Hải Lĩnh là một trong những xã thuộc huyện Tĩnh Gia nằm ven biển với
chiều dài đường bờ biển là 3,5 km, là xã có tiềm năng để phát triển sản xuất
nông nghiệp. Với diện tích tự nhiên 826,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là
426,63 ha chiếm 51,62% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Là một xã thuần nông,
nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa chiếm vị trí
quan trọng trong sản xuất lương thực, hàng năm người dân thường canh tác hai
vụ lúa trong năm, tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên
tai đặc biệt là hạn hán với mức độ và thời gian biến đổi nên sản xuất của người
dân không ổn định.
Theo số liệu thống kê của UBND xã Hải Lĩnh hằng năm hạn hán thường
xảy ra từ tháng 4 đến tháng 10. Theo số liệu trạm khí tượng huyện Tĩnh Gia
trong những năm gần đây nhiệt đội trung bình tăng dần, nhiệt độ cao nhất lên
đến 41,2 độ C biên độ nhiệt lớn có khi giảm xuống 8,8 độ C. Theo số liệu từ ban
Nông nghiệp xã Hải Lĩnh cho biết diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm
1


17.87 ha từ năm 2010 đến 2014. Năng suất và sản lượng không ổn định: Năm
2010 sản lượng lúa cả năm 40.6 tạ/ha, năm 2012 giảm xuống 35.2 tạ/ha, năm
2014 sản lượng đạt 47.6 tạ/ha.
Hải Lĩnh là một vùng thường xuyên đối mặt với sự khắc nghiệt của thời
tiết, với hạn hạn. Song người dân ở đây đã có nhiều hoạt động để thích ứng với
sự khắc nghiệt đó của thời tiết, như trong sản xuất người dân đã biết lên luống to
thấp, lên luống phủ bạt…vv nhằm hán giảm nhẹ những tác hại do hạn hán gây
ra, duy trì và phát triển nền sản xuất.
Từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : ‘‘Phân tích các giải

pháp thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp của cộng đồng xã Hải
Lĩnh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa” nhằm xác định những tác động của hạn
hán đến hoạt động sản xuất tại địa phương; những biện pháp đã được người dân
áp dụng để ứng phó, thích nghi với bão và hạn hán cũng như những khó khăn,
thuận lợi khi áp dụng những biện pháp đó và khả năng duy trì mở rộng của các
giải pháp đó.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và diễn biến hạn hán ở địa phương
- Tìm hiểu các giải pháp đã và đang được được áp dụng,phân tích các giải
pháp về các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giảm nhẹ tác động của hạn hán và
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

2


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về thiên tai
Một số khái niệm chung
Thiên tai :“Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt
hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã
hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt
lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước
dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động
đất, sóng thần và các loại thiên tai khác” (Luật phòng chống thiên tai, 2013)
Một số khái niệm liên quan khác:
- Hiểm họa: Hiểm họa tự nhiên là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về
người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã
hội (Luật Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai Việt Nam).

- Hiểm họa tự nhiên: Hiểm họa tự nhiên là hiện tượng tự nhiên có thể gây
tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động
kinh tế, xã hội ( Luật Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai Việt Nam ).
- Rủi ro thiên tai : Rủi ro thiên tai là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về
người, tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng
đồng trong một khoảng thời gian nhất định ( Luật phòng chống thiên tai, 2013 )
- Biến đổi khí hậu: Là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh
học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”
( Công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu ).

3


2.2. Diễn biến và tác động của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Các loại thiên tai chính ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của các hiểm họa tự nhiên, chủ
yếu là do hiện tượng khí tượng, thủy văn. Là quốc gia nằm trong khu vực chịu
ảnh hưởng của chế độ hiệt đới gió mùa Đông Nam Á, nước ta đồng thời nằm
trong trung tâm của khu vực tây Thái Bình Dương, một trong 5 ổ bão lớn trên
thế giới. Sự tổ hợp của bão vớ gió mùa gây mưa lớn, và với địa hình phức tạp,
các đồng bằng thấp, hẹp và dốc nối liền với núi cao, hàng năm, mưa do gió mùa,
mưa bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán và các hiện tượng thiên tai khác đã gây nên
thiệt hại về người, của cải, mùa màng và cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam
CAO
Lũ, ngập úng
Bão, áp thấp nhiệt đới
Hạn hán

Lũ quét
Xói lở/bồi lấp
Lốc xoáy

TRUNG BÌNH
Mưa đá và mưa lớn
Sạt lở đất
Cháy rừng
Xâm nhập mặn

THẤP
Động đất
Sương muối
Sóng thần

(Nguồn: DMC,2011)
Ở nước ta sự phân bố các loại thiên tai ở các vùng miền là không đồng
đều và có sự khác biệt lớn. Do đó, việc phân vùng thiên tai có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với công tác phòng, chống rủi ro thiên tai. Việc phân vùng thiên
tai được dựa trên cơ sở đánh giá khả năng xảy ra các hiểm họa do tự nhiên gây
ra đối với từng vùng miền cụ thể. Các vùng hiểm họa thiên tai của nước ta được
chia làm 5 vùng :

4


Bảng 2.2 : Các vùng hiểm họa thiên tai
Stt
1


Vùng thiên tai
Vùng núi phía Bắc

2

Vùng đồng bằng sông Hồng

3

Vùng các tỉnh miền Trung

4

4 vùng cao nguyên

5

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các hiểm họa tự nhiên
Lũ quét, sạt lở đất, động đất, hạn hán
Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất,
nhiễm mặn
Bão, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, nhiễm
mặn
Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán
Lũ lụt thượng nguồn, bão, nhiễm mặn,

sạt lở đất
(Nguồn: Cục quản lý đê điều và Phòng chống lũ bão, 2011)


Các loại thiên tai chính ở Việt Nam
 Bão và áp thấp nhiệt đới
Là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có thể ảnh hưởng tới một vùng có
đường kính 200-500km. Chúng thường gây ra hiện tượng gió lớn và mưa to.
Theo thống kê trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10 cơn bão lớn
nhỏ khác nhau. Trong đó, nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3.15 cơn bão và
2,93 cơn ATND và ảnh hưởng gián tiếp của 0,83 cơn bão và 0,4 cơn ATND.
Bảng 2.3: Quy luật diễn biến bão nước ta
Tháng xảy ra
5,6,7
8,9
10,11,12

Vùng bị ảnh hưởng
Ven Bắc Bộ
Ven biển Trung Bộ
Nam Bộ
(Nguồn: DMC,2011)

Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 tới tháng 12 trên khu vực Biển
Đông, quy luật diễn biến như bảng trên. Tuy nhiên, những năm gần đây quy luật
đó đã trở nên bất thường: số lượng , tần suất, cường độ tăng nhanh rõ rệt. Các
cơn bão thường lệch theo quỹ đạo về phía Nam và kết thúc muộn.
 Lũ lụt
Lũ là hiện tượng nước sông dâng lên cao sau đó giảm dần. Lụt là hiện
tượng ngập nước trong một vùng lãnh thổ gây ra do lũ.
5



Mưa lớn kéo dài là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vung đồng
bằng giáp biển triều cường cũng làm cho lũ lụt ngày càng trầm trọng. ở Việt
Nam lũ là hiện tượng xảy ra hàng năm.
Hàng năm có hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Việt Nam. Hầu
hết 2.360 con sông ở Việt Nam đều ngắn và dốc, nên khi có mưa lớn trên lưu
vực sẽ gây ra lũ lớn trong thời gian ngắn. Tây Nguyên và vùng ven Biển là
những vùng chịu nặng nề nhất. Trong 3 năm liên tiếp tại đồng bằng sông Cửu
Long đã cướp đi hơn 1000 sinh mạng (Dữ liệu thiên tai Việt Nam)
 Rét đậm, rét hại
Là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày của một khu vực dao động phổ
biến trong khoảng 13-15oc. Khi nhiệt độ dưới 13oC thì là rét hại. Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ là những khu vực hay xảy ra vào tháng chính đông (tháng 12 năm
trước đến tháng 1,2 năm sau).
 Nươc biển dâng
Là sự dâng lên của nước đại dương trên toàn cầu. Nguyên nhân do bão
lớn; triều cường; do biến đổi khí hậu làm tan băng ở 2 cực. Với trên 3260km bờ
biển, Việt Nam được xem là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao. Theo tổ
chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 58 vùng
kinh tế đang bị de dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong đó 4 tỉnh chịu tác động
nặng nề nhất gồm : Kiên Giang; Cà Mau; Hậu Giang; Sóc Trăng.
 Hạn hán
Là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng diễn ra trong một khoảng thời
gian dài, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm. Nguyên nhân chính là
do : thiếu mưa trong một thời gian dài ; do sự thay đổi đặc điểm khí hậu của trái
đất; do khai thác và sử dụng không hợp lí các nguồn nước.
Bảng 2.4: Các khu vực hạn hán

6



Nhóm khu vực

Bắc bộ
Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ

Khu vực

Mùa khô hạn phổ biến

Tây Bắc
Việt Bắc
Đồng bằng Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

XI-IV
XI – III
XI-III
IV-VIII
II-VIII
XI-IV

Nam Bộ
XII – IV
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW, năm 2011)

2.2.2. Diễn biến của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” cho
biết : “ Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng từ 0,50,7 oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã và đang làm
cho các thiên tai đặc biệt là bão, lũ lụt và hạn hán ngày càng trở nên khắc nhiệt”.
 Bão và áp thấp nhiệt đới
Những năm gần đây cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, các cơn bão
dịch chuyển xuống phía Nam nhiều hơn và ó hướng đi dị thường
 Hạn hán
Số ngày khô tăng liên tục trong giai đoạn 1961-2000 ở miền Bắc và giảm
đi ở miền Nam. Tổng lượng mưa lại giảm ở miền Bắc và tăng lên ở miền Nam.
 Nước biển dâng
Số liệu quan trắc tại trạm hải văn học cho thấy tốc độ dâng lên của mực
nước biển ở Việt Nam là 3mm/năm ( giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc
độ tăng trung bình của thế giới.
2.2.3. Tác động của thiên tai tới nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu do đó
chịu tác động rất lớn của thiên tai. Nước ta với đặc thù là hơn 73% người dân
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. 70% lãnh thổ là khu vực nông thôn, canh
7


tác nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều và các yếu tố tự nhiên nên càng chịu tác
động mạnh mẽ của thiên tai.
Bảng 2.5: Tác động của một số loại thiên tai đến nông nghiệp
Loại thiên tai

Tác động
- Giảm khả năng thoát nước ra biển, mực nước sông

Lũ lụt


tăng lên, uy hiếp các tuyến đê bao và bờ bao
- Mất diện tích đất nông nghiệp
- Tác động nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển

Hạn hán

của cây trồng
- Giảm năng suất cây trồng
- Mất cân bằng hệ sinh tái nông nghiệp, suy giảm đa

Bão

dạng sinh học
- Thiệt hại cơ sở hạ tầng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm suy giảm năng suất nông nghiệp trên
toàn thế giới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới ngay cả khi có nhứng thay đổi trong tập
quán canh tác. Sự suy giảm năng suất sẽ de dọa vấn đề an ninh lương thực.
2.3. Hạn hán và tác động của hạn hán đến nông nghiệp
2.3.1. Hạn hán
Hạn hán là hiện tượng xảy ra hàng năm tại Việt Nam, thường xuất hiện từ
tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Thiệt hại do hạn hán thường đứng sau bão và lũ.
Thiệt hại do hạn hán gây ra nghiêm trọng nhất là về sinh kế và kinh tế. Trong
những năm gần đây hạn hán thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn.
Trong năm 2010, hạn hán lớn chưa từng có tính tới thời điểm đó đã gây áp lực
nhiều tỉnh thành trên cả nước dẫn đến áp lực nghiêm trọng đối với sản lượng
nông nghiệp và cung cấp điện. Trong qua khứ hạn hán nghiêm trọng đã từng xảy
ra vài lần. Các đợt hạn hán gần đây từ 2002 – 2005 đã gây thiết hại ước tính
khoảng 2.060 tỷ đồng và 1.743 tỷ đồng (DMC, 2011).
8



Khái niệm hạn hán
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt
dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa
nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi
trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh...
 Những nguyên nhân gây ra hạn hán
Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên nhân
chính:
Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng
mưa thường xuyên ít hoặc nhất thời thiếu hụt.
- Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh
năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng
mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều
năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng
mưa nhiều.
- Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không
mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung
quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt
rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn
liền với định loại về hạn hán.
Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá
rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc
trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa)
làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; thêm
vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm
cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại
bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây

9


dựng công trình lớn. Cạnh đó, chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được
hiện đại hóa và không phù hợp. Thêm nữa, hạn hán thiếu nước trong mùa khô
(mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để đáp
ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế-xã hội ở các
khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không
phù hợp với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hoà với tự nhiên, môi
trường vốn vẫn tồn tại lâu nay. Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước
càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh
của con người.
2.3.2. Phân loại hạn hán
Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn
khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.
- Hạn khí tượng
Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trong
trường hợp liên tục mất mưa. Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần thu và lượng
bốc hơi tiêu biểu cho phần chi của cán cân nước. Do lượng bốc hơi đồng biến
với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ ẩm nên hạn hán
gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo.
- Hạn nông nghiệp
Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong
đất và nhu cầu nước của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý
được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của cây
trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngoài lượng mưa ra,
hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều
kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác,...).
- Hạn thuỷ văn
Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước

trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn
10


chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nông,
nước ngầm tầng sâu..
- Hạn kinh tế xã hội
Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội.
Các hoạt động kinh tế xã hội đòi hỏi một lượng nước khổng lồ để có
thể dung trì các hoạt động của mình. Vì vậy tình trạng hạn xảy ra sẽ gây ra
rất nhiều khó khăn và tổn thất cho nền kinh tế. Hạn xã hội có thể được biểu
hiện như thiếu nước dẫn tới thiếu điện cho các sản xuất và sinh hoạt, hay
tình trạng ô nhiễm, tình trạng mất vệ sinh các nguồn nước, tình trạng thiếu
nước sạch
2.3.3. Tác động của hạn hán đến nông nghiệp
Nằm ở bán đảo Đông Dương với diện tích 331.212 km², là quốc gia nằm
trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới,có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát
triển nền nông nghiệp lúa nước,là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Từ xưa đến nay, Việt Nam là nước luôn có thế mạnh trong việc phát triển
nền nông nghiệp lúa nước, người dân Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong trồng trọt và sản xuất,đã dựa vào các điều kiện vốn có của
tự nhiên để mở rộng đất canh tác, nâng cao năng suất qua mỗi mùa vụ. Ngày
nay, ngoài những kinh nghiệm đã có, người dân đã và đang áp dụng nhiều thành
tựu khoa học-kỹ thuật, máy móc tiên tiến vào việc trồng trọt, nâng cao năng suất
cây trồng, sản lượng tăng vùn vụt qua mỗi năm, nền nông nghiệp được coi là
một thế mạnh trong nền kinh tế của nước ta.
Tuy nhiên, Việt Nam lại là nước thuộc khu vực nhạy cảm chịu nhiều tác
động của thiên tai. Theo “Dữ liệu thiên tai Việt Nam” cho biết : Nghiên
cứu về hạn hán ở Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây nhận thấy một số
đặc điểm đáng chú ý như sau: Có 60% thời kỳ hạn rơi vào các vụ Đông Xuân,

12% số kỳ hạn rơi vào các vụ Hè Thu.
Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và
11


sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm
chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước, ảnh hưởng an ninh lương thực.
Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài
động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy
rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được.
Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm
diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương
thực. Theo Phạm Lê Hoàng, Lê Thị Khánh trong “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của một số dòng cà chua vụ Xuân hè 2008
tại Thừa Thiên Huế” cho biết hạn có thể làm cho quá trình ra nụ, ra hoa và đậu
quả của cà chua gặp khó khăn, ngoài ra hạn hán còn ảnh hưởng tới quá trình
thụ phấn, thụ tinh của quả cà chua. Hay theo Đoàn Văn Điếm, Trần Danh Thìn
trong nghiên cứu “Đánh giá tình trạng hán hán và ảnh hưởng của nó đối với
sinh trưởng và năng suất chè PH1 tại Ba Vì, Ha Tây” cho biết hạn cũng làm
cho năng suất và chất lượng của búp chè giảm xuống một cách đáng kể. Tăng
chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá
thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Theo Lê
Thị Hoa Sen khi ghiên cứu tác động của hạn hán tới sản xuất nông nghiệp tại
Quảng Trị cho thấy khi hạn hán xảy ra gia súc sinh trưởng rất chậm, gầy gò và
một số có thể bị chết do hạn .
Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và
thời gian khác nhau. Trong lịch sử đã có nhiều đợt hạn hán gây hậu quả nghiêm
trọng đặc biệt là cho lĩnh vực nông nghiệp như: Đợt hạn nặng vào năm 1992 –
1993 làm cho: Mực nước trên các sông đều thấp hơn trung bình nhiều năm
từ 0,1 - 0,5 m. Mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông, từ 10 – 20 km, có lúc tới

30 km. Tháng 7/1993, mực nước các hồ chứa lớn đều ở dưới mức nước chết
vẫn được tiếp tục khai thác chống hạn, các hồ chứa vừa và nhỏ đều cạn kiệt.
Tình trạng này đã làm tê liệt hoạt đông sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi
12


trong nhiều tháng liền ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân và
an ninh lương thực quốc gia (Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia).
Trong sản xuất nông nghiệp hạn hán là hiện tượng nguy hiểm bậc nhất
sau lũ lụt "nhất thuỷ, nhì hoả" vì đặc trưng của ngành là sản xuất phụ thuộc vào
lượng nước dự trữ trong đất (kể cả nguồn nước trên mặt đất lẫn nguồn nước
ngầm). Thiếu độ ẩm cây trồng không sinh trưởng, phát triển bình thường dẫn
đến năng suất và sản lượng thấp. Theo Hà Học Ngô (1977), trong suốt thời gian
sinh trưởng cây ngô yêu cầu độ ẩm đất khoảng 70% - 85%. Ngoài giới hạn độ
ẩm đất này sẽ làm giảm năng suất từ 9% - 32%, nhất là khi gặp hạn, thiếu ẩm
vào thời kỳ 13 - 14 lá. Trong thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cạn cần 300- 500
mm nước, độ ẩm thích hợp nhất đối với cây đậu tương, cây lạc nằm trong
khoảng 75-90% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 75% sẽ kìm
hãm sự sinh trưởng của cây, tuy nhiên mức độ kìm hãm thay đổi tùy điều kiện
nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nếu
thiếu nước sẽ dấn đến lượng CO2 hấp thụ trên 1 đơn vị diện tích lá giảm và diện
tích quang hợp giảm do sự phát triển của lá kém, lá chóng tàn ( Alberler, 1975 –
1977). Thiếu nước vào thời kỳ ra hoa làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạn vào thời kỳ
kết quả làm giảm năng suất đậu tương lớn nhất. Vào thời kỳ cao điểm lượng
nước cần dùng là 7,6 mm/ngày, hệ số sử dụng nước từ 1500-3500m3 cho việc
hình thành một tấn hạt. Tổng lượng nước cần cho cả vụ biến động 30003500m3/ha. Nhu cấu nước trong 1 vụ của cây đậu tương khoảng 450 – 750 mm.
Nhu cầu cao nhất là 7,5 mm/ngày trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, nở hoa và
hình thành quả. Cây nhạy cảm với úng ngập và hạn hán. Hạn hán trong giai
đoạn nở hoa - phát triển quả làm quả rụng nhiều.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ

có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc, vụ Thu - Đông ở
Bắc Trung Bộ có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn; vụ mùa kéo dài
hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến
13


động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến
động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu
bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối
với nông nghiệp và an ninh lương thực (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khi hậu).
Hạn hán có tác động sâu sắc tới sản xuất nông nghiệp được thể hiện
cụ thể ở các mặt sau:
- Giảm năng suất và sản lượng thực phẩm, có thể gây ra mất mùa cục bộ hoặc
trên phạm vi cả nước dẫn đến giảm nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn để đáp
ứng yêu cầu xã hội. Ví dụ, theo Đoàn Văn Điếm, Trần Danh Thìn trong “Đánh
giá tác động của hạn hán và vai trò một số biện pháp giữ ẩm đối với ngô vụ
Đông tại Trung du Bắc Bộ” : Đối với miền Trung vụ lúa hè thu là vụ lúa cho
năng suất tương đối cao sau vụ đông xuân, nhưng vụ hè thu hay bị khô hạn do
ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Nhiều năm trở lại đây lượng mưa từ
tháng 1 - 5 thấp hơn trung bình nhiều năm, thậm chí có năm chỉ bằng 1/3 so với
trunng bình nhiều năm. Vụ hè thu năm 1993, cả miền trung xảy ra hạn hán
nghiêm trọng làm 34.000 ha lúa hè thu không gieo sạ được. Diện tích bị hạn là
175.000 ha chiếm 1/3 diện tích gieo sạ, trong đó hạn nặng là 35.000 ha, bị cháy
khô không có khả năng cho thu hoạch là 26.000 ha, sản lượng thất thu do đợt
hạn này gây ra là 150.000 tấn. Hay trận hạn hán lịch sử năm 1997 – 1998 làm
cho: “Hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997 - 1998 nghiêm trọng nhất, hầu như bao
trùm cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng: Lúa đông xuân, hè thu, lúa mùa bị hạn
trên 750.000ha ( mất trắng trên 120.000 ha ); cây công nghiệp và cây ăn quả bị
hạn trên 236.000 ha ( bị chết gần 51.000 ha ); 3,1 triệu người thiếu nước sinh

hoạt. Tổng số thiệt hại về kinh tế khoảng 5.000 tỷ đồng”. Đợt hạn hán năm 1998
- 1999 trên địa bàn cả nước làm cho 160.000 ha bị hạn nặng và mất trắng
khoảng 30.000 ha và làm giảm năng suất khoảng 200.000 tấn quy thóc. Hay như
đợt hạn hán năm 2010 chỉ tính riêng tỉnh Nghệ An đã có tới đã làm mất trắng
14


13.896 ha lúa, 15.802 ha ngô và nhiều loại hoa màu khác trong toàn tỉnh.
-

Hạn hán cũng làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh trên cây trồng do

khả năng đề kháng của cây trồng đối với các loài dịch bệnh bị giảm sút. Hạn
hán làm tăng nguy cơ bùng phát các loài côn trùng có hại cho cây trồng như dế,
sâu khoang, cào cào. Theo tiến sĩ Đào Xuân Học : Hạn hán là một phần của biến
đổi khí hậu, hạn hán đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây
ra những thiệt hại cả về người và của cho con người. Hạn hán trong lĩnh vực
nông nghiệp đã làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém ngoài ra còn tạo
điều kiện để sâu bệnh bùng phát, gây hại trên diện rộng. Ngoài ra hạn hán còn
làm cho một số loài thiên địch trên đồng ruộng bị biến mất, làm tăng chi phí cho
hoạt động sản xuất của người dân.
2.4. Các chính sách phòng chống hạn hán của Việt Nam
2.4.1. Luật phòng chống thiên tai 2013
Luật phòng chống thiên tai được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013 theo Luật số 33/2013/QH13.
Đây là văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước ta trong lĩnh vực phòng, chống
thiên tai. Luật phòng, chống thiên tai bao gồm 47 điều phân bổ trong 6 chương,
cụ thể là:
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Hoạt động phòng, chống thiên tai

Chương III. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân trong phòng, chống thiên tai
Chương IV. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai
Chương V. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai
Chương VI. Điều khoản thi hành
Việc ban hành luật Phòng, chống thiên tai được coi là một nỗ lực lớn của
Nhà nước ta trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản Pháp luật trong lĩnh vực
phòng, chống thiên tai. Các điều khoản quy định trong bộ luật này là những căn
15


cứ pháp lý quan trọng, mang tính định hướng và chỉ đạo hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và các cá nhân trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
2.4.2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020.
Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
của Việt Nam được Chính phủ phê duyệt ngày 16/11/2007 theo quyết định số
172/2007/QĐ-TTg. Trong bản chiến lược thể hiện rõ quan điểm; nguyên tắc chỉ
đạo và mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác phòng , chống và giảm
nhẹ thiên tai cơ bản chiến lược cũng xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện chung cho cả nước cũng như cho các vùng miền cụ thể.
 Mục tiêu chung
Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại
về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di
sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước,
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
 Một số mục tiêu cụ thể
Một số mục tiêu cụ thể thể hiện rõ chính sách phòng chống hạn hán như:
- Nâng cao năng lực dự báo bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, báo tin động

đất, cảnh báo sóng thần và các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn nguy hiểm. Trọng
tâm là nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới trước 72 giờ.
- Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các
hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công
trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du.
2.4.3. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu vừa được Thủ tướng phê duyệt
tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011. Vì là một trong những nước
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nên chiến lược xác định việc ứng phó với biến đổi
16


khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Bốn mục tiêu cụ thể của chiến lược được xác định là:
(i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước,
xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng
cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
(ii) Nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo
trong phát triển bền vững.
(iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí
hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất
lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách; tận dụng các cơ hội từ
biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội.
(iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.5. Một số mô hình sản xuất nhằm ứng phó với hạn hán ở Việt Nam
2.5.1. Trồng Đậu xanh xen Ngô
Những năm gần đây, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: Hạn
hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, thời tiết không theo quy luật… những biến đổi đó đã
gây nên rất nhiều bất lợi đối với các ngành sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất
nông, lâm nghiệp - lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Nhằm tìm ra các giải pháp ứng phó với các hiện tượng thời tiết trên, được
sự tài trợ của tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, từ năm 2010, Trung tâm
nghiên cứu và phát triển Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (ADC) thuộc
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã triển khai xây dựng một số mô hình
thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp tại 2 xã Thanh Vận và Mai
Lạp, huyện Chợ Mới, trong đó có mô hình trồng đậu xanh xen ngô.
Ngô là cây cao, thích ánh nắng, rễ đâm xuống đất tương đối nông, chủ
yếu là dùng chất dinh dưỡng ngay trên lớp trên của đất, lượng phân đạm cần
thiết trong thời kỳ sinh trưởng tương đối nhiều. Còn đậu có thể chịu được bóng
râm, nhưng bộ rễ lại cắm sâu xuống đất hơn ngô, có thể hút và sử dụng chất dinh
17


dưỡng ở tầng đất dưới, lượng phân đạm cần không nhiều, chủ yếu là lân,
kali. Do đó, khi trồng ngô và đậu cùng nhau, không những chúng không tranh
đất dinh dưỡng mà ngược lại sống rất hòa hợp.

Hình 2.1: Trồng đậu xanh xen ngô
( Nguồn : Trung tâm ADC ,Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, “Mô
hình thích ứng với biến đổi khí hậu” 03/08/2015,
/>Đánh giá qua các năm thực hiện cho thấy: Đây là mô hình hay, đem lại
hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với trình độ canh tác của địa phương. Trước
đây, trên nền đất không chủ động nước, người dân trồng lúa thì thu nhập chỉ đạt
trung bình 20 triệu đồng/ha/năm. Nay chuyển sang mô hình trồng ngô xen đậu
xanh, thu nhập của người dân tăng lên trung bình 40 triệu đồng/ha/năm. Ngoài
việc tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt như trên, mô hình trồng ngô xen đậu xanh còn
có thu nhập ổn định hơn, kể cả trong điều kiện khô hạn kéo dài, bởi vì trước đây
trồng lúa, gặp những năm hạn hán kéo dài thì năng suất lúa giảm rất nhiều, thậm
chí có thể mất trắng, còn nay chuyển sang trồng ngô xen đậu xanh sẽ cho thu
nhập ổn định hơn, kể cả những năm hạn hán kéo dài. Mặt khác, trồng ngô xen

đậu tương còn giúp cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, giảm được đầu tư
cho sản xuất nên hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường đều cao hơn. Đây là mô

18


×