Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm Khu Rừng Văn Hóa Lịch Sử Xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM
KHU RỪNG VĂN HÓA LỊCH SỬ XÃ TÂN TRÀO,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

Người thực hiện

: PHẠM KHÁNH LY

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM

HÀ NỘI – 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM
KHU RỪNG VĂN HÓA LỊCH SỬ XÃ TÂN TRÀO,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

Người thực hiện

: PHẠM KHÁNH LY

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM
Địa điểm thực tập


: Xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang


HÀ NỘI – 2016

3


ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Phạm Khánh Ly
Tel: 01638447298

Mail:

2. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
3. Lớp: MTA

Khóa: K57

4. Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Văn Điếm
Tel:0916595375

Mail:

Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sinh kế
của người dân vùng đệm khu rừng văn hóa lịch sử xã Tân Trào, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”
Người thực hiện
( Ký và ghi rõ họ tên)



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trình
bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Phạm Khánh Ly

i


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sinh kế
của người dân vùng đệm khu rừng văn hóa lịch sử xã Tân Trào, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” được hoàn thành tại Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam theo chương trình đào tạo cử nhân chuyên nghành Khoa học môi
trường khóa 57( niên khóa 2012-2016).
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự
quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô
giáo tham gia giảng dạy cho sinh viên khóa 57 khoa Môi Trường, Trường
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam; chính quyền địa phương và các cơ quan,
đơn vị trong khu vực nghiên cứu, bạn bè và gia đình của em
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc
biệt là em xin có lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.

Đoàn Văn Điếm người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm
tốt đẹp cho emtrong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình
đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận
Phạm Khánh Ly

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
KRVHLS: KHU RỪNG VĂN HÓA LỊCH SỬ................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................................................V
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................................................VI
1.MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................1
1.1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3
1.1. KHU RỪNG VĂN HÓA LỊCH SỬ, VÙNG ĐỆM KRVHLS VÀ SINH KẾ NGƯỜI DÂN
4
1.1.1 Khu rừng văn hóa lịch sử................................................................................................................4
1.1.2 Vùng đệm.........................................................................................................................................4

1.1.3 Sinh kế và sinh kế bền vững............................................................................................................7
1.1.4 Các nghiên cứu về sinh kế bền vững.............................................................................................12
1.2. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KRVHLS
15
1.2.1. Những vấn đề trong quản lý vùng đệm ở Việt Nam.....................................................................15
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................22
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
22
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp:.............................................................................................................22
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................................................................23
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................................23
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ TÂN TRÀO
24
3.1.1Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................24
3.1.2. Điều kiện xã hội...........................................................................................................................26
3.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội........................................................................................................26
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế..........................................................................................................27
3.1.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
29
3.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân vùng đệm khu rừng văn hóa lịch sử Tân Trào. 30
3.3. SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA KHU RỪNG
VĂN HÓA, LỊCH SỬ TÂN TRÀO, TUYÊN QUANG
32
3.3.4. Các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình.......................................................................................35
3.4.5. Đánh giá sinh kế của hộ gia đình tại xã Tân Trào......................................................................47
3.4.6. ĐÁNH GIÁ SWOT SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM

49
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG
53
3.5.1. Định hướng phát triển sinh kế bền vững......................................................................................53
3.5.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG TẠI XÃ TÂN TRÀO
54
3.5.2.2. Giải pháp kỹ thuật.....................................................................................................................59
4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................61

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATK: An toàn khu
DDSH: Đa dạng sinh học
DFID:Bộ phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh
iii


GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HGĐ: Hộ gia đình
HTX: Hợp tác xã
IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(Liên minh Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế)
KRVHLS: Khu rừng văn hóa lịch sử
NN&PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
RIDP: Dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn Tuyên Quang (Rural income
diversification)
SKBV: Sinh kế bền vững
SWOT : Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Tân Trào..............31
Bảng 3.2. Tình hình thu nhập của người dân tại vùng đệm đệm khu rừng
VHLS Tân Trào...............................................................................32
Bảng 3.3. Một số hình thức sử dụng đất rừng để sản xuất nông nghiệp.........32
Bảng 3.4. Các loại sản phẩm người dân vùng đệm khai thác từ rừng.............34
Bảng 3.5. Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng năm 2012-2013........35
Bảng 3.6. Quan hệ của các tổ chức liên quan đến cộng đồng.........................42
Bảng 3.7. Tài nguyên đất đai xã Tân Trào năm 2015.....................................43
Bảng 3.8. Đánh giá nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại xã Tân Trào........47
Bảng 3.9. Đánh giá xếp hạng các nguồn vốn sinh kế HGĐ............................49
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá các nguồn vốn sinh kế của HGĐ......................49

v


DANH MỤC HÌNH

HÌNH 1.1: KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG.......................................................................................................9
HÌNH 3.1. SƠ ĐỒ KHU RỪNG VĂN HÓA LỊCH SỬ TÂN TRÀO............................................................24

vi


1.MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh

thái và các cảnh quan, hệ động vật, thực vật giàu có của nhiều vườn quốc gia
bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các vườn quốc gia
đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành
đai bảo vệ bổ sung cho vườn quốc gia để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài
đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, nhiều vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã và đang được
xây dựng, nhưng phần lớn các khu vực này lại thường nằm xen với khu dân
cư và chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài. Để giải quyết vấn đề này và
nhiệm vụ bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng những
nhu cầu trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng đáp ứng
được những yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là để giải
quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư
địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các
khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công
tác bảo tồn.
KRVHLS Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương vùng an toàn khu( ATK),
cách trung tâm Thành phố Tuyên Quang 45 km. KRVHLS Tân Trào nằm trên
địa bàn 5 xã là: Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Trung Yên, Minh Thanh.
Toàn vùng có diện tích 14.942 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 10.910 ha,
chiếm 73%, trong đó: Diện tích đất có rừng là 9.664 ha, đất chưa sử dụng đã
quy hoạch cho lâm nghiệp 1.246 ha. Đây là khu rừng giáp ranh với các địa
phương Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên), Yên Sơn (Tuyên Quang) nên việc
quản lý, bảo vệ rừng rất khó khăn. Những năm gần đây được sự quan tâm của
Nhà nước, giao thông của khu vực đi lại thuận tiện, tuy nhiên đây cũng là khó
1


khăn cho công tác bảo vệ rừng. KRVHLS Tân Trào có đa dạng sinh học cao
với rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài cây thuốc quý, là nơi
phục hồi, lưu giữ các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học,

học tập; đồng thời KRVHLS Tân Trào giữ vai trò quan trọng trong việc lưu
giữ và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa
phương, góp phần quan trọng trong phát triển và ổn định kinh tế, xã hội của 5
xã ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Những năm qua, công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được tỉnh và Sở NN&PTNT Tuyên
Quang quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng trong khu vực vẫn bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế; rừng vẫn tiếp
tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên
ngày càng suy giảm; công tác giao, khoán rừng, đất rừng còn nhiều bất cập;
cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém; hiệu quả sản xuất
lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Với xu hướng thay đổi đáng quan ngại này, việc tìm hiểu thực trạng và
giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm của KRVHLS
Tân Trào là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ có ý
nghĩa trong việc tạo ra những thu nhập bền vững cho người dân mà còn giải
quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội của dân cư vùng đệm và
bảo tồn đa dạng sinh học của KRVHLS Tân Trào. Từ đó đưa ra những biện
pháp quản lý KRVHLS Tân Trào và vùng đệm hiệu quả hơn trong tương lai.
Vì vậy em chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số
giải pháp sinh kế của người dân vùng đệm khu rừng văn hóa lịch sử xã
Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng sinh kế của người dân vùng đệm khu rừng
văn hóa lịch sử xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Đề xuất một số giải pháp phát triển sinh kế của người dân vùng đệm
khu rừng văn hóa lịch sử xã Tân Trào, huện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khu rừng văn hóa lịch sử, vùng đệm KRVHLS và sinh kế người dân
1.1.1 Khu rừng văn hóa lịch sử
Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu,
có giá trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc
để nghiên cứu, bao gồm:
 Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền , ven biển hay hải đảo
 Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng
1.1.2 Vùng đệm
1.1.2.1 Khái niệm vùng đệm
Theo IUCN (1999) “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới
rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn thiên
nhiên và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn thiên nhiên
và chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu
bảo tồn thiên nhiên”
Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về vùng đệm, nhất là
về nhiệm vụ, quy hoạch và cách quản lý. Trước năm 1990, vùng đệm được
hiểu là những khu vực nằm bên trong khu bảo tồn và nằm bao quanh khu bảo
vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn (Quyết định 79-CT ngày 31 tháng 3 năm 1986
về việc thành lập Vườn quốc gia Cát Bà, Quyết định 194-CT ngày 9 tháng 8
năm 1986 về việc thành lập 73 khu dự trữ thiên nhiên). Tuy nhiên theo công
văn số 1568/LN-KL của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn - NN&PTNT) ngày 13 tháng 9 năm 1993, vùng đệm là một vùng
"nằm ở rìa khu bảo tồn, bao quanh toàn bộ các phần của khu bảo tồn. Vùng
đệm không thuộc khu bảo tồn và không chịu sự quản lý của Ban quản lý khu

bảo tồn"(D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999). Tại Điều 8 - Quyết định số
08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
4


Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên
quy định ghi rõ: "Vùng đệm là vùng rừng, đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm
sát ranh giới với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; có tác dụng
ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động
trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và
bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn
bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối
tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng
đặc dụng; dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng
với dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách
nhiệm phối hợp với UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế
- xã hội ở trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt là với ban quản lý khu rừng đặc
dụng để xây dựng các phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh
định cư trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống
của người dân". Mặc dù vùng đệm của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn
đã được chính thức đề cập đến từ khoảng mười lăm năm nay sau khi có Quyết
định số 194- CT ngày 9/8/1986 quy định danh mục 73 khu rừng cấm và Quyết
định số 1171/QĐ/ 30/11/1986 của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành các loại quy chế rừng sản xuất,
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, quy định vùng đệm của các vườn quốc gia và
các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy vậy cho đến nay quan niệm về vùng đệm vẫn
chưa rõ ràng, nhất là về ranh giới và vùng đất nào quanh khu bảo tồn phải được
đưa vào vùng đệm. Trước năm 1990, vùng đệm được hiểu là những khu vực
nằm bên trong của khu bảo tồn và bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu

bảo tồn. Nói chung, đến nay chưa có một quy chế rõ ràng về việc tổ chức vùng
đệm của khu bảo tồn. Như vậy, vùng đệm phải được xác định trên cơ sở theo
ranh giới của các xã nằm ngay bên ngoài khu bảo tồn, những lâm trường quốc
5


doanh tiếp giáp với khu bảo tồn nên đưa vào trong vùng đệm vì những hoạt
động của các lâm trường này có ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của cả vùng
đệm và khu bảo tồn. Trong những trường hợp như thế, ranh giới vùng đệm
không nhất thiết cách đều một khoảng và chạy song song với ranh giới các khu
bảo tồn
1.1.2.2 Vai trò của vùng đệm
Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác
bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài
vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy các loài động vật và chặt phá các loài thực
vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện
tích của khu rừng đặc dụng; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm
được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng. Chủ đầu tư dự
án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các cấp và các cơ
quan, các đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm, đặc biệt
với Ban Quản lý khu rừng Đặc dụng để xây dựng các phương án sản xuất
nông – lâm – ngư nghiệp, định canh, định cư, trên cơ sở có sự tham gia của
cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức
thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân.
1.1.2.3 Chức năng của vùng đệm
Tại Hội thảo tháng 3/1999 tại Hà Nội có tác giả đã đưa ra định nghĩa
vùng đệm của khu bảo tồn Việt Nam như sau: "Vùng đệm là những vùng
được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới
của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và
của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu

bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động
phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế-xã hội
của các cư dân sống trong vùng đệm". Vùng đệm chịu sự quản lý của chính
quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác nằm trong vùng đệm. Định
6


nghĩa trên đã nói rõ chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào việc bảo vệ
khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tồn của chính bản thân
vùng đệm; và tạo điều kiện mang lại cho những người dân sinh sống trong
vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn .
1.1.3 Sinh kế và sinh kế bền vững
1.1.3.1 Sinh kế
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ, nó phản ánh bức tranh
tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo
phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như
nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp thủy sản). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho
cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo,
thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho
chính họ và cho các thế hệ tiếp theo( Nguyễn Bá Long, 2006). Vì mục tiêu
này, chúng ta xem xét khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho người dân
vùng đệm.
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống . Theo Uỷ
ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3 thành tố
chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và
kết quả sinh kế.
Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng.
Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời
sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an

toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.1.3.2 Sinh kế bền vững
Hướng phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm tại các khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước là sinh kế bền vững. Trước
khi xem xét vấn đề sinh kế bền vững chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm
về phát triển bền vững.
7


Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả
năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết
phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển
kinh tế.
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những
lợi ích tương tự trong tương lai (Nguyễn Văn Huân, Hoàng Đình Phu, 2003).
Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm
các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ
hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau (Nguyễn Quang Hợp, 2004)
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm
năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ.
Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất
ngờ (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt
Nam, 2002).
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi
trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó
nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các

thế hệ tương lai ( Nguyễn Bá Long, 2006).
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc
sau: Lấy con người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân,
Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương, Tổng thể, Thực hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền
vững và Năng động ( Nguyễn Bá Long, 2006).

8


Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và
những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc
nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây
tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, 2002).
1.1.3.3. Nguồn lực tiếp cận sinh kế
Theo lý thuyết sinh kế mà tổ chức phát triển Anh (DFID) đưa ra, với
một cộng đồng hay nhỏ hơn là một hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo
thành một ngũ giác sinh kế và ngũ giá này sẽ bị thay đổi khi có các điều kiện
bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, tuỳ vào khả năng ứng phó của cộng đồng
hay hộ gia đình trước các tác nhân tác động mà khả năng phát triển sinh kế có
thể đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi. Năm nguồn vốn bao gồm Vốn xã Hội
(S), Vốn Tài chính (F), Vốn con người (H), Vốn vật chất (P), và Vốn tự
nhiên(N)

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững
(Nguồn: DFID, 2001)

9



- Nguồn lực con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của
từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả
năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.
- Nguồn lực xã hội: đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các
tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người
tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau
. - Nguồn lực tự nhiên: là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ
hoặc một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa
màng, vật nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
- Nguồn lực tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con người có được
như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và
các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay
những trợ cấp của nhà nước
- Nguồn lực vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản
và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp
nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống
cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết
định của người dân cụ thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay
tài sản sinh kế; quy mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi;
cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và
phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như
thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng
khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế
nào để làm được những điều trên ( NACA, 2006).
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó
là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và
lâu dài, bao gồm:

10


- Sự hưng thịnh: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn;
kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn
chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng (Nguyễn Hồng Phương,
Lê Thúy Vân Nhi, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
- Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng
tiền, người ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật
chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành
viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các
dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất... (Nguyễn Hồng Phương, Lê
Thúy Vân Nhi, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
- Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống
trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung
cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa
những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá
cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia
súc,... (Nguyễn Hồng Phương, Lê Thúy Vân Nhi, Nguyễn Phương Đại
Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
- An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi
trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất,
nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương
thực ... (Nguyễn Hồng Phương, Lê Thúy Vân Nhi, Nguyễn Phương Đại
Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
- Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường: Sự
bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ
trợ cho các kết quả sinh kế khác (Nguyễn Hồng Phương, Lê Thúy Vân Nhi,

Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
11


1.1.4 Các nghiên cứu về sinh kế bền vững
1.1.4.1. Dự án phát triển sinh kế các vườn quốc gia tại Đắk Lắk
Từ năm 2003, dự án đẩy mạnh sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu
số vùng đệm hai vườn quốc gia Chư Giang Sin và Yokdon vào tiến trình phát
triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu giai đoạn II là giới thiệu phương
pháp lập kế hoạch phát triển chung dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực.
Sự quan tâm đến nhu cầu và bối cảnh văn hóa- xã hội của đồng bào dân tộc
thiểu số là điểm mấu chốt trong việc điều chỉnh khung pháp lý để phát triển
nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Dự án hỗ trợ giới thiệu mô hình
quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia trong giao đất, điều tra rừng và lập kế
hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan liên quan xây dựng và thí
điểm các thủ tục hành chính và tài chính cần thiết để thể chế hóa thủ tục và
nhân rộng toàn tỉnh. Cùng với các cơ quan khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT
và với sự tham gia của nông dân là dân tộc thiểu số, dự án đã triển khai thí
điểm và phổ biến các mô hình canh tác đất dốc và chăn nuôi gia súc phù hợp.
Đồng thời giới thiệu các phương pháp khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ
người dân tiếp cận các nguồn tín dụng quy mô nhỏ. Để tạo cơ hội tăng thu
nhập thêm cho người dân, Dự án xúc tiến thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất,
chế biến và thương mại thông qua xây dựng các chuỗi giá trị và Hợp tác
Công- Tư. Dự án cũng tập trung vào nâng cao năng lực và tập huấn cho các
cán bộ ở các cơ quan và tổ chức xã hội các cấp trong tỉnh. Các quy trình,
hướng dẫn mới hoặc được thông qua và các mô hình đã được thí điểm ở 4 xã
mục tiêu của dự án ở huyện Lak và Ea H’Leo. Phân bổ tài chính công cho
các buôn người dân tộc thiểu số ở 2 huyện mục tiêu vùng dự án (Lak và Ea
H'Leo) tăng từ 23 tỉ đồng (tương đương khoảng 1,15 triệu Euro vào năm
2005) lên 35 tỉ đồng (tương đương 1,75 triệu Euro)

1.1.4.2. Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
Bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo, và hỗ trợ tài
chính, dự án hoạt động nhằm tăng cường cơ chế lập kế hoạch cấp huyện và xã
12


theo đường hướng sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và
quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhằm thúc đẩy sinh kế cho
vùng đệm của vườn quốc gia, dự án hỗ trợ việc lập kế hoạch của địa phương
và các cơ quan thực hiện việc lập “kế hoạch phát triển bền vững kinh tế vùng
đệm”. Mục tiêu tổng thể của kế hoạch này là phác thảo các cơ hội sinh kế
thay thế mang tính bền vững và thân thiện với môi trường, giảm sự phụ thuộc
của người dân trong vùng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc
gia. Thêm vào đó, dự án còn xây dựng “Quy hoạch phát triển du lịch” và nâng
cao năng lực quản lý, nhận thức môi trường trong khu vực Phong Nha Kẻ
Bàng. Từ đó, dự án nhằm tiến đến xây dựng và phát triển một ngành du lịch
mang tính môi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế của
nhân dân địa phương. Ngoài ra, dự án hỗ trợ ban quản lý vườn quốc gia tăng
cường các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vườn mà còn tái
sinh và bảo tồn các loài động thực vật đang bị đe dọa. Thời gian hoạt động
của dự án là 8 năm, chia làm 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu thực hiện trong 3
năm và giai đoạn cuối trong 2 năm. Giai đoạn 1 của dự án tính từ 10/2007 đến
10/2010.
1.1.4.3 Kết hợp Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên
Giang
Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự
trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang mà đã được UNESCO công nhận năm 2006,
gồm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và khu vực
rừng phòng hộ ven biển thuộc Kiên Lương và Hòn Chông.

Mục tiêu của dự án là quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
của tỉnh Kiên Giang và cải thiện việc quản lý các khu rừng phòng hộ.
Giai đoạn đầu của dự án sẽ đặt trong tâm vào quản lý hiệu quả các khu
rừng phòng hộ và rừng ven biển.
Một số khảo sát ban đầu sẽ được thực hiện để điều tra động thực vật
trong vùng lõi các vườn quốc gia và các khu rừng phòng hộ ven biển. Đây sẽ

13


là cơ sở để giám sát tác động của dự án cũng như việc triển khai các chiến
dịch nâng cao nhận thức.
Các nhóm đối tượng của dự án gồm người dân nghèo sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nước và các khu
bảo vệ cũng như cán bộ trực thuộc các vườn quốc gia, các sở, ban, ngành liên
quan của tỉnh và huyện.
Tham gia dự án còn có người dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa
phương và các cơ quan đoàn thể, dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm
nghèo thông qua các cơ hội cải thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho người
dân các dân tộc thiểu số như người Khmer và phụ nữ.
Lợi ích trực tiếp của dự án là sự phối kết hợp giữa các bên tham gia
được cải thiện. Sẽ tổ chức những hội thảo với các bên tham gia để tiến hành
lập kế hoạch cho các chiến lược quản lý, và cùng phối hợp với dự án Quản lý
Nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng để chia sẻ thông
tin và áp dụng rộng rãi cho các hệ sinh thái khác nhau của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Dự án sẽ hỗ trợ đào tào cho cán bộ các vườn quốc gia và cán bộ thuộc
các sở liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Triển khai thực hiện
Đầu ra của Dự án gồm:

- Đa dạng sinh học động, thực vật được đánh giá tại các điểm nóng
- Các chiến lược quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ sinh quyển được
hoàn thiện - Năng lực và kiến thức kỹ thuật cho các cơ hội tạo thu nhập, gồm
cả kiến thức thị trường được cải thiện
- Nhận thức về môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên được
nâng cao
- Xây dựng được các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu Dự
trữ Sinh quyển
14


- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý nước tại Vườn Quốc gia U
Minh Thượng
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng cho
Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc
- Năng lực lập kế hoạch, thiết kế và quản lý dự án được cải thiện. Sau
khi nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cộng đồng
dân cư vùng đệm vườn quốc gia, tác giả đã làm nổi bật được những khái niệm
liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đó là khái niệm về sinh kế, cộng đồng dân
cư và vùng đệm. Trên cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra được cơ sở thực tiễn của
vấn đề nghiên cứu, đó là những vấn đề vùng đệm tại một số VQG và khu bảo
tồn của Việt Nam. Cơ sở lý luân và thực tiễn là cơ sở quan trọng để tác giả
nghiên cứu đề tài.
1.2. Quản lý và phát triển KRVHLS
1.2.1. Những vấn đề trong quản lý vùng đệm ở Việt Nam
Cho đến nay nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về vùng đệm tại các
VQG và khu bảo tồn, kể cả nhiệm vụ, quy hoạch và cách quản lý. Do sức ép
của nhân dân sinh sống xung quanh hay trong các VQG ngày càng mạnh mà
công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết các mâu thuẫn nói trên,
nhiều VQG, khu bảo tồn đã thực hiện một số dự án về nâng cao nhận thức

môi trường, cải thiện cuộc sống cho người dân, nhất là những người nghèo
sống xung quanh các khu bảo tồn và đã thu được một số kết quả khả quan (Võ
Quý, 1998).
Sau đây chúng ta cùng xem xét về tình hình vùng đệm ở nước ta trong
những năm qua, các khó khăn gặp phải về quản lý vùng đệm và một số kinh
nghiệm rút ra từ việc thực hiện một số dự án có liên quan đến vùng đệm các
khu bảo tồn, mong góp phần vào việc quản lý vùng đệm ngày càng tốt hơn,
thực hiện được nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ
sinh thái tự nhiên phong phú của đất nước (Nguyễn Bá Thụ, 2009).
15


×