Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

đặc điểm kết cấu tiểu thuyết: Chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng 4 của nhà văn Thuận dưới góc nhìn Hậu Hiện Đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.37 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT : “CHỈ CÒN BỐN NGÀY NỮA LÀ HẾT
THÁNG TƯ” CỦA NHÀ VĂN THUẬN.

Giảng viên hướng dẫn : TS LÊ THỊ DIỄM HẰNG
Sinh viên thực hiện
Lớp : VĂN 2C
MSSV : 14S6011031

Huế, tháng 1, năm 2016

: ĐÀO THÀNH ĐẠT


I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
I.1. Thuận nhà văn của sự độc đáo và tài ba:
Văn học nước nhà đạt tới thời hoàng kim khi vươn ra tầm thế giới vào thập niên của
cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Nhiều cây bút nổi lên với phong cách mới lạ, thu hút người
đọc trong đó đáng kể đến như Nguyễn Ngọc Tư, Chu lai,… Cùng với những tác giả đó, có
một cây bút hải ngoại với lối viết độc đáo, tài ba, hiệu ứng của chủ nghĩa hậu hiện đại được
chị đưa vào những đứa con tinh thần luôn là những giá trị không thể nào đong đếm được.
Đó cũng chính là nguồn hấp dẫn vô biên, lôi cuốn tôi cũng như nhiều bạn đọc đến với
những tác phẩm, điển hình có: “thang máy Sài Gòn, T mất tích,Paris 11 tháng 8, Vân Vi,…
rồi bây giờ một ấn phẩm nữa ra đời “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư”,... Hơn thế,
Thuận còn là một cây bút tài ba với lỗi suy tư đầy chất chiêm nghiệm về số phận con người
và cuộc sống. Chị đã kết hợp hài hòa nhuần nhị giữa cái phương Tây và nét phương Đông là
sự khơi nguồn cho cách cảm, cách nghĩ về thân phận người Việt tha phương. Từ đó, qua bài


này tôi muốn phần nào hiểu hơn về chị, những con người gắn với những số phận mà chị thổi
hồn trong các nhân vật, để cùng hiểu cùng ngẫm về phận người, cũng là nhân tố góp nên
những mảnh ghép cuộc sống.
Qua các lần tiếp xúc các tác phẩm của chị, đặc biệt tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là
hết tháng Tư” chị như đang thách thức tính mày mò, đi tìm một câu trả lời cho bài toán hóc
búa của con số 4. Dường như chị muốn gởi một bức thông điệp, nói lên tình dân tộc, phận
người, nhất là giai đoạn tháng tư đậm chất lịch sử này. Đây cũng là một tác phẩm mới(XB
12.05.15), được đánh giá rất cao về cả nội dung cũng như hình thức. Giá trị nghệ thuật nó
mang lại được đánh giá rất cao, nó hàm chứa hai mặt của một vấn đề, một bên là tình dục
một bên là chính trị, là hai vấn đề tưởng chừng như không mấy liên quan, thế nhưng bằng
một văn phong độc đáo , mềm mại, ám ảnh, pha chút nghịch ngợm đã làm nên một “tháng
tư” thật đặc sắc. Vì thế tôi muốn đi lên con thuyền vào đại dương bao la của con số “4” để
thấy được những sóng gió tháng tư, trải nghiệm cùng nhà văn về một lịch sử uy hùng của
dân tộc, mà ít ai có thể thể hiện được như chị.
Như một chân lý khách quan cùng với sự vận động phát triển của văn học đương đại,
chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện khoảng giữa TK XX ở Âu Châu đễ xác lập các trào lưu văn
hóa và xác lập một chuẩn tư duy trên nhiều lĩnh vực như: triết học kiến trúc hội họa,... Rồi
cho đến phạm trù văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại nổi lên với tên tuổi các nhà văn
lớn:Umberto Eco, Louis Berge,... ở Việt Nam chúng ta có Thuận, chị đã vận dụng một cách


tài ba vào trong các cuốn tiểu thuyết chị cho ra đời. Mà chủ nghĩa hậu hiện đại thấy rõ nhất
trong “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” thì không đâu khác ngoài kết cấu. Qua khía
cạnh này, nó thể hiện được tư tưởng của Thuận, được nhà văn sắp xếp linh hoạt, có tính
nghệ thuật cao trong quá trình xây dựng kết cấu. Cho dù từ trước đến nay chị chưa bao giờ
có một tuyên ngôn nào về lối viết theo con đường nào, nhưng nhìn vào những đưa con tinh
thần của chị, không khó khăn cho chúng ta nhận ra chị là một đại diện cho cây bút hậu hiện
đại. Chính vì lý do trên, cùng với việc tìm hiểu hơn về kết cấu tiểu thuyết hậu hiện đại mà
Thuận đã thành công, mong muốn nhìn nhận một trào lưu lớn đang nổi lên trong tiến trình
văn học nước nhà. Tôi xin được mạnh dạn tìm hiểu đề tài: kết cấu tiểu thuyết: “chỉ còn bốn

ngày nữa là hết tháng Tư”
2.Lịch sử vấn đề:
2.1 Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài:
Thuận là một cây bút trẻ của đương đại, năng động, sáng tạo, tìm tòi, nhưng các bài
nghiên cứu về văn của chị thì còn hạn chế, chưa chuyên sâu vào từng khía cạnh một.
Đầu tiên đáng kể đến có Dương Trường khẳng định có dấu ấn hậu hiện đại trong tác phẩm
này: “ngổn ngang và tung tóe như những mảnh vỡ của một trò chơi ghép hình, không
chương hồi liền mạch suốt 200 trang sách, bề bộn và suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi
nhấn lại bất tận thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không đứt, như cái đĩa hát cũ bị
vấp rãnh, cuốn sách đậm đặt như một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà
giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng”[106].
Trong bài viết Đôi nét về kết cấu thi pháp của Chinatown trên evan.com.vn khẳng
định tác giả đã tìm hiểu thi pháp hư cấu và kết cấu của tác phẩm dưới cái nhìn hậu hiện đại.
Theo đó, Nguyễn hoàng cho rằng: Thuận đã sử dụng cắt ráp các chi tiết hư cấu và phi hư
cấu, thật và không thực làm cho các đọc giả phải so sánh đồi chiếu về tiểu sử của tác giả.
Ngoài ra có tác phẩm Pari 11 tháng 8 cuốn tiểu mang dấu ấn nhất được giải thưởng của hội
nhà văn Việt Nam 2006,Đoàn Cầm Thi có nói đọc tác phẩm của chị mang cấu trúc hiện đại,
tinh tế duyên dáng, mang một hàm ý, ẩn một nội dung mà ít khi Thuận nói ra, điều đó được
hé lộ qua cảm nhận của độc giả.
2.2 Những công trình liên quan trực tiếp dến đề tài:
Là một tác phẩm mới, nhưng vừa khi ra mắt công chúng được đánh giá rất cao, lý do đơn
giản vì chị mang một tâm huyết lớn đặt vào “đứa con tinh thần này”. Đã cho ra một mê
cung số 4, ta bắt gặp ngay từ bìa sách cho đến khi kết thúc tác phẩm, cũng dễ hiểu vì sao mà
có nhiều nhà nghiên cứu nhận định, đánh giá ngay từ những ngày đầu. Đáng nhắc đến có
“đọc chỉ bốn ngày nữa là hết tháng Tư-một cuộc dạo chơi cùng tiếng Việt” của Đoàn Minh


Hằng, tác giả bài viết nói: “Đọc văn của tác giả Thuận như giải bài toán khó, thường phải
chuẩn bị trước tinh thần minh mẫn, tỉnh táo để nhào vào một cuộc chơi chữ nghĩa đầy rối
rắm. Sẽ chẳng có một mũi tên nào đâm thẳng vào trái tim bạn để bạn nức nở lên từng cơn.

Lúc nào cũng là giọng văn lạnh lùng, giễu nhại, làm khó người đọc, nhất là trong “Chỉ còn 4
ngày là hết tháng Tư” lần này, bạn đọc phải nhảy xuống một cái hố toàn hình chông số
bốn.”
Liên quan đến đề tài còn phải nhắc đến Văn Bảy, tiểu thuyết mới của nhà văn Thuận:
“hậu chiến và trò chơi con số 4”, thethaovanhoa.vn. là nhà văn luôn theo dõi những tác
phẩm mà chị viết ra, có cái nhìn khách quan đánh giá: “tiểu thuyết Chỉ còn bốn ngày nữa là
hết tháng Tư( NXB Họi Nhà Văn và Nhã Nam,6/2015) của Thuận một lần nữa cho thấy sự
thể nghiệm không ngưng nghỉ về cấu trúc của nhà văn này. Thế nhưng vượt lên trên lại là
một không khí hậu chiến rẩ đặc biệt, nơi hòa trộn chính trị và tình dục , khiến độc giả có thể
nghẹt thở vì dõi theo”
Trên một trang báo mạng cũng có bài viết: Nhà vănThuận & chỉ còn bốn gày nữa là hết
tháng Tư, [elle.vn] có nhận định: “Tiểu thuyết mới “Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư” có thể
là một quá trình chịu đựng – chịu đựng sự cộc cằn trong giọng điệu, sự nhập nhằng trong
cấu trúc, sự đắng ngắt trong câu chuyện… giống như chịu đựng đời sống vốn không đơn
giản.”
2.3 Đánh giá, nhận định ưu nhược điểm của các bài viết trên:
• Ưu điểm: nhìn chung, các đề tài liên quan trực tiếp hay gián tiếp điều đáp ứng được câu hỏi,
chìa khóa của bài, cung cấp khá đầy đủ thông tin cho người đọc, hướng dẫn người đọc hiểu
hơn về lối viết của nhà Thuận.

Nhược điểm: các bài viết chưa chuyên sâu hời hợt, có một số bài còn thụ động, chư
tích cực khai thác đầy đủ thông tin, phần đông là các trang mạng chỉ viết mang tính xã giao
trên cộng đồng mạng. Hơn nữa nội dung các vấn đề còn nhiều bất cập, có đôi chỗ còn khuất
mắc.

Kế thừa:
Từ những bài viết về văn Thuận nói chung và “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” nói
riêng. Tất cả điều có giá trị riêng, góp nhặt các vấn đề này lại để có thêm những đánh giá
khách quan hơn về đề tài sắp trình bày sau đây.


Khoảng trống:
Những bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài thì chỉ bàn đế chủ yếu là hiệu ứng của chủ
nghĩa hậu hiện đại chưa đi vào tác phẩm, mặc khác các bài viết về kết cấu của tiểu thuyết thì
tới tận bây giờ vẫn chưa có nhà văn, hay nhà phê bình nào bàn tới cả. Từ đó dựa trên các


yếu tố cũ, những kế thừa, bài này sẽ mạnh dạn đề cập đến đề tài kết cấu “tiểu thuyết chỉ còn
bốn ngày nữa là hết tháng tư”
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Kết cấu tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư”
3.2. Phạm vi:
Kết cấu tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” trên một số phương diện
kết cấu nhân vật, kết cấu cốt truyện, kết cấu không gian- thời gian.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Cấu trúc- hệ thống
- Phân tích- tổng hợp
- So sánh: đồng đại, lịch đại
5. Đóng góp công trình:
Mục tiêu hướng đến nhằm hiểu hơn về con người, cuộc sống giữa “tháng Tư” lịch sử ấy
qua bức thông điệp mà chị nhắn gửi. Đặc biệt, qua đề tài này, mong muốn đóng góp thêm
vào tư duy, cách tiếp nhận của khách thể. Mà riêng nhất là thấy được hiệu ứng của việc xây
dựng kết cấu mang hình hài của chủ nghĩa hậu hiện đại. Góp thêm hương hoa vào công
trình nghiên cứu về Thuận một cây bút đương đại độc đáo, sáng tạo của văn học nước nhà.
6. Cấu trúc đề tài:
• Chương I: kết cấu nhân vật tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” của nhà văn
Thuận.
• Chương II: kết cấu cốt truyện tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” của nhà
văn Thuận.
• Chương III: kết cấu không gian-thời gian trong tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết

tháng Tư” của nhà văn Thuận.
II.
Phần nội dung:
• Chương I: kết cấu nhân vật tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” của nhà văn
Thuận.
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.
Các khái niệm cơ bản:
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ
nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít
hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Kết cấu nhân vật: là cách sắp xếp nhân vật theo một trật từ nào đó, nhằm tạo ra một hay
1.2.

nhiều tuyến nhân vật,… nhằm biểu hiện một nội dung nhất định.
Cơ sở lý luận:
Xuyên suốt nền văn học từ xưa cho đến nay, nhân vật là trung tâm của tác phẩm là
xương sống, cái hồn của văn bản. Những thứ như thiên nhiên, đồ vật, con vật hay cả mọi


thứ xung quanh chỉ là phần màu tô sắc cho nhân vật thêm mà thôi. Vì thế, để một bài viết
hay ấn tượng ta cần phải tập trung xây dựng nhân vật cho thất đặc sắc, đi đến người đọc một
1.3.

cách tự nhiên không gượng ép, đó cũng là một thành công đầu tiên của tác giả.
Cơ sở thực tiễn
Trong tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” ta thấy nhân vật trong câu
chuyện xoay quanh là nàng-Ân-M-hắn-cô, các mối quan hệ này không theo một trật tự nhất
định nào, từng câu chuyện, từng cuộc đời gắn với mỗi nhân vật

Xây dựng kết cấu nhân vật phải phải phù hợp với cái hồn của tác phẩm làm sao phản
ánh được những suy nghĩ, quan điểm của chính tác giả về hiện thực. Bởi lẽ, nhân vật trong
tác phẩm văn học khái quát được hiện thực cuộc sống, điểm nhìn của chính nhà văn.
Vì thế kết cấu nhân vật có vai trò chủ đạo trong xây dựng một tác phẩm, hơn nữa các
nhân vật cần phải bổ trợ lẫn nhau, không làm mờ nhạt nhân vật chính cũng không nên bỏ
qua xây dựng nhân vật phụ. Để có thể hiểu hơn vấn đề này ta cùng đi vào phần phân tích

kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư”
2. Kết cấu đa tuyến:
2.1. Khái niệm:
Là cách sắp xếp nhân vật theo nhiều tuyến khác nhau, nhưng nòng cốt gồm hai tuyến
chính và phụ đan xen lẫn nhau, nhằm xây dựng nhân vật theo ý định riêng của chủ thể sáng
tác.
2.2. Biểu hiện kết cấu đa tuyến và hiệu ứng thẩm mỹ mà kết cấu mang lại:
2.2.1. Biểu hiện:
Nhân vật trong tác phẩm của Thuận có mối quan hệ không rõ ràng, làm cho người ta dễ
bị nhầm tưởng giữa cô với nàng, các nhân vật nữ xoay quanh vấn đề liên quan đến nhân vật
hắn. Ban đầu ở chương 1, và chương 2 dường như các tình tiết cứ cuốn lấy nhau như những
con sóng xoắn lại, đan xen vào nhau thành một cục rối bời. Thế nhưng càng về sau câu
chuyện lại như hé lộ, dần dần các mối quan hệ không bị cuốn lại mà có những điểm gỡ nút.
Nhìn chung ta có thể thấy được tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” có
những tuyến sau.
* Đầu tiên đó chính là tuyến chính:
. Hắn- M- Nàng- 4 năm sinh viên y khoa-pari
. Hắn- vợ- năm 44 tuổi- bác sĩ phòng khám tư- Sài Gòn- Pari- Sài Gòn
. Nàng- Ân- gia đình họ- ngôi nhà mẹ nàng- Cô- gia đình Cô- Sài Gòn trước tháng tư
Chính hiệu ứng của việc lắp ghép mà các nhà văn hậu hiện đại hay sử dụng, và đây Thuận
cũng vậy, nhưng điểm son mà chị tạo ra đó chính là biết sắp xếp theo một cách mà trước
đến nay ít ai có thể làm được như vậy. Giữa các tuyến chính trên xoay quanh hai vấn đề
giữa chính trị và tình dục. Một điểm mới nữa trong tác phẩm này, nhân vật của Thuận làm

tình nhiều hơn, từ đầu đến cuối truyện, cứ vuốt ve nhau, rồi cương cứng, rồi trườn lên, trườn


xuống…gập gềnh trên những con số 4 và cũng không tránh khỏi được những pha giễu nhại
của tác giả kiểu như: “Đúng lúc hắn tưởng như có thể chết đi trong cái âm hộ lênh láng lũ
xuân của cô thì hắn giật nẩy mình bởi 4 tiếng cộc cộc tưởng thủng cả màng nhĩ: 4 trăm gram
thịt bò Úc áp chả, không kèm khoai tây, đang bốc khói nghi ngút trong tay đầu bếp khách
sạn, đằng sau cánh cửa.”
Khi nhìn vào tuyến đầu tiên, nhân vật hắn hiện lên với cuộc sống gò bó mất tự do, áp
đặt của bà mẹ. Cuộc đời cứ đi theo cái bản thảo mà mẹ hắn soạn sẵn, từ khi học phổ thông
cho đến khi thành sinh viên Y khoa với số điểm “cao nhất từ dưới lên”. Rồi từ đó hắn đi vào
con đường say mê làm tình với các cô gái trong đó M là nhân vật tiêu biểu gắn với đời sinh
viên trường Y. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận ý chí quyết tâm của hắn, muốn làm
theo những gì mình mong muốn: “hắn viết vào sổ tay: bằng mọi giá phải quay lại với cuộc
sống bình thường. Khẩu hiệu này được gạch chân 4 lần bằng mực đỏ”
Đến khi là một thanh niên ở tuổi tứ tuần, hắn kết hôn, lấy vợ, trở thành một bác sĩ tư danh
tiếng là thanh liêm. Ngày từ thời bé hắn cũng có một tuổi thơ gắn liền với Sài Gòn tư lúc
sinh ra cho đến khi được 4 tuổi, cái tuổi mà trí nhớ thật mong manh, khó cho cù cố lưu giữ
cũng không được. Ở tuyến này, cuộc sống của hắn chán ngẫm với người vợ “mê tin bất
động sản hơn mê chồng”. Cứ theo thói cũ hắn tìm đến cái vui khoái lạc, mà từ thời sinh viên
hắn đã làm như vậy.
Hai tuyến chính trên đề cập chủ yếu là vấn đề tình dục, thế nhưng ở càng cuối truyện,
tuyến nhân vật mới, mới cả về trong nhân vật lẫn chủ đề. Nàng- Ân gắn với gia đình với vấn
đề là cuộc tính éo le giữa ba với má, người ba đã phụ tình, để rồi má chờ đợi trong vô vọng,
chợt biết tin ba đã có vợ mới, bỏ mặt mẹ con nàng Ân. Thứ hai, cuộc đời cũng không kém
phần đen tối của quá khứ đầy trắc trở của cô, gắn với gia đình, gia tộc nội ngoại bất đồng về
chế độ. Nhìn nhận tuyến này dường như có một sợi dây vô hình nào đó liên kết lại giữa
nàng với nhân vật cô lại với nhau, làm cho chúng ta cảm giác như hòa cùng với nhân vật sự
trắc trở của năm tháng ấy.
* Tuyến phụ:

Giữa những tuyến nhân vật chính ấy, len lõi vào ở phần chữ nghiên là các nhân vật có
mối quan hệ sau:
. Ân- nàng-Tòng- bí thư đoàn trường
. Ân- nàng- bà chủ quán cơm Hàn
. Ân- Tòng- Diệu Tư
Sự xuất hiện các tuyến phụ tạo ra một hiệu ứng là thay đổi chủ đề, câu chuyện, mối quan hệ
giữa Ân với Tòng tạo ra cái thai, hớp với sự xuất hiện của Diệu Tư là câu chuyện trở nên
một cuộc trinh thám, đi tìm câu trả lời.


2.2.2. Hiệu ứng thẩm mỹ mang lại:
Các tuyến trong nhân vật đem lại cho ta cảm giác bị lạc vào lối mê cung huyền ảo, rơi
xuống vực thẳm của con số 4 khủng khiếp nhưng cũng đầy sức hấp dẫn. Đưa ta đến một
mơi sa mạc, lạc lối giữa một mê cung nhưng đi cuối chân đường là thỏa mãn niềm khao
khát, hiểu biết được ý nghĩa thật sự của câu chuyện. Đan xen giữa các tuyến nhân vật cũng
là hình tượng số 4, độc đáo, hàm ý. Tháng Tư chỉ mốc thời gian lịch sử 30 tháng Tư khi biết
bao số phận con người hai miền Nam Bắc thay đổi được thể hiện rõ trong tuyến thứ Ba.
Chuyển giao giữa chế độ cũ và chế độ XHCN là niềm hân hoan nhưng cũng gây ra bao đau
thương cho một bộ phận nhân dân. Với việc tổ chức xắp xếp các tuyến nhân vật, các sự
kiện trong tác phẩm từ tuyến chính cho đến tuyến phụ Thuận đã tạo nên một dòng cảm xúc
cho người đọc, thể thiện chị xứng đáng là một cây bút đương đại của chủ nghĩa hậu hiện
đại. Có thể thấy rằng, việc xây dựng kết cấu đa tuyến đã góp phần làm nên thành công của
tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư”.
• Chương II: kết cấu cốt truyện tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” của nhà
văn Thuận.
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1. Những khái niệm cơ bản:
Cốt truyện: Theo từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là: “hệ thống sự kiện cụ thể được
tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng
nhất.”

Kết cấu cốt truyện: là cách sắp xếp các thành phần có trong truyện theo một trật tự nào
1.2.

đó nhằm xây dựng nên một cốt truyện vững chắc.
Cơ sở lí luận:
Một con người để duy trì sự sống thì nhờ tim, cũng thế cốt truyện đóng vai trò quan
trọng bật nhất trong một tác phẩm. Cốt truyện là một yếu tố nghệ thuật trong tiểu thuyết,
gắn bó mật thiết với các yếu tố khác nhưng đóng vai trò chủ đạo. Đặc biệt khi nói về vấn đề
tiểu thuyết thì kết cấu đóng vai trò nòng cốt, không thể lu mờ yếu tố này. Khi nhà văn xây
dựng một tác phẩm văn chương, việc tạo nên một tiểu thuyết hay hấp dẫn, đầu tiên phải xây
xựng cốt truyện có định hướng rõ ràng. Cố truyện có chức năng phản ánhđược nhân vật,
nhờ cốt truyện nhà văn có thể diễn tả được sự tác động qua lại giữa các nhân vật, để thấy
được con người bên trong, tính cách, ác thiện,... hơn nữa cốt truyện còn là kim chỉ nam cho
tác giả định hướng lối đi, biểu hiện được tính chất, phương thức của đối tượng, quan trọng
hơn là tái hiện được hệ thống xã hội, các vấn đề xoay quanh nó.
Để làm được điều đó, chủ thể sáng tác còn phải nhờ phương thức nghệ thuật đó là kết cấu.
Như đã nói từ trước kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật được nhà văn sắp xếp, nhằm biểu


hiện nội dung nhất định, thì kết cấu cốt truyện cũng thế với việc sắp xếp các nhân vật, tình
1.3.

huống truyện,....nhằm làm nên một câu chuyện thêm hấp dẫn hơn.
Cơ sở thực tiễn:
Nhà văn Thuận đã thành công trong việc xây dựng cốt truyện, diễn tả thành công trạng
thái xã hội lúc bấy giờ, không chỉ trong tiểu thuyết này mà cả nhiều sáng tác khác của chị.
So sánh với các tác phẩm trước đây của chị, điển hình như thang máy Sài Gòn, T mất
tích, ... ta có thể nhận ra ngay các hương vị lạ mà cũng khá quen của các nhân vật mang
dáng dấp của một người Việt tha hương. Thấy rõ nhất ở tác phẩm “thang máy Sài Gòn” với
lối cấu trúc lắp ghép, phân mảnh, chị đã phá vỡ lối cấu trúc truyền thống, bỏ đi tư tưởng cũ

xây dựng cho mình một cốt truyện đậm chất đương đại. Hình tượng Sài Gòn, thang máy, cái
chết vẫn là một câu hỏi mở, kết thúc ra sao sẽ do người đọc tự quyết định. Đọc tiểu thuyết:
“chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” ta nhận ra rằng, Thuận đã sắp xếp bố trí xây dựng
cốt truyện không theo mạch tuần tự nào. Đây cũng là giá trị giúp cho câu chuyện thêm phần

li lỳ pha chút trinh thám.
2. Kết cấu lồng ghép:
2.1. Khái niệm: là kiểu kết cấu lồng ghép các tình tiết câu chuyện, đan xen lẫn nhau tạo cho câu
chuyện thêm hấp dẫn hơn.
2.2. Biểu hiện kết cấu lồng ghép và hiệu ứng thẩm mỹ mang lại:
2.2.1. Biểu hiện:
Khi đặt mắt vào tác phẩm điều đầu tiên ai cũng nhận ra, tác phẩm được Thuận phân
thành hai luồng riêng biệt. Dấu hiệu rõ nhất là hai phần chữ nghiêng, chữ thẳng dường như
chia tác phẩm thành hai phần riêng biệt. Kế đó, qua hai phần chữ nghiêng và thẳng lại chia
câu chuyện thành hai vấn đề chính trị và tình dục, dường như có quá khô khan, quá mâu
thuẫn không? Câu trả lời là không. Mượt mà, nhuần nhị, đầy ý nghĩa, ám ảnh. Con số 4 gợi
lên những mốc thời gian, sự gấp bội về mọi thứ (cảm xúc, nỗi đau, mớ hỗn độn, sự trống
rỗng, sự xô bồ),sự vô phương, thất lạc.
Như nhiều người đã nói, truyện kết hợp chính trị và tình dục - hai thứ tưởng chừng khác
xa nhưng trong truyện này hình như có một điểm gặp nhau: đầy cảm xúc (đúng hơn là ẩn
ức), chật hẹp, oi bức, trở đi trở lại vô số lần. Ở một mối quan hệ khác, tình dục giải phóng
nỗi đau và tổn thương của những nạn nhân chính trị. Tình dục và chàng trai có cuộc đời
trống rỗng còn là điểm kết nối 2 cô gái - 2 số phận Sài Gòn sau sự kiện tháng Tư năm 1975.
Vấn đề được nói khá đậm và khá thẳng. Không nghĩ rằng một câu chuyện như vậy lại có thể
được phép nói thẳng ra như vậy.
*Xét câu chuyện phần chữ nghiêng:


Nàng và Ân hai chị em như song sinh cơ bản rất giống nhau, cũng điều xảy ra hững bất
hạnh như nhau. Quá khứ là một gia đình ba má xa nhau, rồi người ba lấy vợ khác, bỏ mặt bơ

vơ cả ba mẹ con nàng. Để rồi sang pari, nàng và Ân lại phải khổ sở hơn thế nữa, làm việc
trong một quán cơm Hàn, nàng đã bươn chải để nuôi Ân. Cuộc sống thật khổ nhọc, nàng
cũng là người đại diện cho biết bao người Việt tha phương phải lưu vong kiếm sống. “người
Hàn sang Pháp không phải để mở quán cơm, nên 444 quán cơm Hàn trên đất Pháp đành để
người Hoa đứng bán, để người việt chạy bàn”. Nàng chỉ biết cúi đầu. Đó cũng là cuộc sống
chung của người Việt chúng ta lúc bấy giờ trên đất khách quê người. Chiến tranh kết thúc đi
và hậu chiến cảu con số 4 vẫn còn mãi, ngay cả trong tư tưởng . để hiểu được hơn vì sao mà
các nhân vật trong: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư”. Phải chăng đây cũng chính là
cuộc đời của Thuận. Trong một diễn đàn chị nói: “ Việt Nam là đất nước tám lăm triệu dântám lăm triệu số phận, nhiệm vụ của nhà văn là thể hiện được sự phong phú đó trên mỗi con
người”. Ta bắt gặp “mảnh đời của nàng, Ân thứ hai” trong “Chinatown”, hay đứa con đi tìm
cái chết của người mẹ “thang máy Sài Gòn”. Các nhân vật điều khao khát mong mỏi tìm
được một chân lý, tìm thấy lẽ sống, hạnh phúc của mình.
* Phần chữ thẳng:
Chính trị là một vấn đề khô cứng, khó có thể đi vào văn chương một cách thướt tha, hấp
dẫn, thế mà một tư tưởng mới như nhà văn Thuận đã làm được điều ấy. Ngay cả lĩnh vực có
vẻ như vậy mà chị cũng đã thành công, thì giờ đây, một vấn đề cũng khá kín đáo được
Thuận miêu tả một cách rất chi tiết.
Những người phụ nữ đi theo hắn thì rất nhiều, thế vậy mà hắn lại cưới một người vợ “mê tin
bất động sản hơn mê chồng”. Cuộc đời hắn cũng thật đào hoa ngay từ học sinh phổ thông
cho đến khi đã có vợ. Nhân vật cô hiện lên trong phần chữ thẳng là một cô gái “mảnh
khảnh” , có sống ở Hà Nội qua định cư ở Pari. Giữa phần chữ nghiêng và thẳng này, hai
nhân vật nữ điều có điểm chung đó là yêu anh chàng Việt kiều, quá khứ gắn với tháng tư
Sài Gòn. Các mối quan hệ của hắn với các nhân vật nữ được tóm lược như sau:
Hắn với vợ xoay qaunh tin đắm tàu PQ444->hắn chụp ảnh cho nàng->cuộc gặp gỡ hắn với
cô( hoài niệm về cái chết của nàng, chờ đợi cuộc điện thoại->nàng gặp hắn ở tháp Eiffel,
sau đó làm tình-> hắn về Sài Gòn gặp cô(làm tình)->xem phim với M->hắn cùng cô ăn hàu
sống->gặp cô quán Le44V-> cô hỏi hắn về “người con gái Sài Gòn”, cô khao khát làm tình
với hắn->hắn giải thích về nàng (làm tình)->hắn đến quán Diệu Tư ăn 14 con hàu sống->cô
kể về gia đình cô->quan hệ giữ cô và hắn->hình ảnh con tàu PQ444.
Cuộc sống của hắn cứ quay quần quanh câu chuyện làm tình, được tác giả Thuận miêu tả rất

chi tiết: “họ làm tình, mồ hôi tuôn đầm đìa mặc dù đã sang tháng tư...44 phút làm linh chỉ có


hai tiếng rreen rỉ của giác giường và tiếng thở hổn hển của hắn và nàng”, chi tiết hơn: “đúng
lúc hắn tưởng như chết đi trong cái âm hộ lênh láng lũ xuân của cô thì hắn giật nẩy mình đi
trong cái âm hộ leeng làng lũ xuân của cô thì hắn giật nẩy mình bởi bốn tiếng cộc cửa...”.
Những chi tiết này khó có nhà văn nào dám đánh động đến nếu có thì cũng chăng chỉ là, bên
ngoài, còn thuận một cây bút đương đại lại có thể làm được điều ấy, chị không ngại ngùng
hay gượng ép khi đi vào những vấn đề này.
So sánh các tác phẩm trước của chị điển hình là Thang máy Sài Gòn, trong tâm trí ta liên
tưởng đến “T mất tích”, hay “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư’ ta nghĩa ngay đến Pari
11 tháng tám, bởi chính cái giọng văn đầy chất nghịch ngợm trêu đùa, có lúc cũng rất gợi
hình.
 Truyện tưởng như sẽ kết thúc bằng các sự kiện không liên quan đến nhau, thế nhưng ở
chương cuối đã đặt viên gạch nối xây dựng nên một kết cấu hợp nhất. Trước khi đi sâu vấn
đề này, ta thấy: Tháng Tư chỉ mốc thời gian lịch sử 30 tháng Tư khi biết bao số phận con
người hai miền Nam Bắc thay đổi. Tháng tư gắn liền với con số 4 là những quan niệm. Mà
“chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” lại chứa đến trên 2500 con số 4, dễ hiểu ý nghĩa vì
sao Thuận lại sử dụng như vậy.
Đầu tiên quan niệm dân gian từ xưa đến nay cho thấy:Số 4 là một con số người Việt nam
tránh dùng, như trong “sinh, lão, bệnh, tử”, nó báo hiệu điềm không lành, một kết thúc cho
trước. Dù có là bà mẹ 24 tuổi thì cũng chết, dù có là cuộc gặp 44 giờ thì cũng hết, dù có là 4
trăm bức ảnh mẹ nàng nép bên ba thì cũng bị xé toạc quăng tứ phía. Tác giả có viết qua ý
nghĩ của một nhân vật rằng phải dùng vô số số 4 để cố tình tạo cho người đọc cái cảm giác
ngán ngẩm chán chường, nhìn đâu cũng thấy số 4. Tuy vậy, số 4 tạo cho chúng ta một sợi
dây xuyên suốt đến hồi kết mà không hề phải mệt mỏi suy luận hay ngóng chờ.
2.2.2. Hiệu ứng thẩm mĩ mang lại
Kết cấu lồng ghép được Thuận sử dụng thật độc đáo ấn tượng, ban đầu có vẻ như xa rời
nhau nhưng hồi cuối lại gắn bó, giải thích cho nhau, bỗ trợ thông tin làm câu chuyện sau
một hồi thắt nút lại được mở nút. Chị là những thành phần sống trong thời hậu chiến và

cũng ít nhiều là nạn nhân của thời hậu chiến, chính vì thế chị như thẩm thấm được một lối
viết mang phong cách riêng. Với kết cấu truyện lồng truyện nay, chị đã đưa tiểu thuyết
đương đại Việt Nam lên một tầm cao mới hòa nhập và nền văn minh văn học. Hơn nữa, Một
đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện như vừa
nêu trên hai câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn được chêm xen vào nhau
một cách linh họat tạo ra ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo độc giả lại gần


với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Kết cấu
truyện như thế hoàn toàn mới mẻ đối với truyền thống truyện Việt Nam.
Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn,
góp phần làm cho con người nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới
nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu
truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại.
3. Kết cấu trùng điệp:
3.1. Khái niệm
Là kết cấu các sự việc, sự kiện lặp lại lẫn nhau, tạo nên một hiệu ứng quen thuộc khi đọc
trong tác phẩm mang lại giá trị biểu đạt cao.
3.2. Biểu hiện và hiệu ứng thẩm mỹ kết cấu mang lại:
3.2.2. Biểu hiện:
Thuận là con người sống ở giai đoạn chuyển tiếp chế độ, vì thế âm hưởng của chị mang
đậm mùi của quá khứ. Ảnh hưởng của yếu tố này, ta có thể nhận thấy rõ ngay trong những
tiểu thuyết mà chị viết. Thực tế cho thấy,tác giả sử dụng lối kết cấu trùng điệp với ý đồ
nhằm làm nổi bật lên những thông điệp, hay những bài học cho từng cá nhân, vì cái quan
trọng nhất của văn học là tự giáo dục. So sánh với các tác phẩm khác như: Vợ chồng A phủ
là văn học thuộc thế hệ trước trên phương diện lịch đại ta thấy yếu tố “cây sáo” tượng trung
cho mùa xuân màu của sự vui tươi, đầy những hoài bảo, của sự giải thoát khỏi tù túng của
ngục tù tâm hồn. Tô Hoài lặp đi lặp lại hình ảnh cây sáo như phần nào tô đậm thêm nỗi khát
khao bùng cháy của nhân vật. Đó cũng là ý thức chung của mọi người mong mỏi những gì
tốt đẹp nhất đến cho nhân vật. Xa hơn một chút: tiểu thuyết hậu hiện đại: “chỉ còn bốn ngày

nữa là hết tháng tư” không những làm được điều ấy, mà còn hơn thế nữa. Nhân vật hắn cứ
hay bị giật ở đốt sống thứ 4, hay rùng mình bốn cái: “hắn nghĩ đến vợ và ớn lạnh ở đốt sống
thứ 4,[...], hắn thấy ớn lạnh ở đố thứ 4 của cột sống,..hắn thấy ớn lạnh ở đốt thứ 4 của cột
sống và trong đầu hắn chợt có ý nghĩ kì quái rằng bản thân hắn bị cầm tù...”. Tình tiết được
lặp khá nhều là quang cảnh căn phòng phía trên có con thạch sùng, căn phòng, những chiếc
váy. Khi họ gặp nhau ở quá Le 44V, năm xưa và nay, hay những lần hắn uống rựu 44cl,
những lần cô xoa đùi hắn. Lặp cấu trúc đoạn ở phần một chương hai: “4 năm sau ngày tới
Aix” sự ngán ngẫm của con số 4, lặp giữa chương một( “tàu thủy biển số PQ 4444”) với
cuối chương 4 hình ảnh con tàu thủy lại xuất hiện lần nữa(“cho tới khi quay lại Sài Gòn và
chết trong vụ đắm tàu Phú Quốc).
Đầu tiên về nhân vật hắn, Thuận miêu tả khá chi tiết mỗi khi hắn làm tình với người phụ
nữ, hình ảnh con sùng, mỗi lần uống rựu, hay nổi bật hơn cả, hắn ớn lạnh ở đốt sống thứ 4.


Tác giả Thuận nhìn nhận nhân vật hắn là một con người, là yếu tố, một phần của đời sống
người phụ nữ, những lần ớn lạnh ở đốt sống thứ bốn là những lần nhân vật này ý thức được
một điều. Cuộc sống của bác sĩ tư này trôi qua say sưa làm tình với các cô gái một cách
mảnh liệt, nhưng những người phụ nữ ấy đằng sau không phải là một màu hồng. Nhân vật
cô, nàng đến với hắn như một cái gì đó để quyên đi những mệt mỏi của hiện tại, một quá
khứ đau thương. Nhà văn Thuận nhìn các nhân vật mình bằng một cái nhìn cao cả, đồng
cảm với họ, và đây, Thuận cũng nhắn gửi một bức thông điệp vàng của những người sống ở
thời kì của hậu chiến cũng khó khăn không khác thì tời chiến.hơn nữa cái quan niệm “quá
tam ba bận” cũng được thể hiện, khi bước qua lần thức 4 “lần sau chỉ gật đầu rồi ngó đi chỗ
khác”. Đứng ở phương diện là hậu bối, sống trong thời bình ngày nay, mỗi một người chúng
ta cũng phải biết, sẻ chia thông cảm, hình ảnh con tàu thủy PQ 4444 hiện lên với một kết
thúc đau thương. Chính nhờ những yếu tố lặp này mà giá trị về một thời quá khứ như hiện
lên trước mắt chúng ta, sừng sững nước mắt, bi kịch đằng sau nỗi hoan lạc dục thể.
3.2.3. Giá trị của kết cấu mang lại:
Từ những nền văn học đi trước, kết cấu trùng điệp đã được các nhà văn sử dụng rộng
rãi, với kết cấu này, cốt truyện như được tiếp thêm sức mạnh trên con đường đi tới cái đích

thực sự mà tác giả muốn nói. Về Thuận, nhà văn có sự cách tân hiện đại hơn về kết cấu này,
chị viết theo phong cách mới, nhưng không xa rời mà lại gắn bó với kiểu kết cấu này. Nhà
văn của con số 4 quan niệm: “viết là một cuộc phiêu lưu, để nhập vai vào cuộc sống khác,
để phá vỡ sự cân bằng vốn có”. Thật vậy, “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng tư là một cuộc
phiêu lưu gập ghềnh trên những điệp khúc mà kết cấu trùng điệp tạo ra. Với việc xây dựng
cốt truyện hậu hiện đại, bằng một kết cấu trùng điệp tinh xảo như thế này, đã mang lại một
giá trị vô cùng to lớn, làm đậm sắc hơn văn học Việt Nam trên con đường hội nhập thế giới
• Chương III: kết cấu không gian-thời gian trong tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết
tháng Tư” của nhà văn Thuận.
1.
Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1.1. Khái niệm cơ bản:
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau:
“Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống
con người” [16.tr.633].
Theo từ điển thuật ngữ văn học thời gian nghệ thuật văn học: “hình thức nội tại của hình
tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”.
Cũng theo từ điển thuật ngữ văn học: không gian nghệ thuật là “ hình thức bên trong của
hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”


Từ những khái niệm trên ta đi đến kết luận: kết cấu thời gian- không gian là cách sắp xếp
hình thức nội tại và bên trong tạo nên một chỉnh thể thống của nó.
1.2. Cơ sở lí luận
Yếu tố không gian và thời gian là “người thợ” làm nên một tác phẩm, ở thời điểm văn
học hiện nay, không gian và thời gian phản ánh cuộc sống số phận từng cá nhân quan hệ lẫn
nhau, tác động đến nhau tạo thành một mối quan hệ có tính chất biện chứng.
->không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể
hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là một phạm
trù quan trọng của thi pháp học, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật

về cuộc sống. Không gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà
văn.
->Thời gian nghệ thuật có yếu tố quy định, tác động đến nhân vật, quá trình xuất thân cũng
như sinh sống của nhân vật phụ thuộc vào thời gian làm cho nhân vật có những tính cách lối
sống khác nhau.
1.3. cơ sở thực tiễn:
Việc xây dựng kết cấu thời gian- không gian mang lại một giá trị đó là cái hồn, cái hướng
đi cho người đọc, và cũng là đặc điểm để nhân biết nhân vật.
Trong tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, tác giả xây dựng một
không gian xa xôi cho chúng ta cảm giác như muốn khám phá, để thấy rõ được cuộc sống
các nhân vật khi ở trên biển hay trên bờ. Nhờ vào việc xây dựng một không gian xa xôi mà
nổi lên hai cuộc sống đối lập nhau. Trở về với tác phẩm “chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân, với một không gian nới ngục tù ẩm thấp chật hẹp, đó là cảnh cho chữ của Huấn Cao,
tác giả cố ý xây dựng nên một không gian nhỏ hẹp, gò bó để làm nổi lên cái tài năng của
Huấn Cao, và con người biết quý trọng cái đẹp của Viên quản ngục. Còn ở “Thang máy Sài
Gòn” của nhà văn Thuận, thời gian phi tuyến tính, làm cho chúng ta không biết đâu là thực
đâu là quá khứ. Giờ đây, trong tiểu thuyết “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư”, Thuận đã
làm nên một bức tranh hoành tráng, một không gian thời gian ấn tượng.
2.
Kết cấu vòng tròn:
2.1. Khái niệm:
Là loại kết cấu mà câu chuyện được mở đầu bằng thời điểm hiện tại trở về với quá khứ rồi
kết thúc trong hoàn cảnh hiện tại.
2.2. Biểu hiện và kết quả mang tại từ việc sử dụng kết cấu vòng tròn:
2.2.1 Biểu hiện:
Thời gian và không gian trong tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” biến
thiên liên tục, xoay quanh giữa hiện tại- quá khứ, quá khứ - hiện tại,
*Phần chữ nghiêng:



Bắt đầu câu chuyện (hiện tại) với sự sinh ra và lớn lên của nàng và Ân, rồi lại trở về lại quá
khứ đó là hồi niệm giữa gia đình cô, mà chủ yếu xoáy sâu mối tình chia biệt má- Ba.
*Phần chữ thẳng:
Khởi đầu là cuộc sống giữa hắn và vợ (hiện tại) ở Pari, tiếp đó câu chuyện giữa hắn với M,
người tình hồi sinh viên( quá khứ), kế đó là chuyến đi Sài Gòn của hắn gặp cô( hiện tại), rồi
cô kể về gia đình bất hạnh của cô(quá khứ), hắn trở lại Pari(hiện tại).
->Câu chuyện cứ đan xen giữa hiện tại và quá khứ, và giữa Sài Gòn với Paris đi theo một
vòng tròn hoàn chỉnh. Nếu ta không thật sự “tĩnh” để đọc, thì bị nhẫm tưởng giữa các nhân
vật, đặc biệt là cô với nàng “ giữa hai người phụ nữ này có nhiều thứ dễ gợi lần nhau, nhất
là khi ở trên giường,, quán Le 44 V: “cô xuất hiện ở quán Le 44 V...”, “ còn bây giờ trong
quán Le 44 V...”, quá khứ hiện tại cứ như là đồng hiện. Và kết thúc, cuối cùng câu chuyện
mới hiểu nàng chỉ mãi là một câu đố, một dấu chấm hỏi đã biến mất giữa màu xanh của
biển. Ta chỉ biết nàng qua trí nhớ, tưởng tượng của những người khác. Ta biết khởi sự và
kết thúc, nhưng giữa 2 thời điểm ấy ta chẳng biết gì. Giống như nhân vật nam chính, ta thấy
mình lạc lối giữa một thành phố cảng, lạc giữa mê cung những số 4 để đi tìm một hình bóng
hư ảo. Mở đầu với thực tại thì cũng sẽ về với hiện thực “tiếp theo máy bay sẽ mang hắn lại
Pari” mang hắn về nơi mà hắn đến. Và cứ thế, câu chuyện kết thúc nối với nhau bởi sợi dây
không gian và thời gian, giữa Paris với Sài Gòn. Nối với nhau viên gạch quá khứ đó là
chuyển gia ngôi nhà nàng, thuộc giai cấp tư sản, nhà cô cho những người có công cách
mạng. Viên gạch hiện tại hắn- quán Le 44 V mà ngày nào hắn thường hay đến sau mỗi giờ
làm việc.
2.2.2. Kết quả mang lại từ việc xây dựng kết cấu vòng tròn:
Với việc vận dụng kết cấu vòng tròn vào tiểu thuyết này, Thuận đã xây dựng nên một kết
cấu không gian thời gian hoàn chỉnh. Câu chuyện về một tháng tư thật hơn, chắc có lẽ
tháng tư này sẽ ở lại mãi trong mỗi độc giả. Tuy có phần hơi hóc búa khi đi tìm ẩn số mới
này, nhưng kết cấu vòng tròn lại mở ra cho chúng ta tính tò mò để đi hết tháng phẩm. Thứ
hai qua việc vận dụng loại kết cấu này, Thuận không cần phải giải thích gì nhiều cho các
nhân vật, các sự việc, nhưng cũng đủ thông tin cho người đọc hiểu.
3. Kết cấu phi tuyến tính
3.1. Khái niệm

Cách sắp xếp trục thời gian phi tuyến tính các sự việc xảy ra đan xen lẫn nhau, không
3.2.

theo một trật tự nào.
Biểu hiện và hiệu ứng mang lại của kết cấu phi tuyến tính
3.2.1. Biểu hiện:
Thời gian phi tuyến tính là hình thức phát triển của thời gian tuyến tính, như
đã biết, thời gian tuyến tính bị gò bó, tuân thủ nghiêm ngặc các quy tắc trong


việc chuyển tiếp thời gian, quá khứ với hiện tại. Thế nhưng khi mà người sáng
tác muốn các nhân vật phát triển theo hướng của mình thì nên kết cấu theo
thời gian phi tuyến tính. Điển hình trong tác phẩm “chỉ còn bốn ngày nữa là
hết tháng tư, Thuận xây dựng thời gian không theo một trật nhất định nào cả
mà chị lại muốn đan cài quá khứ hiện tại lại với nhau. Thật tế ta thấy ngay
trong cuốn này, thời gian của trước tháng Tư và sau tháng Tư, trước là những
cuộc trưng thu nhà cả má nàng, tiệm thuốc Tây, còn cô là phải giao nhà cho
chính quyền. Sau tháng Tư là cuộc sống của thế hệ sau, nàng- cô- Ân. Thuận
phát triển câu chuyện không theo thời gian, cho chúng ta phải biết kết nối các
sự kiện để ý tỉ mĩ mới thấy được dụng ý của nhà văn. So sánh với các tác
phẩm trước đây theo lối cũ, thì nhân vật của họ bị gò bó rập khuôn theo một
bản thảo mà tác giả chèn vào các nhân vật. Trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
cốt truyện dựa theo sự phát triển của thời gian tuyến tính từ khi chồng mất
phải nộp sưu thuế cho đến khi chống lại bọn cầm quyền. Còn trong tiểu
thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là hết tháng Tư” Thuận cho thấy vai trò của
nhân vật có quyền được nói, tuy nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này kiệm lời
nhưng rất là đắc giá về mặt nghệ thuật “ Đoàn là gì, Đảng là gì... xã hội chủ
nghĩa là gì,...” Trong tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng” Chu lai, hay “Nỗi buồn
chiến tranh” của Bảo Ninh,... chủ thể sáng tác cũng đi theo lối thời gian phi
tuyến tính. Nhân vật theo dòng hồi tưởng viết, viết, rồi viết... với Bảo Ninh

nhân Vật Kiên được thể hiện rõ nhất, con người găn với đó là vết thương chiến
tranh, tất cả cũng là qua dòng hồi tưởng. Từ những ví dụ điển hình trên, ta
nhận ra rằng văn học càng phát triển về sau thì sử dụng thời gian phi tuyến
tính. Đây cũng là kết cấu chung mà các nhà văn hậu hiện đại sử dụng phổ biến
trong quá trình sáng tạo những đứa con tinh thần của mình.
3.2.2. Hiệu ứng của kết cấu phi tuyến tính trong xây dựng
Kết cấu phi tuyến tính giúp nhà văn không bị gò trong việc xây dựng các tình
huống, nhân vật, tạo ra một tác phẩm đặc sắc tiếp cận người đọc dễ dàng.
Cùng với việc xây dựng các nhân vật theo dòng cảm xúc, hổi tưởng lại quá
khứ, cuộc sống, gia đình, qua đó ta có thể cảm thấy được từng đặc điểm của
các nhân vật một cách không khó khăn gì. Nó tạo nên một hiệu ứn gchung
xuyên suốt các chương đầu cảm giác hoang mang, liệu các nhân vật này là ai?


Các câu hỏi liên tục xuất hiện trong suy nghĩ. Đây cũng là cách mà chủ thể
muốn ở người đọc là sự ghi nhớ mãi, không quên tác phẩm này.
Chính vì sự xuất sắc trên mà các nhân vật sẽ đi vào lòng độc giả như một hiệu
III.

ứng lâu dài, làm cho nghệ thuật nhân lên gấp bội lần.
Kết luận:
Ngay từ khi cầm cuốn tiểu thuyết này, liên tục các câu hỏi hiện ra trong tâm
trí tôi. Liệu rằngCon số 4 xuất hiện dày đặc trong truyện dễ khiến người đọc
nghi ngờ khi mới đọc sách? có khiên cưỡng không đây khi nhất nhất phải đi
theo ý tưởng đó, từ đầu đến cuối toàn 4 thì có nhàm chán không đây, có con
số 4 nào nhầm chỗ và gượng gạo không? Câu trả lời là không! Bằng chính tài
năng, tâm huyết và hơn cả là xuất phát từ trái tim. Chị nói: “những thân phận
Việt Nam luôn mang cảm hứng cho tôi”(tọa đàm 2013), phải chăng đây là
quan niệm, kim chỉ nam mỗi lần chị cầm bút. Cùng với Thuận- Nguyễn Huy
Thiệp, Bảo Ninh,... là những nhà văn đi theo con đường hậu hiện đại, nhưng

cuối thế kỉ XX cho đến nay vẫn chưa xuất hiện một nhân tài đủ làm nền văn
chương nước nhà lên một bước ngoặc. Tuy vậy, ta vẫn dễ dàng nhạn ra rằng
có nhiều cây bust đang cố gắng đi theo con đường mới này, nâng tầm tư duy
vawnhojc nước nhà sánh vai với văn chương thế giới. Bằng việc kết hợp hai
chủ đề tưởng chùng như đối kháng nhau mà qua bàn tay của người con đất
Việt chị đã là nên một tháng Tư hùng vĩ, hào hùng, mà cũng không kém phần
bi thương.với việc thẩm thấu nhanh chóng theo thời đại, Thuận- một cây bút
đương đại xứng đáng là những nhà tiên phong cho văn học Việt nam Hậu hiện
đại. Với việc xây dựng hơn 2500 con số bốn, mà không bị khô khan hay gò bó
trong mọi ngữ cảnh. Nhìn nhận kết cấu tiểu thuyết: “chỉ còn bốn ngày nữa là
hết tháng Tư” từ góc nhìn hậu hiện đại ta thấy Thuận đã nhuần nhuyễn sáng
tạo đưa vào tiểu thuyết nhiều thủ pháp kết cấu một cách độc đáo, có sáng tạo.
Cho dù là một người Việt ở nới đất khách quê người, nhưng chị vẫn luôn
hướng đến Việt Nam hướng đến “tám lăm triệu số phận” và cả bốn triệu kiều
bào ta nước ngoài. Tiểu thuyết này xứng đáng là viên gạch thành công góp
phần tô điểm, canh tân văn học nước nhà. Qua bài này, chị dóng lên một bức
thông điệp liệu rằng những nhân vật trở về với cuộc sông hiện tại có bị ám ảnh

IV.

bởi quá khứ, có xóa đi những vết thương tâm hồn hay không?
Tài liệu tham khảo
Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán
Ngôn ngữ và tiếng Việt, Nguyễn Hải Châu


Cuộc dạo chơi cùng tiếng Việt, Đoàn Minh Hằng
Thang máy Sài Gòn, Thuận
Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân
Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Phương Lựu

Thuận một gương mặt độc đáo( báo QĐND)
Nhà văn Thuận: “tôi bị sự khôi hài quyến rũ” (tuổi trẻ, 10.12)
Nhà văn Thuận: “Việt Nam đâu chỉ có chiến tranh” (tọa đàm 10.2013)
Một cuộc dạo chơi cùng tiếng Việt, nhipcauthegioi.vn
...



×