Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Nước Thải Từ Hoạt Động Đúc Tại Làng Nghề Cơ Khí Đúc Tống Xã, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.8 KB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TỪ
HOẠT ĐỘNG ĐÚC TẠI LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ ĐÚC
TỐNG XÁ, XÃ YÊN XÁ,HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

Người thực hiện

: TRẦN THỊ GIANG

Lớp

: K57 - MTE

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHẠM CHÂU THÙY



Hà Nội – 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TỪ
HOẠT ĐỘNG ĐÚC TẠI LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ ĐÚC
TỐNG XÁ, XÃ YÊN XÁ,HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

Người thực hiện

: TRẦN THỊ GIANG

Lớp

: K57 - MTE

Khóa

: 57

Chuyên ngành


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. PHẠM CHÂU THÙY

Địa điểm thực tập

: XÃ YÊN XÁ, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH


Hà Nội – 2016

4


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Môi trường với đề tài: “ Đánh
giá hiện trạng quản lý nước thải từ hoạt động đúc tại làng nghề cơ khí đúc
Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ”.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô trong khoa Môi
Trường đã giảng dạy và trang bị kiến thức thiết thực và bổ ích trong suốt quá
trình học tập. Đó chính là những nền tảng kiến thức vững chắc giúp em tự tin
hơn trong thời gian thực tập đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú và các anh chị cán bộ của xã Yên
Xá đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Châu

Thùy , người đã hướng dẫn góp ý tận tình, hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình
thức tập tốt nghiệp cũng như hoàn thành đề tài.
Trong quá trình thực tập đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng …. Năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Giang

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông tin về một số làng nghề tái chế...................................................................3
Bảng 1.2. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế kim loại
( mg/l).....................................................................................................................................6
Bảng 1.3. Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề tái chế kim loại ( tấn/ năm)...........7
Bảng 1.4. Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động của một số làng nghề
tái chế kim loại ( tại dòng thải của các cơ sở tái chế)...........................................................11
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế xã Yên Xá qua 3 năm 2012 - 2014..........................................28
Bảng 3.2. Giá trị SX-KD làm nghề đúc kim loại.................................................................30

Bảng 3.3. Các loại hình sản xuất và số lượng các cơ sở......................................................31
Bảng 3.4. Khối lượng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng sản xuất ( tính bình quân/1
công ty).................................................................................................................................34
Bảng 3.5. Lượng nước thải trong quá trình làm mát lò của một số cơ sở sản xuất/ 1 ngày.39
Bảng 3.6. Giá trị một số thông số trong nước thải từ hoạt động đúc của làng Tống Xá......41

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định 15
Hình 3.1. Quy trình đúc đồng, nhôm....................................................................................35
Hình 3.2. Quy trình đúc sắt, thép.........................................................................................37
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của UBND xã Yên Xá.................................44
Hình 3.4. Mô hình hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề cơ khí đúc Tống Xá..................53

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ người mắc các bệnh phổ biến tại làng nghề tái chế kim loại Châu Khê,
Bắc Ninh ..............................................................................................................................10
Biểu đồ 1.2. Nồng độ SO2 tại một số làng nghề năm 2010.................................................13
Biểu đồ 1.3. Nồng độ NO2 tại một số làng nghề năm 2010................................................13
Biểu đồ 1.4. Nồng độ TSP trong không khí xung quanh một số làng nghề khu vực phía
Bắc........................................................................................................................................14
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng lao động xã Yên Xá năm 2015..............................................27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các loại hình sản xuất tại làng Tống Xá.................................................31
Biểu đồ 3.3. Nồng độ một số thông số chứa trong nước thải từ hoạt động đúc tại làng nghề
Tống Xá so với QCVN 40:2011/BTNMT............................................................................42

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các cơ sở nộp phí BVMT của làng Tống Xá năm 2014 và 2015...........49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các cơ sở thực hiện quan trắc môi trường định kỳ của làng Tống Xá năm
2014 và 2015........................................................................................................................49

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemistry Oxygen Demand)

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemistry Oxygen Demand)

CN

Công nghiệp

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

ONMT


Ô nhiễm môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

SL

Sản lượng

SX – KD

Sản xuất – kinh doanh

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


UBND

Ủy ban nhân dân

vi


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng
nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Hoạt động
làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho
lực lượng lao động nông thôn. Hoạt động làng nghề đóng góp vai trò quan
trọng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cho
cuộc sống người lao động. Làng nghề phát triển từ rất sớm là nơi lưu trữ
nhiều giá trị văn hóa lâu đời. Song cùng với sự giàu lên nhanh chóng là nạn ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt
Nam, nước ta có khoảng 2.800 làng nghề trong đó có 240 làng nghề truyền
thống, giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động. Có đến 90% trong tổng
số các làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường. Các kết quả quan trắc của
những năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không có xu
hướng giảm. Nguyên nhân có thể kể đến là cở sở hạ tầng còn kém, công nghệ
áp dụng cho quy trình sản xuấtcòn lạc hậu, chưa có hệ thống xử lý chất thải
hay công nghệ xử lý còn lạc hậu… dẫn đến chất thải phát sinh ra ảnh hưởng
đến sức khỏe và môi trường.
Đối với Nam Định, làng nghề phát triển mạnh góp phần vào sự phát triển
kinh tế xã hội địa phương. Hiện nay tỉnh Nam Định có khoảng 90 làng nghề,
trong đó có 15 làng nghề chuyên sản xuất cơ khí, cô đúc nhôm, đồng, tẩy mạ,
19 làng nghề thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, 7 làng nghề dệt, thêu ren... với
các làng nghề truyền thống và phát triển tương đối ổn định như các làng nghề:

cơ khí Xuân Kiên, chiếu cói Xuân Dục (Xuân Trường); mộc mỹ nghệ La
Xuyên (Ý Yên); mộc gia dụng Phạm Rỵ,...Tuy nhiên, các làng nghề tại Nam
Định sản xuất chủ yếu theo phương thức tiểu thủ công, nên việc xử lý chất
thải và không có hệ thống xử lý nước thải đang làm cho môi trường bị ô

1


nhiễm tới mức báo động. Một trong những làng nghề đó phải kể tên đến làng
cơ khí đúc Tống Xá. Làng Tống Xã ở xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những năm gần đây, trong làng có nhiều
cơ sở sản xuất được mở ra và phát triển với quy mô lớn không chỉ đúc đồng
mà còn đúc gang, sắt, thép; kích thích, tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, đa phần các cơ sở đều có điều kiện làm việc thiếu thốn, không
gian chật hẹp, vật liệu ngổn ngang, bừa bãi.… Không khí ngột ngạt, nồng nặc
từ các lò nung, lò nấu kim loại. Ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng vì tiếng đục
đẽo, cưa cắt. Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải sản xuất.
Theo người dân xã Yên Xá, các cơ sở sản xuất thường hoạt động vào ban
đêm. Khí thải, chất thải ô nhiễm chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường,
gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong thời gian qua, dù đã có những biện pháp cải
tạo, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện. Do sản xuất phát triển
quá nhanh, điều kiện cơ sở vật chất có hạn, nên chính quyền đang gặp nhiều
khó khăn và cần có thời gian để giải quyết triệt để vấn đề này. Do đó, giải
quyết vấn đề xử lý nước thải đang là những yêu cầu bức thiết để duy trì và
phát triển làng nghề truyền thống cơ khí, đúc Yên Xá . Xuất phát từ tình hình
ô nhiễm ở làng nghề Tống Xá, với mong muốn tìm ra giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nước của làng nghề, em đã chọn đề tài:
“Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải từ hoạt động đúc tại làng nghề cơ
khí đúc Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”
Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá các giải pháp quản lý nước thải từ hoạt động đúc tại làng
nghề Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải từ hoạt động đúc phù
hợp cho làng nghề

2


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về làng nghề tái chế kim loại
1.1.1. Giới thiệu về làng nghề tái chế kim loại
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa , thực hiện phát triển kinh
tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế, làng nghề Việt Nam đã biết phát
huy thế mạnh của mình và thích ứng với bối cảnh mới nên vẫn tiếp tục phát
triển và còn tìm kiếm được nhiều thị trường mới.
Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2790 làng nghề.
Dựa phân loại theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm, có thể phân thành 6
nhóm ngành nghề sản xuất chính gồm:
- Thủ công mỹ nghệ: gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ, sơn mài, đồ gỗ mỹ
-

nghệ, chạm mạ vàng…: 39%
Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ: 20%
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: 17%
Tái chế phế liệu( giấy, nhựa, kim loại):4%
Ngành nghề khác: 15%
(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2008)

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng làng nghề tái chế là loại hình làng nghề
phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế trong thời gian vài chục năm

gần đây cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn. Các làng nghề tái chế góp
phần tận thu, tái sử dụng một lượng không nhỏ chất thải từ sản xuất công
nghiệp và cả sinh hoạt. Công nghệ tái chế phát triển giúp giảm lượng chất
thải, nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất và làm giảm giá thành
sản phẩm. Với loại hình làng nghề tái chế, có thể chia ra thành 3 loại cơ bản:
tái chế kim loại, tái chế giấy, tái chế nhựa. Đa số các làng nghề nằm ở phía
Bắc, công nghệ sản xuất đã từng bước được cơ khí hóa. Đối với các làng nghề
ở miền Trung, miền Nam ra đời và phát triển muộn nên quy mô và lĩnh vực
hoạt động không lớn.
Bảng 1.1. Thông tin về một số làng nghề tái chế

3


TT Làng nghề
1 Tái chế chất
2

thải chì
Tái chế nhựa

Số lượng
Đại danh
200 hộ sản xuất/ Đông Mai – Văn Lâm – Hưng Yên
25 lò nấu
>400 cơ sở

Triều Khúc – Thanh Trì – Hà Nội;

thải


Đồng Mầu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc;
Tào Phú – Yên Lạc – Vĩnh Phúc;

3
4

Tái chế giấy
Tái chế sắt

Nam My – Nam Định
>150 hộ sản xuất Dương Ô – Phú Lâm – Bắc Ninh
700 cơ sở
Văn Môn – Yên Phong – Bắc Ninh;

vụn, kim loại

Đa Hội – Châu Khê – Bắc Ninh;
Bình Yên – Nam Trực – Nam Định,
Vân Chàng – Nam Định, Tống Xá –

5

Yên Xá – Nam Định
TP Hồ Chí Minh; Bình Dương,

Tái chế dung

30 cơ sở


môi, dầu thải

Đồng nai
(Nguồn: Tạp chí khoa học công nghệ, số 9/5 – 2011)

Với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu, các làng cơ khí, đúc
được xếp vào loại hình làng nghề tái chế kim loại. Số lượng làng nghề tái chế
kim loại chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhóm các làng nghề tái chế chất thải và
phế thải. Theo Đề tài KC 08-09 về môi trường – làng nghề, với tổng số 90
làng nghề tái chế thì làng nghề tái chế kim loại chiếm 81 làng nghề. Có thể kể
đến một số làng nghề tái chế kim loại tiêu biểu: Làng nghề cơ khí Tống Xá –
Yên Xá – Nam Định; làng nghề cơ khí Mỹ Đồng – Thủy Nguyên – Hải
Phòng; làng nghề đúc nhôm Vân Chàng - Nam Định ; làng nghề đúc đồng
Phước Kiều – Quảng Nam ; làng nghề đúc đồng Ngũ Xá – Hà Nội ; làng đúc
nhôm Mẫn Xá – Bắc Ninh…
Trong các làng này tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất, quy
trình công nghệ nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:

4


- Các làng nghề phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, nằm xen kẽ với khu dân
cư, hình thành chủ yếu trên cơ sở gia đình, kinh nghiệm được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng nghề phần lớn lạc hậu, chắp
vá. Thiết bị phần lớn là đơn giản, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và
vệ sinh môi trường. Thường sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại
để nhằm hạ giá thành sản phẩm. Hầu hết các làng có quy trình tái chế tương
đối đơn giản, dễ vận hành, hoàn toàn bằng thủ công. Họ thu mua các phế thải
như thép vụn, phế liệu do máy móc, dụng cụ sắt bị hư hỏng, vật dụng gia

đình, tái chế lại thành sản phẩm mới theo sự đặt hàng của người mua.
- Trình độ người lao động ở các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công,
văn hóa thấp. Kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều
nguyên nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước,
đất, không khí, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường.
1.1.2. Loại hình và đặc tính chất thải tại làng nghề tái chế kim loại
a. Nước thải
Các làng nghề tái chế kim loại gồm các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái
chế và chế tác kim loại có lượng nước thải không lớn, nhưng lại chứa nhiều
chất độc hại như kim loại nặng ( Zn, Fe, Cr, Ni...), dầu mỡ công nghiệp.
Nguồn phát sinh nước thải:
Nước sử dụng để làm mát các thiết bị máy móc, vệ sinh thiết bị, mặt bằng
nhà xưởng.Nước sẽ cuốn theo các tạp chất bẩn còn trong máy móc như các
hóa chất, muối axit, muối kim loại, cyanua, các kim loại nặng như thủy ngân,
kẽm, sắt, crom, niken… dầu mỡ công nghiệp, chất rắn lơ lửng trực tiếp chảy
ra cống thải rồi ra các ao, hồ, sông của làng mà không có hệ thống xử lý nào.
Nước từ quá trình tẩy rửa và mạ kim loại: chứa các hóa chất HCl, NaOH,
Cr, Ni, …. Nước axit từ các bình acqui sau khi phá vỡ được thải xuống ao hồ.
Nước thải sinh hoạt: từ nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh. Nước mang theo các
chất bẩn bám trên người của những người thợ như bụi kim loại, vi khuẩn…
Đặc tính của nước thải:

5


Nước thải từ quá trình sản xuất của các làng nghề nên có hàm lượng các
chất độc hại khá cao. Quá trình mạ bạc tạo ra muối Hg, cyanua, oxit kim loại,
và các tạp chất khác. Quá trình rửa bình acquy còn gây phát sinh nước thải
chứa một lượng lớn chì. Nước thải của một số làng nghề có hàm lượng các
kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ 1,5 đến 10 lần QCVN ( theo

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2008)
Bảng 1.2. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái
chế kim loại ( mg/l)
Nơi lấy mẫu
Cr2+
∑Fe Pb2+ Cu2+ Zn2+ Al3+
Chỉ Đạo – Bắc Ninh
0.04
0.4 0.35 0.1
0.6
Vân Chàng – Nam Định
63 - 67 12
0.9
1.5
8.7 10.4
Phước Kiều – Quảng Nam
0.2
7.6
0.6
3.1
1.8 2.1
Xuân Tiến – Nam Định
0.8
0.3 0.44 3.25 2.15 0.32
TCVN 5845 – 1995
1
5
0.1
1
2

(Nguồn: Đề tài KC 08-09 về môi trường – làng nghề)
b. Khí thải
Nguồn phát sinh khí thải:
Quá trình vận chuyển nguyên nhiên liệu tới các làng nghề: bụi từ khói thải
TT
1
2
3
4

của xe chuyên chở. Ngoài ra một phần bụi bám trên bề mặt kim loại do chứa
các tạp chất đất đá… cũng phát tán vào môi trường không khí.
Gia công sơ bộ, tẩy gỉ: phát sinh một lượng lớn bụi, bụi chứa kim loại
nặng và bụi của vật liệu độc hại
Quá trình nấu: trong quá trình nấu, người ta thường dùng than, củi. Việc
đốt than gây ra phát sinh một lượng lớn bụi, khói và các khí ô nhiễm như
CO2, SO2, NOX, chất hữu cơ bay hơi. Tái chế kim loại sử dụng một lượng lớn
than chính vì thế mà thải lượng ô nhiễm của nó cũng là lớn nhất. Khí thải phát
sinh ra từ quá trình nấu chảy vỏ hộp lon bia, nhôm phế liệu. Do trong nguyên
liệu có dính nhiều tạp chất cũng như các lớp sơn, mạ bị cháy và thải vào
không khí cùng lượng khói bụi, khí than từ lò đốt.

6


Khí thải thoát ra từ quá trình gia nhiệt nóng cho hỗn hợp xút: hỗn hợp xút
được gia nhiệt nhằm sử dụng để tẩy dầu mỡ, cặn bẩn. Với nhiệt độ cao, hơi
xút trong không khí gây mùi khó chịu, cản trở hô hấp.
Quá trình nhúng rửa, mạ crom sản phẩm với hỗn hợp hóa chất độc hại
đựng trong các bể, thùng chứa, không được đậy nắp khiến cho không gian

phân xưởng ô nhiễm bởi mùi ngột ngại.
Khí bay hơi từ các cống rãnh không nắp đậy, song tiếp nhận nước thải
khuếch tán vào không khí với nồng độ cao.
Đặc tính khí thải:
Bụi trong không khí phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ,
nấu, cán, kéo, đúc, đặc biệt là khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng
bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 – 15 lần. Tại làng cơ khí Mỹ Đồng: Hàm
lượng bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương vượt quá quy
chuẩn Việt Nam từ 3-8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần ( Theo báo
thương hiệu và công luận)
Theo kết quả khảo sát tại một số làng nghề tái chế kim loại của Đặng Kim
Chi : bụi trong không khí dao động trong khoảng 0.098 – 2 mg/m3, vượt TCCP
trung bình 1 giờ và 24 giờ. Bên cạnh đó, từ quá trình gia công cơ khí, vận
chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm cũng phát sinh lượng bụi lớn, có chứa kim
loại mà chủ yếu là bụi oxit Fe với nồng độ ≈ 0.5 mg/m3. Trong không khí tại
các làng nghề nay luôn phát hiện được hơi hóa chất như Cl, HCN, HCl, H 2SO4,
SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 1.3. Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề tái chế kim loại
( tấn/ năm)
Làng nghề

Lượng

Bụi
CO
SO2
NO2
THC
than
Đa Hội – Bắc Ninh

27000 2457.00 81.00 2894.4 2359.80 14.88
Vân Chàng – Nam Định
42280 384.75 12.68 453.2
369.50
2.33
Xuân Tiến – Nam Định
250
2.28
0.075
2.68
2.19
0.014
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2008)
c. Chất thải rắn

7


Hoạt động sản xuất của các làng nghề thải ra một lượng khá lớn chất thải
rắn. Chất thải rắn chủ yếu là tro xỉ do đốt than và từ kim loại nóng chảy, rỉ sắt,
sắt vụn, đất bùn, mạt kim loại.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008, lượng chất thải rắn
phát sinh khoảng 1 – 7 tấn/ ngày. Trong Báo cáo quan trắc môi trường làng
nghề tỉnh Nam Định ( 12/2012) do Trung tâm quan trắc và phân tích môi
trường tỉnh Nam Định đã thống kê mỗi tháng, lượng chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn sản xuất của làng Bình Yên gần 40 tấn/
tháng. Làng nghề tái chế chì Đông Mai có 200 hộ tham gia sản xuất, 25 lò nấu
chì, tiêu thụ 16 - 18 tấn ắcquy hỏng/ngày, thu 8 - 10 tấn chì, thải 500kg bụi
chì và từ 7 - 8 tấn vỏ bình ắcquy và axít H2SO4.
1.2. Tác động của làng nghề tái chế kim loại trong phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.1. Tác động tích cực
Về mặt kinh tế: việc tái chế kim loại cung cấp nguyên nhiên liệu giá rẻ và
được xem như là nguồn cung cấp đầu vào cho các chu trình sản xuất tiếp theo,
giảm chi phí mua nguyên liệu, giảm chi phí xử lý chất thải, hạ giá thành sản
phẩm. Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp
và dịch vụ đạt từ 60 - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20 - 40%. Trong
những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với
tốc độ bình quân từ 8,8 - 9,8% /năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề
cũng không ngừng tăng lên. Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong
thời kỳ kinh tế hội nhập. Những thay đổi này vừa mang lại những điểm tích
cực cho các làng nghề, vừa tạo ra thách thức trong quá trình phát triển. Mở
cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với
khách nước ngoài.
Về mặt xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao
động nông thôn, tăng thu nhập cho người dân những lúc nông nhàn. Trung

8


bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định
cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá
thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ.
Làng nghề thực sự đóng vai trò quan trọng đối với việc xoá đói giảm nghèo,
trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp
phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Góp
phần giảm từ 15 – 20% khối lượng chất thải rắn đưa đi chôn lấp. Giảm thiểu
chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải rắn hiện là quốc sách
hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.( Theo
baocungcau.vn)

1.2.2. Tác động tiêu cực
Làng nghề phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng
thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn làm cho đời sống người dân được
cải thiện nhưng kéo theo đó là những ảnh hưởng, hậu quả cho con người và
môi trường. Chất thải phát sinh từ làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm trọng
cho môi trường. Mức độ ô nhiễm qua các kết quả quan trắc trong thời gian gần
đây không có dấu hiện giảm mà còn tăng lên, đặc biệt là ô nhiễm bụi – phát
sinh ra một lượng lớn bụi chứa kim loại nặng và bụi vật liệu độc hại. Môi
trường nước có hàm lượng kim loại nặng độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép
hàng chục lần. Chất thải rắn vẫn chưa được thu gom xử lý gây ô nhiễm không
khí trầm trọng và các nguồn nước tại làng nghề. Ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng có tác hại lớn đến sức khỏe cộng đồng dân cư, trong thời gian gần đây thì
các bệnh về mắt, ngoài da, hô hấp có tỷ lệ tăng lên. Ô nhiễm môi trường làng
nghề gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh tế, xã hội của chính các
làng nghề, gây ra những tổn thất không nhỏ về kinh tế do phải bỏ ra các chi
phí đầu tư xử lý ô nhiễm, chí phí về khám chữa bệnh của người dân.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2014, các bệnh có tỷ lệ
mắc cao là bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu hóa, bệnh về mắt, bệnh phụ

9


khoa, lao phổi (0,4 – 0,6 %) và ung thư phổi ( 0,35 – 1%). Nghiên cứu tại
làng nghề tái chế kim loại Châu Khê cho thấy tỷ lệ người mắc các bệnh liên
quan đến ô nhiễm rất cao.Trên 60% dân cư trong vùng có các triệu chứng
bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, bệnh ngoài ra, điếc. Một điểm đáng lưu
ý là tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm người tham gia sản xuất và không tham gia sản
xuất là tương đương nhau.

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ người mắc các bệnh phổ biến tại làng nghề tái chế kim

loại Châu Khê, Bắc Ninh
( Nguồn: Viện Bảo hộ lao động, 2006)
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Y học lao động và Vệ sinh Môi trường
( Bộ Y Tế) và trường Đại học Washington ( Mỹ) trên 109 trẻ em dưới 10 tuổi
tại làng tái chế chì thôn Đông Mai ( Hưng Yên) cho thấy: 100% các em đều
có hàm lượng chì trong máu vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể, 15 em nhiễm chì
ở ngưỡng nguy hiểm (65ug/dl), 17 em ở mức báo động ( 45 – 64 ug/dl); 70
em ở mức quá cao ( 25 – 44 ug/dl) và 7 em nhiễm ở mức cần quan tâm ( 10 –
19 ug/dl).
1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường trong làng nghề tái chế kim loại.
Theo khảo sát và các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay các làng nghề
tái chế kim loại gây ra ô nhiễm nặng nhất trong số các làng nghề Việt Nam.
1.3.1. Ô nhiễm môi trường nước

10


- Nước thải:
Lượng nước thải từ sản xuất tuy không lớn nhưng bị nhiễm các chất rất
độc hại như các hóa chất, axit, muối, kim loại, kim loại nặng. Các chỉ tiêu của
nước thải đều vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Theo khảo sát nước thải tại làng
nghề trong những năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không
giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước.
Bảng 1.4. Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động của
một số làng nghề tái chế kim loại ( tại dòng thải của các cơ sở tái chế)
Tên làng nghề
Đa Hội, Bắc Ninh
Văn Môn, Bắc Ninh
TCVN 5945 – 2005


Pb(

COD

BOD5

Dầu mỡ

SS

Nhiệt độ

mg/l) (mg/l) (mg/l)
(mg/l) (mg/l)
(oC)
5.4
7.0
1450
53
0.4
1250
420
1300
22.7
0.5
80
50
5.0
200
40

(Nguồn: Tạp chí khoa học công nghệ, số 9/5-

2011)
- Nước mặt và nước ngầm: do nước thải sản xuất của các làng nghề không
được xử lý, thải trực tiếp ra nguồn nước mặt, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.
Kết quả quan trắc mới đây của Bộ TN&MT cho thấy, môi trường nước
mặt sông Nam Ninh Hải, nơi chứa nước thải của các cơ sở sản xuất tại Bình
Yên, có hàm lượng SS (chất rắn lơ lửng) cao gấp 12,2 lần, hàm lượng COD
cao gấp 20 lần, BOD5 cao gấp 21,2 lần quy chuẩn cho phép ( Theo Tạp chí
môi trường )
Hiện hàm lượng chì trong nước ngầm và nước mặt tại xã Chỉ Đạo – nơi có
làng nghề tái chế chì Đông Mai đều vượt tiêu chuẩn của Việt Nam, như: hàm
lượng chì trong nước ngầm vượt gấp gần 4 lần, trong đất gấp 9 lần, đặc biệt
trong nước mặt gấp từ 50 đến 600 lần mức cho phép ( Theo tinmoitruong.vn)
1.3.2. Ô nhiễm môi trường đất
Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ:
Các chất thải rắn đổ bừa bãi còn dính đầy nhựa, sơn, dầu, mỡ lâu dần
ngấm vào trong đất.

11


Các loại chất thải rắn này chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định.
Khi mưa đến, một phần chất thải phân hủy, han gỉ... làm mất mỹ quan và
ngấm xuống đất gây ô nhiễm.
Nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xỉ than và phế liệu thải đổ ra các khu
đất trống của làng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đất đai canh tác
phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm.
Nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống.
1.3.3. Ô nhiễm môi trường không khí

Ngành tái chế là ngành phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2, hơi axit
và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề
mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn...
Tại các làng nghề, hộ gia đình sản xuất có mức độ phát thải chất ô nhiễm
cao vào môi trường không khí phân bố trải đều trên toàn bộ địa bàn của làng.
Mức độ ngột ngạt trong khu vực làng nghề càng được tăng lên vì mức độ phát
tán, pha loãng chất ô nhiễm rất thấp do mật độ dân số cao, đất đai được tận
dụng để tập kết nguyên vật liệu và thành phẩm nên không gian rất chặt chội,
lối đi và nhà cửa san sát nhau. Biện pháp duy nhất để giảm nồng độ khí thải
chứa nhiều khói bụi kim loại và axit là xây dựng ống khói đưa khí thải phát
tán lên cao hơn kết hợp dùng nhiều loại quạt máy nhằm làm mát và thông khí.
Những biện pháp thô sơ này chỉ đủ không gian xưởng có thể làm việc, hoàn
toàn không thể xử lý hay làm giảm thiểu khí thải độc hại từ sản xuất ra ngoài
môi trường. Một số làng nghề có nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tiêu
biểu như đúc đồng Đại Bái – Bắc Ninh, đúc nhôm Văn Môn – Bắc Ninh, cơ
khí Phùng Xá – Thạch Thất – Hà Nội… ở các biểu đồ sau ( Nguồn: Báo cáo
hiện trạng môi trường quốc gia, 2013)

12


Biểu đồ 1.2. Nồng độ SO2 tại một số làng nghề năm 2010

Biểu đồ 1.3. Nồng độ NO2 tại một số làng nghề năm 2010

13


Biểu đồ 1.4. Nồng độ TSP trong không khí xung quanh một số làng nghề
khu vực phía Bắc.

1.3.4. Các loại ô nhiễm khác
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh từ: các máy cắt kim loại, hoạt động
của các thiết bị máy móc, máy nghiền than, sàn lò đúc, tiếng ồn phát ra từ
việc đập, nghiền những tảng xỉ nhôm, tiếng búa, tiếng máy dập hàn kim loại.
Ô nhiễm nhiệt: Nhiệt phát sinh chủ yếu từ các lò nung, cán kim loại. Ngoài ra
nhiệt còn được phát ra từ hoạt động của các thiết bị, máy móc tại nơi sản xuất.
Ô nhiễm mùi: Các nguyên liệu đều là phế thải nên một số nguyên liệu còn
dính sơn, hóa chất gây mùi khó chịu như vỏ thùng sơn, hộp hóa chất. Ngoài ra
còn có khói, khí của các tạp chất trong quá trình nấu, luyện, đốt nhiên lệu
cũng phát sinh ra mùi hôi.

14


1.4. Hiện trạng các giải pháp quản lý và xử lý nước thải tại làng nghề tái
chế kim loại.
1.4.1. Hiện trạng các giải pháp quản lý nước thải tại làng nghề tái chế
a. Cơ cấu quản lý môi trường tại các làng nghề tái chế kim loại
UBND cấp tỉnh

Sở TN&MT

Chi cục TN&MT

Phòng TN&MT

Công chức Địa chính Xây dựng cấp xã

Cụm CN


Doanh nghiệp

Hộ sản xuất

Hình 1.1. Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
tỉnh Nam Định
( Nguồn: Sở TN & MT Nam Định, 2015)

15


×