Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt Tại Xã Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TẠI XÃ NAM VIÊM,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

Lớp

: K57-MTB

Khóa

: K57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHẠM CHÂU THÙY



Hà Nội – 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TẠI XÃ NAM VIÊM,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

Lớp

: K57-MTB

Khóa

: K57

Chuyên ngành


: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHẠM CHÂU THÙY

Địa điểm thực tập

: xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên
tỉnh Vĩnh Phúc


Hà Nội – 2016

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung
thực chưa từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, ngày 10, tháng 5, năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dung


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản
thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
với những sự giúp đỡ đó.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Châu Thùy
- Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Cô đã hướng dẫn và có ý kiến chỉ dẫn quý báu trong quá trình em làm
luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo trong bộ môn Công nghệ
môi trường cùng các thầy cô giáo trong Khoa, cán bộ thuộc phòng Khoa học
và Đào tạo sau Đại học, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 10, tháng 5, năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH............................................................................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................4
1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài...........................................................................................................4
1.2 Cơ sở lý luận của đề tài...........................................................................................................5
1.2.1 Một số khái niệm về tài nguyên nước...............................................................................5
1.2.2 Tầm quan trọng của nước đối với con người..................................................................10
1.2.3 Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam ....................................................................11
1.2.4 Tình hình ô nhiễm môi trường nước..............................................................................14
1.2.5 Các thông số đánh giá chất lượng nước ........................................................................17
1.3 Hiện trạng nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt tại nông thôn ở Việt Nam............................20
1.4 Chất lượng nước sinh hoạt tại nông thôn Việt Nam..............................................................23
1.5 Tình hình xây dựng chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn..........................................24
1.6 Những khó khăn, thuận lợi và triển vọng cấp nước sinh hoạt nông thôn..............................25
1.6.1 Những khó khăn trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn............................................25
1.6.2 Các thuận lợi trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn.................................................27
1.7 Chiến lược quốc gia về Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.....29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................32
2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................32
2.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................32
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...........................................................................32
2.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.............................................................................33
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm ...........33

iii



2.4.4 Phương pháp so sánh ....................................................................................................35
2.4.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..........................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC......................................................................................................36
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nam Viêm.............................................................36
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Nam Viêm..............................................................................36
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nam Viêm...................................................................37
3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của xã Nam Viêm.................................39
3.2.1 Nguồn nước sử dụng......................................................................................................39
3.2.2 Hiện trạng khai thác sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Viêm.......................41
3.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt của xã Nam Viêm.................47
3.4 Hiện trạng quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Viêm........................58
3.5 Đánh giá một số nguồn tác động tới nguồn nước ngầm sinh hoạt xã Nam Viêm..................60
3.5.1 Ảnh hưởng hoạt động nông nghiệp đến nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt nông thôn
xã Nam Viêm...........................................................................................................................60
3.5.2 Ảnh hưởng nước thải và rác thải sinh hoạt đến nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt
nông thôn xã Nam Viêm..........................................................................................................61
3.5.3 Ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi đến nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt nông
thôn xã Nam Viêm...................................................................................................................63
3.5.4 Nguy cơ ảnh hưởng nước thải và rác thải sinh hoạt của bãi rác xứ Đồng lát, phường
Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên đến nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt nông thôn xã Nam Viêm
.................................................................................................................................................63
3.6 Một số giải pháp tổ chức thực hiện bảo vệ và xử lý nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại
xã Nam Viêm...............................................................................................................................65
3.6.1 Giải pháp giáo dục truyền thông.....................................................................................65
3.6.2 Giải pháp chính sách.......................................................................................................66
3.6.3 Giải pháp xử lý nước đơn giản........................................................................................67
3.6.4 Giải pháp về vốn.............................................................................................................68
3.7 Tổ chức thực hiện, quản lý nguồn nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân xã
Nam Viêm....................................................................................................................................70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................71
Kết luận.......................................................................................................................................71
Kiến nghị......................................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................74
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................76

iv


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKHCNMT

Bộ khoa học công nghệ môi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemistry Oxygen Demand)

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

Bộ y tế

BVTV


Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTCN

Công trình cấp nước

CSCL

Chỉ số chất lượng

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản

MTQG

Môi trường quốc gia

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


UBND

Ủy ban nhân dân

THPT

Trung học phổ thông

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại chất lượng nước mặt..............................................................19
Bảng 1.2: Các thông số đánh giá nguồn nước ngầm ở các trạm quan trắc cơ bản
(theo GEMS)........................................................................................................20
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích các thông số ..................................................34
Bảng 3.1: Tỷ lệ phần trăm gia đình văn hóa của xã Nam Viêm.........................38
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm về chất lượng giáo dục của xã nam Viêm.................38
Bảng 3.3: Hiệu quả của chương trình quốc gia về y tế xã Nam Viêm.................39
Bảng 3.4 : Hiện trạng khai thác sử dụng nước mưa ở xã Nam Viêm..................43
Bảng 3.5: Hiện trạng khai thác nước giếng đào ở xã Nam Viêm.........................44

Bảng 3.6: Hiện trạng khai thác nước giếng khoan ở xã Nam Viêm.....................46
Bảng 3.7: Kết quả phân tích thông số đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm
phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Viêm .....................................................48
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu nước giếng năm 2015 từ trung tâm Nước Sạch
và VSMT nông thôn phối hợp với UBND xã Nam Viêm....................................57

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tỉ lệ các loại nước trên thế giới[13]...................................................5
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng nước ngầm phục
vụ sinh hoạt ở các thôn trong xã Nam Viêm....................................................34
Biểu đồ 3.1: So sánh độ đục của mẫu nước ngầm giếng khoan máy ở 3 thôn
khác nhau tại xã Nam Viêm với QCVN...........................................................50
Biểu đồ 3.2: So sánh độ cứng trong nước ngầm giữa 3 hình thức khai thác
nước ngầm khác nhau tại xã Nam Viêm..........................................................51
Biểu đồ 3.3: Kết quả phân tích hàm lượng sắt tổng số của các mẫu phân tích
trên địa bàn nghiên cứu....................................................................................51
Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng sắt tổng số giữa 3 hình thức khai thác nước
ngầm khác nhau tại xã Nam Viêm...................................................................53
Biểu đồ 3.5: So sánh hàm lượng amoni giữa 3 hình thức khai thác nước ngầm
khác nhau tại xã Nam Viêm.............................................................................54
Biểu đồ 3.6: So sánh số lượng coliform trong mẫu nước giếng phân tích tại xã
Nam Viêm. ......................................................................................................56

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước - tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Tài
nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, chăn nuôi, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động
trên đều cần đến nước. Như vậy, nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
cuộc sống con người, đối với sự sống trên trái đất.Tình trạng sức khỏe của
con người phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố môi trường, trong đó có
môi trường nước.
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng
nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình
trạng ô nhiễm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa
nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực.
Theo thống kê của bộ y tế và bộ tài nguyên - môi trường, trung bình
mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần
200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên
nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.
Mỗi năm có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới,1,5 triệu ca tử
vong do bệnh tiêu chảy mỗi năm vì nước không an toàn, vệ sinh môi trường
và vệ sinh cá nhân kém.10% dân số ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng
bởi giun sán; 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, một bệnh phổ biến ở
các cộng đồng nông thôn nghèo thiếu phương tiện vệ sinh cá nhân cơ bản,
thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường; 200 triệu người trên thế giới
bị ảnh hưởng do bệnh sán máng, một căn bệnh cũng phổ biến do điều kiện vệ
sinh thấp kém gây ra. Gần 1/10 gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới có thể
được ngăn ngừa bằng cách cải thiện cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ
1



sinh cá nhân và quản lý nguồn nước...
Nước ta dân số nông thôn chiếm hơn 2/3 tỷ lệ dân số của cả nước. Tính
đến hết năm 2014, theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế có 63,32% tỷ lệ
người nông thôn chưa có hệ thống nước sạch. Ở khu vực nông thôn, tình trạng
ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số
dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn
các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất
hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh
vật ngày càng cao. Việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm và
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ của con người.
Trong những năm qua Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm từng
bước cải thiện và nâng cao đời sống dân cư nông thôn, một trong các chính
sách đó là chính sách cấp nước sinh hoạt nông thôn. Mặc dù vậy nhưng nước
ngầm vẫn là nguồn nước cấp chủ yếu cho sinh hoạt nông thôn. Việc khai thác
nguồn nước ngầm để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên
việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên này một cách toàn diện và có hệ
thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây. Hiện trạng sử
dụng nước nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự
khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất
hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công
nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi.
Tỉnh Vĩnh Phúc có 4 hệ thống cấp nước sạch tập trung gồm: thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn Tam Đảo, huyện Lập Thạch. Mặc dù
công tác cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã được
quan tâm nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại tỷ lệ người nông dân được cấp
nước sạch còn thấp, chủ yếu người dân khai thác từ nguồn nước ngầm.
Nam Viêm là một xã thuần nông của thị xã Phúc Yên, đời sống của bà
con còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là

2


nước ngầm. Chất lượng nước ngầm sử dụng sinh hoạt của người dân gắn liền
với các hoạt động phát triển của địa phương. Nhu cầu sử dụng nước dưới đất
đảm bảo vệ sinh cho các hoạt động sinh hoạt cũng như các hoạt động kinh tế
của người dân là rất lớn. Việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước
ngầm của xã, cho biết nguồn nước mà người dân khai thác sử dụng để sinh
hoạt có đảm bảo tiêu chuẩn cho mục đích sinh hoạt cũng như đảm bảo vệ sinh
môi trường hay không. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, em tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm phục vụ mục đích
sinh hoạt tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt tại địa
phương.
- Đưa ra các giải pháp bảo vệ, xử lý nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng nước sinh hoạt tại địa phương.

3


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh số 29/2005/CTN ngày 12 tháng 12
năm 2005 về công bố luật;
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHXNVN thông
qua ngày 29/11/2005;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 05/06/2000 của Bộ

trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam;
- Quyết định số 34/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/10/2004 của Bộ
khoa học - Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam;
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991)Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5944:1995- Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 02/2009/BYT của Bộ Y tế - Quy chuẩn về chất lượng nước
sinh hoạt.

4


1.2 Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1 Một số khái niệm về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên chung của nhân loại, là nguồn gốc của sự sống, là
môi trường trong đó diễn ra các quá trình sống và quyết định sự sống của con
người[1]. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,
dân dụng,sinh hoạt, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần
nước ngọt.
Nước bao phủ 71% diện tích trái đất trong đó có 97% là nước mặn, còn

lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các
yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong
cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97% trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như ở
người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm tới
97%. Trong 3% lượng nước ngọt trên trái đất thì có hơn ¾ lượng nước mà
con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng
băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa...chỉ có 0,5%
nước ngọt hiện diện trong sông suối, ao, hồ, mà con người đã và đang sử
dụng. Tuy nhiên, nếu trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003%
là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được(Miller,1988).

Hình 1.1: Tỉ lệ các loại nước trên thế giới[13]

5


a, Nước ngọt
Nước ngọt là loại nước chứa một lượng tối thểu các muối hòa tan, đặc
biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn
trong khoảng 0,01 – 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương
đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các
nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự
ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của
mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng
tuyết[18].
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu về nước đã vượt
cung ở một vài nước trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng
làm cho nhu cầu nước ngày càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần

đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới
đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm
nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
b,Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung chỉ nước chứa một hàm lượng muối hòa tan
đáng kể (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới
dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) Hoặc phần trăm (%) hay g/l [19].
Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại
nước mặn thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới
3.000 ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000
ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10
tới 35 ppt) muối.
Trên trái đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ
biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương
6


là khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương 35g/l [19].
c,Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi thủy giáng thủy và
chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng
giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống
này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này
như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo,
độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy
mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả
các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất,
ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật..., hơi nước vào

trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình
thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên
các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở
những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình
thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Trong quá trình chảy tràn,
nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số
vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác
thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của
quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có
hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và
nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước
mặn trên các lục địa[18].
d,Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, thuật ngữ chỉ loại nước nằm
bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt
của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với
nhau[19].
7


Một thành tạo đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi
là tầng chứa khi nó chứa và có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng
được. Độ sâu của không gian có mặt khe nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, mà ở đó
bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm. Nước dưới
đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống. Nơi xuất lộ tự nhiên
của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào vùng bị
đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước, và tại vùng sa mạc thì có thể hình
thành các ốc đảo. Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông
nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên
cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn.

Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và
nước chôn vùi. Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt
như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước
mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt),
khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng
nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào
tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng
mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di
chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do
vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của
nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu
thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi
các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng
sâu thường có ba vùng chức năng:
• Vùng thu nhận nước.
• Vùng chuyển tải nước.
• Vùng khai thác nước có áp.
8


Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá
xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường
có áp lực. Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định.
Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ
di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường
có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có
áp lực.

Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp
đá ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp
thạch hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất yếu, nên muốn
khai thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút
nước lên. Nước ngầm loại nầy thường ở không sâu dưới mặt đất,ì có nhiều
trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá
ngậm nước và lớp đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm.
Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì
thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên
và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm. Loại
nước ngầm nầy thường ở sâu dưới mặt đất, có trử lượng lớn và thời gian hình
thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.
Thông thường, thành phần hóa học của nước ngầm có chứa các anion,
cation sau: Cl-, SO42-, NO2-, NO3-, Na+, K+, Ca2+, Fe2+...Ngoài ra, trong nước
ngầm còn chứa các chất khí hòa tan, phổ biến nhất là CO 2, H2S, CH4 và một
số hidrocacbon khác. Hàm lượng của các chất khí đó phụ thuộc vào quá trình
phân hủy hữu cơ bởi vi sinh vật yếm khí. Trong nước ngầm luôn có quá trình
tự làm sạch, bao gồm: Quá trình lọc, hấp thụ, quá trình hóa học, loại bỏ virus,
vi khuẩn và quá trình pha loãng.
Quá trình lọc: Các lớp đất đóng vai trò như màng lọc tự nhiên giữ lại
9


các chất rắn lơ lửng, các chất kết tủa được tạo thành do các phản ứng hóa học
trong nước và các hợp chất hóa học ở dạng hạt khác. Quá trình này làm giảm
các các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
Hấp thụ: Hấp thụ chủ yếu làm giảm các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
Các hạt sét, các oxit kim loại, phi kim và hidroxit kim loại là những chất hấp
thụ. Hầu hết các chất gây ô nhiễm đều bị hấp thụ trong điều kiện nhất định,

trừ Cl-, NO3-, SO42-.
Các quá trình hóa học: Khi nồng độ các cation, anion trong nước ngầm
đủ lớn, tích số ion lớn hơn tích số tan sẽ tạo ra các chất kết tủa:
Ba2+ + SO42- ─> BaSO4
Pb2+ + SO42- ─> PbSO4
Mg2+ + CO32- ─> MgCO3
Quá trình đó đã loại bỏ hầu hết cation kim loại trong nước ngầm.
Loại bỏ virus, vi khuẩn: Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh không thể
phát triển được trong đất và cuối cùng chúng đều bị tiêu diệt. Các vi khuẩn,
virus trong nước có khuynh hướng di chuyển qua các lớp đất chậm hơn so với
nước, vì vậy chúng bị giữ lại và bị tiêu diệt[9].
1.2.2 Tầm quan trọng của nước đối với con người
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật
trên quả đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện
trên quả đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại
được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà
khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá
trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại
đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn
minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate
(thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh
sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh
sông Hồng ở Việt Nam ...
10


Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng
70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50%
trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài

tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt…
Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch nước. Một người cần sử dụng một lượng nước từ 12 – 15 m 3/người/năm
để duy trì các hoạt động sống bình thường.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như
chức năng các hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những
người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất
hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở
thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy
tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong
nếu lượng nước mất trên 20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng
thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói
quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị
thiếu nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng
đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước.Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái
cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.
1.2.3 Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi
trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.
- Thực trạng ô nhiễm nước mặt :
Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn
11


khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm
nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi

lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều
chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô
nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng trong hệ thống
sông Đồng Nai và sông Tô Lịch nằm giữa thủ đô Hà Nội cũng bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
- Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất:
Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác…
Cụ thể, tình trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nằm sâu trong lòng đất này
đang ở mức báo động, với những chỉ số hết sức đáng lo ngại. Bên cạnh yếu tố
khách quan là sự biến đổi khí hậu, tình trạng xâm thực của nước mặn thì
nguyên nhân quan trọng nhất vẫn chính là con người, với những chất thải
công nghiệp, chất thải khu dân cư, thuốc bảo vệ thực vật… đang làm biến đổi
nguồn nước ngầm hiện nay theo chiều hướng xấu đi.
Theo Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ở nước ta,
nước ngầm chiếm khoảng 35% đến 40% tổng số lượng nước sinh hoạt của người
dân. Ngoài ra, nó còn là nguồn nước quan trọng của ngành nông nghiệp và công
nghiệp. Đặc điểm chính của nguồn nước ngầm ở Việt Nam là nó nằm sâu trong
lòng đất, cách mặt đất từ 25 cho tới 100 mét. Do địa hình nên nước ngầm phân
bổ khá đều, dọc khắp ba miền và rất phong phú bởi lượng mưa ở nước ta là
tương đối lớn. Cụ thể, cả nước hiện nay có khoảng gần 300 nhà máy có sử dụng
nước ngầm để biến nguồn tài nguyên thiên nhiên này thành sản phẩm phục vụ
cuộc sống của con người. Cùng với đó là vô vàn các giếng đào, giếng khoan tự
phát của người dân vùng nông thôn tiếp cận với nguồn nước ngầm để phục vụ
sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt. Với trữ lượng khai thác đạt chừng 20 triệu m3
mỗi ngày nên đây có thể nói là tài nguyên cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh

12



hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, theo rất nhiều các chuyên gia môi trường, nước
ngầm ở Việt Nam đang bị xâm hại bởi những hóa chất độc hại từ những nhà
máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và cả khu dân cư. Cộng thêm đó là sự xâm thực
của nước mặn khiến nước ngầm biến đổi, có tỷ lệ phèn cao khiến nó đang mất
dần giá trị sử dụng.
Trong khi hầu hết các dòng sông với nguồn nước bề mặt ở Việt Nam đang
biến đổi bởi nạn ô nhiễm môi trường thì ai cũng có thể nhận ra, bằng mắt thường
hay bằng những phép kiểm tra đơn giản thì sự ô nhiễm của nguồn nước ngầm lại
khó thấy hơn. Mặc dù nước ngầm đã được thiên nhiên chắt lọc bằng rất nhiều cơ
chế khác nhau với sự thẩm thấu từ nguồn nước bề mặt nhưng nó cũng bị ảnh
hưởng rất nhiều của nguồn nước bề mặt, khi nguồn nước này bị ô nhiễm. Những
hóa chất độc hại mà các nghiên cứu gần đây tìm thấy ở các mẫu nước ngầm khắp
các địa phương như Hà Nội, TP HCM, đồng bằng sông Cửu Long… đang gióng
lên hồi chuông báo động về những nguy hại mà chúng ta sẽ phải gánh chịu nếu
không có những biện pháp kịp thời bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Dựa theo kết quả của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên (Bộ Tài
nguyên và Môi trường), hầu hết các kết quả nghiên cứu về nước ngầm thời gian
vừa qua đều cho thấy rằng, nước ngầm đang bị ô nhiễm bởi những hóa chất độc
hại. Cụ thể, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, lượng amoni lên đến 23,3 mg/l, cao
hơn 200 lần so với quy định về an toàn. Ngoài ra, khoảng 60% các mẫu quan sát
được có chứa chất Mn (Mangan) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn hay khoảng
15% số mẫu thử có chứa hàm lượng Asen, một trong những hóa chất độc hại đối
với sức khỏe con người, xuất hiện ở trong nước ngầm. Trong khi đó, tại khu vực
đồng bằng Nam bộ, các mẫu quan sát được cho thấy, các hàm lượng chất Mn và
mê-tan cũng vượt ngưỡng cho phép. Cá biệt, nhiều nơi ở khu vực miền Tây
Nam Bộ, nơi có địa hình thấp hơn, được bao phủ bởi nhiều hệ thống sông ngòi
thì những hóa chất này cũng nhiều hơn. Cuối cùng, các số liệu chỉ ra rằng, chỉ có
ở vùng Tây Nguyên, nơi có địa hình cao hơn đồng bằng khoảng 600 đến 1.500
mét là có chất lượng nguồn nước ngầm an toàn. Tuy nhiên, một vấn đề khác lạ

nảy sinh với vùng đất đỏ bazan bạt ngàn này là mực nước ngầm đang bị suy
13


×