Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Và Vấn Đề Môi Trường Tại Xã Văn Quán, Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 65 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ VĂN QUÁN,
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ THANH VÂN
MTC
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI


HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ VĂN QUÁN,
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

MTC
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
XÃ VĂN QUÁN, HUYỆN LẬP THẠCH,
TỈNH VĨNH PHÚC

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được sự cho phép công bố của các đơn vị cung
cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố
trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày …tháng … năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới cô giáo Đoàn Thị Thúy Ái – Bộ
môn Hóa – Khoa Môi trường – Học Viện Nông nghệp Việt Nam – người đã

dành thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường đã dạy và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Văn Quán, cùng các cô chú trong
UBND xã, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung số liệu báo cáo cùng các tư liệu
khách quan và nói lên những suy nghĩ chân thành và thiết thực nhất để giúp
đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân quen
đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Vân

ii


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
3. Yêu cầu nghiên cứu....................................................................................2

iii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ
BVTV
CBKN
CC
CN-TTCN
CS
CHKD
DCBHLĐ
ĐKTN
ĐVT
GT
HTX
IPM
KT-XH
KHCN
LD50

SL
SRI:
SX
SXNN
TM-DV
TTB
TTC
TTS
UBND
TN&MT
EIQ
GTSX/LĐ

NN
LĐNN

Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cán bộ khuyến nông
Cơ cấu
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
Công sự
Cửa hàng kinh doanh
Dụng cụ bảo hộ lao động
Điều kiện tự nhiên
Đơn vị tính
Giá trị
Hợp tác xã
Quản lý dịch hại tổng hợp
Kinh tế- Xã hội
Khoa học công nghệ
Liều lượng gây chết trung bình
Lao động
Số lượng
Hệ thống canh tác lúa cải tiến
Sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Thương mại- Dịch vụ
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ sâu
Ủy ban nhân dân
Tài nguyên và môi trường

Chỉ số tác động môi trường
Giá trị sản xuất/Lao động
Nông nghiệp
Lao động nông nghiệp
iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại...............Error: Reference
source not found

Bảng 3.1

Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Quán qua các năm
..................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.2

Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Văn Quán qua các năm
..................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.3

Bảng dân số và lao động của xã Văn Quán qua các năm gần đây:
..................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.4


Diện tích năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính của
xã Văn Quán.............................Error: Reference source not found

Bảng 3.5

Danh mục một số thuốc sử dụng phổ biến trên địa bàn xã
Văn Quán.................................Error: Reference source not found

Bảng 3.6

Số lần phun và thời gian cách ly thuốc BVTV cho một số
cây trồng chính.........................Error: Reference source not found

Bảng 3.7

Lượng thuốc BVTV sử dụng cho cây trồng tại xã Văn Quán
..................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.8

Thực trạng sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV..........Error: Reference
source not found

Bảng 3.9

Tình hình sử dụng DCBHLĐ của hộ dân trên địa bàn xã.
..................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.10


Các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV người dân gặp phải
khi sử dụng...............................Error: Reference source not found

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1

Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường.............Error:
Reference source not found

Hình 1.2

Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất
..................................................Error: Reference source not found

Hình 3.1

Cơ cấu cây trồng của nông hộ tại xã Văn Quán....................Error:
Reference source not found

Hình 3.2

Biểu đồ thể hiện cách thức chọn thuốc BVTV......................Error:
Reference source not found

Hình 3.3

Biểu đồ thể hiện thời điểm phun thuốc BVTV của các hộ

nông dân...................................Error: Reference source not found

Hình 3.4

Vỏ bao bì thuốc BVTV vứt tại ruộng mương.......................Error:
Reference source not found

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) là một phát minh to lớn của loài người,
là một công cụ không thể thiếu trong nền nông nghiệp hiện nay và lâu dài về
nhiên sau. Hầu hết mọi nông dân đều sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng
của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV luôn là con dao hai lưỡi: bảo
vệ cây trồng trước sự tấn công của dịch hại nhưng cũng dễ dàng gây độc cho
con người và môi trường.
Trong những năm qua, ở nước ta việc sử dụng hóa chất BVTV đã góp
phần quan trọng hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây nên, gia tăng sản lượng
nông nghiệp, giải quyết nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, nâng cao lợi
nhuận cho nhà nông.
Việc lạm dụng và thói quen sử dụng thiếu khoa học trong bảo quản và
sử dụng hóa chất BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi
trường. Nhiều người dân do thiếu hiểu biết đã sử dụng thuốc trừ sâu theo kiểu
phòng ngừa định kỳ, vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loại có ích, gây kháng
thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch và lượng thuốc
trừ sâu ngày càng tăng. Hơn thế, thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường. Thực trạng
này ngày càng trầm trọng do sự tiến bộ của KHCN ngày càng cao, mẫu mã

chủng loại và thành phần của thuốc BVTV trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
Bên cạnh vấn đề sử dụng thuốc BVTV chưa đúng kỹ thuật thì ô nhiễm
môi trường do chất thải dư thừa sau sử dụng các loại thuốc cũng đang là vấn
đề nóng ở các vùng nông thôn hiện nay. Phần lớn người nông dân chưa ý thức
được việc thải bỏ những chất thải đó sao cho hợp vệ sinh, tránh gây ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân, cộng đồng và môi trường xung
quanh. Trong khi đó, công tác tuyên truyền và sử dụng an toàn, hiệu quả
1


thuốc BVTV chưa xã hội hóa một cách rộng rãi, chưa huy động được trách
nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia.
Văn Quán là một xã nhỏ thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, nền
kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp nên có sự đầu tư cao về các hóa chất
BVTV nhằm phòng trừ sâu hại đáp ứng nhu cầu về lương thực, nâng cao lợi
nhuận cho người dân, do vậy vấn đề quản lý và sử dụng thuốc BVTV trong
sản xuất nông nghiệp cần được quan tâm để đảm bảo an toàn và hiệu quả,
tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường xung
quanh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi chọn đề tài“Đánh giá thực trạng
quản lý và sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và vấn đề môi
trường tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng các loại thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Quán.
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải phát sinh khi sử dụng thuốc
BVTV tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện, nâng cao ý thức người dân địa
phương cũng như hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải thuốc BVTV sau
sử dụng tại địa phương.
3. Yêu cầu nghiên cứu

- Nêu được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã Văn Quán.
- Công tác quản lý chất thải của các loại thuốc BVTV của chính quyền
địa phương.
- Sử dụng phiếu điều tra hộ gia đình để điều tra đánh giá hiện trạng sử
dụng thuốc BVTV tại xã Văn Quán.
- Đưa ra được một số giải pháp mang tính khả thi để nâng cao hiệu quả
trong việc quản lý, xử lý chất thải sau sử dụng của các loại thuốc BVTV.
2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về thuốc BVTV
1.1.1 Định nghĩa
Các tác giả có những khái niệm về thuốc BVTV khác nhau. Theo Trần
Văn Hai (2013) thì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những
chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ
cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến
tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại, chuột và các tác nhân khác.
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
Theo Nguyễn Trần Oánh và cs (2007) thì thuốc BVTV được phân loại
thành các dạng như sau:
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc hóa học
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm những hợp chất vô cơ (như
dung dịch boocđô, lưu huỳnh…) có khả năng tiêu diệt các dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ tổng hợp: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng
hợp có khả năng tiêu diệt dịch hại như clo hữu cơ, photpho (lân) hữu cơ,
carbamate, pyrethroid
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Là nhóm có độ độc cấp tính cao

nhưng dễ phân hủy trong môi trường.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài ký
sinh, thiên địch…) các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật như các loài kháng
sinh có khả năng tiêu diệt dịch hại.
1.1.2.2 Phân loại theo con đường xâm nhập
- Tiếp xúc: Là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể sinh vật khi
chúng xâm nhập qua da, biểu bì.
- Vị độc: Gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua con
đường tiêu hóa.
- Xông hơi: Thuốc có khả năng bốc hơi, đầu độc bầu không khí bao
quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua hệ hô hấp.

3


- Nội hấp: Là những thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá
hoặc rễ và đường dịch chuyển ở trong cây.
- Thấm sâu: Là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bì của cây
và thấm sâu vào lớp biểu bì nhu mô.
1.1.2.3 Phân loại theo đối tượng phòng chống
- Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa
học (vô cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng,
nguồn gốc thực vật) có tác dụng ngăn ngừa hay tiêu diệt các loài vi sinh vật
gây hại cho cây trồng và nông sản ( nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng
cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất…Thuốc trừ bệnh bao gồm:
thuốc trừ nấm (fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
- Thuốc trừ sâu (Insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có
tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt
trong môi trường. Trong thuốc trừ sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng
giai đoạn phát triển, người ta còn chia ra: thuốc trừ trứng (Ovicide), thuốc trừ

sâu non (Larvicide).
- Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Là các chất được dùng để trừ các loại thực
vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho
cây trồng nhất vì vậy khi dùng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận
trọng.
- Thuốc trừ chuột (Rodenticide hay raticide): Là những hợp chất vô cơ,
hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác
động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên đồng ruộng, trong
nhà, kho hàng và các loại gặm nhấm.
- Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide): Là những hợp chất được
dùng chủ yếu đến trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là
nhện đỏ.
- Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Là các chất xông hơi và nội hấp
được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt
giống và cả trong cây.
4


1.1.2.4 Phân loại theo độ độc
Bảng 1.1: Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
Rất độc
≤ 20
≤ 40

≤5
≤ 10
Độc
20 – 200
40 – 400
5 - 50
10 -100
Độc trung bình 200 – 2000
400 – 4000
50 - 500
100
– 1000
Ít độc
> 2000
> 4000
> 500
> 1000
(Nguồn: Theo quy định của WHO, Dẫn theo Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)
Liều lượng gây chết trung bình (LD 50 ): là liều lượng chất độc gây chết
cho 50% số cá thể đem thí nghiệm. Giá trị LD 50 (qua miệng và qua da động
vật thí nghiệm) được dùng dể so sánh độ độc của các chất độc với nhau. Giá
trị LD50 càng nhỏ chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. Giá trị LD 50 thay đổi theo
động vật thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm.
1.1.3 Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV
An toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc BVTV là vấn đề cần
được quan tâm hôm nay, trong đó người sử dụng thuốc BVTV cần nắm vững
4 nguyên tắc cơ bản gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc
và đúng cách. Các nguyên tắc đó được thể hiện như sau.

5



1.1.3.1 Đúng thuốc
Khi chọn mua thuốc BVTV người nông dân cần biết rõ loại dịch hại
BVTV nhận diện giúp để có cơ sở chọn thuốc đúng và có hiệu lực cao
để trừ loại dịch hại. Khi mua thuốc nên ưu tiên chọn thuốc ít độc với người và
động vật máu nóng. Cần mua thuốc có những tác động chọn lọc (có tác động
trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật,
cá tôm, ký sinh và thiên địch). Chọn thuốc an toàn đối với cây trồng, ít nguy
hại đến người tiêu thụ sản phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách y ngắn, không
lưu tồn lâu dài trong nguồn nước và trong đất.
Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục
thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.
1.1.3.2 Đúng liều lượng và nồng độ
Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng
độ là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun. Pha đúng nồng độ và phun
đủ lượng nước quy định để đảm bảo thuốc trãi đều và tiếp xúc với dịch hại
nhiều nhất.
Khi dùng thuốc BVTV, cần đọc kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc, phải có
dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột
bằng tay. Phun hết lượng thuốc đã tính toán trên thửa ruộng định phun. Nếu
dùng liều lượng thuốc cao hơn khuyến cáo dễ gây nguy cơ tái phát dịch hại,
càng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc của người phun thuốc, người sống gần
vùng phun thuốc và người tiêu thụ sản phẩm có phun thuốc.
1.1.3.3 Đúng lúc
Phun thuốc đúng lúc kịp thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu
diệt và theo dự tính, dự báo, điều tra của cơ quan chuyên môn BVTV.
Phun thuốc đúng lúc là tác động vào lúc mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng
kinh tế.


6


Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc
vào những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn
chế phun khi cây đang ra hoa.
Không phun thuốc gần ngày thu hoạch nông sản. Phải đảm bảo thời
gian cách ly theo khuyến cáo của từng loại thuốc trên từng loại nông sản.
Phun thuốc đúng lúc nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với
sinh vật có ích. Ở những vùng nuôi ong mật, chỉ được phun thuốc vào xế
chiều, khi ong đã về tổ.
1.1.3.4Đúng cách
Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc được hòa tan thật
đồng đều vào nước. Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp
xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
Trên cùng thửa ruộng chuyên canh không dùng một loại thuốc liên tục
trong một vụ, nhiều năm liền nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc của
dịch hại.
Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc với nhau để phun trên đồng
ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc, có trường hợp gia tăng hiệu lực
trừ dịch hại nhưng cũng có trường hợp bị phản ứng do hỗn hợp làm giảm hiệu
lực trừ dịch hại hoặc dễ gây cháy lá cây và gây ngộ độc cho người dử dụng.
1.1.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong những năm qua đã trở thành
một phần quan trọng trong ngành nông nghiệp nhất là các nước phát triển. Ở
các nước này thuốc BVTV nhóm Cl hữu cơ vẫn đang được sử dụng nhưng
đang dần được thay thế bằng nhóm lân hữu cơ, carbammat, pirethroid (Vụ y
tế Dự phòng, 2001).
Thuốc BVTV trong các chương trình y tế được sử dụng để diệt các

véctơ truyền bệnh chính như: Bệnh sốt rét, bệnh giun chỉ, bệnh giun
onchocerca volvulus, bệnh sán máng và bệnh do trypanosome. Ngoài ra còn
7


dùng thuốc BVTV để tiêu diệt các véctơ truyền bệnh khác như: Sốt xuất
huyết, viên não Nhật Bản B…Chi phí hàng năm của thế giới sử dụng thuốc
BVTV cho chương trình y tế 100 triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng số
thuốc BVTV được dùng (Vũ Hồng Khanh và CS, 1999/ Vụ Vệ sinh Môi
trường, 1995).
Riêng thuốc BVTV được sử dụng trên toàn thế giới là 3 tỷ USD năm
1972 và 15,9 tỷ USD năm 1985, ước tính khoảng 3 triệu tấn thuốc BVTV và
tỷ lệ sử dụng như sau: Chất diệt cỏ 46%, chất diệt côn trùng 31%, chất diệt
nấm 18%. Trong đó, 75% thuốc BVTV được dùng ở Châu Âu, Nhật, Hoa Kỳ,
Trung Quốc là những nước dùng nhiều thuốc BVTV nhất (Vụ y tế Dự phòng,
2001).
Năm 1985 ở Châu Á và Thái Bình Dương dùng 16% tổng số thuốc sử
dụng trên thế giới, mỗi năm dùng bình quân 5-7%, trong đó thuốc trừ sâu sử
dụng nhiều nhất 75% (Trần Quang Hùng, 1995).
Năm 2006, nước Pháp có kế hoạch giảm 50% lượng thuốc trừ sâu, gần
50 độc chất có hại cho môi trường sẽ được cấm sử dụng (Hà Huy Kỳ, 1997).
1.1.4.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng
có 488 hoạt chất, trong đó thuốc trừ sâu 177 hoạt chất, thuốc trừ bệnh 145
hoạt chất, thuốc trừ cỏ 104 hoạt chất, thuốc trừ chuột 13 hoạt chất và các hợp
chất khác (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2005).
Ở nước ta thuốc BVTV được sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình, người
dân sử dụng thuốc rất tùy tiện và lạm dụng, tự định ra nồng độ, liều lượng, tự
thu hoạch khi thấy cần thiết với mục đích thu lại nhiều lợi nhuận kinh tế trước
mắt (Nguyễn Ngọc Anh và cs, 2005). Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe không

những cho bản thân họ mà cho cả cộng đồng, sức khỏe cho người tiếp xúc với
thuốc BVTV đã bị ảnh hưởng. Sức khỏe của người tiêu dùng cũng đáng báo
động. Nhiều vụ ngộ độc do ăn các loại thức ăn như: rau, quả… có dư lượng
8


thuốc BVTV đã liên tục xả ra và không ít trường hợp tử vong ( Trần Như
Nguyên, 2004).
Trong các loại thuốc BVTV sử dụng thì thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ cao
nhất (68,33-82,20%), hợp chất trừ bệnh chiếm tỷ lệ từ 12,60-15,50%, chất
diệt cỏ chiếm tỷ lệ 3,30-11,90% ( Bùi Vũ Thúy Nga và cs, 2007).
Kết quả điều tra 230 hộ nông dân tại xã Vạn Phú huyện Vạn Ninh năm
2006 cho thấy 84% các hộ gia đình có sử dụng thuốc BVTV, các thuốc
BVTV rất đa dạng gồm có 24 chủng loại tập trung chủ yếu là thuốc trừ sâu,
trừ bệnh, trừ cỏ. Trong đó có cả hóa chất cấm sử dụng như Wolfatox, mục
đích sử dụng cho rau 5,2%, lúa 31,7%, hoa màu 13,9%, cây mía 40%. Số lần
phun thuốc/vụ >10 lần chiếm 67,4%, 4-10 lần là 11%, nơi cất giữ thuốc
BVTV ngoài vườn 14,8%, cất trong kho 23,1%, chuồng gia súc 60%, hầu hết
các bao bì, chai lọ, sau khi sử dụng đã chôn 46,5%, vứt ngoài ruộng là 53,1%.
Tổng số ngộ độc trong năm 2005-2006 là 24 trường hợp, nguyên nhân do pha
thuốc và phun thuốc là 20,8%, uống nhầm 8,3%, tự tử là 62,5%. Trong 230
hộ điều tra trên có 80,4% biết chương trình IPM nhưng việc áp dụng là rất
thấp 24,3% (Đồng Văn Chương, 2006).
Cả nước ta có khoảng 11,5 triệu hộ nông nghiệp mỗi hộ có ít nhất một
người sử dụng thuốc BVTV như vậy số người tiếp xúc nghề nghiệp với thuốc
BVTV ước tính là 11.500.000 người.
Nếu tỷ lệ nhiễm độc mãn tính nghề nghiệp do thuốc BVTV xác định
được là 18,26% thì trong 11.500.000 đối tượng sử dụng thuốc BVTV ước tính
ít nhất là 2,1 triệu người đang nhiễm độc mãn tính nghề nghiệp thuốc BVTV
hiện nay trong cả nước (Lưu Văn Chức và cs, 2001).


9


1.1.5 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên thể giới và Việt Nam
1.1.5.1 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên thế giới
Điều luật đầu tiên trên thế giới về sử dụng thuốc BVTV được ban hành
vào năm 1990 do việc sử dụng quá rộng rãi hợp chất Asen.
Ở các nước phát triển, đặc biệt là Tây Âu có sự hạn chế xuất khẩu
lượng thực đã dẫn đến dư thừa sản lượng và giảm giá lương thực tại các nước
này. Điều này làm cho lượng thuốc BVTV tiêu thụ hàng năm giảm dần. Để
giải quyết sự khủng hoảng, dư thừa lượng thuốc BVTV trong khi sử dụng,
Chính phủ của nhiều nước đã ban hành chính sách đối mới chiến lược sử
dụng thuốc từ “ Chiến lược sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” sang
“Chiến lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”. Chiến lược mới này đã mang
lại hiệu quả ở nhiều nước, nhất là ở các nước Bắc Âu. Trong những năm từ
1980-2000, Thụy Điểu đã giảm 60% lượng thuốc sử dụng, Đan Mạch giảm
50% và Hà Lan giảm 50% (Phùng Minh Long, 2002).
1.1.5.2 Thực trạng quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam.
Thuốc BVTV đã được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Trong những
năm gần đây thuốc BVTV tăng lên đáng kể cả về số lượng và chủng loại.
Trên thị trường hiện nay có khoảng 22.000 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV,
trung bình mỗi tỉnh có khoảng 400-500 cửa hàng được rải đều ở các xã,
phường trên cả nước. Tuy đây là mặt hàng hạn chế kinh doanh và kinh doanh
có điều kiện nhưng theo thống kê của cục BVTV hiện mới có 80% hoạt động
buôn bán thuốc BVTV được cấp chứng chỉ hành nghề, 20% hoạt động buôn
bán thuốc BVTV không có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các cửa hàng nhỏ
vùng sâu vùng xa, nên việc quản lý và kiểm soát rất khó khăn (Chi cục
BVTV, 2005).
Công tác quản lý về kinh doanh thuốc BVTV của nhà nước còn lỏng

lẻo, đây là vấn đề đáng báo động trong SXNN. Một thực tế cho thấy số thuốc
nhập lậu tiểu ngạch qua các tỉnh biên giới rất lớn, nhất là biên giới phía Bắc.
10


Theo tổng cục thống kê, năm 2013 đã xử lý 20 lô hàng thuốc BVTV không
đạt chất lượng nhập khẩu, trong đó có 11 lô tái xuất ( 12.250 lít và 26.400 kg)
và 9 lô tái chế (23.500 lít và 8.000kg). Việc cung ứng thuốc BVTV đến người
nông dân trở nên rất thuận lợi nhưng do nhiều nguồn hàng khác nhau, mạng
lưới lưu thông quá rộng trong khi hệ thống thanh tra BVTV còn yếu, cơ chế
hoạt động còn nhiều khó khăn dẫn đến quá tải, khó kiểm soát. Trong những
năm gần đây, số lượng đối tượng vi phạm lĩnh vực buôn bán và sản xuất
thuốc BVTV kém chất lượng đã bị phát hiện ngày càng nhiều (51 vụ). Trong
đó, hiện tượng sản xuất, kinh doanh thuốc có nội dung nhãn mác không đúng
quy định chiếm 20%. Hành vi vi phạm chủ yếu ở đây là ghi thừa đối tượng
phòng chống, không ghi hoặc ghi không rõ tên địa chỉ nhà sản xuất…
Tại Quảng Bình, sở TN&MT đã tổ chức thu gom 7 tấn thuốc BVTV
tồn lưu tại hang Hung Nhàn, Hung Chà Nần và 100 kg (thuốc BVTV không
rõ nguồn gốc) tại Chi cục Quản lý thị trường đưa đi xử lý. Đến nay, trên địa
bàn tỉnh đã có 5/11 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu đã
hoàn thành việc xử lý với công nghệ chôn lấp cô lập kết hợp phân hủy hóa
học. Còn 1 điểm tại kho hóa chất BVTV Hóa Tiến, huyện Minh Hóa đang
trong quá trình xử lý và 5 điểm chưa được xử lý (Nguyễn Minh Duy, 2016).
Từ năm 1992, Việt Nam đã áp dụng chương trình IPM, “ Ba giảm, ba
tăng” và chương trình “SRI” trong SXNN. Việc quản lý thuốc BVTV tại các
địa phương đã được chú trọng qua việc thông báo cả loại thuốc, liều lượng,
cách pha chế và cách phun cho người dân. Tại các địa phương có áp dụng
IPM cho thấy hiệu quả đáng kể trong sử dụng thuốc, số lần phun thuốc giảm
đi mà năng suất vẫn tăng. Với diện tích khoảng một triệu ha lúa, lượng thuốc
BVTV sử dụng giảm từ 30-50% mà năng suất tăng 10-12%. Tính An Giang

đã áp dụng hơn 85% số diện tích lúa, tiết kiệm được hơn 1.040 tỷ đồng (Đỗ
Hàm và cs, 2007).

11


1.1.6 Con đường phát tán và cơ chế tác động của thuốc BVTV
1.1.6.1 Con đường phát tán của thuốc BVTV
Quá trình sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là nguồn gốc sinh ra
tồn dư một lượng thuốc BVTV trong môi trường. Thuốc BVTV được phun
lên cây, một phần được cây hấp thụ để tiêu diệt sâu bệnh, một phần tồn dư sẽ
đi vào môi trường xung quanh và chịu tác động của hàng loạt các quá trình lý
hóa, sinh học làm biến đổi thành phần, tính chất của thuốc và làm di chuyển,
phân bố lên các thành phần trong tự nhiên. Thuốc BVTV không chỉ có tác
dụng tại nơi xử lý mà còn gây ô nhiễm các vùng lân cận do thuốc bị bốc hơi
và đi vào khí quyển được gió mang đi xa. Thuốc có thể bị lắng tụ trong các
vũng nước do mưa rửa trôi, hiện diện cả trong đất, nước, nước ngầm, không
khí, ảnh hưởng đến súc vật, con người và nhiều loại sản phẩm khác và được
tích lũy phóng đại theo chuỗi thức ăn.
Đường
Con đường
phát tán Tia nước
phát tán
thuốc
thuốc BVTV
thuốc
BVTV
BVTV

Không

khí

Theo mưa

Diệt sâu
bệnh

Theo trọng lực

Đất trồng
Phát tán Phát
hoạt
tán hoạt
tính của
tínHHHhh cHìnhủa
Mưa,
thuốc trong
sương mù
ngầm
môi
trường

Cây
trồng

Thu
hoạch

Xói mòn
Rửa trôi


Nước cấp

Nước sạch
Nước ngầm

HHi

Động
vật

Nước
Con
người

Biển

Hjjj

Hình 1.1: Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường
(Nguồn: Lưu Nguyễn Thành Công, 2013)
12


1.1.6.2 Cơ chế tác động của thuốc BVTV
Tùy vào từng đối tượng và điều kiện khác nhau mà thuốc BVTV gây ra
những tác động khác nhau trên cơ thể của sinh vật.
 Tác động cục bộ, toàn bộ:
- Tác động cục bộ: Gây ra những biến đổi tại những mô nơi mà thuốc
BVTV trực tiếp tác động như những thuốc có tác động tiếp xúc.

- Tác động toàn bộ: Chất độc tác động đến cả những cơ quan ở xa
thuốc hay tác động đến toàn bộ cơ thể; như những thuốc có tác động nội hấp.
 Tác động tích lũy: Sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, qua quá
trình hấp thu nhanh hơn quá trình bài tiết thì xảy ra hiện tượng tích lũy hóa
học.
 Tác động liên hợp: Dùng hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau làm
tăng hiệu lực của chúng, hiện tượng này gọi là tác động liên hợp.
Nhờ có tác động này mà ta giảm được số lần phun thuốc, giảm được
chi phí và diệt được nhiều loại dịch hại cùng lúc.
 Tác động đối kháng: Tác động này ngược với tác động liên hợp là
khi sử dụng hỗn hợp, chất độc này sẽ làm suy giảm độ độc của chất độc kia.
 Hiện tượng quá mẫn: Khi tác động của chất được lặp lại thì các cá
thể xảy ra hiện tượng quá mẫn. Chất gây ra hiện tượng này gọi là chất cảm
ứng; tác động vào cơ thể với liều lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho sinh vật.
1.2 Vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Thuốc BVTV với những ưu điểm nổi trội đã đóng một vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp như:
• Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện
tích rộng và ngăn chặn được những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện
pháp khác không thực hiện được.
• Đem lại hiệu quả phòng trừ cao, bảo vệ năng suất cây trồng, cải thiện
chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả cao trong kinh tế đồng thời giảm được
diện tích canh tác.
• Là biện pháp dễ thực hiện, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
hiệu quả và đôi khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.

13


Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của

cây, tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đem lại những
mặt tích cực như:
• Rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây sớm ra hoa kết quả.
• Tăng chất lượng nông sản.
• Tăng năng suất và chỉ tiêu cấu thành năng suất.
• Tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi như: chống
rét, chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh.
Tùy theo liều lượng sử dụng mà thuốc BVTV mang lại những tác động
tiêu cực hay tích cực cho ngành sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng
đến đời sống của con người cũng như môi trường sống xung quanh.
1.3 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sinh thái
Trong một số nghiên cứu đã cho thấy tồn lưu của thuốc BVTV trong
môi trường đất, nước, không khí, sinh thái đã để lại những hậu quả xấu đến
động vật và đặc biệt là con người.
1.3.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV. Thuốc
BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi
vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Tồn lượng thuốc BVTV trong
đất đã để lại các tác hại đáng kể trong môi trường.

Chảy
Chảy tràn
tràntr
tràntràn

Hóa chất BVTV
Bay

Quang hóa

Cây
Câytrồng
trồng
và giải
HấpHấp
thụthụ
và phân
phân giải
Hóa chất
Phân giải hóa học
trong đất

Quang
Hấp hóa
thụ bởi
14
Chảy hạt đất

Phân hủy sinh
học trong đất

Cây trồng
Hóa chất

Rò rỉ xuống nước


BVTV
Quang hóa
Bay

Chảy tràn
Hình 1.2: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất
Nguồn: Lưu Nguyễn Thành Công, 2013
Khi đi vào đất, một phần thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại sẽ được
keo đất giữ lại, làm cho cơ, lý, hóa tính đất giảm sút. Hơn nữa, chúng tồn tại
trong đất một thời gian dài dưới các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc
tạo các dạng hợp chất liên kết trong đất có độc tính cao hơn nhiều so với bản
thân trước của nó.
Ví dụ: DDT sau một thời gian sử dụng tạo ra DDE, độc hơn gấp 2-3
lần, gây tác hại đối với sự phát triển phôi bào trứng chim.
Khi nồng độ độc tố của thuốc BVTV trong đất quá cao sẽ làm cho một
số vùng đất bị nhiễm bệnh, bạc màu, khô cằn, tạo mầm bệnh trong đất; về lâu
dài sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm mất cân bằng sinh thái;
gây ngộ độc…Các thuốc BVTV thường chứa nhiều kim loại nặng như: As,
Pb, Hg…sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn dư trong đất, gây ô nhiễm đất.
Trong đất có tới 50% lượng thuốc BVTV được phun để bảo vệ mùa
màng hoặc sử dụng để diệt cỏ phun không đúng vị trí và dải trên mặt đất. Một
số loại thuốc BVTV khó phân hủy như clo hữu cơ có thể tòn tại trong đất
nhiều năm. Qua nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên và Vũ Đức Vọng về dư lượng
thuốc BVTV trong đất tại Đắc Lắc thấy đất canh tác các loại có chứa dư
lượng thuốc BVTV chung là 62,22% số mẫu và 44,44% mẫu có dư lượng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Có đến 66,66% số mẫu có dư lượng cho phép
và 60% số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với đất trồng
rau, màu. Đối với đất trồng lúa có đến 60% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV
và 40% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Bùi Vĩnh Diên và cs,
2004).
1.3.2Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2005), nước có thể bị ô nhiễm
theo các con đường sau:
- Đổ các thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng vào nước.

- Đổ rửa các dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống ao, hồ.
15


- Phun thuốc BVTV vào các cây trồng ngay cạnh mép ao, hồ…
- Sự rò rỉ, xói mòn, rử trôi đất bị nhiễm thuốc BVTV.
- Thuốc BVTV có lẫn trong nước mưa ở các vùng có không khí bị ô
nhiễm thuốc BVTV.
- Sử dụng thuốc BVTV để đánh bắt cá bán cho người tiêu dùng gây
ngộ độc hàng hoạt.
Theo chu trình tuần hoàn thuốc BVTV trong môi trường, thuốc tồn tại
trong môi trường đất sẽ rò rỉ ra ngoài theo các mạch nước ngầm hay do quá
trình rửa trôi, xói mòn đất bị nhiễm thuốc trừ sâu. Mặt khác, nước có thể bị
nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do nông dân trong quá trình sử dụng thuốc
BVTV đã đổ lượng thuốc dư thừa, vứt chai lọ chứa thuốc BVTV, nước súc
rửa…
Theo nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên và Vũ Đức Vọng dư lượng thuốc
BVTV chung là 58,33% số mẫu và 20% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Nước giếng đào có 60% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV và 20%
mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Có tới 53,33% số mẫu có dư
lượng thuốc BVTV và 26,66% mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với
nước hồ thủy lợi. Nước ruộng có 66,66% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV và
33,33% vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước sông, suối có 53,33% só mẫu có dư
lượng thuốc BVTV và không có mẫu nào vượt tiêu chuẩn cho phép (Bùi Vĩnh
Diên và cs, 2004)
1.3.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí
Không khí có thể bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV dễ bay hơi. Trong điều
kiện thời tiết nóng, thuốc BVTV không bay hơi như DDT cũng sẽ bay hơi rất
nhanh. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90% hóa chất BVTV phopho hữu cơ có
thể bay hơi nhanh hơn. Các thuốc diệt cỏ cũng bị bay hơi nhất là trong quá

trình phun thuốc. Tuy nhiên theo Ewards có rất ít bằng chứng về tiếp xúc với
hóa chất BVTV trong không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe

16


con người trừ những nơi mà hóa chất BVTV được sử dụng trong những khu
vực bị quay kín, thông khí không được thông thoáng (Đỗ Hàm và CS, 2007).
1.3.4 Ảnh hưởng của thuôc BVTV tới hệ sinh thái và quần xã sinh vật
Ngoài các sinh vật gây hại, trên đồng ruộng còn có các sinh vật có ích
gọi là thiên địch có vai trò diệt sâu hại đồng ruộng, cùng một số loại sinh vật
có ích khác như tôm, tép, cua…các sinh vật thủy sinh, giun đất và các vi sinh
vật. Khi dùng thuốc BVTV bừa bãi sẽ gây tác động xấu đến các sinh vật có
ích, gây mất cân bằng sinh học trên đồng ruộng.
Ảnh hưởng xấu do dùng thuốc BVTV gây ra như:
- Làm suy giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật.
+ Thuốc BVTV là một trong những yếu tố quan trọng làm mất tính ổn
định của quần thể sinh vật. Để chống lại 1000 loài sâu hại thuốc trừ sâu đã tác
động đến khoảng 200 ngàn loài động thực vật khác nhau.
+ Thuốc BVTV khi dùng trên quy mô lớn trong thời gian dài, số lần
phun thuốc nhiều sẽ làm giảm mạnh số cá thể trong quần thể.
+ Các loài thiên địch thường mẫn cảm với thuốc lớn, côn trùng gây hại
bị chết nhiều, làm thiên địch thiếu thúc ăn và bị ngộ độc bởi thức ăn độc nên
khả năng phục hồi số lượng chậm hơn dịch hại.
+ Các loại thuốc trừ nấm, trừ cỏ cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển
của một số loài côn trùng có ích.
- Khả năng làm xuất hiện hay tái phát dịch hại của thuốc BVTV.
+ Sau một thời gian dùng thuốc để trừ loại dịch hại chính, một vài loài
trước đây có mật độ rất thấp (dịch hại thứ yếu) gây hại nhiều, việc phòng trừ
dịch hại mới này thường khó khăn hơn trước.

+ Để chống lại chúng lại phải dùng thuốc, dẫn đến kết quả thời gian
dịch hại hồi phục lại số lượng quần thể càng ngắn dần số lần tái phát càng
nhanh.
+ Sau mỗi đợt dùng thuốc, bên cạnh những cá thể dịch hại bị chết còn
nhiều cá thể vẫn còn sống do nhiều nguyên nhân khác.

17


×