ĐƠN VỊ DỰ THI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG
CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP QUỐC GIA
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2016 – 2017
Đề tài
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ NGƯỜI M’NÔNG SỐNG HÒA NHẬP Ở
TRƯỜNG THPT ĐẮK SONG
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi
Tác giả: Chia Việt Mỵ
Đắk Nông, tháng 1 năm 2017
MỤC LỤC
Nội dung
TT
Trang
LỜI CẢM ƠN
5
Chương 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
6
Chương 2: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ
PHÁT BIỂU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
7
2.1
Giả thuyết khoa học
7
2.2
Mục tiêu nghiên cứu
7
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
9
3.1
Khái niệm
9
3.1.1
Hòa nhập
9
3.1.2
Hòa nhập học đường
9
3.2
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
9
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
10
4. 1
Quy trình tiến hành
10
4. 2
Phương pháp nghiên cứu
10
4.2.1
Phương pháp luận nghiên cứu
10
4.2.2
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
10
4.3
Kết quả nghiên cứu
11
4.3.1
Giới thiệu chung về dân tộc thiểu số người M’nông
11
Thực trạng dân tộc thiểu số người M’ nông ở huyện
4.3.2
Đắk Song
12
Thực trạng học sinh dân tộc thiểu số người M’ nông ở
4.3.3
trường THPT Đắk Song
14
Những nguyên nhân dẫn tới học sinh dân tộc thiểu số
4.4
người M’nông sống chưa hòa nhập ở trường THPT
18
Đắk Song
4.4.1
Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh
18
4.4.2
Nguyên nhân xuất phát từ gia đình
20
4.4.3
Nguyên nhân xuất phát từ phía nhà trường
21
4.4.4
Nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng và xã hội
21
Hậu quả của việc học sinh dân tộc thiểu số người
4.5
M'nông chưa hoà nhập ở trường THPT Đắk Song
22
4.5.1
Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
22
4.5.2
Ảnh hướng đến gia đình
22
4.5.3
Ảnh hướng đến nhà trường
22
4.5.4
Ảnh hướng đến xã hội
23
Chương 5: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
24
5.1
Số liệu
24
5.2
Phân tích dữ liệu
25
5.2.1
Nhóm giải pháp đề xuất
25
5.2.1.1 Nhóm giải pháp hướng tới học sinh
25
5.2.1.2 Nhóm giải pháp hướng tới gia đình
25
5.2.1.3 Nhóm giải pháp hướng tới nhà trường
26
5.2.1.4 Nhóm giải pháp hướng tới xã hội
27
5.2.1.5 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
27
5.2.2
Kết quả nghiên cứu
28
Các giải pháp được thực hiện ở trường THPT Đắk
5.2.3
36
Song
Kết quả đạt được sau nghiên cứu
42
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
45
6.1
Kết luận
45
6.2
Khuyến nghị
45
5.2.4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47
Phụ lục
48
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “ Một số giải pháp giúp học
sinh dân tộc thiểu số người M’nông sống hòa nhập ở trường THPT Đắk
Song”. Em đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của
lãnh đạo Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Đắk Nông, ban giám hiệu trường
THPT Đắk Song, Hiệu trưởng trường THPT Đắk Song, trường Phổ thông
dân tộc nội trú huyện Đắk Song, ban chấp hành đoàn trường THPT Đắk Song,
phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đắk song, phòng Dân tộc huyện Đắk Song,
già làng Điểu N’Dah, em vô cùng biết ơn về sự giúp đỡ đó. Đặc biệt qua đây
em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô Phạm Thị Thu Hằng – giáo viên giảng
dạy môn GDCD, người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt em từng bước tiếp cận,
làm quen cho đến hiểu được thế nào là nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhận
thức được con đường nghiên cứu của các nhà khoa học để khám phá những
điều bí ẩn của cuộc sống, đầy gian nan, vất vả. Từ đó thắp lên trong em ngọn
lửa đam mê khám phá thế giới xung quanh, giúp em tự tin, chủ động và tích
cực hơn trong học tập, cũng như tham gia các phong trào đoàn thể trong và
ngoài nhà trường.
Cuối cùng em xin gửi tới nhà trường, cô Hằng, gia đình, bạn bè, người
thân- những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện: Chia Việt Mỵ
1
Chương 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, sống hòa nhập là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của
con người. Cha mẹ, con cái sống cùng nhau; thầy trò sống cùng nhau; bạn bè
sống cùng nhau...Sống hòa nhập tốt giúp cho con người hiểu được nhau, làm
việc cùng nhau tốt hơn, có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua mọi khó
khăn và hơn nữa sống hòa nhập làm cho con người cảm nhận được ý nghĩa
cuộc sống, thấy được giá trị của bản thân mình cũng như giá trị của người
khác.
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc - có 54 dân tộc anh em. Trong đó
có những dân tộc cư trú từ ban đầu trên lãnh thổ Việt Nam, có những dân tộc
từ nơi khác di cư đến; có những dân tộc chỉ có vài trăm người, cũng có những
dân tộc có hàng triệu người..., nhưng các dân tộc coi nhau như anh em một
nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như những lúc khó khăn như lời Bác Hồ đã
căn dặn khi gửi thư cho Đại Hội các dân tộc thiểu số miền Nam ở Playku
ngày 19 tháng 4 năm 1946: “...Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia
Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”
Đăk Song là một huyện miền núi của tỉnh Đăk Nông có hơn 20 thành
phần dân tộc trong đó dân tộc thiểu số người M’nông chiếm số lượng lớn hơn
cả. Và lẽ dĩ nhiên trường THPT Đăk Song trên địa bàn huyện cũng có không
ít học sinh là người dân tộc thiểu số người M’nông. Ở môi trường sư phạm
này, việc xây dựng một tập thể học sinh tích cực sống đoàn kết, biết hòa nhập
được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Thật vậy, con người ai cũng sống,
học tập, làm việc trong những cộng đồng nhất định. Không ai có thể sống tách
rời khỏi cộng đồng. Song, mỗi thành viên cần phải sống và ứng xử như thế
nào trong cộng đồng?
2
Trong gần ba năm là học sinh của trường THPT Đăk Song em nhận thấy
một điều rõ rệt là các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông có một
khoảng cách khá xa với các bạn học sinh khác, chưa tự tin trong giao tiếp
cũng như tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường.
Chính vì thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp học
sinh dân tộc thiểu số người M’nông sống hòa nhập ở trường THPT Đăk
Song ” để nghiên cứu.
3
Chương 2: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2. 1. Giả thuyết khoa học
Thực trạng học sinh dân tộc thiểu số người M'nông sống chưa hoà nhập
cộng đồng, trường học ngày càng tăng cao, với những biểu hiện có chiều
hướng xấu đi. Qua khảo sát 57 bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông,
bản thân em thu được kết quả có tới 49 bạn học sinh dân tộc thiểu số người
M’nông sống chưa hòa nhập, còn 8 bạn học sinh dân tộc thiểu số người
M’nông có biểu hiện của sống hòa nhập:
Thái độ cần khảo sát
Số Lượng
Chiếm tỉ lệ (%)
Sống chưa hòa nhập
49
86
Có biểu hiện của sống hòa nhập
8
14
Sống chưa hòa nhập
Có biểu hiện của sống hòa
nhập
Nguyên nhân các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M'nông sống chưa
hoà nhập cộng đồng, trường học thì có nhiều nhưng nguyên nhân cơ bản là do
về mặt bằng nhận thức; sự mặc cảm về vẻ bề ngoài bản thân, về tiếng nói,
thiếu tự tin và tự ti trong giao tiếp, cũng như sự xa lánh của các bạn dân tộc
khác đặc biệt là các bạn dân tộc Kinh.
Biện pháp nhằm giúp các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M'nông
sống hoà nhập ở trường cũng đang mang lại những hiệu quả nhất định và có
hiệu quả tốt nhất đó là nâng cao mặt bằng nhận thức của các bạn.
Tại trường THPT Đăk Song trên địa bàn huyện Đăk Song, các bạn học
sinh dân tộc thiểu số người M'nông đang dần hoà đồng với các bạn khác.
4
Vậy trường THPT Đăk Song trên địa bàn huyện Đăk Song đã có những
giải pháp hữu hiệu nào giúp các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M'nông
sống chưa hoà nhập cộng đồng?
2. 2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng học sinh dân tộc thiểu số người M'nông sống chưa
hoà nhập ở trường.
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến học sinh dân tộc thiểu số người
M'nông sống chưa hoà nhập ở trường THPT Đăk Song và chỉ ra được nguyên
nhân cơ bản.
Chỉ ra được những hậu quả mà học sinh dân tộc thiểu số người M'nông
sống chưa hoà nhập ở trường THPT Đăk Song để lại.
Tìm hiểu những giải pháp mà trường THPT Đăk Song đã thực hiện
nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông nhận
thức được bản thân, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để các bạn tiến
bộ, phát triển một cách toàn diện.
Qua đây bản thân em mạnh dạn phân tích những ưu và nhược điểm của
các giải pháp hiện nay, đồng thời tổng hợp và đề xuất một số nhóm giải pháp
nhằm từng bước giúp các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông sống
hòa nhập ở trường cũng như ngoài xã hội.
5
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái niệm
3.1.1. Hòa nhập
Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người;
không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt
động chung của cộng đồng. Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm
niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, người
sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa.
3.1.2. Hòa nhập học đường
Là học sinh cần phải sống hòa nhập với tập thể lớp học, trường học,
cộng đồng nơi ở. Muốn vậy, học sinh cần:
- Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với
thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, bè phái, mâu thuẫn,
gây mâu thuẫn với người khác.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà
trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động bạn bè, mọi người cùng tham
gia.
(Theo sách giáo khoa GDCD 10 – NXB Giáo Dục)
3.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số sống hòa nhập
là vấn đề không mới và đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn
đề này cả trong và ngoài nước như: “ Học không được hay học để làm gì”
trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số ( Nhóm tác giả
nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên); “ Giải pháp khắc
phục khó khăn của học sinh là người dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận
chương trình giáo dục phổ thông” ( Tác giả: Phùng Thị Hằng); Nghiên cứu
đặc trưng tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khu vực Đông Bắc Việt Nam
( Tác giả: Phùng Thị Hằng ). Những đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, phân tích
6
và chỉ ra được thực trạng, những nguyên nhân, hậu quả cũng như đưa ra rất
nhiều các giải pháp để giúp học sinh người dân tộc thiểu số sống hòa nhập.
Tuy nhiên đa số các đề tài vẫn đưa ra những giải pháp cho học sinh dân tộc
thiểu số nói chung, chưa có nghiên cứu nào đi sâu chỉ ra thực trạng, nguyên
nhân cũng như những giải pháp cho học sinh dân tộc thiểu số người M’nông ở
trường THPT Đắk Song. Vì vậy bản thân em mạnh dạn phân tích những ưu
và nhược điểm của các giải pháp, cũng như mạnh dạn tổng hợp và đưa ra một
số biện pháp để hướng dẫn các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông
sống hòa nhập.
7
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.Quy trình tiến hành
Đề tài đã tiến hành một cuộc khảo sát lấy ý kiến trên 57 bạn học sinh dân
tộc thiểu số người M’nông tại trường THPT Đăk Song trên địa bàn huyện
Đăk Song, bên cạnh đó bản thân em đã tiến hành thu thập các thông tin từ
Ban giám hiệu trường THPT Đăk Song, trường PTDT nội trú huyện Đăk
Song, văn phòng đoàn trường, phòng văn hóa thông tin Huyện Đăk Song,
phòng Dân tộc huyện Đăk Song, đặc biệt em nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình của già làng Điểu N’Dah ( sinh năm 1941) ở bon Buplâng xã Đăk
N’Drung huyện Đăk Song để tìm hiểu thực trạng học sinh dân tộc thiểu số
người M’nông hiện nay, cũng như nắm được những nguyên nhân các bạn
sống chưa hòa nhập. Từ thực trạng và nguyên nhân đó để thấy được hậu quả
sống chưa hòa nhập gây ra, từ đó đánh giá những ưu và nhược điểm của các
giải pháp đã thực hiện ở trường và mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp
nhằm giúp các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông sống hòa nhập,
phát triển một cách toàn diện.
Dựa trên quá trình tìm hiểu và các phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn,
đề tài đã chỉ ra được, học sinh dân tộc thiểu số người M’nông gặp khó khăn
trong quá trình hòa nhập để học tập và sinh hoạt ở trường. Đề tài đã chỉ ra
nguyên nhân các bạn chưa thể hòa nhập được với các bạn khác, sự việc này
xuất phát từ nhiều yếu tố: Gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học
sinh. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, cung cấp thông tin khá đầy đủ
về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của sống chưa hòa nhập của học sinh dân
tộc thiểu số người M’nông ở trường THPT Đăk Song. Từ đó đề xuất một số
giải pháp giúp cho các bạn học sinh dân tộc thiểu số người M’nông sống hòa
nhập ở trường, giúp các bạn thấy được ý nghĩa cuộc sống và hứng thú đi học
để mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
8
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thông qua các kênh đài, tài liệu từ các đề tài nghiên cứu trước, thông
qua mạng internet, các sách báo, ấn phẩm có liên quan, các tư liệu từ văn
phòng đoàn, số liệu từ văn phòng nhà trường…
- Phương pháp khảo sát thực tế:
Đây là phương pháp điều tra chủ yếu được sử dụng với đối tượng là học
sinh dân tộc thiểu số người M’nông ở trường THPT Đăk Song. Phiếu khảo sát
được xây dựng cho 57 học sinh dân tộc thiểu số người M’nông, ngoài ra em
cũng mạnh dạn khảo sát mức độ tin cậy trên 70 học sinh dân tộc Kinh thuộc
hai lớp 12A1 và 10C2. Các câu hỏi về các vấn đề thực trạng, nguyên nhân,
hậu quả của việc học sinh dân tộc thiểu số người M’nông sống chưa hòa nhập
cũng như tính khả thi của các giải pháp.
Cũng như tiến hành thu thập các thông tin về tình trạng học sinh dân
tộc thiểu số người M’nông sống chưa hòa nhập ở trường và nơi bản thân học
sinh đang sinh sống. Sau khi tiến hành khảo sát, tiến hành tổng hợp phiếu điều
tra để nắm được những phản hồi của học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn trực diện dựa trên gợi ý phỏng vấn sâu, dùng băng ghi âm sau
đó phân tích. Với một số trường hợp nhạy cảm ta có thể ghi chép tốc ký, sử
dụng các ký tự khi ghi chép, chú trọng các thông tin mang tính nóng, đặc
trưng, tiêu biểu của khách thể.
9
4.3. Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Giới thiệu chung về dân tộc thiểu số người M’nông:
Tên tự gọi:M’nông.
- Nhóm địa phương : Mnông Gar , Mnông Nông, Mnông Chil, Mnông
Rlâm, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Đíp,Mnông Bhiêt, Mnông Sitô,
Mnông Bu Đâng , Mnông Bu Nor, Mnông Bu Đêh ...
- Dân số: Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người M’nông
có dân số 102.741 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
M’nông tập trung tại các tỉnh : Đăk Lăk (40.344 người, chiếm 39,3% ), Đăk
Nông (39.964 người, chiếm 38,9%), Lâm Đồng(9.099 người), Bình
phước(8.599 người), Quảng Nam (4.026 người).
- Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me (ngữ hệ
Nam Á).
- Lịch sử: Người M’nông là cư dân sinh tụ lâu đời ở miền Trung Tây
Nguyên nước ta.
- Chỗ ở: Hiện nay người M’nông cư trú tập trung theo nhóm địa phương,
chủ yếu ở các huyện : Lắk, Mdrắk, Đăk Nông, Đăk Mil, Krông Pách, Ea Súp,
Buôn Đôn... thuộc tỉnh Đăk Lắk; một bộ phận cư trú ở phía bắc tỉnh Sông Bé
và Tây Nam tỉnh Lâm Đồng; địa bàn phân bố về phía tây đến tận miền Đông
Campuchia, giáp ranh với biên giới nước ta.
- Tổ chức cộng đồng : Mỗi làng thường có vài chục nóc nhà, ông trưởng
làng đóng vai trò to lớn trong dân làng. Mọi người sống theo kinh nghiệm và
tập tục truyền lại từ nhiều đời. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và hút
thuốc lá cuốn.
- Hôn nhân gia đình: Người M'nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang
họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị
phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái
út.
10
Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M'nông phải cà răng mới
được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là
dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào
là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người M'nông thích nhiều con, nhất là con
gái. Phong tục cũ sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.
- Tục lệ ma chay: Trong tang lễ, người M'nông có tập quán ca hát, gõ
chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que
và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một
tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang.
- Trang phục: Trang phục truyền thống của người đàn ông M'nông ngày
xưa là đóng khố, áo chui đầu, hiện nay trang phục này chỉ sử dụng trong các
dịp lễ hội. Đàn bà M'nông mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân. Khố,
váy, áo của người M'nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn
truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt.
Người M'nông thích mang nhiều đồ trang sức như: vòng cổ, vòng tay,
vòng chân, hoa tai, nhẫn bằng đồng hay bằng bạc...
Riêng nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc.
Những chiếc vòng đồng là cái mà hầu như người M'nông nào cũng có. Đó là
kỷ vật của các lễ hiến sinh, hay lễ kết nghĩa anh em, bạn bè. Nó còn tượng
trưng cho sự giao ước với thần linh thay lời hứa hôn của đôi trai gái theo tập
quán cổ truyền của dân tộc.
Tập quán cưa một số răng cửa đối với thanh niên nam, nữ đang trưởng
thành và xâu thủng lỗ tai để mang đồ trang sức. Hoa tai thường là một khúc
ngà voi, hay một khúc tre vàng óng hay một thỏi gỗ quý. Dái tai của một số
lão ông, lão bà có khi xệ xuống chạm vai và như thế được coi là đẹp, là người
sang trọng. Cùng với tập tục cà răng, căng tai, tập quán nhuộm răng đen và ăn
trầu giống như người Kinh...
- Văn hóa: Người M'nông là cư dân nông nghiệp từ lâu đời. Trong sinh
hoạt kinh tế truyền thống, phương thức phát rừng làm rẫy (mir) chiếm vị trí
11
trọng yếu. Cây lương thực chính của người M'nông là lúa tẻ. Số lượng lúa nếp
gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng được họ trồng
thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà...
Công cụ làm rẫy của người M'nông Gar, M'nông Cil chủ yếu là: Chà gạc
(Viêh), rìu (sung), gậy chọc lỗ (Tak Rmul), cuốc, Wăng Êt (dụng cụ làm cỏ)
và cào...
-Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt ở người
M'nông Gar, M'nông Chil chủ yếu là dùng vào các lễ hiến sinh mà mỗi năm
các gia đình người M'nông thường phải tổ chức nhiều lần theo chu kỳ nông
nghiệp cổ truyền và đời sống của họ...
4.3.2. Thực trạng dân tộc thiểu số người M’nông ở huyện Đắk Song
Huyện Đăk Song được thành lập theo Nghị định số 30/2001/NĐ-CP
ngày 21/6/2001 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính 03
xã của huyện Đăk Mil và 02 xã của huyện Đăk Nông với tổng diện tích tự
nhiên 80.766,77 ha và 28.000 nhân khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 09
đơn vị hành chính gồm 08 xã, 01 thị trấn, có 02 xã biên giới giáp với Vương
quốc Campuchia đó là xã Thuận Hà và xã Thuận Hạnh, huyện có 22 dân tộc
cùng sinh sống trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 16,9% dân số toàn
huyện, trong đó dân tộc bản địa M’nông chiếm 9,2%.
Từ những năm mới thành lập, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của huyện luôn đối mặt với khó khăn thách thức đó là xuất phát điểm
về kinh tế thấp, nông– lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Địa hình đồi dốc có độ
chia cắt mạnh, dân cư sống thưa thớt không tập trung, cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn.
Tuy nhiên với truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường nhân dân
các dân tộc trong huyện đã đoàn kết thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
và sự điều hành của Ủy ban nhân dân huyện đã khắc phục mọi khó khăn,
phấn đấu xây dựng và trưởng thành để đạt được những thành tựu quan trọng
trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất 12
kỹ thuật được tăng cường, an ninh lương thực được đảm bảo. Lĩnh vực Văn
hoá xã hội có những bước chuyển biến tích cực. Cùng với nhiệm vụ phát triển
kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; song công tác xây dựng đời
sống văn hoá trên địa bàn huyện cũng được cấp lãnh đạo huyện hết sức quan
tâm. Đặc biệt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân gian của
đồng bào dân tộc M’nông được chú trọng, huyện có 01 đội văn nghệ dân gian,
01 đội cồng chiêng, trong những năm qua tham gia biểu diễn tại huyện, tỉnh và
ngoài tỉnh đều đạt thành tích cao. Dân tộc bản địa M’nông không chỉ góp
phần cho huyện ngày thêm giàu đẹp mà còn mang đến cho vùng đất này nhiều
loại hình văn hoá phong phú, giàu bản sắc.
Khôi phục và bảo tồn phong tục tập quán cũng như không gian văn hóa
cồng chiêng và các lễ hội dân gian của dân tộc M’nông là một trong bốn giải
pháp lớn để thực hiện nghị quyết lần thứ 5 về “xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Huyện Đăk Song dân tộc
thiểu số người M’nông sống tập trung tại các xã Trường Xuân (2.429 người),
Đăk N’Drung (2.372 người), Đăk Môl (2.361 người).
TT
Đơn Vị
Tổng
Kinh
M’nông
Khẩu
Khẩu
Khẩu
1
Đăk Môl
7.130
4.769
2.361
2
Đăk N’Drung
10437
8.065
2.372
3
Trường Xuân
11395
8.966
2.429
Bảng số liệu dân tộc thiểu số người M’nông trên địa bàn huyện Đăk Song
Biểu đồ số liệu dân tộc thiểu số người M’nông trên địa bàn huyện Đăk Song
13
4.3.3. Thực trạng học sinh dân tộc thiểu số người M’nông ở trường
THPT Đăk Song
Trường THPT Đăk Song được tách từ trường THPT Đăk Mil và đi vào
hoạt động đầu học kỳ 2 năm học 2003- 2004 theo Quyết định số 132/ 2003/
QĐ-UB ngày 16/ 12/2003 của UBND tỉnh Đăk Lăk ban đầu chỉ có 7 lớp với
16 CB- GV- NV. Tính đến nay, trường có 30 lớp với 1179 học sinh ở 3 khối
lớp và 88 CB- GV – NV. Vượt qua bao khó khăn gian khổ , đã có nhiều thầy
cô giáo của trường nối tiếp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người cũng
như khẳng định bản lĩnh sư phạm của mình. Ngày 5/ 9/ 2016 trường vinh dự
đón nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh.
Huyện nhà có một trường phổ thông dân tộc nội trú, nơi đây là ngôi nhà
lớn cho các bạn học sinh dân tộc thiểu số học tập và sinh sống. Tuy nhiên, “
học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” trường THPT cũng đón nhận một
số lượng nhất định học sinh là người dân tộc thiểu số người M’nông theo học
và sinh hoạt.
STT
1
2
3
Năm học
2014-2015
2015-2016
2016-2017
Dân tộc
M’nông
M’nông
M’nông
Khối lớp
Tổng số học sinh/ khối lớp
10
17
11
6
12
3
10
17
11
17
12
6
10
24
11
17
12
16
Bảng số liệu học sinh dân tộc thiểu số người M’nông
tại trường THPT Đăk Song
14
THỐNG KÊ CHI TIẾT SỐ LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGƯỜI M’NÔNG NĂM HỌC 2016-2017
Stt
Lớp
Sĩ số
Số học sinh dân tộc M’ nông
1
10C1
40
0
2
10C2
46
9
3
10C3
45
4
4
10C4
45
5
5
10C5
44
0
6
10C6
45
0
7
10C7
45
0
8
10C8
44
6
9
10C9
36
0
10
10C10
35
0
11
10C11
36
0
12
10C12
38
0
13
11B1
33
0
14
11B2
30
5
15
11B3
32
5
16
11B4
35
4
17
11B5
39
2
18
11B6
39
1
19
11B7
38
0
20
11B8
37
0
21
11B9
40
0
22
11B10
41
0
23
12A1
41
8
24
12A2
38
4
25
12A3
42
2
26
12A4
41
0
15
27
12A5
41
1
28
12A6
41
0
29
12A7
40
1
30
12A8
32
0
Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài tình trạng học sinh dân tộc thiểu
số người M’nông chưa tự tin, chưa hòa nhập tốt các hoạt động tập thể của
trường học, lớp học cũng như các phong trào sinh hoạt tập thể mà đoàn
trường phát động.
Qua khảo sát tại trường THPT Đăk Song em thấy vì số lượng học sinh
dân tộc thiểu số người M’nông không nhiều, chỉ chiếm 57 trên tổng số 1179
học sinh toàn trường. Hơn nữa, các bạn học rải rác ở các lớp, có lớp nhiều ( 8
bạn, 9 bạn ) có lớp ít ( 1, 2 bạn) nên đã xảy ra tình trạng các bạn sống co cụm,
ngại giao tiếp .
Hình 1: Học sinh dân tộc thiểu số người M’nông lớp 10 C2 giờ ra chơi
Hình 2: Bạn H- Tem lớp 12A7 giờ ra chơi
Qua cuộc phỏng vấn ngày 5 tháng 10 năm 2016 của tác giả nghiên cứu
với một bạn học sinh lớp 12, em nhận thấy các bạn dân tộc thiểu số người
16
M’nông ở trường THPT Đăk Song còn rụt rè, chưa tự tin, ít và ngại giao tiếp
cũng như tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể mà đoàn cũng như nhà
trường phát động.
Nội dung Video phỏng vấn
Mỵ : Chào bạn, mình tên là Chia Việt Mỵ lớp 12A1. Mình đang thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật về “Một số giải pháp giúp học sinh
dân tộc thiểu số người M’nông sống hòa nhập ở trường THPT Đăk Song”.
Đầu tiên bạn cho mình hỏi bạn tên là gì và đang học lớp nào?
H – Tý : Mình tên là H – Tý , mình đang học lớp 12A3.
Mỵ : Vào ngày 20/10 vừa qua nhà trường có triển khai hoạt động làm
thiệp chào mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam ( như gửi cho mẹ, bà, cô giáo và
người phụ nữ bạn yêu thương nhất ....) Vậy bạn có tham gia không?
H – Tý : Mình không tham gia.
Mỵ : Tại sao bạn lại không tham gia ?
H – Tý : Vì mình không biết làm
Mỵ : Vậy sắp tới đây ngày 20/11 nhà trường cũng có tổ chức một số hoạt
động, bạn có biết những hoạt động đó là gì không?
Hình 3: Cuộc phỏng vấn giữa tác giả và bạn H - Tý lớp 12A3
H – Tý : Hình như là có làm video phóng sự, văn nghệ và cắm hoa.
Mỵ : Vậy bạn có tham gia các hoạt động đó cùng với lớp mình không ?
H – Tý : Mình không tham gia.
17
Mỵ : Tại sao bạn lại không tham gia ?
H – Tý : Mình cũng muốn tham gia nhưng mà mình không biết phải làm
như thế nào.
Mỵ : Nếu được thầy cô, giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp giúp
đỡ và cùng bạn thực hiện những hoạt động đó bạn có muốn tham gia không ?
H – Tý : Nếu được vậy thì mình cũng muốn tham gia.
Chưa hết, trong lớp học các bạn dân tộc thiểu số người M’nông có xu
hướng sống tách biệt. Ở lớp nào có nhiều bạn dân tộc M’nông cùng một lớp
thì các bạn hay ngồi cùng nhau mặc dù giáo viên chủ nhiệm đã xếp sơ đồ lớp
rất khoa học nhưng các bạn sẽ tự động đổi chỗ ngồi khi giáo viên chủ nhiệm
không có tiết dạy trên lớp hay hết tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
SƠ ĐỒ CHỖ NGỒI LỚP 10C2
Cửa vào
BÀN GIÁO VIÊN
Đinh
Thảo
Hiếu
Hiếu
Hồ
Thúy
Thành
Uyên
Minh
Ngọc
Điểu
Linh
Nam
Nhung
H Ly Linh
Nguyên
Sia
Lâm
Vân
Tân
Thị
Long
Thư
Thùy
Bắc
Uyên Điểu
Dâu
Dương
Huy
Y
Tâm
Nhi
Hà
Sương
Thiện Điểu
Như
Thanh
Quy
Bảo
Y Qúy
Ánh
Thượng
Hùng
Điểu
Tiên
Huệ
Hằng Châu
Ngọc
Đặng
Hiếu
Hồng
Suê
Điểu
Thiên
Kiên
Sơ đồ chỗ ngồi giáo viên sắp xếp
18
SƠ ĐỒ CHỖ NGỒI LỚP 10C2
Cửa vào
Đ. Hiếu
BÀN GIÁO VIÊN
T.
Tâm
Thành
Quân
Ngọc
Uyên
Nguyên
Linh
Nam
Huệ
Linh
Hồng
Tân
Như
Long
Hiếu
Hồ Huy
Thúy
Hà
Minh
Nhung
Lâm
Vân
Bắc
Nhi
Đ.
Sương
Thiện Ngọc
Hằng
Thanh
Thượng
Hùng
H Ly
Thị
Chân
Sia
Thư
Điểu
Điểu
Kiên
Quy
Hiếu
Bảo
Y Thùy
Điểu
Điểu
Dâu
Suê
Y Qúy
Điểu
Tiên
Dương
Thiên
Sơ đồ chỗ ngồi các bạn tự đổi chỗ
4.4. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh dân tộc thiểu số người
M’nông sống chưa hòa nhập ở trường THPT Đăk Song
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn học sinh dân tộc thiểu số người
M’nông chưa hòa nhập được ở trường THPT Đăk Song, có cả nguyên nhân
chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu em
mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân cơ bản mà qua phương pháp điều tra em
thu thập được.
4.4.1. Nguyên nhân xuất phát từ học sinh
Từ khi sinh ra và cho tới khi lớn lên các bạn dân tộc thiểu số người
M'nông đã khoác trên mình một lớp da đen xạm, với lại các bạn ấy còn có
mùi đặc trưng của dân tộc mình (mùi khen khét), nên lúc nào cũng mang
trong mình một mặc cảm không muốn giao tiếp và hoà đồng với các bạn dân
19
tộc Kinh vì sợ bị kì thị.
Do mặt bằng nhận thức không được đồng đều: Đa số các bạn dân tộc
thiểu số người M'nông có học lực thấp, khả năng tập trung trong học tập kém,
thất bại nhiều trong học tập, không muốn đi học, chỉ muốn đi câu cá, chăn
trâu, thả diều, bắn chim với các bạn khác cùng bon, làng.
Điểm kiểm tra 15 phút
TT
Họ và tên
Lớp
Toán
Ngữ Văn
Tiếng Anh
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Lịch Sử
Địa lý
Công nghệ
Tin học
GDCD
GDQPAN
Thể dục
1
H Huệ
12A1
3
5
2
3
3
5
5
4
6
3
6
5
Đ
2
Y Kơn
12A1
3
4
1
2
4
4
3
4
5
2
5
6
Đ
3
Thị Lâm
12A1
5
5
4
2
4
4
5
5
5
3
4
5
Đ
4
Điểu Lân
12A1
2
5
3
2
3
3
4
5
4
2
6
6
Đ
5
H Liên
12A1
1
3
3
4
5
2
3
5
6
3
5
4
CĐ
6
Điểu Ngô
12A1
3
4
2
1
2
4
4
3
5
2
5
4
Đ
7
Thị Nương
12A1
2
4
4
4
1
3
3
5
6
4
3
4
CĐ
8
Điểu Thắng
12A1
5
2
3
4
2
2
5
4
5
3
5
6
Đ
9
Điểu Dâu
10C2
6
5
5
2
4
2
2
3
5
3
5
2
Đ
10
Điểu Dương
10C2
3
4
3
2
3
1
3
3
2
1
4
3
CĐ
11
Điểu Kiên
10C2
3
2
0
4
2
2
2
3
5
4
5
2
Đ
12
Điểu Quy
10C2
5
2
5
3
3
5
5
4
2
4
6
3
Đ
13
Y Quý
10C2
2
3
2
4
3
2
2
3
4
3
4
3
CĐ
14
H Ly Sia
10C2
4
4
1
5
3
4
4
3
5
3
5
5
CĐ
15
Điểu Suê
10C2
1
4
2
3
4
5
4
2
2
3
5
2
Đ
16
Y Thùy
10C2
3
3
4
5
5
2
4
6
4
2
4
2
Đ
17
Điểu Thị Thư
10C2
3
5
2
4
4
3
5
3
2
3
3
4
Đ
Bảng điểm kiểm tra 15 phút của các bạn học sinh dân tộc thiểu số người
M’Nông đầu năm học 2016- 2017
20
Bản tính của các bạn ấy lại rất thẳng thắn, thật thà và đặc biệt có lòng tự
trọng rất cao. Các bạn ấy có gì không vừa ý, không hài lòng là thường tỏ thái
độ phản bác ngay. Đặc điểm thẳng thắn, thật thà lại cộng với lòng tự trọng
cao nên lắm lúc đã làm khoảng cách giữa các bạn học sinh dân tộc M'nông và
các bạn học sinh dân tộc Kinh ngày càng xa hơn.
Với các bạn dân tộc M'nông thì Tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp
thu kiến thức và trao đổi với xã hội. Khi đến trường các bạn phải làm quen
với một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập
cũng bị ảnh hưởng không ít. Các bạn ấy do nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ nên
thường mắc lỗi giao thoa ngôn ngữ. Hiện tượng này diễn ra ở từng cá nhân và
cả cộng đồng trong mọi phạm vi giao tiếp, thể hiện trên tất cả các bình diện
của ngôn ngữ: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,... Đây là một trong những lực cản
lớn nhất ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Do ảnh hưởng
của tiếng mẹ đẻ và thổ âm nên các bạn học sinh dân tộc M'nông phát âm sai ở
hầu hết dấu thanh, phần vần và sai cả một số âm đầu.
Ví dụ:
* Phát âm sai ở âm đầu:
Đ => L : Đom đóm => Lom lóm
L => Đ : Lập loè => đập đèo
* Phát âm sai ở phần vần:
Ươu => iêu : Ốc bươu => Ốc biêu . Con hươu => Con hiêu
Ưu => iu : Mưu trí => Miu trí . Sưu tầm => Siu tầm
Uôm => Um : Cánh buồm => Cánh bùm . Nhuộm vải => Nhụm vải
* Phát âm sai ở dấu thanh:
Thanh hỏi => Thanh nặng : Đi ngủ => Đi ngụ . Củ sả => Cụ sạ
Thanh ngã => Thanh sắc : em bị ngã => em bị ngá . Ghế gỗ => Ghế gố
21