Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hiện Trạng Sử Dụng Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Canh Tác Lúa Tại Xã Lệ Xá, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.99 KB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG CANH TÁC LÚA TẠI XÃ LỆ XÁ,
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

Người thực hiện

: DOÃN THỊ LÀNH

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP



Hà Nội - 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG CANH TÁC LÚA TẠI XÃ LỆ XÁ,
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

Người thực hiện

: DOÃN THỊ LÀNH

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP

Địa điểm thực tập

: Lệ Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên


Hà Nội - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng
dẫn tận tình từ Giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Tú Điệp. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan,
tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Doãn Thị Lành

i



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người thân
trong gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
ThS. Nguyễn Tú Điệp, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới UBND xã Lệ Xá đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi có những số liệu cần thiết để hoàn thành bài khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình,
những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 /05 /2016
Sinh viên
Doãn Thị Lành

ii


MỤC LỤC
Hà Nội - 2016.............................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn tận tình từ
Giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Tú Điệp. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề
tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá do chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ
quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo............................................i
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016..........................................................................................i

Sinh viên........................................................i
Doãn Thị Lành.............................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................2
3. Yêu cầu nghiên cứu................................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................3
1.1. Tổng quan về phân bón........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về phân bón.....................................................................................................3
1.1.2. Phân loại............................................................................................................................3
1.1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới......................................................6
1.1.4. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón tại Việt Nam.....................................................8
1.2. Tổng quan về thuốc BVTV................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................................11
1.2.2. Các dạng thuốc BVTV....................................................................................................12
1.2.3. Các Nhóm Thuốc BVTV................................................................................................12
1.2.4. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật......................................................................................12
1.2.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam............................................16
1.3. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV tới môi trường và sức khỏe con người...........19
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón................................................................................................19
1.3.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV .........................................................................................21
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................28
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................28

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................28
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.............................................................................28
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp..............................................................................28
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên..........30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................30

iii


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................32
3.1.3. Đánh giá chung...............................................................................................................37
3.2. Tình hình canh tác lúa tại xã Lệ Xá...................................................................................38
3.2.1. Biến động diện tích đất trồng lúa của xã ........................................................................38
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Lệ Xá ..........................................................39
3.3. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại xã Lệ Xá..............................................41
3.3.1. Tình hình kinh doanh phân bón, thuốc BVTV ...............................................................41
3.3.2. Thực trạng sử dụng phân bón trong canh tác lúa............................................................41
3.3.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa tại xã Lệ Xá.................................46
lao động....................................................................................................................................52
3.3.4. Cách xử lý bao bì phân bón, thuốc BVTV sau khi sử dụng của người dân....................53
3.3.5. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe
con người...................................................................................................................................55
3.4. Đánh giá chung về tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác lúa tại xã
Lệ Xá.........................................................................................................................................55
3.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh
tác lúa........................................................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................60
1. Kết luận.................................................................................................................................60

2. Kiễn nghị...............................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................62
PHỤ LỤC .................................................................................................................................64
1.PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ.............................................................................................64
2.PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ KINH DOANH PHÂN BÓN, THUỐC BVTV..............................64

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

BVTV

: Bảo vệ thực vật

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

FAO

:Tổ chức Nông Lương Thế giới


Bộ NN & PTNT

:Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

IPM

: Chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp

IFA

: Hiệp hội ngành công nghiệp phân bón quốc tế

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu phân bón của một số loại cây trồng năm 2013.............................................8
Bảng 1.2: Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Nông Lương
Thế Giới....................................................................................................................................15
Bảng 1.3: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy......................................................15
Bảng 1.4: Dư lượng thuốc BVTV trong đất tại Đăk Lăk..........................................................25
Bảng 1.5: Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV.............................27
Bảng 3.1: Tình hình phát triển chăn nuôi của xã Lệ Xá năm 2015...........................................34
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên địa bàn xã Lệ Xá trong những năm gần đây
...................................................................................................................................................40
Bảng 3.4: Các loại phân bón được sử dụng bón cho lúa...........................................................42
Bảng 3.5: Lượng phân hóa học sử dụng cho lúa.......................................................................44
Bảng 3.6: Cách bón phân cho lúa của người dân xã Lệ Xá......................................................45
Bảng 3.7: Hình thức sử dụng phân hữu cơ của người dân xã Lệ Xá........................................45
Bảng 3.8: Một số loại thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác lúa .....................................47

tại xã Lệ Xá...............................................................................................................................47
Bảng 3.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân.......................................................49
Bảng 3.10: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ lao động của người dân xã Lệ Xá............................52

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tốp 10 quốc gia tiêu thụ phân bón trên thế giới năm 2013........................................7
Hình 1.2: Nguồn cung phân bón theo thành phần......................................................................8
Hình 1.3: Nhu cầu phân bón theo khu vực..................................................................................9
...................................................................................................................................................10
Hình 1.4: Nhu cầu phân bón theo mùa vụ và theo vùng miền..................................................10
Hình 1.5: Sử dụng phân bón và năng suất trồng lúa năm 2011................................................11
Hình 1.6: Thuốc BVTV trong hệ thống nông nghiệp...............................................................22
Hình 1.7: Chu trình thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp............................................24
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Lệ Xá.................................................................................................30
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lượng phân hữu cơ sử dụng cho lúa so với khuyến cáo.................43
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện việc lựa chọn thời điểm phun thuốc của .......................................48
người dân...................................................................................................................................48
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện cách chọn thuốc BVTV của người dân..........................................49
..................................................................................................................................................51
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện cách sử dụng thuốc BVTV của người dân.....................................51
Hình 3.6: Người dân phun thuốc BVTV không sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ.............................52
..................................................................................................................................................53
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc (Nguồn: Điều tra
nông hộ năm 2015, n = 60).......................................................................................................53
..................................................................................................................................................54
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng ...........................54

(Nguồn: Điều tra nông hộ năm 2015, n = 60)...........................................................................54
Hình 3.9: Bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi ra kênh mương, bờ ruộng.....................................54

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa nước là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, chúng
có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khu vực Đông Nam châu Á và
châu Phi. Lúa là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân
180 - 200 kg gạo/người/năm tại các nước Châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại
các nước Châu Mỹ.
Ở Việt Nam, lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực cho gần 100% người
dân và đóng góp vào việc xuất khẩu. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đã và đang làm diện tích đất canh tác ngày càng
bị thu hẹp, những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho
những khu công nghiệp, khu dân cư,… Theo thống kê của FAO năm 2010, nhu
cầu lương thực của cả nước là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu so với năm 2005). Với
diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu ha thì có thể đạt sản lượng 39 triệu
tấn thóc (hệ số sử dụng đất trồng 1,8). Như vậy không đáp ứng được nhu cầu
lương thực. Dân số ngày càng tăng thêm, diện tích đất nông nghiệp lại ngày
càng giảm, đe dọa đến nhu cầu an ninh lương thực của người dân Việt Nam. Để
giải quyết vấn đề trên, cần phải tăng năng suất lúa bằng cách sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Tuy nhiên, do điều kiện lao động và nhận thức của người dân còn thấp
nên phân bón và thuốc BVTV đã bị lạm dụng quá mức, dẫn đến hậu quả làm ô
nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, suy thoái tài nguyên, ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người và sinh vật.
Lệ Xá là vùng canh tác lúa nước lâu đời, cũng như những vùng sản xuất

nông nghiệp khác, phân bón và thuốc BVTV được coi là hai yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến năng suất lúa. Do đó, tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV
cần được quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

1


đề tài: tìm hiểu “Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
trong canh tác lúa tại xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
• Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác lúa
tại xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý
trong canh tác lúa, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững và bảo
vệ môi trường tại xã Lệ Xá.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác,
khoa học và trung thực.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con
người.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về phân bón
1.1.1. Khái niệm về phân bón
Phân bón là những chất chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết
với cây, được sử dụng với mục đích không ngừng làm tăng năng suất, chất

lượng nông sản và độ phì nhiêu đất (Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào, 2010).
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như: phân
chuồng, phân xanh, phân than bùn, dư thừa thực vật, phế phụ phẩm nông nghiệp
được vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Tác dụng của phân hữu cơ là giúp
tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ
phì nhiêu của đất. Theo Đường Hồng Dật (2004) thì phân hữu cơ bao gồm các
loại sau:


Phân chuồng: đây là phân hữu cơ chính, được dùng phổ biến ở các

nước trồng lúa và cả ở những nước có nền công nghiệp hóa học phát triển vẫn
xem phân chuồng là loại phân quý. Phân chuồng chứa hầu hết các chất dinh
dưỡng cho cây như: đạm, kali, lân và những nguyên tố vi lượng như Bo, Mo,
Cu, Mn, Zn…. Ngoài ra, phân chuồng cung cấp chất mùn làm kết cấu đất tốt
lên, tơi xốp hơn.

Phân xanh: là tên gọi chung các cây hoặc lá tươi được ủ hay vùi
thẳng xuống đất để bón ruộng. Do đó, phân xanh chỉ dùng để bón lót vào lần cày
đầu tiên để các chất hữu cơ có thời gian phân hủy thành các dạng dễ tiêu cho cây
và đất hấp thụ. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu, cây muồng, bèo
hoa dâu….

Phân vi sinh (phân hữu cơ vi sinh): là sản phẩm chứa vi sinh vật
sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua
các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng cây trồng sử dụng
3



được. Hiện nay, loại phân này đang được khuyến khích sử dụng để hạn chế sự ô
nhiễm môi trường.
Các loại phân hữu cơ khác là: tro, bùn ao, phân gia cầm, phân dơi, phân
thỏ….
1.1.2.2. Phân vô cơ
Phân vô cơ là phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học được sản xuất
theo phương pháp công nghiệp, có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Theo tài liệu của viện Nông hóa Thổ nhưỡng (2005), phân vô cơ bao gồm
các loại sau:
 Các loại phân bón đơn
 Phân đạm: Đạm là chất dinh dưỡng cơ bản nhất, tham gia vào thành phần
chính của protein, tham gia vào quá trình hình thành các chất quan trọng như tạo
Chlorophil, protit, peptit, các amino axit, men và nhiều vitamin cho cây. Ngoài
ra, phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn
tăng trưởng mạnh. Một số loại đạm thông dụng như ure CO(NH) 2, đạm amon
nitrat NH4NO3, đạm sunfat (NH4)SO4, đạm Clorua NH4Cl.
 Phân lân: Đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Bón phân lân
giúp cây trồng phát triển rễ, đẻ nhiều chồi, ra hoa kết quả và tăng khả năng
chống chịu của cây như chống rét, hạn, chua đất. Phân theo dạng sử dụng và
phương pháp chế biến, có 2 loại phân lân là phân lân tự nhiên (apatit, photphorit,
phân lèn, bột xương) và phân lân chế biến (supe lân, lân nung chảy, xỉ lò
Tomas…).
 Phân kali: Được chia thành 2 nhóm là nhóm phân kali tự nhiên, phụ phẩm
công nghiệp (Silvinit, kainit, bụi xi măng…) và nhóm phân kali chế biến (kali
clorua, kali sunphat, kali nitrat…). Phân kali giúp tăng khả năng đề kháng của
cây, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét cho cây; tăng phẩm chất và năng
suất nông sản khi thu hoạch cũng như làm giàu đường trong quả, màu sắc đẹp
hơn.

4


 Các loại phân đa nguyên tố
 Phân phức hợp (phân hóa hợp): Là loại phân có nhiều nguyên tố dinh
dưỡng hóa hợp với nhau, chế biến chủ yếu bằng phương pháp trộn nhiều loại
phân bột với những môi trường lỏng như amoniac, axitphotphoric,… và làm cho
các chất này hóa hợp với nhau thành một phức hợp các nguyên tố dinh dưỡng,
có công thức cụ thể. Các loại phân phức hợp điển hình như: Diamôn photphat
(NH4)2HPO4, amophot hoặc monoamon photphat NH4H2PO4.
 Phân hỗn hợp (phân trộn): Là sản phẩm của hai hay nhiều loại phân đơn
hoặc phân phức hợp trộn đều với nhau bằng phương pháp cơ giới, tạo thành một
hỗn hợp nhiều thành phần, nhiều công thức riêng rẽ. Điển hình là các loại phân
NPK của các công ty phân bón với tỷ lệ và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác
nhau.
 Phân bón có chứa các nguyên tố trung lượng: Các nguyên tố trung lượng như
canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) thường được cung cấp qua thành phần
phụ của phân bón đa lượng và chất cải tạo đất. Canxi được cấp qua bón vôi và
các loại phân như: phân lân nung chảy, supe photphat. Lưu huỳnh được cung
cấp qua bón supe photphat hoặc sunphat amôn. Magiê có nhiều trong phân lân
nung chảy và phân kali-magiê.
 Phân vi lượng: Nguyên tố vi lượng là nguyên tố cần thiết cho cây trồng
với số lượng ít nhưng quan trọng không kém gì phân đa lượng. Nếu thiếu một
trong những nguyên tố vi lượng thì cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển
bình thường. Các loại nguyên tố vi lượng là sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn),
đồng (Cu) và borit (Bo). Các nguyên tố này góp phần nâng cao năng suất nông
sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các nguyên tố vi lượng thường có sẵn trong
các loại phân đa lượng, tàn dư thực vật, phân chuồng, xác động vật…. Ngoài ra,
trong một số trường hợp người ta cũng sản xuất phân vi lượng để bón cho cây.
• Sắt: Thiếu Fe làm chồi non bị vàng, dẫn đến rụng quả khi còn xanh.

• Đồng: Thiếu Cu làm cho quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh.
• Kẽm: Rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của Auxin, khi thiếu
kẽm sẽ dẫn tới thiếu auxin, làm rụng lá, quả.
5


• Bo: Thiếu Bo gây ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của
hạt, làm rụng quả.
1.1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới
Theo IFA (2015), nhu cầu phân bón thế giới niên vụ 2013 – 2014 đã tăng
3,1% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 184 triệu tấn (tính theo lượng dinh
dưỡng). Việc gia tăng lượng giao dịch và nhu cầu tiêu thụ đã thúc đẩy sản lượng
sản xuất của các nhà máy phân bón trên thế giới. Cũng theo ước tính của IFA,
sản lượng phân bón năm 2014 đạt 243 triệu tấn các loại, tăng 2,6% so với năm
2013 và đạt 85% công suất của các nhà máy toàn cầu. Như vậy, tổng lượng phân
bón toàn cầu dư khoảng 59 triệu tấn. Xu hướng này của ngành phân bón sẽ tiếp
tục diễn ra cho đến năm 2018 khi nhu cầu và nguồn cung phân bón dự báo sẽ ở
mức 197 triệu tấn và 280 triệu tấn, thặng dư cung ở mức 83 triệu tấn, tăng 40%
so với năm 2014.
• Nhu cầu phân bón:
Trong giai đoạn 2004 – 2014, nhu cầu phân bón tăng trưởng liên tục với
tốc độ bình quân là 2,08%. Nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng có sự phân hóa đối
với từng khu vực và từng loại phân bón khác nhau.
Xét cơ cấu nhu cầu theo khu vực, trong năm 2014, nhu cầu sử dụng phân
bón của Châu Á vẫn xếp thứ nhất với tỷ lệ 59% tổng nhu cầu thế giới. Đứng thứ
hai và thứ ba là Châu Mỹ và Châu Âu với tỷ trọng lần lượt là 23% và 13%.
Châu Phi và Châu Đại Dương chiếm tỷ lệ nhu cầu thấp nhất với tổng cộng chỉ
chiếm 5% nhu cầu thế giới. Nhu cầu phân bón niên vụ 2013 – 2014 tăng mạnh ở
các khu vực như Châu Đại Dương, Tây Á, Mỹ Latinh và Châu Phi với tốc độ
tăng trưởng mạnh nhất ở mức hơn 5%. Khu vực Châu Á chỉ tăng nhẹ nhưng là

một trong những khu vực có khối lượng tiêu thụ và giao dịch lớn nhất trên toàn
cầu (Fetecon, 2015).
Đối với phạm vi quốc gia, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là 3 nước tiêu thụ
phân bón lớn nhất thế giới với tỷ trọng lần lượt là 28%, 14% và 11%. Các loại

6


phân đạm, lân , kali lần lượt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu thụ của
các quốc gia này.

Hình 1.1: Tốp 10 quốc gia tiêu thụ phân bón trên thế giới năm 2013
(Nguồn: Agrium, 2014)
Nguồn cung phân bón
Nhìn chung, mức độ cung vượt cầu đối với thị trường phân bón thế giới
trong thời gian qua và trong vòng 5 năm tới được duy trì quanh mức hiệu suất
bình quân khoảng 85% có thể xem như là mức ổn định và cân bằng cần thiết đối
với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất nói riêng cũng như nền nông nghiệp và
kinh tế nói chung.

7


Hình 1.2: Nguồn cung phân bón theo thành phần
(Nguồn:IFA, 2014)
Nguồn cung cấp phân bón tập trung chính vào phân đạm khi tổng sản
lượng đạm cung cấp chiếm đến 63,5% sản lượng cung cấp trong năm 2014, sau
đó là lân và kali với tỷ trọng lần lượt là 19% và 17,5%.
1.1.4. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón tại Việt Nam
Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn, chiếm

khoảng 95% tổng sản lượng phân bón sản xuất năm 2014. Trong đó, 9 công ty
lớn thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), 2 công ty thuộc tập đoàn dầu
khí (PVN). Trong giai đoạn 2009 – 2013, lượng phân bón sản xuất tăng trên 1
triệu tấn, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 8,6% so với năm 2009.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam với 70% dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy, nhu cầu
phân bón cho nông nghiệp là rất lớn. Loại cây trồng cần sử dụng nhiều loại phân
bón nhất ở nước ta là lúa gạo, ước tính chiếm 65% tổng nhu cầu phân bón, tiếp
theo là ngô với 9%. Các loại cây ngắn ngày như mía, lạc, đậu tương, rau củ,…
chiếm 6%; còn lại các loại cây dài ngày như cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, cây
ăn quả chiếm 20%.

Bảng 1.1: Nhu cầu phân bón của một số loại cây trồng năm 2013
Loại cây trồng
Lúa
Ngô
Mía
Cà phê
Cao su
Điều
Cây có múi

Nhu cầu phân bón năm 2013 (tấn)
Đạm
Lân
Kali
1.485.864
1.598.105
219.739
342.255

160.702
55.241
116.935
69.759
39.863
260.461
400.000
170.000
140.773
292.832
41.833
51.647
233.898
97.458
29.333
142.154
30.462
8


Nhãn, chôm chôm
Cây ăn quả khác
Tổng cộng

50.704
43.902
2.521.875

30.000
20.000

40.000
20.000
2.967.450
694.596
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2013)

Đối với từng vùng miền, nhu cầu tiêu thụ phân bón tập trung chủ yếu ở
miền Nam với nhu cầu 6,2 triệu tấn, chiếm 58% tổng nhu cầu phân bón tiêu thụ
trong cả nước, do ở đây tập trung phần lớn diện tích đất trồng lúa và các cây
công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu, điều. Sau đó là khu vực miền Bắc với 2,6
triệu tấn và miền Trung là 1,97 triệu tấn.

Hình 1.3: Nhu cầu phân bón theo khu vực
(Nguồn: FPTS tổng hợp, 2014)
Hiện tại, ở Việt Nam có 3 vụ chính là vụ Đông Xuân (cuối tháng 11 năm
nay đến khoảng tháng 3 năm sau), vụ Hè Thu (khoảng tháng 4 đến tháng 8) và
vụ Mùa (cuối tháng 8 đến cuối tháng 11) với sản lượng tập trung chủ yếu ở vụ
Đông Xuân. Theo số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT năm 2013, nhu cầu của
vụ Đông Xuân chiếm đến 49% tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm, vụ hè
thu và vụ mùa tương đương nhau và ở mức lần lượt là 25%, 27%.

9


Ở nước ta, nhu cầu phân bón là khác nhau ở các vùng miền khác nhau.
Đối với miền Bắc, nhu cầu phân bón sẽ có sự phân hóa rõ rệt vào các thời điểm
trong năm khi vụ Hè Thu chỉ chiếm khoảng 6% tổng nhu cầu phân bón, và tập
trung chủ yếu vào vụ Đông Xuân với 58% tổng nhu cầu. Đối với miền Trung và
miền Nam, sự phân hóa không quá rõ nét khi nhu cầu phân bón tương đối đồng
đều qua các mùa trong năm.


Hình 1.4: Nhu cầu phân bón theo mùa vụ và theo vùng miền
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2013)
Mật độ sử dụng phân bón: Năng suất trồng lúa của Việt Nam là 55
tạ/ha, cao hơn các quốc gia lân cận (ở mức bình quân là 38 tạ/ha) do Việt Nam
sử dụng phân bón với mật độ rất cao. So với các quốc gia khác trong khu vực thì
mật độ sử dụng phân bón của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, với mật độ sử
dụng trong năm 2012 là 297 kg/ha. Tuy nhiên, đây là mức cao so với các quốc
gia lân cận, khi bình quân chỉ ở mức 156 kg/ha.

10


Hình 1.5: Sử dụng phân bón và năng suất trồng lúa năm 2011
(Nguồn: FAO, 2011)
Nguồn cung phân bón trong nước: Năm 2014, ước tính sản lượng phân
bón của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, đáp ứng được trên 80% nhu cầu phân bón
vô cơ, trong đó NPK ước đạt 3,8 triệu tấn, phân lân đạt 1,8 triệu tấn, phân ure
đạt 2,4 triệu tấn, phân DAP đạt 330 nghìn tấn.
Nhu cầu phân bón trong nước: Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt
Nam (FAV), nhu cầu phân bón ở nước ta năm 2014 ước tính đạt gần 11 triệu
tấn, tăng 4% so với năm 2013. Trong đó, phân Đạm 2,2 triệu tấn; DAP khoảng
900 nghìn tấn; SA 900 nghìn tấn; Kali 960 nghìn tấn; Lân 1,8 triệu tấn; NPK
khoảng 4 triệu tấn. Ngoài ra, còn có khoảng 400 – 500 nghìn tấn các loại phân vi
sinh, phân bón lá. Điều này phần nào phản ánh xu hướng thay đổi tập quán canh
tác của nông dân trong việc tăng cường sử dụng các loại phân phức hợp.
1.2. Tổng quan về thuốc BVTV
1.2.1. Khái niệm
Theo luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Quốc hội ban hành (2013),
thuốc BVTV “là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác

dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật
11


gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực
vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc”.
1.2.2. Các dạng thuốc BVTV
Về cơ bản thuốc BVTV được sản xuất dưới các dạng sau:
• Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: gồm các hoạt chất, dung môi, chất hóa
sữa và một số chất phụ trợ khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong
nước thành dung dịch nhũ tương đối đồng đều, không lắng cặn hay phân
lớp.
• Thuốc bột thấm nước: còn gọi là bột hòa nước, viết tắt là WP, BTN: gồm
hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phụ trợ khác. Thuốc ở
dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha với nước
để sử dụng.
• Thuốc phun bột: viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp (dưới
10%), nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao lanh.
Ngoài ra, thuốc còn chứa các chất chống ẩm, chống dính. Ở dạng bột mịn,
thuốc không tan trong nước.
• Thuốc dạng hạt: viết tắt là G hoặc H, gồm hoạt chất, chất độn, chất bao
viên, và một số chất phụ trợ khác.
Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác:
- Thuốc dung dịch
- Thuốc phun mùa nóng

- Thuốc bột tan trong nước
- Thuốc phun mùa lạnh

1.2.3. Các Nhóm Thuốc BVTV

Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại:
- Thuốc trừ bệnh

- Thuốc trừ nhện

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ cỏ

- Thuốc điều hòa sinh trưởng

- Thuốc trừ ốc

- Thuốc trừ chuột

1.2.4. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
12


Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số
lượng, tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
1.2.4.1. Phân loại theo nhóm chất hóa học
Gốc Clo hữu cơ: Thành phần hóa học có chất clo là những dẫn xuất
Clorobenzen (DDT), Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin,
Dieldrin). Các loại thuốc thuộc nhóm này đã đưa vào danh mục các loại bị cấm sử
dụng ở Việt Nam vì tính độc hại của nó rất cao.
Gốc Photpho hữu cơ (lân hữu cơ): Từ những năm 40 và 50 các thuốc
BVTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu được sử dụng. Dẫn xuất từ các axit photphoric,

trong công thức có chứa P, C, H, O, S… có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh
và một số thiên địch.
Carbamate: Các Cardbamate là dẫn xuất của axit cabamic, tác dụng như
lân hữu cơ ức chế men cholinesterase. Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da
và miệng) đối với động vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều
Carbamate là lưu dẫn dễ hấp thụ qua lá, rễ, mức độ phân giải trong cây cây trồng
thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp, cơ
thể cũng có thể phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm độc.
Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp): Pyrethrum được chiết xuất từ
cây hoa cúc, công thức hóa học phức tạp, diệt sâu chủ yếu bằng đường tiếp xúc
và vị độc tương đối nhanh, dễ bay hơi, tương đối mau phân hủy trong môi
trường và thường không tồn tại trong nông sản. Rau màu và cây ăn trái khi phun
Perythrum có thể dùng được vài ngày hôm sau.
1.2.4.2. Phân loại theo nguồn gốc
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Làm từ cây hay cỏ hay các sản phẩm chiết
suất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh…) có
khả năng tiêu diệt dịch hại.
13


Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ (như lưu huỳnh,
lưu huỳnh vôi...) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả
năng tiêu diệt dịch hại như: Clo hữu cơ, Photpho hữu cơ, Carbamate, Pyrethroid.
1.2.4.3. Phân loại theo tính độc của thuốc
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO)
trực thuộc Liên Hợp Quốc phân loại độc tính của thuốc như sau:


14


×