Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Khu Công Nghiệp Nguy Hại Tại Các Khu Công Nghiệp Quang Châu Và Vân Trung, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TẠI CÁC KCN QUANG
CHÂU VÀ KCN VÂN TRUNG, TỈNH BẮC GIANG

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

LÊ THỊ THỦY
MTA
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ


HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TẠI CÁC KCN QUANG
CHÂU VÀ KCN VÂN TRUNG, TỈNH BẮC GIANG
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

LÊ THỊ THỦY

MTA
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
TỈNH BẮC GIANG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên

Lê Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy
giáo, cô giáo bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
chương trình học trong suốt 4 năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích
Hà đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc
Giang, Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Giang, lãnh đạo Ban Quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Học viên
Lê Thị Thủy

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Tổng quan về CTCNNH..........................................................................3
1.2. Tình hình phát sinh và quản lý CTCNNH trên thế giới.....................16
1.3. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.........21
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu....................................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................32
2.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................32
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................32
Chương 3: Kết quả và thảo luận..................................................................34
3.1. Đặc điểm phát triển công nghiệp tại KCN Quang Châu và KCN Vân

Trung, tỉnh Bắc Giang..................................................................................34
3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại tại các
KCN Quang Châu và KCN Vân Trung, tỉnh Bắc Giang...........................40
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại tại KCN
Quang Châu và KCN Vân Trung................................................................49
3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chất thải
công nghiệp nguy hại cho KCN Quang Châu và KCN Vân Trung..........67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................70
Kết luận..........................................................................................................70

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại của một sô ngành sản
xuất..............................................Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Tỷ lệ CTNH trong chất thải một số ngành công nghiệp ở Tp. Hồ
Chí Minh..........................................................................................8
Bảng 1.3. Bảng phân loại CTNH theo đặc tính.....Error: Reference source not
found
Bảng 1.4. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.5. Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN khu vực Hà Nội
năm 2009.....................................Error: Reference source not found
Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại từ một số ngành
công nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTD phía Nam
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.7. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm
2010............................................Error: Reference source not found
Bảng 1.8. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại một số ngành công nghiệp

điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam...............Error:
Reference source not found
Bảng 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang...................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Khối lượng CTNH phát sinh tại các nhà máy thuộc KCN Quang
Châu năm 2015...........................Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Khối lượng CTNH phát sinh tại Công ty TNHH Wintek Việt Nam
năm 2015.....................................Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Thành phần CTCNNH tại một số ngành sản xuất của KCN Quang
Châu............................................Error: Reference source not found

iv


Bảng 3.5. Tình hình phát sinh CTNH tại các nhà máy thuộc KCN Vân Trung
năm 2015.....................................Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Thành phần CTCNNH của một số ngành sản xuất thuộc KCN Vân
Trung...........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Tải lượng CTCNNH của một số ngành thuộc KCN Quang Châu và
Vân Trung...................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Tình hình quản lý CTCNNH tại các nhà máy thuộc KCN Quang
Châu............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.9. Khối lượng CTCNNH được xử lý của một số doanh nghiệp thuộc
KCN Quang Châu năm 2015......Error: Reference source not found
Bảng 3.10. Khối lượng CTCNNH được xử lý tại một số nhà máy thuộc KCN
Vân Trung năm 2015..................Error: Reference source not found
Bảng 3.11. ....Danh sách đăng kí sổ chủ nguồn thải của các nhà máy tại KCN
Quang Châu................................Error: Reference source not found
Bảng 3.12. Tình hình đăng kí sổ chủ nguồn thải tại KCN Vân Trung......Error:
Reference source not found


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ khu công nghiệp Quang Châu..............................................34
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Quang Châu. .Error: Reference source
not found
Hình 3.3. Sơ đồ khu công nghiệp Vân Trung.........Error: Reference source not
found
Hình 3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Vân TrungError: Reference source not
found
Hình 3.5. Biểu đồ khối lượng CTCNNH phát sinh theo ngành tại KCN
Quang Châu và KCN Vân Trung.Error: Reference source not found
Hình 3.6. Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp.......Error: Reference
source not found
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện khối lượng CTCNNH được thu gom, xử lý tại
KCN Quang Châu và KCN Vân Trung..Error: Reference source not
found
Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về CTCNNH tỉnh Bắc Giang
......................................................Error: Reference source not found
Hình 3.9. Sơ đồ tổ chức phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường Bắc Giang
......................................................Error: Reference source not found

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AM
BQLKCN

BTNMT
BVMT
CCN
CTCNNH
CTNH
CTR
CTRCN
JICA
KCN
KH&CN
KTTĐ
KT – XH
QLCTNH
QLCTR
QLMT
TNHH
UBND

Ăn mòn
Ban quản lý khu công nghiệp
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp
Chất thảicông nghiệp nguy hại
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Khu công nghiệp
Khoa học và công nghệ

Kinh tế trọng điểm
Kinh tế - xã hội
Quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải rắn
Quản lý môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân

vii


MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Cách trung tâm
Hà Nội khoảng 50km. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông nghiệp, lâm nghiệp,
thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Công nghiệp là
ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 4
khu công nghiệp đang hoạt động là: Khu công nghiệp Đình Trám (diện tích
127 ha), khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (diện tích 158,70 ha), khu
công nghiệp Quang Châu (diện tích 426 ha) và khu công nghiệp Vân Trung
(diện tích khoảng 350,30 ha), bên cạnh đó còn có 34 cụm công nghiệp sau 10
năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế (BQL KCN Bắc Giang,
2015).
Các cụm, khu công nghiệp đã đóng góp một phần đáng kể vào tỷ trọng
phát triển kinh tế công nghiệp, góp phần giải quyết công việc cho hàng chục
nghìn lao động,thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Xét về khía cạnh môi trường thì các khu công nghiệp này cũng là một
nguồn phát sinh chất thải lớn trên địa bàn và đòi hỏi phải có các biện pháp
quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp nếu không sẽ trở thành nguồn gây ô
nhiễm nghiêm trọng đặc biệt với chất thải nguy hại. Các chất thải nguy hại

nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân
xung quanh khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Quang Châu thành lập năm 2006 tại xã Quang Châu,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích 426 ha, tính đến tháng 10/2015
tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp hiện nay khoảng 45%, đã có 16 dự án đầu tư
vào khu công nghiệp. Bao gồm các loại hình sản xuất đa nghành, khuyến
khích đầu tư một số loại hình như: Công nghệ cao, cơ khí chính xác, thực
phẩm …. (BQL KCN Bắc Giang).
1


Khu công nghiệp Vân Trung được thành lập năm 2007 với diện tích khu
công nghiệp là 350 ha, giai đoạn I được đầu tư xây dựng với diện tích là 150
ha. Tính đến 10/2015 tỷ lệ lấp đầy là 30% với 29 dự án đầu tư vào khu công
nghiệp. Với các ngành nghề đầu tư là các nghành nghề tổng hợp như công
nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, bao bì, và các nghành
nghề khác có liên quan (BQL KCN Bắc Giang).
Với nhiều chính sách ưu đãi của tỉnh Bắc Giang trong những năm vừa
qua nhằm thu hút vốn đầu tư. Khu công nghiệp Quang Châu và khu công
nghiệp Vân Trung với tỷ lệ lấp đầy là 45% và 30% hiện đang là điểm đến thu
hút vồn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó hạ tầng
kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp chưa đồng bộ, ý thức,
trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công nghiệp còn bất cập.
Song song với sản xuất, các khu công nghiệp Quang Châu và KCN Vân
trung cũng phát sinh một lượng lớn chất thải trong đó có chất thải công
nghiệp nguy hại. Mặc dù vậy hiện nay hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại
tại 2 KCN này chưa được đánh giá đầy đủ, còn gặp khó khăn hạn chế trong
công tác quản lý. Vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra các
vấn đề tiềm ẩn cho môi trường đặc biệt là sau khi KCN được lấp đầy. Vì vậy,

để làm rõ được hiện trạng phát sinh cũng như đáp ứng quản lý về loại chất
thải công nghiệp nguy hại này em xin thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
quản lý chất thải công nghiệp nguy hại tại các KCN Quang Châu và KCN
Vân Trung, tỉnh Bắc Giang”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiện trạng phát sinh CTCNNH tại KCN Quang Châu và
KCN Vân Trung, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá công tác quản lý CTCNNH tại KCN Quang Châu và Vân
Trung, tỉnh Bắc Giang về các mặt thủ tục hành chính và quản lý kỹ thuật.
- Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp để khắc phục những tồn tại về
quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về CTCNNH
1.1.1. Một số khái niệm
Định nghĩa về chất thải nguy hại
Thuật ngữ “ Chất thải nguy hại” được xuất hiện lần đầu vào thập niên 70
của thế kỉ trước tại các nước Âu – Mỹ. Trải qua thời gian, cùng với sự phát
triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của các nước mà đến
nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa về chất thải nguy hại trong luật và
các văn bản dưới luật về môi trường như:
Phillippines: CTNH là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích,
có hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật.
Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có
khả năng gây hại cho sức khỏe con người và môi trường, những chất này yêu
cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
Mỹ: (được đề cập trong luật RCRA – the Resource Conservation and
Recovery Act – 1976) chất thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán rắn, và các bình

khí) có thể được coi là chất thải nguy hại do EPA đưa ra có một trong bốn đặc
tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy – nổ, ăn mòn, phản ứng và độc
tính. Được chủ thải công bố là chất thải nguy hại.
Theo UNEP(12/1985): Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất
thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn – semisolid, và các bình
chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính
khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người
hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc với chất thải
khác.
Tại Việt Nam: Đứng trước các nguy cơ phát sinh lượng lớn chất thải
nguy hại là hệ quả của phát triển công nghiệp, Chính Phủ đã ban hành quy
chế đầu tiên của Việt Nam trong đó có định nghĩa về chất thải nguy hại. Qua
các thời kỳ phát triển đến nay theo Luật BVMT 2014 do Quốc hội ban hành
3


ngày 26/03/2014 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: “Chất thải nguy
hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây
ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
Qua các định nghĩa được nêu trên cho thấy hầu hết đều đề cập đến đặc
tính (cháy – nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy hại. Có định
nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn – lỏng – khí – bán rắn), gây tác
hại do bản thân chúng ta khi tương tác với các chất khác, có định nghĩa
thường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái phát triển khoa học – xã hội của
mỗi nước. Trong các định nghĩa nêu trên có thể thấy rằng định nghĩa về chát
thải nguy hại của Mỹ là rõ ràng nhất và có nội dung rộng nhất. Việc này giúp
cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng hơn (Trịnh Thị Thanh,
2008).
So sánh định nghĩa được nêu trong Luật BVMT 2014 với các định nghĩa
các nước khác cho thấy định nghĩa được ban hành trong quy chế có nhiều

điểm tương đồng với định nghĩa của Liên hợp quốc và Mỹ. Tuy nhiên, trong
quy chế quản lý chất thải nguy hại của chúng ta còn chưa rõ ràng về các đặc
tính của chất thải, bên cạnh đó chưa nêu lên các dạng của chất thải nguy hại
và quy định các chất có độc tính với người hay động vật là chất thải nguy hại.
Khái niệm về quản lý chất thải nguy hại
Theo khoản 1, điều 3 Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT thì: “Quản lý
chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến phòng ngừa, giảm thiểu,
phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu trữ tạm thời, vận chuyển và xử
lý CTNH”.
Như vậy, trách nhiệm quản lý chất thải của cơ quan Nhà nước và các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất
thải đó phát sinh, mà các chủ thể trên còn có trách nhiệm trong việc phòng
ngừa, giảm thiểu bằng việc áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật hiện đại, công
nghệ tiên tiến... nhằm hạn chế lượng CTNH phát sinh trên thực tế.
Theo khái niệm trên quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
4


- Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà
nước có trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những
hoạt động liên quan trực tiếp tới CTNH như: Chủ nguồn thải, chủ thu gom,
vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.
- Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan Nhà nước
về bảo vệ môi trường và các tổ chức cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ
thể là: Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp
thời những sai phạm,... Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành
những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý,... CTNH.

Quá trình quản lý CTNH được tiến hành theo 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các
biện pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó.
Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông
thường nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là
tiến hành thủ tục đăng kí cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH,
đặc biệt là trong nghành công nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này
được thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các
nguồn phát sinh ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được
vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi
lưu giữ tạm thời.
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những
phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và
nhiệt... nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính
để phù hợp hơn với khâu thải bỏ cuối cùng.

5


Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý trực tiếp. CTNH sau khi xử lý
trung gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi
xử lý cuối cùng của quy trình.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn
được tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau
như: chôn lấp hoặc thiêu đốt.
Việc quản lý CTNH được thực hiện bằng nhiều công cụ như: Luật –
chính sách, kinh tế, kỹ thuật … Trong đó công cụ pháp lý được coi là biện
pháp hữu hiệu nhất trong công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi

trường.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTCNNH
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại
tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH có thể
phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất công
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc phát thải chất thải có thể là vô tình
hay cố ý. Trong các nguồn thải trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát
sinh CTNH lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại hình ngành công nghiệp.
So với các nguồn phát thải khác, đây là nguồn mang tính thường xuyên và ổn
định nhất. Các nguồn thải từ công nghiệp mang tính phát tán dạng rộng, đây
là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực.
CTCNNH phát sinh chủ yếu từ các nguồn như:
Công nghiệp nhẹ : Sản xuất sản phẩm điện tử, may mặc, chế biến thức
ăn chăn nuôi, cơ khí chính xác, ...
Công nghiệp luyện kim: Luyện gang thép, luyện thép hồ quang, ...
Công nghiệp hóa chất: Hóa chất cơ bản (axit H2SO4, xút – clo ...), phân
hóa học, thuốc trừ sâu.
Công nghiệp khai thác khoáng sản: Dầu khí, than, ...
6


1.1.3. Thành phần, phân loại CTCNNH
1.1.3.1. Thành phần CTCNNH
Chất thải nguy hại phát sinh từ công nghiệp có thành phần đa dạng, tùy
thuộc vào ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mà thành
phần CTNH khác nhau về lượng và tính chất độc hại.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại của một sô ngành
sản xuất
STT


1

Ngành sản xuất
Sản xuất linh kiện
điện tử

Thành phần CTCNNH
Thành phẩm hoặc bán thành phẩm điện tử thải.
Chất kết dính và chất bịt kín thải.
Dung môi và hỗn hợp dung môi hữu cơ.
Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo độc hại từ quá trình
phần tách.
Axit HCl thải, Axit HF thải.
Dung môi thải và cặn chưng.
Chất thải axit/bazo mạnh.

2

Sản xuất gia công kim
loại

Chất thải xi mạ
Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước
thải
Chất thải chứa cyanide.
Dầu nhớt qua sử dụng.
Dung môi thải và cặn trưng cất.

3


4

Sản xuất hóa chất

Sản xuất cơ khí chính
xác

Chất thải từ xử lý bụi, bùn.
Chất xúc tác qua xử dụng.
Chất thải có chứa axit/bao mạnh …
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải.
Bóng đèn huỳnh quang thải.
Dầu động cơ hộp số và bôi trơn tổng hợp thải.
Chất thải vô cơ chứa thành phần nguy hại…

( Nguồn:Th.s Nguyễn Ngọc Châu, 2006)
Thành phần CTNH, mức độ nguy hại của chất thải cũng rất khác nhau,
tùy thuộc vào liều lượng và khả năng gây hại của một số chất độc hại lẫn
trong đó. Thậm chí tính chất nguy hại của chất thải chỉ thể hiện trong điều
kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất nhất định nào đó.
Bảng 1.2. Tỷ lệ CTNH trong chất thải một số ngành công nghiệp ở
7


Tp. Hồ Chí Minh
Tỷ lệ so với
STT

Ngành


Thành phần CTNH

thành phần
không độc hại
(%)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chế biến thực
phẩm
Dệt nhuộm,
in vải
May mặc
Da và giả da
Thủy tinh
Giấy, in giấy
Gỗ, mỹ nghệ
Điện tử
Luyện kim
Gia công cơ

khí
Hóa chất và

11

liên quan đến
hóa chất

12
13
14

Không đáng kể

Không đáng kể

Thùng chứa hóa chất, mực in

39,4

Không đáng kể
Thùng chứa hóa chất
Bản in, mực in
Gòn đánh vecni
Xỉ hàn chì, bản mạch điện tử
-

Không đáng kể
10,0
34,3

0,2
37,9
-

Giẻ lau dầu nhớt

23,9

Xỉ kim loại nặng, các loại bao bì
chứa hóa chất, hóa chất hư, cặn lắng
chứa hóa chất – kim loại nặng, dược

Cao phân tử
Ngành khác
Trạm xử lý

phế phẩm
Bao bì, cặn hóa chất
Bùn thải của cơ sở xi mạ, giấy, dệt

nước thải

nhuộm

75,2
30,0
46,7

(Nguồn: CENTEMA – Tp.Hồ Chí Minh, 2012)
1.1.3.2. Phân loại chất thải công nghiệp nguy hại

Mục đích của phân loại các chất thải nguy hại là để gia tăng thông tin về
chúng trong mọi hoạt động từ sản xuất, sử dụng đến thải bỏ. Hầu hết những
người có liên quan đến việc sử dụng các chất này không phải là các nhà hóa
học và sẽ không biết được tên hóa hộc của chúng. Hệ thống phân loại cho
phép những người không chuyên dễ dáng xác định những mối nguy hại có
liên quan trên cơ sở đó tìm được thông tin hướng dẫn sử dụng. Hơn thế nũa
8


CTNH được phân loại sẽ là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc quản lý chúng
một cách an toàn, hiệu quả.
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại CTNH khác nhau tùy thuộc vào
nguồn gốc phát sinh, đặc tính, dạng tồn tại, danh sách theo luật … Tùy theo mục
đích của việc phân loại CTNH mà người ta có các cách phân loại như sau:
a, Theo đặc tính
Theo phụ lục 1 của thông tư 36/2015/TT – BTNMT ngày 30/06/2015
dựa vào tính chất nguy hại mà phân loại CTNH thành các loại sau:
Bảng 1.3. Bảng phân loại CTNH theo đặc tính.
Tính chất Ký
Mô tả
nguy hại hiệu
Dễ nổ
N Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va
đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc
độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
Dễ cháy
C - Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất
lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt
độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.

- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc
cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng
có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc
tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước
có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
Oxy hoá OH Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra
hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
Ăn mòn AM Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương nghiêm
trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và
phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn
hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT
về ngưỡng CTNH.
Có độc
Đ - Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần
tính
nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng
nhầy.

9


Có độc
tính sinh
thái
Lây
nhiễm


- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro
sức khoẻ ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc
qua da.
- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ
thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần
nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc
mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả
năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại
có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của
con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc
với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy
hiểm đối với người và sinh vật.
ĐS Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng
hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích
luỹ sinh học.
LN Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng
hoặc bệnh tật cho người và động vật.

(Nguồn: Bộ TN & MT, 2015)
b, Theo nguồn hoặc dòng thải chính
Theo thông tư số 36/2015/TT – BTNMT ngày 30/06/2015, quy định tại

phần B phụ lục 1 thì chất thải nguy hại được phân loại theo các nhóm nguồn
hoặc dòng thải chính bao gồm 19 nhóm loại sau:
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí
và than.
2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất
vô cơ.
10


3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất
hữu cơ.
4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và
các vật liệu khác.
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và
bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị
ô nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước
cấp.
13. Chất thải từ ngành y tế, thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất
thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ,
môi chất lạnh và chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải
bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác .
1.1.4. Tác động, ảnh hưởng của CTNH tới con người và môi trường
Ảnh hưởng đến môi trường sống
11


CTNH nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời trước khi thải ra
môi trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, và liên quan đến tác
động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn
nước này thường được dùng làm nước dùng trong sinh hoạt hoặc nước uống,
phục vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Bất cứ sự
ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khỏe đối
với con người hay gây ra các tác động về môi trường nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của hoạt động chôn lấp CTNH không đúng quy cách có
liên quan đến những vấn đề về môi trường như:
Ô nhiễm nước ngầm do việc lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp tại
chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kĩ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp các
bãi đất trũng. Mà nguồn nước này thường được dùng cho mục đích nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc được người dân khu vực dùng như nguồn
nước uống, Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.
Ô nhiễm nước mặt do việc thải bỏ các chất lỏng độc hại không được xử
lý đầy đủ, hoặc do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hoặc do
việc thải vào khí quyển những hóa chất đôc hại từ quá trình cháy, đốt các vật
liệu nguy hại. Đã làm bẩn các nguồn nước uống cũng như làm chết cá và sinh
vật đáy vốn được người dân địa phương đánh bắt sử dụng. Một số vấn đề sức
khỏe liên quan đến những tác động được hiểu như là kết quả của một số sự cố

gây ô nhiễm.Việc di chuyển dư lượng thuốc trừ sâu không được kiểm soát.
Rủi ro tăng bệnh tật do ngộ độc kim loại và ung thư do nhiễm các chất gây
ung thư vẫn đang tồn tại. Tình trạng tăng bệnh ung thư, bệnh tim, nhiễm trùng
hệ hô hấp và tiêu hóa, viêm da cũng có thể tăng.
Ngoài ra, do bản chất ăn mòn tiềm tàng của các hóa chất độc hại có thể
phá huỷ hệ thống cống rãnh cũng như làm ngộ độc môi trường tự nhiên.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Khi môi trường bị ô nhiễm làm cho con người bị mắc các bệnh liên
quan ngày càng gia tăng. Các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể con qua các
12


con đường như: Tiếp xúc qua da, do ăn uống hoặc hít thở. Khi ở liều lượng
nhất định cơ thể con người sẽ bị kích thích có các phản ứng bằng ngộ độc cấp
tính hoặc mãn tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay cơ quan khác của con
người như gan, thận. Ví dụ, Cadmium gây độc đối với thận, xương bị phân
hủy đối với độc tính của Benzen, metyl thủy ngân độc hại đối với não,
tetraclorit cacbon gây độc ở gan, phổi thường bị nhiễm độc bởi thuốc diệt cỏ
mạnh, mắt bị ảnh hưởng bởi thuốc chống sốt rét…
Theo thống kê của viện Y học lao động, những trường hợp bệnh nghề
nghiệp do ảnh hưởng của chất thải ở môi trường làm việc như là: Năm 1984
trong số 174 trường hợp công nhân làm việc trong điều kiện rung chuyển
được chụp X – quang xương và khớp xương, 46 trường hợp có tổn thương,
chiếm tỷ lệ 26,7 % với các loại tổn thương xương. Trong số 289 công nhân
tiếp xúc rung chuyển được soi mao mạch, 84 trường hợp có biến đổi mao
mạch, tỷ lệ 29%. Năm 1989, trên 48 công nhân dệt sợi bông và phát hiện
được 8,4 % số người mắc bệnh bụi phổi – bông. Hay tháng 1/1999 tại mỏ
than Mạo Khê, Quảng Ninh đã xảy ra sự cố nổ khí metan (CH 4) (trong hầm
mỏ). Hậu quả làm gần 20 người chết và hơn 10 người bị thương (Trịnh Thị
Thanh, 2008)

Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng hệ sinh thái, môi trường sống bị
phá hủy, thu hẹp khiến cho hệ động – thực vật ở đó bị tiêu diệt, suy giảm. Môi
trường sống bị phá vỡ làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật
sống trong hệ sinh thái đó. Nhiều chất thải công nghiệp, chẳng hạn như chất
thải công nghiệp sản xuất hóa học hữu cơ … đều có chứa những hợp chất hữu
cơ như phenol, xyanua, DDT, .... Những hợp chất này khi được thải vào các
ao hồ, dòng chảy sông suối không chỉ làm chết các vi khuẩn, tiệt trùng thể
nước, làm cho nước không còn khả năng trải qua quá trình làm sạch mà còn
gây chết cá và những thủy sản khác ngay khi ở nồng độ thấp. Một số hợp chất
hữu cơ quan trọng, gây độc đối với cá và có mặt trong nước thải công nghiệp,
13


thường thải ra sông hồ là các phenol, naphtalen, focmandehit, xyanua,
hydrocacbon clo hóa, mecaptan … Một trong những dấu hiệu nhanh nhạy để
phát hiện môi trường nước bị ô nhiễm là cá chết.
Một số sự cố về môi trường như: sự cố tràn dầu tại thành phố Hồ Chí
Minh 13 giờ 35 phút ngày 3 tháng 10 năm 1994, tàu chở dầu Neptune Aries
của Singapore chở 22.000 tấn dầu DO trong lúc cập cảng nhà máy lọc dầu Cát
Lái đã đâm vào cầu cảng. Tàu thủng nhiều lỗ lớn và gây ra sự cố tràn dầu trên
phạm vi rộng lớn (trên 1.528 tấn dầu DO và hơn 100 tấn xăng dầu các loại).
Sự cố đã gây thiệt hại lớn đối với nông nghiệp, ngư nghiệp và làm biến dạng
hệ sinh thái thủy khu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, rừng ngập mặn, thảm
thực vật ven sông(Trịnh Thị Thanh, 2008).
Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội
Môi trường sống bị ô nhiễm, nhà nước phải có các biện pháp, chính
sách để giải quyết hậu quả, các chi phí cho việc bảo vệ và phục hồi môi
trường đòi hỏi một khoản tiền lớn từ ngân sách quốc gia. Như sự cố thảm họa
tràn dầu ở vịnh Mexico, 6 năm sau vụ Deepwater Horizon, kết luận những tác

động đến hệ sinh thái đại dương do thảm họa này gồm thiệt hại cho ngành
thủy sản ước tính khoảng 8,7 tỉ USD đến năm 2020, mất 22.000 việc làm;
khoảng 50.000 người tham gia dọn dẹp dầu tràn đã bị tiếp xúc với hóa chất
gây tổn hại nghiêm trọng mô phổi; công nhân dọn dẹp, vợ chồng của họ và
ngay cả cư dân vùng vịnh bị ảnh hưởng gián tiếp bởi vụ tràn dầu cũng bị tăng
lo âu và trầm cảm mà có thể mất một thập kỷ hoặc nhiều hơn để phục hồi tâm
lý; khoảng 800.000 con chim bị chết; môi trường sống của các loài quý hiếm
như cá heo, rùa biển bị đe dọa dẫn đến giảm tỉ lệ sinh sản; tổn thất các rạn san
hô...
Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ ước tính tổn thất cho ngành du lịch do thảm
họa Deepwater Horizon khoảng 23 tỉ USD trong vòng 3 năm (Nguồn: Anh
Thi, 2016).
14


Mặt khác nguồn tài nguyên ngày càng bị suy giảm dần đến cạn kiệt gây
khó khăn cho việc phát triển kinh tế, các cuộc tranh chấp tài nguyên giữa các
quốc gia dẫn đến chiến tranh làm cho tình hình xã hội mất ổn định.
Quảng Ninh đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
ngầm do việc khai thác than không bảo đảm quy trình, không nhằm mục đích
bảo vệ nguồn nước. Nếu không có giải pháp kiên quyết, cạn kiệt, ô nhiễm
nguồn nước tại vùng than không chỉ còn là nguy cơ nữa.
Theo dự kiến, đến hết 2015, tổng sản lượng khai thác của Tập đoàn
Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại Quảng Ninh sẽ đạt 100 triệu tấn.
Theo tính toán của chính ngành than, để sản xuất 1 tấn than cần bóc tách 8-10
m3 đất, thải ra từ 1 – 3 mét khối nước thải mỏ. Cứ theo cách tính toán này, đủ
thấy, TKV đã để lại vô số ngọn núi chất thải rắn, vô số bể chứa chất thải lỏng,
đủ để triệt tiêu một loại tài nguyên khác. Đó là nước ( Nguồn: Lê Minh Triết,
2012).
Ô nhiễm môi trường cũng khiến gia tăng dịch bệnh, biến đổi khí hậu

làm cho sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng các thiên tai lũ lụt làm mất mùa,
thất thu. Dịch bệnh, mất mùa đói kém dẫn đến các tệ nạn xã hội, làm mất ổn
định xã hội. Như: bệnh minamata ở Nhật Bản: Căn bệnh gây ra khi ăn một
lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải
ra vịnh Minamata. Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata
thuộc tỉnh Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã
chính thức tuyên bố, căn bệnh này cho công ty Chisso (Một công ty sản xuất
hóa chất) gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Những bệnh nhân đầu tiên ở
Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng bị mắc bệnh. Chưa một
giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố
gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện,
trị liệu. Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và
Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người.
Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã
15


được chính phủ công nhận 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh
nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ
Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay (Trịnh Thị
Thanh, 2008).
1.2. Tình hình phát sinh và quản lý CTCNNH trên thế giới
Nhằm hạn chế sự phát sinh và kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu tới
mức tối đa có thể tác động đến môi trường các quốc gia đều đưa ra các quy
định pháp luật cụ thể về công tác quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và
giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại.
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá
chất hoàn chỉnh. Hệ thống quản lý hoá chất (REACH) cuả châu Âu có hiệu
lực từ ngày 1/6/2007. REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động
hoá chất với nhiều thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu : Anh, Pháp,

Tây Ban Nha, Đức, Ý, … Sau đây là tổng quan về tình hình phát sinh và quản
lý CTNH tại một số quốc gia trên thế giới.
1.2.1. Hiện trạng phát sinh CTCNNH trên thế giới
Trên thế giới hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật
cũng như nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nên quy mô cũng
như số lượng các ngành công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo đó là
lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng tăng theo đặc biệt là
CTNH gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người (Trung tâm
Thông tin KH & CN Quốc gia, 2009).
Bảng 1.4. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới
Nước

Năm

Áo
Bỉ
Đan Mạch
Phần Lan

2011
2011
2011
2011

Tổng số
Lượng lưu
CTNH
kho thường
( Tấn)
xuyên (%)

1.741.980
4.019.261
39
561.310
33
1.128.561
49

16

Đốt
(%)
11
7
37
18

Tái
chế
(%)
-

Đốt tại
nhà
máy
2
3
2
1



×