Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Rau Đến Số Lượng Giun Đất Tại Xã Yên Đồng, Ý Yên, Tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 110 trang )

i


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau đến số
lượng giun đất tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Người thực hiện

: ĐINH THỊ HẢO

Lớp

: KHĐC

Khóa

: 56

Chuyên ngành

: KHOA HỌC ĐẤT

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN ĐÌNH THI



Địa điểm thực tập

: Ý YÊN- NAM ĐỊNH

Hà Nội - 2016

LỜI CAM ĐOAN
ii


Tôi xin cam đoan bản khóa luận này là do tôi tự điều tra và nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Đình Thi.
Để hoàn thiện bản khóa luận tốt nghiệp này, em chỉ sử dụng những tài
liệu đã ghi trong mục tài liệu tham khảo,ngoài ra không sử dụng bất kỳ tài liệu
nào mà không được ghi.
Nếu sai, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của hội đồng theo quy định.
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Hảo

LỜI CẢM ƠN
iii


Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo
TS. Nguyễn Đình Thi, thầy đã tận tình hướng dẫ em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp. Bản khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành, một
phần lớn là nhờ vào những ý kiến,định hướng và sự chỉ bảo của thầy.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Môi trường đã truyền thụ
những kiến thức quý giá trong suốt thời gian em học tại trường. Qua đây em

cũng mong rằng trong tương lai vẫn luôn nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của
các thầy cô để em trưởng thành hơn trong lĩnh vực chuyên môn.
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Hảo

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................iii
DANH SÁCH PHỤ LỤC.................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.................................................................ix
Ký hiệu, chữ cái viết tắt Diễn giải....................................................................ix
DANH MỤC BẢNG............................................................................................x
Trang....................................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................xii
Trang..................................................................................................................xii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1..........................................................................................................2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................2
1.1 Khái quát chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
và Việt Nam........................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm về cây rau..........................................................................2
1.1.2 Tình hình sản xuất rau Việt Nam và thế giới......................................3
1.1.2.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam.....................................................3
1.1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở thế giới........................................................3
1.1.3 Tình hình tiêu thụ rau Việt Nam và thế giới.......................................4
1.1.3.1 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam......................................................4

1.1.3.2 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới.....................................................4
1.2 Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật...................................................5
1.2.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật....................................................5
1.2.2 Các dạng thuốc BVTV........................................................................6
1.2.3 Các nhóm thuốc BVTV.......................................................................6
1.2.4 Tác dụng của thuốc BVTV.................................................................7
v


1.2.5 Kĩ thuật sử dụng thuốc........................................................................8
1.3.1 Phân loại theo nhóm chất hóa học......................................................8
1.3.2 Phân loại theo nguồn gốc....................................................................9
1.3.3 Phân loại theo tính độc của thuốc.....................................................10
1.3.4 Phân loại theo thời gian phân hủy.....................................................10
1.3.5 Phân loại theo con đường xâm nhập.................................................11
1.4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật........................................................11
1.4.1 Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường..................11
1.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước.........................13
1.4.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất.............................15
1.4.4 Tác động của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp................17
1.4.5 Ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV lên con người và động vật..22
1.5 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam.............................................24
1.6 Khái quát chung về nông nghiệp bền vững................................................27
1.6.1 Khái niệm nông nghiệp bền vững.....................................................27
1.6.2 Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững...........................27
1.6.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới và Việt Nam
....................................................................................................................28
1.6.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam....................28
1.6.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới....................28
1.6.4. Mô hình canh tác rau theo hướng an toàn được triển khai ở nước ta

....................................................................................................................29
1.7. Hệ giun đất trong vùng sản xuất rau..........................................................29
1.7.1 Khái niệm giun đất............................................................................29
1.7.2 Vai trò của giun đất đối với kết cấu đất và sự phát triển cây trồng. .30
1.7.3 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ giun đất ở nước ta......30
CHƯƠNG 2........................................................................................................32
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............32

vi


2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................32
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................32
2.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................33
2.3.1. Thông tin thứ cấp.............................................................................33
2.3.2 Thông tin sơ cấp................................................................................33
2.3.2.1. Điều tra.............................................................................................33
2.3.2.2. Lấy mẫu và phân tích đất: pH, OM, Nts, Pts và Kts........................33
2.3.2.3. Lấy mẫu và xác định số lượng giun đất...........................................33
2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu nghiên cứu..........................35
CHƯƠNG 3........................................................................................................37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định.........................................................................................................37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................37
3.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................37
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình............................................................................37
3.1.1.3. Khí hậu.............................................................................................37
3.1.1.4. Tài nguyên........................................................................................38
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội..................................................38

3.1.2.1. Dân số- lao động..............................................................................38
3.1.2.2. thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp...................................39
3.1.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã...............................................................40
3.2 Tình hình sản xuất rau của xã Yên Đồng...................................................41
3.2.1. Diện tích, chủng loại, cơ cấu cây trồng............................................41
3.2.2. Tình hình sản xuất rau của xã..........................................................42
3.3 Kết quả về thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên
Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định................................................................43
3.3.1. Chủng loại, số lượng thuốc BVTV được người dân sử dụng nhiều
trong sản xuất rau.......................................................................................44
vii


3.3.2 Thực trạng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã........................46
3.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới số lượng giun đất trong canh tác rau tại xã
Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định........................................................52
3.6. Nhận thức của chính quyền và người dân về việc lạm dụng thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp..............................................................................59
3.6.1. Chính quyền.....................................................................................59
3.6.2. Người dân.........................................................................................60
3.7. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV nhằm phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường........................................................................61
3.7.1. Đối với phía cơ quan quản lí............................................................61
3.7.2. Đối với người sử dụng.....................................................................64
3.7.3. Đối với hộ kinh doanh, phân phối thuốc BVTV..............................68
CHƯƠNG 4........................................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................70
1.Kết luận.........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73
DANH SÁCH PHỤ LỤC


viii


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ cái viết tắt

Diễn giải

Bộ NN& PTNN

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CTNH

: Chất thải nguy hại

FAO

: Tổ chức Lương thực Nông Nghiệp của Liên

Hợp Quốc
HDSD

: Hướng dẫn sử dụng


HTXDVNN

: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KDC

: Khu dân cư

Kts

: Kali tổng số

NXB

: Nhà xuất bản

Nts

: Đạm tổng số

OM

: Chất hữu cơ

Pts

: Lân tổng số

PTNNBV


: Phát triển nông nghiệp bền vững

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức Y tế thế giới và tổ
chức Nông Lương Thế Giới..............................................................................10
Bảng 1.2. Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy............................10
Bảng 1.3: Thời gian tồn lưu của thuốc BVTV trong đất...............................17
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Đồng......................................38
Bảng 3.2: Dân số xã Yên Đồng.........................................................................38
Bảng 3.3: Diện tích các loại cây trồng của xã Yên Đồng năm 2013-2015.....42

Bảng 3.4: Số lượng các loại rau được trồng trong phạm vi nông hộ............43
Bảng 3.5: Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng phổ biến trong
canh tác rau truyền thống tại xã Yên Đồng....................................................44
Bảng 3.6: Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng phổ biến trong
mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Yên Đồng..............................................45
Bảng 3.7: Các loại thuốc BVTV chính bán tại xã Yên Đồng.........................47
Bảng 3.8: Cách thức sử dụng thuốc BVTV của người dân xã Yên Đồng....49
Bảng 3.9: Số lượng giun đất tại các điểm nghiên cứu trong hai mô hình sản
xuất rau trên địa bàn xã Yên Đồng đợt 1........................................................53
Bảng 3.10: Số lượng giun đất tại các điểm nghiên cứu trong hai mô hình sản
xuất rau trên địa bàn xã Yên Đồng đợt 2........................................................54

x


Bảng 3.11: Số lượng giun đất tại các điểm nghiên cứu trong hai mô hình sản
xuất rau trên địa bàn xã Yên Đồng đợt 3........................................................54
Bảng 3.13: Nhận thức của người dân về sử dụng thuốc BVTV trong canh
tác rau ảnh hưởng tơi môi trường đất, nước..................................................61

xi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Thuốc BVTV trong hệ thống nông nghiệp......................................12
Hình 1.2 Chu trình thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp (Trần
Danh Thìn, 2005)...............................................................................................13
Hình 1.3: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người...................................23
Hình 3.1: Một số loại thuốc BVTV được bày bán tại địa bàn xã..................45

Hình 3.3: Hình ảnh về các dụng cụ bảo hộ lao động......................................65

xii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng hiện đại
và đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với điều kiện
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển
của sâu bệnh, cỏ dại hại mùa màng.
Hiện nay, nghề trồng rau ở nước ta với xu thế là một nền sản xuất thâm
canh, cùng với mức gia tăng về diện tích, tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng,
chủng loại rau phong phú thì việc gia tăng sử dụng thuốc BVTV trên rau ngày
càng quan trọng. Thuốc BVTV(Bảo vệ thực vật) đã góp phần hạn chế sự phát
sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm
vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.
Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản
xuất có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Chưa kể tới việc xã
thải các tàn dư thực vật và chất thải rắn từ bao bì, chai lọ phân, thuốc trừ sâu…
đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và nước trong vùng, đặc biệt là ảnh
hưởng đến động vật đất tiêu biểu là giun đất. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại nơi
sản xuất chưa được quan tâm đúng mức và đang gây nhiều bức xúc.
Việc sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất rau tại xã Yên Đồng nói
riêng và trong cả nước nói chung được coi là biện pháp qan trọng nhất để bảo vệ
sản xuất rau hằng năm. Với tâm lí: “Càng phun nhiều thuốc người dân càng
an tâm”, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau ngày càng trở nên khó
kiểm soát và gây nên nhiều tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và
động vật đất. Chính vì vậy để có một cách nhìn tổng quát nhất về tình hình sử
dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau ở xã Yên Đồng thì việc điều tra, đánh giá

hiện trạng và đề xuất giải pháp cho việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật một cách hiệu quả là rất cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi xin thực hiện đề

1


tài:“ Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau đến
số lượng giun đất tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. ”.
Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại xã
Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV đến số lượng giun đất
trong sản xuất rau tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Đề xuất giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả thuốc BVTV trong sản xuất
tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của
đề tài
- Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác,
khoa học và trung thực.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con
người

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế
giới và Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về cây rau
2



Theo Lê Thị Khánh (2009), rau là cây hoặc phần có thể ăn được và
thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ
phụ gia để nấu hoặc ăn sống.
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về rau chỉ có thể dựa
trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn
hằng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi luong thực và các
loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về cây rau lại càng gia tăng,
như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò
của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không
thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.
1.1.2 Tình hình sản xuất rau Việt Nam và thế giới
1.1.2.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Thực trạng sản xuất rau xanh của nước ta hiện nay là cung không đủ cầu.
Theo Tổng cục thống kê thì năm 2005 diện tích trồng rau cả nước đạt 624.000
ha, sản lượng đạt 9,235 triệu tấn. Năm 2006 số liệu tương ứng là 643.970 ha, sản
lượng đạt 9,65 triệu tấn. Ngoài ra còn có diện tích đậu các loại đạt 200,7 ngàn
ha, sản lượng 141,9 ngàn tấn. Chủng loại rau nước ta rất phong phú, đa dạng.
Tuy vậy, năng suất rau chưa cao, tăng chậm từ 120-130 tạ/ha (thời kì 19902002).
Đất chuyên canh rau thường tập trung ở vùng ven thành phố lớn, các đô
thị và khu công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Lạt. Diện tích vùng này khoảng 150.000 ha, sản lượng đạt 1,9 triệu tấn.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nước ta đã hình thành nhiều vùng
chuyên canh rau truyền thống và vùng sản xuất rau hàng hóa quan trọng: Vùng
trung du và đồng bằng Bắc Bộ, vùng rau Lâm Đồng, vùng rau thành phố Hồ Chí
Minh và vùng phụ cận, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở thế giới

3



Theo “Ngành công nghiệp rau ở nhiệt đới Châu Á: Ấn Độ. Tổng quan về
sản xuất và thương mại. Greg I. Johnson, Katinka Weinberger, Mei-huey Wu
cho thấy:
- Diện tích đất trồng: 8,0 triệu ha( 2005)
- Sản lượng: 83,1 triệu tấn
- Tiêu dùng: 183 gr/người/ngày (2005) FAOSTAT,2007.
Các cây rau chính: ớt, hành, cà tím, cà chua, cải bắp, đậu, súp lơ.
Cây xuất khẩu: Tươi và chế biến: 1,6 triệu tấn, tương đương 508 triệu
USD (không kể khoai tây) trong đó xuất khẩu tươi gồm có hành, nấm, đậu Hà
Lan, cà tím, đậu bắp. Các sản phẩm này được sản xuất theo các nhóm sản xuất
tại vườn, trang trại hữu cơ. Sản phẩm chế biến bao gồm: hành, rau đông lạnh,
dưa chuột bao tử.
Việt Nam là nước đứng thứ ba trong top sản xuất rau trên thế giới sau
Trung Quốc và Ấn Độ
1.1.3 Tình hình tiêu thụ rau Việt Nam và thế giới
1.1.3.1 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam
Hiện nay có một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau của Việt
Nam trong thời gian qua. Các nghiên cứu cho thấy rau là sản phẩm khá phổ biến
trong các hộ gia đình. Theo nghiên cứ của IFPRI (2002), ICARD (2004), hầu
hết các hộ gia đình tiêu thụ rau trong năm trước đó, loại rau được tiêu thụ rộng
rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung
bình 71 kg rau cho mỗi người mỗi năm.
Thành phần tiêu thụ rau cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào, cải bắp là
những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc. Su hào với trên 90% số
hộ nông thôn ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới
15% số hộ ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ, ở các
khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao.
1.1.3.2 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
4



Trên thế giới có một vài thị trường triển vọng như:
Thị trường Đài Loan: đây là một thị trường tiềm năng với thị hiếu tương đối
đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng, và đang được đánh giá là thị
trường có nhiều thuận lợi với các mặt hàng chủ yếu như cải bắp, dưa chuột, cà
chua, ... Hiện nay, Đài Loan là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm
của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Đông Á.
Tại thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, theo sự báo của Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ
cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư...tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng
mạnh trong giai đoanh 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Năm 2009, tổng
tiêu thụ rau chế biến đạt 201 lbs trong khi rau tươi là 183 lbs, tuy nhiên thị phần
tiêu thụ rau tươi tăng từ 43% năm 1976 lên 48% năm 2009. Nếu không tính
khoai tây tươi, tiêu dùng rau tươi tăng mức đáng kể là 54%, từ 96 lbs năm 1976
lên 147 lbs năm 2009. Nếu không tính mặt hàng khoai tây, thị phần rau tươi tăng
vượt mức tiêu dùng mặt hàng rau chế biến, từ 45% lên 54% (Cục xúc tiến
thương mại VIETRADE).
1.2 Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật
1.2.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
“Thuốc BVTV là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật,
vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật” (Theo Pháp lệnh BV & KDTV năm 2001).
Thuốc BVTV là những loại hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản
phẩm bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài
gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng gồm các chất để đấu tranh
với các loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây. Ngoài ra, các
loại thuốc kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng đạt năng suất cao cũng là một
dạng của thuốc BVTV.
5



Thuốc BVTV là những hóa chất độc, có khả năng phá hủy tế bào, tác
động đến cơ chế sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và cả cây trồng, vì
thế khi các hợp chất này đi vào môi trường, chúng cũng có những tác động nguy
hiểm đến môi trường, đến những đối tượng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Và
đây cũng là lý do mà thuốc BVTV nằm trong số những hóa chất đầu tiên được
kiểm tra triệt để về bản chất, về tác dụng cũng như tác hại.
1.2.2 Các dạng thuốc BVTV
Về cơ bản thuốc BVTV được sản xuất dưới các dạng sau:
Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: gồm các hoạt chất, dung môi, chất hóa
sữa và một số chất phù trị khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong nước
thành dung dịch nhũ tương đối đồng đều, không lắng cặn hay phân lớp.
Thuốc bột thấm nước: còn gọi là bột hòa nước, viết tắt là WP, BTN: gồm
hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khác. Thuốc ở dạng
bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha với nước để sử
dụng.
Thuốc phun bột: viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp (dưới
10%), nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao lanh. Ngoài
ra, thuốc còn chứa các chất chống ẩm, chống dính. Ở dạng bột mịn, thuốc không
tan trong nước.
Thuốc dạng hạt: viết tắt là G hoặc H, gồm hoạt chất, chất độn, chất bao
viên, và một số chất phù trợ khác.
Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác:
-

Thuốc dung dịch;
Thuốc phun mùa nóng
Thuốc bột tan trong nước
Thuốc phun mùa lạnh


1.2.3 Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại.
6


-

Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ ốc
Thuốc trừ nhện
Thuốc trừ tuyến trùng
Thuốc điều hòa sinh trưởng
Thuốc trừ chuột
(Duy Hoài, 2015)

1.2.4 Tác dụng của thuốc BVTV
a. Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc
Cách thông thường để kiểm soát sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại
hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua
lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp
xúc.
b. Thuốc BVTV tác dụng vị độc
Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc
và được dùng để diệt các loài có hại qua đường miệng của chúng. Các loài có
hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.
c. Thuốc BVTV tác dụng nội hấp
Một vài loại côn trùng như ve, rệp,...hút nhựa cây bằng miệng. Chúng dùng

miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó
diệt bằng loại thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn
của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là
cách gây tác dụng nội hấp
d. Thuốc BVTV tác dụng xông hơi
Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện
pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn,
lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại
qua đường hô hấp.
7


1.2.5 Kĩ thuật sử dụng thuốc
a. Đúng thuốc
Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần
được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định
tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc
khuyến nông.
b. Đúng lúc
Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm
với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành
dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
c. Đúng liều lượng, nồng độ
Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng
độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ
thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây
trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
d. Đúng cách
Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như
nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm

hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm
thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun
thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai
người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc. (Duy
Hoài, 2015)
1.3 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số
lượng, tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
1.3.1 Phân loại theo nhóm chất hóa học
8


Gốc Clo hữu cơ: Thành phần hóa học có chất clo là những dẫn xuất
Clorobenzen (DDT), Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin,
Dieldrin). Các loại thuốc thuộc nhóm này đã đưa vào danh mục các loại bị cấm
sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại của nó rất cao.
Gốc Photpho hữu cơ (lân hữu cơ): Từ những năm 40 và 50 các thuốc
BVTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu được sử dụng. Dẫn xuất từ các axit photphoric,
trong công thức có chứa P, C, H, O, S… có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh
và một số thiên địch.
Carbamate: Các Cardbamate là dẫn xuất của axit cabamic, tác dụng như
lân hữu cơ ức chế men cholinesterase. Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da
và miệng) đối với động vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều
Carbamate là lưu dẫn dễ hấp thụ qua lá, rễ, mức độ phân giải trong cây cây trồng
thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp, cơ
thể cũng có thể phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm độc.
Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp): Pyrethrum được chiết xuất từ
cây hoa cúc, công thức hóa học phức tạp, diệt sâu chủ yếu bằng đường tiếp xúc
và vị độc tương đối nhanh, dễ bay hơi, tương đối mau phân hủy trong môi
trường và thường không tồn tại trong nông sản. Rau màu và cây ăn trái khi phun

Perythrum có thể dùng được vài ngày hôm sau (Nguyễn Trần Oánh, 2007).
1.3.2 Phân loại theo nguồn gốc
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Làm từ cây hay cỏ hay các sản phẩm chiết
suất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh…) có
khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ ( như lưu huỳnh,
lưu huỳnh vôi...) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
9


Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng
tiêu diệt dịch hại như: Clo hữu cơ, Photpho hữu cơ, Carbamate, Pyrethroid
(Nguyễn Trần Oánh, 2007).
1.3.3 Phân loại theo tính độc của thuốc
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO)
trực thuộc Liên Hợp Quốc phân loại độc tính của thuốc như sau:
Bảng 1.1: Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức Y tế thế giới và tổ
chức Nông Lương Thế Giới
LD50 (chuột)(mg/kg thể trọng)
Đường miệng
Đường da

Loại độc

Chất rắn

Chất lỏng


Chất rắn

Chất lỏng

Ia: Cực độc

≥5

≥20

≥10

≥40

Ib: Rất độc

5-50

20-200

10-100

40-400

II: Độc vừa

50-500

200-2.000


100-1.000

400-4.000

III: Độc nhẹ

>500

>2.000

>1.000

>4.000

IV Loại sản phẩm không gây độc cấp khi sử dụng bình thường
(Nguồn: Asian Development Bank,1987)
1.3.4 Phân loại theo thời gian phân hủy
Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều chất có
thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật nhưng
cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường. Dựa vào thời gian phân
hủy của chúng có thể chia thuốc BVTV thành các nhóm sau:
Bảng 1.2. Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy
ST
T
1
2

Phân nhóm
Nhóm hầu như
không phân hủy

Nhóm khó phân

Thời gian

Ví dụ

phân hủy

Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại:
-

Thủy ngân, Asen … Loại này đã bị
cấm sử dụng
DDT, 666 (HCH), đã bị cấm sử dụng

2 – 5 năm
10


3
4

hủy
Nhóm phân hủy
trung bình
Nhóm dễ phân
hủy

1 - 18 tháng
1 – 12 tuần


Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa
clo (2,4 – D)
Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbanat

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000)
1.3.5 Phân loại theo con đường xâm nhập
Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette…
Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha…
Các thuốc công hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin…
Tuy vậy vẫn còn nhiều thuốc có một đến ba con đường xâm nhập
1.4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật
1.4.1 Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Các nguyên nhân thuốc BVTV phát tán ra môi trường:
-

Quá trình sản xuất, các loại chất thải bị thải ra ngoài môi trường;
Các sự cố trong quá trình đóng gói, lưu trữ, vận chuyển gây rò rỉ;
Sự cố cháy nổ của các nhà máy, cơ sở sản xuất;
Thuốc quá hạn hoặc không đạt tiêu chuẩn (tiêu hủy không triệt để);
Dư lượng thuốc còn lại trên các loại rau quả;
Dư lượng thuốc thấm xuống đất hoặc chảy theo dòng nước;
Thuốc BVTV còn dính bên trong bao bì, chai lọ sau khi sử dụng .
(Duy Hoài, 2015).
Sau khi thuốc BVTV phát tán ra môi trường thì nó sẽ đi vào các môi

trường thành phần và gây ô nhiễm môi trường.
Đầu vào Thuốc BVTV trong hệ thống nông nghiệp

Đầu ra


Nông phẩm

Động, thực
vật hấp thụ
Thuốc
BVTV

Khuếch đại sinh học

Cố định và
phân hủy
11

Di động, chảy tràn,
xói mòn, bay hơi.


Hình 1.1 Thuốc BVTV trong hệ thống nông nghiệp
Thuốc BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ được đưa
vào cơ thể động - thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hay
qua chuỗi thức ăn, thuốc BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm hay tích lũy,
khuếch đại sinh học. Một phần khác thuốc BVTV sẽ rơi vãi ngoài đối tượng, sẽ
bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất,
nước, không khí, ... gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn
chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ
tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại. thuốc BVTV có thể đi vào
môi trường nước bằng nhiều con đường khác nhau được miêu tả cụ thể như sau:
+ Lắng đọng từ không khí: khi phun thuốc BVTV, không khí bị ô nhiễm

dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt, gió… và tính chất hóa
học, thuốc BVTV có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn trong không khí
sẽ khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước mặt ở nơi khác.
+ Rửa trôi từ môi trường đất: ô nhiễm đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Có khoảng 50% lượng thuốc BVTV phun lên cây trồng rơi xuống đất tạo thành
lớp mỏng trên bề mặt. Dưới tác động của nước mưa chảy tràn, thuốc BVTV bị
rửa trôi vào nguồn nước. Chúng tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông,
hồ, ao…làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Trực di và thấm ngang gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt nếu không
bị kết dính với các hạt keo đất. Thuốc BVTV có thể phát hiện trong các giếng,
hồ, sông suối cách nơi sử dụng không xa.

12


Hình 1.2 Chu trình thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp (Trần
Danh Thìn, 2005).
Nhận xét:
+ Thành phần thuốc BVTV di chuyển vào môi trường nước mặt bao gồm
các hoạt chất có thành phần của chúng hoặc các sản phẩm của chúng được tạo ra
thông qua quá trình phân hủy.
+ Các quá trình vận chuyển thuốc BVTV và sản phẩm phân hủy của
chúng vào môi trường nước mặt bao gồm: chảy tràn bề mặt, bay hơi và lắng
đọng, xói mòn, quá trình di chuyển theo nước ngầm và thông qua chuỗi thức ăn.
+ Các thuốc BVTV di chuyển vào môi trường có thể dưới dạng hòa tan và
bám dính vào các thành phần, vật liệu chất.
1.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh
đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ thuốc BVTV thừa sau khi
đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu,

trừ bệnh, thuốc BVTV lẫn trong.

13


×