Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã Đông Mỹ, Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐÔNG MỸ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Người thực hiện

: PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHAN THỊ THÚY



HÀ NỘI - 2016

ii


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐÔNG MỸ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Người thực hiện

: PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành


: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHAN THỊ THÚY

Địa điểm thực tập

: XÃ ĐÔNG MỸ, TP. THÁI BÌNH


HÀ NỘI - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một luận văn, một khóa luận
được sử dụng bảo vệ bất kỳ một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi
rõ ràng nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Minh Phượng


i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn T.S Phan Thị Thúy người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận này. Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban giám đốc, quý phòng ban cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng
dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Trạm bảo vệ thực vật Thành phố Thái Bình và
UBND xã Đông Mỹ, Ban Nông nghiệp xã Đông Mỹ đã nhiệt tình cộng tác và
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, phỏng vấn.
Xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra phỏng vấn.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
quan tâm ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Minh Phượng

ii


MỤC LỤC

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV
UBND
IPM
HTXDVNN
BV&KDTV
NN&PTNT
SXNN
SV
TTCN
XDCB
TM – DV
GTSX

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bảo vệ thực vật
Ủy ban nhân dân

Quản lý dịch hại tổng hợp
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản xuất nông nghiệp
Sinh vật
Tiểu thủ công nghiệp
Xây dựng cơ bản
Thương mại – dịch vụ
Giá trị sản xuất

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của WHO.....Error:
Reference source not found
Bảng 1.2 Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của nước ta...Error:
Reference source not found
Bảng 1.3 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian phân hủy.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tại xã Đông Mỹ..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Cơ cấu bố trí mùa vụ một số loại cây trồng tại xã Đông Mỹ
(từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015)......Error: Reference
source not found
Bảng 3.3 Danh mục các loại thuốc BVTV thường xuyên sử dụng và giá cả
tính đến ngày 5/4/2016................Error: Reference source not found
Bảng 3.4 Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của các hộ điều tra
.....................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.5 Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun thuốc BVTV. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.6 Tình hình quản lý bình phun thuốc của các hộ điều tra...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.7 Cách xử lý dụng cụ pha và bình phun thuốc của nông dân......Error:
Reference source not found

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử. .15
Hình 1.2 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi
của thuốc.....................................Error: Reference source not found
Hình 1.3 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan. Error: Reference source
not found
Hình 1.4 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Malaysia. Error: Reference source
not found
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật..........Error: Reference
source not found
Hình 3.1 Ranh giới hành chính xã Đông Mỹ........Error: Reference source not
found
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Đông Mỹ......Error: Reference source not
found
Hình 3.3 Hệ thổng tổ chức QLNN về thuốc BVTV tại tỉnh Thái Bình. .Error:
Reference source not found
Hình 3.4 Biểu đồ trình độ văn hóa của cán bộ trạm BVTV thành phố...Error:
Reference source not found
Hình 3.5 Kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn thành phố..............Error:
Reference source not found

Hình 3.6 Biểu đồ cách thức lựa chọn thuốc BVTV của người dân.........Error:
Reference source not found
Hình 3.7 Biểu đồ nguồn cung ứng thuốc BVTV cho các hộ điều tra.....Error:
Reference source not found
Hình 3.8 Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cho cây trồng Error:
Reference source not found
Hình 3.9 Biểu đồ thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng. .Error:
Reference source not found
vi


Hình 3.10 Biểu đồ tình hình trang bị dụng cụ bảo hộ lao động khi phun thuốc
BVTV của nông dân......................................................................57
Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ người dân mắc các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.12 Biểu đồ cách xử lý lượng thuốc BVTV dư trong bình phun....Error:
Reference source not found
Hình 3.13 Biểu đồ cách xử lý bao bì thuốc BVTV của nông dân.............Error:
Reference source not found

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng nhưng cũng
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sâu bệnh, cỏ dại gây hại
cho mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy,
việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm phòng trừ các loại

sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển để bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh
lương thực quốc gia vẫn là biện pháp quan trọng chủ yếu.
Xã Đông Mỹ nằm trong khu vực thành phố Thái Bình nhưng có diện
tích đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất các loại
lương thực, thực phẩm, các loại cây hoa màu khác. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây việc phát triển các khu công nghiệp, việc mở rộng tuyến đường
208 và quốc lộ 39 đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của xã một cách đáng
kể. Vì vậy, những người nông dân phải thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu
mùa vụ và kéo theo đó cũng tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực
vật. Bên cạnh đó, do sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự bùng phát các loại dịch
bệnh, sâu bệnh hại khác nhau nên việc sử dụng các loại thuốc BVTV cũng
tăng theo. Việc sử dụng thuốc BVTV là việc mà bà con nông dân nghĩ tới đầu
tiên khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng sử dụng thuốc BVTV là con dao hai
lưỡi. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh,
dễ sử dụng, có thể ngăn chặn các đợt dịch bệnh trong thời gian ngắn, có hiệu
quả và giúp cây trồng tươi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách bừa bãi,
thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa thật
khôn lường, nhất là xu thế lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra những hệ lụy xấu
đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng và phát triển
bền vững.
Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát
triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức
1


lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về BVTV, xuất phát từ thực trạng nêu
trên tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả thực trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại xã
Đông Mỹ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và phân loại thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất hóa học, những chế
phẩm sinh học, những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp
bằng con đường công nghiệp; được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phát hại của những sinh vật (SV) gây hại (côn trùng, nhện, chuột,
nấm, rong rêu, cỏ dại…).
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành theo Nghị định số 58/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 của chỉnh phủ:
“Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV
còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật,
các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ
giới được thận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…). Những
chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại…)
có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng
được gọi là thuốc trừ dịch hại. [PGS.TS Trần Văn Hai, 25/4/2016]
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
1.1.2.1 Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại

 Thuốc trừ sâu: là chất hay hồn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt,
xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường để
ngăn ngừa tác hại của chúng đến cây trồng, nông sản, gia súc và con người.
Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi các hệ sinh
thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người và tích tụ lại trong chuỗi
thức ăn.
 Thuốc trừ cỏ: được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ
dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng; tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh
sáng với cây trồng khiến cho chúng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng
3


đến năng suất và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây
trồng nhất. Vì vậy, khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng.
 Thuốc trừ bệnh (TTB): bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa
học, sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho
cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý
đất. TTB dùng để bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác
dụng chữa trị bệnh do những yếu tố phi SV gây ra (thời tiết, đất úng, hạn…).
TTB bao gồm cả thuốc trừ nấm và thuốc trừ vi khuẩn.
 Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc có nguồn
gốc sinh học, có hoạt tính và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng
để diệt chuột và các loài gặm nhấm gây hại trên ruộng, trong nhà kho. Chúng
tác động đến chuột chủ yếu qua 2 con đường vị độc và xông hơi (nơi ở kín
đáo).
 Chất điều hòa sinh trưởng: Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này
kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống,
giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng
suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật.
[Chi cục BVTV Phú Thọ, 2009]

1.1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc hóa học
• Nhóm thuốc thảo mộc.
• Nhóm clo hữu cơ (DDT, 666…).
• Nhóm lân hữu cơ (Wofatox Bi-58…).
• Nhóm carbamate (Mipcin, Bassa, Sevin…).
• Nhóm Pyrethoide (Decis, Sherpa, Sumicidine...).
• Các hợp chất pheromone.
• Nhóm TTS vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV...).
Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác. [Nguyễn Thị
Đào, K54-MTB, 2013]
1.1.2.3 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
• Thuốc có tác dụng tiếp xúc (thuốc ngoại tác động): là những loại
thuốc có thể gây độc cho cơ thể SV khi chúng xâm nhập qua da, biểu bì;
thường dùng để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các SV gây hại, trừ
cỏ…
4


• Thuốc có tác dụng vi độc (thuốc nội tác động): là những thuốc xâm
nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa; thường dùng để
diệt các côn trùng nhai, gặm, liếm, hút…
• Thuốc có tác dụng xông hơi: qua dạng hơi, thuốc khuếch tán vào
không khí xung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể SV qua đường hô
hấp.

• Thuốc có tác dụng nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập

vào cây qua thân, lá hoặc rễ…; được dịch chuyển ở trong cây; diệt được dịch
hại ở những nơi xa vùng tiếp xúc với thuốc.
• Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập

qua biểu bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong
cây và các bộ phận của cây. [Nguyễn Trần Oánh, 2007]
1.1.2.4 Phân loại theo tính độc
Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau.

5


Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của WHO
Nhó m thuố c BVTV

Nhóm Ia: rấ t độ c
Nhó m Ib: độ c cao
Nhóm II: độ c
trung bì nh
Nhóm III: độ c í t
Nhóm IV: rấ t í t độ c
Nhóm IV: rấ t í t độ c

Vạ ch
mà u

LD50 với chuột (mg/kg)
Qua miệng
Qua da
Thể rắn Thể lỏ ng
Thể
Thể lỏ ng
rắn

Đỏ
<5
< 20
< 10
< 40
Và ng
5 - 50
20 -200
10 40 - 400
100
Xanh da 50 - 500
200 100 400 trờ i
2000
1000
4000
Xanh lá
500 2000 –
> 1000
> 4000
cây
2000
3000
>2000
>3000
>2000
>3000
Nguồn: Cách phân loại nhóm độc của tổ chức WHO

Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc.
Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc

có LD50 cao, vì an toàn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của
WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc.
Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của nước ta
Phân nhóm

Ký hiệu

Biểu tượng

Nhóm I: Rất độc

Chữ đen trên dải đỏ

Đầu lâu xương chéo trên nền trắng

Chữ đen trên dải vàng

Chữ thập đen trên nền trắng

Chữ đen trên dải

Vạch đen không liên tục trên

xanh nước biển

nền trắng

Nhóm II:
Độc trung bình
Nhóm III: Ít độc

Nhóm IV:

Chữ đen trên dải xanh

Rất ít độc

lá cây

Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2015.
1.1.2.5 Phân loại theo thời gian phân hủy

6


Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều chất
có thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật
nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường.
Bảng 1.3: Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian phân hủy

ST

Phân nhóm

T

Thời gian

Nhóm hầu như
không


1

2
3

phân hủy
Nhóm khó
phân hủy
Nhóm phân hủy

4

Thí dụ

phân hủy

Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Thủy
-

ngân (Hg), Asen (As) … Các loại hóa
chất này đã bị cấm sử dụng ở nước ta.

2 – 5 năm

DDT, 666 (HCH) - đã bị cấm sử dụng và
các hợp chất clo khó phân hủy.

1 - 18

Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo


tháng

(điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4 – D)

trung bình
Nhóm dễ

1 – 12

phân hủy

tuần

Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat
Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010.

Trên đây là các cách phân loại thuốc BVTV thông dụng nhất. Ngoài ra,
tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại theo nhiều cách
khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối.
1.2 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại do có nhiều ưu điểm nổi trội:
• Có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn
đứng những trận dịch trong thời gian ngắn. Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt,
bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại
hiệu quả kinh tế. [TS.Đặng Quốc Nam, 2014]


Dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả


ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
7


Thuốc BVTV là một trong những nhân tố đảm bảo cho tăng vụ thành
công. Năm 1993, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước
đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo - sau Thái Lan, năm 2010. Trong
5 năm (2006 – 2010) đã cứu được 2.312.177 ha tương đương với 12 triệu tấn
lúa khỏi sự phá hoại của rầy nâu trên toàn quốc.[Sĩ Thị Ngọc Anh, 2014]
1.2.1 Cơ chế tác động
1.2.1.1 Thuốc trừ sâu
Thuốc từ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diêt sâu bằng
nhiều cách:
a. Tác động lên hệ thần kinh:
Là cơ chế tác động của các nhóm thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ, lân
hữu cơ, carbamate và pyrethroid.
- Nhóm lân hữu cơ và carbamate: ức chế hoạt tính của men ChE, làm
tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh. Với lân hữu cơ là quá trình
Phosphorin hóa, với carbamate là quá trình cabamil hóa men ChE. Khi dẫn
truyền kích thích thần kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin
cholin để dẫn truyền kích thích. Sau khi làm xong nhiệm vụ dẫn truyền qua
các đầu mút thần kinh, acetin cholin được phân thủy phân nhờ men ChE. Men
này lại dễ bị ức chế bởi thuốc lân hữu cơ và carbamte. Khi ChE bị ức chế,
acetin cholin không bị thủy phân sẽ bị tích lũy lại với lượng lớn làm cho dây
thần kinh bị tổn thương với đứt đoạn, sự kích thích thần kinh bị rối loạn và tê
liệt, côn trùng sẽ chết. Đối với người và động vật khác thuốc lân hữu cơ và
carbamte cũng tác động theo cơ chế này.
- Thuốc lân hữu cơ kiểu cấu trúc P=S có ái lực liên kiết men ChE yếu
hơn cấu trúc P=O vì vậy hiệu lực khởi điểm với sâu cũng thể hiện chậm hơn.

- Chất Cartap không ức chế men ChE. Trong tế bào thần kinh Cartap
chuyển thành Nereistoxin có ái lực yếu hơn ChE nhưng lại ức chế hoạt tính
8


màng sau xinap của tế bào thần kinh trung ương làm tê liệt sự dẫn truyền kích
thích thích thần kinh, cơ chế này cũng là cơ chế gây độc của thuốc Nicotin
(thảo mộc ).
- Các nhóm Clo hữu cơ, Pyrethroid và Oxyhydro Carbon (Trebon ) là
những chất độc với tế bào thần kinh. Các chất này liên kiết với các chất thành
phần của màng sợi trục thần kinh (là Protein và Lipid ), cản trở sự vận chuyển
của ion (chủ yếu là Na+ và K+) qua màng, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn
truyền xung động thần kinh, dẫn đến thần kinh bị tê liệt, sâu chết.
- Các hợp chất Clo hữu cơ còn ức chế hoạt tính của men ATP aze và
một số men khác, làm các tế bào thần kinh bị nhiễm độc. Thuốc còn ức chế
phân chia tế bào ở trung kỳ, dẫn đến hiện tượng đa bội thể, làm xuất hiện
những tế bào nhiều nhân không đồng nhất. Côn trùng bị nhiễm độc thần kinh,
lúc đầu có biểu hiện kích động, sau đó co giật do kích động mạnh lên và cuối
cùng là tê liệt rồi chết.
b. Ức chế sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình trao đổi chất:
Sự chuyển hóa năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong
cơ thể sống. Không có chuyển hóa năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ
thể sẽ chết. Năng lượng bị tiêu hao trong các hoạt động sẽ được lấy lại từ các
chất hữu cơ có trong thức ăn, thông qua sự hô hấp dưới nhiều chặng với sự
tham gia của các men. Các hợp chất Asen, Rotenone và Cyanua ức chế hoạt
tính của các men hô hấp Oxydaza, Hydrogenaza, Xitocrom làm tích lũy axit
Xetonic, ngăn cản chu trình Kreb trong quá trình hô hấp.
c. Ức chế quá trình lột xác của côn trùng:
Là cơ chế tác động chính của các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng.


9


- Thể tích vỏ cơ thể côn trùng không thay đổi sau khi đã hình thành.
Vỏ này rất chắc nên khi côn trùng phát triển lớn lên phải thay vỏ mới lớn
được. Sự thay vỏ này gọi là sự lột xác. Chất kitin là thành phần cơ bản của vỏ
cơ thể, nên quá trình tổng hợp kitin quyết định sự lột xác của côn trùng.
Không tổng hợp kitin sẽ không hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không
lột xác được sẽ chết. Quá trình tổng hợp kitin xảy ra nhờ men kitin - UDPN –
Acetyl glycoaminyl transferaze. Các hợp chất ĐTSTCT làm mất hoạt tính của
men này, do đó ức chế quá trình tổng hợp kitin. Từ đó không hình thành được
lớp vở mới, ấu trùng không lột xác được mà chết.
- Một số chất ĐTSTCT lại kích thích hoạt động của các men
Phenoloxydaze và kitinnaze. Các men này được kích thích sẽ ngăn cản quá
trình hình thành và tích tụ chất kitin.
- Khi lột xác, trong cơ thể côn trùng còn sinh ra hoocmon lột xác. Có 2
loại hoocmon lột xác chính là Ecdizon va Ecdisteron. Một số chất ĐTSTCT
có tác động ức chế hoạt tính của các hoocmon lột xác làm cho côn trùng
không lột xác mà chết.
- Ngược lại có chất ĐTSTCT như Methoxyfenozide lại kích thích hoạt
tính của men Ecdizon làm cho côn trùng lột xác sớm mà chết.
- Ngoài ra có người còn cho rằng các chất ĐTSTCT ức chế sinh tổng
hợp ADN (Axit deoxyribonucleic) trong tế bào mô non của lớp biểu bì phần
bụng cũng làm ấu trùng không lột xác được mà chết.
d. Hoocmon trẻ:
Là các chất có trong cơ thể côn trùng, giữ vai trò điều hòa sinh trưởng
và phát triển của côn trùng cùng với các hoocmon lột xác. Các hoocmon này
nếu được tích lũy trong cơ thể côn trùng ở nồng độ cao sẽ làm cho trứng
không hình thành hoặc không nở được, sâu non bị chết sau khi nở, không hóa
10



nhộng hoặc không trưởng thành được. Một số thuốc ĐTSTCT

như:

Fenoxycarb, Prodone, Methoprene, Kinoprene, Hydroprene có tác động như
các hoomon trẻ. Chất Buprofezin (Applaud) ngoài tác dụng chống lột xác còn
có tác dụng như một hoocmon trẻ.
e. Triệt sản:
Là những chất phá hủy khả năng sinh sản của côn trùng. Cơ chế tác
động của những thuốc này là kìm hãm sự phát triển hoặc diệt trứng, diệt tinh
trùng, khống chế sự thụ tinh, phá vỡ nhiễm sắc thể của trứng hay tinh trùng.
Những thuốc này không làm giảm tuổi thọ và hoạt động của giao phối của
con trưởng thành mà chỉ làm cho con cái không đẻ hoặc đẻ ít, trứng không nở
hoặc nở ít. Các thuốc triệt sản có độc tính cao và cũng ảnh hưởng đến người,
động vật máu nóng nên ít được sử dụng trong nông nghiệp.
f. Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu:
Các thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis gây bệnh cho sâu
bởi các độc tố do vi sinh vật sản sinh ra. Sâu ăn phải thuốc xó chứa các bào tử
vi khuẩn, ở ruột sâu, vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố.
1.2.1.2 Thuốc trừ bệnh
Có 2 cơ chế tác động chính:
a. Tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào
của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh hiện nay kể cả các chất
kháng sinh chủ yếu là tác động theo hướng này. Các chất như Tricylazole ức
chế tổng hợp Melamin làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc không phát
triển được trong tế bào cây kí chủ.
b. Tác động gián tiếp: thuốc làm tăng sức đề kháng của cây kí chủ đối
với kí sinh. Chất Probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt động

của các men chống lại sự xâm nhập của các sợi nấm gây bệnh đạo ôn (các
men Peroxidaze, Lopoxidaze...). Những chất này làm tăng khả năng khả năng
11


miễn dịch của cây, có tác dụng phòng chống bệnh một cách cơ bản. Đây là
một hướng nghiên cứu nhiều hy vọng trong tương lai gần.
1.2.1.3 Thuốc trừ cỏ
Có thể tóm tắt các cơ chế tác động chính của thuốc trừ cỏ như sau:
a. Hình thành các hoocmon kích thích sinh trưởng giả:
- Nhóm thuốc: Phenoxy, Benzoic axit
- Thuốc đặc trưng: 2.4D, Dicamba
b. Ức chế quá trình quang hợp:
- Nhóm thuốc: Phenyl urea, Triazine, Bipyridium
- Thuốc đặc trưng: Diuron, Atrazine, Paraquat
c. Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid):
- Nhóm thuốc: Diphenyl ether, Imide, Pyridazin
- Thuốc đặc trưng: Oxyfuofen, Oxadiazona, Norfluazon, Chlomazon
d. Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm):
- Nhóm thuốc: Dinitroanillnes
- Thuốc đặc trưng: Trifluralin, Pendimethalin
e. Ức chế tông hợp vitamin (tổng hợp Folate)
- Thuốc đặc trưng: Asulam
f. Ức chế tổng hợp Lipid
- Ức chế Accase: thuốc đặc trưng: Fenoxaprop, Sethoxydim (nhóm
thuốc: Fops and dims)
- Liên kết Oleate: thuốc đặc trưng: Metolachlor, Acetochlor (nhóm
thuốc: Chloracetamide)
g. Ức chế tổng hợp Aminoaxit (Leucin, Valin, Glutamin)
12



- Nhóm thuốc: Sulfonyl urea,

Imidazolinone, Sulfonanilide,

Pyrimidylbenzoate
- Thuốc

đặc

trưng:

Pyrazosulfuron,

Bensulfuron

Methyl,

Pyribenzoxim, Bispyribac Sodium, Glyphosate, Glufosinate,...
1.2.1.4 Thuốc trừ chuột
Có 3 tác động chính:
a. Gây chết nhanh: là những chất phá hủy hệ thống thần kinh của chuột,
điển hình là các chất Stricnin, kẽm phosphur. Chất Stricnin (có trong cây mã
tiền) trực tiếp kích thích và làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung
ương. Chất kẽm phosphur ăn vào trong dạ dày, dưới tác động của dịch vị sinh
ra chất PH3, rất độc với thần kinh.
b. Gây chết chậm: là những chất ức chế tổng hợp vitamin K làm máu
không đông lại được (gọi là chất chống đông máu), cơ thể thiếu vitamin K
làm máu bị loãng, khi bị xuất huyết máu sẽ không đông lại được, con vật bị

xuất huyết nội tạng hoặc dưới da và chết dần. Thuốc chống đông máu thế hệ 1
có nhược điểm là chỉ gây chết cho chuột khi chúng ăn phải bả nhiều ngày liên
tiếp. Thuốc chống đông máu thế hệ 2 có ưu điểm là chỉ cần chuột ăn phải 1
lần là có thể chết, điển hình cho cơ thể này là các chất nhóm Coumarine.
c. Gây bệnh cho chuột: vi khuẩn Salmonella gây bệnh đường tiêu hóa
cho chuột.
1.2.1.5 Chất điều hòa sinh trưởng
Các chất này chủ yếu là kích thích sinh trưởng cây trồng theo cơ chế
chính là:
- Kích thích tăng trưởng thể tích tế bào ở lá, thân, quả.
- Kích thích hình thành tế bào mới, làm tăng trưởng sự nảy chồi, đâm
rễ, ra hoa.

13


- Bổ sung và tăng cường hoạt động của các men trong quá trình sinh
tổng hợp của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lượng (Fe, Mn, Cu, Bo,
Zn,...)
- Ngược lại có những chất ức chế sinh trưởng của cây, làm cho cây
phát triển chậm lại, dùng chống lốp đổ và kích thích cây ra hoa. Những chất
này hạn chế sự hình thành Auxin và Gibberellin trong cây. [Cơ chế tác động
của thuốc BVTV, 24/4/2016]
1.2.2 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực SXNN vì nó giúp
cho nông dân bảo vệ được cây trồng tránh được sự phá hoại của các loại dịch
hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và
cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi
thật cần thiết thì mới mang lại hiệu cao. Nếu sử dụng thuốc BVTV không
đúng kĩ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽ không mang

lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng, cho con người
và môi trường sống của cộng đồng. [Đỗ Văn Hòe, 2005]
1.2.2.1 Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng
 Đúng thuốc:
Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nông sản cần được
bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
• Chọn những thuốc phù hợp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ
thuật ở địa phương. Nếu cửa hàng bán nhiều loại thuốc có cùng tác dụng đối
với các loài dịch hại cần phòng trừ thì ưu tiên thuốc có tác dụng chọn lọc, ít
độc với môi trường, không gây hại cho cây trồng hiện tại và cây trồng vụ sau;
hiệu quả cao. Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất
lượng.
• Cần hiểu rõ tác động của thuốc để có cách sử dụng đúng.
• Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc. Không nên sử dụng cùng
một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác.
14


×