Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Quan Trắc Chất Lượng Nước Hồ Linh Đàm Phục Vụ Mục Đích Cảnh Quan Đô Thị Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

-------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ LINH ĐÀM,
PHƯỜNG HOÀNG LIỆT, QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH
CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Người thực hiện

: TRẦN VĂN MẠNH

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

-----------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ LINH ĐÀM,
PHƯỜNG HOÀNG LIỆT, QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH
CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

Người thực hiện

: TRẦN VĂN MẠNH

Lớp

: MTC

Khóa

: 57


Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Địa điểm thực tập

: PHÒNG THÍ NGHIỆM BỘ MÔN HÓA

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề này đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Văn Mạnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh giảng viên khoa Môi Trường trường Học Viện Nông

Nghiệp Việt Nam, cô đã tận tình dìu dắt và hướng dẫn chuyên môn cho tôi trong
thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Môi trường đã tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình và những
người thân trong trong gia đình đã luôn luôn quan tâm, lo lắng và tạo điều kiện
tốt nhất cho con trong quá trình học tập, để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè của tôi vì sự cộng
tác và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bản luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 1 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Văn Mạnh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................
MỤC LỤC............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................
MỞ ĐẦU...............................................................................................................
1. Tính cấp thiết đề tài...........................................................................................

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..........................................................................
CHƯƠNG 1...........................................................................................................
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................
1.1. Tổng quan tài nguyên nước trên thế giới........................................................
1.1.1. Hiện trạng nước mặt trên thế giới................................................................
1.1.2. Nhu cầu sử dụng nước trên thế giới............................................................
1.1.3. Tình hình ô nhiễm nước mặt trên thế giới...................................................
1.2. Tổng quan tài nguyên nước ở Việt Nam......................................................
1.2.1. Hiện trạng nước mặt tại Việt Nam............................................................
1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt tại Việt Nam................................................
1.3. Tình hình ô nhiễm các hồ tại thành phố Hà Nội...........................................
1.3.1 Biến động hàm lượng độc tố mycrocystin trong môi trường nước hồ
Hoàn Kiếm................................................................................................
1.3.2. Biến động chất lượng nước Hồ Tây..........................................................
1.4. Diễn biến chất lượng nước các hồ sau cải tạo trong giai đoạn I thoát
nước Hà Nội..............................................................................................
CHƯƠNG 2.........................................................................................................
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..........................................................................................................
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................

iii


2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................
2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................
2.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa..................................................................
2.4.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu.........................................................................

2.4.5. Vị trí lấy mẫu.............................................................................................
2.4.6. Tần suất lấy mẫu........................................................................................
2.4.7. Phương pháp phân tích mẫu......................................................................
2.4.8. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.........................................................
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hoàng Mai, Hà Nội................
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................
3.1.2. Tình hình dân cư kinh tế - xã hội khu vực.................................................
3.1.3. Tình hình dân cư kinh tế - xã hội phường Hoàng Liệt, quận Hoàng
Mai............................................................................................................
3.2. Hiện trạng hồ Linh Đàm...............................................................................
3.3. Kết quả phân tích..........................................................................................
3.3.1. Đánh giá cảm quan về chất lượng nước hồ Linh Đàm..............................
3.3.2. Quan trắc hiện trạng chất lượng nước qua các thông số cơ bản................
3.4. Giải pháp bảo vệ chất lượng nước trên toàn hồ............................................
3.4.1. Giải pháp kĩ thuật mặt nước......................................................................
3.4.2. Giải pháp quản lý.......................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................
1. Kết luận...........................................................................................................
2. Kiến nghị.........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố của các dạng nước trên Trái đất..............................................
Bảng 1.2. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt đô thị qua các năm..............................................................

Bảng 1.3. Biến động hàm lượng độc tố microcystin trong nước thu tại hồ
Hoàn Kiếm giai đoạn 2008 -2009.............................................................
Bảng 1.4. Hàm lượng độc tố microcystin trong các mẫu nước nở hoa tại
hồ Hoàn Kiếm...........................................................................................
Bảng 1.5. Số liệu quan trắc chất lượng nước Hồ Tây từ năm 2010 đến
2014...........................................................................................................
Bảng 1.6. Một số loài tảo xuất hiện trong hồ Thiền Quang đợt lấy mẫu
tháng 10/2005............................................................................................
Bảng 2.1. Phương pháp bảo quản mẫu................................................................
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu......................................................................................
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích mẫu................................................................
Bảng 3.1. Đánh giá cảm quan chất lượng nước hồ Linh Đàm qua 4 đợt lấy
mẫu............................................................................................................
Bảng 3.2. Bảng số liệu phân tích các thông số nhiệt độ, pH, DO.......................
Bảng 3.3. Hàm lượng TSS tại các vị trí tại hồ Linh Đàm...................................
Bảng 3.4. Hàm lượng COD tại các vị trí tại hồ Linh Đàm..................................
Bảng 3.5. Giá trị Fets tại các vị trí tại hồ Linh Đàm...........................................
Bảng 3.6. Hàm lượng N - NO3- trong nước hồ Linh Đàm.................................
Bảng 3.7. Hàm lượng N - NO2- trong nước hồ Linh Đàm.................................
Bảng 3.8. Hàm lượng N - NH4+ trong nước hồ Linh Đàm................................

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

BTNMT


Bộ tài nguyên môi trường

BOD

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa sinh học)

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

CEETIA
DO

Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp
Dissolved Oxygen (Lượng oxy hòa tan trong nước)

HPLC
ISO

Phương pháp sắc ký lỏng
International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn hoá quốc tế)

MC
QCVN

Microcystin
Quy chuẩnViệt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Nước là tài nguyên thiên nhiên nhiên vô cùng quý giá của con người, là
thành phần thiết yếu không thể thiếu cho sự sống, tồn tại và phát triển của sinh
vật. Ngày nay tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi nặng nề
của biến đổi đổi khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố như: tốc độ tăng dân số, sự
bùng nổ và phát triển của công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội…
là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và
môi trường nước mặt nói riêng ngày càng thêm trầm trọng. Quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày
càng tăng. Vì vậy nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Ô nhiễm nước đang là mối
quan tâm toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt.
Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị và kinh tế lớn nhất cả nước, là
nơi có mật độ dân cư tập trung cao. Đồng thời Hà Nội cũng là nơi tập trung
nhiều khu đô thị mới hiện đại của cả nước. Hà nội cũng là nơi có hệ thống ao hồ
phong phú, nhiều hồ ao nằm trong khuôn viên các khu đô thị vừa có giá trị tâm
linh, cảnh quan cũng như điều hòa khí hậu trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều năm
qua với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế- xã hội, hệ thống ao hồ đã phải
chịu những tác động tiêu cực của con người dẫn tới nước trong ao, hồ bị nhiễm
bẩn, gây ô nhiễm nặng nề làm giảm giá trị thẩm mĩ ở các khu đô thị.
Hồ Linh Đàm thuộc phần lớn địa giới hành chính phường Hoàng Liệt,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý của hồ vào khoảng 20°57'55"N
105°50'2"E. Đầm Mực hay hồ Linh Đàm ngày nay có hình móng ngựa, là một

trong những hồ có lịch sử nhất thủ đô gắn liền với nhiều sự tích trong kháng
chiến chống quân xâm lược. Hồ Linh Đàm có diện tích rộng nhất thủ đô có vai
trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết và thoát nước vào mùa mưa,
góp phần tạo nên vẻ đẹp cảnh quan cho khu đô thị Linh Đàm.

1


Hiện nay sau nhiều lần cải tạo hồ Linh Đàm là nơi tập trung sinh hoạt của
người dân như: đi bộ, tập thể dục, nghỉ chân, tham quan hồ. Tuy nhiên, chất
lượng nước hồ đang đi xuống do rác thải của người dân, vật liệu xây dựng công
trình đô thị. Bên cạnh đó, ý thức của người dân, sự quan tâm của các cơ quan
chức năng chưa thỏa đáng về giá cảnh quan mà hồ Linh Đàm có thể mang lại.
Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tôi
thực hiện đề tài: “Quan trắc chất lượng nước hồ Linh Đàm, phường Hoàng
Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội phục vụ mục đích cảnh quan đô
thị”. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước hồ
cũng như nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Quan trắc chất lượng nước hồ thông qua một số chỉ tiêu Hóa Học và Vật
lý để theo dõi biến động.
- Phân tích sự thay đổi nồng độ các chất hóa học ảnh hưởng tới sự sống
trong nước.
- Chỉ ra những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và một số
giải pháp chủ quan mang tính tham khảo để hạn chế sự ô nhiễm.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan tài nguyên nước trên thế giới
1.1.1. Hiện trạng nước mặt trên thế giới
Theo Nguyễn Đình Mạnh (2005), nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt
và nước dưới đất. Nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ thống ao hồ sông suối
kênh rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, đô thị. Nước dưới đất
hay còn gọi nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua
nhiều tầng đất đá có địa chất khác nhau.
Lượng nước chứa trong thủy quyển, theo tính toán của UNESCO, là
1388.106 km3 (100%), trong đó lượng nước ngọt chiếm 35.106 km3 (2,5%), nước
mặn chiếm 1351.106 km3 (97,5%). Tuy nhiên, trong số 2,5% lượng nước ngọt ít
ỏi lại chỉ có khoảng 30% ở dạng lỏng, còn lại xấp xỉ 70% là dạng rắn (băng,
tuyết). Cũng trong lượng nước ngọt dưới dạng lỏng rất nhỏ bé này, có tới 98%
lại ở dưới dạng nước ngầm và chỉ còn khoảng 2% tồn tại dưới dạng nước trong
các sông và hồ chứa - hình thành nên tài nguyên nước quan trọng nhất có tác
động trực tiếp tới đời sống con người (Trương Quang Học, 2011).
Bảng 1.1. Phân bố của các dạng nước trên Trái đất
Các dạng nước

Khối lượng nước (%)

Đại dương

97, 5

Băng tuyết

1,98

Nưới ngầm


0,6

Sông hồ, cơ thể sống và không khí

0,02
(Nguồn: UNESCO)

Hồ là những lòng chảo trong đất liền bị ngập nước. Tùy theo các điều
kiện địa chất, địa lí và khí hậu khu vực mà có rất nhiều loại hồ khác nhau. Sơ bộ

3


ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên. Hồ tự nhiên phổ biến là hồ nhỏ và đầm. Song
cũng có nhiều hồ diện tích lớn ở châu Á và châu Mỹ, điển hình là hồ Baical
(Nga) là hồ nước nhạt chứa 2.300 km 3 nước và độ sâu tối đa tới 1.741m, hồ
Caspi ở Trung Á diện tích 371.000 km 3, sâu 995m, mực nước thấp hơn mực
nước đại dương 28m. Ngoài hồ tự nhiên, trên lục đại người ta còn xây dựng trên
10 nghìn hồ chứa nước nhân tạo nhằm giải quyết các nhu cầu sử dụng nước mặt
(điều tiết, khai thác dòng chảy các sông). Trong số đó hồ nhân tạo có trêm 30 hồ
lớn với dung tích trên 10 km 3 nước. Lớn nhất là hồ Oden - Fols và Victoria trên
sông Nil ở châu Phi có dung tích 205 km 3 và diện tích là 76.000km2. Tổng dung
tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính gần 5.000 km 3 (1,78%) (Lê Văn Cương,
2004).
1.1.2. Nhu cầu sử dụng nước trên thế giới
1.1.2.1. Nhu cầu và vai trò nước đối với con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65 - 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng

lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: Nước trong tế bào và nước ngoài tế bào.
Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt,… Huyết
tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3 - 4 lít). Nước là
chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng
được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2 - 3 lít nước để đổi mới lượng nước của có
thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường (Trần Thanh Hải, 2010).
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn sẽ xảy ra, protein và enzyme sẽ
không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải
mất đi và cơ thể hoạt động không chính xác. Những người thường xuyên uống
không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu,

4


có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên
10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao.
Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%. Tuy nhiên,
khi uống nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm
chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi
lượng ().
1.1.2.2. Nhu cầu và vai trò của nước đối với sản xuất
Nước không chỉ là vấn đề cấp thiết với con người và sinh vật, mà còn là
yếu tố quan trọng quyết định chất lượng năng suất cũng như sản phẩm ngành
nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng nước trong ngành nông nghiệp của Việt Nam
hiện chiếm 70 - 80% tổng nhu cầu sử dụng nước cho tất cả các mục đích. Theo
Bộ Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn, Việt Nam sẽ cần khoảng 36 triệu tấn
thóc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 130 triệu người vào năm 2035. Để đạt
được sản lượng này, cần khoảng 30 tỉ m 3 nước cho canh tác sản xuất. Như vậy,

có thể thấy áp lực lên tài nguyên nước là rất lớn. Trong khi đó, tài nguyên nước
của Việt Nam không phải là dồi dào, chúng ta có 63% nguồn nước sản sinh ở
nước ngoài, nguồn nước trong nội địa chỉ chiếm gần 40% ( />Hiện nay, ngành nông nghiệp của chúng ta vẫn chưa áp dụng các công
nghệ tiết kiệm nước, trừ một số cây trồng cạn như café, cây ăn quả, nhưng như
cây lúa vẫn sử dụng rất nhiều nước". Để sản xuất được 1kg gạo cần tiêu thụ
3.500 lít nước, để sản xuất 1kg thịt bò cần tiêu thụ 15.000 lít nước. Trước đây
chúng ta chỉ nhìn nhận nước dùng trong nông nghiệp chủ yếu để phục vụ nhu
cầu tưới tiêu, tuy nhiên sau quá trình tưới tiêu để cho ra sản phẩm, các khâu tiếp
theo như bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ,… sản phẩm cũng vẫn cần có nước. Đó
là cách tính “dấu chân nước” của một sản phẩm, tức là tổng lượng nước ngọt
được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để sản xuất ra sản phẩm đó. Dân gian ta có
câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” qua đó chúng ta có thể thấy được
vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai

5


yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều
tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong
đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại
châu thổ sông Hồng – nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ
sinh thái nông nghiệp có năng suất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã
làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay
(Trương Quang Học, 2011).
Trong công nghiệp, nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước
dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tuabin, là dung môi làm tan các
hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn
nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước
trên toàn thế giới công nghiệp như: Các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát

hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước
trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung
môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu
một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp,… trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và
không tồn tại (Trương Quang Học, 2011).
1.1.3. Tình hình ô nhiễm nước mặt trên thế giới
Ô nhiễm môi trường hiện nay là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại, phát triển
của loài người và trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Trong đó
môi trường nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và sinh
vật, song chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng mạnh mẽ
với tốc độ lan rộng khá nhanh.
Nhìn chung, chất lượng nước trên thế giới bị suy giảm một cách nhanh
chóng vào đầu những năm 60 của thế kỉ 19. Đây là giai đoạn mà sự tiến bộ khoa

6


học kĩ thuật của con người phát triển nhanh chóng với các ngành công nghiệp,
nông nghiệp hóa chất, sự hình thành các thành phố và các khu đô thị lớn. Tất cả
đã làm cho tốc độ ô nhiễn nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng
lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển
kinh tế của một quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều nguy
cơ (Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Hiện nay, Nhật Bản là một nước có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới cũng
là một trong những nước ô nhiễm nhất thế giới trên thế giới. Có thể nói rằng vấn
đề ô nhiễm môi trường nước ở Nhật Bản là vấn đề lo ngại nhất và do 4 nguyên
nhân chính: Công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu
trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như

chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi
trường trong sạch (huc.edu.vn).
Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc có thể nói là ngoạn mục, đi kèm với
sự phát triển đó là nạn ô nhiễm nước trầm trọng. Theo tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) ở Paris, Pháp cho thấy năm 2011 cho thấy hơn một nửa số
hồ lớn và hồ chứa của Trung Quốc đã quá ô nhiễm để người dân có thể sử dụng
1/3 chiều dài các con sông, 75% các hồ lớn, 25% bờ biển Trung Hoa bị ô nhiễm
cao vì nước thải gia dụng, nông nghiệp và kĩ nghệ được xả thẳng vào nguồn
nước ().
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị
trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống
kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới
(World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực
tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không
được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên

7


quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong
cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO)
cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan
hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Đặc biệt,
tình trạng thiếu nước thể hiện rõ ở các khu vực đông dân cư, theo Lan Anh
(2011) nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước
và tình trạng này cũng là mối đe dọa của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh
đó, quá trình Công Nghiệp Hóa, Đô Thị Hóa ồ ạt đã khiến cho nguồn nước
cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày của người dân trở nên tồi tệ, có đến hơn 1 tỷ

người sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nước sạch và
1,7 tỷ người đang sống trong điều kiện thiếu vệ sinh.
Có thể thấy rằng tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới hiện nay càng có
xu hướng gia tăng với quy mô và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên
nhân là do con người đã đưa những chất ô nhiễm vào nước thông qua hoạt động
sống và sản xuất của mình. Một số những nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ
yếu là: Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm do chất vô cơ, chất hữu cơ…
+ Ô nhiễm do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các
chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành
công nghiệp.
Nhiễm độc chì: Chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất
kim loại khác như đồng, kẽm, crom, nikel, rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Ví dụ: Ở
Nhật Bản, người dân ăn cá và các động vật biển khácở vịnh Minamata đã bị

8


nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra, đã gây tử vong cho hàng trăm người
và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo
ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây
trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây
trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào
các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ,
gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới (tiasang.com.vn).

+ Ô nhiễm do chất hữu cơ
Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông hồ. Tác
nhân ô nhiễm này có nồng độ lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải của một
số ngành công nghiệp chế biến như: Chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, thuộc da,
… Ô nhiễm chất hữu cơ được đánh giá thông qua các chỉ số: Oxy hòa tan (DO),
nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD). Từ số liệu của hàng
trăm trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5mg/l, COD > 44mg/l), 5% số dòng sông có nồng
độ DO thấp, 50% dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng
3mg/l, COD khoảng 18mg/l) (tiasang.com.vn).
+ Vi sinh vật gây bệnh:
Do các con sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt, từ các trung
tâm dân cư nên ô nhiễm vi trùng xảy ra thường xuyên.
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện, ... Ðể đánh giá
chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng
chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform trong nước,
thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước
bởi các tác nhân sinh học.

9


Những tác nhân gây bệnh đe doạ đến cuộc sống con người chứa trong
chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán
máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm
gan A, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh (tiasang.com.vn).
Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển
trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm
gây ra bệnh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi

năm. Ðã có năm số người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun đũa
900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu người. Mới đây kết quả từ Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn có 2,6 tỷ người không
được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh và mỗi năm có 1,5 triệu
người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Hầu hết số người chết là trẻ em ().
Ðể hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt,
con người cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ
sinh môi trường sống của các khu vực dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch
vụ công cộng…
1.2. Tổng quan tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng nước mặt tại Việt Nam
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung
phần lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là
châu thổ và đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù
lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm
nhưng do ảnh hưởng của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả
nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và
phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam (Hà Văn Khối, 2008).

10


Nguồn nước mặt Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó
đáng quan tâm nhất là ô nhiễm và suy kiệt nước mặt trên diện rộng. Với mạng lưới
sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000 km 3,
tài nguyên nước mặt của Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của
của các sông trên thế giới. Theo khuyến cáo của các tổ chức thế giới về tài nguyên
nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy,

nhưng trên thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên đã và
đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tỉnh Ninh Thuận đã khai thác tới
80% lượng dòng chảy trên địa bàn ().
Theo Trần Hiếu Nhuệ (2000), ở nước ta hiện nay có khoảng 621 đô thị lớn
nhỏ, trong đó có 78 đô thị có dân số từ 15000 người trở lên, chiếm tổng số
khoảng 12 triệu người hay 80% tổng dân số đô thị. Số đô thị còn lại thuộc đô thị
nhỏ. Hiện nay, chỉ gần 1/2 dân số đô thị được cấp nước, tiêu chuẩn cấp nước
mới đạt 50 - 60 lít/người/ngày, tổng lượng nước cấp cho các đô thị đạt công suất
2,6 triệu m3/ngày, trong đó 2/3 từ nguồn nước mặt và 1/3 từ nước dưới đất.
Riêng ở nông thôn mới đảm bảo cấp được “nước sạch” cho 32% dân số ở nông
thôn. Trong đó sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước từ sông ngòi không
qua xử lí đạt 28%, nước mưa 10% còn lại là nguồn khác.Với dân số gần 88
triệu người, Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm đạt
khoảng 9.560 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm của quốc gia có
tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế
(IWRA). Tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng
4.000 m3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống còn 3.100 m 3 . Đặc
biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công
bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt
Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy
ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an
ninh lương thực.

11


1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt tại Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp và đô thị.

Theo (Nguyễn Thanh Sơn, 2005), hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng
lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có
nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao
vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm
mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị
ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống
sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài trên 10km. Giá trị DO thường xuyên
dưới 0,5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0,04 mg/l). Với giá trị gần bằng 0
như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống.
Tại Hà Nội hiện nay tình trạng ô nhiễm sông hồ đang diễn ra nghiêm
trọng. Qua số liệu quan trắc, môi trường nước ở 4 sông ở Hà Nội đã bị ô nhiễm
tới mức báo động, nhất là ô nhiễm các chất hữu cơ. Hàm lượng amoni trong
nước các hồ dao động thấp nhất là 0,58mg/l và cao nhất là 51,5mg/l, trong khi
tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B là 1mg/l, hàm lượng BOD dao
động trong khoảng 13mg/l - 68mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 25mg/l,
hàm lượng các chất ô nhiễm trung bình trong 4 con sông còn cao hơn nữa. Điều
đáng quan tâm là các mẫu nước sông được quan trắc trong năm 2004 có hàm
lượng BOD, COD cao hơn từ 7 - 10 lần so với hàm lượng của các mẫu được
quan trắc trong năm 1994. Tại công viên Yên Sở, nơi được coi là thùng chứa
nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân
trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.
Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công
viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002

12


nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi
khó chịu bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều

sông hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong
tình trạng ô nhiễm như vậy (Phạm Mạnh Cổn và cộng sự, 2013).
Sông nội thành Hà Nội nơi tiếp nhận và dẫn nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp cho thành phố nên mức ô nhiễm nghiêm trọng, biến thiên tùy thời
điểm. Các thông số đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt, cột B1 nhiều lần, thậm chí vượt QCVN
14:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Cụ thể, hàm
lượng COD đo được trên các sông thuộc khu vực nội thành Hà Nội thuộc lưu vực
sông Nhuệ - Đáy năm 2007 - 2011 được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Hình 1.1: Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc lưu
vực sông Nhuệ - Đáy năm 2007 - 2011
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2012

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng
(CECR) năm 2010 của 6 quận lõi đô thị, hiện có 120 hồ lớn nhỏ ở Hà Nội.
Trong đó, kết quả khảo sát 80/120 hồ đó, số hồ hiện có diện tích từ 1.000m 2 trở
lên chiếm tới 76%, trong khi các hồ hiện có diện tích dưới 500m 2 chiếm 17,5%,
hồ có diện tích 500 - 1.000 m 2 chiếm 6%. Mức độ ô nhiễm của 80/120 ao hồ,

13


hầu hết đều bị ô nhiễm nước. Có tới 71% hồ có giá trị BOD 5 vượt quá tiêu chuẩn
cho phép, 14% hồ bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng, 32% hồ bị ô nhiễm nhẹ. Ngoài
chỉ tiêu BOD5, các chỉ tiêu khác như: Hàm lượng COD, NH4,... trong hầu hết các
hồ cũng đều vượt quá giá trị cho phép.
Nhìn chung, môi trường nước Việt Nam đang bị ảnh hưởng mạnh của sự
gia tăng dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản với
tốc độ cao, đặc biệt là các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Đồng Nai - Sài

Gòn, sông Cửu Long vài dải ven biển miền Trung. Ở các khu vực này, mật độ
dân cư cao nhưng chưa có hệ thống xử lí nước thải, chất thải và phần lớn chúng
được thải vào nguồn nước.
Mặc dù, các cấp các ngành có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính
sách và pháp luật bảo vệ môi trường nhưng tình hình ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại.
+ Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng để tưới tiêu cho lúa
và hoa màu,… chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử
dụng nông dược và phân bón hóa học để bảo vệ vật nuôi và cây trồng không
đúng cách, các phế liệu phụ phẩm vứt bừa bãi làm môi trường nông thôn càng
ô nhiễm. Ước tính hàng năm lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong
nông nghiệp khoảng 0,5 – 3,5 kg/ha/vụ. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và
phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ra phú dưỡng hoặc ô nhiễm
độc nước.
Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đối với các mô hình nuôi thâm canh
cao, quy mô công nghiệp ngày càng lớn và mức độ nguy hại cho môi trường
nước càng nhiều. Các nguồn thải sau khi nuôi trồng thuỷ sản chưa được xử lý
đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kênh, rạch trong khu vực.
Ví dụ, tại các xã Quảng Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái, huyện Quảng Xương
(Thanh Hoá), nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi nước thải từ các hồ nuôi

14


tôm trên cát nên những năm gần đây người dân ở nơi đây không còn sử dụng
được nguồn nước để sinh hoạt nữa. Mặt khác, việc nguồn nước bị ô nhiễm còn
khiến hàng chục ha đất sản xuất của bà con xung quanh khu vực nuôi tôm bị ảnh
hưởng. Nhiều diện tích lúa và hoa màu sau khi gieo cấy đã bị chết do nguồn
nước bị nhiễm mặn. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc

sống của người dân cũng như môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở sản xuất không đảm bảo
quy trình kỹ thuật, các hồ nuôi không đảm bảo quy định nên hiện tượng nước mặn từ
các hồ nuôi ngấm vào nguồn nước ngầm gây sự nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng nước khu vực xung quanh (stmnt.binhduong.gov.vn).
+ Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước không thể bỏ qua, mỗi ngành có
một loại nước thải khác nhau. Do công nghệ sản xuất của nước ta phần lớn là cũ
và lạc hậu, lại không hoặc rất ít các thiết bị xử lý nước thải, khí thải, rác thải, hạ
tầng cơ sở đô thị như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống quản lý chất thải rắn, …
rất thấp kém, đồng thời quá trình đô thị hóa phát triển trong mấy năm gần đây
lại khá nhanh, gây ra hiện tượng môi trường bị quá tải. Ô nhiễm môi trường
nước ở các đô thị và khu chế xuất ở nước ta nói chung và đặc biệt vùng Đồng
bằng sông Hồng nói riêng đang ở tình trạng báo động do các nguồn nước mặt
(sông, ao, hồ) đều là nơi tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý và có nồng độ các
chất ô nhiễm cao như TSS, BOD 5, COD, NH4+, … Giá trị của các thông số này
đều gấp từ 5 đến 10 lần trị số tiêu chuẩn cho phép.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường,tính đến ngày 20/4/2008
cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập trên đại bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả
nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm,
điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công

15


nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp của hệ thống xử lí
nước thải tập trung tại một số đại phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20% như
Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống

xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến
nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung
(chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây
dựng hệ thống xử lí nước thải. Bình quân mỗi này, các khu, cụm, điểm công
nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất dộc hại khác.
Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen,
mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả
mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu,
giấy, dệt,... (khoảng 35 triệu m3 nước thải hàng năm, trong đó có khoảng 4.000
tấn axit các loại 1.300 tấn xút, 300 tấn benzene, 25 tấn chất hữu cơ và nhiều chất
khác) xuống sông Hồng làm nhiễm bẩn nước sông trên hàng chục km từ Việt Trì
tới hạ lưu sông Hồng.
Dưới ảnh hưởng của các loại chất thải công nghiệp, chất lượng nước lưu
vực một số con sông ở nước ta ngày càng xấu đi. Theo các kết quả nghiên cứu
cho thấy trong số các con sông sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cấm, sông Lạch
Tray, sông Bạch Đằng, sông Trới, sông Sinh, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê,
sông Thái Bình, sông Sặt, sông Bắc Hưng Hải, sông Bần, sông Đáy, sông Nhuệ
không có sông nào đạt quy chuẩn nước mặt loại A1 (nguồn cấp nước sinh hoạt),
một số sông (sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh, sông Cà Lồ tại
Hương Canh - Vĩnh Phúc, sông Sặt tại Hải Dương, sông Bắc Hưng Hải và sông
Bần tại Hưng Yên) không đạt quy chuẩn nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy
lợi do có các thông số BOD5 và COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1.
Trên sông Cầu nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng đến mức báo động. Tiêu biểu là đoạn
từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới Gia Bẩy, do ảnh hưởng của nước thải từ nhà
máy giấy và khu dân cư tập trung nên độ đục tăng, lượng oxy hoà tan đạt mức

16


thấp nhất (0,4 – 0,5 mg/l), BOD5 và COD đạt giá trị cao nhất (>1.000ml),

coliform ở một số nơi vượt tiêu chuẩn đến hàng chục lần.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp
ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi
trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
những người dân sống ở vùng lân cân, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư
này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt (stmnt.binhduong.gov.vn).
+ Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và
các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở
nước ta. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ cao,
các chất hữu cơ không bền vững, dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng, chất rắn
và vi trùng (stmnt.binhduong.gov.vn).
Hiện nay, hầu hết nước thải đô thị chưa được xử lý trước khi xả ra môi
trường, là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống thủy vực nội đô và ven đô nước
ta.
Bảng 1.2. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt đô thị qua các năm
Năm
2006
2007
2008
2009

Lưu lượng nước thải sinh
hoạt đô thị (m3/ngày)
1.823.408
1.871.912
1.938.664
2.032.000


Tổng thải lượng các chất (kg/ngày)
TSS
BOD5
COD
2.450.205 1.128.234 2.131.108
2.515.382 1.158.246 2.187.797
2.605.080 1.199.548 2.265.814
2.730.500 1.257.300 2.374.900

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010

Theo thống kê sơ bộ thì có khoảng 4,62% lượng nước thải công nghiệp
được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Tính đến đầu năm 2005 hàng ngày có
khoảng 3 triệu m3 nước thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện bình mỗi ngày sông Đồng

17


×