Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Đất Trồng Rau Xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG RAU
XÃ YÊN MỸ - HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện

: VŨ THỊ THANH TUYỀN

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn

: TS. PHAN QUỐC HƯNG

Hà Nội – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và
chưa được sử dụng.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt
nghiêp đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp
này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày 5 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Tuyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quan tâm của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Phan Quốc Hưng,
giảng viên bộ môn Khoa học đất, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô, cán bộ phòng thí nghiệm bộ môn
Vi sinh vật đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên bộ
môn Khoa học Đất, Khoa Quản lý đất đai và phòng phân tích JICA đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các bác, các chú lãnh đạo UBDN xã Yên Mỹ,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của
tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo, bạn bè để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Tuyền

ii


MỤC LỤC
b.1. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................2
b.2. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài....................................................................2
1.1.1. Các khái niệm về môi trường đất............................................................3
1.1.2. Ô nhiễm môi trường đất..........................................................................4
1.2.1. Ô nhiếm đất do sử dụng phân bón và thuốc BVTV................................9
Bảng 1.1- Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu..............................................10
Bảng 1.2- Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm
2010/2011....................................................................................................11
* Ở Việt Nam:.............................................................................................12
1.2.2 Ô nhiễm đất trồng rau do chất thải công nghiệp....................................17
1.2.3 Ô nhiễm đất trồng rau do các loại chất thải khác...................................19
1.4.1. Lựa chọn nguồn giống...........................................................................23
1.4.2. Sử dụng hóa chất BVTV hợp lý và đúng kỹ thuật để bảo vệ năng suất –
phẩm chất rau, an toàn cho người và môi trường............................................23
1.4.3. Ứng dụng các sản phẩm sinh học trong nông nghiệp............................25
1.4.4 Một số giải pháp khác............................................................................28
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Yên Mỹ - huyện Thanh Trì –
Thành phố Hà Nội...........................................................................................33

2.3.2. Một số tính chất lý hóa học của đất.......................................................33
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Yên Mỹ - huyện Thanh Trì.. . .33
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp canh tác rau an toàn......................................33
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................33
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu đất......................................................................33
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm lấy mẫu............................................................35
2.4.3. Phương pháp phân tích tính chất đất.....................................................35

iii


2.4.4. Phân tích hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As) trên đất, trên
rau....................................................................................................................36
2.4.5. Phân tích ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng trong đất đến giun đất
.........................................................................................................................36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................37
3.1.2. Kinh tế - xã hội......................................................................................39
3.1.3. Đánh giá chung tiềm năng của xã.........................................................42
Bảng 3.1. Diện tích một số loại rau trên địa bàn xã tính đến năm 2016....44
Bảng 3.2 - Năng suất và giá bán trung bình của một số loại rau chủ yếu trên
địa bàn xã.....................................................................................................47
Bảng 3.3 - Giá trị pH của các mẫu đất........................................................48
Bảng 3.4 - Thành phần cấp hạt của đất trồng rau xã Yên Mỹ.....................50
Bảng 3.5 - Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trồng rau xã Yên Mỹ......50
Bảng 3.6 – Tiêu chuẩn đánh giá số lượng chất hữu cơ trong đất................51
Bảng 3.7 - Tổng số vi khuẩn hảo khí, yếm khí trong đất............................53
3.4.1. Hàm lượng KLN trong đất....................................................................54
Bảng 3.8 - Hàm lượng KLN tổng số trên đất trồng rau xã Yên Mỹ............55
Bảng 3.9 - Hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng được xem là
độc đối với thực vật trong đất nông nghiệp.................................................59

3.4.2. Hàm lượng KLN trong rau....................................................................59
Bảng 3.10 – Hàm lượng KLN trong các loại rau ở xã Yên Mỹ..................60
3.4.2.3. Hàm lượng các KLN trong cây cà chua.............................................65
thấy sự tích lũy các KLN trong các bộ phận của cây cà chua có sự tương
đồng với 2 loại rau súp lơ và bắp cải...........................................................65
Bảng 3.11 – Hàm lượng các KLN trong nước tưới.....................................67
Bảng 3.12 – Hệ số BAF của các loại rau.....................................................68
Bảng 3.13- Hàm lượng các KLN trong cơ thể giun đất..............................70

iv


Bảng 3.14 – Tốc độ thẩm thấu thuốc đỏ trung tính của bào quan Lysosome
trong cơ thể giun đất....................................................................................71
Bảng 3.15 – Hệ số BCF đối với KLN của giun đất.....................................73
3.6.1. Sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, hiệu quả............................74
3.6.2 Sử dụng các loại bẫy để bắt côn trùng....................................................74
3.6.3. Đảm bảo chất lượng nguồn nước tưới...................................................74
3.6.4. Công tác quản lý....................................................................................75

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAS

: Phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CD

: Cánh đồng

CN-TTCN-XD

: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc

GTSX

: Giá trị sản xuất

KCN

: Khu công nghiệp

KLN

: Kim loại nặng

NRRT

: Neutral Red Retention Time


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

VKTSHK

: Vi khuẩn tổng số hảo khí

VKTSYK

: Vi khuẩn tổng số yếm khí

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1

Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu. . .Error: Reference source not
found

Bảng 1.2

Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011
...............................................Error: Reference source not found

Bảng 2.1

Tọa độ các điểm lấy mẫu.......Error: Reference source not found


Bảng 3.1

Diện tích một số loại rau trên địa bàn xã tính đến năm 2016
...............................................Error: Reference source not found

Bảng 3.2

Năng suất và giá bán trung bình của một số loại rau chủ yếu
trên địa bàn xã.......................Error: Reference source not found

Bảng 3.3

Giá trị pH của các mẫu đất....Error: Reference source not found

Bảng 3.4

Thành phần cấp hạt của đất trồng rau xã Yên Mỹ..............Error:
Reference source not found

Bảng 3.5

Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trồng rau xã Yên Mỹ
...............................................Error: Reference source not found

Bảng 3.6

Tiêu chuẩn đánh giá số lượng chất hữu cơ trong đất..........Error:
Reference source not found

Bảng 3.7


Tổng số vi khuẩn hảo khí, yếm khí trong đất....Error: Reference
source not found

Bảng 3.8

Hàm lượng KLN tổng số trên đất trồng rau xã Yên Mỹ.....Error:
Reference source not found

Bảng 3.9

Hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng được xem là
độc đối với thực vật trong đất nông nghiệp.......Error: Reference
source not found

Bảng 3.10

Hàm lượng KLN trong các loại rau ở xã Yên Mỹ..............Error:
Reference source not found

vii


Bảng 3.11

Hàm lượng các KLN trong nước tưới...Error: Reference source
not found

Bảng 3.12


Hệ số BAF của các loại rau...Error: Reference source not found

Bảng 3.13

Hàm lượng các KLN trong cơ thể giun đất.......Error: Reference
source not found

Bảng 3.14

Tốc độ thẩm thấu thuốc đỏ trung tính của bào quan Lysosome
trong cơ thể giun đất..............Error: Reference source not found

Bảng 3.15

Hệ số BCF đối với KLN của giun đất...Error: Reference source
not found

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

Hàm lượng Cu trong các mẫu đất phân tích...Error: Reference
source not found

Biểu đồ 3.2

Hàm lượng Zn trong các mẫu đất phân tích....Error: Reference
source not found


Biểu đồ 3.3

Hàm lượng Cd trong các mẫu đất phân tích...Error: Reference
source not found

Biểu đồ 3.4

Hàm lượng Cu trong thân và lá súp lơ Error: Reference source
not found

Biểu đồ 3.5

Hàm lượng Zn trong rễ và thân lá súp lơ........Error: Reference
source not found

Biểu đồ 3.6

Hàm lượng Cu trong rễ và thân lá bắp cải......Error: Reference
source not found

Biểu đồ 3.7

Hàm lượng Pb trong rễ và thân lá bắp cải.......Error: Reference
source not found

Biểu đồ 3.8

So sánh hàm lượng Cd trong thân lá cải bắp với tiêu chuẩn
.............................................Error: Reference source not found


Biểu đồ 3.9

Hàm lượng Cu trong rễ và thân lá cà chua.....Error: Reference
source not found

Biểu đồ 3.10

Mối tương quan giữa hàm lượng các KLN trong cơ thể giun
đất và NRRT.......................Error: Reference source not found

ix


MỞ ĐẦU
a. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu và cần thiết trong bữa ăn hằng
ngày của mỗi người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo theo yêu cầu về số lượng và chất lượng thì rau
xanh lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và
kéo dài tuổi thọ.
Cho đến nay, khoa học đã làm rõ vai trò của rau xanh. Chúng là nguồn
cung cấp chủ yếu các vitamin (đặc biệt là các vitamin A, C...), các chất
khoáng (Canxi, phốt pho, sắt...) và một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, rất nhiều loại rau
có tính dược lý cao là những loại thảo dược quý giúp ngăn ngừa và chữa trị
nhiều bệnh nan y của con người, nhất là trẻ em và người cao tuổi.
Hiện nay, nông nghiệp khá phát triển và có nhiều phương thức canh tác
rau khác nhau như : khí canh, thủy canh....nhưng canh tác trên đất vẫn là chủ
yếu. Đất hội tụ đầy đủ các điều kiện và là môi trường sống lý tưởng cho các

loại cây. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng (N, P, K....), các chất vi lượng
(Fe,Bo, Mo...) và có hệ sinh vật đất phong phú và đa dạng......Chính vì vậy
mà chất lượng môi trường đất sẽ quyết định chủ yếu tới chất lượng rau.
Đất trồng rau ở nhiều vùng của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Một trong các vùng trồng rau điển hình ở khu vực phía bắc là huyện Thanh
Trì – thành phố Hà Nội. Nguyên nhân là do người dân sử dụng phân bón và
thuốc trừ sâu không hợp lý, do hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động tái
chế từ các làng nghề....Trong quá trình sinh trưởng cây rau sẽ hấp thụ và tích
lũy các chất ô nhiễm này trong các bộ phận của cây. Rau bị nhiễm bẩn và
nhiễm độc sẽ gây hại cho sức khỏe của con người: gây ngộ độc, các bệnh ung
thư.... Do vậy đánh giá hiện trạng chất lượng đất trồng rau sẽ giúp ích cho

1


việc quy hoạch vùng trồng rau an toàn, hạn chế tác hại của rau xanh chứa chất
độc đến sức khỏe của con người.
Trên cơ sở đó tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiện
trạng môi trường đất trồng rau xã Yên Mỹ - huyện Thanh Trì - Thành
phố Hà Nội”.
b. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
b.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất vùng trồng rau xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội.
- Xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đất vùng
trồng rau xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì.
- Đề xuất một số giải pháp canh tác rau giảm thiểu mức độ độc hại
b.2. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Điều tra, lấy mẫu tuân theo các quy định hiện hành và đảm bảo tính
khách quan.
- Phân tích, đánh giá trung thực.


2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về môi trường đất và ô nhiễm đất
1.1.1. Các khái niệm về môi trường đất
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người... Đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ
xác thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường . Một số đất được
hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ
bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng. Đất được xem như
sản phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên đá mẹ (P) được làm thay đổi dưới
ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (O), địa hình (R) và phụ
thuộc vào thời gian (t). Jenny đã biểu diễn mối quan hệ sau: Đất = f(P, Cl, t,
R, O), bao gồm 5 biến số và người ta gọi là 5 yếu tố hình thành đất. (Theo
Phan Tuấn Triều, 2009)
Các loại đất thường khác nhau về thành phần và tính chất do trong quá
trình hình thành và phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố nên bản thân nó
là một dị thể, gồm: thể rắn ; thể lỏng; thể khí và các sinh vật cùng các tàn dư
của chúng (phần hữu cơ của đất). Như vậy, về bản chất đất là một hỗn hợp thể
vật liệu tạo nên một môi trường tơi xốp. Độ xốp của đất chủ yếu được xác
định bởi các hợp phần: Khoáng, hữu cơ và thể lỏng. Khả năng phản ứng giữ
pha rắn và pha lỏng ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững và ổn định của môi
trường xốp, đặc biệt là khi có sự tương tác của chất ô nhiễm.
Nếu xét trên quan điểm cấu trúc và chức năng, thì đất tự nó đã là một hệ
sinh thái hoàn chỉnh. Tác nhân sản xuất của đất là những thực vật bậc thấp như vi
sinh vật tự dưỡng, địa y, tảo, rêu. Tác nhân tiêu thụ và phân hủy là các quần thể vi
sinh vật, động vật đất và nấm. Tuy nhiên, số lượng sinh vật và tổng sinh khối của

hệ sinh thái đất nhỏ hơn so với các hệ sinh thái khác tồn tại trên Trái đất.

3


Ngoài ra, đất còn là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, hình thành do sự
biến đổi của đá mẹ dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật...Do
vậy, đất là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là không gian thích hợp để
con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Đất cũng giống như tài
nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, năng lượng...là loại tài
nguyên có thể phục hồi nếu con người sử dụng một cách khôn ngoan.
Theo Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2012) cho tới nay có nhiều định nghĩa
về đất, nhưng định nghĩa của Docutrave (1879) , một nhà thổ nhưỡng học
người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo ông “ Đất là vật thể thiên
nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả hoạt động tổng hợp của 6 yếu tố
hình thành đất gồm: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, nước và thời gian.
Đất được hình thành từ đá mẹ, dưới các điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất
định, các thông số về khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh vật và
con người...quá trình phong hóa vật lý, hóa học và sinh học. Đá mẹ thông qua
sự phong hóa vật lý, hóa học và sinh học, cùng với sự thay đổi đột ngột của
nhiệt độ...Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau, cùng với
những tác nhân có trong nước mưa (H2SO4, HNO3...) đã làm vỡ tan nhanh
chóng, tạo thành các mảnh vụn. Quá trình đó vẫn còn tiếp tục để cho ra sản
phẩm là những mẫu chất và cuối cùng sẽ tạo thành đất.
Nếu như đất là một vật thể thì môi trường đất là một phạm trù rộng lớn
hơn. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô
sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật
sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt
chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ
môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu.

1.1.2. Ô nhiễm môi trường đất
Môi trường đất là một phạm trù rất rộng và các quá trình gây suy thoái
môi trường đất cũng rất khác nhau. Ví dụ: vào năm 1991, FAO đã tổ chức hội

4


nghị về sử dụng đất ở 12 nước Châu Á và hội nghị đưa rác các vấn đề về môi
trường đất: độ phì nhiêu kém và không cân bằng sinh thái; dân số tăng nhanh;
đất thoái hoá do xói mòn; chính sách đất đai, luật đất đai và tình hình thực hiện;
mặn hoá; phá rừng; bồi tụ; du canh; ngập nước; sự biến đổi chất đất; hạn hán;
đất trở nên chua dần; ô nhiễm đất; sa mạc hoá; chăn thả quá mức; thoái hoá
chất hữu cơ; phèn hoá; đất trượt; cơ cấu đất trồng nghèo nàn; đất than bùn sình
lầy. Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên,
khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của
đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Theo tác giả Lê Văn Khoa (2004) viết trong sinh thái và môi trường đất
thì ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các
hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những
giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Để kiểm soát được ô nhiễm môi trường đất, cần phải biết được giới hạn
sinh thái của quần xã sống trong đất với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm
có nghĩa là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái
của quần xã đất. Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử
dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng: “Ô nhiễm môi trường là sự
đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái
chất lượng môi trường”.Vì vậy, ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả

các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm, gây
ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật và con người. Đất được xem là ô nhiễm
khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm
sạch của môi trường đất. (Dẫn nguồn Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2012)
Một bài viết trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường chỉ ra
rằng: “Ô nhiễm môi trường đất thực chất là những tác động của tự

5


nhiên, con người làm biến đổi các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài phạm
vi chống chịu của sinh vật. Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi
trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và hệ
sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và
nhân tạo”.
Có nhiều cách phân loại nguồn gây ô nhiễm đất nhưng người ta có thể
phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây
ô nhiễm.
- Nếu theo nguổn gốc phát sinh có: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
nhân tạo
- Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm do tác nhân
hóa học, tác nhân vật lý, tác nhân sinh học.
a. Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc tự nhiên là những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của
con người như:
*Hiện tượng nhiễm phèn
Hiện tượng nhiễm phèn do nước từ các rốn phèn ( trung tâm sinh phèn)
theo dòng nước mặt hoặc nước ngầm lan truyền đến các vị trí khác nhau gây
hiện tượng nhiễm phèn. Các đất nhiễm phèn chủ yếu là nhiễm các chất độc
Fe2+ , Al3+ , SO4


2-

và đồng thời làm cho nồng độ của chúng tăng cao trong

dung dịch đất, mật độ keo đất tăng lên cao, pH của môi trường giảm xuống.
Hậu quả là gây ngộ độc cho cây trồng và các sinh vật đất.
*Hiện tượng nhiễm mặn
Hiện tượng nhiễm mặn gây ra do muối trong nước biển, nước triều hay
từ các mỏ muối, trong đó các chất như : Na +, K+ , Cl-, SO42-. Các chất này gây
tác hại đến môi trường đất do tác động của các ion hoặc cũng có thể gây hại
do áp suất thẩm thấu, nồng độ muối cao trong dung dịch đất đễn cơ thể sinh
vật, đặc biệt là gây độc sinh lý cho thực vật.

6


*Quá trình glay hóa
Quá trình glay hóa trong môi trường đất là quá trình phân giải các hợp
chất hữu cơ trong các điều kiện ngập nước yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác
chết của các sinh vật gây ra nhiều chất độc như: CH 4, H2S, FeS..., đồng thời
các sản phẩm hữu cơ được phân hủy dở dang dưới dạng các hợp chất mùn
đóng vai trò gián tiếp trong việc gây ô nhiễm đất do sự liên kết chặt chẽ giữ
chúng với các hợp phần ô nhiễm đi vào đất.
*Các quá trình khác
Các quá trình vận chuyển chất ô nhiễm theo dòng nước mưa lũ, theo
gió từ nơi này đến nơi khác khi xảy ra hoạt động núi lửa hay cát bay. Ngoài ra
ô nhiễm đất từ quá trình tự nhiên còn do đặc điểm, nguồn gốc của các quá
trình địa hóa. Tác nhân gây ô nhiễm đất chính chủ yếu là các kim loại nặng.
(Bộ môn Công nghệ môi trường, 2012)

b. Nguồn nhân tạo
Cũng theo Bộ môn công nghệ môi trường (2012), nguồn gây ô nhiễm
đất nhân tạo gồm có:
*Quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề:
Quá trình này đa dạng, phức tạp, phụ thuộc vào đặc trưng của các cơ sở
khác nhau, thường là những chất độc hại như : kim loại, hợp chất hữu cơ, dầu
mỡ, thuốc bảo vệ thực vật...
+ Cơ khí, khai khoáng, khai mỏ, chế biến kim loại, tiện...
+ Khai thác dầu mỏ, lọc dầu.
+ Khu chôn lấp chứa chất thải.
+ Rò rỉ các kho chứa nguyên liệu ngầm trong đất (bể chứa xăng, dầu ngầm)
*Quá trình sản xuất nông nghiệp:
+ Bón vôi: Cung cấp Ca, Mg có khả năng gắn kết các hạt đất với nhau,
tăng độ bền, độ liên kết của đất nhưng nếu quá lượng nó lại trở thành xi măng
gắn kết các hạt đất.
+ Bón phân làm chua đất

7


+ Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm dư thừa sau thu hoạch
*Hoạt động giao thông vận tải: tràn dầu, khí thải....
*Sinh hoạt của con người: sự thấm lọc từ các bãi đổ rác, các ao chứa
chất thải...
c. Tác nhân gây ô nhiễm
Do nhiều tác nhân gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc khác nhau nhưng
lại gây tác hại như nhau, nên để thuận lợi cho công việc khảo sát, đánh giá,
khắc phục xử lý ô nhiễm, người ta phân loại ô nhiễm đất theo tác nhân ô
nhiễm. Tác nhân ô nhiễm thì bản thân nó đã có sẵn hoặc không có sẵn mà
xuất hiện trong đất đến một giai đoạn nhất định nào đó gây ảnh hưởng đến

sức khỏe con người, chất ô nhiễm có thể là chất hữu cơ, vô cơ, sinh vật...Tác
nhân ô nhiễm gồm có:
- Tác nhân vật lý: nhiệt, phóng xạ, xói mòn thoái hóa...
- Các tác nhân hóa học: Các chất vô cơ, các ion, kim loại nặng, phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)...
- Tác nhân sinh học: vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh...
( Theo Bộ môn công nghệ môi trường 2012)
Ví dụ: Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học
Ô nhiễm đất do đổ bỏ các chất thải mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc
tươi hoặc bón trực tiếp mùn thải sinh hoạt. Đất bị nhiễm trứng giun kí sinh,
nhiễm vi sinh vật thường gặp ở một số vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau
hàng hóa.
Đất là một con đường truyền dịch bệnh phổ biến: người – đất – nước –
côn trùng – kí sinh trùng – người, hoặc vật nuôi – đất – người, hoặc đất – người.
Ngày nay, do hoạt động của con người mở rộng ra nhiều lĩnh vực đa
dạng thì chất thải và ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều. Môi trường
đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm
không khí khi lắng tụ sẽ rơi vào môi trường đất.

8


Bên cạnh đó, môi trường đất và môi trường nước có liên quan chặt chẽ
với nhau. Nước trên mặt đất, nước trong lòng đất. Khi môi trường nước bị ô
nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra môi trường đất còn bị
ô nhiễm từ xác bã động thực vật tồn tại trong môi trường đất.
1.2. Hiện trạng ô nhiễm đất trồng rau trên thế giới và Việt Nam
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực trong xã hội thì hiện
tượng ô nhiễm ngày càng tăng. Đó không chỉ là tình trạng riêng của Việt Nam
mà còn là xu hướng chung của thế giới. Ô nhiễm môi trường không khí, môi

trường nước...theo các con đường khác nhau nhưng cuối cùng mọi tác động
đều dồn về đất. Đất đai bị ô nhiễm thì đất dùng để sản xuất và canh tác rau
cũng không ngoại lệ.
Đất sử dụng để trồng rau trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang bị ô
nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do sử dụng phân bón
và thuốc BVTV. Ngoài ra còn do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,
các sự cố (rò rỉ hạt nhân, tràn dầu...).
1.2.1. Ô nhiếm đất do sử dụng phân bón và thuốc BVTV
1.2.1.1. Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón
Phân bón không chỉ có vài trò quan trọng đối với an toàn lương thực
mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Tăng cường sử dụng
phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng
nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực
phẩm như bổ sung các vi lượng thiết yếu (Tom W. Bruulsema et al., 2012 ).
Vì vậy, để tăng năng suất cho cây trồng con người đã dùng nhiều loại phân
bón hóa học và sinh học trong nông nghiệp.Trong quá trình sử dụng các chất
dư thừa hoặc không được cây trồng hấp thụ đã ảnh hưởng đến chất lượng đất
và gây ô nhiễm đất. Dưới đây là hiện trạng sử dụng phân bón dẫn đến ô
nhiễm đất trên thế giới và nước ta.

9


*Trên thế giới:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển
đều có xu hướng chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất.
Theo FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008-2009
sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng
thực tế thì trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm
mạnh, cùng với khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón

đạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn
vào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt
172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012. (Theo Lê
Quốc Phong, 2015)
Bảng 1.1- Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
Đơn vị: triệu tấn
Năm

N

P2O5

K2O

Tổng

2007/2008

100,8

38,5

29,1

168,4

2008/2009

98,3


33,8

23,1

155,3

2009/2010

102,2

37,6

23,6

163,5

2010/2011

104,3

40,6

27,6

172,6

2011/2012 (ước tính)

107,5


41,1

28,2

176,6
Nguồn: IFA 11/2011

Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới, Trung quốc là nước tiêu
thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ Và Braxin...Nhóm 10 nước này
chiếm 74% lượng phân bón toàn cầu.
Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng urê chiếm
nhiều nhất, có đến 150 triệu tấn urê được tiêu thụ trong năm 2010 và lượng
này tăng lên 155 triệu năm 2011 (Magnus Berge, 2012), trong số đó Trung
Quốc chiếm trên 54 triệu tấn, kế đến Ấn độ trên 21 triệu tấn, các nước Nga,
Indonesia, Mỹ mỗi nước trên 6 triệu tấn, còn lại của các nước khác (IFA,

10


2012). Đối với phân DAP và MAP năm 2011 tiêu thụ 56 triệu tấn, trong đó
Ấn Độ tiêu thụ DAP chiếm 34%, Trung Quốc chiếm 25% thì Trung Quốc tiêu
thụ MAP đến 47%, Bắc Mỹ 20% và Nam Mỹ 15% sản lượng của toàn cầu.
Ngoài ra, các loại phân bón NPK, SSP và CAN cũng được người nông dân
ngày quan tâm và tiêu thụ ngày càng tăng, trong số đó Trung Quốc, Ấn Độ,
Braxin, Nga, Mỹ là những quốc gia có lượng phân NPK sử dụng nhiều nhất.
Trong đó, sản lượng tiêu thụ các chủng loại phân bón tại Ấn Độ gia tăng gần
như liên tục từ năm 2005 đến 2011 và các sản phẩm NPK tăng trưởng.
Bảng 1.2- Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011
Đơn vị: triệu tấn
Nước

Trung
Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Indonesia
Pakistan
Braxin
Pháp

N
34,10
16,15
11,93
3,35
2,93
2,70
2,12

Canada

1,94

Đức
Nga
Tổng

1,70
1,38
78,3


cộng

0

Nước
Trung
Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Braxin
Pakistan
Úc
Cannada
Thổ nhĩ
kỳ
Nga
Indonesia

P2O5

Nước
Trung

11,70
8,00
3,99
3,30
0,80
0,74
0,65


Quốc
Mỹ
Braxin
Ấn Độ
Indonesia
Malaysia
Pháp

0,54
0,54
0,50
30,76

K2O
5,30

Nước
Trung

51,10

4,26
3,80
3,80
1,05
1,00
0,48

Quốc

Ấn Độ
Mỹ
Braxin
Indonesia
Pakistan
Pháp

Đức

0,38

Cannada

2,91

Nga
Canada

0,35
0,32

Đức
Nga

2,33
2,26

20,73
Nguồn: IFA, 2011


11

Tổng

27,95
20,18
9,80
4,90
3,76
3,05

128,24


* Ở Việt Nam:
Ngày 29/7 tại Hội thảo "Giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón,
giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổ chức, theo báo cáo của Cục trồng trọt cho biết: Trong bảy tháng
đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 7 tỷ USD, tuy nhiên Việt Nam phải nhập tới
1,3 tỷ USD phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Cũng theo báo cáo trên, trong
khi ở các nước phát triển việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống thì
tại các nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh, trong đó có Việt
Nam. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử
dụng phân bón ở mức 2%. Tuy nhiên mức này lại chiếm một nguồn đầu vào
khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
Từ nay đến hết 2010, mỗi năm sẽ phải nhập khoảng trên 500 nghìn tấn
phân bón như: DAP, lân, kali và việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt
vào năm 2020 khi các nhà máy trong nước sản xuất đủ lượng phân bón theo
nhu cầu của thị trường. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp nước ta đang
nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón thay thế DAP như NPK, NEB 26…

nhằm giảm sử dụng phân đạm trong sản xuất.
Một vấn đề khác cũng được hội thảo quan tâm là hiệu quả sử dụng
phân bón. Theo báo cáo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: "Mỗi
năm Việt Nam sử dụng khoảng trên 2 triệu tấn phân urê, khoảng 600 nghìn
tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân bón khác.
Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn. Tuy
nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất. Ở
một số vùng thấp hơn. (Đặng Thanh Hà, 2010).
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 cho biết lượng phân bón dùng
trong nông nghiệp tăng 517% trong vòng 25 năm qua nhưng có tới 2/3 số
lượng phân đã bón không được cây trồng hấp thụ. Riêng năm 2010, khoảng

12


60-65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55 - 60% lượng lân
(2,07 triệu tấn) và 55 -60% kali (344 ngàn tấn) được bón vào đất nhưng cây
trồng không hấp thụ. Hệ lụy là tác động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể
gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng.
Theo một nghiên cứu khác thì trung bình mỗi năm nông dân tỉnh An
Giang đổ xuống đồng ruộng 183.000 tấn phân bón hóa học và trên 1.000 tấn
thuốc BVTV nhằm phục vụ cho 280.000ha đất nông nghiệp. Nếu lấy con số
trung bình này nhân với diện tích trồng lúa của cả khu vực thì sẽ có một con
số thật khủng khiếp. Với khoảng 1,5 triệu ha chuyên trồng lúa, nông dân
ĐBSCL cần 1 triệu tấn phân bón và hơn 5.000 tấn thuốc BVTV/năm. Tâm lý
chung của nông dân là sử dụng phân, thuốc “nặng tay” để có năng suất cao
hơn nhưng lại ít tính đến yếu tố môi trường. (Theo Hồ Thanh Thúy, 2013)
Do nhu cầu sử dụng phân bón tăng nên ở hàng năm ở nước ta sản xuất
hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long
Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến năm 2015, lượng

phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn.
Ngoài các loại phân bón vô cơ, nông dân còn sử dụng các loại phân bón
hữu cơ để bón cho đất trồng rau màu. Hiện nay ở các vùng nông thôn miền
bắc, tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn
phổ biến. Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hằng năm lượng phân bắc
thải ra khoảng 550.000 tấn, trong khi đó, công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm
bảo thu được 1/3, số còn lại được nông dân chuyên chở về bón cho cây trồng,
gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm đất. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã
phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7 – 12 tấn / hecta. Do vậy, 1 lít nước
mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20,
còn trong đất đến 2.105/100g đất.
Ở các vùng nông thôn phía nam, phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột
và ủ khoảng 10 -14 ngày, sau đó bón cho cây trồng.
Qua các dẫn chứng ở trên ta nhận thấy hằng năm nông dân sử dụng một

13


lượng phân bón khá lớn để bón cho đất và cây trồng. Lượng phân bón này khi
bón vào đất cây trồng không sử dụng hết sẽ gây dư thừa, tích tụ các chất độc
hại: KLN (Cu, Zn, Cd...) làm ô nhiễm đất. Bên cạnh đó còn chứa các sinh vật:
trứng giun, sán...làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và rau.
1.2.1.2 Do sử dụng thuốc BVTV
Hóa chất BVTV là loại thuốc quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử
dụng tốt sẽ có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi,
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất lượng đất.
*Trên thế giới
Năm 2008, PAN đã thực hiện phỏng vấn hơn 1.300 nông dân ở tám
quốc gia châu Á, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia,
Campuchia, Sri Lanka và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trên được thể hiện

trong báo cáo dài 156 trang có tựa đề “Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu
vực châu Á về việc sử dụng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm”.
Theo báo cáo của PAN, có đến 66% thành phần chính của các loại
thuốc trừ sâu đang sử dụng ở châu Á nằm trong danh mục “Rất nguy hiểm”
theo xếp loại của PAN. “Tình trạng đối mặt với các loại thuốc trừ sâu đó, dù
với mức thấp, sẽ đẩy các cộng đồng dân cư gặp nguy cơ cao về sức khỏe như
rối loạn nội tiết” - bà Bella Whittle, tác giả của báo cáo, nhấn mạnh.
Những nông dân được hỏi cũng khẳng định không ít lần bị những vấn
đề về sức khỏe sau khi đi phun thuốc trừ sâu hoặc sống trong khu vực vừa
được phun thuốc trừ sâu.
Còn tại Bangladesh, ngộ độc thuốc trừ sâu từng là một trong những
nguyên nhân tử vong chính trong năm 2008, và chính thức được xác nhận là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong nhóm tuổi 15 - 49. (Khuyết
danh,2016)
* Ở Việt Nam
Việc sử dụng thuốc BVTV là một trong những vấn đề đáng quan tâm
trong quá trình phát triển nông nghiệp. Hiện nay thuốc BVTV vẫn được xem

14


là yếu tố hàng đầu trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh sau thời kỳ
cách mạng xanh. Tuy nhiên chúng là những nguyên nhân gây hệ lụy cho môi
trường, con người, cây trồng, vật nuôi và hệ sinh thái.
Một kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2009) được công bố trên báo Nông nghiệp nông thôn Việt Nam, trong 25
mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm
tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có
dư lượg thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm

lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Số
mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội có hàm lượng Arsen cao hơn giới hạn cho phép
chiếm từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lượng Nitrat (NO3) cao ở mức báo
động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội , 66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh
và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép.
Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2010 của tỉnh Lâm Đồng cho biết,
hàng năm lượng thuốc BVTV lưu thông và sử dụng khoảng 2,8 ngàn - 3 ngàn
tấn/năm. Toàn tỉnh có hơn 70 công ty, đơn vị cung cấp hơn 1 ngàn loại thuốc
BVTV cho gần 800 quầy kinh doanh trên địa bàn. Việc sử dụng phân hóa học
và thuốc BVTV tràn lan trong nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô
nhiễm nguồn nước và đất.
Theo kết quả điều tra đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV sử dụng trên
rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2012 và 2013 của Chi
cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy:
- Về loại thuốc BVTV có 102 loại thuốc BVTV thương phẩm, thuộc 50
hoạt chất khác nhau của 12 nhóm thuốc hóa học được sử dụng. Trong đó các
nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để trừ sâu hại gồm nhóm vi sinh
(Abamectin, Emamectin benzoat, Dinotefuran, …), nhóm cúc tổng hợp
(Cypermethrin, Alpha-Cypermethrin), nhóm Carbamate (Fenobucard) với tỷ
lệ lần lượt là 63,4%; 14,1% và 5%. Ngoài ra, các loại thuốc thuộc nhóm lân

15


×