Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Ứng Dụng Chế Phẩm Vi Sinh Để Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Ở Khu Đô Thị Ecopark

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT Ở KHU ĐÔ THỊ ECOPARK

Người thực hiện

: QUANG DIỄM HƯƠNG

Lớp

: MTA

Khóa

: K57

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS.NGUYỄN THẾ BÌNH



Hà Nội - 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT Ở KHU ĐÔ THỊ ECOPARK

Người thực hiện

: QUANG DIỄM HƯƠNG

Lớp

: MTA

Khóa

: K57

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn : TS.NGUYỄN THẾ BÌNH
Địa điểm thực tập

: Khu đô thị Ecopark, TT Văn Giang
Tỉnh Hưng Yên


Hà Nội - 2016

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Nguyễn Thế Bình.
Các số liệu thu thập được trình bày trong khóa luận này trung thực,
chính xác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về khóa luận của mình.
Sinh viên

Quang Diễm Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia
đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở
khoa Môi Trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cùng với tri thức và

tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thế Bình đã tận tâm hướng
dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ và tạo điều
kiện thuận lợi của các thầy cô khoa Môi trường trong quá trình em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, chú, bác công tác tại Công ty
CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng ở khu đô thị Ecopark thị trấn Văn
Giang – tỉnh Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã luôn quan tâm, lo lắng và
tạo điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Quang Diễm Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
MỤC LỤC..............................................................................................................................................................III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................................V

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................................................VII
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT......................................................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc của rác thải sinh hoạt.....................................................................................................3
1.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt..........................................................................................................4
1.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt.............................................................................................................6
1.2. THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM. ......................................................................................................................................................8
1.2.1 Thực trạng phát sinh và công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới..............................8
1.2.2 Thực trạng phát sinh và công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam............................11
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XỬ LÝ RTSH BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC................................................17
1.3.1 Xenluloza, cơ chế thủy phân và vi sinh vật phân giải Xenluloza....................................................18
1.3.2. Lignin, vi sinh vật phân giải lignin.................................................................................................20
1.3.3 Protein, quá trình phân giải và các vi sinh vật phân giải protein...................................................20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................23
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................23
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................23
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu đô thị Ecopark - thị trấn Văn Giang - tỉnh Hưng Yên.
..................................................................................................................................................................23
2.2.2. Thực trạng phát sinh và công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt của khu đô thị Ecopark - thị
trấn Văn Giang - tỉnh Hưng Yên..............................................................................................................23
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, xử lý RTSH................................................23
2.2.4. Nghiên cứu hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt bằng chế phẩm vi sinh...........................................23
2.2.5. Đề xuất biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt....................................................................................23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................................23

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...........................................................................................23
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................................................24
2.3.3. Phương pháp xác định khối lượng rác...........................................................................................24
- Phương pháp cân rác trực tiếp tại các hộ: ...........................................................................................24
2.3.4. Thử nghiệm xử lý rác hữu cơ bằng phương pháp hiếu khí.............................................................25
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................................29

iii


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU ĐÔ THỊ ECOPARK.......................................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................29
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................................................30
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA KHU ĐÔ THỊ
ECOPARK - THỊ TRẤN VĂN GIANG - TỈNH HƯNG YÊN..................................................................................32
3.2.1. Nguồn phát sinh..............................................................................................................................32
3.2.2. Khối lượng, thành phần RTSH phát sinh tại khu đô thị Ecopark...................................................34
3.2.3. Thực trạng thu gom lượng rác thải sau khi sinh hoạt ở Ecopark..................................................38
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, XỬ LÝ RTSH.....................................46
3.3.1. Thuận lợi........................................................................................................................................46
3.3.2. Khó Khăn........................................................................................................................................46
3.4. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH....................................46
3.4.1. Kết quả theo dõi, phân tích các chỉ tiêu đống ủ.............................................................................46
3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường..............................................................................50
3.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT..................................................................................51
3.5.1. Giải pháp về quản lý, kỹ thuật........................................................................................................51
3.5.2. Giải pháp về công nghệ..................................................................................................................51
3.5.3. Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền...........................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................53

4.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................................................53
4.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................53
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................57

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCL

: Bãi chôn lấp

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CHC

: Chất hữu cơ

CTR

: Chất thải rắn


CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

HCHC

: Hợp chất hữu cơ

ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

WB

: Ngân hàng thế giới

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ phát sinh CTRSH theo nguồn phát sinh
trong tổng lượng RTSH..............................................................................................................................4
Bảng 1.2: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt................................................................5
Bảng 1.3: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị...........................................................................6
Bảng 1.4: Phân loại theo tính chất RTSH..................................................................................................6
Bảng 3.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu đô thị Ecopark .............................................34
Bảng 3.2: Thành phần RTSH từ khu dân cư tại Ecopark năm 2015........................................................35
Bảng 3.3: Thành phần RTSH từ hộ gia đình ở Ecopark..........................................................................35
Bảng 3.4: Khối lượng RTSH phát sinh tại khu dân cư trên địa bàn
khu đô thị Ecopark quý 1 năm 2016.........................................................................................................37
Bảng 3.5: Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu đô thị Ecopark.............................................37
Bảng 3.6: Kết quả thu gom RTSH tại khu đô thị Ecopark.......................................................................42
Bảng 3.7: Diễn biến nhiệt độ đống ủ........................................................................................................47
Bảng 3.8: Chất lượng đống ủ sau khi xử lý..............................................................................................49
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trung bình thu được khi xử lý 1 tấn RTSH...................................................50

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu....................................................................................3
Hình 1.2: Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt theo vùng năm 2013. .......................................................11
Hình 1.3: Biểu đồ tỷ lệ RTSH không được tái sử dụng
và được tái sử dụng ở Việt Nam
............................................................................................................14
Hình 1.4: Sơ đồ lưu trình của chất hữu cơ trong cuộc sống...........................................................................18
Hình 1.5: Sơ đồ mô hình phân giải xenluloza................................................................................................19
Hình 1.6: Sơ đồ cơ chế phân hủy protein........................................................................................................21

..........................................................................................................................................................................29
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí của khu đô thị Ecopark trên bản đồ.............................................................................29
Hình 3.2: Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH tại khu đô thị Ecopark....................................................................33
Hình 3.3: Rác thải hữu cơ tại hộ gia đình.......................................................................................................37
Hình 3.4: Điểm thu gom rác ở khu đô thị Ecopark.........................................................................................38
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình thu gom RTSH ở Ecopark...................................................................................40
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ phân loại RTSH của hộ gia đình tại Ecopark...........................................................41
Hình 3.7: Người dân tự phân loại RTSH tại nhà............................................................................................41
Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá thái độ phục vụ và việc thu gom RTSH của các bác lao công..........................43
Hình 3.9: Biểu đồ mức thu phí vệ sinh môi trường ở Ecopark .....................................................................45

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đô thị hóa là quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên
thế giới, chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh và hiện đại.
Cùng hòa chung với quá trình phát triển của thế giới, trong 20 năm qua Việt
Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Bên
cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, dân số Việt Nam tiếp tục tăng, đô thị
hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng
môi trường và phát triển không bền vững. Gia tăng dân số, trình độ hiểu biết
của người dân còn thấp cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh
hoạt của con người đã làm cho khối lượng RTSH ngày một tăng nhanh, thành
phần phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại gây ÔNMT, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Hiện nay, không chỉ ở các thành phố lớn mà ở các khu vực thị trấn,
nông thôn lượng RTSH thải ra mỗi ngày cũng đang tăng lên trong khi lượng
rác được xử lý để an toàn cho môi trường thì không tương xứng. Xử lý rác

thải là việc làm rất cần thiết, mà những công nghệ xử lý rác thải truyền thống
như: chôn lấp, đốt,… không mang lại hiệu quả cao, và chưa là giải pháp hữu
hiệu để BVMT.
Đứng trước những thực trạng trên, đòi hỏi cần có những giải pháp
lâu dài, hiệu quả, mang tính công nghệ và đặc biệt phải biết xử lý rác thải
để BVMT.
Sự phát triển của công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ VSV ngày
càng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực BVMT. Nhiều quy trình
công nghệ xử lý ÔNMT hiện tại được xây dựng trên cơ sở tham gia tích cực
của VSV. Chính vì vậy việc sử dụng công nghệ VSV để xử lý ÔNMT đã và
đang trở thành vấn đề được quan tâm .

1


Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.
Nguyễn Thế Bình, em tiến hành thực hiện đề tài “Ứng dụng chế phẩm vi
sinh để xử lý rác thải sinh hoạt ở khu đô thị Ecopark”.
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài
+ Điều tra thực trạng phát sinh, quản lý, xử lý RTSH ở khu đô thị
Ecopark - Văn Giang - Hưng Yên.
+ Đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm vi sinh trong xử lý RTSH.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
xử lý RTSH.
- Yêu cầu nghiên cứu
+ Sử dụng phiếu phỏng vấn để điều tra lượng RTSH phát sinh ở khu đô
thị Ecopark.
+ Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, xử lý RTSH
tại khu đô thị Ecopark.

+ Tiến hành ủ rác thải theo hướng dẫn sử dụng của các loại chế phẩm vi
sinh thành phân hữu cơ.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1.1. Nguồn gốc của rác thải sinh hoạt
Rác thải được phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của
con người. Vì vậy, các nguồn phát sinh RTSH chủ yếu là:

Khu dân cư
(các hộ gia
đình)

Các trung tâm
thương mại,
khách sạn,
chợ….

Cơ quan công
sở, trường học,
bệnh viện...

Khu công
cộng (bến
xe, nhà

ga…)

Rác thải
đường phố

Chất thải rắn sinh hoạt
Hình 1.1: Sơ đồ các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu
• Khu dân cư: bao gồm khu dân cư tập trung và các hộ gia đình tách
rời. RTSH chủ yếu là CHC dễ phân hủy sinh học và còn lại là các CHC khó
phân hủy sinh học và các chất vô cơ.
• Các trung tâm thương mại, khách sạn, chợ chủ yếu là: gốc rau, thực
phẩm thừa, túi nilon, vỏ chai nhựa,…
• Rác thải đường phố: lá cây, gỗ, bụi, nilon, vỏ chai nhựa….
• Khu công cộng (bến xe, nhà ga…): túi nilon, thực phẩm thừa, giấy…
• Văn phòng, cơ quan công sở, trường học, trung tâm nghiên cứu….
Rác thải chủ yếu là: giấy, nhựa, nilon, thực phẩm thừa….
• CTRSH phát sinh từ bệnh viện chủ yếu là: thực phẩm thừa, vỏ chai
nhựa, vỏ hộp sữa, nilon, bông, giấy…

3


Bảng 1.1: Tỷ lệ phát sinh CTRSH theo nguồn phát sinh
trong tổng lượng RTSH
Nguồn phát sinh
Tỷ lệ (%)
Từ hộ dân
57,91
Rác đường phố
14,29

Từ chợ
13
Rác thương nghiệp
12
Từ công sở
2,8
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)
Từ bảng trên ta thấy, CTRSH được phát sinh chủ yếu từ các hộ dân
chiếm tỷ lệ lớn (57,91%) trong tổng lượng rác phát sinh. Tiếp theo là rác thải
đường phố, có thể là lá cây, cành cây, bụi, vỏ chai, nilon…do lượng rác này
lớn, chỉ đứng sau rác từ hộ dân nên cũng cần được quan tâm và quản lý tốt.
1.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần vật lý, hóa học của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào
nguồn phát sinh của từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện
kinh tế và nhiều yếu tố khác.

4


Bảng 1.2: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
STT

Nguồn gốc phát

Thành phần rác thải

sinh
- CHC dễ phân hủy sinh học: thực phẩm thừa, gốc
rau, vỏ trái cây, ruột cá, xác động vật..
Khu dân cư:


bao

gồm khu dân cư tập
1

trung và các hộ gia
đình tách rời

- CHC khó phân hủy sinh học: gỗ, giấy, vải, bông
- Chất vô cơ:
+ Bao bì, vỏ hàng hóa: nilon, plastic, carton, thủy
tinh, nhôm, nhựa, cao su…
+Đồ điện, vật dụng hỏng: dây điện, bóng đèn,
pin….
+ Vô cơ khác: đất, đá, gạch ngói, bê tông, sành
sứ…
- CHC dễ phân hủy sinh học

Khu
2

thương

mại, - Giấy, bao nilon, thủy tinh, nhựa, kim loại

chợ, nhà hàng, trung - Đồ điện, gia dụng hư hỏng
tâm dịch vụ
Cơ quan công sở:


3

trường

học,

viện, văn phòng

bệnh

- Một phần nhỏ chất thải nguy hại
- CHC dễ phân hủy sinh học
- Giấy, bao nilon, thủy tinh, nhựa, bông, kim loại
- Chất thải nguy hại: bơm kim tiêm, bông đã sử
dụng
- Rửa đường và hẻm phố: Bụi, bê tong, đất đá vỡ
vụn, lá cây, cành cây, gỗ, xác động vật…

4

Dịch vụ công cộng - Chất thải thực phẩm, bao bì, vỏ chai nước giải
đô thị

khát: nilon, nhựa, thủy tinh, kim loại, giấy báo, vải
vụn…

- Bê tông, đất đá vỡ vụn, bụi
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình công nghệ sinh học xử lý môi trường, 2011)
Hầu hết các nguồn thải đều thải ra CHC, vì vậy mà thành phần chủ yếu


5


trong CTR đô thị là CHC (rác thực phẩm thừa). Thành phần này chiếm tỷ lệ
khá cao từ 60 - 75% tổng khối lượng chất thải. (Báo cáo môi trường quốc gia
2011, chương 2 chất thải rắn ở đô thị).
Trong RTSH thành phần hóa học chủ yếu của các CHC là: C, H, O, N,
S và các chất Tro.
Bảng 1.3: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
Cấu tử hữu cơ
Thực phẩm
Giấy
Carton
Chất dẻo
Vải
Cao su
Da
Gỗ

C
48
43,5
44
60
55
78
60
49,5

Thành phần %

H
O
N
S
Tro
6,4
37,6
2,6
0,4
5
6
44
0,3
0,2
6
5,9
44,6
0,3
0,2
5
7,2
22,8
10
6,6
31,2
1,6
0,15
10
2,0
10

8
11,6
10
0,4
10
6
42,7
0,2
0,1
1,5
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010)

1.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt được phân theo các cách sau:
1.1.3.1 Theo thuộc tính vật lý và tính chất hóa học
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: CTR, chất thải lỏng, chất
thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia
chất thải thành dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất
thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
Phân loại theo dạng này người ta có thể chia thành: các chất cháy được,
các chất không cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng 1.4: Phân loại theo tính chất RTSH
Loại rác thải

Nguồn gốc

6



1.
-

Các chất cháy được
Giấy
Hàng dệt
Rác thải
Cỏ, gỗ, củi, rơm

- Chất dẻo
- Da và cao su

-

Các vật liệu làm từ giấy
Có nguồn gốc từ sợi
Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ

gỗ, tre, rơm
- Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ
chất dẻo
- Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ da
và cao su

2. Các chất không cháy được
- Kim loại sắt
- Kim loại không phải sắt
- Thủy tinh
- Đá và sành sứ


3. Các chất hỗn hợp

- Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ
sắt mà dễ bị nam châm hút
- Các vật liệu không bị nam châm hút
- Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ
thủy tinh
- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim
loại và thủy tinh
Tất cả các loại vật liệu khác không phân
loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại
này có thể chia thành hai phần kích thước >

5mm và < 5mm
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình công nghệ sinh học xử lý môi trường, 2011)
1.1.3.2 Phân loại RTSH theo mức độ nguy hại
- Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, các
chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ,...có thể gây hại tới con người,
động vật và tới môi trường đất - nước - không khí.
- Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các
chất và hợp chất có trong các đặc tính nguy hại trực tiếp thường là các chất

7


thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị…
1.1.3.3. Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ,
vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ

dùng thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ
và các loại thuốc BVTV.
1.2. Thực trạng phát sinh và công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt
trên thế giới và tại Việt Nam.
1.2.1 Thực trạng phát sinh và công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt trên
thế giới.
1.2.1.1 Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây, nhìn chung lượng RTSH ở mỗi nước trên
thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự
bùng nổ về dân số và thói quen tiêu dùng của người dân ở mỗi nước. Đặc biệt
là vấn đề RTSH gây ÔNMT sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước
trên thế giới.
Trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỷ tấn rác tập trung ở các vùng đô
thị từ 1,1 đến 1,8 tỷ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác
nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước). Mỹ và châu Âu là hai "nhà
sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế
tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ
ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 200 kg. Brazil là 20
kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn.
Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính đến năm 2025,
tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm, tăng 70%

8


so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến
lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
(Minh Cường, 2015)

1.2.1.2. Công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới.
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý RTSH ở các nước trên thế giới ngày
càng được quan tâm. Đặc biệt các nước phát triển, công việc này được tiến
hành chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác của người dân, quá trình phân loại rác tại
nguồn, thu gom, tập kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển
theo từng loại.
Tại Singapore: Đầu năm 2011, Singapore đã được chọn là thành phố
xanh nhất châu Á. Trong quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển
Singapore nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. RTSH được phân loại tại nguồn rồi mới
đưa về một khu vực bãi chứa lớn và được tái chế, xử lý theo chương trình tái
chế Quốc gia. Chính phủ Singapore rất coi trọng việc BVMT, thời gian đầu
Chính phủ tổ chức giáo dục về ý thức để người dân quen dần sau đó phạt nhắc
nhở và hiện nay các biện pháp được áp dụng mạnh mẽ là phạt tiền, phạt tù,
bắt bồi thường những vi phạm nhỏ thì được phạt cải tạo lao động bắt buộc. Ở
Singapore vứt rác, hút thuốc không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 500 đola
Sing trở lên. (Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, 2010).
Tại Đức: Việc phân loại rác được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm
1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa,
kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng màu xanh dương
cho giấy, thùng xanh lá cho RTSH, thùng đen cho thủy tinh. Giáo dục ý thức
BVMT cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một trong những phương
pháp mà nhà quản lý tại Đức áp dụng. Rác được phân loại triệt để tái chế, xử
lý rác trở lên thuận lợi và dễ dàng.

9


Tại Nhật Bản: Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công

nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải
phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số
còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi
phí cho việc xử lý rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên
(khoảng 2.500 USD). Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng
BVMT. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử dụng công
nghệ đốt để xử lý nguồn phân rác thải khó phân hủy. Các hộ gia đình được
yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom
hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác không cháy
được như các loại vỏ chai, hộp,…được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế;
loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến
nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng
riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang
ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại
diện cụm dân cư. Đối với những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều
hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ
có xe của Công ty VSMT đến chuyên chở. (Sở tài nguyên môi trường, 2012)

10


1.2.2 Thực trạng phát sinh và công tác quản lý xử lý rác thải sinh hoạt tại
Việt Nam.
1.2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt nam
Ở nước ta những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa ,hầu như tất cả các bãi rác của thành phố
ở nước ta đều trong tình trạng quá tải.
CTRSH nông thôn phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, chợ, trường
học, bệnh viện,... CTRSH nông thôn có tỷ lệ khá cao CHC và phần lớn là
CHC dễ phân hủy (chiếm khoảng 65%). Theo ước tính, với lượng phát thải

khoảng 0,3 kg/người/ngày thì lượng RTSH phát sinh năm 2013 khoảng
18.200 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Lượng phát thải các loại
CTRSH có sự phân hóa tương ứng với số dân nông thôn của từng vùng, theo
đó, ĐBSH và ĐBSCL có lượng CTRSH nông thôn phát sinh lớn nhất.

Hình 1.2: Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt theo vùng năm 2013.
(Nguồn : Báo cáo môi trường quốc gia 2014)
Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTRSH chiếm 60 - 70% tổng lượng
CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này có thể lên tới 90%). Kết quả nghiên cứu
lượng phát sinh CTR đô thị cho thấy, tổng lượng RTSH phát sinh từ đô thị có xu
hướng tăng đều, trung bình từ 10 - 16% mỗi năm. (Báo cáo môi trường quốc gia

11


2011, chương 2 chất thải rắn ở đô thị)
Cho đến nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu
tấn RTSH. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu
tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nặng…
 Tại thành phố Hà Nội, khối lượng RTSH tăng trung bình 15% một
năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày.
 Thành phố Hồ Chí Minh khối lượng mỗi ngày có trên 7.000 tấn
RTSH, hơn 300 tấn chất thải nguy hại, khoảng 16 tấn chất thải y tế ... .tất
cả đều được thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn. (MTX - Môi trường
SOS 2015)
1.2.2.2. Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Công tác quản lý CTRSH ở Việt Nam bắt đầu khá muộn so với nhiều
nước trên thế giới, nhưng khối lượng CTR lại tăng lên khá nhanh, nên công
tác quản lý chất thải còn nhiều hạn chế: Công tác quản lý môi trường nông

thôn còn đan xen, thiếu đơn vị đầu mối quản lý, nhiều mảng còn bỏ ngỏ.
Trách nhiệm, năng lực của đơn vị quản lý và thực thi chưa cao nên công tác
quản lý chưa hiệu quả, xử lý chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp lạc hậu.
 Mô hình quản lý RTSH đô thị và khu ven đô
Để quản lý RTSH tốt và hiệu quả thì việc phân loại rác tại nguồn là vô
cùng cần thiết nhưng hiện nay ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác
chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thông thường sử dụng 2
hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau
đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ
cấp (rác từ các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó
chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý). (Báo cáo
môi trường quốc gia (2011), chương 2 chất thải rắn ở đô thị)
 Mô hình quản lý RTSH ở nông thôn
Ở các vùng nông thôn, CTRSH từ các hộ gia đình phần lớn đều được đổ
thải trực tiếp tại vườn nhà. Có nhiều mô hình dịch vụ thu gom rác thải, tuy

12


nhiên các mô hình này vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Tại một số huyện xã,
việc thu gom RTSH được xây dựng thành những mô hình tự quản. Các mô
hình điển hình:
- Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ
biến ở các vùng nông thôn. Rác thải sau khi thu gom thường đổ lộ thiên ven
đường làng, bờ mương. Hoạt động chưa chuyên nghiệp hóa, số lần thu gom
trung bình 1 lần/tuần, có nơi 2 tuần/lần.
- Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: được chính quyền địa phương
hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã quy hoạch được điểm tập
kết, bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm
vụ thu gom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết, chưa có các biện pháp

kỹ thuật trong phân loại, xử lý.
- Các mô hình hợp tác xã dịch vụ VSMT: Được coi là mô hình hoạt
động hiệu quả nhất ở nông thôn, số lần thu gom là 3 - 7 lần/tuần.
- Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần: Rất ít có
ở các vùng nông thôn do các dịch vụ về môi trường không mang lại hiệu quả
kinh tế.
- Mô hình công ty môi trường đô thị: Công ty có thể làm dịch vụ trọn
gói từ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hoặc chỉ vận chuyển và xử lý.
(Vũ Quốc Chính, Nguyễn Duy Phú, Lê Văn Cư, 2012).
1.2.2.3 Thực trạng công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Với các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ, Đức,... việc xử lý
rác chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu huỷ bằng công nghệ cao, hoặc đem
đi chôn lấp. Trong khi đó, nước ta vẫn phổ biến cách chôn lấp lộ thiên
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cách làm này không những không giải
quyết được lượng rác tồn đọng, mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi
trường.
Theo thống kê, có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định
kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ

13


thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn chỉ mới đạt khoảng 40 - 55%. Do
tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công
cộng, ao, hồ...

Hình 1.3: Biểu đồ tỷ lệ RTSH không được tái sử dụng
và được tái sử dụng ở Việt Nam
(Nguồn: Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt, 2014)
Qua biểu đồ 1.3 ta thấy hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh và thành phố Hà

Nội RTSH chủ yếu là không được tái sử dụng chiếm 80 – 90%. Còn lại là tỷ
lệ RTSH được tái sử dụng chiếm 10 – 20%.
- Các phương pháp xử lý CTRSH đang được áp dụng tại Việt Nam:
+ Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân hủy yếm khí các
HCHC có trong rác thải và các chất dễ bị thối rữa tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nito, các hợp chất amon
và các khí CO2, CH4.
• Ưu điểm: Chôn lấp là phương pháp đơn giản nhất, dễ làm.
• Nhược điểm: Phương pháp này cần nhiều diễn tích, thời gian xử lý
lâu, có mùi hôi thối làm ô nhiễm đất – nước.

14


×