Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên Cứu Giảm Thiểu Hàm Lượng No3- Trên Cây Cải Ngồng Tại Xã Nga Thái, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.46 KB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU HÀM LƯỢNG NO3TRÊN CÂY CẢI NGỒNG TẠI XÃ NGA THÁI,
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA VỤ XUÂN 2016

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

TRẦN THỊ LAN
MTB
57
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN

HÀ NỘI – 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU HÀM LƯỢNG NO3TRÊN CÂY CẢI NGỒNG TẠI XÃ NGA THÁI,
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA VỤ XUÂN 2016

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

TRẦN THỊ LAN
MTB
57
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN
Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
“Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng NO3- trên cây cải ngồng tại xã Nga Thái,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ xuân 2016” là trung thực và chưa được
sử dụng trong bất kì tài liệu, khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….tháng ……năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lan

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của
bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của gia đình,
bạn bè và sự chỉ bảo tận tình của các thầy các cô.

i


Với sự biết ơn chân thành nhất của mình, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới GS.TS Trần Đức Viên và TS Nguyễn Đình Thi đã luôn tận tình, hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo, cán bộ trong bộ môn Sinh Thái nói riêng và các thầy cô trong khoa
Môi trường nói chung đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất giúp em

hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Nga Thái cùng
toàn thể nhân dân trong xã Nga Thái đã giúp đỡ cho em thực hiện khóa
luận.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu trên giảng đường đại
học và thời gian nghiên cứu vừa qua.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài khóa luận vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô
cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày....tháng.....năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Lan

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 – 2009.................
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất một số loại rau ở Việt Nam 2010 –
2012................................................................................................
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh......................
Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm và lượng phân bón tại mỗi công
thức.................................................................................................
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Nga Thái
(2013 – 2015)..................................................................................

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Nga Thái giai
đoạn (2013 – 2015)........................................................................
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Nga Thái......................
Đơn vị: tỉ đồng...............................................................................................
Bảng 3.4: Đặc điểm của chủ hộ điều tra (n=30)..........................................
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính của các hộ
điều tra (n=30)...............................................................................

iii


Bảng 3.6: Chi phí sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra (n =
30)...................................................................................................
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất các loại rau chính của các hộ điều
tra (n=30).......................................................................................
Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng số lá của rau cải ngồng ở các
mức phân bón khác nhau.............................................................
Bảng 3.9: Động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải ngồng ở
các mức phân bón khác nhau......................................................
Bảng 3.10: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá của rau cải
ngồng ở các mức phân bón khác nhau........................................
Bảng 3.11: Năng suất thực thu của rau cải ngồng......................................
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các mức phân bón tới hàm lượng
nitrat trong rau cải ngồng sau khi thu hoạch xã Nga
Thái................................................................................................
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón tới đặc tính lý hóa cả đất
trước và sau khi bón phân hữu cơ...............................................
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón

hữu cơ - ĐTB2004 - 32- 6632- 66 , HVNN....................................
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng....................................
Hình 2.2: Sơ đồ chỉ tiêu sinh trưởng cây cải ngồng....................................
Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu đất lần 1................................................................
Hình 3.1: Sơ đồ Nga Sơn – Thanh Hóa.......................................................
Hình 3.2: Đồ thị theo dõi sự thay đổi của đống ủ trong 35 ngày
(oC).................................................................................................

iv


Hình 3.3: Động thái tăng trưởng số lá cải ngồng........................................
Hình 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao của cải ngồng.........................
Hình 3.5: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá của cải ngồng
........................................................................................................

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6

Kết quả phân tích rau cải ngồng
Kết quả phân tích đất (lần 1) và phân tích phân hữu cơ
Kết quả phân tích đất lần 2
Giấy xác nhận thực tập tốt nghiệp
Phiếu điều tra nông hộ
Quy trình ứng dụng chế phẩm FITO - BIOMIX – RR trong xử lý phụ


Phụ lục 7
Phụ lục 8

phẩm nông nghiệp
Theo dõi nhiệt độ đống ủ
Tính toán các mức phân bón sử dụng các công thức thí nghiệm

v


Phụ lục 9
Phụ lục 10
Phụ lục 11
Phụ lục 12
Phụ lục 13
Phụ lục 14
Phụ lục 15
Phụ lục 16

Hướng dẫn chương trình lấy mẫu đất
Hướng dẫn chương trình lấy mẫu rau
Sơ đồ lấy mẫu rau và đất trong CT ứng với 3 lần NL
Một số hình ảnh triển khai ủ phân hữu cơ
Hình ảnh bố trí thí nghiệm và làm đất trông rau, theo dõi sinh trưởng
Hình ảnh lấy mẫu đất
Hình ảnh lấy mẫu rau phân tích chỉ tiêu
Kết quả xử lý số liệu

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

BNN&PTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CT
CLB
CPSH
ĐBSCH
ĐBSL
EC
NL
FAO

:
:
:
:
:
:

:
:

Công thức
Câu lạc bộ
Chế phẩm sinh học
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Cộng đồng kinh tế châu Âu
Nhắc lại
Tổ chức lương thực Thế Giới

UBND-VP

:

Ủy ban nhân dân và văn phòng pháp luật


TC-BYT
TCVN
RAT
WHO

:
:
:
:
:


Quyết định
Tiêu chuẩn của bộ Y tế
Tiêu chuẩn Việt Nam
Rau an toàn
Tổ chức Y tế Thế Giới

vii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp vốn là ngành thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là ngành
sản xuất lúa nước. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như: 9 triệu ha đất
nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào
loại tốt nhất của thế giới; với mạng lưới sông ngòi dày đặc, cộng với hàng
chục triệu nông dân vừa cần cù, vừa thông minh, lại có học vấn khá và năng
động, tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với nhiều nước trên thế
giới (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2015) tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản
xuất lúa nước đưa Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai sau Thái
Lan. Nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, hàng năm lúa gạo của cả
nước ngày càng tăng về cả chất lượng và trữ lượng. Theo Tổng cục thống kê
2014, sản lượng lúa gạo của cả năm 2014 ước tính đạt 45 triệu rấn, tăng 955,2
nghìn tấn so với năm 2013. Do đó, lượng rơm rạ được thải bỏ sau mỗi vụ thu
hoạch là tương đối lớn, đốt rơm rạ trên đồng ruộng là một sự lãng phí tài
nguyên lớn, bỏ đi nguồn dinh dưỡng lớn có trong đất, làm cho đất bị biến chất
và trở nên chai cứng, khô cằn. Mặt khác việc đốt rơm rạ còn gây ô nhiễm môi
trường và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, tuy nhiên con người
chưa nhận thức cao về việc làm của mình. Nhằm nâng cao năng suất lúa và
tăng thu nhập, phân bón đã phần nào đi vào đời sống sản xuất của bà con

nông dân. Theo Niên giám thống kê 2013, loại cây trồng chính cần sử dụng
nhiều phân vô cơ nhất tại Việt Nam là cây lúa, ước tính chiếm 65% nhu cầu
phân vô cơ, tiếp theo là ngô chiếm 9%. Các loại cây ngắn ngày như mía, lạc,
đậu nành, bông, rau củ..chiếm 6%, còn lại là cà phê, tiêu, điều..chiếm 20%.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, việc sử dụng phân vô cơ nói chung
(phân đạm nói riêng) quá mức không những làm chai hóa đất, làm cho hệ sinh

1


vật trong đất bị chết, đất trở lên chua hóa, làm giảm độ phì nhiêu của đất..., sử
dụng quá mức hoặc không cân đối NPK hoặc sử dụng không đúng thời điểm
trong canh tác rau sẽ dẫn đến hiện tượng tích lũy một lượng lớn hàm lượng
NO3- trong các loại rau ăn lá ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng
tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì
các lý do trên tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng
NO3- trên cây cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
vụ xuân 2016”
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Mục nghiên cứu
- Đưa ra quy trình sơ bộ xử lý và tái chế phế phụ phẩm nông nghiệp bằng
chế phẩm Fito-Biomix-RR tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định quy trình kĩ thuật trong canh tác rau bằng việc sử dụng phân
hữu cơ xử lý từ phụ phẩm nông nghiệp nhằm giảm thiểu hàm lượng NO 3trong cây rau cải ngồng
- Xác định hàm lượng NO3- có trong cây rau cải ngồng và đề xuất giải
pháp canh tác nhằm giảm thiểu hàm lượng NO 3- có trong cây rau cải ngồng tại
xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Tìm hiểu tình hình nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đưa ra được quy trình xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm
Fito-Biomix-RR.
- Xác định được hàm lượng NO3- trong cây rau cải ngồng

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng
Phế phụ phẩm nông nghiệp trồng trọt trên đồng ruộng gồm các vật chất
loại bỏ từ hoạt động trồng trọt của sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tàn dư
thực vật hay vật chất sau thu hoạch (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2011).
Phế phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh;
có thể đã xơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa như gỗ. Chúng có thể
được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình
quang hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp. Là
những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng như rơm rạ, thân ngô, thân lạc,
ngọn mía... (Cục thông tin KH & CN Quốc gia, 2010)
1.1.2. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp trên
thế giới
1.1.2.1. Các phương pháp tận dụng cổ truyền
Theo các dữ liệu thu thập được, rơm rạ theo truyền thống chủ yếu được
sử dụng để làm chất đốt, làm vật liệu xây dựng, nuôi gia súc, làm chất độn
chuồng và trồng nấm. Dựa theo thông tin của Cục Thông Tin KH&CN Quốc
gia, 2010 ta có:
a. Lợp nhà

Ở nông thôn, trước đây người nông dân hay sử dụng rơm rạ để làm tấm
lợp mái nhà nhẹ và không thấm nước.
b. Làm mũ, dép, xăng đan, bện dây thừng
Người ta có thể tạo ra nhiều kiểu mũ được bện từ rơm rạ. Tại Anh, vài
trăm năm trước đây, các mũ được bện từ rơm rạ đã rất phổ biến. Người Nhật,
Triều Tiên có truyền thống sử dụng rơm rạ làm dép, xăng đan Tại một số nơi
thuộc Đức như vùng BlacFoest và Hunsruck, người ta thường đi dép rơm
trong nhà hoặc tại các lễ hội.
c. Làm đệm giường nằm

3


Tại nhiều nước trên thế giới, rơm rạ cho đến nay vẫn được sử dụng để
làm đệm giường nằm cho con người và làm ổ cho vật nuôi. Nó thường được
sử dụng để làm ổ cho gia súc như trâu bò (tức là loại động vật nhai lại) và cả
người. Nó cũng có thể dùng để làm ổ cho các loại động vật nhỏ, nhưng điều
này thường dẫn đến gây tổn thương cho các con vật ở mắt, mũi, miệng do
những sợi rơm rất sắc dễ cứa.
d. Làm thức ăn cho động vật
Rơm rạ có thể được sử dụng như một thành phần thức ăn thô nuôi gia
súc để đảm bảo một lượng trong thời gian ngắn. Việc sử dụng rơm rạ có hàm
lượng năng lượng và dinh dưỡng có thể tiêu hóa được. Lượng nhiệt được sinh
ra trong ruột các con vật ăn cỏ vì vậy tiêu hóa rơm rạ có thể hữu ích trong
việc duy trì nhiệt độ cơ thể trong thời tiết mùa đông lạnh.
e. Trồng nấm
Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như
rơm rạ là một quá trình có giá rị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu
này từ chỗ được coi là phế thải thải thành thức ăn cho con người.
Ngoài ra, rơm rạ còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví

dụ như trong ngành hóa chất rơm rạ được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản
xuất các sản phẩm hóa chất.
1.1.2.2. Các phương pháp tận dụng công nghiệp
Cục thông tin KH&CN Quốc gia (2010) cho biết: các phụ phẩm nông
nghiệp có thể tận dụng chế biến thành các sản phẩm hữu ích cho con người ví
dụ như:
a. Giấy và bột giấy hòa tan
Bột giấy được sử dụng làm giấy và các sản phẩm xenlulo có nhiều ứng
dụng công nghiệp. Dự án nghiên cứu làm giấy và bột giấy từ rơm rạ của Mỹ
đã sản xuất ra được giấy và bột giấy hòa tan có độ dai cao bất thường nhưng
lực chịu xé không tốt. Bột giấy được làm từ rơm rạ có hàm lượng anpha
cellulose và mức polyme hóa tương đương với bột giấy. Bột giấy hòa tan

4


thường được làm từ gỗ và có nhiều ứng dụng khác nhau trong công nghiệp,
gồm sợi nhân tạo và các dẫn xuất xelulo.
b. Thức ăn công nghiệp chăn nuôi gia súc
Những thử nghiệm để xác định giá trị của rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi
được tiến hành bởi Cục khoa học Động vật của Mỹ. Những nghiên cứu này
tập trung vào giá trị của rơm trong hỗn hợp thức ăn cho bò và cừu và liệu giá
trị thức ăn có cải thiện được bằng cách xử lý rơm rạ bằng amonia và xút
hydroxit natri. Các kết quả cho thấy rơm rạ nhất thiết phải được bổ sung với
thúc ăn khác, ngay cả khi sử dụng với tỷ lệ thấp nhất cho gia súc.
c. Sản xuất nhiên liệu sinh học
Hiện nay nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt, giá xăng dầu
tăng cao do đó người ta đã biết tận dụng rơm rạ để sản xuất nhiên liệu sinh
học để thay thế cho xăng dầu vừa tận dụng nguồn nhiên liệu có sẵn vừa giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

1.1.3. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại
Việt Nam
Theo nguồn của Cục thông tin KH&CN Quốc gia (2010) các hình thức
sử dụng, quản lý và xử lý rơm rạ nước ta như sau:
a. Xử lý rơm rạ bằng kĩ thuật sinh học
Đây là một phương pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Đã có
nhiều lo ngại của một số địa phương trên cả nước khi mùa gặt về đối với phụ
phẩm rơm rạ. Các nhà khoa học cũng đã chuyển giao các kĩ thuật xử lý rơm rạ
nhanh trên đồng ruộng bằng xử lý chế phẩm Trichoderma cho ruộng rạ trước
khi phay lồng đất 2 ngày, bổ sung thêm vôi bột, vùi dập rạ, sau 7 - 10 ngày
rơm rạ sẽ mục có thể cấy (xạ) lúc an toàn. Bên cạnh đó, việc xử lý chế phẩm
Trichoderma lúc lúa vào chắc để tránh lép hạt và giúp cho lá già, gốc rạ phân
hủy dần. Khi chuẩn bị gặt lá già úa bắt đầu phân hủy, nhờ đó máy gặt vừa
xong phun rạ là Trichoderma đã được trộn đều vào chất ủ, dùng cây trà gạc
rải đều rơm rạ ra mặt ruộng, tháo nước vừa đủ ẩm thì chỉ trong vòng mươi
ngày rơm rạ đã ải ra, dùng bánh lồng trục lăn hoặc máy băm vặn rạ. Sau một

5


vài ngày, bùn lắng, ruộng sẵn sàng để sa lan hoặc sa hàng, rút ngắn thời vụ,
tận dụng nguồn phân xanh gây ngộ độc rễ lúa và ô nhiễm không khí. Cách
làm này không những tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có là
rơm rạ vào mục đích tăng gia sản xuất mà còn giảm được hiện tượng ô nhiễm
môi trường do giảm lượng khói bụi, mùi hôi thối do rơm rạ bị mục nát (Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2011). Ngoài xử lý rơm rạ bằng chế phẩm
Tritrodema thì người ta còn sử dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR.
b. Sản xuất viên năng lượng sinh học pellet
Theo kết quả nghiên cứu, nhiệt trị của phế thải nông nghiệp như rơm,
trấu là 3600-3800 kcal, tương đương 0,8 kg than nâu hoặc 4 kWh điện. Từ

10m3 rơm rạ, trấu sẽ thu được khoảng 1 tấn pellet. Viên pellet dùng để sưởi
ấm thay gas hay dầu, sản xuất ra điện năng và nhiệt năng thay thế 1 phần
than, dầu trong các nhà máy nhiệt điện và sử dụng cho các bếp không khói
thay bếp ga mà giảm 50% chi phí (Phạm Thị Kiều, 2015)
c. Trồng nấm rơm
Nấm ăn, nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất
giàu protein – đạm thực vật, chiếm 30- 40% chất khô, glucid, lipid, các axit
amin, vitamin, các chất khoáng…), nấm còn có các hoạt chất sinh học
(polysaccharide – chất đa đường, axit nucleic…). Vì vậy, có thể coi nấm như
một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược. Mỗi
năm nước ta sản xuất được khoảng trên 25.000 tấn nấm tươi các loại, chủ
yế là nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ (Đinh Xuân Linh, 2015).

6


1.2. Ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR để xử lý phụ phẩm nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm chế phẩm vi sinh vật
Chế phẩm sinh học (CPSH) là tập hợp các loài vi sinh vật gồm: Vi
khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng
sinh trong cùng môi trường, chúng là các chủng vi sinh vật (VSV) có ích nhằm
mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây trồng vật nuôi,
không gây hại và tác dụng phụ xấu khi sử dụng (Trần Thanh Loan và cs, 2012).
1.2.2. Giới thiệu chế phẩm vi sinh Fito-Biomix-RR
Theo công ty cổ phần công nghệ sinh học (2006):
Định nghĩa: Chế phẩm Fito- Biomix RR là chế phẩm sinh học bao gồm
các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng,
các nguyên tố khoáng, vi lượng có tác dụng: phân giải nhanh và triệt để rơm,
rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản
xuất nông nghiệp.

Công dụng: Bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả
năng phân giải nhanh và triệt để rơm rạ thành phân bón hữu cơ giàu sinh
dưỡng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Phân bón hữu cơ vi sinh là sản
phẩm an toàn với con người và động vật.
Thành phần:
+ Bacillus polyfermenticus
≥ 108 CFU/g.
+ Strepfomyces thermocoprophilus ≥ 108 CFU/g.
+ Trichoderma virens
≥ 108CFU/g.
+ Đậu tương, cám gạo, các khoáng chất
1.2.3. Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp
Dẫn theo Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011):
Rơm rạ sau vụ thu hoạch được thu gom thành từng đống trên đồng
ruộng hoặc có thể mang đánh đống tại nhà để tiện cho việc xử lý rơm rạ, sau
đó rơm rạ được vận chuyển về chỗ quy hoạch dành cho việc xử lý, xử lý rơm
rạ bằng chế phẩm vi sinh vật. Sau đó rải rơm đều với độ dày là 30cm sau đó

7


phun chế phẩm đều lên đống ủ, cho tới khi hết số rơm cần ủ. Trong quá trình
ủ rơm rạ điều quan trọng là phải đảm bảo độ ẩm trong đống ủ luôn đạt 50 60% độ ẩm đảm bảo thì vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng
nhanh (khoảng 50 - 75oC) làm quá trình mùn hóa diễn ra nhanh hơn. Khi độ
ẩm tăng > 80% mùn hóa đem tái chế thành phân bón hữu cơ.
Đống ủ

Thu rơm rạ


Chế phẩm VSV
Bổ sung phụ gia

Theo dõi nhiệt độ
đống ủ (to,mùn
hóa)

Bổ sung nước đảm
bảo độ ẩm 60-70%

Đống ủ sau 40- 45
ngày

Kiểm tra chất lượng
đống ủ

Tái chế thành phân
hữu cơ

Bổ sung NPK (nếu
cần)

Hình 1.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ ĐTB2004 -Phân
32- 663266 , HVNN
hữu cơ

Kiểm tra chất
lượng
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành,
2011


Thuyết minh quy trình ủ phân:
Bước 1:
Sử dụng
Thu gom rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch.
Bước 2:
Rơm rạ sau đó sẽ được đắp thành đống (mỗi lớp có độ dày là 30cm
được rắc phân gia súc, gia cầm và phụ gia và tưới men VSV). Sau khi đã xử
lý xong đống ủ được chát bằng bùn hay dùng nilong phủ kín toàn bộ đống ủ.
Bước 3:
Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ hàng tuần, đo theo giờ quy định.
Ủ 4 - 6 tuần có thể đem ra bón cho cây trồng.

8


1.2.4. Kết quả ứng dụng Fito-Biomix-RR trong xử lý phụ phẩm nông
nghiệp làm phân hữu cơ ở Việt Nam
Tại Bắc Giang:
Dựa vào kết quả của mô hình triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học
Fito - Biomix - RR xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ của những năm trước.
Năm 2012, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công Nghệ Bắc Giang
đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất chế phẩm
Fito-Biomix- RR để xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông
nghiệp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc
Giang”. Tại trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bắc Giang. Kết hợp với Hội
Liên hiệp Phụ nữ 12 xã của 04 huyện, thành phố diễn ra việc đốt rơm rạ sau
thu hoạch phổ biến nhất là trên địa bàn tỉnh như: Tân Yên, Việt Yên, Yên
Dũng và Thành phố Bắc Giang xử lý quy mô 1.000 tấn rơm rạ vụ mùa 2013
(Busa, Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Bắc Giang, 2013 ).

Tại Hải Dương:
Thực hiện Công văn số 255/ UBND-VP ngày 19/9/2014 của UBND
tỉnh Hải Dương về việc cấp chế phẩm sinh học Fito-Biomix-RR phục vụ xử
lý rơm rạ. Kết quả ứng dụng trên 12 huyện, thị xã và thành phố các địa
phương đã sử dụng 4.417,4 kg xử lý được trên 20.000 tấn rơm rạ. Cán bộ của
đơn vị chuyển giao, nhiệt tình, tận tâm truyền đạt quy trình công nghệ và
hướng dẫn kỹ năng thực hành, bám sát cơ sở trong quá trình sản xuất. Sử
dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR không những có giá thành thấp gần 40% so
những năm trước sẽ góp phần giảm chi tiêu ngân sách, giảm chi phí mua chế
phẩm của người dân từ đó giúp giảm giá thành xử lý, góp phần kích thích
chính quyền và người dân tích cực hưởng ứng. Việc sử dụng chế phẩm FitoBiomix-RR không những khắc phục tình trạng đốt rơm rạ hàng vụ sau thu
hoạch, hạn chế vứt bừa bãi rơm rạ ra đường giao thông mà còn chế biến rơm
rạ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường nông nghiệp, nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị

9


diện tích theo hướng phát triển sản xuất sạch, bền vững (Cổng thông tin điện
tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, 2015).
1.3. Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
1.3.1. Khái niệm phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ
như phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân rác, phụ phẩm nông nghiệp…
Dựa theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu
cơ thì chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế
biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất,
chất hữu cơ qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp gọi
là phân hữu cơ ( Bộ NN&PTNT, 2014).
1.3.2. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

+ Chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo tạo
ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và
dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng.
+ Chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung, vi lượng từ các
loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất
thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất
nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn.
+ Sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có
ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế
một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản
+ Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá
học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất
thu hoạch tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn phân hữu cơ trong sản xuất
nông nghiệp (Trung tâm Thông tin KH&CN Thành phố Hải Phòng, 2015)
1.4. Khái quát về rau an toàn
1.4.1. Khái niệm rau an toàn

10


Theo Bộ NN&PTNT (2008) về khái niệm rau an toàn: “RAT là những
sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ , quả, hạt, các
loại nấm thực phẩm..) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản
theo quy trình kĩ thuật đảm bảo tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới
mức cho phép”
Nguyễn Mạnh Chinh (2011), những sản phẩm không chứa hoặc có
chứa dư lượng các yếu tố độc hại nhưng dưới mức dư lượng cho phép
được coi là rau an toàn với sức khỏe người, nếu trên mức dư lượng cho
phép là rau không an toàn.
1.4.2. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn

1.4.2.1. Chỉ tiêu hình thái
Sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của loại rau, đúng
độ chín kỹ thuật, không dập nát hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có
bao gói thích hợp.
1.4.2.2. Về nội chất
Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm:
+ Hàm lượng nitrat (NO3-)
+ Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As…
+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…) và ký
sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa, Ascaris…)
+ Dư lượng TBVTV
Tóm lại theo quan điểm của hầu hết các nhà khoa học cho rằng “rau an
toàn” là rau không dập nát, hư hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không
chứa các sản phẩm hoá học độc hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn
chế theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị
nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy

11


trình tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ
tối thiểu cho phép (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2010).
1.4.3. Điều kiện để sản xuất rau an toàn
Theo Bộ NN&PTNT (2008) thì điều kiện sản xuất rau an toàn như sau:
a. Nhân lực
Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kĩ thuật chuyên ngành hoặc hợp
đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên
để hướng dẫn kĩ thuật sản xuất RAT.
Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kĩ thuật sản xuất RAT.

b. Đất trồng
Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng của cây rau
+ Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò mổ gia súc tập trung và từ các
nghĩa trang, đường giao thông lớn
+ Đảm bảo tiêu chuẩn môi trương đất trồng trọt theo Tiêu chuẩn TCVN
5941:1995, TCVN 7209:2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của quy định
Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định
kì hoặc đột xuất.
c. Phân bón
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép
sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý đảm bảo không
còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật có hại
Không sử dụng các loại phân vô cơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao
như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải
công nghiệp để bón trực tiếp cho rau.
d. Nước tưới

12


Nước tưới cho rau lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và
các hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng tưới theo Tiêu chuẩn TCVN
6773:2000
Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các
bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò mổ gia
súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực triếp cho rau
Nguồn nước tưới cho vùng RAT phải được kiểm tra định kì và đột xuất.
e. Kĩ thuật canh tác RAT

Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các
loại rau, giữa rau với cây trồng khác
Xen canh: Việc trồng xen canh giữa các loại rau với các cây trồng khác
không tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển
Vệ sinh đồng ruộng:
+ Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để
hạn chế sâu bệnh hại và ô nhiễm môi trường khác
+ Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện
pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly giữa các trà, vụ gieo trồng.
+ Chọn giống rau: Không sử dụng các giống rau biến dị đổi gen
(GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học
Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách
bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau, riêng phân đạm pahri
đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7
ngày đối với phân bón lá.
f. Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng kĩ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến
khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp
với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại.

13


1.5. Yếu tố tồn dư NO3- trong rau
Dẫn theo Phan Thị Thu Hằng (2008), nguyên nhân gây tồn dư hàm
lượng nitrat trong rau xanh:
1.5.1. Phân bón
1.5.1.1. Phân đạm
a) Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và tồn dư NO3- trong rau

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011), đối với
giống cải làn 8RA02 ở các liều lượng đạm (40 kg N, 60 kg N, 80 kg N) trên
nền bón 15 tấn phân chuồng + 50 kg P 2O5 + 50 kg K2O thì tổng thời gian sinh
trưởng của các công thức bón đạm không có sự sai khác đạt 49 ngày, công
thức không bón đạm thời gian sinh trưởng ngắn hơn đạt 46 ngày. Ở công thức
phân bón 60 kg N và 80 kg N cải làn có khối lượng cây trung bình cao nhất
lần lượt là 70 và 73 g/cây. Đây cũng là hai công thức đạt năng suất thực thu
cao nhất tương ứng với 16,52 và 17,32 tấn/ha. Tuy nhiên xét hiệu quả kinh tế
và an toàn chất lượng thì công thức 60 kg N hơn mức bón 80 kg N.
b) Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối tới mức độ tích lũy NO 3trong rau
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO 3- trong rau
liên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thu
hoạch. Nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra gluxid
và hô hấp tạo ra axetoaxid thì hàm lượng NO 3- trong cây không đến mức gây
độc. Do đó thời gian bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến tồn dư
nitrat trong rau.
c) Ảnh hưởng của dạng đạm bón đến tồn dư nitrat trong rau
Bón dạng đạm khác nhau (NH4+ hoặc NO3-) cũng có ảnh hưởng khác
nhau tới sự tích lũy nitrat trong cây. Trong các nguyên nhân làm cho dư lượng
NO3- cao trên rau chủ yếu do sử dụng nhiều phân đạm hóa học và dùng quá
gần ngày thu hoạch (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011). Hầu hết các loại rau có hàm

14


lượng NO3- đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày.
1.5.1.2. Phân lân
Bón phân lân có tác dụng tăng cường chuyển hóa đạm khoáng thành
đạm protit làm giảm sự tích lũy NO 3- trong rau. Tuy vậy trong các vùng trồng
rau hiện nay lượng phân lân sử dụng là rất ít thường chỉ dạt 50% so với quy

trình sản xuất RAT, như cà chua là 21 - 40 kg P 2O5/ha trong khi quy trình là
85 kg P2O5/ha, đậu côve là 30 - 40 kg P 2O5/ha trong khi quy tình là 60 kg
P2O5/ha. Như vậy sử dụng phân lân ít trong khi phân đạm sử dụng ở mức cao
nên dẫn đến sự tích lũy nitrat trong sản phẩm
1.5.1.3. Phân kali
Các nghiên cứu đã khẳng định cùng với phân lân, phân kali được bón
kết hợp với phân đạm cũng có tác dụng làm giảm sự tích lũy nitrat trong
thương phẩm. Bón đạm kết hợp với kali sẽ làm giảm hàm lượng nitrat rõ rệt
so với khi bón chỉ riêng mình đạm
1.5.1.4. Phân hữu cơ
Việc bón phân hóa học là lợi nhuận trước mắt, tức thời, nếu chỉ nón
phân hóa học thì về lâu dài đất sẽ bị chai cứng, bị bạc màu, sức sản xuất kém.
Bón phân hữu cơ nhằm cân đối dinh dưỡng và cơ chất cho đất, tăng cường độ
màu mỡ tự nhiên của đất. Hướng tới mục tiêu “nông nghiệp bền vững” thì
biện pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất là rất quan trọng. Phân hữu cơ
là nguồn cung cấp dinh dưỡng tổng hợp đa, trung, vi lượng, các vitamin, kích
thích tố sinh trưởng làm tăng chất lượng nông sản.
1.5.1.5. Phân vi lượng
Sự tích lũy NO3- gắn liền với quá trình khử NO3- và quá trình đồng hóa
đạm trong cây. Các quá trình này liên quan chặt chẽ đến các quá trình khác
như quang hợp, hô hấp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ enzim và các hợp
chất cao năng. Cây trồng nghèo Bo dẫn đến sự tích lũy NO 3- trong thân, rễ và
lá do bị ức chế quá trình khử NO 3- tổng hợp aminoaxid. Thiếu Mn ảnh hưởng

15


tới quang hợp, quá trình phosphoril hóa và quá trình khử CO 2 làm tích lũy
NO3- trong cây. Mo có vai trò thúc đẩy quá trình khử CO 2 do nằm trong cấu
trúc của enzim nitratredutaza. Cu có vai trò thúc đẩy quang hợp của cây. Như vậy

thiếu các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây tồn dư nitrat trong rau.
1.5.2. Khí hậu, thời tiết, ánh sáng, thu hoạch và bảo quản
Dư lượng NO3- trong rau chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố khí hậu thời
tiết. Khi chuẩn bị thu hoạch nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm u thì khả năng tích
lũy NO3- rất lớn. Các cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO 3thấp hơn cây trồng trong nhà kính từ 2 - 12 lần, nhất là cây ăn lá. Mật độ cây
trồng cao, lượng nitrat sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu. Thời gian
chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm. Nhiệt độ
quá lớn cũng gây trở ngại cho quá trình khử nitrat ở rễ nên hàm lượng NO 3trong rau sẽ cao.
1.5.3. Đất trồng và nước tưới bị ô nhiễm
Dẫn theo Phan Thị Thu Hằng (2008):
a) Ảnh hưởng của nguồn đất bị ô nhiễm tới mức độ tích lũy nitrat
trong rau
Trong vùng đất trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình
oxyhoa, nitrat được hình thành, rau dễ hấp thụ. Sự hấp thụ đạm ở dạng nitrat
không chuyển hóa thành protein là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau qủa.
Mặt khác do sử dụng phân vô cơ không hợp lý sẽ làm đất bị ô nhiễm: trai đất,
chua đất và nhiễm bẩn NO3-. Khi bón phân đạm với lượng lớn và quá muộn sẽ
hình thành NO3- quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng sẽ làm rửa trôi và gây
ô nhiễm môi trường, tích lũy trong nông sản.
b) Ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm tới mức độ tích lũy nitrat
trong rau
Trong các loại rau, lượng nước chứa 90% trở lên do vậy chất lượng
nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Các con sông hồ là

16


×