Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của hội đồng tự quản theo MHTHM đối với học sinh dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.37 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
hội đồng tự quản theo MHTHM đối với học sinh dân tộc thiểu số
tại trường THCS Sử Pán”
Mã số: …………….
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
1.1. Mô tả giải pháp
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016 – 2017 là: “Tiếp
tục mở rộng, triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới theo kế hoạch số
194/KH-UBND ngày 08/7/2016 của UBND tỉnh Lào Cai; xây dựng mô hình
trường học gắn với thực tiễn; nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục toàn
diện, bồi dưỡng học sinh giỏi; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
gắn với kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; đẩy mạnh hoạt
động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn.”
Tháng 8 năm 2015 nhà trường tiến hành chỉ đạo 02 lớp tiến hành thành lập
và triển khai hoạt động của Hội đồng tự quản lớp. Tuy nhiên đây là vấn đề mới
giáo viên còn bỡ, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế khi triển khai thành lập
HĐTQ còn gặp nhiều khó khăn. Khi đi vào hoạt động các thành viên HĐTQ
đứng ra chỉ đạo, quản lý lớp học theo nội quy, quy định. Các thành viên của lớp
chưa chủ động tham gia vào hoạt động học tập, giao lưu, hoạt động nhóm chưa
thực sự nằm trong tập thể để hoạt động và hoàn thiện chính bản thân. Như vậy
hiệu quả của mô hình chưa cao.
Nhận thức được vấn đề này tôi là người trực tiếp giảng dạy và làm công tác
chủ nhiệm lớp 7B áp dụng theo MHTHM không khỏi trăn trở, băn khoăn. Chính
vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu và đưa ra những biện pháp khắc phục tiến hành
thực nghiệm từ tháng 8 năm 2016 “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
hôị đồng tự quản theo MHTHM đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường
THCS Sử Pán”. Để thực hiện được giải pháp trên tôi đưa ra một số biện pháp:


Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về
từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm
học.
Tổ chức tranh cử vào các chức danh HĐTQ giúp học sinh có cơ hội trải
nghiệm bản thân, làm tăng ý chí phấn đấu rèn luyện, tăng hiệu quả giáo dục.
Hình thành kĩ năng điều hành cho các thành viên HĐTQ, giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động.
Tương tác giữa các thành viên HĐTQ và các bạn trong lớp
Xây dựng một số công cụ để thúc đẩy Hội đồng tự quản học sinh làm việc
có hiệu quả.
Luôn có sự đánh giá, nhắc nhở khuyến khích và động viên học sinh kịp
thời.
Thay đổi hội đồng tự quản học sinh luân phiên mỗi tháng một lần nhằm rèn


cho học sinh trong lớp phát huy năng lực điều hành, quản lý.
1.2. Ưu khuyết điểm của giải pháp
* Ưu điểm:
- Nâng cao và phát huy được vai trò của HĐTQHS trong lớp
- Học sinh mạnh dạn và có kỹ năng giao tiếp, điều hành tốt
- Học sinh chủ động hơn trong việc lập kế hoạch hoạt động
- Tạo thói quen phối hợp làm việc nhóm
- Tăng cao phản biện, lập luận trong phản biện trao đổi
* Một số hạn chế:
- Chưa thật sự tác động đến được phụ huynh học sinh cùng tham gia
- Chưa thực hiện một cách triệt để đồng đều đến tất cả các đối tượng học
sinh trong lớp.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của

hôị đồng tự quản theo MHTHM đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường
THCS Sử Pán” bản thân tôi muốn trang bị và bổ xung cho mình và các đồng
nghiệp đang công tác tại vùng cao một số kinh nghiệm trong việc thực hiện
MHTHM, phát huy được vai trò của HĐTQHS, giúp học sinh phát huy được
năng lực quản lý, giao tiếp.
2.2. Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
Học sinh có kĩ năng tranh cử, diễn thuyết trước đám đông để tham gia vào
HĐTQHS
Tổ chức hoạt động giáo dục của hội đồng tự quản trong lớp học đối với học
sinh dân tộc thiểu số.
Tương tác giữa các thành viên hội đồng tự quản và học sinh trong lớp là
công cụ để nâng cao kĩ năng của HĐTQ đồng thời là một biện pháp giáo
dục hình thành kĩ năng phát triển học sinh.
Các biện pháp sáng kiến đề cập là những bước tiến hành theo quy trình có
tính đến điều kiện địa phương, kinh phí đầu tư phù hợp, có thể triển khai rộng.
Sau khi các biện pháp được tiến hành HĐTQ lớp hoạt động hiệu quả nhuần
nhuyễn hơn, học sinh của lớp có động cơ và hứng thú rõ ràng, đặc biệt là tất cả
học sinh hứng thú học tập và tham gia các hoạt động của lớp rất tích cực và chủ
đông.
2.3. Mô tả bản chất của giải pháp
* Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ
về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu
năm học . Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực
chỉ đạo lớp.
- Ngay từ khi mới nhận lớp tôi đã tổ chức một cuộc họp phụ huynh học
sinh để thảo luận về những thay đổi đang diễn ra trong phạm vi nhà trường. Tôi
đã mạnh dạn thăm những phụ huynh học sinh không có khả năng tham gia cuộc
họp để tất cả các phụ huynh đều có cơ hội thảo luận về Hội đồng tự quản học
sinh sẽ được thành lập. Trong cuộc họp tôi đã giải thích cho phụ huynh biết rằng
cách tốt nhất để học sinh học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho

các em sống một các dân chủ và chịu trách nhiệm một cách thực sự.


- Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng tự quản.: Tôi đã tạo cơ hội cho học
sinh tham gia ý kiến về kế hoạch này, ví dụ như Chủ tịch hội đồng tự quản
phải là người có năng lực lãnh đạo, gương mẫu trong các hoạt động, phải là
người học giỏi…Chủ tịch hội đồng tự quản gồm có: 1 chủ tịch hội đồng tự quản,
3 phó chủ tịch hội đồng tự quản.
- Đăng kí danh sách ứng cử, đề cử: Tôi đã cho các học sinh tự xung phong
đăng kí danh sách ứng cử, để cử. Sau đó ứng cử viên trình bày đề xuất hội đồng
(Ví dụ như tôi tên là…., tôi xin được ứng cử làm chủ tịch hội đồng tự quản của
lớp, nếu được các bạn đồng ý tôi sẽ đưa phong trào của lớp ngày càng đi lên…)
* Tổ chức tranh cử vào các chức danh HĐTQ giúp học sinh có cơ hội
trải nghiệm bản thân, làm tăng ý chí phấn đấu rèn luyện, tăng hiệu quả
giáo dục.
Học sinh được chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức về mô hình HĐTQ lớp học.
Học sinh được nói trước lớp về những mong muốn của em về lớp học, trình bày
khả năng của bản thân và những việc em sẽ làm để xây dựng tập thể lớp như
mong muốn.
Một số gợi ý cho học sinh khi tham gia tranh cử:
- Trình bày đích mong muốn của bản thân về lớp học (VD em mong muốn
lớp mình tất cả các bạn đều phấn đấu, chăm ngoan, có thành tích học tập tiến bộ.
Tập thể lớp gắn bó các bạn luôn giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với
nhau những suy nghĩ, niềm vui, các bạn hiểu nhau hơn về tính cách, hoàn
cảnh...)
Tập thể lớp gắn bó các bạn luôn giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với
nhau những suy nghĩ, niềm vui, các bạn hiểu nhau hơn về tính cách, hoàn
cảnh...)
- Trình bày dự án, kế hoạch (những điều mình sẽ làm để đưa tập thể lớp đạt
được đích mong muốn):

- Nói những mong muốn từ phải các cá nhân trong lớp: VD Các bạn trong
lớp cùng chung sức xây dựng nội quy cho lớp và cùng nhau thực hiện tốt.
Những học sinh tự ứng cử vào các chức danh trong HĐTQ đăng kí và tiến
hành tham gia tranh cử.
(Phụ lục Một số bài phát biểu tranh cử của học sinh)
* Hình thành kĩ năng điều hành cho các thành viên HĐTQ, giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động.
Để đáp ứng được yêu cầu cũng như cách thức tổ chức các dạy học trong
hoạt động của Mô hình trường học mới. Giáo viên chủ nhiệm hết sức chú trọng
việc hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện tốt, đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của
mình thông qua một số bước cụ thể sau:
- Triển khai cụ thể nhiệm vụ, chức năng tới tất cả các thành viên trong Hội
đồng tự quản: Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành
toàn bộ hoạt động của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc
cho các Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm
bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh,
điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Các Phó chủ
tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm
vụ được phân công phụ trách. Ví dụ nếu phụ trách về học tập thì hàng ngày cùng


với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học ở nhà, bài học ở
lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban (Ban học tập; Ban văn nghệ;
Ban đối ngoại ; Ban đời sống ; Ban TDVS...) có chức năng giao nhiệm vụ, theo
dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh
giá kết quả các hoạt động liên quan.
- Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều
hành lớp hoạt động
+ Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu,
lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu

phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu. Ví dụ: Yêu cầu
hoạt động này đã rõ xin mời các bạn làm việc; Xin mời các bạn làm việc; Mời
bạn đánh giá nhận xét kết quả; Mời bạn A hỗ trợ bạn B...(lưu ý sau khi giao
nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lớp cần rà soát xem tất cả các bạn đã
hiểu nhiệm vụ, yêu cầu đối với bản thân mình chưa).
+ Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết
định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay
một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các
nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ,
hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia
đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái
độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm
minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa tạo điều kiện thuận lợi rất
tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát lớp mà giáo viên chủ
nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên trong Hội đồng tự
quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của mình vừa quan sát được tất cả các
bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học.
+ Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản
kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác,
tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ
năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ,
giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần
sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào,
muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng như thế nào? (Kĩ năng này cần
lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết quả đúng, nếu làm
như vậy sẽ không có tác dụng).
Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả
một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được.
Để có một thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức
bài học, thứ hai biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều

trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho
xong nhiệm vụ.
+ Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần
nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời
nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm
đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn
làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng


ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn
cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu
thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: Hôm nay bạn học rất
tốt tuy nhiên nếu bạn cần cố gắng một chút nữa thì thật tuyệt vời; Cậu cố lên có
các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu...
* Tương tác giữa các thành viên HĐTQ giữa các lớp và các bạn trong
lớp
Tổ chức cho các Hội đồng tự quản của lớp mình chủ nhiệm Hội thảo tập
trung dưới sự dẫn dắt của các giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí
lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt
động, các em thực hành cùng đánh giá và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo
viên kết luận và phổ biến rộng rãi.
Tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp góp ý cho các
thành viên HĐTQ sau một giai đoạn. Hình thức tổ chức có thể trực tiếp hoặc
thông qua phiếu điều tra; góp ý qua thư (sử dụng công cụ hộp thư bè bạn)
Phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các em nhận
xét.
Hội đồng tự
Kĩ năng giao
Kĩ năng quan sát Kĩ năng nhận xét
quản

nhiệm vụ
điều hành
đánh giá
Chủ tịch
Bạn làm Bạn làm Bạn làm Bạn làm
Bạn
Bạn làm
Hội đồng
tốt
khá tốt
tốt
khá tốt làm tốt khá tốt
Phó Chủ tịch 1
Phó Chủ tịch 2
Phó Chủ tịch 3
Trưởng ban 1
Trưởng ban 2
Trưởng ban 3
Trưởng ban 4
Buổi giao lưu nhận xét góp ý cho các thành viên HĐTQ được tổ chức linh
hoạt đảm bảo sự thoải mái dân chủ trong đó cần lưu ý khơi dậy tinh thần tham
gia góp ý chân thành, khách quan nhưng phải đảm bảo không làm tổn thương
các thành viên HĐTQ. Thực hiện tốt điều này không những giúp HĐTQ có cơ
sở điều chỉnh hoạt động nâng cao hiệu quả
* Xây dựng một số công cụ để thúc đẩy Hội đồng tự quản học sinh làm
việc có hiệu quả.
Để hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả giáo viên phải xây
dựng được: Nội quy lớp học do các em đề ra sau đó dưới sự hướng dẫn của
giáo viên học sinh tự xây dựng nội quy lớp học (không vứt rác bừa bãi, đi học
đúng giờ, hợp tác tốt và vẽ thành những hình ảnh đẹp mắt (chiếc lá, bông hoa..),

tôi đã tận dụng những đĩa CD hỏng trang trí và cam kết thực hiện. Ngoài Nội
quy lớp học thì hòm thư cá nhân tôi hướng dẫn học sinh dùng giấy A4 hoặc
giấy bìa cứng cắt thành phong bì ghi tên mình , tự mình sáng tạo vẽ thêm những
hình ảnh mà các em thích ngoài phong thư. Hằng ngày qua hộp thư này các em
có thể gửi thư để trao đổi và góp ý cho nhau cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Thêm
nữa là Hòm cam kết, Hộp thư vui, Điều em muốn nói … Đây là nơi chứa


đựng những nội dung các em học sinh viết ra để chia sẻ những niềm vui hay
mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hay cần sự hỗ trợ, với những vấn đề cá nhân
các em gặp phải, 15 phút đầu giờ, cuối tuần sinh hoạt lớp giáo viên cùng các em
ngồi lại với nhau thảo luận các vấn đề các em gặp phải rồi tìm hướng giải quyết.
* Luôn có sự đánh giá, nhắc nhở khuyến khích và động viên học sinh
kịp thời.
Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau để từ đó
các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần
phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Giáo viên luôn nêu những tấm
gương sáng trong lớp cho học sinh thấy như được của rơi tìm người trả lại, giúp
bạn khi khó khăn, biết giúp đỡ cụ già và em nhỏ. Không nên chê các em trước
các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như viết, vẽ bậy lên bàn ghế,
nói tục, … Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và nhắc
nhở
* Thay đổi hội đồng tự quản học sinh luân phiên mỗi tháng một lần
nhằm rèn cho học sinh trong lớp phát huy năng lực điều hành, quản lý.
Việc thành lập Hội đồng tự quản có thể tổ chức 1 tháng/1 lần nhằm mục
đích phát huy sự cạnh tranh, ganh đua lành mạnh giữa các học sinh, thúc đẩy sự
tiến bộ, đồng thời bồi dưỡng được nhiều học sinh năng động, mạnh dạn, tự tin.
Để bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản, nhóm trưởng, tôi đã thực
hiện một số cách sau đây:
Cách 1: Trong các hoạt động của lớp, giáo viên cần phát huy tốt vai trò của

Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng, thường xuyên giao việc và hướng dẫn
các em thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau đó, giáo viên theo dõi, đánh giá hiệu
quả công việc, điều chỉnh cách thực hiện cho phù hợp. Vì khi hoạt động, làm
việc, trải nghiệm con người sẽ trưởng thành hơn.
Cách 2: Có thể cho Hội đồng tự quản của lớp xem băng hình về tiết dạy Bộ
GD&ĐT cung cấp và yêu cầu học sinh quan sát các bạn Hội đồng tự quản của
lớp đó hoạt động như thế nào.
Cách 3: Tổ chức cho Hội đồng tự quản của lớp tham quan học tập Hội
đồng tự quản của lớp khác trong trường để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.
Cách 4: Giáo viên làm mẫu các vai trong Hội đồng tự quản để học sinh học
tập, sau đó cho các em thực hiện lại.
Tất cả các cách trên đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, có tinh thần trách
nhiệm cao, chịu khó học hỏi, yêu công việc.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Áp dụng đối với các lớp thực hiện MHTHM trong trường THCS Sử Pán
khối lớp 7.
- Áp dụng đối với các trường thực hiện MHTHM có đặc điểm học sinh trên
địa bàn huyện Sa Pa.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng
giải pháp:
Trong quá trình tổ chức thực hiện các giáo viên nắm rõ các giải pháp trong
“Sáng kiến” triển khai nhiệt tình, hiệu quả tới các em trong Hội đồng tự quản.
Mỗi lớp đã xây dựng được cho mình một Hội đồng tự quản mạnh toàn
diện, các em cơ bản đã biết thực hiện các nhiệm vụ của mình. Một số điểm nổi


bật của Hội đồng tự quản trong điều hành,quản lí lớp là: nói to, rõ ràng; Câu
lệnh khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn bạn cụ thể, dễ hiểu; Tác phong linh hoạt,
nhanh nhẹn...
Từ việc thành công bước đầu của Hội đồng tự quản dẫn đến chất lượng lớp

thay đổi rõ rệt: Học sinh tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng,
thân thiện. Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học
sinh diễn ra thường xuyên. Qua đây giúp các em có ý thức chủ động trong việc
tham gia các hoạt động, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thầy, cô giáo. Các em có
nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình trước tập thể.
Kết quả khảo sát sau hơn một năm thực hiện các biện pháp:
- Tổng số lớp: 02 lớp
Tổng số học sinh được hỏi: 64
Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Chức danh
CTHĐTQ
PCT HĐTQ
Các trưởng ban
Tổng

Tổng
số
8
16
22
46

Mức độ hoàn thành công việc
Rất tốt
Tốt
Bình
Chưa tốt
thường
TS % TS % TS % TS %
5 62,5 2

5
1
2,5
0
10 62,5 5 31,2 1
0,6
0
12 54,5 8
6,3
2
9
0
27 58,6 15 32,6 4
8

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trương Thị Thanh Hiền
6. Tài liệu kèm theo gồm: Các phụ lục
Sử Pán, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Người báo cáo

Trần Thị Tố Loan
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………


PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN LỚP
Ngày...... tháng ...... năm 201….
Họ và tên học sinh được hỏi ..........................................................................
Lớp .......... Trường .........................................................................................
1. Các thành viên Hội đồng tự quản lớp em hoàn thành công việc ở
mức độ nào?
Các thành viên
Chủ tịch
PCT 1
PCT 2
PCT 3
Các trưởng ban

Mức độ hoàn thành công việc
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Chưa tốt


PHỤ LỤC 2
PHIẾU HỎI VỀ NĂNG LỰC PHẨM CHẤT THÀNH VIÊN HĐTQ LỚP
Ngày...... tháng ...... năm 201...
Họ và tên học sinh được hỏi ...........................................................................
Lớp .......... Trường .........................................................................................
Theo em Chủ tịch HĐTQ phải là người như thế nào?


Những yêu
cầu
Tự tin, nhanh
nhẹn, chăm chỉ
Học giỏi, giao
tiếp tốt
Có ý chí nghị
lực vươn lên
Gương mẫu,
hết lòng vì
công việc của
lớp
Khiêm tốn,
hòa đồng luô
giúp đỡ, công
bằng với mọi
người
Yêu cầu khác

Mức độ quan trọng của các
yêu cầu
Không
quan
trọng

Ít
quan
trọng


Quan
trọng

Mức độ đáp ứng của CT
HĐTQ lớp em

Rất
Chưa Bình
quan
tốt thường
trọng

Tốt

Rất
tốt


PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ BÀI TRANH CỬ CỦA HỌC SINH
Bài 1: Bài của học sinh Nguyễn Thị Ngọc lớp 7A:
- Kính thưa các thầy cô giáo.
Thưa các bạn tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc
Nếu các bạn bầu tôi là là Chủ tịch hội đồng tự quản, tôi sẽ tiến hành các
công việc nhằm đưa lớp ta có thành tích học tập tiến bộ, tập thể lớp đoàn kết
vững mạnh trong trường, các công việc tôi tiến hành:
1. Giúp đỡ các bạn trong học tập
2. Giúp đỡ cô giáo quản lớp
3. Giúp các bạn trưởng ban hoàn thành nhiệm vụ
4. Cùng bàn bạc với 3 phó chủ tịch để hoàn thành công việc.

5. Hàng tuần, tổ chức cuộc họp với các bạn trưởng ban về phó chủ tịch,
lắng nghe các vấn đề của lớp
6. Ngoài ra, là chủ tịch hội đồng tự quản phải gương mẫu, làm đúng nội
quy của lớp như đi học đúng giờ, mặc đồng phục đều, giữ gìn vệ sinh cá nhân,
giữ gìn trật tự.
Bài 2. Bài của em Chang Thị Mỷ học sinh lớp 7B:
- Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn tôi tên là Chang Thị Mỷ, học sinh
lớp 7B. Nếu tôi được trúng cử là Chủ tịch hội đồng tự quản, tôi xin hứa làm tốt 3
điều sau đây:
Điều 1: Đối với cô giáo tôi sẽ thược hiện tốt những điều cô giao, thay cô
đôn đốc các bạn trật tự trong học tập.
Điều 2: Đối với bản thân tôi sẽ chăm ngoan, học thật giỏi, gương mẫu để là
một lớp trưởng tốt, để là một chủ tịch hội đồng tốt trong lớp 7B.
Điều 3: Đối với các bạn tôi xin hứa sẽ tận tình, gần gũi chia sẻ với các bạn,
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!”


PHỤ LỤC 4
TIÊU CHUẨN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN
Trả lời câu hỏi: Thế nào là một Chủ tịch Hội đồng tự quản tốt?
Bạn là Chủ tịch Hội đồng tự quản tốt cần phải có một số tiêu chuẩn sau:
1. Trước hết bạn phải là người có ý chí và nghị lực, quyết tâm vươn lên.
Nếu có ý chí thì từ một học sinh khá bạn có thể trở thành học sinh giỏi. Ham tìm
tòi, học hỏi không ngừng vươn lên để học tập, rèn luyện tốt hơn, có thể đứng
đầu lớp.
2. Thứ hai bạn phải là người hết lòng vì công việc của lớp, phải luôn gương
mẫu hoàn thành tốt mọi việc mà các thầy, cô giáo, tập thể lớp giao cho, luôn tự
tin để có thể tổ chức tốt các hoạt động của lớp.
3. Thứ ba bạn phải luôn khiêm tốn, hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp,

cư xử công bằng trong công việc không thiên vị ai, luôn giúp đỡ các bạn trong
học tập và các hoạt động khác.
4. Thứ tư bạn phải rèn luyện mình sao cho nhanh nhẹn, tháo vát, chăm chỉ
và hết lòng vì công việc của lớp.



×