Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đề tài : Điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở một số vùng canh tác cây lúa ở huyện bình sơn tỉnh Quãng Ngải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 104 trang )

Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN
BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Ở MỘT SỐ VÙNG CANH TÁC CÂY LÚA Ở HUYỆN BÌNH
SƠN-TỈNH QUẢNG NGÃI.
1
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan với hội đồng bảo vệ những nghiên cứu dưới đây là do tôi tự thực
hiện, không lấy từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu trích dẫn
trong đồ án, khóa luận tốt nghiệp là trung thực.
2
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11
1.1. Tổng quan về phân bón 11
1.1.1. Phân loại phân bón 11
1.1.2. Tình hình sử dụng phân bón 11
1.1.3. Sử dụng phân bón và vấn đề môi trường 13
1.1.4. Tác động của phân bón đối với cây trồng: 15
1.1.5. Tác động của phân bón đến môi trường sinh thái đất: 16
1.1.6. Tác động của phân bón đến sức khỏe con người: 16
1.2. Tổng quan về thuốc BVTV 17
1.2.1. Sơ lược về sự phát triển của thuốc BVTV 17
1.2.2. Khái niệm về thuốc BVTV 19
1.2.3. Phân loại thuốc BVTV 19
1.2.4.Đặc tính sinh - hóa học của một số nhóm thuốc BVTV chính 21
1.2.4.1. Các thuốc BVTV nhóm Chlor hữu cơ 21


1.2.5. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng 31
1.2.6. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người 32
1.3. Tổng quan về đất 36
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản về hệ thống đất 36
1.3.2. Những vấn đề môi trường đất nông nghiệp 37
1.3.3. Một số đặc điểm của thuốc trừ sâu trong môi trường đất 38
1.4. Tổng quan về cây lúa 50
1.4.1. Một vài nét về cây lúa 50
1.4.2. Lịch sử gieo trồng lúa 51
1.4.3. Sự sinh trưởng phát triển của cây lúa 51
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 53
2.2. Đối tượng – Thời gian – Địa điểm nghiên cứu 53
2.3. Nội dung nghiên cứu 54
2.4. Phương pháp nghiên cứu 55
2.4.1. Phương pháp luận 55
3
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi 62
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 62
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 64
3.1.3. Hiện trạng môi trường ở tỉnh Quảng Ngãi 65
a. Môi trường từ 1975 đến 2005 65
3.2. Hiện trạng & qui hoạch ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 69
3.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong canh tác cây
lúa ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 71
3.3.1. Tình hình sử dụng phân bón 71

3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 74
3.4. Hiện trạng chất lượng các nguồn nước mặt – nước ngầm do ảnh hưởng dư lượng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 79
3.4.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa, thuốc BVTV trong nước mặt 80
3.4.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa và thuốc trừ sâu và phân bón trong nước
ngầm 86
3.4.3 Đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm 90
3.4.4 Đánh giá chung 93
3.5. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do ảnh hưởng dư lượng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật tại các địa điểm canh tác cây lúa 94
3.5.1 Đánh giá dư lượng phân bón trong đất trồng lúa 94
3.5.2 Tồn dư và sự biến động của thuốc BVTV trong đất trồng lúa 95
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97
4.1. Kết luận 97
4.1.1 Kết luận tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng lúa 97
4.1.2 Kết luận tình hình sử dụng phân bón của nông dân trồng lúa 99
4.2. Kiến nghị 100
4.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý thuốc BVTV và phân bón 100
4.2.2 Đẩy mạnh công tác huấn luyện nông dân 100
4.3. Hạn chế của đề tài 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
4
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ach Acetylcholine
a.i Hoạt chất (active ingredient)
BOD
5
Bảo vệ thực vật
ChE Cholinesterase

COD Nhu cầu ôxy hóa học
DO Oxy hòa tan
EC Độ dẫn điện
EC
50
Nồng độ gây ảnh hưởng 50% (Effective Concentration
50%)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
MRL Mức dư lượng tối đa cho phép (Maximum residue
limit)
LC
50
Nồng độ gây chết 50% (Lethal Concentration 50)
LD
50
Liều lượng gây chết 50% (Letal Dose 50)
SS Chất rắn lơ lửng
TC Tiêu chuẩn
TCĐG Tiêu chuẩn đánh giá
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS Tổng các chất rắn hòa tan
VITTEP Viện kĩ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường
WHO Tổ chứ y tế thế giới
WQI Viện chất lượng nước Đan Mạch
UV Ultra Violet
5
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 1.1 Lượng thuốc BVTV được sử dụng Ở Việt Nam từ năm

1990 - 1996
19
Bảng 1.2 Phân loại thuốc BVTV của WHO theo độ độc cấp tính 22
Bảng 1.3 Một số đặc tính của thuốc trừ sâu đã phân tích 42
Bảng 2.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hoá lý 61
Bảng 3.1 Thống kê tỉ lệ % nông hộ có sử dụng phân bón 74
Bảng 3.2 Thống kê % nông hộ theo số lần bón phân trong 1 vụ 75
Bảng 3.3 Thống kê % nông hộ sử dụng số lượng phân bón trong 1
vụ
76
Bảng 3.4 Tỷ lệ phần trăm số nông hộ có ruộng lúa bị nhiễm các
loại sâu, bệnh tại huyện Bình Sơn vào tháng 2/2012.
78
Bảng 3.5 Thống kê % nông hộ có sử dụng thuốc BVTV 78
Bảng 3.6 Thống kê % nông hộ về số lần phun thuốc trong 1 vụ 81
Bảng 3.7 Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa nước mặt 82
Bảng 3.8 Kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong nước mặt 87
Bảng 3.9 Kết quả phân tích lý hóa dư lượng phân bón trong nước
ngầm
89
Bảng 3.10 Kết quả phân tích thuốc trừ sâu trong nước ngầm 90
Bảng 3.11 Kết quả phân tích dư lượng phân bón trong đất trồng lúa
(thôn Phú Nhiêu, xã Bình Phú)
96
Bảng 3.12 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng
lúa
97
DANH MỤC CÁC HÌNH Trang
Hình 1.1 Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường 34
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa thổ quyển và khí quyển, thủy quyển,

thạch quyển và sinh quyển
37
Hình 1.3 Sắp xếp thứ bậc của những hợp phần khác nhau của một
soilscape (Buol et al. 1989)
38
Hình 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thuốc trừ sâu trong đất 40
Hình 1.5 Hệ số phân tán (K
d
) và hˆng số Henry (K
h
) 40
6
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Hình 3.1 Các yếu tố gây hại cho ruộng lúa 77
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang
Biểu đồ 1.1 Tiêu thụ phân bón trên thế giới 13
Biểu đồ 1.2 Hàm lượng % bột và hệ số hấp phụ dimethoate 46
Biểu đồ 1.3 Quan hệ giữa hàm lượng bột trong đất và sự hấp phụ
Dimethoate
46
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ nông hộ sử dụng các loại phân vô cơ 75
Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ nông hộ tính theo số lượng phân bón trong 1 vụ 76
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ số nông hộ tính theo loại sâu hại bị nhiễm 79
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ số nông hộ tính theo loại thuốc BVTV sử dụng 82
Biểu đồ 3.5 Chỉ số pH nước mặt ở 9 khu vực khảo sát 85
Biểu đồ 3.6 Chỉ số nồng độ PO
4
3-
và Cl
-

của nước mặt ở 9 khu vực
khảo sát
86
Biểu đồ 3.7 Nồng độ thuốc BVTV họ Chlor hữu cơ trong nước mặt
tại 9 điểm khảo sát.
88
Biểu đồ 3.8 Nồng độ thuốc BVTV họ Phospho hữu cơ trong nước
mặt
89
7
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Biểu đồ 3.9 Dư lượng thuốc BVTV trong nước ngầm (họ Chlor hữu
cơ)
91
Biểu đồ 3.10 Tồn dư thuốc BVTV họ Phospho hữu trong nước ngầm ở
9 điểm khảo sát.
92
Biểu đồ 3.12 Biến động dư lượng phân bón trong đất 96
Biểu đồ 3.13 Biến động dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng lúa 98
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt
Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Cho đến năm 2011, Việt Nam vẫn là nước
xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên nền nông nghiệp của chúng ta
vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, cơ giới hóa nông nghiệp vẫn
còn chưa bì kịp với các nước phát triển, vì vậy người dân vẫn phải phần nhiều lao
động chân tay trên ruộng đồng. Một vấn đề đáng quan ngại đối với việc trồng lúa
ở nước ta chính là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Phân bón làm
tăng tốc độ sinh trưởng và năng suất của cây lúa, phối hợp với thuốc bảo vệ thực
vật để giúp người nông dân phòng chống sâu bệnh và lúa cỏ phá hoại. Trên thực
tế, chính sách kinh tế của nước ta đang tập trung nhiều hơn vào sản xuất công

nghiệp và các ngành dịch vụ, và nông nghiệp thì phần nhiều vẫn chưa được phát
triển đúng với tiềm năng của nó. Kiến thức của người nông dân về cây lúa và cách
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm.
Đặc biệt là những người nông dân trồng lúa ở miền Trung, đất đai không được
màu mỡ như ở đồng bˆng châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, việc sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là rất quan trọng, quyết định sự thành công của
vụ mùa. Nhưng chính vì người nông dân chưa biết và quan tâm nhiều về ảnh
hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đến nguồn nước và không khí nên
8
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
vấn đề về tác động của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường thật sự
là một vấn đề đáng quan tâm.
Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi là một huyện trước đây chủ yếu sống dựa
vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Trước khi có sự quan tâm đầu tư của Đảng và nhà
nước xây dựng cảng Dung Quất, khu công nghiệp Dung Quất và đặc biệt là Nhà
máy lọc dầu số 1 Dung Quất, huyện Bình Sơn vẫn là một huyện có kinh tế chậm
phát triển. Giờ đây cuộc sống của người dân đã được cải thiện nhiều nhờ vào khu
kinh tế Dung Quất giải quyết được nhiều lao động cho địa phương. Tuy nhiên, một
bộ phận lớn nông dân vẫn bám trụ vào cây lúa và với vốn kiến thức về khoa học
chưa nhiều của họ, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với sự
ô nhiễm gây ra bởi khu công nghiệp Dung Quất có thể gây ra hậu quả xấu đối với
môi trường. Việc nghiên cứu về hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật ở địa phương này là cấp thiết, có thể góp phần làm hạn chế tác động xấu đến
môi trường.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhˆm tìm hiểu và phân tích hiện trạng sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương và những ảnh hưởng, tác
động đến môi trường của chúng. Kết quả của đề tài có thể cung cấp thêm những
thông tin hữu ích cho bà con nông dân, cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lí tài
nguyên và môi trường địa phương. Đồng thời, dựa vào kết quả nghiên cứu và phân
tích, có thể kiến nghị những phương án để giúp cải thiện khả năng sử dụng phân

bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hiệu quả, giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường.
Đề tài cung cấp một số thông tin cơ bản về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
bao gồm nguồn gốc, thành phần hóa học, đặc tính, công dụng và tác động đến môi
trường của chúng. Một số thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, thông tin về
tính chất của đất canh tác ở địa phương cũng sẽ được tìm hiểu. Những mẫu phiếu
thu thập số liệu sẽ giúp điều tra về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón, đồng thời số liệu thu thập được sẽ được phân tích và đánh giá để đưa ra
những kết luận.
9
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Đề tài đã đưa ra cơ sở lý thuyết tổng quan về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
thông tin tổng quan về địa phương nghiên cứu bao gồm: điều kiện tự nhiên – xã
hội, môi trường ở địa phương. Đưa ra những số liệu thu thập từ việc phân tích đất
và nước ở địa phương và các kết quả phân tích thống kê từ các số liệu đó. Từ đó
đưa ra những kiến nghị về việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Đề tài đã thu thập số liệu về việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
của nông dân trồng lúa ở địa phương, đồng thời đưa ra những kết quả phân tích đất
và nước ở những vùng nghiên cứu để đưa ra những kết luận và kiến nghị.
Để tài bao có 4 chương chính bao gồm: Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4:
Kết luận và kiến nghị.
10
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về phân bón
Phân bón là thành phần cực kì quan trọng, quyết định năng suất cây trồng.
Qua một thế kỉ, các nhà khoa học đã xác nhận rˆng năng suất cây trồng đã tăng
50% dựa vào việc sử dụng phân bón. Việc bón phân cho cây trồng cho hiệu quả
bˆng với việc kết hợp với các yếu tố khác như thời vụ trồng, làm đất, luân canh,

giống, tưới tiêu cho thấy mức độ quan trọng của phân bón. Việc bón phân rõ ràng
làm tăng năng suất cây trồng và độ phì nhiêu của đất
1.1.1. Phân loại phân bón
Phân bón được phân ra làm 3 nhóm chính: Phân hữu cơ, phân vô cơ và
phân vi lượng [18]
1.1.2. Tình hình sử dụng phân bón
* Trên thế giới
Gần đây, phân bón được sản xuất và tiêu thụ với một nhịp độ gia tăng,
trong đó phân đạm và phân lân chiếm phần lớn. Có thể thấy rõ sự gia tăng trong
mức độ tiêu thụ phân bón nói chung trên dựa vào biểu đồ dưới đây:
11
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Biểu đồ 1.1: Tiêu thụ phân bón trên thế giới
12
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ tiêu thụ cao hơn nhiều so với các nước
phát triển.
Tỉ lệ sử dụng và số lượng phân N, P, K cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các
khu vực. Các nước phát triển năm 1982 sử dụng bình quân 51 kg, 21 kg P
2
O
5
, 28
kg K
2
O trong tổng số 110 kg phân bón nguyên chất cho 1ha đất canh tác. Tỉ lệ
N:P:K sử dụ là 1:0.6:0.54. Các nước đang phát triển bình quân bón 33 kg N, 12 kg
P
2
O

5,
4 kg K
2
O, tỉ lệ sử dụng N:P:K là 1:0.36:0.12 cho tổng số phân bón cho 1ha
đất canh tác là 49 kg phân bón nguyên chất [13]
* Ở Việt Nam
Việc sử dụng phân bón hóa học có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Từ 1961-1970: ở giai đoạn này việc sử dụng phân bón hóa học trong nông
nghiệp chưa cao. Tổng số N, P, K bón cho đất khoảng 30 kg nguyên chất. Từ
1971-1975: ở miền Bắc sử dụng tương đối nhiều. Tổng số N, P, K bón cho 1ha đất
canh tác là 50kg nguyên chất. Từ năm 1976 đến nay lượng phân bón hóa học được
sử dụng tăng nhanh chóng. Năm 1990 lượng phân bón được dùng tăng 418.6% so
với năm 1980, năm 1995 tăng 557% so với năm 1980 và tăng 33.2% so với năm
1990.[13]. Đến năm 1997 lượng phân bón N, P, K cho 1 ha gieo trồng đã đạt
126kg/năm nhưng vẫn còn thấp so với một số nước châu Á như: Hàn Quốc 467
kg/ha, Nhật Bản 403 kg/ha [44]
1.1.3. Sử dụng phân bón và vấn đề môi trường
Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh là chìa khóa của sự thành
công trong cách mạng xanh và bảo vệ thực vật, lương thực. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, nhiều người đã lo ngại về ảnh hưởng của phân bón đến môi trường
và sức khỏe của con người. Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu
và Nitrat (NO
3
), P, K, và SO
4
và do đó, tác động xấu đến sức khỏe con người, các
động vật hoang dã và làm suy thoái hệ sinh thái [13].
13
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
a. Phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ hay phân hóa học, thường được các nhà nông sử dụng vừa
tiện lợi, giải quyết nhanh chóng các trường hợp cần thiết. Bao gồm:
- Phân đạm: chứa N dưới dạng Amonium (NH
4
+
) hoặc Nitrat (NO
3
-
). Đặc
điểm chung của loại phân này là những tinh thể trắng, dễ tan trong nước, dễ hút
ẩm, nên dễ chảy ngoài không khí, gồm: Đạm Sulfat (NH
4
)SO
4
(SA); đạm Chlorrua
NH
4
Cl; đạm Nitrat NH
4
NO
3
; Urea CO(NH
2
)
2
.
- Phân lân: Dạng muối Phosphat đặc trưng bởi thành phần P
2
O
5

thường gặp
là: Super phosphat đơn Ca(H
2
PO
4
)
2
; Super phosphat kép; phân lân nung chảy.
- Phân Kali: KCl (50 – 55% K); Kali sulfat (K
2
SO
4
) …
b. Phân bón hữu cơ:
- Phân bón có nguồn gốc thực vật: gồm các loại rong, thân các cây thuộc họ
đậu (Fabaceae) sau khi thu hoạch như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ hoặc rơm, rạ,
bèo hoa dâu, tro trấu, bã mía, gốc mía …
- Phân bón có nguồn gốc động vật: gồm phân heo, gà, trâu, bò, dơi, cút …
đã được ủ (hoai), phân tôm, cá …
- Phân bón vi sinh: là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật
sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức lao động cao, sử dụng bón
vào đất hoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạt động của vi sinh vật trong đất vùng rễ
cây nhˆm tăng cường sự cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, cung cấp
chất điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển
hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu
các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản va tăng
độ màu mỡ của đất.
Các loại phân vi sinh vật chủ yếu: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi
sinh, phân giải lân, vi sinh phân giải kali.
Phân hữu cơ tuy có tác dụng chậm nhưng bền, làm cho đất màu mỡ hơn,

cây trái và các sản phẩm có hương vị tự nhiên.
14
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
1.1.4. Tác động của phân bón đối với cây trồng:
- Phân đạm là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng, nhưng
bón nhiều đạm quá thì cây phát triển mất cân đối giữa bộ phận phía trên và dưới
đất, cây phải hình thành nhiều mô sinh trưởng và nhiều protit nên phần lớn những
sản phẩm trung gian trong quá trình hình thành đường bột bị tiêu hao mạnh vào
việc tổng hợp amino axit làm cho các hydratcacbon cao phân tử không hình thành
được mấy, các chất nòng cốt của tế bào như cellulose, lignin bị thiếu hụt dẫn đến
cây không cứng, dễ bị sâu bệnh và đổ. Theo Mecten (1974) nhiều loại cây bón
lượng đạm lớn và không cân đối thì thường có sự tích lũy alkaloid, glucoxit làm
cho nó có vị đắng, nếu là rau quả thì khó ăn, kém ngon dễ bị hư hỏng.
- Phân lân đóng vai trò cần thiết bậc nhất trong quá trình trao đổi chất và
trong quá trình tích lũy hydrat cacbon, protit, chất béo … đều có sự tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp của lân; điều hòa những thay đổi đột ngột về phản ứng môi
trường trong cây; tăng cường sự phát triển bộ rễ; tăng cường phẩm chất nông sản,
rau màu.
- Phân kali giúp cho quá trình quang hợp tiến hành bình thường, đẩy mạnh
sự di chuyển hydrat cacbon từ lá sang các bộ phận khác làm tăng cường quang
hợp của lá. Tăng cường sự tạo thành bó mạch, tăng độ dày và số lượng sợi, tăng bề
dày các giác mô làm cho cây cứng, chống lốp đổ; kích thích sự hoạt động của men
làm tăng hoạt động trao đổi chất của cây, phát triển tạo axit hữu cơ, tạo thêm
protit.
- Phân chuồng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cho cây như: đạm, lân,
kali và các nguyên tố vi lượng như B, Mo, Cu, Mn, Zn … do vậy, không chỉ làm
tăng năng suất cây trồng mà còn tăng hiệu lực phân hóa học, đặc biệt là cải tạo đất
(đất cát sẽ dính hơn, ít rời rạc và đất sét nặng thì lại xốp hơn), nên bón phân
chuồng nhiều cũng góp phần giúp cho cây chịu đựng được hạn hán.
15

Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
1.1.5. Tác động của phân bón đến môi trường sinh thái đất:
Chúng ta biết rˆng cây chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón
vào đất. Còn lại, phần thị bị rửa trôi, phần nˆm lại trong đất ô nhiễm môi trường.
- Phân đạm: tăng tính chua của môi trường đất vì dạng axit nitrit (HNO
3
) rất
phổ biến trong đất và phần lớn nitrat phân bón được giữ lại trong đất, chúng sẽ
ngấm xuống nước ngầm dưới dạng NO
3
.
- Phân lân: có thể chứa một số nguyên tố như cadimi, chì, niken. Sử dụng
phân lân lâu dài dẫn tới sự tích lũy trong đất những hỗn hợp chất hóa học độc,
chúng có khả năng di chuyển vào cây trồng trên đất đó.
Các dạng phân hóa học đều là các muối của các axit (muối kép hoặc muối
đơn). Vì vậy, khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất. 60 – 70% lượng
phân bón cây không sử dụng hòa tan vào nước ngầm làm xấu môi trường sinh thái,
gây hại cho động vật. Mặt khác, sự tích lũy các hóa chất dạng phân bón cũng gây
hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính. Đất nén chặt, độ trương co kém,
kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính
thông khí kém đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt.
- Phân hữu cơ: có tác dụng cải tạo đất, tăng thêm chất dinh dưỡng đa lượng
và vi lượng, tăng tỉ lệ mùn và tích lũy được nhiều P, K tổng số cho đất, tạo tiền đề
cho đất có độ phì nhiêu cao và tăng độ xốp của đất. Nhưng nếu phân không ủ đúng
kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất.
Đa số phân bón đều chứa những chất dơ không thể bỏ hết vì muốn giữ giá thành
sản phẩm thấp nên thường gặp các vết kim loại và hóa chất như: As, Cd, Co, Cu,
Pb, Zn … Do vậy, sau khi dùng phân bón một thời gian dài những chất này sẽ tích
lũy trong đất làm cho đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.
1.1.6. Tác động của phân bón đến sức khỏe con người:

Phân đạm dùng với liều lượng cao đều dẫn đến làm tăng hàm lượng nitrat
trong nông sản thực phẩm, rau quả. Nitrat là hợp chất độc hại cho sức khỏe con
người và động vật máu nóng. Các chất nitrit, nitrat không chỉ tác động trực tiếp
16
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
trên cơ thể con người, mà còn là nguồn chất liệu để tạo thành nhóm chất gây ung
thư – nitrozamin. Một trong các nitrozamin có tính chất gây ung thư là
Dimetylnitrozamin. Có những dẫn liệu về tỉ lệ chết do ung thư dạ dày phụ thuộc
vào việc dùng phân đạm (NaNO
3
và KNO
3
), cũng như mức độ tiếp xúc với các
nitrit, nitrat trong sản xuất.
Kim loại nặng tích lũy trong đất do bón phân, tồn tại trong các sản phẩm
nông nghiệp và đi vào chuỗi thực phẩm, cuối cùng con người sử dụng chúng.
1.2. Tổng quan về thuốc BVTV
1.2.1. Sơ lược về sự phát triển của thuốc BVTV
* Trên Thế giới
Vào thời kỳ 2500 (BC) (trước công nguyên) các hợp chất lưu huỳnh đã
được sử dụng để diệt côn trùng và nhện. Vào khoảng 1550 BC người ta đã biết sử
dụng thuốc để đuổi bọ chét. Năm 1200 BC ở miền đông Trung Quốc các sản phẩm
thảo mộc được dùng để xử lý hạt giống và để xông hơi, ngoài ra họ cũng sử dụng
tro bếp để ngăn chặn côn trùng trong nhà, trong kho. Nhà y học người Hy Lạp
Dioscorides (40 - 49 AD (sau công nguyên)) cũng đã biết về tính độc của lưu
huỳnh và thạch tín. Và nhiều tài liệu cho biết 900 AD người Trung Quốc đã dùng
arsenic sulfides để trừ côn trùng. Hai loài cây Veratum album và Veratum nigrum
đã được người La Mã dùng làm thuốc trừ loài gặm nhấm.
Từ nửa cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, là thời gian của cách mạng nông
nghiệp ở Châu âu. Hỗn hợp lưu huỳnh và vôi được sử dụng rộng rãi để trị rệp sáp

trên các vườn cam tại Mỹ. Năm 1896 người ta đã ghi nhận một số biện pháp diệt
cỏ dại đầu tiên là loại sulfate, và một số loại chất vô cơ khác như sodium nitrate,
amonium sulfate và axít sulfuric được sử dụng như thuốc diệt cỏ. Cuối thế kỷ thứ
19, HgCl
2
được sử dụng rộng rãi để làm thuốc trừ nấm. Nhìn chung các nguyên
liệu được sử dụng trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hầu hết là những
chất vô cơ : Arsenic, Antimony, Selenium, Sulfur, Cooper hoặc một số chất thảo
mộc.
17
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Đầu thế kỷ thứ 20, hợp chất thủy ngân Phenyl (1915), thủy ngân
Akyloxyalkyl (vào những năm 20) và thủy ngân alkyl (vào những năm 40) được
dùng làm thuốc trừ nấm. Các hợp chất Arsenate được sử dụng cho đến khi được
thay thế bởi các hợp chất fluorine vào thập kỷ thứ 20. Đầu những năm 30, hợp
chất Dưỡng và Thyocyanates được sử dụng rộng rãi để diệt côn trùng.
Ở thế chiến thứ II, một số nước trên thế giới tập trung cho việc sản xuất các
loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm Chlor hữu cơ : DDT (Dichlorophenyl
Trichlorothane), HCH (Hexachloro cychlorothane) còn được gọi là (Benzen
Hexachloride hay BHC). Đến năm 1940 hợp chất Lidan là dạng đồng phân gama
của BHC có tính sát trùng cao đã được tổng hợp.
Bên cạnh đó, những loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ cũng xuất
hiện. Năm 1944 chất có tên thương mại Bladan là một ester đặc trưng của axít
Pyrophosphoric (hoặc Tetrathyl Pyrophosphoric - TEPP). Sau đó, hơn 7.000 hợp
chất hữu cơ ra đời. Trong đó, Methyl Parathion là thuốc trừ sâu thông dụng nhất
và chiếm thị trường nhiều nhất lúc bấy giờ. Một chất có độ độc cao hơn như:
Sarin, Sorman và Tabun cũng ra đời từ đó.
Nhóm thứ 3 trong hóa chất BVTV là nhóm Carbamates. Được phát minh
vào những năm cuối thập niên 1940 bởi các nhà khoa học Thụy Sĩ. Việc thương
mại hóa các sản phẩm thuộc nhóm Cathamates bắt đầu vào những năm 1950, với

việc sử dụng rộng rãi thuốc Carbaryl do Công Ty Union Cathide của Mỹ sản xuất
1953.
Đặc biệt một trong những nhóm thuốc sát trùng quan trọng hiện nay đã
được khám phá là nhóm Pyrethroid. Các hợp chất này là dẫn xuất được trích ly
trong hoa cây thủy cúc với các tên thương mại là Allerthrin, Permethrin,
Cypemlethrin [29].
* Ở Việt Nam
Từ thế kỷ 19 trở về trước, ngành hóa chất BVTV hoàn toàn không xuất
hiện. Trước các dịch hại, nông dân Việt Nam chỉ dùng các biện pháp mang nặng
tính dị đoan hơn là các biện pháp có cơ sở phòng trị. Đầu thế kỷ 20, cùng với sự
18
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
phát triển nông nghiệp chủ yếu là sự hình thành các đồn điền và trang trại, việc sử
dụng hóa chất BVTV đã bắt đầu. Trong thời kỳ này, các loại thuốc sử dụng là các
loại thuốc vô cơ giống như trào lưu chung của thế giới. Tuy nhiên từ những năm
1980 trở về trước, các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là các loại thuốc thuộc
nhóm Chlor và nhóm lân hữu cơ trong đó bao gồm những loại thuốc như DDT,
Lindan, Methyl parathion, Furadan [29] .
Bảng 1.1 Lượng thuốc BVTV được sử dụng Ở Việt Nam từ năm 1990 -
1996.
Năm Tổng số
Giá trị (triệu
USD)
Thuốc trừ sâu
Khối lượng
(tấn)
Tỉ lệ (%)
1990 21.600 9,5 17.590 82,2
1991 20.300 22,5 16.900 83,3
1992 23.100 24,1 18.000 76,4

1993 24.800 33,4 18.000 72,7
1994 20.380 58,9 15.226 68,3
1995 25.666 100,4 16.451 64,1
1996 32.751 124,3 17.352 53,0
1.2.2. Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc BVTV (Pesticides) là tất cả các hóa chất được sử dụng trong công
tác bảo vệ và điều hòa tăng trưởng cây trồng. Như thế có nghĩa thuốc BVTV đóng
một vai trò hết sức to lớn trong canh tác nông nghiệp.
Những tác động do thuốc BVTV gây ra là do tính độc (Toxicity) của
chúng. Tính độc của một chất là khả năng gây độc của chất đó đối với cơ thể dịch
hại. Tính độc được thể hiện bˆng độ độc. Độ độc của mỗi loại chất độc thay đổi
tùy theo đối tượng bị gây độc, liều lượng, thời gian gây độc v.v
1.2.3. Phân loại thuốc BVTV
Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số
lượng, tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
1. Phân loại theo đối tượng phòng trừ
19
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Theo cách phân loại này ta có các nhóm sau:
* Thuốc diệt động vật không xương sống, gồm:
- Diệt côn trùng (Insecticides): Cypemlethrin, Methamidophos,
- Thuốc diệt ốc sên (Molluscicides): Metaldehyde
- Thuốc diệt tuyến trùng (Nematicides): Ethoprophos
- Thuốc diệt nhện (Acaricides): Amitraz
* Thuốc diệt động vật có xương sống, gồm:
- Thuốc diệt loại gặm nhấm (Rodenticides) .
- Thuốc diệt chim (Avicides)
- Thuốc diệt cá (Piscicides)
* Thuốc diệt vi sinh vật, gồm:
- Thuốc trừ nấm (Fungicides): chuyên sử dụng để trừ các loại bệnh do nấm

gây ra, như: Iprobenfos (Kitazin), dung dịch Bordeaux, Edifenphos (Hinozan),
Benomyl (Benlate)
- Thuốc trừ vi khuẩn (Bactericides)
- Thuốc trừ tảo (Algicides)
- Các chất khử trùng (Disinfestants)
* Thuốc khống chế các loài thực vật, gồm:
- Thuốc trừ cỏ (Herbicides) như: 2,4-D; Paraquat, Phenoxaprop-P-Ethyl
- Thuốc kích thích tăng trưởng thực vật (Plant Growth Regulators)
- Thuốc gây rụng hoặc khô lá (Defoliants hoặc Desicants)
2. Phân loại theo con đường xâm nhập
- Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette,
- Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha,
- Các thuốc vị độc : Trichlorfon. Decamethrin,
- Các thuốc xông hơi : Methyl Bromide, Chloropicrin,
Tuy vậy vẫn có nhiều thuốc có một đến ba con đường xâm nhập.
3. Phân loại theo nguồn gốc
- Vô cơ
20
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
- Thảo mộc
- Hữu cơ tổng hợp:
+ Chỉ hữu cơ
+ Phospho (lân) hữu cơ
+ Carbamate
+ Pyrethroid
+ Các chất điều hòa tăng trưởng (Growth Regulator) côn trùng.
- Vi sinh vật:
+ Nấm (Fungus)
+ Vi khuẩn (Bacteria)
+ Virus

+ Protozoa (động vật đơn bào)
4. Phân loại theo tính độc của thuốc
Tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức Lương nông Quốc tế trực thuộc
Liên Hiệp Quốc (FAO) phân loại độc tính của thuốc như sau:
Bảng 1.2 : Phân loại thuốc BVTV của WHO theo độ độc cấp tính
Nhóm
LD
50
trên chuột (mg a.i./kg thể trọng)
Qua đường miệng Qua da
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
IA (cực độc) < 5 <20 < 10 < 40
IB (độc cao) 5 – 50 20 – 200 10 – 100 40 – 400
II (độc trung
bình)
50 – 500 200 – 2000 100 – 1000 400 – 4000
III (độc nhẹ) > 500 > 2000 > 1000 >4000
Nguồn: Asian Development Bank, 1987.
Ngoài ra, còn có nhiều hệ phân loại tính độc khác.
1.2.4.Đặc tính sinh - hóa học của một số nhóm thuốc BVTV chính
1.2.4.1. Các thuốc BVTV nhóm Chlor hữu cơ
Các thuốc Chlor hữu cơ (CHC) chứa chủ yếu các nguyên tử carbon,
chlorine và hydrogen. Chất tiêu biểu của nhóm thuốc này là DDT (hiện nay đã bị
21
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
cấm ở hầu hết các nước trên thế giới). Đa số các thuốc Chlor hữu cơ bị chỉ trích vì
khả năng tồn tại bền vững của nó và sự tích lũy tăng bội sinh học trong chuỗi thực
phẩm (chainfood). Trong nhóm do hữu cơ có các nhóm thuốc sau:
* Nhóm DDT và các chất liên quan
Nhóm này gồm có các đại diện như DDT, DDD (TDE), Methoxychlor,

Ethylan, Dicofol, Chorobenzilate. Hai đặc tính cơ bản của DDT và chất chuyển
hóa của nó DDE là:
- Bền vững trong môi trường, không bị phân hủy bởi sinh vật, men, nhiệt,và
UV;
- Tích lũy tăng bội sinh học trong chuỗi thực phẩm, chủ yếu tích lũy trong
mô mỡ động vật.
Các thuốc nhóm này có tính độc thần kinh, phá hủy sự cân bˆng muối và
kali trong sợi trục tế bào thần kinh, làm chúng không còn dẫn truyền luồng thần
kinh được nữa
Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng DDT và hạn chế
Dicofol (Kenthal) vào tháng 5 năm 1996.
* HecxachlorcyChlorhexan (HCH)
HecxachlorcyChlorhexan (HCH, 666) hay còn gọi là Benzenehexachloride
(BHC) được biết tới từ năm 1825, nhưng mãi đến năm 1940 mới được dùng như
thuốc diệt côn trùng. Chất này có nhiều đồng phân (alpha, be ta, gam ma, delta,
epsilon). Trong hỗn hợp bình thường của các đồng phân, gam ma BHC chiếm
12%. Về sau, người ta chế tạo được Lindane với 99% gamma BHC. Thuốc BHC
thường lưu lại mùi trên sản phẩm nhưng do giá rẻ nên vẫn còn được dùng ở các
nước thuộc Thế giới thứ ba. Lindane gây độc thần kinh, gây run rẩy, co giật và
cuối cùng là suy kiệt. Lindane không mùi và bay hơi mạnh.
Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng Lindane và BHC vào
tháng 5 năm 1996.
* Các CyChlordiens
22
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Các thuốc trong nhóm CyChlordien được chế tạo vào những năm sau Thế
Chiến Thứ II gồm có: Chlordan (1945); Aldrin, Dieldrin (1948); Heptachlor
(1949); Endnn (1951); Mirex (1954); Endosulfan (1956); và Chlordecone (1958).
Còn có một số khác ít quan trọng hơn như: Isodrin, Alodan, Bromodan, Telodrin.
Nhìn chung, các CyChlordien là những chất bền vững trong đất và khá bền trước

tác động của UV và ánh sáng thấy. Do đó, chúng được dùng phổ biến ở dạng
thuốc xử lý vào đất để trừ mối và các côn trùng đất có giai đoạn ấu trùng ăn phá rễ
non. Các thuốc nhóm này rẻ, khả năng tiêu diệt bền bỉ nên được ưa chuộng trước
đây. Tuy nhiên hiện nay côn trùng đất đã phát triển tính kháng với chúng, do đó
mức tiêu thụ sau đó ít dần. Riêng Ở Mỹ, từ 1975 đến 1980 cơ quan Bảo vệ Môi
trường đã cấm dùng nhóm này. Riêng Aldrin và Dieldrin còn tiếp tục dùng để trừ
mối thì đến năm 1984 bị cấm luôn, đồng thời Chlordane và Heptachlor cũng bị
cấm vào năm 1998.
Các thuốc cyChlordien gây độc thần kinh tương tự như DDT và HCH.
chúng cũng làm rối loạn sự cân bˆng muối và khu trong nơ con nhưng theo một
cách khác với DDT và HCH. Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử
dụng Aldrin, Dieldrin, Endrin, Chlordane, Heptachlor, Isodrin, và hạn chế
Endosulfan vào tháng 5 năm 1996.
* Các Potychlorterpene
Nhóm Polychlorterpene chỉ có hai chất là Toxaphene ( 1 947) và Strobane
(1951). Toxaphene sinh ra từ sự ảo hóa Camphene, một chất từ cây thông. Trong
nông nghiệp, Toxaphene được dùng rất nhiều, dùng ở dạng đơn độc hoặc phối hợp
với DDT hoặc với Methyl Parathion. Toxaphene là một hỗn hợp 177 chất dẫn xuất
Chlor hóa của hợp chất 10 carbon. Thành phần cực độc của hỗn hợp Toxaphene
này là Toxicant A, chỉ chiếm 3% trong hỗn hợp kỹ thuật. Chất này độc gấp 18 lần
trên chuột, 6 lần trên ruồi, và 36 lần trên cá vàng so với hỗn hợp Toxaphene kỹ
thuật.
Các loại thuốc này lưu lại lâu trong đất nhưng không lâu bˆng
cyChlordiene, và thường biến mất khỏi bề mặt thực vật sau khi phun hai hay ba
23
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
tuần. Sự mất đi chủ yếu là do bay hơi hơn là do biến đường hoặc quang phân giải.
Thuốc dễ bị biến đổi trong cơ thể động vật hoặc loài chim. Thuốc không tồn lưu
trong mô mỡ. Tuy ít độc cho côn trùng, động vật có vú và chim, thuốc lại rất độc
đối với cá tương tự như Toxaphene. Cơ chế gây độc cũng tương tự như

CyChlordiene. Ở Mỹ, Toxaphen đã bị cấm vào năm 1983. Trong nhóm này, nhà
nước Việt Nam đã cấm Toxaphene và Strobane vào tháng 5 năm 1996.
1.2.4.2. Các thuốc BVTV nhóm Phospho hữu cơ
Các thuốc thuộc nhóm Phospho hữu cơ là các thuốc có chứa phospho. Tính
chất diệt côn trùng được phát hiện ở Đức trong Thế chiến thứ II. Các thuốc
phospho hữu cơ có hai đặc tính nổi bật: (1) thuốc độc đối với động vật có xương
sống hơn là thuốc do hữu cơ và (2) không tồn lưu lâu (dễ phân hủy trong môi
trường có pH > 7) và ít hoặc không tích lũy trong mô mỡ động vật. Các thuốc
phospho hữu cơ gây độc chủ yếu thông qua sự ức chế men acetylcholinesterase
làm tích lũy quá nhiều acetylcoline tại vùng synap làm cho cơ bị giật mạnh và cuối
cùng bị tê liệt.
Các thuốc phospho hữu cơ được chia làm 3 nhóm dẫn xuất: Aliphatic,
Phenyl và Heterocylic .
* Các dẫn xuất của Aliphatic
Tất cả các dẫn xuất của aliphatic là những dẫn xuất của acid phosphoric
mang chuỗi carbon thẳng. Chất phospho hữu cơ đầu tiên được dùng trong nông
nghiệp vào năm 1946 là TEPP. Loại thuốc này để thủy phân trong nước và biến
mất sau khi phun 12-24 giờ. Malathion là chất được dùng nhiều nhất bắt đầu từ
năm 1950. Ngoài phạm vi nông nghiệp, Malathion còn được dùng trong nhà, trên
súc vật và thậm chí trên cả con người để trừ các ký sinh. Malathion thường được
trộn với đường và để làm bả tiêu diệt côn trùng.
Monocrotophos là một phospho hữu cơ aliphatic chứa nitrogen. Đó là loại
thuốc lưu dẫn, có độc tính cao đối với động vật máu nóng. Thuốc này hiện vẫn
nˆm trong danh mục hạn chế sử dụng của Việt nam.
24
Đồ án tốt nghiệp – SV Nguyễn Thế Đình
Trong số các dẫn xuất aliphatic có nhiều chất khác lưu dẫn trong cây như:
dimethoate, dicrotophos, oxydemetonmethyl, và disulfoton. Các loại này, ngoại
trừ dicrotophos bị hạn chế sử dụng, đều có thể dùng trong vườn nhà với dạng
loãng thích hợp.

Dichlorvos là dẫn xuất aliphatic có áp suất hơi lớn, hiện bị hạn chế sử dụng.
Mevinphos là một phospho hữu cơ rất độc nhưng rất mau phân hủy, dùng tết trong
sản xuất rau thương phẩm. Thuốc này có thể dùng một ngày trước khi thu hoạch
mà không để lại dư lượng trên rau thu hoạch ngày sau.
Methamidophos (hiện đã bị cấm sử dụng) và Acephate là hai phospho hữu
cơ dùng nhiều trong nông nghiệp, đặc biệt là trừ côn trùng trên rau. Ngoài ra còn
có các thuốc khác cùng loại là Phosphamidon (Dimecron), Naled (Dibrom), và
Propretamphos (Saprotin).
Sebutos (Apache, Rugby) là loại thuốc diệt côn trùng và tuyến trùng hiệu
quả trên bắp, đậu phộng, mía và khoai tây.
Nhìn chung, các dẫn xuất aliphatic đều có cấu trúc đơn giản, độ độc thay
đổi rất nhiều, khá hòa tan trong nước, có tính lưu dẫn tốt. Một số trong nhóm này
hiện bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở Việt Nam.
* Các dẫn xuất Phenyl
Các thuốc nhóm này có một phenyl gắn vào phân tử acid phosphoric, các vị
trí còn lại của phân tử acid phosphoric thường mang các nhóm Cl, NO2' CH3' có
hoặc S. Các phosphophenyl thường bền hơn các phospho hữu cơ Aliphatic do đó
dư lượng cũng cao hơn.
Parathion là một phospho hữu cơ phenyl quen thuộc nhất và là chất
phospho hữu cơ thứ nhì được đưa vào dùng trong nông nghiệp năm 1947 sau
TEPP. Ethyl Parathion là dẫn xuất phenyl đầu tiên được sử dụng rộng rãi nhưng
do quá độc nên đã bị nhà nước Việt Nam cấm từ tháng 5 năm 1996 (ở Mỹ cấm từ
năm 1991).
Năm 1949 Methyl Parathion (hiện đã bị cấm sử dụng) xuất hiện và tỏ ra ưu
việt hơn Ethyl Parathion ở chỗ nó ít độc cho người và gia súc, đồng thời tiêu diệt
25

×