Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đánh Giá Quản Lý, Sử Dụng Phân Bón Hóa Học Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Chuyên Canh Cà Rốt Tại Xã Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------&------------

SỐ LIỆU THÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÂN BÓN
HÓA HỌC VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
CHUYÊN CANH CÀ RỐT TẠI XÃ THÁI TÂN –
HUYỆN NAM SÁCH – TỈNH HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện

: BÙI THỊ THU HẰNG

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. TRẦN THANH VÂN

HÀ NỘI - 2016




HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÂN BÓN
HÓA HỌC VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
CHUYÊN CANH CÀ RỐT TẠI XÃ THÁI TÂN –
HUYỆN NAM SÁCH – TỈNH HẢI DƯƠNG

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giảng viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

BÙI THỊ THU HẰNG
MTA
57
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

ThS. TRẦN THANH VÂN
Xã Thái Tân, huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng quản
lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong chuyên canh cà rốt tại
xã Thái Tân – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương“ được nghiên cứu độc
lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sử dụng cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Những tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc
rõ ràng. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận hoàn toàn trung thực,
nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh viên

Bùi Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và ngoài
trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các thầy, cô
giáo khoa Môi trường nói chung và thầy, cô giáo bộ môn Sinh thái nông
nghiệp nói riêng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt

nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáoTrần Thanh Vân đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm kích và biết ơn đối với gia đình, bạn bè,
những người đã giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và thực tập tốt nghiệp đại học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh viên

Bùi Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
MỤC LỤC..............................................................................................................................................................III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................................VI
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................................................VII
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................8
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................................................8
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................................9
1.2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................9
1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu...........................................................................................................................9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................................................................10
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV ............................................................................10

2.1.1. Khái niệm và phân loại phân bón ..................................................................................................10
2.1.2. Khái niệm và phân loại thuốc bảo vệ thực vật ..............................................................................11
2.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BẢO VÊ THỰC VẬT Ở VIỆT NAM ................12
2.2.1. Lịch sử phát triển của phân bón hóa học.......................................................................................13
2.2.2. Lịch sử phát triển của thuốc BVTV................................................................................................13
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV Ở VIỆT NAM ..........................................................14
2.3.1. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam........................................................................................14
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam.................................................................................18
2.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THUỐC BVTV..............................21
2.5. VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV ................................................22
2.5.1. Vai trò và ảnh hưởng của phân bón hóa học.................................................................................22
2.5.2. Vai trò và ảnh hưởng của thuốc BVTV ..........................................................................................24
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................29
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................29
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................29
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................29
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ............29
3.3.2. Tìm hiểu về thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại địa bàn xã......................................29
3.3.3. Tìm hiểu thực trạng quản lý phân bón hoá học và thuốc BVTV tại địa bàn xã ............................29
3.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân về tác hại của phân bón hoá học và thuốc BVTV đối với môi
trường và sức khoẻ ..................................................................................................................................29
3.3.5. Đánh giá việc áp dụng các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVTV và tình hình tham gia
tập huấn về sử dụng và quản lý phân bón hoá học và thuốc BVTV ......................................................29
3.3.6. Đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức của người dân về quản lý , sử dụng phân bón và
thuốc BVTV hiệu quả ...............................................................................................................................29
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................29
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................................................29
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................................................30
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................................30


iii


3.3.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia..............................................................................................30
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................................................................31
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ THÁI TÂN .................................................................31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................................................31
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................................................32
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của
xã .............................................................................................................................................................36
4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV TẠI ĐỊA BÀN XÃ .................................38
4.2.1. Thực trạng sử dụng phân bón hóa học trong chuyên canh cà rốt ................................................38
4.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong chuyên canh cà rốt trên địa bàn xã ...............................46
4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV TẠI ĐỊA BÀN XÃ .................................56
4.3.1. Hiện trạng kinh doanh phân bón, thuốc BVTV tại xã Thái Tân ....................................................56
4.3.2. Công tác quản lý việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại xã Thái Tân.....................................60
4.4. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV ĐỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE..................................................................................................................................61
4.5. THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BVTV VÀ TÌNH HÌNH THAM GIA
TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV .............................................63
4.5.1. Việc áp dụng các biện pháp an toàn trong phun thuốc BVTV ......................................................63
4.5.2.Tình hình tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc BVTV của người dân
..................................................................................................................................................................64
4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ QUẢN LÝ , SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ
THUỐC BVTV HIỆU QUẢ TRONG CHUYÊN CANH CÀ RỐT TẠI XÃ THÁI TÂN.................................................65
4.6.1. Đối với người sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong chuyên canh cà rốt tại xã Thái Tân........65
4.6.2. Đối với các hộ kinh doanh phân bón và thuốc BVTV tại xã Thái Tân ..........................................66
4.6.3. Đối với chính quyền địa phương ...................................................................................................66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................................................................67
5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................................................67
5.2. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................70
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................73

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

UBND:

Ủy ban nhân dân

BNN&PTNT:

Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

ĐBSH:

Đồng bằng sông Hồng


v


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: PHÂN LOẠI NHÓM THUỐC THEO ĐỘC CẤP TÍNH CỦA THUỐC BVTV............................................12
BẢNG 4.1: DIỆN TÍCH, CƠ CẤU NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ THÁI TÂN..............................................33
BẢNG 4.2: PHÂN BỐ DÂN SỐ XÃ THÁI TÂN...................................................................................................34
BẢNG 4.3: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CÁC CÂY TRỒNG CHÍNH TRONG XÃ..............................34
BẢNG 4.4: MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN CANH CÀ RỐT TẠI XÃ
THÁI TÂN.......................................................................................................................................................39
BẢNG 4.5: MỨC ĐỘ SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC TRÊN CÂY CÀ RỐT (N=40)............................................41
BẢNG 4.6: DANH SÁCH CÁC LOẠI THUỐC BVTV ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN CANH CÀ RỐT TẠI XÃ
THÁI TÂN (N=40)..........................................................................................................................................46
BẢNG 4.7: LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BVTV PHỔ BIẾN TRONG CHUYÊN CANH CÀ
RỐT TẠI XÃ THÁI TÂN...................................................................................................................................50
BẢNG 4.8: NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG THUỐC BVTV TẠI XÃ THÁI TÂN
(N=40)............................................................................................................................................................52
BẢNG 4.9: PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG THUỐC BVTV CỦA CÁC HỘ CHUYÊN CANH CÀ RỐT TRONG XÃ (N=40)
.......................................................................................................................................................................53
BẢNG 4.10: CÁCH XỬ LÝ VỎ BAO BÌ THUỐC BVTV SAU SỬ DỤNG (N=40)..................................................55
BẢNG 4.11: DANH SÁCH CÁC HỘ KINH DOANH THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA BÀN XÃ........................................56
BẢNG 4.12: MỨC ĐỘ CHẤP HÀNH CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV CỦA CÁC HỘ
KINH DOANH TẠI XÃ (N=4)............................................................................................................................58
BẢNG 4.13: NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC BVTV ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ
SỨC KHỎE CON NGƯỜI (N=40).......................................................................................................................61
BẢNG 4.14: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG KHI PHUN THUỐC (N=40) .....................................................63
BẢNG 4.15: MỨC ĐỘ THAM GIA LỚP TẬP HUẤN VỀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BVTV CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI XÃ (N=40) ...........................................................................................................................64

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Vị trí địa lý xã Thái Tân...........................................................................................................31
Hình 4.2: Biểu đồ phản ánh mức độ sử dụng phân hóa học trên cà rốt tại xã Thái Tân.........................43
Hình 4.3: Nơi vứt vỏ bao bì phân bón và thuốc BVTV tại xã Thái Tân..................................................55
Hình 4.4: Hiện trạng cơ sở kinh doanh phân bón
và thuốc BVTV tại xã Thái Tân................................................................................................................59

vii


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp với cơ cấu kinh tế gần 50% là nông
nghiệp và tỷ lệ nông dân chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Điều kiện tự
nhiên ưu đãi ngành nông nghiệp phát triển với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ
ẩm cao, lượng mưa và bức xạ nhiệt hàng năm lớn. Đặc biệt khí hậu vùng
đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh, canh tác được những loại cây vụ đông
như cà rốt, su hào, bắp cải đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy
nhiên diện tích đất canh tác nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Dân số ngày một tăng đi đôi với việc
thiếu lương thực, để đáp ứng được nhu cầu lương thực trên một diện tích đất
với khả năng canh tác có hạn đòi hỏi người nông dân phải sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm tăng năng suất và chất lượng nông
sản. Sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV vẫn luôn là vấn đề cần quan
tâm nghiên cứu, vì đi đôi với mặt lợi là đảm bảo năng suất chất lượng nông
sản, phân bón và thuốc BVTV nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra
nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng.

Xã Thái Tân nằm ở rìa phía tây của huyện Nam Sách, bên bờ đông của
sông Thái Bình. Thái Tân vốn là vùng đất bãi, trước đây chỉ trồng lạc, ngô
cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao nên người dân mạnh dạn
chuyển đổi sang trồng cà rốt. Loại cây này hợp thổ nhưỡng, cho năng suất cao
nên đã nâng cao cuộc sống của người dân đưa kinh tế địa phương ngày một
phát triển. Ngoài việc sử dụng phân bón và phun thuốc BVTV, người dân
còn đầu tư dây chuyền rửa sạch và đóng túi ni lon nâng cao chất lượng thành
phẩm cà rốt bán ra thị trường. Vì giá thành và chất lượng cà rốt trồng tại xã
Thái Tân ngày càng được cải thiện rõ rệt nên dần hình thành vùng chuyên
canh cà rốt có thương hiệu của tỉnh Hải Dương.
8


Để tiến hành chuyên canh có hiệu quả, xã có mức đầu tư phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật cao để tăng năng suất và phòng trừ sâu hại đảm bảo
cung cấp đủ sản phẩm cà rốt đạt chất lượng phục vụ tiêu dùng trong xã và
xuất sang các xã, huyện lân cận khác. Tuy nhiên do nhận thức của người dân
còn chưa cao, công tác quản lý việc sử dụng chưa thực sự được chú trọng dẫn
đến lạm dụng phân bón và thuốc BVTV, sử dụng các loại thuốc không rõ
nguồn gốc và mất cân đối trong bón phân vô cơ – hữu cơ đang gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường và hệ sinh thái bãi bồi ven sông Thái Bình. Do vậy việc
quản lý, sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV trong chuyên canh cà rốt
cần được quan tâm để đảm bảo phát triển bền vững ngành nông nghiệp không
gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Xuất
phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng quản lý, sử
dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong chuyên canh cà rốt
tại xã Thái Tân – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương “
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nắm được thực trạng quản lý, sử

dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV trong chuyên canh cà rốt tại xã Thái
Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và từ đó đề các xuất biện pháp quản lý
và sử dụng thuốc và phân bón hiệu quả.
1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý, sử dụng phân bón hóa học và thuốc
BVTV tại xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá
học trong chuyên canh cà rốt đến môi trường và sức khoẻ con người.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý và sử dụng phân bón, thuốc
BVTV thích hợp nhằm phát triển bền vững vùng chuyên canh cà rốt và bảo vệ
môi trường.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về phân bón và thuốc BVTV
2.1.1. Khái niệm và phân loại phân bón
2.1.1.1. Khái niệm về phân bón
Theo Võ Minh Kha (2003): “ Phân bón là những chất vô cơ hoặc hữu
cơ có chứa các nguyên tố cần thiết cho cây trồng được bón vào đất được bón
vào đất hay hòa nước phun, xử lý hạt giống, rễ, cây non “ .
2.1.1.2. Phân loại
Theo Trung tâm khuyến nông Nghệ An (2012) thì phân bón hóa học
được phân loại như sau:
- Phân đạm: Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp
đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra
nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang
hợp mạnh do đó tăng năng suất cây.

- Phân lân: Đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng, có
trong thành phần của protit tạo nên tế bào, cần cho việc tạo bộ phận mới của
cây. Tham gia thanh phần các men, tham gia tổng hợp axit amin, kích thích
phát triển rễ, ra hoa kết quả, tăng khả năng chống chịu của cây.
- Phân kali: Cung cấp dinh dưỡng K cho cây, tăng khả năng chịu úng,
chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,
tăng phẩm chất nông sản.
- Phân hỗn hợp: Là loại phân được chế biến qua tác động của các phản
ứng hóa học tạo thành một phức hợp như một số loại NPK với tỉ lệ N, P, K
khác nhau.
- Phân trung lượng: Là loại phân có chứa trong thành phần từ hai hoặc
nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Phân vi lượng: Là loại phân có chứa một yếu tố dinh dưỡng vi
10


lượng như Cu, Fe, Zn, Mo … Phân vi lượng cây trồng cần một lượng rất
nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như
chất lượng nông sản.
2.1.2. Khái niệm và phân loại thuốc bảo vệ thực vật
2.1.2.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
Theo Trần Quang Hùng (2000): “Thuốc BVTV là những hợp chất có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh cỏ dại,
loài gặm nhấm … gây hại trên đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và
được gọi chung là sinh vật gây hại cây trồng và nông sản “.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch
hại.Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng
và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ
dại…) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dung để diệt
trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại.

2.1.2.2. Phân loại và đặc tính của một số loại thông dụng
Theo Trung tâm khuyến nông Nghệ An (2012) thì thuốc BVTV gồm các
nhóm sau:
• Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật
Gồm có thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc, thuốc
trừ nhện , thuốc trừ tuyến trùng, thuốc điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ chuột.
• Phân loại theo nguồn gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: Là nhóm độ độc cấp tính cao nhưng mau
phân hủy trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666 … nhóm này có độc tính cấp tương đối
thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc
mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58 … độ độc cấp tính của các loại
thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người
và môi trường hơn so với clo hữu cơ.
11


- Nhóm Carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin, … đây là thuốc được dung
rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối
cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm
này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất Pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết
ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa
sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud…) là những chất được dung để biến
đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi
nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm, rất ít độc
đối với con người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh: (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV…) rất ít

độc đối với con người và các sinh vật không phải dịch hại.
• Phân loại theo nhóm độc: Ở Việt Nam theo cách phân nhóm độc của
WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng chuột, phân chia thành 4 nhóm
độc là nhóm I (rất độc , gồm cả Ia và Ib), nhóm II (độc trung bình), nhóm III
(ít độc) và nhóm IV (rất ít độc) .
Bảng 2.1: Phân loại nhóm thuốc theo độc cấp tính của thuốc BVTV
Phân nhóm
Nhóm I : Rất độc

Kí hiệu
Chữ đen trên dải đỏ

Biểu hiện
Đầu lâu xương chéo trên nền

Nhóm II : Độc

Chữ đen trên dải

trắng
Chữ thập đen trên nền trắng

trung bình
Nhóm III : Ít độc

vàng
Chữ đen trên dải

Vạch đen không lien tục trên nền


Nhóm IV : Rất ít

xanh nước biển
Chữ đen trên dải

độc

trắng

xanh lá cây
Nguồn: Trung tâm khuyến nông Nghệ An, 2012

2.2. Lịch sử phát triển của phân bón hóa học và thuốc bảo vê thực vật ở
12


Việt Nam
2.2.1. Lịch sử phát triển của phân bón hóa học
Việt Nam là nước nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng mãi đến những
năm 50 của thế kỉ này thì mới bắt đầu làm quen với phân bón hóa học.Tuy
vậy, độ sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam mỗi năm một tăng. Năm 1980
cả nước sử dụng 500.000 tấn phân đạm (quy về đạm tiêu chuẩn) và trên
200.000 tấn phân lân (quy về super photphat đơn) ; đến năm 1990 đã sử dụng
2,1 triệu tấn phân đạm và 650.000 tấn phân lân. Mức sử dụng chất dinh dưỡng
cho cây trồng là thấp và không cân đối, mức sử dụng phân lân và phân kali
khá ít, tỷ lệ trung bình dinh dưỡng của thế giới hiện nay là N:P 2O5:K2O =
1:0,47:0,36 ; đối với các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1:0,37:0,17 ; còn
Việt Nam mới đạt 1:0,23:0,04. Mức độ sử dụng phân bón khác nhau theo các
địa giới hành chính nên năng suất cây trồng của Việt Nam còn thấp so với các
nước trong khu vực. (Lưu Nguyễn Thành Công, 2010)

2.2.2. Lịch sử phát triển của thuốc BVTV
Lịch sử sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam được chia làm 3
giai đoạn:
- Giai đoạn trước năm 1957: Biện pháp hóa học hầu như không có vị
trí trong sản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng ở
một số đồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và bệnh thối gốc
chảy mủ cao su và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.
- Giai đoạn 1957 – 1990: Thời kì bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý và
phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập rồi phân
phối trực tiếp cho các tỉnh theo giá bao cấp. Lượng thuốc BVTV không nhiều
khoảng 15000 tấn thành phẩm trên năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ
sâu và bệnh. Việc quản lý thuốc lúc này khá dễ dàng, thuốc giả kém chất
lượng không có điều kiện phát triển. Song tình trạng phân phối thuốc không
kịp thời, không đúng chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu, gây tình trạng khan hiếm
giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp.
- Giai đoạn từ năm 1990 – nay: Thị trường thay đổi cơ bản nền kinh tế
13


từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Nguồn hàng phong phú,
nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn
thuốc, giá cả ổn định có lời cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua
hàng năm đều tăng. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và
hiệu quả khích lệ. Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng
đã gây khó khăn cho công tác quản lý, quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng
khó lựa chọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kĩ thuật dùng thuốc cũng gặp
không ít khó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hóa
học để lại những hiệu quả xấu cho sản xuất và sức khỏe con người. (Nguyễn
Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy, 2007).
2.3. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở Việt Nam

2.3.1. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
2.3.1.1. Các loại phân bón hóa học đang được sử dụng hiện nay
- Phân Urea:
Trên thị trường phổ biến 2 loại: Loại mầu trắng có tinh thể mịn, hoặc
thô và loại viên nhỏ trắng như trứng cá. Hai loại có chấy lượng như nhau, có
tỷ lệ N cao 45-46%, không có axit, phản ứng không chua mà hơi kiềm.
Urea bón cho hoa mầu, cho lúa đều tốt. Phân mang tính kiềm nên có khả năng
cải tạo đất chua, có thể thay thế cho sunfat amôn và clorua amôn ở vùng chua.
- Phân DAP (Diamoni phosphate):
Có dạng hạt tròn, đường kính từ 1-4mm, có nhiều màu khác nhau, như: xanh
ngọc, xanh nõn chuối, vàng, trắng ngà, xám, nâu, đen. Là một loại phân tổng
hợp trong đó hàm lượng Nitrogen (N) 18% và P2O5 chiếm 46%.
- Phân Lân:
Một số dạng phân lân thường thấy trên thị trường như sau :
+ Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển): có dạng bột
màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh. Tỷ lệ lân nguyên chất trong
tecmô phôtphat là 15 – 20%. Ngoài ra trong phân còn có canxi 30% một ít
thành phần kiềm, chủ yếu là magiê 12 – 13%, có khi có cả kali. Tecmô
14


phôtphat có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ
làm cho đạm bị mất.
+ Phân apatit: là loại bột mịn, có màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Có
thể chia phân apatit ra làm 3 loại: loại apatit giàu, có trên 38% lân; loại
apatit trung bình, có 17 – 38% lân; loại apatit nghèo, có dưới 17%. Lân
trong phân apatit ở dưới dạng khó tiêu, cho nên phân chỉ dùng có hiệu quả
ở các phần đất chua.
+ Supe lân: có dạng bột mịn, màu trắng, vàng xám hoặc màu xám
thiếc. Một số trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên. Trong supe

lân có 16 – 20% lân nguyên chất và một lượng lớn thạch cao. Ngoài ra nó còn
chứa một lượng lớn axit, cho nên nó có phản ứng chua.
- Phân NPK:
Đa dạng, do nhiều nhà máy phân bón trong nước sản xuất. Phân hỗn
hợp, pha trộn 3 yếu tố dinh dưỡng N:P 2O5:K2O theo các tỷ lệ khác nhau ra
nhiều loại phân NPK khác nhau . Ví dụ: NPK 13:13:13+TE, NPK 16:16:8,
NPK 20:20:15…
- Phân Kali:
Trên thị trường phổ biến 2 dạng:
+ kali clorua – MOP (kali đỏ): có dạng bột màu hồng như muối ớt.
Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết
tinh thành hạt nhỏ. Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%.
Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl). Clorua kali là loại phân
chua sinh lý.
+ kali sunfat – SOP ( kali trắng ): có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng.
Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. Hàm lượng kali nguyên chất
trong sunfat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.
Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sunfat kali là loại
phân chua sinh lý.
- Phân SA (Phân sunfat đạm) :
15


Có dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, chứa khoảng 20 –
21% N nguyên chất, 29% lưu huỳnh. Phân có mùi hôi khai (mùi amôniac), có
vị mặn và hơi chua. Phân SA dễ tan trong nước, không vón cục, dễ bảo quản,
dễ sử dụng.
2.3.1.2. Số lượng phân bón được sử dụng trên cả nước
- Nhu cầu phân bón
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn

các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA
850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng
3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các
loại là vi sinh, phân bón lá. (Công ty cổ phần vật tư nông sản Apromaco ,
2013)
- Thực tế sử dụng phân bón
Lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên một ha hiện nay
tại Việt Nam vào khoảng 140-150kg/ha, chỉ tương đương 34% so với Hàn
Quốc và 50% so với Trung Quốc là các nước có nền nông nghiệp phát triển
hơn. Tuy nhiên so với Thái Lan hay Indonesia tỷ lệ sử dụng phân bón bình
quân trên đơn vị diện tích của Việt Nam vẫn còn cao hơn khá nhiều. (Cục
trồng trọt – Bộ NN&PTNT,2011).
- Tình hình sản xuất và cung ứng phân bón hóa học trong nước
• Phân Ure: Vào năm 2013 tổng lượng sản xuất là 2,340 triệu tấn/năm,
dự kiến cuối năm 2014, cả nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm. Sản xuất trong
nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có
lượng để xuất khẩu.
• Phân DAP: Dự báo sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1
triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
• Phân lân: Thống kê năm 2013, Supe Lân sản xuất trong nước có công
suất 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng
được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.
• Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có
16


mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước
ngoài.
• Phân SA : Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu
cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

- Tình hình nhập khẩu phân bón hóa học
Theo số liệu thống kê thì nhập khẩu 8 thàng đầu năm 2013 ở nước ta vào
khoảng gần 3 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó DAP gần 550.000 tấn,
Kali trên 560.000 tấn, SA khoảng 750.000 tấn, Urea 420.000 tấn, NPK
350.000 tấn.
2.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón
- Do thị trường phân bón:
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về tình
hình sản xuất và tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng, nhất là phân
Kali và các loại phân hỗn hợp NPK. Hậu quả là người nông dân phải chịu
“tiền mất- tật mang” mà chẳng biết kêu ai.
Các loại phân đơn như đạm U-rê, S.A, Clo-rua A-môn, Supe Lân và
Lân nung chảy là khó làm giả hơn cả và tương đối dễ nhận biết do công nghệ
sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc do giá trị thấp, việc làm giả không
mang lại lợi nhuận cao. Riêng đối với phân chứa Ka-li và các loại phân hỗn
hợp thì rất dễ làm giả, làm nhái, làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất
đơn giản, chi phí đầu tư thấp, việc làm nhái, làm giả mang lại lợi nhuận lớn
do chênh lệch giá cao. Việc xác định hàng thật, hàng giả, hàng kém chất
lượng chỉ xác định được chính xác bằng máy móc phân tích mà khó phân biệt
được bằng cảm quan. (Cục trồng trọt, 2010)
- Do hiểu biết của người dân về phân bón hóa học còn hạn chế :
+ Do thiếu kinh nghiệm nên phần lớn nông dân tin rằng phân Clo-rua
Ka-li có màu đỏ và phân có màu đỏ là phân Kali, tuy thực tế không phải cứ
loại phân bón nào có màu đỏ, màu hồng cũng là phân Ka-li. Nông dân dễ bị
mua phải phân Ka-li giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS,
17


NPK… được một số nhà sản xuất trong nước cố tình làm rất giống phân Clorua Ka-li về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực
chất chỉ có từ 10-30 % là Ô-xit Ka-li, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu,

bột sét đỏ, nhằm mục đích bán được hàng thu lợi nhuận, các nhà bán lẻ lợi
dụng sự cả tin và non kém kinh nghiệm của người nông dân để trục lợi.
+ Phân NPK cũng là loại phân dễ làm giả và khó có khả năng nhận
biết:
Nhóm phân phức hợp: được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ, trộn đều
các loại nguyên liệu thành phần, sau đó tạo thành các hạt phân tổng hợp mà
mỗi hạt đều chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo một tỷ lệ nhất định đã
được công bố. Nhóm này tuy có công nghệ phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn, hiện
đại nhưng lại dễ bị các cơ sở sản xuất nhỏ khác lợi dụng làm giả, làm nhái
bằng cách ve viên các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột
màu… tạo thành sản phẩm có hình dáng và màu sắc giống như hàng thật (Một
số kinh nghiệm giúp nông dân phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất
lượng – Cục trồng trọt, 2010).
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam
2.3.2.1. Số lượng thuốc BVTV
Theo số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật, việc nhập khẩu và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) đang gia tăng một cách đáng báo động. Nếu như năm
2005, cả nước chỉ nhập 20.000 tấn thì sang năm 2006 - 2007 tăng lên 30.000
tấn/năm, tương ứng với 325 triệu USD; năm 2012 nhập khẩu 55.000 tấn (704
triệu USD). Và 475 triệu USD là số tiền mà Việt Nam bỏ ra để nhập khẩu
thuốc BVTV trong 7 tháng đầu năm 2014.
Đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay trên cả nước có 20.000 đại lý buôn bán thuốc
BVTV, 200 doanh nghiệp thuốc BVTV và 97 nhà máy chế biến thuốc (chế
biến được 50% lượng chế phẩm sử dụng trong nước, khoảng 30.000 – 40.000
tấn/năm).
Tuy nhiên, theo đánh giá của những người trong ngành, việc sản xuất
18


thuốc BVTV trong nước vẫn chỉ dừng lại ở mức nhập khẩu, sang chiết và

đóng chai, dán nhãn… tức là phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp của các
nhà cung cấp nước ngoài. (Sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật trong nước mới
dừng lại ở mức sang chiết và đóng chai , Mỹ Hà, 2014).
Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng
loại, phong phú về sản phẩm. Tính đến năm 2010, riêng các loại thuốc sử
dụng trong nông nghiệp, theo thống kê:
- Thuốc trừ sâu: 437 hoạt chất với 1.196 tên thương phẩm. Ví dụ một
số hoạt chất với tên thương phẩm thường được sử dụng trong chuyên canh cà
rốt như sau: hoạt chất Diazinon (Diazan 10H), hoạt chất Cypermethrin
(Cymerin 5EC, SecSaigon 10EC), hoạt chất Cyromazine (Newsgard 75WP),
hoạt chất Emamectin Benzoate (Angun 5WG)…
- Thuốc trừ bệnh: 304 hoạt chất với 828 tên thương phẩm.Ví dụ một
số hoạt chất với tên thương phẩm thường được sử dụng trong chuyên canh cà
rốt như sau: hoạt chất Validamycin A (Validacin 5L), hoạt chất Hexaconazole
(Anvil 5SC), hoạt chất Copper hydroxide ( Kocide 53.8DF), hoạt chất
Streptomycin sulfate kết hợp cùng một hay nhiều hoạt chất khác (Ychatot
900SP, Riazorgold 110WP, Teamgold 101WP), hoạt chất Difenoconazole
(Score 250 EC), hai hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb (Ridomil Gold 68WG,
Vimonyl 72WP), hoạt chất Diniconazole (Sumi-Eight 12.5 WP), hoạt chất
Carbendazim (Carbenzim 500FL) …
- Thuốc trừ cỏ: 160 hoạt chất với 474 tên thương phẩm.Ví dụ một số
hoạt chất với tên thương phẩm thường được sử dụng trong chuyên canh cà rốt
như sau : hoạt chất S-Metolachlor (Dual Gold 960EC), hoạt chất Oxadiazon
(Ronstar 25EC , hoạt chất Paraquat (Gramoxone 20SL) …
- Thuốc trừ chuột: 11 hoạt chất với 17 tên thương phẩm. Ví dụ một số
tên thương phẩm thường được sử dụng trong chuyên canh cà rốt như sau :
Rat-K 2%D , Cat 0.25WP …
- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 49 hoạt chất với 118 tên thương phẩm.
19



- Chất dẫn dụ côn trùng: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 19 hoạt chất với 91 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc BVTV
- Do thị trường thuốc BVTV:
Hầu hết các tỉnh trong khu vực ĐBSH đều có trên 1.000 đại lý thuốc
BVTV đăng ký và các đại lý trôi nổi. Toàn tỉnh Hải Dương có tới 1.200 đại lý
kinh doanh thuốc BVTV đăng ký, số kinh doanh trôi nổi bên ngoài thị trường
thì không đếm nổi. Người nông dân gọi số trôi nổi này là các đại lý buôn
thúng bán mẹt. Trong thời buổi mà các công ty siêu nhỏ mọc lên như nấm
(một tỉnh có tới hàng trăm công ty) thì các đại lý buôn thúng bán mẹt, các cấp
1 tí hon, các đại lý cấp 1 không có thị trường ổn định cũng bước vào thời kỳ
hoàng kim.
Thị trường thuốc BVTV bị lũng đoạn bởi các công ty siêu nhỏ, những
đại lý lớn rơi vào cảnh kinh doanh cầm chừng. Muốn có lợi nhuận phải chấp
nhận bán các mặt hàng kém chất lượng.
(Ma trận thị trường thuốc BVTV - Công ty phân bón Bình Điền)
- Do kiến thức về thuốc BVTV của người nông dân còn hạn chế:
Thị trường thuốc BVTV giống như ma trận hiện nay, nông dân là người
chịu hậu quả. Họ vừa mất chi phí vật tư lại không mua được thuốc chất lượng,
vì không phân biệt được hàng giả, hàng nhái, một phần do nghe các đại lý đưa
loại thuốc nào thì mua loại thuốc ấy, những người muốn mua thuốc tốt cũng
không được vì các đại lý giấu hàng đi để bán độc quyền. Giá cả các loại thuốc
thì trên trời, không có người quản lý.
- Do công tác quản lí thuốc BVTV tại địa phương:
Công tác thanh kiểm tra tại các địa phương về kinh doanh thuốc BVTV còn
chưa đầy đủ, sát sao, mặt khác thẩm quyền xử lí vi phạm lại không thuộc về
các cán bộ thanh tra của trạm BVTV mà do chính quyền xã xử lí, khâu quản
lý phức tạp dẫn đến hiệu quả xử lí vi phạm không cao, mức xử lí mới chỉ

20


dừng lại ở nhắc nhở, cảnh cáo, từ đó dẫn đến việc kinh doanh tự phát thuốc
BVTV của các hộ dân.
2.4. Các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV
* Các văn bản pháp luật về quản lý phân bón được áp dụng
- Thông tư 38/2013/TT - BNNPTNT ngày 09/08/2013 ban hành Danh
mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt
Nam.
- Nghị định 202/2013/NĐ – CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón.
* Các văn bản pháp luật về quản lý thuốc BVTV được áp dụng
- Thông tư số 03/2013/TT - BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013
thông tư Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (thay thế thông tư số 38/2010/TT BNNPTNT ngày 28/06/2010)
- Thông tư số 14/2013/TT - BNNPTNT ngày 25 tháng 02 năm 2013
quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật.
- Thông tư số 01/2013/TT - BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2013
sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 14/2011/TT - BNNPTNT ngày
29/03/2011.
- Nghị định số 08/2013/NĐ - CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Thông tư số 21/2013/TT - BNNPTNT ngày 17/04/2013 Ban hành
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở
Việt Nam.
- Nghị định 114/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.


21


2.5. Vai trò và ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc BVTV
2.5.1. Vai trò và ảnh hưởng của phân bón hóa học
2.5.1.1. Vai trò của phân bón hóa học
Phân bón hóa học có vai trò quan trọng trong canh tác cây trồng và là
yếu tố không thể thiếu trong việc tạo ra năng suất, chất lượng cây trồng và
quyết định hiệu quả kinh tế của cây trồng. Một số vai trò cơ bản của phân bón
hóa học như sau:
- Đối với năng suất cây trồng: Trong các biện pháp kĩ thuật trồng trọt
liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV…) bón phân luôn là biện
pháp kĩ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản
lượng cây trồng. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn
100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hóa học, việc sử dụng
phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng). ( Nguyễn Thị Hương
Thùy, 2014).
- Đối với chất lượng nông sản: Phẩm chất nông sản do nhiều loại hợp
chất hữu cơ chi phối và sự hình thành những hợp chất hữu cơ đó là kết quả
của những quá trình sinh hóa do nhiều loại men điều khiển. Phân bón hóa học
(nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh lên tính chất và hàm lượng của
các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt.
+ Phân lân: Làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và
chất lượng hạt giống.
+ Phân kali: Có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của cây
trồng, đặc biệt có ảnh hưởng đến hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi.
+ Phân đạm: Làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm
và làm giảm hàm lượng xenlulo xuống. (Nguyễn Thị Hương Thùy, 2014).
- Đối với đất và môi trường: Bón phân hóa học với liều lượng thích hợp
làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích, do đó làm tăng cường sự

khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất
thành độ phì nhiêu thực tế.
22


+ Bón phân lân làm tăng độ phì một cách rõ rệt, đồng thời lại đảm bảo
giữ cho đất khỏi bị hóa chua, vì hầu hết các loại phân lân thông thường đều có
chứa một lượng canxi cao.
+ Bón kali có tác dụng cải tạo hàm lượng kali cho đất và tăng cường
hiệu quả của phân kali bón về sau.
Bón phân cân đối còn giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại
nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường. (Nguyễn Như Hà , 2010).
- Đối với thu nhập của người sản xuất: Một trong những điều kiện cơ
bản của lợi nhuận nông nghiệp là tận dụng được vốn kinh doanh, trong đó vốn
dùng cho phân bón có tác dụng kích thích lãi và không nên hà tiện. Kinh
nghiệm ở Pháp cho thấy, việc tăng chi phí về phân bón thường đi đôi với việc
tăng thu nhập và lãi thuần. (Nguyễn Như Hà, 2010).
2.5.1.2. Ảnh hưởng của phân bón hóa học
Mặc dù vai trò của phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp quan
trọng hàng đầu tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Cụ
thể, bón phân hóa học khi được bón vào đất gây ảnh hưởng đến môi trường và
tồn dư của nó trong nguồn nước gây hại đến sức khỏe con người.
Theo Mai Thị Nhuận (2010) phân bón hóa học gây ảnh hưởng tới cả
ba môi trường cơ bản:
+ Môi trường nước: Gây hiện tượng phú dưỡng và tăng nồng độ
nitrat trong nước, làm tảo và thực vật trong nước phát triển nhanh làm giảm
năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới từ đó giảm oxy trong
các lớp nước này. Mặt khác khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của
chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô

nhiễm nguồn nước.
+ Môi trường đất: Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo,
khoảng 50 – 60% lượng Flo này nằm lại trong đất sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm
lượng của nó đạt tới 10mg/kg đất. (Flo gây độc hại cho người và gia súc,
23


×