Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường an toàn sức khỏe tại công ty Ajinomoto VN, khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 169 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC KTCN TP. HCM
ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
***
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN CAO TÙNG MSSV: 08B1080079
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LỚP: 08 MÔI TRƯỜNG
1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG-AN TOÀN-SỨC KHỎE
TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VN ,KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA I , TỈNH
ĐỒNG NAI
2. Nhiệm vụ:

 Tìm hiểu HTQL môi trường theo ISO 14001: 2004 và quản lý an
toan-sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007
 Khảo sát hoạt động thực tế, cách tổ chức quản lý, các quy trình công
nghệ sản xuất của công ty Ajinomoto Việt Nam.
 Thu thập số liệu của công ty, kết hợp với khảo sát thực tế, để đánh
giá hiện trạng môi trường-an toàn-sức khỏe của công ty.
 Phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống
QLMT-AT-SK theo ISO 14001: 2004 và OHSAS:18001
 Đề xuất các giải pháp cải tiến HTQLMT-AT-SK của công ty nhằm
kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn, ô nhiễm phát sinh từ các
hoạt động sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí cho các hoạt động quản
lý của công ty.
3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp
: ngày 15/10/2010
4. Ngày hoàn thành đồ án: ngày 08/01/2011
5. Giáo viên hướng dẫn


: TH.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Nội dung và yêu cầu ĐATN đã được thông qua bộ môn
Ngày 08 tháng 01 năm 2011
Chủ nhiệm bộ môn Người hướng dẫn chính








2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



LỜI CAM ĐOAN


Họ và tên sinh viên: NGUYỄN CAO TÙNG Phái :Namõ
Ngày tháng năm sinh: 18/11/1983 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSSV: 08B1080079

Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường-an toàn-sức khỏe tại công ty
Ajinomoto Việt Nam, khu công nghiệp Biên Hòa I . tỉnh Đồng Nai.


Ngày bắt đầu: 15/10/2010
Ngày hoàn thành: 08/01/2011
Cán bộ hướng dẫn: THS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Tôi xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này hoàn toàn hình thành và phát triển từ
những quan điểm của tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và dưới sự
hướng dẫn tận tình của ThS.Trần Thò Tường Vân
Các số liệu và kết quả tính toán trong đồ án tốt nghiệp là trung thực.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2011
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Cao Tùng




3


LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp được thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ tháng
10/2010 đến tháng 01/2011. Trên cơ sở thực tiễn khi thực hiện đề tài cùng với
những kiến thức được tiếp nhận ở nhà trường và sự hướng dẫn của giảng viên
Thạc só Trần Thò Tường Vân bài báo cáo đề tài tốt nghiệp đã được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trong khoa Môi trường va
Công nghệ sinh học đã truyền đạt những kiến thức vô cùng hữu ích và quý báu
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cô hướng dẫn Thạc só Trần Thò
Tường Vân người đã luôn khuyến khích quan tâm giúp đỡ truyền đạt kiến thức
và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp trong suốt
thời gian qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các Thầy Cô giáo trong
khoa Môi trường và Công nghệ sinh học trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.HCM, các anh chò khóa trước.
TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 08 tháng 01 năm 2011











4

Mục lục
CHƯƠNG. 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lời mở đầu: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 2
1.4 Nội dung nghiên cứu: 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu: 3
1.6 Ý nghóa đề tài: 3
CHƯƠNG. 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG-AN

TOÀN-SỨC KHỎE 5

2.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 5
2.1.1 Khái niệm về ISO 14001 5
2.1.2 Lợi ích của ISO 14001 6
2.1.3 Phạm vi áp dụng 7
2.1.4 Tài liệu viện dẫn 8 
2.1.5 Thuật ngữ và đònh nghóa 8
2.1.6 Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường 11
2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam 21
2.3 Giới thiệu về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS
18001 24

2.3.1 .Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001 24
2.3.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001 – 2007 25
2.3.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001 25
2.3.4 Các yêu cầu đònh luật và các yêu cầu khác: 26
2.3.5 Lợi ích của việc xây doing hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS
18001 – 2007: 26
2.3.6 Sự đổi mới của OHSAS 18001 – 2007 so với OHSAS 18001 – 1999 27
2.3.7 Tình hình áp dụng OHSAS 18001 tại Việt Nam 28
CHƯƠNG. 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM 29
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 29
3.1.1 Khái quát về công ty: 29
3.1.2 Lòch sử hình thành và phát triển 29
3.1.3 Vò trí 30
3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ 31
3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 32
3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty: 34
3.3.1 Thuận lợi: 34

3.3.2 Khó khăn: 35
3.4 Văn hóa công ty và đònh hướng phát triển: 36
3.4.1 Văn hóa công ty: 36
3.4.2 Đònh hướng phát triển 36
3.5 Quy trình sản xuất sản phẩm: 36
3.5.1 Các sản phẩm chính 36
5

3.5.2 Quy trình sản xuất 37
CHƯƠNG. 4 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN – SỨC
KHỎE TẠI CÔNG TY AJINOMOTO VN 45

4.1 Các nguồn gây tác động môi trường. 45
4.2 Hoạt động môi trường đã được thực hiện. 54
4.2.1 Quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp. 54
4.2.2 Đối với nước thải công nghiệp từ sinh hoạt. 54
4.2.3 Đối với nước thải sản xuất: 54
4.2.4 Quản lý và kiểm soát khí thải công nghiệp. 57
4.2.5 Quản lý và kiểm soát chất thải rắn công nghiệp. 59
4.3 Các biện pháp kỹ thuật và an toàn. 62
4.3.1 Đối với nhiệt thừa và tiếng ồn: 62
4.3.2 Phòng chống sự cố môi trường 62
4.3.3 Phòng chống sự cố của hệ thống xử lý nước thải: 63
4.4 Phòng chống sự cố môi trường do các hoạt động của bến cảng. 64
4.5 Kết quả quan trắc tác động đến môi trường: 64
4.5.1 Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn áp dụng. 65
4.5.2 Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích. 72
4.6 Đánh giá hiện trạng môi trường của Nhà máy. 75
4.6.1 Hiện trạng môi trường của nhà máy: 75
4.6.2 Biện pháp thực hiện trong thời gian tới: 79

4.7 Hiện trạng quản lý an toàn lao động-sức khỏe con người 80
4.7.1 Đối với con người: 80
4.8 Hệ thống quản lý môi trường-an toàn-sức khỏe của công ty Ajinomoto Việt
Nam: 85

4.8.1 Chính sách an toàn lao động của công ty 85
4.8.2 Chính sách môi trường của công ty 85
4.8.3 Hệ thống quản lý môi trường-an toàn-sức khỏe của công ty bao gồm các yếu tố
sau: 87
CHƯƠNG. 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG-AN TOÀN –SỨC KHỎE CHO CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT
NAM 90

5.1 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 90
5.1.1 Thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường 91
5.1.2 Xây dựng thủ tục vận hành cho các chương trình quản lý đề xuất 102
5.1.3 Nâng cao chương trình đào tạo, cập nhật các chương trình đào tạo mới vào thủ
tục đào tạo nhận thức, năng lực. 104
5.1.4 Giám sát và đo đạc thêm các thông số mới: 104
5.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cải tiến HTQLMT 105
CHƯƠNG. 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
6.1 KẾT LUẬN 107
6.2 KIẾN NGHỊ: 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

6

DANH MỤC HÌNH



Hình 1.5 Mô hình PDCA của hệ thống môi trường theo ISO 14001:2004: 3
Hình 2.1 Mô hình bộ tiêu chuẩn ISO 14000: 8
Hình 2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường: 17
Hình 2.3 Mô hình hoạt động chung của hệ thống:
31
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty Ajinomoto Việt Nam: 37
Hình 3.4 Quy trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus: 43
Hình 3.5 Quy trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon: 44
Hình 3.6 Quy trình sản xuất giấm gạo Lisa: 45
Hình 3.7 Quy trình sản xuất sốt Mayonnaise: 46
Hình 3.8 Quy trình sản xuất Ami_Ami: 47
Hình 4.1 Sơ đồ tiến trình len men vi sinh tạo axit amin: 50
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường công ty Ajinomoto Việt Nam: 64
Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải: 75


























7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Sự tương quan giữa tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14000: 27
Bảng
4.1 Bảng liệt kê các chất thải của công ty: 51
Bảng 4.2 Các nguồn phát thải khí trong công ty:
52
Bảng 4.3 Các thông số đặc trưng của nước thải: 53
Bảng 4.4 Tóm tắc một số khía cạnh môi trường đáng kể: 56
Bảng 4.6 Chương trình quản lý môi trường năm 2009-2010: 59
Bảng 4.7 Bảng kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và nhận xét: 62
Bảng 4.8 Các bộ phận của công ty: 65
Bảng 4.9 Một số thông số của nước sau xử lý:
75
Bảng 4.10 Các biện pháp quản lý chất thải rắn:
77
Bảng 4.11 Trích dẫn biểu mẫu biên bản kiểm tra thùng rác: 78
Bảng 5.1 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường ngắn hạn: 80
Bảng 5.2 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường dài hạn:

81

































8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EMS: Environmental management system
HT: Hệ thống
HTQLMT-AT-SK: Hệ thống quản lý môi trường-an toàn sức khỏe
VN: Việt Nam
GĐ: Giám đốc
TGĐ: Tổng giám đốc

1



CHƯƠNG. 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lời mở đầu:
Bước sang thế kỉ XXI, với mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,
Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế –hòa nhòp với xu hướng phát triển
chung của các nước trong khu vực – và đã đạt được những thành quả to lớn. Trái lại
môi trường toàn cầu có chiều hướng biến đổi xấu đi. Chất lượng không khí, nguồn
nước, tài nguyên, hệ sinh thái…nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và
áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở khắp nơi trên nhiều nước. Bảo
vệ môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Nhiều chiến
lược, hoạch đònh theo những chương trình, mục tiêu của từng quốc gia dang từng
bước ngăn chặn, giảm thiểu, cải thiện vấn đề về môi trường.Bên cạnh đó chương
trình an toàn lao động trong các doanh nghiệp cũng là một vấn đề cấp thiết không

thể thiếu nhằm bảo vệ tính mạng,tài sản và sức khỏe của con người.
Tiềm lực kinh tế chuyển biến tích cực là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh
tế đất nước nhưng cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới , tăng trưởng
kinh tế nhanh thường đi đôi với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu như
không có các giải pháp hữu hiệu để quản lý và ngăn chặn. Mặc dù mục tiêu trước
mắt là phát triển kinh tế , xây dựng đất nứơc nhưng chúng ta không thể bỏ mặc môi
trường vì đó không chỉ là điều kiện sống còn của một quốc gia mà còn của cả nhân
loại
Trong đường lối phát triển CNH-HĐH đất nước, Đảng và nhà nước đã rất
chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đó là một trong các tiền đề quyết đònh cho
sự phát triển bền vững. Đã có nhiều chiến lược đề ra như áp dụng các công cụ
pháp luật hay công cụ kinh tế để quản lý môi trường, một trong những phương
pháp hữu hiệu là áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, đây là bộ tiêu
chuẩn quốc tế về quản lý môi trường được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới. Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng
hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả, hợp nhất với các yêu cầu pháp lý khác
nhằm giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục đích về kinh tế và môi
trường.Đi đôi với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là hệ thống quản lý sức
khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001.Đây cũng là một bộ tiêu chuẩn quốc
tế về quản lý an toàn lao động được áp dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp.
Vì vậy, việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý
môi trường, quản lý chất lượng, quản lý về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp, quản lý
trách nhiệm xã hội và một số mô hình quản lý khác mang tính đặc thù riêng cho
từng lónh vực sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng, nhanh chóng hơn và tăng khả
2

năng cạnh tranh thương mại lành mạnh, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, môi trường,
tiến tới phát triển bền vững. Như vậy, việc áp dụng cùng lúc nhiều hệ thống quản
lý đang dần trở nên phổ biến đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam.
Đứng trước thực tế đó, Công ty Ajinomoto Việt Nam là một trong những

công ty đạt chứng chỉ ISO 14001, ISO 9001, OSHAS 18001, HACCP, nhận thức
được sự cần thiết phải duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường-an
toàn –sức khỏe, đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản
lý môi trường-an toàn-sức khỏe. Điều này giúp cho công ty nâng cao hình ảnh của
mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và người
tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá
trình sản xuất. Ngoài ra nó còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự
cạn kiện tài nguyên và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường theo bộ tiêu chuẩn ISO 14001 và
chương trình quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp tại công ty Ajinomoto VN.
Nhằm kiểm soát, giảm thiểu ngăn ngừa tai nạn lao động,thiệt hại về người và tài
sản, ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động sản xuất, đồng thời tiếp kiệm chi phí
nguồn nhân lực và thời gian cho các hoạt động quản lý của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và khảo sát thực tế, tìm hiểu tất
cả các hoạt động sản xuất, quá trình hoạt động của hệ thống quản lý môi trường và
quản lý an toàn lao động tại công ty Ajinomoto Việt Nam, từ đó đề xuất các giải
pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 và OHSAS
18001:2007.
1.4 Nội dung nghiên cứu:
 Tìm hiểu tài liệu tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:
2004 và an toàn-sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007
 Khảo sát hoạt động thực tế, cách tổ chức quản lý, các quy trình công nghệ
sản xuất của công ty Ajinomoto Việt Nam
 Thu thập các số liệu môi trường tại công ty, kết hợp với khảo sát thực tế để
đánh giá hiện trạng môi trường và an toàn lao động của công ty.
 Tìm hiểu về hệ thống quản lý môi trường và chương trình quản lý sức
khỏe,an toàn lao động đang vận hành tại công ty.
 Phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý

môi trường-an toàn-sức khỏe của công ty.

3

1.5 Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp luận
Phương pháp luận dựa vào mô hình PDCA của hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001: 2004.
- Lập kế hoạch (Plan)
- Thực hiên (Do)
- Kiểm tra (Check)
- Hành động (Act)











Hình 1.5 Mô hình PDCA của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực hiện đề tài là phương pháp tổng hợp bao gồm :
 Đọc tài liệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14001 ( đặc biệt là tiêu chuẩn ISO
14001:2004),ø bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và các tài liệu liên quan đến hệ
thống quản lý môi trường-an toàn-sức khỏe.
 Thu thập các thông tin về công ty Ajinomoto Việt Nam.

 Khảo sát hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường và hệ thống quản lý
môi trường và quản lý an toàn lao động đang vận hành tại công ty.
 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của công ty gặp phải trong quá
trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lí môi trường và an toàn sức khỏe.
 Đánh giá các dữ liệu thu thập được, từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến
cho hệ thống quản lý môi trường và an toàn lao động của công ty.

1.6 Ý nghóa đề tài:
Đánh giá kết quả thực hiện ISO 14001: 2004 và OHSAS 18001:2007 tại
công ty Ajinomoto Việt Nam là việc làm cần thiết về việc áp dụng hệ thống quản
lý môi trường vào kiểm soát ô nhiễm môi trường và áp dụng chương trình quản lý
sức khỏe và an toàn nghề nghiệp vào việc thực hiện huấn luyên và đào tạo an toàn
P
D
A
C
4

lao đông cho các thành viên trong công ty , tìm hiểu những thành quả đạt được
cũng như những mặt còn hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí và hiệu
quả.HSE thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu và được áp dụng một cách rộng rãi
trong các công ty, khu công nghiệp, doanh nghiệp… ở nước ta.
a. Ý nghóa khoa học
 Phát huy tác dụng của các công cụ quản lý được áp dụng trong công
ty, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống quản lý HSE.
 Duy trì sự hoạt động cải tiến liên tục của hệ thống HSE và đề xuất
cách thức triển khai áp dụng cho công ty.
b. Ý nghóa thực tiễn đối với tổ chức
 Về phương diện quản lý:
- Giúp việc giám sát và quản lý các hệ thống được dễ dàng hơn.

- Cơ cấu tổ chức của các cán bộ chuyên trách đơn giản hơn.
- Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng.
- Giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của tổ chức về môi trường.
- Giúp tổ chức kiểm soát điều hành dễ dàng, Hỗ trợ công nhân viên
trong việc hiểu và cải tiến các hoạt động liên quan đến công việc
của họ.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý điều hành.
 Về môi trường
- Giảm các tác động có hại đối với môi trường, góp phần bảo vệ môi
trường.
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tiết kiệm tài nguyên (đặc biệt là
tài nguyên không tái tạo dược).
- Giảm thiểu chất thải bao gồm cả chất thải rắn, nước thải và khí thải.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và cải tiến liên tục.
- Tạo thuận lợi cho việc áp dụng sản xuất sạch, thành phố xanh.
- Tạo niềm tin đối với nhân viên, khách hàng và các bên hữu quan về
sự phát triển bền vững của tổ chức.
 Về phương diện kinh tế
- Giúp tối ưu hoá chi phí, giảm thiểu và đi đến loại bỏ các chi phí ẩn,
các lãng phí trong quá trình hoạt động của tổ chức.
- Giảm chi phí xây dựng và duy trì các hệ thống quản lý.




5


CHƯƠNG. 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG-AN TOÀN-SỨC

KHỎE.

2.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001
2.1.1 Kha ùi niệm về ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế mang tính chất tự nguyện đặt ra
các yêu cầu cho việc thiết lập một hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này
quy đònh cơ cấu của một hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức cần phải xây
dựng để có được chứng nhận chính thức. ISO 14001 là một tiêu chuẩn của những
hệ thống môi trường, không phải là một tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, có một
sự liên quan vốn có giữa hiệu quả của hệ thống và kết quả hoạt động môi trường
bởi có thể đánh giá nhiều hiệu quả.
ISO 14001 là:
 Khuôn khổ cho việc quản lý các khía cạnh và tác động.
 Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lónh vực, đòa
điểm hoạt động.
 Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng.
 Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống, không phụ thuộc vào các
chuyên gia riêng lẻ.
 Huy động tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức/ doanh nghiệp từ thấp
đến cao, xác đònh rõ vai trò, trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn
lực và hỗ trợ động viên.
ISO 14001 không phải là:
 Tiêu chuẩn bắt buộc mà là tiêu chuẩn tình nguyện.
 Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản.
6

 Không thành lập các yêu cầu tuyệt đối về đánh giá môi trường ngoài các
vấn đề có liên quan đến:
 Chính sách của công ty
 Tiêu chuẩn theo luật và quy đònh môi trường.

 Liên tục cải thiện.
 Tiêu chuẩn về sản phẩm mà là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý cho phép
doanh nghiệp thiết kế và lên kế hoạch quản lý khía cạnh môi trường.
 Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động môi trường.
 Không có nghóa là doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp “xanh”.
 Không bao gồm các hướng dẫn về quản lý sức khoẻ và an toàn lao động.
2.1.2 Lợi ích của ISO 14001
Khi các doanh nghiệp áp dụng hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001, các
doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thò trường trong
nước và quốc tế; tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt
buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường; tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các
nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường; cải thiện mối quan hệ với
cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khoẻ nhân viên, thúc
đẩy nề nếp làm việc tốt; và cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Khi áp dụng ISO 14001 thì:
 Các yếu tố được quốc tế chấp nhận đối với một HTQLMT hữu hiệu (tinh
giảm thủ tục, hạn chế trùng lắp).
 Hệ thống này được xây dựng rõ ràng áp dụng phân tích tổng hợp hơn so với
các hệ thống khác.
 Hỗ trợ các yêu cầu môi trường (phòng tránh ô nhiễm và bảo vệ môi trường
tốt hơn).
 Có tiềm năng giảm chi phí vận hành (ví dụ như giảm chi phí bảo hiểm do
giảm rủi ro, tăng cường tích luỹ và lợi ích nội bộ).
7

 Tăng cường uy tín và thò phần.
 Tạo điều kiện hàng rào thương mại phi thuế quan (tiêu chuẩn thúc đầy hoạt
động thương mại thông qua việc tăng cường tính hữu hiệu và đơn giản hoá
các yêu cầu kiểm tra đối với sản phẩm nhưng đồng thời cũng gây trở ngại

cho hoạt động thương mại toàn cầu qua hàng rào thương mại kỹ thuật phi
thuế quan).
 Khi vận dụng sẽ có tác động đến: thiết kế và sản xuất sản phẩm, lựa chọn
nguyên liệu đầu vào, các loại dữ liệu môi trường thu nhập, các phương tiện
trao đổi dữ liệu khía cạnh môi trường nội bộ và đối với bên ngoài, do đó các
tác động có lợi đến chất lượng môi trường xung quanh.
2.1.3 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy đònh các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường,
tạo thuận lợi cho một tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có
xem xét đến các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các
thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghóa. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các
khía cạnh môi trường và tổ chứ xác đònh là có thể kiểm soát và có thể tác động.
Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ
thể.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mông muốn:
 Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi trường.
 Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
 Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:
 Tự xác đònh và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này, hoặc
 Được xác nhận sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trường của mình
bởi các bên có liên quan với tổ chức như khách hàng, hoặc
 Được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố, hoặc
 Được tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về hệ thống quản lý môi
trường của mình.
8

Tất cả yêu cầu trong tiêu chuẩn này là nhằm tích hợp vào bất kỳ hệ thống
quản lý môi trường nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách
môi trường của tổ chức bản chất của các hoạt động, sản phẩm và dòch vụ của tổ
chức, vò trí các điều kiện thực hiện chức năng của tổ chức.

2.1.4 Tài liệu viện dẫn
Không có tài liệu viện dẫn: Điều này đưa vào nhằm giữ cách đánh số thứ tự
như trong lần xuất bản trước (TCVN ISO14001:1998).
2.1.5 Thuật ngữ và đònh nghóa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và đònh nghóa sau:
 Chuyên gia đánh giá: Người có năng lực để tiến hành một cuộc đánh giá
(TCVN ISO 9000:2000, 3.9.9).
 Cải tiến liên tục: Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý môi trường
nhằm đặt được những cải tiến trong kết quả hoạt động môi trường tổng thể
và nhất quán với chính sách môi trường của tổ chức.
Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải được tiến hành một cách
đồng thời ở tất cả các lónh vực hoạt động.
 Hành động khắc phục: Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù
hợp đã được phát hiện.
 Tài liệu: Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin.
Chú thích 1: Phương tiện có thể là giấy, đóa từ, bản điện tử hay đóa quang,
ảnh mẫu hay ảnh gốc hay mọi sự kết hợp của chúng.
Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN 9000:2000, 3.7.2
 Môi trường: Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm
không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật,
con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
Chú thích: Những thứ bao quanh nói trên ở đây là từ nội bộ một tổ chức
(3.1.6) mở rộng tới hệ thống toàn cầu.
9

 Khía cạnh môi trường: Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dòch vụ
của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường.
Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghóa là một khía cạnh có hoặc có thể
có một tác động môi trường đáng kể.
 Tác động môi trường: Bất kỳ một sự thay đổi nào cảu môi trường, dù là có

lợi hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường một tổ
chức gay ra.
 Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT/EMS): Một phần trong hệ thống
quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách
môi trường, quản lý các khía cạnh môi trường cảu tổ chức.
Chú thích 1: Hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau
được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó.
Chú thích 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế
hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục, quá trình và nguồn lực.
 Mục tiêu môi trường: Mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính
sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra cho mình nhằm đặt tới.
 Kết quả hoạt động môi trường: Các kết quả có thể đo được về sự quản lý các
khía cạnh môi trường của một tổ chức.
Chú thích: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trường, các kết quả
có thể đo được là dựa trên chính sách môi trường, chỉ tiêu môi trường của một tổ
chức và các yêu cầu khác về kết quả hoạt động môi trường.
 Chính sách môi trường: Tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cấp cao
nhất về ý đồ và đònh hướng chung đối với kết quả hoạt động môi trường của
một tổ chức.
Chú thích: Chính sách môi trường tạo ra khuôn khổ cho hành động và đònh ra
các mục tiêu môi trường, chỉ tiêu môi trường.
10

 Chỉ tiêu môi trường: Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với
một tổ chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu
môi trường và cần phải đề ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó.
 Bên hữu quan: Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bò ảnh hưởng từ kết
quả hoạt động về môi trường của một tổ chức.
 Đánh giá nội bộ: Mô tả quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn
bản nhằm thu nhập các bằng chứng đánh giá và đánh giá chúng một cách

khách quan để xác đònh mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá hệ thống
quản lý môi trường do tổ chức thiết lập.
Chú thích: Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ, yêu cầu
về tính độc lập có thể được thực hiện bằng việc không liên quan về trách nhệm với
hoạt động được đánh giá.
 Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng/thoã mãn một yêu cầu.
 Tổ chức: Bất kỳ công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền
hoặc viện, hoặc một bộ phận hay kết hợp của chúng, dù là được tích hợp hay
không, công hoặc tư mà có các chức năng và quản trò riêng của mình.
Chú thích: Với các tổ chức có nhiều đơn vò hoạt động, thì một đơn vò hoạt
động riêng cũng có thể được xác đònh như là một tổ chức.
 Hành động phòng ngừa: Hành động loại bỏ nguyên nhân gay ra sự không
phù hợp tiềm ẩn.
 Ngăn ngừa ô nhiễm: Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ
thuật, các vật liệu, các sản phẩm, các dòch vụ hoặc năng lượng để tránh,
giảm bout hay kiểm soát ( một cách riêng lẻ hoặc kết hợp) sự tạo ra, phát
thải hoặc xả thải bất kỳ loại chất ô nhiễm hoặc chất thải nào nhằm giảm
thiểu tác động môi trường bất lợi.
Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc loại bỏ
từ nguồn, thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dòch vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài
11

nguyên, thay thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, tái chế và
sử lý.
 Thủ tục: Cách thức được quy đònh để tiến hành một hoạt động hoặc một quá
trình.
Chú thích 1: Thủ tục có thể được lập thành văn bản hoặc không.
Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2000, 3.4.5
 Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đặt được hay cung cấp bằng chứng về
hoạt động được thực hiện.

Chú thích: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2000, 3.7.6
2.1.6 Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 do Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban
hành vào năm 1996. Tiêu chuẩn này quy đònh các yêu cầu đối với hệ thống quản lý
môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến
yêu cầu luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng kể.
12






























ĐK 4.1 Yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục
hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác
đònh cách thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
Tổ chức phải xác đònh và lập thành văn bản phạm vi cảu hệ thống quản lý
môi trường của mình.
ĐK 4.2 Chính sách môi trường
Ban lãnh đạo phải xác đònh chính sách môi trường của tổ chức và đảm bảo
trong phạm vi đã xác đònh của hệ thống quản lý môi trường của mình chính sách
đó:
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
(ĐK 4.2)
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH (ĐK
4.4)
 Cơ cấu và trách nhiệm đào tạo
huấn luyện ý thức và khả năng.
 Thông tin liên lạc.
 Thiết lập tài liệu về HTQLMT.
 Kiểm soát tài liệu.
åà
KIỂM TRA VÀ CHỈNH
SỬA ( ĐK 4.5)
 Giám sát và đo lường

 Các hoạt động chỉnh sửa
sai và ngăn chặn ngoại
lệ.
 Ghi chép lại hồ sơ.
 Kiểm toán hệ thống quản
lù âi ø
XEM XÉT TOÀN BỘ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
(ĐK4.6)
LẬP KẾ HOẠCH (ĐK 4.3)
 Các khía cạnh môi trường
 Các yêu cầu về luật pháp và
các yêu cầu khác.
 Các mục tiêu và chỉ tiêu.
 Các chương trình quản lý môi
trươ
ø
ng
Hình 2.2: Các bước của hệ thốn
g
ISO
13

a) Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động,
sản phẩm và dòch vụ của tổ chức đó.
b) Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm.
c) Có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác
mà tổ chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình.
d) Đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường.

e) Được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì.
f) Được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức hoặc lên
danh nghóa của tổ chức.
g) Có sẵn cho cộng đồng.
ĐK 4.3 Lập kế hoạch
ĐK 4.3.1 Khía cạnh môi trường
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một ( hoặc các) thủ tục để:
a) Nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dòch
vụ trong phạm vi đã xác đònh của hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức
có thể kiểm soát và các khía cạnh môi trường mà tổ chức có thể bò ảnh
hưởng có tính đến các triển khai đã lập kế hoạch hoặc mới, hoặc các hoạt
động, sản phẩm và dòch vụ mới hoặc được điều chỉnh.
b) Xác đònh những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có các tác động đáng
kể tới môi trường ( nghóa là các khía cạnh môi trường có ý nghóa).
Tổ chức phải lập thành văn bản thông tin này và cấp nhật chúng.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghóa đã được
xem xét đến trong khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi
trường của mình.
ĐK 4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
Tổ chức phải thiết lấp, thực hiện và duy trì một ( hoặc các) thủ tục để:
14

a) Nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các yêu
cầu khác mà tổ chức tán thành có liên quan tới các khía cạnh môi trường của
mình.
b) Xác đònh cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với các khía cạnh môi
trường của tổ chức.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các yêu
cầu khác mà tổ chức tán thành can được xem xét khi thiết lập, thực hiện và
duy trì hệ thống quản lý môi trường cho mình.

ĐK 4.3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi
trường bằng văn bản, ở từng cấp hoặc bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức.
Các mục tiêu và chỉ tiêu phải đo được khi có thể và nhất quán với chính
sách môi trường, bao gồm các cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành và tổ chức liên tục
Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, tổ chức
phải xem xét đến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán
thành và các khía cạnh môi trường có ý nghóa của mình. Tổ chức cũng phải xem
xét đến các phương án công nghệ, các yêu cầu hoạt động kinh doanh và tài chính,
và các quan điểm của các bên hữu quan.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) chương trình để
đạt được mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Các chương trình phải bao gồm:
a) Việc xác đònh rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở
từng cấp và bộ phận chức năng tương ứng trong tổ chức, và
b) Biện pháp và tiến bộ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu.
ĐK 4.4 Thực thi và điều hành
ĐK 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo phải đảm bảo có sẵn các nguồn lực can thiết để thiết lập, thực
hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm:
15

nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của tổ chức, nguồn lực
công nghệ và tài chính.
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn can được xác đònh, được lập thành văn
bản và thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý môi trường có hiệu lực.
Ban lãnh đạo của tổ chức bổ nhiệm một (hoặc các) đại diện của lãnh đạo
cụ thể, ngoài các trách nhiệm khác, phải có vai trò, trách nhiệm và quyền hạn xác
đònh nhằm:
a) Đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực

hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn này.
b) Báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cho ban lãnh
đạo để xem xét, kể cả các khuyến nghò cho việc cải tiến.
ĐK 4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực
Tổ chức can phải đảm bảo bất cứ những người nào thực hiện các công việc
cảu tổ chức hoặc trên danh nghóa của tổ chức có khả năng gây ra (các) tác động
đáng kể lên môi trường tổ chức xác đònh được điều phải có đủ năng lực trên cơ sở
giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm thích hợp và phải duy trì các hồ sơ liên quan.
Tổ chức phải xác đònh nhu cầu đào tạo tương ứng với các khía cạnh môi
trường và hệ thống quản lý môi trường. Tổ chức phải cung cấp việc đào tạo hoặc
tiến hành các hoạt động khác để đáp ứng các nhu cầu này, phải duy trì các hồ sơ
liên quan.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục làm cho
nhân viên thực hiện công việc của tổ chức hoặc trên danh nghóa của tổ chức nhận
thức được:
a) Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi
trường, với các yêu cầu của hệ hống quản lý môi trường.
b) Các khía cạnh mội trường có ý nghóa và các tác động hiện tại hoặc tiềm
ẩn liên quan với công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết
quả hoạt động của cá nhân được cải tiến.
16

c) Vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của
hệ thống quản lý môi trường, và
d) Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy đònh.
ĐK 4.4.3 Trao đổi thông tin
Đối với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của
mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (các) thủ tục để:
a) Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau
của tổ chức.

b) Tiếp nhận, thành lập tài liệu và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các
bên hữu quan bên ngoài.
Tổ chức phải quyết đònh để thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi
trường có ý nghóa của tổ chức và phải lập thành văn bản quyết đònh của
mình. Nếu quyết đònh thông tin, tổ chức phải thiết lập và thực hiện một
(hoặc các) phương pháp đối với thông tin bên ngoài này.
ĐK 4.4.4 Tài liệu
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường phải bao gồm:
a) Chính sách, các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường.
b) Mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường.
c) Mô tả các điều khoản chính của hệ thống quản lý môi trường, tác động
qua lại giữa chúng và tham khảo đến các tài liệu có liên quan.
d) Các tài liệu, kể cả hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
e) Các tài liệu, kể cả hồ sơ được tổ chức xác đònh là can thiết để đảm bảo
tính hiệu lực của việc thiết lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá
trình liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý nghóa của tổ chức.
ĐK 4.4.5 Kiểm soát tài liệu
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và theo yêu
cầu của tiêu chuẩn này phải được kiểm soát. Hồ sơ là một loại tài liệu đặc biệt và
phải được kiểm soát theo các yêu cầu nêu trong 4.5.4
17

Tổ chức phải thiết lấp và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) Phê duyệt tài liệu và sự thõa đáng trước khi ban hành.
b) Xem xét, cập nhật khi can và phê duyệt lại tài liệu
c) Đảm bảo nhận biết được cách thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của
tài liệu.
d) Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng
e) Đảm bảo các tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết.
f) Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được tổ chức xác đònh là can

thiết cho việc lập kế hoạch và vận hành hệ thống quản lý môi trường phải
được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát, và
g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng dấu hiệu
nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.
ĐK 4.4.6 Kiểm soát điều hành
Tổ chức phải đònh rõ và lập kế hoạch các tác nghiệp liên quan đến các
khía cạnh môi trường có ý nghóa đã được xác đònh nhất quán với chính sách, mục
tiêu và chỉ tiêu của mình nhằm đảm bảo chúng được tiến hành trong các điều kiện
quy đònh bằng cách:
a) Thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục dạng văn bản nhằm
kiểm soát các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự
hoạt động chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, và
b) Quy đònh các chuẩn mực hoạt động trong (các) thủ tục, và
c) Thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi
trường có nghóa được xác đònh của hàng hóa và dòch vụ được tổ chức sử dụng
và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng có thể áp dụng cho các nhà
cung cấp và nhà thầu.
ĐK 4.4.7 Sự chuẩn bò sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp

×